Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Khảo sát hoạt động bán kháng sinh nghiên cứu trường hợp tại nhà thuốc GPP, thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (989.96 KB, 60 trang )

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

PHẠM XUÂN PHƢƠNG
KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG BÁN KHÁNG SINH:
NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP TẠI NHÀ THUỐC
GPP, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN DƢỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI, 2017


BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

PHẠM XUÂN PHƢƠNG

KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG BÁN KHÁNG SINH:
NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP TẠI NHÀ
THUỐC GPP, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
Ngƣời hƣớng dẫn :
TS.Vũ Thị Thu Hƣơng
ThS. Nguyễn Thị Phƣơng Thúy
Nơi thực hiện :
Nhà thuốc Xuân Phƣơng
Thành phố Hồ Chí Minh

HÀ NỘI – 2017




LỜI CẢM ƠN
Khi bản khóa luận này hoàn thành cũng là lúc tôi muốn gửi lời cảm ơn tới
những người thầy, người hướng dẫn, người giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện
đề tài.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS.Vũ Thị Thu Hƣơng,
Phó Trƣởng Khoa Dƣợc Bệnh viện E, ThS. Nguyễn Thị Phƣơng Thúy - Giảng
viên Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược, Trường Đại học Dược Hà Nội. Các cô đã
dành nhiều thời gian, công sức để giúp đỡ tôi, chỉnh sửa cho tôi tận tình đến
từng câu chữ.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến GS.TS.Nguyễn Thanh Bình, TS.
Đỗ Xuân Thắng đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo ân cần, quan tâm, tư vấn, đóng góp
ý kiến, tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong bộ môn Bộ môn Quản lý
và Kinh tế Dược đã giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá
trình học tập và hoàn thành luận văn
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong Ban Giám Hiệu, Phòng
Đào tạo và toàn thể các thầy cô giáo trường Đại học Dược Hà Nội đã dạy dỗ và
dìu dắt tôi trong suốt những năm học vừa qua.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới bạn, các anh/chị nhân viên và khách hàng của
nhà thuốc tại TP Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu số
liệu cho luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới bố mẹ, gia đình, người thân và bạn bè,
những người luôn động viên, giúp tôi vượt qua mọi khó khăn trong học tập và
quá trình làm khóa luận.
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2017

Sinh viên

Phạm Xuân Phƣơng


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ..........................................................................................ii
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN ............................................................................................ 3
1.1. Khái niệm thuốc kháng sinh .................................................................................... 3
1.2. Tình hình cung ứng thuốc kháng sinh .................................................................... 3
1.2.1 Thực trạng bán thuốc kháng sinh tại nhà thuốc cộng đồng ............................. 3
1.2.2 Tình hình sử dụng thuốc kháng sinh không hợp lý trong cộng đồng............... 5
1.3. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng sử dụng kháng sinh không hợp lý ................... 6
1.4. Nghiên cứu liên quan kiến thức, thái độ, thực hành sử dụng thuốc kháng sinh
của ngƣời dân ................................................................................................................... 8
1.5.

Thực trạng hành nghề dƣợc các cơ sở bán lẻ trên địa bàn TPHCM. ............. 11

CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................... 13
2.1.

Đối tƣợng nghiên cứu .......................................................................................... 13

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ......................................................................... 13

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................... 13
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu .......................................................................................... 13
2.3.2. Mẫu và cỡ mẫu nghiên cứu .............................................................................. 15
2.3.3. Biến số nghiên cứu ........................................................................................... 15
2.3.4. Phƣơng pháp thu thập số liệu .......................................................................... 18
2.3.5. Phƣơng pháp xử lý và phân tích số liệu .......................................................... 18
2.3.6 Vấn đề đạo đức................................................................................................... 20
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 21
3.1. Mô tả mẫu nghiên cứu ............................................................................................ 21
3.1.1. Mô tả đặc điểm khách hàng đã khảo sát ......................................................... 21
3.1.2. Thực trạng bán thuốc kháng sinh tại nhà thuốc............................................. 22
3.1.3. Các loại thuốc kháng sinh đã đƣợc bán .......................................................... 25
3.1.4. Nhận thức của khách hàng về sử dụng thuốc kháng sinh ............................. 28
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN ............................................................................................... 37
4.1. Kiến thức về thuốc kháng sinh của khách hàng .................................................... 37
4.2. Thái độ và thực hành sử dụng thuốc kháng sinh của khách hàng ....................... 38
4.3. Hạn chế của đề tài và hƣớng nghiên cứu tiếp theo ............................................... 40
4.3.1 Hạn chế ............................................................................................................. 40


4.3.2 Đề xuất hƣớng nghiên cứu tiếp theo ............................................................... 41
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................................ 42
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 42
KIẾN NGHỊ ................................................................................................................ 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 45


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt


Chú giải nghĩa

DSĐH

Dƣợc sĩ đại học

HD

Hƣớng dẫn

KH

Khách hàng

KS

Kháng sinh

Max

Giá trị lớn nhất (Maximum)

Min

Giá trị nhỏ nhất (Minimum)

NBT

Ngƣời bán thuốc


NT

Nhà thuốc

SD

Độ lệch chuẩn (Standard deviation)

TDKMM

Tác dụng không mong muốn

TH

Tình huống

THPT

Trung học phổ thông

VNĐ

Việt nam đồng

WHO

Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization)

i



DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Tỷ lệ bán kháng sinh mà không có đơn cho người tại một số quốc
gia trên thế giới ................................................................................................ 4
Bảng 1.2: Tóm tắt kết quả nghiên cứu đánh giá hoạt động hướng dẫn sử dụng
thuốc của người bán .......................................................................................... 8
Bảng 2.1: Biến số nghiên cứu ......................................................................... 15
Bảng 2.2: Chỉ số nghiên cứu ........................................................................... 18
Bảng 3.1: Đặc điểm của khách hàng đã phỏng vấn ....................................... 21
Bảng 3.2: Các tính huống đã bán kháng sinh tại nhà thuốc ......................... 23
Bảng 3.3: Các bệnh/ triệu chứng đã bán kháng sinh ................................... 24
Bảng 3.4: Thông tin chung về thuốc kháng sinh đã bán ............................... 25
Bảng 3.5: Hoạt chất kháng sinh có tần suất bán nhiều nhất cho khách hàng ...
......................................................................................................................... 26
Bảng 3.6: Độ dài đợt điều trị kháng sinh của một lần mua thuốc................. 27
Bảng 3.7: Kiến thức chung của khách hàng về thuốc KS ............................... 29
Bảng 3.8: Kiến thức của khách hàng về số ngày điều trị của thuốc KS ......... 30
Bảng 3.9: Các TDKMM của thuốc KS mà khách hàng đề cập ..................... 31
Bảng 3.10: Kiến thức của KH về TDKMM của kháng sinh........................... 31
Bảng 3.11: Nhận biết về kháng kháng sinh theo trình độ học vấn ................. 32
Bảng 3.12. Nhận thức của KH về kháng kháng sinh ...................................... 32
Bảng 3.13: Các TDKMM của thuốc KS mà khách hàng đề cập ................... 33
Bảng 3.14: Lý do KH không dùng đủ thuốc KS đủ liệu trình ......................... 34
Bảng 3.15: Khó khăn trong việc tuân thù dùng thuốc kháng sinh đủ liệu trình
điều trị ............................................................................................................ 35
Bảng 3.16: Thời gian dành để trao đổi với NBT ........................................... 35
Bảng 3.17: Mong muốn khu mua thuốc tại nhà thuốc ................................... 36

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ


Hình 2.1: Sơ đồ tiến trình nghiên cứu........................................................... 144

ii


ĐẶT VẤN ĐỀ
Thuốc kháng sinh có vai trò rất thiết yếu trong điều trị, mang lại nhiều lợi
ích và cơ hội sống cho những bệnh nhân nhiễm trùng và đặc biệt rất quan trọng
đối với mô hình bệnh tật ở các quốc gia đang phát triển [6].
Hiện nay thị trường thuốc kháng sinh trên thế giới và cả ở Việt Nam rất đa
dạng và phong phú về chủng loại và số lượng. Việc này tạo cơ hội cho người dân
trong cộng đồng dễ dàng tiếp cận và đáp ứng được nhu cầu chữa bệnh.Tuy nhiên
việc sẵn có quá nhiều thuốc trên thị trường cùng với công tác quản lý còn có
nhiều hạn chế dẫn đến tình trạng mua bán và tự ý sử dụng thuốc kháng sinh
không có đơn của bác sĩ đang diễn ra rất phổ biến [4].
Việc lạm dụng kháng sinh đã và đang làm gia tăng hiện tượng kháng kháng
sinh, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng trên toàn thế giới [12]. Tình
hình kháng kháng sinh đang diễn ra phổ biến ở nhiều quốc gia trên toàn cầu. Tổ
chức y tế thế giới (WHO) đưa ra cảnh báo đến năm 2050, tình trạng kháng thuốc
kháng sinh có thể là nguyên nhân gây tử vong cho 10 triệu người trên toàn cầu
[41]. Ở Việt Nam, hầu hết các cơ sở khám, chữa bệnh đang phải đối mặt với tốc
độ lan rộng các vi khuẩn kháng với nhiều loại kháng sinh, mức độ và tốc độ
kháng thuốc ngày càng gia tăng ở mức báo động[41]. Các nhà y học và các nhà
sản xuất dược phẩm đang lo ngại về cuộc đời của các kháng sinh mới được
nghiên cứu thành công và tung ra thị trường ngày càng rút ngắn [39]. Kháng sinh
và nhiều thuốc khác nhanh chóng mất hiệu lực do sự phát triển của vi khuẩn
kháng thuốc. Có thể thấy, kháng kháng sinh đang ngày càng nhận được nhiều sự
quan tâm hơn trên toàn thế giới.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới thực trạng kháng kháng sinh như hiện nay

liên quan đến việc sử dụng thuốc kháng sinh chưa hợp lý, thiếu kiểm soát việc sử
dụng kháng sinh trong chăn nuôi, thiếu sót trong chuẩn đoán xác định nhiễm
khuẩn trước khi kê đơn, phòng và kiểm soát các bệnh truyền nhiễm chưa hiệu
quả. Bên cạnh đó, nguyên nhân còn xuất phát từ việc kháng sinh dễ dàng được

1


mua tại các nhà thuốc mà không cần có đơn thuốc; Người dân tại nhiều quốc gia
trên thế giới có nhận thức về kháng thuốc còn hạn chế với thói quen tự chữa
bệnh, tự kê đơn dẫn đến tình trạng sử dụng kháng sinh tùy tiện [6]. Đây chính là
một trong các nguyên nhân góp phần gia tăng việc kháng thuốc. Tại Việt Nam,
nghiên cứu (2007) cho thấy 78% kháng sinh được mua tại các nhà thuốc tư nhân
mà không cần đơn. Mua thuốc trực tiếp không cần đơn thuốc là hình thức tiết
kiệm cả về kinh phí và thời gian so với việc đi khám bác sỹ [6]. Vì vậy, tìm hiểu
thực trạng bán thuốc kháng sinh tại nhà thuốc trong cộng đồng rất cần thiết trong
bối cảnh hiện nay, từ đó có thể đưa ra biện pháp can thiệp phù hợp nhằm giảm
việc sử dụng kháng sinh bất hợp lý trong cộng đồng. Do đó, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài “ Khảo sát thực trạng bán thuốc kháng sinh tại nhà thuốc
GPP, nghiên cứu trƣờng hợp tại nhà thuốc Xuân Phƣơng thuộc Thành Phố
Hồ Chí Minh” với hai mục tiêu:
1. Khảo sát thực trạng hoạt động bán kháng sinh: nghiên cứu trường hợp
tại nhà thuốc Xuân Phương trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Khảo sát thực trạng nhận thức: nghiên cứu trường hợp tại nhà thuốc
Xuân Phương tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Từ đó kiến nghị một số giải pháp góp phần nâng cao nhận thức và thực
hành đúng việc sử dụng kháng sinh của người dân trong cộng đồng theo hướng
an toàn, hợp lý, hiệu quả.

2



CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Khái niệm thuốc kháng sinh
Kháng sinh là những chất có nguồn gốc vi sinh vật, được bán tổng hợp
hoặc tổng hợp hóa học. Với liều thấp có tác dụng kìm hãm hoặc tiêu diệt vi sinh
vật gây bệnh. Quyết định số 708/QĐ-BYT ban hành Hướng dẫn sử dụng kháng
sinh có đưa ra định nghĩa: “Kháng sinh (antibiotics) là những chất kháng khuẩn
(antibacterial substances) được tạo ra bởi các chủng vi sinh vật (vi khuẩn, nấm,
Actinomycetes), có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi sinh vật khác”. Hiện
nay từ kháng sinh được mở rộng đến cả những chất kháng khuẩn có nguồn gốc
tổng hợp như các sulfonamid và quinolon [2].
1.2. Tình hình cung ứng thuốc kháng sinh
1.2.1 Thực trạng bán thuốc kháng sinh tại nhà thuốc ở thế giới
Hiện nay thị trường thuốc kháng sinh trên thế giới rất đa dạng và phong
phú về chủng loại và số lượng. Thuốc kháng sinh đang được dùng một cách tràn
lan, kể cả những bệnh nhẹ, bệnh không phải do vi khuẩn gây ra cũng được dùng
kháng sinh, điều này đang diễn ra ở khắp thế giới [5]. Những năm 50 của thế kỷ
20 mới biết được 3-4 kháng sinh (penicillin, streptomycin, cloramphenicol,…)
thì ngày nay có tới hàng trăm kháng sinh được sử dụng và hàng ngàn kháng sinh
đang nghiên cứu [13].
Ở nhiều nước trên thế giới, dù không được cho phép nhưng thực trạng bán
thuốc kháng sinh mà không có đơn ngày càng trở nên phổ biến và đã có rất nhiều
nghiên cứu đã chỉ ra vấn đề này.

3


Bảng 0.1: Tỷ lệ bán kháng sinh mà không có đơn cho ngƣời tại một số quốc


gia trên thế giới
Quốc gia/ châu
lục

Năm nghiên cứu

Mức độ bán thuốc kháng sinh mà
không cần đơn (%)

Hi Lạp [22]

2001

71% các hiệu thuốc đã đồng ý bán
thuốc kháng sinh phổ rộng cho những
bệnh nhân bị sốt nhẹ và viêm xoang

Brazil [40]

2005

74,0% với trường hợp khách hàng nhất
quyết yêu cầu kháng sinh

Châu lục ngoài
Bắc Âu và Bắc
Mỹ [35]

2011


Sử dụng thuốc kháng sinh mà không
có đơn chiếm khoảng 19-100% trên
tổng số trường hợp sử dụng kháng sinh

Riyadh, Saudi
Arabia [20]

77,6% - tăng lên đến 90% bệnh nhân
bị đau họng hoặc bệnh tiêu chảy

Beirut, Lebanon
[36]

32,0% nhà thuốc bán thuốc kháng sinh
mà không có đơn

2013

Uganda [36]

41,0% hiệu thuốc bán thuốc kháng
sinh mà không cần đơn

Nigeria [15]

42,2% bệnh nhân đến mua thuốc
kháng sinh có đơn và 57,8% mua
thuốc kháng sinh mà không cần đơn

2014


80% khách hàng được bán kháng sinh
mà không cần đơn

Albania [27]
Jordan [16]
Ấn Độ [18]

2015

Trung bình 74,3% - lên đến 97,6%
bệnh nhân viêm họng
66.7% hiệu thuốc bán thuốc kháng
sinh mà không có đơn

1.2.2. Thực trạng bán thuốc kháng sinh tại nhà thuốc tại Việt Nam
Tại Việt Nam, kết quả của các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng vi phạm quy chế
bán thuốc kháng sinh theo đơn đang trở thành một thực trạng chung tại hầu hết
các nhà thuốc. Một nghiên cứu sử dụng các cuộc phỏng vấn với nhân viên nhà
thuốc và khách hàng cùng với quan sát giao dịch giữa hai bên trong khoảng thời
gian hai tuần tại Hà Nội, cho thấy 90% các loại thuốc được cung ứng theo yêu
cầu mà không cần đơn của bác sĩ [21]. Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng có

4


70% - 80% thuốc kháng sinh được mua bởi các cơ sở bán lẻ mà không cần đơn
thuốc và tư vấn đưa ra rất ít [8],[10],[32]. Một nghiên cứu xem xét việc sử dụng
kháng sinh trong điều trị viêm phổi do Streptococcus tại các nhà thuốc ở cả
thành thị và nông thôn ở Việt Nam cho thấy rất nhiều nhà thuốc cả thành thị và

nông thôn sử dụng kháng sinh không phù hợp với phác đồ [31]. Hiện nay, thực
tế cho thấy việc NBT bán KS mà không có đơn một cách không cần thiết cho các
trường hợp ho, cảm cúm thông thường diễn ra phổ biến tại các nhà thuốc. Hơn
thế, KS Cephalosporin thế hệ 2, 3 là những KS phổ rộng được bán với tỷ lệ khá
cao (26,5%) và thời gian điều trị chỉ là 2-3 ngày [9]. Qua khảo sát tại một số cửa
hàng thuốc, cũng cho thấy tỉ lệ kê đơn mua thuốc có kháng sinh chiếm đến 74%.
Trong đó có nhiều đơn phối hợp từ 2 loại kháng sinh trở lên (chiếm 32%). Thậm
chí có đơn thuốc phối hợp đến 3-4 loại kháng sinh [9]. Do đó cần phải có những
quy định chặt chẽ hơn trong việc cung ứng thuốc kháng sinh ở Việt Nam.1.2.2
Tình hình sử dụng thuốc kháng sinh không hợp lý trong cộng đồng
Theo thống kê, thuốc kháng sinh được sử dụng sai và tự sử dụng ở tất cả
các vùng. Tại châu Âu, một số quốc gia đang sử dụng gấp ba lần số lượng thuốc
kháng sinh trên đầu người so với các nước khác với dịch tễ bệnh tương tự. Chỉ
có 70% các trường hợp viêm phổi nhận được một loại kháng sinh thích hợp,
khoảng một nửa trong số các nhiễm trùng cấp tính đường hô hấp trên do virus và
các trường hợp tiêu chảy do virus nhận được kháng sinh không thích hợp [9]. Ở
Bangladesh, 57% bệnh nhân sử dụng kháng sinh là không hợp lý. Kháng sinh
cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể trong chi phí về thuốc của nhiều nước và là nhóm
sản phẩm lớn nhất trong chi dùng thuốc ở các nước đang phát triển [9].
Theo một nghiên cứu về sử dụng kháng sinh trong cộng đồng ở thành phố
Mexico, khi phỏng vấn các bà mẹ ở 1659 hộ gia đình cho thấy rằng 27% số
người được hỏi trả lời dùng kháng sinh khi mắc các bệnh đường hô hấp, 37%
dùng kháng sinh khi bị ỉa chảy. Khoảng 2/3 số người được phỏng vấn trả lời
rằng họ dùng kháng sinh dưới 5 ngày [5]

5


Tại Việt Nam với mô hình bệnh tật phần lớn là bệnh nhiễm khuẩn do đó
kháng sinh là nhóm thuốc rất cần thiết cho nhu cầu điều trị . Thuốc kháng sinh

được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị thuốc
nhập khẩu cũng như sản xuất hàng năm của nước ta [7]. Ở Việt Nam, thuốc
kháng sinh chiếm khoảng 30 - 40% số tiền nhập thuốc hàng năm [9]. Một nghiên
cứu của Bộ Y tế trong thời gian gần đây đã chỉ ra rằng, việc tự ý sử dụng thuốc
kháng sinh của người dân Việt Nam ở thành thị là 88%, trong khi ở nông thôn
lên tới 91% [9].
Theo nghiên cứu tại Việt Nam hơn 70% trong số bệnh nhân được kê đơn
liều kháng sinh không phù hợp. Theo khảo sát tại một số tỉnh chỉ khoảng 20% số
thuốc được mua theo đơn. Tiền thuốc các bệnh viện mua chỉ chiếm 1/10 doanh
số bán ra của các doanh nghiệp dược. Tỷ lệ này trái với các nước tiên tiến [5].
Thống kê cho thấy kháng sinh chiếm 17% tổng chi phí điều trị, chúng ta đã dùng
kháng sinh thế hệ 3, 4 trong khi các nước phát triển vẫn dùng thế hệ 1 [6].
Hiện nay thuốc kháng sinh có thể mua được một cách dễ dàng, người bệnh
tự mua kháng sinh (chiếm 41,1% tổng số người đã mua thuốc kháng sinh) để
điều trị mặc dù chưa đủ kiến thức sử dụng đúng loại, đúng thời gian, dẫn đến sự
kháng thuốc của vi khuẩn [29].
1.3. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng sử dụng kháng sinh không hợp lý
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới thực trạng kháng kháng sinh như hiện nay
như việc sử dụng thuốc kháng sinh chưa hợp lý, thiếu sót trong chuẩn đoán xác
định nhiễm khuẩn trước khi kê đơn, phòng và kiểm soát các bệnh truyền nhiễm
chưa hiệu quả, thiếu kiểm soát việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi [6],[23].
Bên cạnh đó, nguyên nhân còn xuất phát từ việc kháng sinh dễ dàng được mua
tại các nhà thuốc mà không cần có đơn thuốc. Ngày nay, do khả năng tiếp cận dễ
dàng, người dân có xu hướng trực tiếp đến các nhà thuốc, quầy thuốc để mua
thuốc hoặc hỏi bệnh khi có vấn đề sức khỏe mà không qua bác sĩ. Thực tế tại
Việt Nam, vì yếu tố tiện lợi, giá cả, thói quen, người dân trực tiếp đến các nhà

6



thuốc mua thuốc tự điều trị ngày càng gia tăng. Do vậy, nhà thuốc trở thành cơ
sở y tế đầu tiên mà người bệnh dễ dàng tiếp cận. Chính vì thế vai trò của nhân
viên nhà thuốc trong việc tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc là vô cùng quan
trọng. Việc xử lý vấn đề sức khỏe thường gặp trong cộng đồng phụ thuộc vào
năng lực của nhân viên nhà thuốc, cần nâng cao đạo đức nghề nghiệp và trách
nhiệm của họ với khách hàng trong việc góp phần chăm sóc sức khỏe cho người
dân trong cộng đồng.
Nhiều nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá hoạt động hỏi, khuyên và
hướng dẫn sử dụng thuốc của nhân viên bán thuốc với các phương pháp khác
nhau. Những nghiên cứu này được thực hiện ở nhiều địa phương trong cả nước
(Thái Bình, Ninh Bình, Thái Nguyên, Hà Nội, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Cà Mau,
Bình Dương) với các phương pháp nghiên cứu đa dạng: quan sát, phỏng vấn KH
sau khi mua thuốc, phỏng vấn nhân viên bán thuốc hay đóng vai KH [14], [16],
[17], [18], [20], [21], [23], [29], [31]. Kết quả cho thấy còn khoảng một lượng
đáng kể KH (20 - 40%) không nhận được bất cứ câu hỏi hay lời khuyên nào từ
NBT; 40-70% người mua được khai thác thông tin về đối tượng dùng và triệu
chứng; các nội dung KH được tư vấn chủ yếu về HDSD: liều dùng, số lần dùng
(>60%); tuy nhiên, thông tin về thời điểm dùng, tổng thời gian điều trị còn chưa
cao; rất ít cơ sở hướng dẫn về TDKMM (2 - 16%), tương tác thuốc [9].

7


Bảng 0.2: Tóm tắt kết quả nghiên cứu đánh giá hoạt động hƣớng dẫn sử dụng

thuốc của ngƣời bán
%
%
%
NBT

NBT
NBT

Thời
Phƣơng hd
Địa điểm
hd
vấn
%NBT
gian
Cỡ
pháp
KH
STT
nghiên
KH
về
tƣ vấn
nghiên mẫu
thu
liều,
cứu
thời thời TDKMM
cứu
thập
số
điểm gian
lần
dùng điều
dùng

trị
Hà Nội
30
Đóng
1
2009
62,6
6,7
[25]
NT vai KH
Quảng
39
Đóng
2
2010
76,8 76,1 74,7
15,9
Ninh [15]
NT vai KH
Bình
50
Đóng
3
54,0 26,0
Dương[28]
NT vai KH
150
2012
Thanh
KH,

Quan
4
75,3 56,0 24,7
2,0
Hóa [1]
30
sát
NT
177
Nghệ An
KH,
Quan
5
2013
80,0 41,8 26,5
4,5
[22]
59
sat
NT
Thanh
Đóng
6
2014
60,0 39,0
6,5
Hóa [27]
vai KH
1.4. Nghiên cứu liên quan kiến thức, thái độ, thực hành sử dụng thuốc
kháng sinh của ngƣời dân

Nhân tố khách hàng với kiến thức, thái độ, thực hành kém về thuốc kháng
sinh đóng góp một phần quan trọng vào việc gia tăng tình trạng kháng kháng
sinh. Trên thế giới đã có nhiều quốc gia tiến hành nghiên cứu đánh giá kiến thức,
thái độ, thực hành sử dụng thuốc kháng sinh của người dân trong cộng đồng
được thực hiện và chỉ ra thực trạng đó [19],[22],[29],[30],[33]. Người dân tại
nhiều quốc gia trên thế giới có nhận thức về kháng thuốc còn hạn chế với thói
quen tự chữa bệnh, tự kê đơn dẫn đến tình trạng sử dụng kháng sinh tùy tiện
[47]. Mặc dù có các tài liệu hướng dẫn điều trị, một nghiên cứu cộng đồng tại

8


khu vực nông thôn Việt Nam cho thấy, kiến thức về sử dụng kháng sinh không
tuân thủ theo các hướng dẫn này dẫn đến tình trạng xử lý viêm đường hô hấp cấp
không hợp lý của các cán bộ y tế [26]. Kháng sinh thường được chỉ định để điều
trị cảm lạnh và ho thông thường. Ngoài ra, liều dùng và quá trình điều trị cũng
thường không tuân thủ theo hướng dẫn [32].
Thiếu kiến thức về kháng sinh của người dân đã được phát hiện. Kết quả
cho thấy có 33,7% (khoảng tin cậy 95% CI: 25,2-42,8) người dân không biết
thuốc kháng sinh có thể điều trị nhiễm khuẩn và 53,9% (95% CI 41,6-66,0)
không biết kháng sinh không có ích đối với virus. Bên cạnh đó, mặc dù 59,4%
(KTC 95% 45,7-72,4) đã biết về kháng kháng sinh nhưng trong đó 26,9% (95%
CI 16,6-38,7) không biết lạm dụng thuốc kháng sinh có thể dẫn đến vấn đề này.
47,1% (KTC 95% CI 36,1-58,2) các đối tượng này ngừng sử dụng kháng sinh
khi bắt đầu cảm thấy bệnh thuyên giảm.
Thái độ của người dân đối với sử dụng kháng sinh. 52.1% (95% CI 40.663.4) người tham gia nghiên cứu phản ánh rằng họ sử dụng kháng sinh khi bị
cảm lạnh để nhanh chóng khỏi bệnh hơn và 57.4% (KTC 95% 34.1-79.1) nói
rằng họ dùng kháng sinh khi bị cảm lạnh để tránh cho triệu chứng của họ trở nên
tồi tệ hơn. Cuối cùng, 47,1% (95% CI36.1-58.2) người tham gia khảo sát cho
biết họ thường dừng sử dụng thuốc kháng sinh ngay khi họ cảm thấy sức khỏe

khá hơn [34].
Về thái độ, 30% người trả lời cho biết họ đã yêu cầu kháng sinh để điều trị
cảm lạnh và 48,2% số người được hỏi tin rằng thuốc kháng sinh đã giúp họ hồi
phục cảm lạnh nhanh hơn. Tương tự, 542 người trả lời (46,9%) cho biết họ đã
dùng lại thuốc kháng sinh còn sót lại từ đơn thuốc trước đây mà không hỏi ý
kiến bác sĩ trước, và 77,6% người trả lời đã ngưng dùng thuốc khi họ cảm thấy
tốt hơn. Ngoài ra, chỉ có 22,4% số người được hỏi khẳng định được rằng đơn
thuốc được kê có chứa kháng sinh và 19,9% biết được thuốc nào trong số đó là
một loại kháng sinh. Kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng người dân có sự
hiểu lầm và thiếu kiến thức liên quan đến việc sử dụng kháng sinh [30].

9


Tại Thụy Điển một nghiên cứu được tiến hành năm 2010 để kiểm tra mức
độ kiến thức về sử dụng kháng sinh và nhận thức về kháng kháng sinh trong
công đồng ở Thụy Điển. Nghiên cứu định lượng cắt ngang bằng phương pháp
phỏng vấn dựa trên một bộ câu hỏi có cấu trúc được sử dụng trong các cuộc
phỏng vấn qua điện thoại. Mẫu gồm 1000 cá nhân được chọn ngẫu nhiên từ 2180 tuổi trên Thụy Điển. Tỷ lệ phản hồi là 74,7%. Trong số những người được
hỏi, 19,1% đồng ý rằng kháng sinh chữa bệnh cảm lạnh thông thường nhanh hơn
; niềm tin này là cao hơn ở những người trước đây chưa từng được dùng kháng
sinh. Một tỷ lệ cao, 80,7%, đồng ý rằng vi khuẩn có thể bị kháng với thuốc
kháng sinh [17].
Tại Việt Nam, năm 2016, một cuộc khảo sát kiến thức, thái độ, hành vi sử
dụng kháng sinh của khách hàng nhà thuốc đã được tiến hành tại các quận nội
thành Thành phố Hồ Chí Minh. Một mô tả cắt ngang dựa trên thông tin thu thập
từ khảo sát thông qua phiếu khảo sát đã được thực hiện.Với 494 phiếu khảo sát
hợp lệ thu được, tỷ lệ phần trăm khách hàng có kiến thức, thái độ, hành vi sử
dụng KS kém lần lượt là; 28,90%, 7,17%, 5,27%. Theo kết quả nghiên cứu kiến
thức, thái độ, hành vi sử dụng kháng sinh của khách hàng nhà thuốc khu vực nội

thành Hồ Chí Minh ở mức trung bình khá. Đa số khách hàng nhà thuốc vẫn còn
nhầm lẫn về các chỉ định của KS cũng như chưa có thái độ hành vi đúng đắn
trong một số trường hợp sử dụng KS. Do đó các chương trình giáo dục cần được
quan tâm hơn để năng cao nhận thức về việc sử dụng KS của khách hàng nhà
thuốc [12].
Sự lan tràn các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh là vấn đề cấp bách nhất
hiện nay. Sự xuất hiện các chủng vi khuẩn kháng ảnh hưởng đến hiệu quả điều
trị và sức khỏe người bệnh. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới thực trạng kháng
kháng sinh như hiện nay liên quan đến việc sử dụng thuốc kháng sinh chưa hợp
lý, thiếu kiểm soát việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi, thiếu sót trong
chuẩn đoán xác định nhiễm khuẩn trước khi kê đơn, phòng và kiểm soát các
bệnh truyền nhiễm chưa hiệu quả. Bên cạnh đó, nguyên nhân còn xuất phát từ

10


việc kháng sinh dễ dàng được mua tại các nhà thuốc mà không cần có đơn thuốc.
Người dân tại nhiều quốc gia trên thế giới có nhận thức về kháng thuốc còn hạn
chế với thói quen tự chữa bệnh, tự kê đơn dẫn đến tình trạng sử dụng kháng sinh
tùy tiện. Việc hạn chế sự phát sinh của vi khuẩn kháng kháng sinh là nhiệm vụ
không chỉ của ngành Y tế mà của cả cộng đồng nhằm bảo vệ nhóm thuốc này,
đặc biệt là từ phía người dân- đối tượng trực tiếp sử dụng thuốc kháng sinh. Trên
thế giới và tại Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này, tuy nhiên đối
tượng mà các nghiên cứu hướng đến phần lớn là tất cả người dân trong cộng
đồng, chưa một nghiên cứu nào phỏng vấn khách hàng trực tiếp mua thuốc
kháng sinh.
Vì vậy tìm hiểu kiến thức, thái độ, thực hành liên quan đến việc sử dụng
thuốc kháng sinh của khách hàng sau khi mua thuốc kháng sinh tại nhà thuốc rất
cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Từ đó có thể đưa ra biện pháp can thiệp phù
hợp nhằm tăng cường sử dụng thuốc kháng sinh hợp lý hơn.


1.5.

Thực trạng hành nghề dƣợc các cơ sở bán lẻ trên địa bàn TPHCM.
Đến giữa tháng 12/2008, TP. Hồ Chí Minh đã có 104 nhà thuốc đạt

chuẩn GPP. Về cơ bản, thành phố đã gần hoàn thành mục tiêu triển khai GPP
cho các nhà thuốc trong bệnh viện: đã có 52 nhà thuốc tại các bệnh viện,
phòng khám được cấp giấy chứng nhận GPP trong đó tập trung hầu hết các
bệnh viện lớn của trung ương và thành phố. Số lượng nhà thuốc đã được cấp
giấy chứng nhận thực hành tốt nhà thuốc - GPP cũng tăng qua các năm.
Bảng số lƣợng nhà thuốc và tỷ lệ nhà thuốc đạt GPP
Năm

Tổng số nhà thuốc

Số NT Đạt GPP

Tỷ lệ đạt %

2010

3.713

1.535

38,8

2011


3.931

3.558

90,5

2012

4.234

3,996

94

2013

4.550

4.486

98,58

11


2014

5.546

5.546


100

(Nguồn: báo cáo công tác cấp giấy chứng nhận cho cơ sở Dược qua các năm
trên.
Từ khi triển khai thực hiện GPP đến nay hoạt động của các nhà thuốc
thực hiện tương đối tốt các quy chế chuyên môn. Có hệ thống kho tàng bảo
quản, sổ sách theo dõi, không có thuốc ngoài danh mục quy định, phần nào
đảm bảo được thuốc có chất lượng, giá cả hợp lý đến tay người bệnh.
Do hạn chế nguồn lực và khả năng tiếp cận nhà thuốc, nghiên cứu chỉ
thực hiện khảo sát tại nhà thuốc Xuân Phương, địa chỉ: 55, đường 154, P. Tân
Phú, Quận 9, TPHCM.
Vị trí nhà thuốc: nằm gần khu công nghệ cao, trong khu chợ, trường
mẫu giáo, trường tiểu học và sát bên nhà thờ, chùa dân cư đông đúc, nhu cầu
khám chữa bệnh cao đã tạo nên nhiều ưu thế trong việc kinh doanh nhà thuốc.
Số lượng nhận viên: 3, mức thu nhập trung bình dao động từ 3-5 triệu. Thời
gian hoạt động của nhà thuốc phụ thuộc vào giờ tan ca của khu công nghệ
cao: 5h45 tan ca đêm, 20h45 tan ca chiều. Tuy nhiên nhà thuốc phải cạnh
tranh gay gắt với các nhà thuốc khác trong khu vực.

12


CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Thuốc kháng sinh đã bán tại nhà thuốc
- Khách hàng đã mua thuốc kháng sinh..
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
 Thời gian nghiên cứu
- Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 9/2016 đến tháng 10/2017.

 Địa điểm nghiên cứu:
- Nghiên cứu tại 1 nhà thuốc tư nhân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả, thực hiện thông qua nghiên cứu trường hợp (case study):
Nguồn dữ liệu được thu thập thông qua việc quan sát trực tiếp hoạt động bán
thuốc kháng sinh hàng ngày của nhân viên nhà thuốc, phỏng vấn nhằm tìm hiểu
hiểu biết của khách hàng ngay sau khi mua thuốc, các thông tin liên quan đến thuốc
vừa được bán.
Mô tả hoạt động bán kháng sinh. Sau khi khách hàng mua thuốc kháng sinh,
nghiên cứu tiến hành phỏng vấn khách hàng thông qua phiếu khảo sát nhằm tìm
hiểu hiểu kiến thức, thái độ, hành vi sử dụng thuốc kháng sinh của người mua thuốc
kháng sinh.

Xây dựng bộ câu hỏi đánh giá thực trạng về nhận thức của ngƣời dân,
kiến thức về việc sử dụng kháng sinh.

13


Tổng quan tài liệu

Xây dựng bộ công cụ
Bộ câu hỏi thử nghiệm
Tiến hành thử nghiệm với 5 khách hàng tại nhà thuốc

Hoàn thành bộ công cụ

Tiến hành nghiên cứu


Phân tích xử lý số liệu

Hình 0.1: Sơ đồ tiến trình nghiên cứu
Thiết kế bộ công cụ
Phiếu khảo sát gồm các câu hỏi đóng, mở, câu hỏi nhiều lựa chọn với các
nội dung như sau:
Phần 1: Thông tin chung của NBT, KH mua thuốc.
Phần 2: Khảo sát kiến thức, thái độ, hành vi về thuốc kháng sinh của khách
hàng sau khi mua thuốc kháng sinh tại nhà thuốc.
Thông qua tổng quan tài liệu, nghiên cứu tiến hành xây dựng bộ công cụ,
nguồn tham khảo các câu hỏi được trình bày tại Phụ lục 2. Bộ công cụ sau xây
dựng và thử nghiệm với 5 tình huống khách hàng mua thuốc tại 1 nhà thuốc. Sau
đó, bộ công cụ được thay đổi, bổ sung phù hợp với bối cảnh nghiên cứu và hoàn
chỉnh trước khi chính thức triển khai. (Phụ lục 1)

14


2.3.2. Mẫu và cỡ mẫu nghiên cứu
a. Mẫu nghiên cứu
Khách hàng mua thuốc
- Tiêu chuẩn lựa chọn
+ Khách hàng vừa được bán thuốc kháng sinh tại nhà thuốc
+ Đồng ý tham gia trả lời phỏng vấn
+ Độ tuổi từ trên 18 tuổi
+ Có khả năng trả lời câu hỏi
- Tiêu chuẩn loại trừ
+ Khách hàng là người nước ngoài
b. Cỡ mẫu và phƣơng pháp chọn mẫu
Nghiên cứu tiến hành tại 1 nhà thuốc tư nhân với phương pháp lấy mẫu

theo chỉ tiêu, nghiên cứu phỏng vấn khách hàng ngay sau khi đã mua kháng sinh
tại nhà thuốc.
Tại mỗi nhà thuốc, người nghiên cứu quan sát, sàng lọc những khách hàng
được bán thuốc kháng sinh đồng thời đáp ứng tiêu chuẩn lựa chọn. Thời gian
quan sát tập trung vào thời điểm từ 9h sáng đến 12h trưa; buổi chiều từ 16h đến
20h.
2.3.3. Biến số nghiên cứu
Nhằm giải quyết mục tiêu đưa ra những biến số nghiên cứu cần thu thập
như sau:
Bảng 2.1: Biến số nghiên cứu

STT
I
1

Tên biến
Thông tin về khách hàng
Giới tính

2

Tuổi

3

Nghề nghiệp

Khái niệm/Mô tả
Nam/Nữ


Loại
Nhị phân

Tuổi của khách Dạng số
hàng
rời rạc
Chia 3 nhóm: Lao Định danh

15


4

Trình độ học vấn

5

Thu nhập trung bình/tháng

động tự do, Nhân
viên văn phòng,
Khác.
Chia 5 nhóm: ≥ Định danh
Đại học, Cao
đẳng, Trung cấp,
Tốt
nghiệp
THPT, ≤ THPT.
Chia 4 nhóm: Định danh
Không có thu

nhập, Dưới 5
triệu VNĐ, 5-10
triệu VNĐ, Trên
10 triệu VNĐ

Mục tiêu 1 : Khảo sát thực trạng bán thuốc kháng sinh
Phân loại (Có Phân loại
1.1
Tình huống đã bán thuốc kháng sinh
đơn/không đơn)
Phân loại (bản Phân loại
1.2
Đối tượng sử dụng thuốc kháng sinh
thân, người khác)
Phân loại (Lần Phân loại
1.3
Đợt điều trị
đầu, đợt điều trị
tiếp theo, khác.)
Phân loại theo Phân loại
1.4
Các bệnh triệu chứng đã bán kháng sinh
nhóm bện lý
Phân loại theo Phân loại
1.5
Thuốc kháng sinh (hoạt chất) đã bán
hoạt chất
Phân loại trong Phân loại
1.6
Xuất xứ của thuốc kháng sinh đã bán

nước, nhập khẩu
Trung bình tiền thuốc kháng sinh trong Tiền thuốc kháng Liên tục
1.7
sinh đã bán
1 lần bán
1.8
1.9
II
2.1
2.1.1
2.1.2

Tỷ lệ tiền thuốc Liên tục
% tiền thuốc KS/ tổng số tiền thuốc đã
KS với tổng số
mua
tiền đã mua
Độ dài đợt điều trị kháng sinh của 1 lần Số ngày điều trị Liên tục
kháng sinh đã bán
bán
Mụa tiêu 2: Khảo sát thực trạng nhận thức về thuốc kháng sinh của khách
hàng sau khi mua thuốc
Kiến thức chung
Nhận biết được thuốc KS sau khi mua
Có/ không
Nhị phân
Vai trò của KS với bệnh cảm Phân loại các Định danh

16



cúm/ho/nghẹt mũi

2.1.3
2.2

2.3
III
3.1
3.2
IV
4.1
4.2

Quy định liên quan đến mua thuốc KS

mức: đồng ý/
/không
đồng
ý/không biết
Đúng/sai

Kiến thức về số ngày điều trị của thuốc Các đáp án lựa
KS
chọn (Phụ lục 1)
Phân loại các
mức: đồng ý/
Kiến thức về kháng kháng sinh
không đồng ý/
không biết

Thái độ về thuốc KS của khách hàng

Nhị phân
Định danh

Định danh

Thái độ liên quan đến việc mua bán thuốc Phân loại các
KS
mức: đồng ý/
đồng ý 1 phần/ Nhị phân
Thái độ liên quan đến TDKMM của thuốc không đồng ý/
KS
không biết
Thực hành sử dụng thuốc KS của khách hàng
Thời gian sử dụng thuốc KS trong 1 đợt Các đáp án lựa
Định danh
điều trị
chọn (Phụ lục 1)
Các đáp án lựa
Lý do không dùng đủ thuốc KS 5-7 ngày
Định danh
chọn (Phụ lục 1)

4.5

Xử trí của khách hàng khi dùng thuốc Các đáp án lựa
Định danh
kháng sinh không đỡ/khỏi bệnh
chọn (Phụ lục 1)

Lý do không muốn đi khám tại cơ sở Các đáp án lựa
Định danh
khám chữa bệnh
chọn (Phụ lục 1)
Biết về TDKMM của KS
Nêu TDKMM
Dạng chữ

4.6

Nguồn cung cấp thông tin về thuốc KS

4.3
4.4

V

Các đáp án lựa
Định danh
chọn (Phụ lục 1)

Phân loại các
mức: rất mong
Mức độ mong muốn NBT thông tin về muốn/mongmuốn
Định danh
TDKMM của thuốc kháng sinh
/bình
thường/
không
mong

muốn
Thang đo Likert 5
mức độ:rất hài
Mức độ hài lòng về chất lượng tư vấn của lòng/ hài lòng/
Thứ bậc
NMT
bình
thường/
không hài lòng/
rất không hài lòng

17


2.3.4. Phƣơng pháp thu thập số liệu
 Phỏng vấn
- Người phỏng vấn hỏi sự đồng ý tham gia của KH và tiến hành phỏng vấn
trực tiếp KH sau khi đã mua thuốc tại các nhà thuốc khảo sát (thuốc kháng sinh
khách hàng mua nằm trong Thông tư số 40 /TT-BYT- Danh mục thuốc thuộc
phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế”).[3]
- Những khách hàng đồng ý tham gia phỏng vấn sẽ được hỏi các nội dung
trong phiếu khảo sát. Khi khách hàng trả lời, các thông tin được ghi lại và được
kiểm tra lại ngay.
- Quan sát nhà thuốc liên tục trong vòng 1 tháng và ghi chép lại dữ liệu bán
thuốc kháng sinh. Khảo sát khách hàng sau khi mua thuốc kháng sinh, thời gian
để hoàn thành 1 phiếu khảo sát trung bình khoảng 8-10 phút.
2.3.5. Phƣơng pháp xử lý và phân tích số liệu
a. Phƣơng pháp xử lý số liệu
Dữ liệu định lượng: Số liệu thu thập từ phiếu khảo sát được làm sạch, mã
hóa, nhập vào phần mềm Epi data 3.1 và SPSS 22.0.

Biến định tính: tính tần suất, tỷ lệ phần trăm, sử dụng test Chi square so
sánh giữa các nhóm.
Biến định lượng: tính Trung bình, SD, Trung vị, Min-Max.
b. Phƣơng pháp phân tích số liệu
Dữ liệu thu thập trong Phiếu khảo sát sẽ được xử lý, biểu diễn dưới dạng
các chỉ số. Các chỉ số nghiên cứu được trình bày trong bảng dưới đây:
Bảng 2.2: Chỉ số nghiên cứu
I
1.1
1.2
1.3

Chỉ số nghiên cứu
Thông tin chung của khách hàng (KH) đã phỏng vấn
Tuổi trung bình của khách hàng
% KH theo giới tính nam; nữ
% KH phân loại theo nghề nghiệp

18


×