Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Thảo luận hình sự lần 6 CỤM 3: CÁC TỘI PHẠM VỀ KINH TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.14 KB, 10 trang )

THẢO LUẬN HÌNH SỰ LẦN 6
CỤM 3: CÁC TỘI PHẠM VỀ KINH TẾ
________________
I. TRẮC NGHIỆM TỰ LUẬN:
27. Hàng hóa có hàm lượng, định lượng chất chính thấp hơn so với tiêu chuẩn chất lượng đã
đăng kí, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa là hàng giả.
Nhận định này là sai.
Không phải hàng hoá nào có hàm lượng, định lượng chất chính thấp hơn so với tiêu chuẩn chất lượng
đã đăng kí, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa thì đều là hàng giả.
Căn cứ vào Điểm b, Khoản 1, Điều 4, NĐ 08/2013/NĐ-CP:
“b) Hàng hóa có hàm lượng, định lượng chất chính, tổng các chất dinh dưỡng hoặc đặc tính kỹ thuật
cơ bản khác chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật đã đăng
ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;”
Theo quy định trên, chỉ có hàng hoá có hàm lượng, định lượng chất chính chỉ đạt mức từ 70% trở
xuống so với tiêu chuẩn chất lượng đã đăng kí, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa thì
mới là hàng giả.
28. Không phải mọi loại hàng cấm đều là đối tượng tác động của các Tội sản xuất, buôn bán hàng
cấm (Điều 190 BLHS).
Nhận định này là đúng.
Không phải mọi loại hàng cấm đều là đối tượng tác động của Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm theo
Điều 190 của BLHS 2015.
Đối tượng tác động của tội này là hàng hóa mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử
dụng, chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam thuộc một trong các trường hợp quy định tại các
điểm a, b, c, d, đ Khoản 1 Điều 190 BLHS 2015. Như vậy, hàng hóa mà Nhà nước cấm kinh doanh có
nhiều loại, nhưng một số loại đã là đối tượng tác động của các tội phạm quy định tại Điều 248, 251,
253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311của Bộ luật này thì không còn là đối tượng của Tội sản xuất, buôn
bán hàng cấm.
29. Hàng giả chỉ là đối tượng tác động của các tội phạm được quy định tại điều 192, 193, 194, 195
BLHS.
Nhận định này là sai.
1




Hàng giả được chia làm 2 loại: hàng giả về nội dung và hàng giả về hình thức.
Đối tượng tác động của các Tội phạm được quy định tại Điều 192, 193, 194, 195 BLHS là hàng giả
về nội dung. Còn hàng giả về hình thức (về nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý) không thuộc đối tượng tác động
của tội phạm này mà thuộc đối tượng tác động của Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 226
BLHS).
Vì vậy, hàng giả không chỉ là đối tượng tác động của các Tội phạm được quy định tại Điều 192, 193,
194, 195 BLHS mà còn là đối tượng tác động của Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 226
BLHS) nếu là hàng giả về hình thức .
30. Không phải mọi trường hợp trốn thuế từ 100 triệu đồng trở lên đều cấu thành Tội trốn thuế
được quy định tại điều 200 BLHS.
Nhận định này là đúng.
Không phải mọi trường hợp trốn thuế từ 100 triệu đồng trở lên đều cấu thành Tội trốn thuế được quy
định tại Điều 200 BLHS 2015.
Theo quy định của Điều 200, BLHS, chỉ khi thực hiện hành vi thuộc một trong các trường hợp từ
điểm a đến điểm i, Khoản 1, trốn thuế với số tiền từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng
hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị
kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194,
195, 196, 202, 250, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích
mà còn vi phạm thì mới cấu thành tội này.
31. Mọi hành vi dùng thủ đoạn gian dối trong việc mua bán hàng hóa thu lợi bất chính từ 5 triệu
đồng trở lên đều cấu thành Tội lừa dối khách hàng quy định tại Điều 198 BLHS.
Nhận định này là đúng.
32. Mọi trường hợp cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất qui định trong Bộ luật
dân sự đều cấu thành Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự (Điều 201 BLHS).
Nhận định này là sai.
Không phải mọi trường hợp cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất qui định trong Bộ
luật dân sự đều cấu thành Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự (Điều 201 BLHS). Theo quy
định tại Khoản 1, Điều 201, BLHS, hành vi cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất nhưng

phải thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành
chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì mới cấu
2


thành Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự (Điều 201 BLHS). Do vậy, nếu cho vay với lãi suất
gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất nhưng phải thu lợi bất chính không từ 30.000.000 đồng đến dưới
100.000.000 đồng hoặc chưa bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này thì không cấu thành Tội
cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự (Điều 201 BLHS).

33. Không phải mọi hành vi in trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước đều cấu
thành Tội in trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước (Điều 203 BLHS).
Nhận định này là đúng.
Căn cứ vào Khoản 1, Điều 203, BLHS thì không phải mọi hành vi in trái phép hóa đơn, chứng từ thu
nộp ngân sách nhà nước đều cấu thành Tội in trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước.
Theo đó, chỉ có hành vi in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà
nước ở dạng phôi từ 50 số đến dưới 100 số hoặc hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 10 số đến dưới
30 số hoặc thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng thì mới cấu thành tội này.
34. Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước qui định tại Điều 203
BLHS chỉ là hành vi mua, bán hóa đơn chưa ghi nội dung hoặc ghi nội dung không đầy đủ,
không chính xác theo qui định.
Nhận định này là sai.
Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước qui định tại Điều 203 BLHS không
chỉ là hành vi mua, bán hóa đơn chưa ghi nội dung hoặc ghi nội dung không đầy đủ, không chính xác
theo qui định. Ngoài hành vi mua, bán hóa đơn chưa ghi nội dung hoặc ghi nội dung không đầy đủ,
không chính xác thì còn có các hành vi khác như:
- Mua, bán hóa đơn đã ghi nội dung nhưng không có hàng hoá dịch vụ đi kèm.
- Mua, bán hóa đơn giả, hoá đơn chưa có giá trị sử dụng, hết hạn sử dụng, hoá đơn của cơ sơ kinh
doanh, dịch vụ khác để hợp thức hoá HH DV mua vào hoặc cấp cho khác hàng khi bán hàng hoá dịch
vụ.

- Mua bán hoá đơn có chênh lệch về giá trị hàng hoá dịch vụ giữa các liên của hoá đơn.
35. Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn lập quỹ trái quy định của pháp luật là hành vi cấu
thành Tội lập quỹ trái phép (Điều 205 BLHS).
Nhận định này là sai.
Không phải mọi hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn lập quỹ trái quy định của pháp luật là hành vi
cấu thành Tội lập quỹ trái phép (Điều 205 BLHS). Theo quy định tại Khoản 1, Điều 205, BLHS, người
3


nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn lập quỹ trái quy định của pháp luật nhưng hành vi đó phải là đã sử
dụng quỹ đó gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng
hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì mới cấu thành tội này. Do vậy, nếu người
nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn lập quỹ trái quy định của pháp luật nhưng không sử dụng quỹ đó gây
thiệt hại tài sản của nhà nước từ 50 triệu đến dưới 200 triệu hoặc chưa bị xử lý kỷ luật về hành vi này,
thì không cấu thành tội này.
36. Mọi hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đều cấu thành Tội xâm phạm quyền
tác giả, quyền liên quan (Điều 225 BLHS).
Nhận định này là sai.
Không phải mọi hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đều cấu thành Tội xâm phạm
quyền tác giả, quyền liên quan (Điều 225 BLHS). Trong trường hợp, người nào không được phép của
chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan mà cố ý thực hiện một trong các hành vi sau đây, xâm phạm
quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất
chính hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả thì mới cấu thành Tội xâm phạm quyền tác giả,
quyền liên quan (Điều 225 BLHS). Còn trong trường hợp, người nào cố ý xâm phạm quyền Sở hữu
công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam mà đối tượng là hàng
hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính hoặc gây thiệt
hại cho chủ Sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý thì cấu thành Tội xâm phạm quyền Sở hữu công
nghiệp (Điều 226, BLHS).
37. Mọi hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ tại Việt Nam đều cấu
thành Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 226 BLHS).

Nhận định này là sai.
Vì không phải mọi hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ tại Việt Nam đều
cấu thành Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, mà chỉ các hành vi chiếm đoạt, sử dụng bất hợp
pháp các nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam thì mới cấu thành Tội xâm phạm
quyền sở hữu công nghiệp được qui định tại Điều 226 BLHS năm 2015.
Như vậy, theo quy định tại Khoản 1, Điều 226, hành vi cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối
với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam mà đối tượng là hàng hóa giả mạo
nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến
dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 200.000.000

4


đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới
500.000.000 đồng.
38. Mọi hành vi cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng
khoán đều cấu thành Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động
chứng khoán (Điều 209 BLHS).
Nhận định này là sai.
Không phải mọi hành vi cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động
chứng khoán đều cấu thành Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động
chứng khoán (Điều 209 BLHS). Theo quy định tại Khoản 1, Điều 209, hành vi cố ý công bố thông tin
sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán cấu thành Tội cố ý công bố thông tin sai
lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Gây thiệt hại cho nhà đầu tư từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;
- Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin
trong hoạt động chứng khoán hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Do vậy, nếu có hành vi cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng
khoán nhưng không thuộc một trong các trường hợp trên thì không cấu thành Tội cố ý công bố thông

tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán
39. Chủ thể của Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng
khoán (Điều 209 BLHS) là chủ thể thường.
Nhận định này là đúng.
40. Mọi hành vi thao túng giá chứng khoán đều cấu thành Tội thao túng thị trường chứng khoán
(Điều 211 BLHS).
Nhận định này là sai.
Không phải mọi hành vi thao túng giá chứng khoán đều cấu thành Tội thao túng thị trường chứng
khoán (Điều 211 BLHS). Theo quy định tại Khoản 1, Điều 211, BLHS, hành vi thao túng giá chứng
khoán cấu thành Tội thao túng thị trường chứng khoán khi thuộc một trong các trường hợp:
- Sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác hoặc thông đồng với
nhau liên tục mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo;

5


- Thông đồng với người khác đặt lệnh mua và bán cùng loại chứng khoán trong cùng ngày giao dịch
hoặc thông đồng với nhau giao dịch mua bán chứng khoán mà không dẫn đến chuyển nhượng thực sự
quyền sở hữu hoặc quyền sở hữu chỉ luân chuyển giữa các thành viên trong nhóm nhằm tạo giá chứng
khoán, cung cầu giả tạo;
- Liên tục mua hoặc bán chứng khoán với khối lượng chi phối vào thời điểm mở cửa hoặc đóng cửa
thị trường nhằm tạo ra mức giá đóng cửa hoặc giá mở cửa mới cho loại chứng khoán đó trên thị trường;
- Giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác liên tục đặt lệnh mua, bán chứng
khoán gây ảnh hưởng lớn đến cung cầu và giá chứng khoán, thao túng giá chứng khoán;
- Đưa ra ý kiến một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua phương tiện thông tin đại chúng về một
loại chứng khoán, về tổ chức phát hành chứng khoán nhằm tạo ảnh hưởng đến giá của loại chứng
khoán đó sau khi đã thực hiện giao dịch và nắm giữ vị thế đối với loại chứng khoán đó;
- Sử dụng các phương thức hoặc thực hiện các hành vi giao dịch khác để tạo cung cầu giả tạo, thao
túng giá chứng khoán.
Do vậy, nếu không thuộc một trong các trường hợp trên thì không cấu thành Tội thao túng thị trường

chứng khoán (Điều 211 BLHS).
41. Mọi hành vi sử dụng thông tin nội bộ để bán chứng khoán cho người khác đều cấu thành Tội
sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán (Điều 210 BLHS).
Nhận định này là sai.
Không phải mọi hành vi sử dụng thông tin nội bộ để bán chứng khoán cho người khác đều cấu thành
Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán (Điều 210 BLHS). Theo quy định tại Khoản 1,
Điều 210, BLHS, người nào biết được thông tin liên quan đến công ty đại chúng hoặc quỹ đại chúng
chưa được công bố mà nếu được công bố có thể ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán của công ty đại
chúng hoặc quỹ đại chúng đó mà sử dụng thông tin này để mua bán chứng khoán hoặc tiết lộ, cung cấp
thông tin này hoặc tư vấn cho người khác mua bán chứng khoán trên cơ sở thông tin này, thu lợi bất
chính hoặc gây thiệt hại cho nhà đầu tư thì mới cấu thành Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán
chứng khoán. Do vậy, nếu hành vi sử dụng thông tin nội bộ để bán chứng khoán nhưng chưa được công
bố hoặc thu lợi bất chính chưa đủ số tiền quy định hoặc không gây thiệt hại cho chủ sơr hữu thì chưa
cấu thành tội này.

42. Hành vi cố ý khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để trốn thuế với số tiền
từ 100 triệu đồng trở lên thì cấu thành tội buôn lậu (Điều 188 BLHS).
Nhận định này là sai.
6


Hành vi cố ý khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để trốn thuế với số tiền từ 100
triệu đồng trở lên thì không cấu thành tội buôn lậu (Điều 188 BLHS). Hành vi cố ý khai sai về thuế đối
với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để trốn thuế với số tiền từ 100 triệu đồng trở lên sẽ thì cấu thành tội
buôn lậu (Điều 200 BLHS).
Ví dụ: Hành vi nhập khẩu xuất khẩu 100 xe ô tô đua mà khai sai thuế để áp thuế cho 100 xe ô tô chở
hàng. Lúc này Nhà nước vẫn quản lý được sô lượng hàng hoá nhập khẩu, nhưng do áp sai thuế nên làm
thất thoát ngân sách nhà nước hành vi này phạm Tội trốn thuế.
II. BÀI TẬP:
Bài tập 12:

a. Tội danh mà A đã phạm là Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170, BLHS).
Hành vi của A đã đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của Tội cưỡng đoạt tài sản:

Khách thể

Mặt khách
quan

Chủ thể
Mặt chủ
quan

Dấu hiệu
- Khách thể: Quyền sở hữu tài sản của B.
- Đối tượng tác động: Tài sản của B.
- Hành vi: A có hành vi dùng thủ đoạn uy hiếp tinh thần của B là đe dọa nếu B không
đưa tiền sẽ tố giác việc mua bán hàng cấm của B. Vì lo sợ nên B đã giao tiền cho A.
- Hậu quả: gây thiệt hại cho B (làm B mất tài sản).
- Mối quan hệ nhân quả giữa hậu quả và hành vi: hành vi của A là nguyên nhân trực
tiếp gây ra thiệt hại cho B.
A thoả mãn điều kiện về chủ thể - chủ thể thường (nếu đủ độ tuổi luật định).
- Lỗi: cố ý trực tiếp.
- Mục đích: A thực hiện hành vi nhằm chiếm đoạt tài sản, để buộc B phải đưa số tiền
5 triệu cho A.

b. Tội danh mà A đã phạm là Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174, BLHS)
Hành vi của A đã đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174,
BLHS):

Khách thể


Dấu hiệu
- Khách thể: quyền sở hữu tài sản của B.

- Đối tượng tác động: tài sản của B (có giá trị 2 triệu đồng trở lên).
Mặt khách - Hành vi: A dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tiền của B, giả làm công an bắt
quan

quả tang việc B buôn hàng cấm đe dọa B, B tin tưởng rằng A là công an thật nên lo sợ
bị xử lí và đã giao tiền cho A.
- Hậu quả: gây thiệt hại cho B (làm B mất tài sản).
7


- Mối quan hệ nhân quả giữa hậu quả và hành vi: hành vi của A là nguyên nhân trực
Chủ thể
Mặt chủ
quan

tiếp gây ra thiệt hại cho B.
A thoả mãn điều kiện về chủ thể - chủ thể thường (nếu đủ độ tuổi luật định).
A thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, nhận thức rõ hành vi của mình ảnh hưởng quyền sở
hữu tài sản của B nhưng vẫn muốn thực hiện.

Bài tập 13:
Tội danh mà A đã phạm là Tội trộm cắp tài sản (Điều 173, BLHS).
Hành vi của A đã đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của Tội trộm cắp tài sản (Điều 173 , BLHS):
Khách

Dấu hiệu

- Khách thể: quyền sở hữu tài sản của chủ cửa hàng mỹ phẩm.

thể

- Đối tượng tác động: tài sản của chủ cửa hàng mỹ phẩm.
- Hành vi: A có hành vi lén lút đánh tráo gói hàng đồ khô để lấy gói mỹ phẩm của chủ

Mặt

cửa hàng.

khách

- Hậu quả: gây thiệt hại vật chất (về tài sản) cho chủ cửa hàng.

quan

- Mối quan hệ nhân quả giữa hậu quả và hành vi: hành vi của A là nguyên nhân trực tiếp

gây thiệt hại cho chủ cửa hàng.
Chủ thể A thoả mãn điều kiện về chủ thể - chủ thể thường (nếu đủ độ tuổi luật định).
Mặt chủ - Lỗi: A có lỗi cố ý trực tiếp vì A nhận biết hành vi của A là xâm hại đến quyền sở hữu
quan

của người khác.

Bài tập 16:
Tội danh mà B đã phạm là Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều 172 BLHS).
Hành vi của B đã đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản:


Khách thể

Dấu hiệu
- Khách thể: Quyền sở hữu tài sản của M.
- Đối tượng tác động: Xe máy của M - tài sản của M.
- Hành vi: B vờ đánh rớt cặp để M xuống xe nhặt giúp sau đó lợi dụng lúc M đang nhặt
cặp xách - M trong tình trạng không thể ngăn cản được hành vi của B, thì B phóng xe của

Mặt khách
quan

M đi mất
- Hậu quả: Gây nên thiệt hại vật chất cho chủ sở hữu chiếc xe - M
- Mối quan hệ nhân quả giữa hậu quả và hành vi: hành vi của B là nguyên nhân dẫn đến
việc M không thể thức hiện các quyền của mình đối với chính tài sản của mình - chiếc xe

Chủ thể
Mặt chủ

của M.
B thỏa mãn điều kiện chủ thể của tội phạm này - chủ thể thường (nếu B dủ độ tuổi luật
định).
Lỗi: B thực hiện hành vi của mình với lỗi cố ý trực tiếp.
8


quan

B biết hành vi của mình là xâm phạm quyền sở hữu của M, nhưng B vẫn thực hiện.


Bài tập 17:
Tội danh mà A đã phạm là Tội trộm cắp tài sản (Điều 173, BLHS).
Hành vi của A đã đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của Tội trộm cắp tài sản:

Khách thể

Dấu hiệu
- Khách thể: quan hệ sở hữu của nhà máy.
- Đối tượng tác động: Xăng dầu.
- Hành vi: A đã thực hiện hành vi rút dầu ra để bán cho B và chất lên đó những
thùng nước có trọng lượng tương đương. Sau khi đến địa điểm giao, chiếc xe
được cân đúng trọng lượng như trước đó thì A đã bí mật đổ hết số nước đã chất

Mặt khách
quan

lên xe. Như vậy, A đã có hành vi lén lút rút số dầu trên để bán.
- Hậu quả: thiệt hại tài sản từ 4.000.000đ trở lên. (A nhiều lần lấy dầu được nhà
máy thuê vận chuyển với tổng giá trị là 38.565.000đ).
- Mối quan hệ nhân quả giữa hậu quả và hành vi: hành vi của A là nguyên nhân

Chủ thể
Mặt chủ quan

trực tiếp gây thiệt hại cho nhà máy.
A thỏa mãn điều kiện về chủ thể của tội danh này – chủ thể thường (là người có
năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định).
- Lỗi: cố ý trực tiếp.

Bài tập 24: H là chủ doanh nghiệp tư nhân HP kinh doanh trái cây nhập từ Campuchia. Theo quy

định, mặt hàng trái cây được nhập khẩu không cần quota, chỉ cần doanh nghiệp nhập khẩu kê
khai đúng số lượng để là cơ sở xác định thuế nhập khẩu. Trong thời gian dài, H đã nhập khẩu nhiều
lần trái cây từ Campuchia về Việt Nam. H khai vào Tờ khai nhập khẩu số hàng trái cây nhập ít hơn so
với lượng trái cây thực nhập. Do quen biết nên A, B là nhân viên kiểm hóa hải quan không kiểm tra
hàng nhập khẩu như quy định mà cho thông quan các chuyến hàng do H nhập khẩu. T – chi cục trưởng
Chi cục hải quan cửa khẩu MB đã ký thông quan cho các chuyến hàng nhập khẩu của H sau khi cán
bộ kiểm hóa ký xác nhận đã kiểm tra hàng nhập khẩu. Kết quả điều tra xác định: trong thời gian nêu
trên, H đã thực nhập 876.938 kg trái cây và số tiền thuế nhập khẩu cần phải đóng là 6.621.873.923
đồng; trong khi đó H chỉ kê khai trên các Tờ khai nhập khẩu số lượng trái cây nhập khẩu là 78.050 kg
và số tiền thuế nhập khẩu hàng hóa mà H thực đóng là 473.006.528 đồng. Vì thế H đã hưởng lợi bất
chính được 6.148.867.395 đồng. Hãy xác định H có phạm tội hay không? Nếu có phạm tội gì? Tại
sao?
Tội danh mà công ty H đã phạm là Tội buôn lâu (Điều 188, BLHS).
Hành vi của công ty H đã đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của Tội buôn lậu:
9


Khách thể

Dấu hiệu
Khách thể: xâm phạm đến hoạt động quản lý kinh tế nhà nước về xuất khẩu, nhập
khẩu.
- Hành vi: Trong thời gian dài, H đã nhập khẩu nhiều lần trái cây từ Campuchia về
Việt Nam. H khai vào Tờ khai nhập khẩu số hàng trái cây nhập ít hơn so với lượng
trái cây thực nhập. Do quen biết nên A, B là nhân viên kiểm hóa hải quan không
kiểm tra hàng nhập khẩu như quy định mà cho thông quan các chuyến hàng do H

Mặt khách

nhập khẩu. T – chi cục trưởng Chi cục hải quan cửa khẩu MB đã ký thông quan


quan

cho các chuyến hàng nhập khẩu của H sau khi cán bộ kiểm hóa ký xác nhận đã
kiểm tra hàng nhập khẩu.
- Hậu quả: Công ty đã thu lợi bất chính 6.621.873.923 đồng (trên 100 triệu đồng).
- Mối quan hệ nhân quả giữa hậu quả và hành vi: hành vi kê khai sai số lượng của

H là nguyên nhân trực tiếp làm nhà nước không quản lí mặt hàng này.
Chủ thể
H thoả mãn điều kiện về chủ thể của tội phạm này.
Mặt chủ quan Lỗi cố ý trực tiếp.
Bài tập 25: Công ty bảo vệ thực vật A nhập từ nước ngoài về Việt Nam 32 tấn nguyên liệu sản xuất
thuốc trừ sâu BPMC hàm lượng khai báo là 97%. Qua kiểm định của Trung tâm kiểm định thực vật
phía Nam thì hàm lượng chỉ có 94,6%. Với cách thức như vậy, Công ty sẽ không phải đóng thuế thay vì
phải nộp 10% khi áp đúng mã thuế. Do vậy Công ty A tránh được việc nộp thuế với giá trị 1 tỷ 450
triệu đồng. Hãy xác định tội danh trong vụ án này.
Tội danh mà công ty A đã phạm là Tội trốn thuế (Điều 200, BLHS).
Hành vi của công ty A đã đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của Tội trốn thuế:

Khách thể

Dấu hiệu
Khách thể: Xâm phạm chính sách thuế của nhà nước, làm thất thu ngân sách của
nhà nước.
- Hành vi: công ty đã nhập từ nước ngoài về Việt Nam 32 tấn nguyên liệu sản xuất
thuốc trừ sâu BPMC với hàm lượng mà công ty khai báo là 97%. Nhưng thực tế

Mặt khách


hàm lượng chỉ có 94,6% - hành vi này thuộc điểm e, khoản 1 Điều 200, BLHS.

quan

- Hậu quả: Công ty đã làm thất thu ngân sách nhà nước là 1 tỷ 450 triệu đồng.
- Mối quan hệ nhân quả giữa hậu quả và hành vi: hành vi kê khai sai hàm lượng

của công ty A là nguyên nhân trực tiếp làm thất thu ngân sách nhà nước.
Chủ thể
Công ty A thoả mãn điều kiện về chủ thể của tội phạm này.
Mặt chủ quan Lỗi cố ý trực tiếp.

10



×