Tải bản đầy đủ (.doc) (131 trang)

LUẬN VĂN: CƠ SỞ LÝ LUẬN THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG, LẬP DỰ TOÁN THI CÔNG, LẬP KẾ HOẠCH TÁC NGHIỆP (ĐỦ FILE)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 131 trang )

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Th.S LÊ QUANG PHÚC

GVHD:

PHẦN I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI
CƠNG, LẬP DỰ TỐN THI CƠNG, LẬP KẾ
HOẠCH TÁC NGHIỆP


SVTH: NGUYỄN CAO NGUYÊN
TRANG: 1


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Th.S LÊ QUANG PHÚC

GVHD:

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THIẾT KẾ TỔ CHỨC
THI CƠNG CƠNG TRÌNH GIAO THÔNG
I. NHỮNG KHÁI NIỆM VỀ TỔ CHỨC ĐIỀU HÀNH VÀ SẢN XUẤT TRONG XÂY
DỰNG GIAO THÔNG:

I.1 . Tổ chức sản xuất:

Công tác tổ chức sản xuất còn là việc phân
chia quá trình sản xuất phức tạp thành các quá trình
thành phần, trên cơ sở đó áp dụng những hình thức
công nghệ, các biện pháp tổ chức phân công lao


động và các phương tiện, công cụ lao động thích hợp,
đồng thời tìm biện pháp, phối hợp một cách hài
hòa giữa các bộ phận tham gia trong quá trình sản
xuất theo không gian và thời gian để đạt hiệu quả
cao nhất.
Công tác tổ chức sản xuất được tiến hành dựa
trên kiến thức công nghệ học, khoa học tổ chức và
tâm lý lãnh đạo.
I.2 . Tổ chức sản xuất xây dựng:

Tổ chức sản xuất xây dựng là sự kết hợp, phối
hợp hợp lý về mặt không gian, thời gian giữa sức lao
động, tư liệu lao động và đối tượng lao động phù hợp
với các đòi hỏi khách quan cuă các quá trình sản
xuất, nhằm đạt tới tiến trình tối ưu của quá trình
sản xuất, đạt thời gian xây dựng ngắn nhất và giá
thành rẽ nhất.
I.3 .Tổ chức thi cơng xây lắp:

Khái niệm này thường được hiểu ở nghóa hẹp hơn
và ở mức độ cụ thể hơn so với khái niệm tổ chức
sản xuất xây dựng và tổ chức sản xuất công trình.
Tổ chức xây lắp công trình cụ thể chỉ bao gồm
các công việc chủ yếu: Tổ chức, bố trí, phối hợp cụ
thể giữa công cụ lao động, con người lao động với
nhau theo không gian và thời gian trên phạm vi công
trường xây lắp một công trình cụ thể nào đó.
SVTH: NGUYỄN CAO NGUYÊN
TRANG: 2



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Th.S LÊ QUANG PHÚC

GVHD:

Trong khi đó, khái niệm tổ chức sản xuất xây
dựng và tổ chức xây dựng công trình ngoài việc
tổ chức thi công xây lắp là bộ phận chủ yếu,
nó còn bao gồm cả các quá trình tổ chức phục
vụ cho quá trình tổ chức xây lắp trực tiếp như tổ
chức cung ứng vật tư, tổ chức đội máy thi công,
tổ chức lao động …
II. ĐẶC ĐIỂM CỦA XÂY DỰNG GIAO THƠNG:
Bên cạnh những đặc điểm chung, xây dựng giao
thông và sản phẩm của nó còn có những đặc
điểm riêng .
II.1 Diện thi công phân tán, kéo dài theo thời gian, địa
điểm sản xuất các công trình giao thông thường phân
tán trên nhiều vùng lãnh thổ và kéo dài theo tuyến
như: Thi công một tuyến đường dài hàng chục có khi
hàng trăm km. Do đó làm cho việc tổ chức thi công
trở nên phức tạp, gây khó khăn cho việc kiểm tra,
lãnh đạo bố trí công nhân cho việc điều phối vật tư,
xe máy và công nhân cũng như tổ chức sữa chữa
thiết bị xe máy trong quá trình thi công.
II.2 Địa điểm sản xuất xây dựng thường xuyên thay
đổi.
Địa điểm sản xuất xây dựng phụ thuộc vào vị trí
xây dựng công trình. Vì vị trí công trình thì cố định nên

người lao động và công cụ lao động phải luôn di
chuyển từ công trường này đến công trường khác.
Đặc điểm này làm cho sản xuất xây dựng có tính
chất thường xuyên lưu động, thiếu ổn định.
Do tính chất lưu động thiếu ổn định của tổ chức
sản xuất xây dựng giao thông mà gây khó khăn
nhiều cho công tác chuẩn bị thi công và gây tốn
kém trong việc xây dựng các công trình tạm như: Nhà
cửa, kho tàng, bến bãi… di chuyển người và thiết bị
SVTH: NGUYỄN CAO NGUYÊN
TRANG: 3


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Th.S LÊ QUANG PHÚC

GVHD:

máy móc thi công gây khó khăn về đời sống sinh
hoạt của cán bộ công nhân viên.
II.3 Chịu ảnh hưởng lớn bởi điều kiện tự nhiên nơi xây
dựng công trình như: Địa hình, thời tiết, khí hậu, thủy
văn và kể cả điều kiện kinh tế xã hội. Mỗi công
trình ở những địa bàn khác nhau có những điều kiện
tự nhiên kinh tế xã hội khác nhau nên phương án tổ
chức thi công phải được nghiên cứu thích hợp như:
Phương án bố trí mặt bằng thi công, phương án thi
công theo mùa tránh tổn thất do thời tiết, khí hậu
gây nên, phương án tận dụng vật liệu, lao động và
các dịch vụ tại địa phương.

II.4 Sản phẩm của quá trình sản xuất xây dựng giao
thông là đơn chiếc có khối lượng lớn và phân bổ
không đều chẳng hạn như: Cầu to, cầu nhỏ, cầu bê
tông, cầu thép đủ loại; đủ loại mặt đường đi; còn
nền đường thì khối lượng phân bố chỗ nhiều chỗ ít.
.

III. NHỮNG NGUYÊN TẮC VỀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT TRONG XÂY DỰNG GIAO
THƠNG:

III.1 Vận dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, những
kinh nghiệm thi công tiên tiến trong xây dựng giao
thông.
III.2 Cơ giới hóa, công xưởng hóa và tiến tới tự động
hóa trong thi công và sản
xuất
vật liệu xây dựng các công trình giao thông.
III.3

p dụng các phương pháp tổ chức thi công tiên
tiến trong xây dựng giao thông.

III.4 Bảo đảm tính cân đối nhịp nhàng và liên tục quanh
năm trong sản xuất xây dựng giao thông.

CHƯƠNG II : THIẾT KẾ TỔ CHỨC XÂY DỰNG CÁC CƠNG
TRÌNH GIAO THƠNG
I. KHÁI NIỆM CHUNG CƠNG TÁC TỔ CHỨC THI CƠNG :
Công tác tổ chức thi công công trình giao thông
là sự tổng hợp của nhiều loại công tác khác nhau,

từ các công tác chuẩn bị, các công tác thi công
chính cho đến các công tác hoàn thiện cuối cùng.
SVTH: NGUYỄN CAO NGUYÊN
TRANG: 4


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Th.S LÊ QUANG PHÚC

GVHD:

Quá trình xây dựng các công trình giao thông là rất
phức tạp, phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, thời tiết,
khối lượng công tác thường rất lớn, phải sử dụng
nhiều máy móc, thiết bị khác nhau trong điều kiện
thi công không ngừng thay đổi.v..v. Vì vậy, chỉ có
thể tiến hành tốt nếu làm tốt công tác tổ chức
và kế hoạch hoá thi công.
II.

CÁC GIAI ĐOẠN THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG VÀ NỘI DUNG CỦA TỪNG
GIAI ĐOẠN:

II.1. Các giai đoạn thiết kế tổ chức thi cơng:
 Thiết kê tổ chức thi công chỉ đạo: do đơn vị thiết
kế lập ở giai đoạn thiết kế, nêu ra những vấn đề
về thi công có tính nguyên tắc, không đi sâu vào
quá trình thi công chi tiết, cụ thể nên được gọi là
thiết kế tổ chức thi công chủ đạo, nó là một bộ
phận của hồ sơ thiết kế nhằm bảo đảm tính thực

hiện của phương án thiết kế kỹ thuật, là cơ sở
lập dự toán thiết kế, lập kế hoạch và phân phối
vốn đầu tư xây dựng, là cơ sở để làm công tác
chuẩn bị cho xây dựng công trình (như chuẩn bị mặt
bằng, tổ chức đấu thầu…).
 Thiết kế tổ chức thi công chi tiết: do đơn vị thi
công lập khi làm hồ sơ dự thầu và trước khi thi
công công trình nhằm hướng dẫn đơn vị thi công
tiến hành thi công công trình, nó được cụ thể hóa,
chi tiết hóa phương án tổ chức thi công chỉ đạo và
trên cơ sở năng lực của đơn vị thi công, vì vậy, nó
được gọi là thiết kế tổ chức thi công chi tiết.
II.1.1. Thiết kế tổ chức thi cơng chỉ đạo:
II.1.1.1. Mục đích:
Làm cơ sở để cấp trên phê duyệt cho phép xây
dựng công trình, duyệt và ghi vào kế hoạch vốn đầu
tư, về thời gian thi công, về khả năng huy động lực
lượng thi công…
Chọn sơ đồ tổ chức thi công tổng quát trên toàn
tuyến, là căn cứ để lập dự toán chi phí xây dựng
hợp lý.
SVTH: NGUYỄN CAO NGUYÊN
TRANG: 5


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Th.S LÊ QUANG PHÚC

GVHD:


Làm cơ sở triển khai các công tác chuẩn bị thi
công như : giải phóng mặt bằng, đặt mua vật liệu,
huy động các phương tiện sản xuất…
Thiết kế tổ chức thi công chỉ đạo thường tiến
hành đồng thời với thiết kế kỹ thuật, nhằm đảm
bảo mối liên hệ phù hợp giữa các giải pháp thiết
kế kết cấu với giải pháp về tổ chức và kỹ thuật
thi công. Tổ chức hoặc đơn vị thiết kế kỹ thuật sẽ
chịu trách nhiệm thiết kế tổ chức thi công chỉ đạo
hoặc có thể do đơn vị thiết kế chuyên môn khác
thực hiện thiết kế thi công chỉ đạo theo hợp đồng
kinh tế, nhưng phải được sự chấp thuận của tổ chức
thực hiện thiết kế chính.
II.1.1.2.Căn cứ để lập thiết kế tổ chức thi cơng chỉ đạo:
 Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, xã hội tại địa
điểm xây dựng: điều kiện địa chất, thuỷ văn,
khí hậu, điều kiện mặt bằng thi công, điều kiện
giao thông công cộng khu vực thi công.
 Căn cứ vào dự án đầu tư, đặc biệt là hồ sơ
thiết kế kỹ thuật, khối lượng công tác và yêu
cầu thiết kế.
 Căn cứ vào điều kiện cung cấp vật liệu cho thi
công.
 Căn cứ vào trình độ thi công và khả năng
trang bị máy móc, thiết bị của các đơn vị thi
công của ngành.

 Căn cứ vào định mức hao phí lao động, định
mức hao phí máy móc, thiết bị thi công, định
mức tiêu dùng vật liệu, nguyên liệu và các

thông tư, văn bản hiện hành có liên quan đến
công tác thiết kế thi công.
II.1.1.3.Nội dung của thiết kế tổ chức thi công chỉ đạo:
.a

Phần 1: Thuyết minh chung.
Cần nêu lên một số vấn đề sau:
 Điều kiện tự nhiên xã hội khu vực thi công như :
tình hình khí hậu, thủy văn, địa hình khu vực thi

SVTH: NGUYỄN CAO NGUYÊN
TRANG: 6


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Th.S LÊ QUANG PHÚC

GVHD:

công, tình hình dân cư và tình hình giao thông khu
vực thi công. Vấn đề đảm bảo giao thông trong
quá trình thi công .
 Thời hạn thi công từng hạng mục cũng như toàn
bộ công trình, khả năng triển khai lực lượng thi
công. Điều kiện mặt bằng thi công và khả
năng phân bố khu vực công trường.
 Cơ sở và các chỉ tiêu lựa chọn phương án thi
công các công trình chính .
.b


Phần 2: Khối lượng cơng tác:
 Liệt kê khối lượng công tác chuẩn bị, khối
lượng công tác xây lắp, công tác vận chuyển,
có dự kiến phân khai khối lượng chon q và
năm.
 Xác định nhu cầu lực lượng lao động cho thi công
theo q, năm.
 Xác định nhu cầu máy móc thiết bị, phương tiện
thi công và phương tiện vận chuyển phục vụ thi
công theo q, năm.

.c

Phần 3: Tiến độ thi cơng:
 Tiến độ khái quát cho từng hạng mục công trình
chính.

 Tiến đo chung cho các công trình phụ ở từng khu
vực.

 Tiến độ chung cho các công tác chuẩn bị chủ
yếu.
.d

Phần 4: Tổng bình đồ thi cơng thể hiện trên bình đồ tổng thể những
nội dung:
 Vị trí những hạng mục công trình chính.
 Đường vận chuyển chính.
 Phân chia các khu vực.
 Vị trí các kho bãi vật liệu, cấu kiện các xưởng,

trạm xe máy…

SVTH: NGUYỄN CAO NGUYÊN
TRANG: 7


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Th.S LÊ QUANG PHÚC

GVHD:

II.1.2. Thiết kế tổ chức thi cơng chi tiết:
Thiết kế tổ chức thi công chi tiết tổ chức do xây
lắp thực hiện nhằm mục đích để hướng dẫn đơn vị thi
công ở công trường.
Thiết kế tổ chức thi công chi tiết được tiến hành
trên cơ sở thiết kế bản vẽ thi công. Là một bước cụ
thể hoá những gì có trong thiết kế tổ chức thi công
chỉ đạo. Với yêu cầu là có thể trực tiếp sử dụng để
hướng dẫn thi công cụ thể cho các đơn vị thi công tại
hiện trường.
II.1.2.1. Căn cứ lập thiết kế tổ chức thi cơng chi tiết:
 Căn cứ vào hồ sơ thiết kế kó thuật và thiết
kế tổ chức thi công chỉ đạo đã được cấp thẩm
quyền phê duyệt.
 Căn cứ vào tổng dự toán xây dựng bản thi
công, các hợp đồng cung cấp và vận chuyển
vật tư, thiết bị và máy móc thi công.
 Căn cứ vào tài liệu điều tra, khảo sát thăm
dò địa điểm và khu vực thi công.

 Căn cứ vào yêu cầu tiến độ thi công theo hợp
đồng kinh tế đã kí kết.
 Căn cứ vào lực lượng xây dựng trang bị kó thuật
và trình tổ chức thi công, khả năng cung cấp
các nguồn lực cho thi công như: Khả năng cung
cấp máy móc thiết bị, cung cấp vật tư …
 Căn cứ vào các qui trình, qui phạm thi công, các
định mức hao phí và các thông tư, văn bản có
liên quan đến công tác thiết kế tổ chức thi
công.
II.1.2.2. .Nội dung thiết kế tổ chức thi cơng chi tiết:
Nội dung thiết kế tổ chức thi công chi tiết cũng
tương tự như thiết kế tổ chức thi công chỉ đạo, nhưng
với yêu cầu chi tiết hơn và cụ thể hoá hơn, đồng
thời phải phù hợp với khả năng và điều kiện của
tổ chức thi công nhằm hướng dẫn đơn vị thi công sau
. Gồm 4 nội dung sau:
SVTH: NGUYỄN CAO NGUYÊN
TRANG: 8


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Th.S LÊ QUANG PHÚC

GVHD:

a.Phần 1: Thuyết minh chung:
 Đặc điểûm của công trình hạng mục công trình.
 Thời hạn thi công của công trình và từng hạng
mục công trình.

 Tổ chức tổ đội lao động và vấn đề trang bị
công cụ lao động cho các tổ đội.
 Biện pháp kỹ thuật thi công cho từng hạng mục
công trình và luận cứ lựa chọn các giải pháp
kỹ thuật đó.
b.Phần 2: Khối lượng cơng tác:
 Phân khai khối lượng thi công cho từng tháng và
tuần kỳ (10 ngày).
 Số công nhân chuyên nghiệp yêu cầu.
 Khối lượng vật liệu, cấu kiện điều phối đến
tận các địa điểm thi công theo tiến độ.

 Số lượng máy móc thiết bị điều phối đến các
địa điểm thi công theo tiến độ.
 Số lượng phương tiện vận chuyển của từng địa
điểm thi công.
c.Phần 3: Tiến độ thi cơng:

 Tiến độ cho từng quá trình thi công, từng hạng
mục, từng công việc.
 Tiến độ cho từng loại công tác chuẩn bị cho thi
công.
d.Phần 4: Tổng bình đồ tổng thể:
 Mặt bằng thi công công trình và từng hạng mục
công trình.
 Đường vận chuyển trong từng giai đoạn thi công.
Mặt bằng bố trí các kho, bãi, xưởng gia công,
phụ trợ, nhà cửa tạm…
 Bố trí các thiết bị cơ giới.
 Mạng lưới điện, nước, thông tin liên lạc.

SVTH: NGUYỄN CAO NGUYÊN
TRANG: 9


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Th.S LÊ QUANG PHÚC

GVHD:

II.1 . Trình tự các bước lập thiết kế tổ chức thi cơng:
Thiết kế tổ chức thi công được xác lập trên cơ
sở các biện pháp kỹ thuật thi công đã nghiên cứu
kỹ nhằm xác định những vấn đề chủ yếu sau:
 Trình tự tiến hành các công tác.
 Quan hệ ràng buộc giữa các dạng công tác
với nhau.
 Thời gian hoàn thành từng công việc, hạng mục
và toàn bộ công trình.
 Nhu cầu về nhân tài vật lực cần thiết cho từng
công việc vào những thời gian nhất định.
Trình tự các bước:
II.2.1 . Bước 1_Công tác chuẩn bị cho thiết kế tổ chức thi cơng:
 Nghiên cứu hồ sơ thiết kế kỹ thuật và các tài
liệu khác có liên quan.
 Nghiên cứu các điều kiện tư nhiên xã hội có
ïliên quan đến phương án tổ chức thi công như::
khí hậu, thời tiết, thuỷ văn khu vực thi công vì
có liên quan đến mùa thi công và mùa vận
chuyển. Về địa hành có liên quan đến chọn
mũi thi công. Về điều kiện xã hội môi trường

khu vực thi công xem có liên quan gì đến quá
trình thi công.
 Nghiên cứu khả năng cung cấp về nguồn lực
cho thi công như: lao động, vật tư, thiết bị xe
máy, nguồn năng lượng… từ đó để đưa ra biện
pháp tổ chức thi công hợp lý.
II.2.2 . Bước 2_ Lựa chọn biện pháp tổ chức thi cơng:

 Toàn bộ công trình được phân chia ra các hạng
mục công trình, các hạng mục công việc theo
trình tự tiến hành từ bước chuẩn bị cho đến khi
hoàn thành công trình, cũng có thể chia công
trình thành các phân đoạn thi công.
 Lựa chọn các biện pháp tổ chức thi công phù
hợp với yêu cầu kỹ thuật thi công của từng
SVTH: NGUYỄN CAO NGUYÊN
TRANG: 10


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Th.S LÊ QUANG PHÚC

GVHD:

hạng mục công trình, từng công việc, từng phân
đoạn.
II.2.3 . Bước 3_Xác định khối lượng cơng tác:
Căn cứ vào hồ sơ thiết kế kỹ thuật, bản vẽ thi
công xác định khối lượng công tác với từng công
việc, từng hạng mục công trình và toàn bộ công

trình.
II.2.4 . Bước 4_Xác định hao phí cần thiết cho thi cơng:
Căn cứ vào khối lượng công tác, biện pháp tổ
chức thi công, lựa chọn các định mức lao động, xe
máy, vật liệu thích hợp để xác định ra nhu cầu về
vật liệu, lao động, thiết bị xe máy cần thiết.
II.2.5 . Bước 5_Tổ chức lực lượng thi cơng và xác định thời gian thi cơng:
Căn cứ vào yêu cầu kỹ thuật, mặt bằng thi
công (diện thi công), khả năng huy động lao động và
xe máy thi công để tổ chức lực lượng thi công từng
công việc, hạng mục công trình. Từ lực lượng thi công
này với số lượng hao phí lao động, xe máy đã xác
định trên sẽ xác định được thời gian thi công.
Ngược lại do yêu cầu cần phải đảm bảo tiến độ
thi công thì từ nhu cầu về hao phí lao độn và xe máy
thi công, với thời gian khống chế ta xác định ra lực
lượng lao động (xe máy ) cần thiết để thi công.
II.2.6 . Bước 6_Xác định tiến độ thi cơng:
Tiến độ thi công toàn bộ công trình được hình
thành trên cơ sở sắp xếp thời gian thực hiện các
quá trình thi công với những yêu cầu:


Trình tự công nghệ thi công hợp lý.

• Phân bố điều hòa lực lượng lao động, thiết bị
máy móc, vật liệu…
• Thời gian hoàn thành từng quá trình cũng như
toàn bộ công trình là sớm nhất với giá thành
thấp nhất.

• Từ tiến độ thi công đã được xác định làm căn
cứ lên kế hoạch thi công.
SVTH: NGUYỄN CAO NGUYÊN
TRANG: 11


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Th.S LÊ QUANG PHÚC

GVHD:

II.2.7 . Bước 7_Xét chọn phương án thiết kế tổ chức thi cơng:
• Để lựa chọn phương án trước tiên cần tính toán
các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật xã hội cần thiết
của từng phương án.

• Tùy mục đích xây dựng công trình để chọn chỉ
tiêu so sánh lựa chọn phương án tổ chức thi
coâng.
II.2.8 . Bước 8_Xác định các biện pháp tổ chức thực hiện:
• Xác định những nhu cầu cần thiết và các biện
pháp tổ chức thực hiện như cung ứng vật tư ,
thiết bị, xe máy, lao động…
• Biện pháp tổ chức quản lý sản xuất, điều độ
thi công.
• Biện pháp giám sát kỹ thuật và kiểm tra chất
lượng sản phẩm xây dựng.
• Biện pháp an toàn lao động.
III. PHUƠNG PHÁP TỔ CHỨC SẢN XUẤT TRONG XÂY DỰNG GIAO
THƠNG:


Tổ chức thi công là tiến hành một loạt các biện
pháp tổng hợp nhằm bố trí đúng lúc và đúng chỗ
mọi lực lượng lao động, máy móc, vật tư và các
nguồn năng lượng … cần thiết cho việc xây dựng
đường, đồng thời xác định rõ thứ tự sử dụng để
đảm bảo hoàn thành công trình thi công đúng thời
hạn, rẻ, chất lượng tốt và bản thân lực lượng lao
động cũng như xe, máy có thể có điều kiện để đạt
được năng suất và các chỉ tiêu sử dụng cao .
Muốn tổ chức thi công tốt, đạt hiệu quả cao thì
phải tiến hành tổ chức thi công trên cơ sở phương
pháp tổ chức thi công tiến tiến và thích hợp với
các điều kiện thực tế .

SVTH: NGUYỄN CAO NGUYÊN
TRANG: 12


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Th.S LÊ QUANG PHÚC

GVHD:

III.1. Ý nghĩa:
Mỗi một phương pháp tổ chức thi công khác nhau
sẽ cho kết quả khác nhau về các mặt:
 Lực lượng thi công (người, máy) khác nhau.
 Phối hợp các khâu thi công về không gian và
thời gian khác nhau.

 Yêu cầu về cung ứng vật tư khác nhau.
 Thứ tự và thời gian đưa công trình vào sử dụng
khác nhau.
Như vậy, cùng một đối tượng thi công, nếu chọn
phương pháp tổ chức thi công khác nhau sẽ dẫn đến
các phương án thiết kế tổ chức thi công khác nhau
với các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật khác nhau. Chính vì
thế cần phải nghiên cứu kỹ để chọn phương pháp
tổ chức thi công hợp lý sát với điều kiện thực tế
công trình thì phương án tổ chức thi công mới đath
hiệu quả cao.
Hiện nay trong xây dựng các công trình giao thông
ta thường vận dụng các phương pháp tổ chức sau:
 Tổ chức thi công theo kiểu tuần tự.
 Tổ chức thi công theo kiểu song song.
 Tổ chức thi công theo kiểu dây chuyền.
 Tổ chức thi công theo kiểu hỗn hợp.
III.2. Các phương pháp tổ chức thi công:
III.2.1. Phương pháp tổ chức thi cơng đường theo kiểu tuần tự:
III.2.1.1. Khái niệm:
Tổ chức thi công tuần tự là bố trí một đơn vị thi
công làm toàn bộ các quá trình từ a 1 đến an , làm
xong khu vực này lại chuyển sang khu vực khác (từ 1
đến m) cho đến khi hoàn thành toàn bộ công trình.
III.2.1.2. Bản chất của phương pháp tuần tự:
SVTH: NGUYỄN CAO NGUYÊN
TRANG: 13


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Th.S LÊ QUANG PHÚC

GVHD:

Quá trình sản xuất tạo ra được sản phẩm được
phân chia ra nhiều quá trình thành phần (theo trình tự
công nghệ hoặc khối lượng công tác hoặc khu vực
công tác). Đơn vị thi công (sản xuất) sẽ tiến hành
lần lượt từ quá trình công nghệ này đến quá trình
công nghệ tiếp theo (hoặc từ khu vực này đến khu
vực tiếp theo). Khi đơn vị thực hiện đến quá trình cuối
cùng tạo ra sản phẩm thì sản phẩm được hoàn thiện
và tiếp tục sang hoàn thiện sản phẩm khác.
Cũng có thể công trình được chia ra nhiều khu vực
hoặc nhiều hạng mục công trình, đơn vị thi công lần
lượt tiến hành thực hiện từ khu vực hoặc hạng mục 1
đến khu vực hoặc hạng mục cuối cùng. Trên mỗi khu
vực đơn vị thực hiện mọi công việc từ khâu chuẩn bị
đến khâu hoàn thiện.
III.2.1.3. Đặc điểm:
 Lực lượng thi công không cần lớn.
 Việc chỉ đạo thi công tập trung.
 Thời gian thi công kéo dài, chậm đưa công trình
vào sử dụng.
 Không chuyên hóa dẫn đến năng suất thấp,
chất lượng kém, nhưng nếu chuyên môn hóa thì
dẫn đến chờ đợi gây lãng phí.
 Việc trang bị thiết bị máy móc cho đơn vị thi
công phải đầy đủ cho tất cả các quá trình
dẫn đến sử dụng không hết thời gian công

suất thiết bị máy móc.
 Đơn vị thi công phải lưu động nhiều.
III.2.2. Phương pháp thi cơng song song:
III.2.2.1. Khái niệm:
Tổ chức thi công song song là trên m khu vực bố trí
m đơn vị thi công cùng thi công đồng thời trong cùng
một khoảng thời gian. Mỗi đơn vi thi công đều phải
thực hiện n quá trình trên khu cực đơn vị mình đảm
nhiệm, các đơn vị thi công này hoàn toàn độc lập
với nhau.
SVTH: NGUYỄN CAO NGUYÊN
TRANG: 14


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Th.S LÊ QUANG PHÚC

GVHD:

III.2.2.2. Đặc điểm:
 Thời gian thi công ngắn, sớm đưa công trình vào
sử dụng.
 Đơn vị thi công không phải lưu động nhiều.
 Lực lượng thi công lớn gây khó khăn về cung
ứng, sửa chữa.
 Việc chỉ đạo thi công trên diện rộng, trong thời
gian ngắn, lực lượng thi công lại lớn nên rất
căng thẳng.
 Không chuyên môn hóa nên không khai thác
hết khả năng người và thiết bị máy móc.

 Khối lượng dỡ dang nhiều dễ phát sinh lãng phí
và không đưa từng phần công trình vào sử
dụng sớm được.
III.2.3. Tổ chức thi cơng theo phương pháp dây chuyền:
III.2.3.1. Khái niệm:
Toàn bộ việc tổ chức thi công được chia thành nhiều
loại công việc theo trình tự công nghệ sản xuất, mỗi công việc
hoặc trình tự đều do mộtđđơn vị chuyên nghiệp có trang bị
nhân lực và máy móc chuyên môn hóa thích hợp, lần lượt
thực hiện phần việc của mình trên từng khu vực từ 1đđến m.Trên
từng khu vực các đội chuyên môn hóa ứng với từng quá trình
lần lượt thi công theo trình tự công nghệ (từ 1đđến n). Khi đơn vị
chuyên nghiệp cuối cùng hoàn thành quá trình của mình
trên mỗi khu vực là khu vực ấy hoàn thành. Khiđđơn vị
chuyên nghiệp cuối cùng hoàn thành quá trình của mình
trên khu vực cuối cùng thì toàn bộ công trình hoàn thành.
Phương pháp thi công theo dây chuyền là phương pháp
tổ chức thi công tiên tiến và rất thích hợp với tính chất
kéo dài của công trình đường xá.

SVTH: NGUYỄN CAO NGUYÊN
TRANG: 15


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Th.S LÊ QUANG PHÚC

GVHD:

III.2.3.2. Chỉ tiêu biểu hiện:


Thđ = Tkt + Tôđ + Tth
Trong đó:
Thđ : Thời gian hoạt động dây chuyền (thời gian
thi công công trình).
Tkt : Thời gian kỹ thuật dây chuyền.
Tôđ : Thời gian ổn định dây chuyền.
Tth : Thời gian thu hẹp dây chuyền.

 Những đặc điểm chủ yếu của phương pháp
thi công theo kiểu dây chuyền.
Trong các khoảng thời gian bằng nhau (ca, ngày
đêm) sẽ làm xong các đoạn đường có chiều dài
bằng nhau, các đoạn đường làm xong sẽ kéo dài
thành một dải liên tục theo một hướng.

SVTH: NGUYỄN CAO NGUYÊN
TRANG: 16


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Th.S LÊ QUANG PHÚC

GVHD:

Tất cả các công việc đều do các phân đội
chuyên nghiệp được bố trí theo loại công tác chính và
trang bị bằng các máy thi công thích hợp hoàn thành.
Các phân đội chuyên nghiệp di chuyển lần lượt
theo tuyến đường đang làm và hoàn tất tất cả các

công tác được giao.
Sau khi phân đội cuối cùng đi qua thì tuyến đã
hoàn thành và được đưa vào sử dụng.
Như vậy tổ chức thi công theo phương pháp
dây chuyền cũng dựa trên nguyên tắc chuyên
môn hoá như phương pháp sản xuất dây
chuyền trong công nghiệp. Tuy nhiên do đặc
điểm của công tác xây dựng đường ô tô có
đặc điểm khác cơ bản so với dây chuyền công
nghiệp.
Sản phẩm ở đây không di động mà phương tiện
sản xuất luôn di động
Dây chuyền thi công đường không thể ổn định
như sản xuất trong nhà máy vì đối tượng thi công là
các đoạn đường không khi nào giống hệt nhau, lại
phải chịu ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu.
III.2.3.3. Ưu điểm của phương pháp thi công theo kiểu dây chuyền:
Phương pháp thi công theo dây chuyền khắc phục
được những nhược điểm và phát huy được những ưu
điểm của hai phương pháp trên.
 Sau thời kỳ triển khai dây chuyền thì từng khu
vực công trình có thể đưa vào sử dụng.
 Máy móc tập trung theo các đơn vị chuyên môn
hóa nên việc khai thác, quản lý sữa chữa tốt
hơn.

SVTH: NGUYỄN CAO NGUYÊN
TRANG: 17



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Th.S LÊ QUANG PHÚC

GVHD:

 Công nhân được chuyên nghiệp hoá nên có
năng suất và chất lượng hơn.
 Diện thi công tập trung trong khoảng chiều dài
khai triển dây chuyên nên việc chỉ đạo kiểm tra
thuận lợi.
 Tạo điều kiện nâng cao trình độ thi công nói
chung, tạo điều kiện áp dụng tiến bộ khoa học
kỹ thuật.
 Cung ứng vật tư đều đặn.
 Thường xuyên lưu động.
III.2.3.4. Phân loại:
a. Theo kết cấu của dây chuyền: có 3 loại dây chuyền:
 Dây chuyền bước công việc:
Là quá trình thi công gồm 1 số máy (một số
người) thực hiện một số công việc nào đó mà về
mặt công nghệ, các công việc này có liên quan
chặt chẽ với nhau, về mặt tổ chức các máy móc
này cùng làm với nhau trên một vị trí và trong cùng
một thời gian, làm xong ở vị trí này lại chuyển sang
vị trí khác theo một chu kỳ nhất định, đơn vị thời gian
để tính chu kỳ là giờ.
 Dây chuyền đơn (dây chuyền chuyên nghiệp)
Là một quá trình thi công được tạo bởi một số
dây chuyền bước công việc có quan hệ với nhau về
công nghệ, thời gian và không gian để thực hiện

một quá trình thi công giản đơn nào đó.
Vì dây chuyền giản đơn là một tổ chức thi công
được trang bị một số thiết bị máy móc thi công
chuyên dùng để thực hiện một quá trình giản đơn
trong toàn bộ quá trình thi công tổng hợp, nên còn
gọi là dây chuyền chuyên nghiệp.
Đơn vị thời gian để tính chu kỳ ở đây là ca hoặc
ngày đêm.
SVTH: NGUYỄN CAO NGUYÊN
TRANG: 18


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Th.S LÊ QUANG PHÚC

GVHD:

 Dây chuyền tổ hợp.
Dây chuyền tổ hợp là một tổ chức được tạo bởi
nhiều dây chuyền đơn để thực hiện một quá trình
tổng hợp thi công một đối tượng thi công nào đó.
Các dây chuyền đơn này có mối quan hệ chặt
chẽ với nhau về trình tự công nghệ, về không gian,
thời gian và tổ chức lực lượng xe máy thi công trong
dây chuyền tổ hợp.
Kết quả hoạt động của dây chuyền tổ hợp là
sản phẩm hoàn thành.
Một đối tượng thi công nếu có khối lượng lớn,
yêu cầu thời gian thi công gấp với điều kiện năng
lực thi công cho phép thì có thể tổ chức nhiều dây

chuyền tổ hợp thi công song song với nhau.
III.2.3.5. Các điều kiện tổ chức thi cơng theo phương pháp dây chuyền:
 Khối lượng trên các đoạn công trình hoặc trên
tuyến đường phải đồng đều hoặc thay đổi ít, trình
tự công nghệ phải tương tự nhau. Khối lượng công
trình phải tương đối lớn hoặc số đoạn công trình
quá ít thì thi công kiểu dây chuyền là không có
hiệu quả.
 Trang thiết bị máy móc thi công phải được đồng
bộ và cân đối cho các dây chuyền chuyên nghiệp
để đảm bảo được tốc độ của dây chuyền.
 Đội ngủ công nhân phải có tay nghề phù hợp và
có tính tổ chức cao.
 Cung cấp nguyên vật liệu phải đầy đủ, kịp thời
theo yêu cầu tiến độ (công tác chỉ đạo thi công
phải sát sao kịp thời, vì chỉ cần một khâu bị phá
vỡ tiến độ là ảnh hưởng đến toàn bộ công
trình).
 Đảm bảo tốt điều kiện sinh hoạt cán bộ công
nhân viên trong điều kiện di động, đảm bảo tốt
các điều kiện sửa chữa bảo dưỡng xe máy.
III.2.3.6. Các tham số của dây chuyền:
SVTH: NGUYỄN CAO NGUYÊN
TRANG: 19


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Th.S LÊ QUANG PHÚC

GVHD:


III.2.3.6.1. Tham số thời gian:
.a Nhịp dây chuyền (kij ).
Nhịp dây chuyền đơn là thời gian dây chuyền đơn
thực hiện phần công việc của mình trên từng đoạn
công trình, đơn vị đo là ca hoặc ngày đêm. Nhịp dây
chuyền là một tham số chủ yếu của dây chuyền
đoạn công trình nó quan hệ và có tính chất chi phối
đến nhiều các tham số khác của dây chuyền.
Ký hiệu: Kij ( j = 1 ÷ m; i = 1 ÷ n)
Trong đó:
m là số đoạn công trình
n là số dây chuyền đơn.
Nhịp dây chuyền là tham số chỉ có ở dây
chuyền đoạn công trình mà không có ở dây chuyền
tuyến tính.
Thời gian hoạt động của dây chuyền đơn được tính
theo công thức:
.b Tốc độ dây chuyền:
Tốc độ dây chuyền đơn (v i) là chiều dài đoạn
tuyến mà dây chuyền đơn đó hoàn thành mọi khâu
công tác của mình phụ trách trong một đơn vị thời gian.
Đơn vị đo chiều dài là m hay km.
Thời gian ở đây là 1 ca hoặc 1 ngày đêm (nếu 1
ngày đêm làm 2 đến 3 ca).
Tốc độ dây chuyền tổ hợp (V) là chiều dài đoạn
tuyến được hoàn thành toàn bộ trong một đơn vị
thời gian (m hoặc km / 1 ca hay 1 ngày đêm).
Tốc độ dây chuyền là một chỉ tiêu cơ bản nhất
của dây chuyền tuyến tính, nó biểu thị năng suất

công tác của dây chuyền và biểu thị về trình dộ
trang bị cũng như sử dụng các phương tiện cơ giới.
Tốc độ dây chuyền đơn là một tham số chi phối
phần lớn các tham số khác của dây chuyền tổ hợp,
tốc độ dây chuyền càng lớn thì thời hạn thi công
càng ngắn.
SVTH: NGUYỄN CAO NGUYÊN
TRANG: 20


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Th.S LÊ QUANG PHÚC

GVHD:

Tốc độ dây chuyền là một tham số chỉ có ở
loại dây chuyền tuyến tính mà không có ở dây
chuyền đoạn công trình.
.c Bước dây chuyền.
Bước dây chuyền đơn (R) là khoảng cách thời gian
giữa sự bắt đầu của 2 dây chuyền đơn kế tiếp nhau.
Đơn vị tính bước dây chuyền đơn là ca hoặc ngày
đêm.
Bước của dây chuyền bước công việc (r) là
khoảng cách thời gian giữa 2 dây chuyền bước công
việc kế tiếp nhau bước vào thi công. Đơn vị thời gian
để tính bước dây chuyền công việc là giờ.
.d Thời kỳ khai triển dây chuyền.
Thời kỳ khai triển dây chuyền tổ hợp T kt là thời
gian kể từ lúc dây chuyền đơn bắt đầu triển khai

đến khi dây chuyền đơn cuối cùng của tổ hợp bắt
đầu hoạt động, đơn vị tính là ca hoặc ngày đêm.
Thời kỳ khai triển dây chuyền tổ hợp T kt dài hay
ngắn phù thuộc số lượng dây chuyền đơn n, thời gian
gián đoạn của các quá trình đơn do quy trình công
nghệ quy định. Thời gian khai triển T kt càng dài thì
càng bất lợi, vì máy móc và phương tiện thi công
càng phải chờ đợi lâu mới đưa vào hoạt động khác,
phát sinh tổn thất. Mặt khác chiều dài dây chuyền
tổ hợp Lt sẽ lớn khiến cho hoạt động của dây
chuyền dễ bị phá vỡ bởi ảnh hưởng của thời tiết.
Vì thế khi chia quá trình tổng hợp thành quá trình
giản đơn phải thật hợp lý để số dây chuyền đơn
không quá nhiều, mặt khác giảm thời gian gián
đoạn công nghệ đến lúc tối thiểu để có Tkt hợp lý.
Thời kỳ khai triển của dây chuyền đơn là thời gian
kể từ khi dây chuyền bước công việc đầu tiên của
dây chuyền đơn bắt đầu vào làm việc đến khi dây
chuyền bước công việc cuối cùng của dây chuyền
đơn đó bắt đầu vào làm việc. Đơn vị tính thời gian
khai triển dây chuyền đơn t kt là giờ. tkt lớn hay nhỏ
phụ thuộc vào số dây chuyền bước công việc, bước
của các dây chuyền bước công việc r.
SVTH: NGUYỄN CAO NGUYÊN
TRANG: 21


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Th.S LÊ QUANG PHÚC


GVHD:

.e Thời kỳ thu hẹp dây chuyền.
Thời kỳ thu hẹp dây chuyền tổ hợp T th là khoảng
thời gian từ khi dây chuyền đơn đầu tiên kết thúc
công việc của nó đến khhi dây chuyền đơn cuối
cùng hoàn thành công việc của mình và đây là
thời điểm hoàn thành công trình.
Nếu là loại dây chuyền đoạn công trình đẳng
nhiệt đồng nhất hoặc loại dây chuyền tuyến tính mà
các dây chuyền đơn cùng tốc độ thì thời gian thu hẹp
dây chuyền Tth sẽ bằng thời gian khai triển dây
chuyền Tkt . Đơn vị tính Tth là ca hoạt ngày đêm.
Thời gian thu hẹp dây chuyền dài hay ngắn cũng
phụ thuộc vào các yếu tố giống như đối với thời
gian khai triển dây chuyền.
Thời kỳ thu hẹp dây chuyền đơn t th được xác định
ở cuối mỗi kỳ hoạt động của nó trên từng khu vục
thi công ( đối với dây chuyền đoạn công trình thì khu
vực thi công là đoạn công trình , đối với loại dây
chuyền tuyến tính thì khu vực thi công ở đây là chiều
dài dây chuyền đơn).
Thời gian thu hẹp dây chuyền đơn t th được
dây chuyền bước công việc đầu tiên kết
dây chuyền bước công việc cuối cùng
công việc của mình trên từng khu vực, đơn
gian ở đây là giờ.

tính từ khi
thúc đến

kết thúc
vị đo thời

.f Thời kỳ ổn định dây chuyền.
Thời kỳ ổn định của dây chuyền tổ hợp T ôđ là
khoảng thời gian tính từ thời điểm kết thúc thời kỳ
khai triển dây chuyền tổ hợp đến thời điểm bắt
đầu thu hẹp của dây chuyền tổ hợp đó. Hay nói
cách khác là khoảng thời gian tính từ
thời điểm kết thúc khai triển dây chuyền đơn cuối
cùng đến thời điểm bắt đầu hoàn tất của dây
chuyền đơn đầu tiên.
Thời kỳ ổn định dây chuyền tổ hợp là thời kỳ
hoạt động đồng thời của tất cả các dây chuyền
đơn, là thời kỳ thể hiện đầy đủ nhất các ưu việt
của phương pháp tổ chức thi công dây chuyền, các
SVTH: NGUYỄN CAO NGUYEÂN
TRANG: 22


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Th.S LÊ QUANG PHÚC

GVHD:

phương tiện sản xuất và mọi vật tư kỹ thuật thi
công được sử dụng có hiệu quả nhất, đơn vị thời
gian là ca hoặc ngày đêm.
Thời kỳ ổn định dây chuyền đơn tôđ là khoảng
thời gian tính từ thời điểm bắt đầu chu kỳ làm việc

của dây chuyền bước công việc cuối cùng đến
thời điểm kết thúc chu kỳ làm việc của dây
chuyền bước công việc đầu tiên trên từng khu vực
thi công.
.g Thời kỳ hoạt động của dây chuyền.
Thời kỳ hoạt động của dây chuyền tổ hợp T hđ là
thời gian kể từ lúc bắt đầu triển khai dây chuyền
đơn đầu tiên cho đến khi kết thúc công việc cuối
cùng của dây chuyền đơn cuối cùng và đây cũng
là thời điểm hoàn thành toàn bộ công trình.
Thđ phụ thuộc vào khối lượng công trình, tốc độ
dây chuyền hoặc nhịp dây chuyền và các điều
kiện tự nhiên nơi xây dựng công trình.
Thđ là thời hạn thi công công trình vì vậy khi thiết
kế tổ chức thi công theo phương pháp dây chuyền
cần phải thiết kế để Thđ đảm bảo được thời hạn thi
công quy định, do đó chính thời hạn thi công quy định
là căn cứ để thiết kế dây chuyền đơn tính nhu cầu
về lực lượng thi công, vật tư kỹ thuật để đảm bảo
hoàn thành công trình đúng thời hạn quy định.
Thời gian hoạt động của dây chuyền đơn t i là tổng
thời gian hoạt động của dây chuyền chuyên nghiệp
trên toàn bộ công trình kể cả thời gian khai triển và
thời gian thu hẹp của dây chuyền đó.
• Thời gian hoạt động của dây chuyền đơn trên
từng khu vực thi công sẽ bằng nhịp của nó.
• Thời gian hoạt động của dây chuyền đơn trên
chiều dài dây chuyền đơn chính bằng bước của
nó.
.h Thời gian

chuyền Tcn.

gián

đoạn

SVTH: NGUYỄN CAO NGUYÊN
TRANG: 23

kỹ

thuật

của

dây


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Th.S LÊ QUANG PHÚC

GVHD:

Gián đoạn kỹ thuật hay còn gọi gián đoạn công
nghệ của dây chuyền, là khoảng thời gian chờ đợi
cần thiết do đặc điểm công nghệ quá trình sản
xuất tạo nên ví dụ như : chờ bê tông ninh kết, chờ
móng đường gia cố đủ cường độ…
Khi giữa các dây chuyền đơn có thời gian gián
đoạn công nghệ Tcn thì thời gian khai triển dây chuyền

tổ hợp sẽ gồm cả Tcn.
.i Thời gian giới hạn hi .
Thời gian giới hạn (h i) là khoảng cách tối thiểu
theo trục thời gian của 2 điểm gần nhất giữa 2 dây
chuyền kế tiếp nhau.
Nếu khoảng cách thời gian của 2 điểm gần nhất
giữa 2 dây chuyền kế tiếp nhau mà nhỏ hơn thời
gian giới hạn (hi) thì có nghóa là trên đoạn công trình
tương ứng với khoảng thời gian này 2 dây chuyền thì
không thể cùng một lúc.
III.2.3.6.2. Tham số khơng gian:
a. Đoạn công trình (m): (chỉ có ở dây chuyền
đoạn công trình).
Số đoạn công trình m là số vị trí công trình mà
lần lượt các dây chuyền chuyên nghiệp sẽ phải đi
qua để thực hiện phần việc của mình. Để áp dụng
được phương pháp tổ chức thi công dây chuyền thì
số lượng đoạn công trình m phải đủ lớn, càng lớn thì
hiểu quả thi công kiểu dây chuyền càng cao.
Số lượng đoạn công trình m tùy thuộc vào đối
tượng thi công, do đó số hạng mục công trình phải
đảm bảo điều kiện là về trình tự công nghệ phải
tương tự nhau.
b. Chiều dài dây chuyền đơn (l i) (chỉ có ở dây
chuyền tuyến tính).
Là chiều dài đoạn tuyến trên đó tất cả các
phương tiện thi công của dây chuyền đơn cùng đồng
thời hoạt động để hoàn thành mọi khâu công tác
được giao trong một thời gian nhất định. Chiều dài


SVTH: NGUYỄN CAO NGUYÊN
TRANG: 24


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Th.S LÊ QUANG PHÚC

GVHD:

dây chuyền cũng là một tham số đặc trưng diện
công tác dây chuyền đơn.
Chiều dài dây chuyền đơn li phụ thuộc vào tốc độ
dây chuyền đơn, sơ đồ thi công của quá trình giản
đơn, số lượng dây chuyền bước công việc trong dây
chuyền đơn đó. Thường chiều dài dây chuyền đơn
bằng tốc độ dây chuyền đơn. Nếu chiều dài dây
chuyền đơn bằng tốc độ dây chuyền đơn không đủ
diện thi công để đảm bảo máy móc hoạt động có
hiệu quả thì phải mở rộng diện thi công bằng cách
lấy chiều dài dây chuyền đơn bằng bội số của tốc
độ dây chuyền đơn.
c. Đoạn gián cách giữa 2 dây chuyền.
Đoạn gián cách giữa 2 dây chuyền có 2 loại là
gián cách bắt buộc và gián cách dự trữ.
Đoạn gián cách bắt buộc: cần phải bố trí giữa 2
dây chuyền đơn trong những trường hợp do quy trình thi
công qui định phải có gián đoạn kỹ thuật (gián đoạn
công nghệ). Ví dụ: như chờ bê tông đông kết, móng
đường gia cố làm xong phải để 1 thời gian đủ cường
độ rồi mới làm lớp mặt. Do đó thời gian gián đoạn

công nghệ (Tcn) mà tất yếu hình thành đoạn đường
gián cách bắt buộc giữa 2 dây chuyền đó.
Đoạn gián cách dự trữ: Để đề phòng dây chuyền
đi trước vì một nguyên nhân nào đó phải giảm tốc
độ không hoàn thành đúng tiến độ, làm ảnh
hưởng đến dây chuyền đi sau thì giữa 2 dây chuyền
đơn liên tiếp nhau cần bố trí một đoạn dự trữ, và
tất nhiên khi bố trí gián đoạn dữ trữ thì dẫn đến có
thời gian gián đoạn dữ trữ giữa 2 dây chuyền đó.
Trong đó:

l1, l2, l3 là chiều dài dây chuyền đơn.

B1 , B2 là chiều dài gián đoạn bắt buộc
hoặc gián đoạn dự trữ.
d. Chiều dài dây chuyền tổ hợp (L t): (chỉ có ở
dây chuyền tuyến tính).

SVTH: NGUYỄN CAO NGUYEÂN
TRANG: 25


×