Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Thảo luận hình sự lần 3: TỘI PHẠM VÀ CẤU THÀNH TỘI PHẠM (tiếp theo)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.92 KB, 4 trang )

CỤM 2:
TỘI PHẠM VÀ CẤU THÀNH TỘI PHẠM.
I. Nhận định:
10. Một tội phạm nếu trên thực tế đã làm cho đối tượng tác động của tội phạm tốt hơn so với
tình trạng ban đầu thì không bị coi là gây thiệt hại cho xã hội.
- Sai.
- Vì việc xâm hại các quan hệ xã hội bằng cách tác động đến các đối tượng tác động không
có nghĩa là các đối tượng tác động đó luôn luôn bị thiệt hại cùng với các quan hệ xã hội. Có
những trường hợp trong đó đối tượng tác động không rơi vào tình trạng xấu hơn trước khi
phạm tội xảy ra.
Ví dụ: Kẻ trộm cắp tài sản thường không gây hư hỏng cho đối tượng tác động mà còn có
những biện pháp bảo vệ giá trị vật chất của tài sản đã chiếm đoạt để mang đi tiêu thụ...
16. Mọi xử sự của con người gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại cho xã hội đều được coi
là hành vi khách quan của tội phạm.
- Sai.
- Vì hành vi khách quan của tội phạm là những xử sự có ý thức và ý chí của con người
được thể hiện ra thế giới khách quan dưới dạng những hình thức nhất định, gây thiệt hại
hoặc đe doạ gây thiệt hại cho xã hội.
17. Tội liên tục là trường hợp phạm tội nhiều lần.
- Sai.
- Vì tội liên tục là sự tổng hợp của nhiều hành vi cụ thể; và hậu quả của tội phạm cũng là sự
tổng hợp hậu quả của các hành vi phạm tội cụ thể đó. Họ không bị coi là phạm tội nhiều lần.
Phạm tội nhiều lần là trường hợp thực hiện một tội phạm mà trước đó chủ thể đã phạm tội đó
ít nhất một lần và chưa bị xét xử.
20. Người mắc bệnh tâm thần thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong
BLHS thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
1


- Sai.
- Vì không phải mọi trường hợp người mắc bệnh tâm thần đều rơi vào tình trạng không có


năng lực trách nhiệm hình sự. Chỉ những người mắc bệnh tâm thần và bệnh khác đến mức
độ không có khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình (nghĩa là thỏa
mãn cả 2 dấu hiệu y học và tâm lý) thì mới được coi là không có năng lực chịu trách nhiệm
hình sự, không phải là chủ thể của tội phạm và không phải chịu trách nhiệm hình sự.
25. Người bị cưỡng bức thân thể thì không phải chịu trách nhiệm hình sự về xử sự gây thiệt
hại cho xã hội được quy định trong BLHS.
- Sai.
- Vì người bị cưỡng bức thân thể thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về xử sự gây thiệt
hại cho xã hội được quy định trong BLHS. Người bị cưỡng bức thân thể chỉ được coi là biểu
hiện của con người không phải là hành vi phạm tội và chỉ được xem xét là tình tiết giảm nhẹ
trách nhiệm hình sự được quy định tại Điểm k, Khoản 1, Điều 51, BLHS 2015 về Các tình
tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
“k) Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;”
II. Bài tập:
Bài tập 11:
1. Đối tượng tác động của hành vi phạm tội của Trung là bé Vy, chị Xuân, căn nhà cùng tài
sản khác.
2. Hành vi của Trung đã xâm phạm khách thể trực tiếp là tính mạng của bé Vy, sức khoẻ
của chị Xuân và tài sản.
3. Xét về hình thức thể hiện hành vi phạm tội của Trung thuộc loại hành động phạm tội.
4. Loại hậu quả do hành vi phạm tội của Trung gây ra là thiệt hại về vật chất và thể chất.
Mức độ thiệt hại của mỗi loại hậu quả:
- Thiệt hại về vật chất: Một phần vách nhà và tài sản trong nhà bị cháy, tổng thiệt hại là
10 triệu đồng.
- Thiệt hại về thể chất: bé Vy chết, chị Xuân bị bỏng nặng với tỷ thương tật là 41%.
2


5. Dạng quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm trong vụ án này đơn trực
tiếp.

Vì chỉ có một hành vi trái pháp luật của Trung là đốt nhà đóng vai trò là nguyên nhân trực
tiếp đưa đến hậu quả.
6. Lỗi của Trung đối với từng loại thiệt hại trong vụ án trên:
- Trung có lỗi cố ý trực tiếp đối với những thiệt hại về mặt vật chất.
Vì Trung nhận thức rõ hành vi của mình là gây nguy hiểm, thấy trước được hậu quả là
nhà sẽ cháy và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra. Như vậy theo Khoản 1, Điều 10, BLHS
2015 thì lỗi của Trung đối với những thiệt hại về mặt vật chất là lỗi cố ý trực tiếp.
- Trung có lỗi cố ý trực tiếp đối với những thiệt hại về mặt thể chất.
Vì Trung nhận thức rõ hành vi của mình là gây nguy hiểm, có thể thấy trước được hậu
quả của hành vi đó đối với bé Vy và chị Xuân nhưng vẫn mong muốn thực hiện hành vi đó.
Như vậy, theo Khoản 1, Điều 10, BLHS 2915 thì lỗi của Trung đối với những thiệt hại về
mặt thể chất là lỗi cố ý trực tiếp.
Bài tập 12:
1. Đối tượng tác động của hành vi phạm tội do A thực hiện là sợi dây chuyền trên cổ chị X
và chị X.
2. Hành vi của A đã xâm phạm đến khách thể trực tiếp là tính mạng và tài sản của chị X.
3. Loại hậu quả của hành vi phạm tội do A thực hiện là thiệt hại về thể chất (chị X chết) và
thiệt hại về vật chất.
4. Thái độ tâm lí đối với hành vi cướp giật tài sản và gây ra cái chết cho nạn nhân của A
trong vụ án thuộc trường hợp “hỗn hợp lỗi”.
Vì trường hợp hỗn hợp lỗi là trường hợp trong cấu thành tội phạm có hai loại lỗi (cố ý và
vô ý) được quy định đối với những tình tiết khách quan khác nhau.
A đã nảy sinh ý định chiếm đoạt sợi dây chuyền chị X nên thái độ của A đối với hành vi
cướp tài sản này được thực hiện với lỗi cố ý nhưng thái độ đối với việc làm cho chị X chết là
vô ý.

3


Bài tập 14:

1. Đối tượng tác động trong vụ án trên là nam sinh lớp 10.
Khách thể bị xâm phạm trong vụ án trên là tính mạng của nam sinh đó.
2. Trong trường hợp trên có sai lầm thực tế. Đó là sai lầm về đối tượng.
Vì trong trường hợp này A đã có sự nhầm lẫn nam sinh lớp 10 là X.
3. Quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm trong vụ án này thuộc dạng đơn
trực tiếp.
Vì trong vụ án này chỉ có một hành vi trái pháp luật là A dùng dao đâm hai nhát ngay tim
nam sinh lớp 10 đóng vai trò là nguyên nhân trực tiếp gây hậu quả - làm nạn nhân chết tại
chỗ.

4



×