Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Hoạt động, khả năng phát triển và vai trò của điểm du lịch đại nam đối với du lịch tỉnh bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.11 MB, 50 trang )

Hoạt động, khả năng phát triển và vai trò của điểm du lịch Đại Nam đối với du
lịch tỉnh Bình Dương

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ TỈNH BÌNH DƯƠNG VÀ DU
LỊCH BÌNH DƯƠNG
I. KHÁI QUÁT TỈNH BÌNH DƯƠNG.

Bình Dương thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam (gồm 8 tỉnh thành, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương,
Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh, Long An và tỉnh Tiền Giang), là một
trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, phát triển công nghiệp năng
động của cả nước.
Với tọa độ địa lý 10o51' 46" - 11o30' Vĩ độ Bắc, 106o20'- 106o58' kinh độ
Đông (nguồn Sở KHCN), Bình Dương tiếp giáp với các tỉnh, thành sau: Phía
Bắc giáp tỉnh Bình Phước. Phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh. Phía Đông
giáp tỉnh Đồng Nai. Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh.

1


Hoạt động, khả năng phát triển và vai trò của điểm du lịch Đại Nam đối với du
lịch tỉnh Bình Dương
Diện tích tự nhiên 2.695,22km2 (chiếm khoảng 0,83% diện tích cả nước,
khoảng 12% diện tích miền Đông Nam Bộ).
1. Đặc điểm tự nhiên:
a. Địa hình:
Địa hình tương đối bằng phẳng, hệ thống sông ngòi và tài nguyên thiên
nhiên phong phú. Tổng diện tích: 269.554 ha
Đất ở: 5.845 ha
Đất nông nghiệp: 215.476 ha
Đất lâm nghiệp: 12.791 ha


Đất chuyên dùng: 22.563 ha
Đất chưa sử dụng: 12.879 ha
Bình Dương nằm trong vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên Nam Trung Bộ
với đồng bằng sông Cửu Long nên địa hình chủ yếu là những đồi thấp, thế đất
bằng phẳng, nền địa chất ổn định, vững chắc, phổ biến là những dãy đồi phù sa
cổ nối tiếp nhau với độ cao trung bình 20-25m so với mặt biển, độ dốc 2-5°và độ
chịu nén 2kg/cm². Đặc biệt có một vài đồi núi thấp nhô lên giữa địa hình bằng
phẳng như núi Châu Thới (Dĩ An) cao 82m và ba ngọn núi thuộc huyện Dầu
Tiếng là núi Ông cao 284,6m, núi La Tha cao 198m, núi Cậu cao 155m.


Từ phía Nam lên phía Bắc, theo độ cao có các vùng địa hình:

- Vùng thung lũng bãi bồi, phân bố dọc theo các sông Đồng Nai, sông Sài
Gòn và sông Bé. Đây là vùng đất thấp, phù sa mới, khá phì nhiêu, bằng phẳng,
cao trung bình 6-10m.
- Vùng địa hình bằng phẳng, nằm kế tiếp sau các vùng thung lũng bãi bồi,
địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc 3-12°, cao trung bình từ 10-30m.
- Vùng địa hình đồi thấp có lượn sóng yếu, nằm trên các nền phù sa cổ, chủ
yếu là các đồi thấp với đỉnh bằng phẳng, liên tiếp nhau, có độ dốc 5-120, độ cao
phổ biến từ 30-60m.
Các nhà thổ nhưỡng đã tìm thấy ở Bình Dương 7 loại đất khác nhau, nhưng
chủ yếu là đất xám và đất đỏ vàng. Theo kết quả tổng điều tra đất năm 2000 thì
hai loại đất này chiếm 76,5% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, trong đó đất xám
chiếm 52,5%; đất đỏ vàng chiếm 24,0%.

2


Hoạt động, khả năng phát triển và vai trò của điểm du lịch Đại Nam đối với du

lịch tỉnh Bình Dương
Đây là hai loại đất rất thích hợp với các loại cây công nghiệp lâu năm và
cây ăn quả. Chính nhờ điều kiện thổ nhưỡng này mà Bình Dương từ lâu đã nổi
tiếng với vườn cây Lái Thiêu, trải rộng trên diện tích 1.250 ha, thuộc địa bàn
bốn xã, phường: An Sơn, An Thạnh, Bình Nhâm và Hưng Định.
Với địa hình cao trung bình từ 6-60m, nên chất lượng và cấu trúc đất Bình
Dương không chỉ thích hợp với các loại cây trồng mà còn rất thuận lợi đối với
việc xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển các khu công nghiệp.
Trên địa bàn Bình Dương có nhiều sông lớn chảy qua, nhưng quan trọng
nhất là sông Sài Gòn và sông Đồng Nai. Sông Đồng Nai là một trong những
sông lớn.
b. Khí hậu:
Khí hậu Bình Dương mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm với 2
mùa rõ rệt:
-Mùa mưa, từ tháng 5 - 11, -Mùa khô từ khoảng tháng 12 năm trước đến
tháng 4 năm sau.
Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.800 - 2.000mm với số ngày có mưa
là 120 ngày. Tháng mưa nhiều nhất là tháng 9, trung bình 335mm, năm cao nhất
có khi lên đến 500mm, tháng ít mưa nhất là tháng 1, trung bình dưới 50mm và
nhiều năm trong tháng này không có mưa.
Nhiệt độ trung bình hằng năm là 26,5 °C, nhiệt độ trung bình tháng cao
nhất 29 °C (tháng 4), tháng thấp nhất 24 °C (tháng 1). Tổng nhiệt độ hoạt động
hàng năm khoảng 9.500 - 10.000 °C, số giờ nắng trung bình 2.400 giờ, có năm
lên tới 2.700 giờ.
2. Đặc điểm kinh tế - xã hội:
- Dân số: 1.481.550 người (01/04/2010), mật độ dân số khoảng 675
người/km².
Do kinh tế phát triển nhanh, trong thời gian qua Bình Dương thu hút nhiều
dân nhập cư từ các địa phương khác. Kết quả điều tra dân số năm 2010 cho thấy:
Trong 10 năm từ 1999-2010 dân số tỉnh Bình Dương đã tăng gấp đôi, là tỉnh có

tốc độ tăng dân số cao nhất nước với tỷ lệ tăng trung bình 7,3%/năm.

3


Hoạt động, khả năng phát triển và vai trò của điểm du lịch Đại Nam đối với du
lịch tỉnh Bình Dương
Trên địa bàn Bình Dương có 15 dân tộc, nhưng đông nhất là người Kinh và
sau đó là người Hoa, người Khơ Me.
- Hành chính: Gồm 7 đơn vị hành chính trực thuộc:
Bao gồm 3 thị xã và 4 huyện (với 91 xã/phường/thị trấn):
1.

Thị xã Thủ Dầu Một

2.

Thị xã Thuận An

3.

Thị xã Dĩ An

4.

Huyện Bến Cát

5.

Huyện Dầu Tiếng


6.

Huyện Tân Uyên

7.

Huyện Phú Giáo

(trong đó thị xã Thủ Dầu Một là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của
tỉnh).
Bình Dương là cửa ngõ giao thương với TP. Hồ Chí Minh, trung tâm kinh
tế - văn hóa của cả nước; có các trục lộ giao thông huyết mạch của quốc gia
chạy qua như quốc lộ 13, quốc lộ 14, đường Hồ Chí Minh, đường Xuyên Á …;
cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và các cảng biển chỉ từ 10 - 15 Km… thuận
lợi cho phát triển kinh tế - xã hội toàn diện.
- Kinh tế:
Vùng đất Bình Dương - Thủ Dầu Một ra đời cùng lúc với lịch sử hình
thành Sài Gòn - Đồng Nai, từ thuở Nguyễn Hữu Cảnh "mang gươm đi mở cõi".
Bắt đầu những năm 90, với chính sách trải thảm đỏ chào đón các nhà đầu tư,
Bình Dương phút chốc trở thành địa phương phát triển năng động nhất trong tứ
giác kinh tế trọng điểm của cả nước.
Bình Dương là một trong những địa phương năng động trong kinh tế, thu
hút đầu tư nước ngoài. Với chủ trương tạo ra một môi trường đầu tư tốt nhất
hiện nay tại Việt Nam, tính đến tháng 10/2006, tỉnh đã có 1.285 dự án FDI với
tổng số vốn 6 tỷ 507 triệu USD.Năm 2007, tỉnh Bình Dương đặt mục tiêu thu
hút trên 900 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI), tăng hơn 2,5 lần so với
năm ngoái. Vào năm 2006, một cuộc điều tra về "Chỉ số Năng lực cạnh tranh
cấp tỉnh (PCI)" đã được gửi tới 31.000 doanh nghiệp trên phạm vi 64 tỉnh, thành


4


Hoạt động, khả năng phát triển và vai trò của điểm du lịch Đại Nam đối với du
lịch tỉnh Bình Dương
và nhận được sự hợp tác rất tích cực từ các doanh nghiệp, đã thực sự phản ánh
sát thực nguyện vọng của các doanh nghiệp trong xu thế hội nhập. Theo bảng
xếp hạng Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2006, tỉnh Bình Dương
tiếp tục đứng đầu với 76,23 điểm, trong khi thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí
Minh, trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước, lần lượt xếp thứ thứ 40 với 50,34
điểm và xếp thứ 7 với 63,39 điểm.
Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao, GDP
tăng bình quân khoảng 14%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực, công
nghiệp, dịch vụ tăng trưởng nhanh và chiếm tỷ trọng cao, năm 2009, tỷ lệ công
nghiệp - xây dựng 62,3%, dịch vụ 32,4% và nông lâm nghiệp 5,3%.
Hiện nay, Bình Dương có 28 khu công nghiệp đang hoạt động, trong đó
nhiều khu công nghiệp đã cho thuê gần hết diện tích như Sóng Thần I, Sóng
Thần II, Đồng An, Tân Đông Hiệp A, Việt Hương, VSIP - Việt Nam Singapore,
Mỹ Phước 1, 2, 3, 4 và 5. Các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thu hút 938
dự án đầu tư, trong đó có 613 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn 3,483 triệu
USD và 225 dự án đầu tư trong nước có số vốn 2.656 tỉ đồng. Nhằm tăng sự thu
hút đầu tư; hiện nay địa phương này đang tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ
thuật, đẩy nhanh tiến độ thi công các khu công nghiệp mới để phát triển công
nghiệp ra các huyện phía bắc của tỉnh (Mỹ Phước 1,2,3; 6 khu công nghiệp
trong Khu liên hợp công nghiệp-dịch vụ-đô thị Bình Dương, Tân Uyên).
Với những ưu thế về điều kiện tự nhiên, tiềm năng kinh tế - xã hội và
chính sách lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, Bình Dương sẽ tiếp tục phát triển
bền vững, trở thành một thành phố văn minh, hiện đại nhất Việt Nam và khu vực
Đông Nam Á.
3. Văn hoá:

Thuở xưa, Bình Dương là một phần của đất Gia Định nên đến nay đã có
trên 300 năm lịch sử với những di sản văn hoá đặc sắc mà tiêu biểu là đờn ca tài
tử. Ca nhạc tài tử sau này nở rộ ở nhiều tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long
nhưng cái nôi sản sinh thì vẫn là Gia Định, trong đó có Bình Dương.
Bình Dương còn là đất của nhiều làng nghề truyền thống với các nghệ nhân
bàn tay vàng điêu khắc gỗ, làm đồ gốm và tranh sơn mài. Từ xa xưa các sản

5


Hoạt động, khả năng phát triển và vai trò của điểm du lịch Đại Nam đối với du
lịch tỉnh Bình Dương
phẩm gốm mỹ nghệ, sơn mài và điêu khắc của Bình Dương đã tham gia hội chợ
quốc tế, đồng thời cũng đã xuất khẩu sang Pháp và nhiều nước trong khu vực.
4. Giao thông:
Giao thông của tỉnh Bình Dương khá thuận tiện, có tuyến quốc lộ 13 và
quốc lộ 14 xuyên suốt tỉnh, nhiều đường liên tỉnh nối liền các vùng. Thị xã Thủ
Dầu Một cách Tp. Hồ Chí Minh 30km, cách Hà Nội 1740km, Tây Ninh 129km,
Biên Hòa (Đồng Nai) 40km.
II. KHÁI QUÁT VỀ NGÀNH DU LỊCH TỈNH BÌNH DƯƠNG
1. Tiềm năng phát triển ngành du lịch:
Theo số liệu của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bình Dương có 38 di
tích và danh thắng đã được xếp hạng, trong đó có 11 di tích cấp quốc gia và 27
di tích cấp tỉnh. Đa số là các loại đình, chùa, miếu, tịnh xá, tịnh thất, hơn 50 ngôi
nhà cổ cùng nhiều mộ cổ và danh lam thắng cảnh. Với nhiều di tích và danh
thắng nổi tiếng, những năm gần đây Bình Dương là một trong những địa phương
thu hút nhiều khách du lịch ở khắp nơi đến tham quan. Kéo theo đó là số lượng
các đơn vị, tập thể, cá nhân vào đầu tư xây dựng các khu, điểm du lịch ngày
càng tăng...
Hiện nay các dự án đầu tư khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh tiếp tục được

các chủ đầu tư tích cực triển khai như Khu du lịch sinh thái Mắt Xanh, Khu du
lịch sinh thái Mê Kông Golf& Villas (100% vốn FDI), dự án Khu resort hồ
Thuyền Quang, dự án Khu du lịch Phước Lộc Thọ, Khách sạn MC Bình Dương
Plaza...
Trong năm 2010, Bình Dương đã phát triển thêm 56 khách sạn, nhà nghỉ.
Trong đó có 34 đơn vị hoạt động thuộc loại hình doanh nghiệp với 783 phòng và
22 đơn vị hoạt động hình thức hộ cá thể với 350 phòng, tổng số vốn đăng ký
kinh doanh là 108,97 tỷ đồng. Và như vậy, tính đến nay trên địa bàn tỉnh có 334
đơn vị kinh doanh lưu trú (trong đó bao gồm 194 đơn vị hoạt động thuộc loại
hình doanh nghiệp và 140 đơn vị hoạt động hình thức hộ cá thể) với tổng vốn
đăng ký kinh doanh khoảng 1.063 tỷ đồng...
Thực tế những năm qua các di tích lịch sử và danh thắng đã góp phần rất
lớn trong việc thu hút du khách đến tham quan, nâng doanh thu của ngành du

6


Hoạt động, khả năng phát triển và vai trò của điểm du lịch Đại Nam đối với du
lịch tỉnh Bình Dương
lịch trong tỉnh ngày càng tăng (chỉ tính trong năm 2010 ước tổng lượt khách du
lịch đến Bình Dương là trên 3.350.000 lượt, doanh thu du lịch ước thực hiện đạt
trên 505 tỷ đồng).
Song theo đánh giá của các ngành chức năng và các địa phương: Tuy có
nhiều ưu điểm và thuận lợi nhưng chúng ta chưa làm tốt việc gắn hoạt động của
di tích lịch sử văn hóa với hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch nên chưa khai
thác hết tiềm năng. Dù công tác trùng tu, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích
lịch sử - văn hóa Nhà nước đã quan tâm đầu tư nhưng vẫn không đáp ứng đủ yêu
cầu chống xuống cấp di tích.
Thời gian tổ chức thực hiện còn chậm như: di tích Nhà tù Phú Lợi, rừng
Kiến An, Bộ Chỉ huy Tiền phương chiến dịch Hồ Chí Minh. Nhiều di tích phải

điều chỉnh khu vực bảo vệ để làm đường như: di tích khảo cổ Dốc Chùa, chùa
Long Hưng, Bến Cát, di tích bót Cầu Định không có đường vào, di tích nhà cổ
Trần Công Vàng đường vào rất khó...
2. Một số diểm du lịch chủ yếu ở Bình Dương:
a. Sân Golf Sông Bé:

Vị trí: Thuộc thị trấn Lái Thiêu, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương, cách thành
phố Hồ Chí Minh khoảng 22km.
Đặc điểm: Đây là sân golf đạt tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên của Việt Nam.
Được đưa vào sử dụng từ năm 1994, sân golf rộng 100ha và có hơn 10 hồ
với các đường lăn bóng được viền bằng hàng cây xanh.
Với chiều dài hơn 6.000m và bao gồm 18 hố, sân golf Sông Bé đã được công
nhận chính thức bởi USGA/SGA (Hiệp hội những người chơi golf của Mỹ và
Singapore).

7


Hoạt động, khả năng phát triển và vai trò của điểm du lịch Đại Nam đối với du
lịch tỉnh Bình Dương
Những tiện nghi khác của sân golf bao gồm: sân tập, cửa hàng, sân tennis,
phòng thay quần áo, nhà hàng, biệt thự, sân chơi cho trẻ em, bể bơi, phòng tập
thể dục, phòng xông hơi, phòng đọc sách và các phòng chức năng.
b. Chùa Hội Khánh:
Vị trí: Toạ lạc tại số 35 đường Yersin, phường Phú Cường, thị xã Thủ Dầu
Một, tỉnh Bình Dương, cách thành phố Hồ Chí Minh 25km về phía nam.
Đặc điểm: Chùa Hội Khánh được Thiền sư Đại Ngạn (thuộc dòng Lâm Tế) khai
sơn năm Cảnh Hưng thứ 2, đời Lê Hiển Tông, tức năm Tân Dậu (1741).
Lúc đầu chùa được xây trên một
ngọn đồi cao, nhưng đến năm thứ 14

đời Tự Đức, tức năm Tân Dậu (1861),
chiến tranh đã thiêu hủy toàn bộ ngôi
chùa. Bảy năm sau chùa được Hòa
thượng Chánh Đắc cho xây dựng lại
dưới chân đồi, cách vị trí chùa cũ
khoảng 100m về phía nam.
Chùa đã được tôn tạo và trùng tu nhiều lần nhưng vẫn giữ được kiến trúc cổ
mang màu sắc dân tộc. Giảng đường và Đông lang được xây lại năm 1917, Tây
lang được xây lại năm 1984. Ngôi chánh điện được xây dựng trong hai năm
1990 và 1991. Gần đây nhất, ngày 29/2/1992, di tích chùa Hội Khánh đã được tổ
chức trùng tu.
Sau cổng tam quan cổ kính có chạm trổ rồng phượng là khuôn viên chùa
yên tĩnh, với nhiều cây cao bóng cả, trong đó đặc biệt có bốn cây dầu cao chót
vót, cành lá sum suê, được trồng lúc chùa mới bắt đầu xây dựng, nay tuổi cây đã
trên một thế kỷ.
Trong chùa, toàn bộ diện tích chánh điện, giảng đường, Đông lang và Tây lang
rộng đến 700m². Ở chánh điện, các pho tượng Phật Thích ca, Địa Tạng... đều
được tạc bằng gỗ, sơn son thếp vàng. Ba tấm bao lam chạm khắc Tứ linh, Tứ
quí, Cửu long và Thập bát La hán rất tinh vi, có giá trị nghệ thuật cao. Hai bên
tường của chánh điện có bộ tượng Thập điện Minh Vương và bộ Thập bát La
hán. Các tác phẩm chạm khắc gỗ này được tạc vào những năm cuối thế kỷ 19

8


Hoạt động, khả năng phát triển và vai trò của điểm du lịch Đại Nam đối với du
lịch tỉnh Bình Dương
đầu thế kỷ 20 do nhóm thợ điêu khắc nổi tiếng ở Thủ Dầu Một thực hiện.
c. Hồ Bình An:
Vị trí: Thuộc xã Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh

Bình Dương.
Đặc điểm: Đúng như tên gọi của nó, không
gian yên tĩnh, thanh bình của hồ Bình An
như đối lập với cuộc sống ồn ào, náo nhiệt
nơi thành thị.
Đến với hồ Bình An du khách sẽ bị thu hút ngay trước vẻ đẹp cũng như khí
hậu nơi đây. Những hàng cây xanh vươn cao tỏa bóng mát dọc theo con đường
ven hồ. Trên khắp các lối đi là những bồn hoa đủ màu sắc rực rỡ. Giữa hồ là đảo
nhỏ ẩn hiện thấp thoáng đằng sau những tán lá sum xuê, những nhà hàng nổi
trông giống như thuyền của những người dân chài đang neo đậu. Trên bờ là
những ngôi nhà mái chóp cao nhỏ xinh theo mô hình nhà rông Tây Nguyên để
du khách nghỉ ngơi, thư giãn.
Tại đây du khách có thể vừa câu cá, bơi thuyền thư giãn vừa thưởng thức
những món ăn ngon. Khi màn đêm buông xuống, hồ Bình An như được khoác
trên mình chiếc áo đen đính ngọc sáng lấp lánh bởi hàng trăm chiếc đèn lồng đủ
màu sắc.
Sau một ngày làm việc căng thẳng, đến với hồ Bình An du khách sẽ quên hết
mọi mệt nhọc, ưu phiền.
d. Chùa Bà:
Địa chỉ: 4 Nguyễn Du, Tx. Thủ Dầu
Một, tỉnh Bình Dương.
Đặc điểm: Chùa Bà có tên chính là Thiên
Hậu Cung, là nơi thờ tự và tín ngưỡng của
người Hoa ở Việt Nam.
Chùa Bà được dựng vào khoảng giữa thế kỷ 19 bên bờ rạch Hương Chủ
Hiếu. Năm 1880, chùa được xây thêm phần nhà hậu ở phía sau. Năm 1925, chùa
được dời về vị trí hiện nay.

9



Hoạt động, khả năng phát triển và vai trò của điểm du lịch Đại Nam đối với du
lịch tỉnh Bình Dương
Trong chùa thờ các vị thần thánh: Thổ công, Môn quan, Thiên Hậu Thánh
mẫu, Ngũ hành nương nương (năm vị Thánh mẫu hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa,
Thổ), vợ chồng Bổn Đầu Công (một vị tướng Trung Hoa).
Hàng năm chùa Bà tổ chức lễ vía Bà rất linh đình vào ngày 23 tháng 3 âm
lịch. Lễ hội thu hút người hành hương đông đảo vào hàng thứ ba ở Nam Bộ, sau
lễ vía Bà Chúa Xứ núi Sam (An Giang) và lễ hội Bà Đen (Tây Ninh).
e. Làng nghề Gốm Sứ:
Vị trí: Làng nghề gốm sứ tỉnh Bình Dương.
Đặc điểm: Các sản phẩm gốm sứ sản xuất ở đây đều mang những đặc điểm
riêng biệt: bóng, bền, đẹp và mẫu mã phong phú được người tiêu dùng rất ưa
chuộng.
Bình Dương vốn nổi tiếng với nghề
làm gốm. Tại đây có nhiều làng sản xuất
gốm sứ như ở các xã Hưng Định, Thuận
Giao, Bình Hoà (huyện Thuận An).
Phường Chánh Nghĩa của thị xã Thủ
Dầu Một với gần 500 lò gốm sứ. Nghề làm gốm sứ Sông Bé trước đây và Bình
Dương ngày nay đã phát triển đến trình độ cao từ đồ gia dụng, đồ trang trí mỹ
nghệ đến đồ sứ công nghiệp.
f. Làng sơn mài Tương Bình Hiệp:
Vị trí: Làng sơn mài Tương Bình Hiệp
thuộc xã Tương Bình Hiệp, Tx. Thủ Dầu
Một, tỉnh Bình Dương, cách trung tâm Tx.
Thủ Dầu Một 7km về phía bắc.
Đặc điểm: Làng sơn mài Tương Bình Hiệp
– nơi sản xuất ra các sản phẩm sơn mài
truyền thống nổi tiếng về chất lượng.

Đến thăm làng sản xuất sản phẩm sơn mài, du khách được tận mắt nhìn
thấy từng công đoạn của nghề truyền thống độc đáo chỉ có ở Việt Nam. Tùy theo
qui mô lớn nhỏ của từng gia đình, mỗi gia đình có thể đảm nhận một khâu hoặc
tất cả các khâu để hoàn thành một sản phẩm. Với hàng trăm hộ làm nghề sơn

10


Hoạt động, khả năng phát triển và vai trò của điểm du lịch Đại Nam đối với du
lịch tỉnh Bình Dương
mài, làng Tương Bình Hiệp có thể xem như một xí nghiệp thủ công đã cơ giới
hoá với những dây chuyền sản xuất rạch ròi nhưng mang tính chất gia đình
truyền thống. Nhiều sản phẩm sơn mài của làng được xuất khẩu và tham gia các
hội chợ trong nước và quốc tế.
g. Chùa núi Châu Thới:
Vị trí: Chùa núi Châu Thới thuộc địa
phận xã Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình
Dương.
Đặc điểm: Ðây là một trong những ngôi
chùa cổ nổi tiếng của xứ Gia Ðịnh xưa.
Theo sử triều Nguyễn, chùa do Thiền
sư Khánh Long tạo dựng vào thế kỷ 17. Kiến trúc hiện nay được xây dựng năm
1954, tam quan dựng năm 1970. Ở điện Phật có 3 pho tượng Phật cổ bằng đá.
Hàng năm có đông khách thập phương đến viếng thăm chùa và lễ Phật. Chùa
nằm trên núi Châu Thới, phong cảnh yên tĩnh, trang nghiêm. Ðứng ở đây có thể
ngắm nhìn cảnh đẹp của các vùng xung quanh.
h. Vườn cây ăn trái Lái Thiêu:
Vị trí: Vườn cây ăn trái Lái Thiêu
thuộc thị trấn Lái Thiêu, huyện Thuận An,
tỉnh Bình Dương.

Đặc điểm: Từ hàng trăm năm nay Lái
Thiêu đã nổi tiếng là một vườn cây trái
tuyệt diệu với tổng diện tích trồng cây
1.230ha và trở thành điểm du lịch xanh thích hợp với các lứa tuổi. Từ thành phố
Hồ Chí Minh đi khoảng 20km, vượt qua ga xe lửa Bình Triệu thì đến vườn Lái
Thiêu.
Từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm là mùa trái cây chín rộ, du khách đi chơi
vườn Lái Thiêu sẽ được tận hưởng không khí trong lành của vườn cây trải dài tít
tắp và được thưởng thức các loại trái cây ngon như măng cụt, sầu riêng, chôm
chôm, mít tố nữ, vú sữa... Du khách có thể xuống thuyền dạo chơi trên sông Sài
Gòn mà ngắm cảnh vườn cây...

11


Hoạt động, khả năng phát triển và vai trò của điểm du lịch Đại Nam đối với du
lịch tỉnh Bình Dương
i. Đình Phú Long Bình Dương:
Trên quê hương nước Việt, đâu đâu
cũng có đình làng. Ngôi đình là một biểu
tượng cho sự sống, tồn tại và phát triển của
làng xã thời trước.
Các huyện phía nam của tỉnh Bình Dương
có nhiều đình. Huyện Thuận An có 37 ngôi,
thị trấn Lái Thiêu có 4 đình, trong đó đình thần Phú Long là một trong số rất ít
đình cổ đồ sộ còn lại.
Ðình thần Phú Long đã có từ năm 1825 với lối kiến trúc "Trùng thiềm điệp ốc"
thuộc các thế kỷ 17 - 18. Ðình nằm trên một mẫu đất cách chợ Lái Thiêu 500
thước. Tiền diện hướng phía Tây Nam, sát bờ sông Sài Gòn chảy ngang.
Cổng ngoài sát mặt quốc lộ 13- trung tâm thị trấn, đầu con đường nay đã tráng

nhựa bóng láng dài 300 thước dẫn vào cổng trong sát tận sân đình. Hai cổng của
đình đều xoay về hướng mặt trời mọc. Dân gian tín ngưỡng, các bậc trưởng lão
đã nói nhiều về vùng đất Lái Thiêu của xứ Gia Ðịnh xưa, bây giờ có nhiều tầng
lớp cư dân tứ xứ đến lập nghiệp, thiên nhiên ưu đãi, người người làm ăn thịnh
vượng.
Ðình uy nghi rộng lớn trong nhiều gian, từng bậc tam cấp bước vào đại
sảnh lát gạch hoa thoáng mát. Ðình rộng 40 thước bề ngang vào sâu trên 50
thước.
Mái đình lợp ngói âm dương, cổng đình, tường vách dọc ngang, chạm trổ
hoa văn, họa tiết phần lớn cẩn li ti bằng từng miếng men sành sứ đồ cổ bóng
mượt, ẩn hiện đủ sắc màu, phong phú với biết bao hình tượng đa dạng, điển tích
cổ kính, sắc thái đặc thù giữa vùng sông nước thiên nhiên hài hòa.
Ðình thần Phú Long bấy nay còn lưu mãi ấn tượng sâu sắc. Dân làng dùng
những chiếc thang tre dài 6 thước chui vào miệng nóc đình âm u dày đặc mạng
nhện, tìm thấy biết bao vật chứng về sự tín ngưỡng, đi liền với lòng yêu Tổ
quốc...
Ðình thần Phú Long, thị trấn Lái Thiêu đang được đề nghị công nhận là di
tích lịch sử văn hóa.

12


Hoạt động, khả năng phát triển và vai trò của điểm du lịch Đại Nam đối với du
lịch tỉnh Bình Dương
j. Suối trúc Bình Dương:
Từ Khu du lịch lòng hồ Dầu Tiếng, khách lữ hành vượt qua 5km tỉnh lộ 751
đường tráng nhựa, xuyên rừng cao su bạt
ngàn là đến suối Trúc.
Suối Trúc nằm vắt mình trên một ngọn núi
cao nhất trong cụm núi Cậu gồm 12 nhóm

lớn nhỏ. Cụm núi Cậu được xem là đoạn
cuối của dãy Trường Sơn hùng vĩ và những
ngọn núi này chỉ được gọi một cái tên
chung là núi Cậu. Cũng có người gọi là suối Tre hoặc suối Tiên. Quang cảnh
đầu tiên sẽ là những ghềnh đá bằng phẳng, vuông cạnh, được thiên nhiên sắp đặt
thành những bậc thang dành cho “người khổng lồ”. Theo truyền thuyết, nơi đây
là chốn trú ngụ của “người khổng lồ”.
Vừa qua khỏi những bậc thang của “người khổng lồ” là những bãi đá “bát quái
trận đồ”. Hàng triệu hòn đá lớn nhỏ được thiên nhiên xếp thành những bàn ăn
thiên nhiên lý tưởng. Về phía thượng nguồn là một bãi đá bằng phẳng bị nước
mưa xâm thực tạo thành từng lọn sóng đá mà người dân địa phương cho rằng, đó
là “chiếc giường” của “người khổng lồ”. Do suy nghĩ nhiều về vợ nên “người
khổng lồ” lăn lộn, trằn trọc nhiều đêm làm cho “chiếc giường” đá nhăn nheo,
bèo nhèo. Điều lạ là những nếp nhăn của đá nằm song song nhau theo một chiều
tạo thành những gợn sóng đẹp mắt.
k. Di tích lịch sử Long Hưng
Cổ Tự Bình Dương:
Nằm khuất trên một triền đồi
thuộc xã Tân Định, huyện Bến
Cát, Long Hưng cổ tự đang là
điểm đến của các tăng ni, phật tử
và người mộ đạo từ các nơi trong
và ngoài tỉnh đến tham quan, tìm hiểu. Long Hưng cổ tự còn gọi là chùa Tổ
được lập nên từ năm 1768, cách nay gần 240 năm. Những hàng cây cổ thụ vẫn
đang vút cao trên triền đồi, những ngôi mộ của các sư trụ trì viên tịch vẫn còn đó

13


Hoạt động, khả năng phát triển và vai trò của điểm du lịch Đại Nam đối với du

lịch tỉnh Bình Dương
và ngày ngày chúng sinh bái vọng, nguyện cầu cho quốc thái dân an, cho người
dân an cư lạc nghiệp.
3. Định hướng phát triển cho ngành du lịch tỉnh Bình Dương:
Trong những năm qua, hoạt động du lịch Bình Dương bước đầu khai thác
được tiềm năng du lịch để hình thành các sản phẩm du lịch dịch vụ tương đối đa
dạng. Nhưng đóng góp của du lịch trong nền kinh tế còn thấp, chưa đáp ứng
được vai trò và vị trí của du lịch như một ngành kinh tế quan trọng theo định
hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Bình Dương là một tỉnh thuộc khu vực Đông Nam bộ nằm trong vùng kinh
tế trọng điểm phía Nam. Là địa phương có tiềm năng du lịch tương đối đa dạng,
Bình Dương có những điều kiện tương đối thuận lợi để hình thành các loại hình
sản phẩm du lịch dịch vụ phù hợp với nhu cầu của thị trường khu vực trọng
điểm kinh tế phía Nam như Đồng Nai, TP.HCM, Bà Rịa -Vũng Tàu và cả Bình
Dương. Trong những năm qua, hoạt động du lịch Bình Dương nhìn chung có
những bước phát triển tương đối mạnh, đạt được những kết quả ban đầu đáng
khích lệ. Tuy nhiên, du lịch Bình Dương còn tồn tại một số bất cập như: một số
khu vực đang phát triển tự phát với quy mô nhỏ lẻ ảnh hưởng không nhỏ đến
tính bền vững và thương hiệu du lịch của tỉnh; thị trường du lịch dịch vụ chưa
phát triển tương xứng với những điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý kinh tế; vai
trò của du lịch chiếm tỷ trọng còn thấp trong cơ cấu kinh tế; hoạt động kêu gọi
đầu tư phát triển du lịch theo quy hoạch còn chậm, chưa đạt hiệu quả cao; cơ cấu
đầu tư du lịch chưa cân đối do đó sản phẩm du lịch đơn điệu, nghèo nàn...
Hiện nay, du lịch Bình Dương chưa tương xứng với tiềm năng và điều kiện
phát triển. Năm 2009, du lịch mới chiếm 0,90% trong GDP tỉnh và 2,95% trong
GDP thương mại - dịch vụ. Tỷ trọng lao động trong ngành du lịch chỉ đạt 0,47%
trong tổng lao động xã hội và 2,12% so với khu vực thương mại - dịch vụ. Mặc
dù đóng góp của du lịch trong nền kinh tế còn thấp, song du lịch ngày càng có
vai trò quan trọng hơn trong chiến lược phát triển KT-XH.
Mục tiêu phát triển xây dựng du lịch trở thành ngành kinh tế có vị trí quan

trọng đối với nền kinh tế của tỉnh, thông qua tốc độ tăng trưởng nhanh; tỷ trọng

14


Hoạt động, khả năng phát triển và vai trò của điểm du lịch Đại Nam đối với du
lịch tỉnh Bình Dương
GDP ngày càng tăng; đóng góp nhất định vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế của tỉnh theo hướng cân bằng và bền vững.
Khai thác hiệu quả lợi thế vị trí địa lý và tiềm năng du lịch để hình thành
các sản phẩm du lịch hấp dẫn, mang đặc trưng văn hóa địa phương tạo thành
thương hiệu cho du lịch Bình Dương trên thị trường du lịch .
Trong định hướng phát triển KT-XH của tỉnh, du lịch được xác định “Xây
dựng ngành du lịch trở thành ngành kinh tế có đóng góp ngày càng lớn vào tăng
trưởng kinh tế. Đến năm 2020 và giai đoạn sau đó, ngành du lịch sẽ trở thành
một trong những ngành kinh tế quan trọng đóng góp vào tăng trưởng và phát
triển bền vững, cân đối của kinh tế Bình Dương”.
Với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, tiềm năng du lịch đa dạng, có khả
năng phát triển các loại hình sản phẩm hấp dẫn cộng với môi trường đầu tư tốt
sẽ thu hút các nhà đầu tư đến với Bình Dương. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã
hội phát triển tương đối đầy đủ, nguồn nhân lực dồi dào... Tất cả những điều đó
sẽ làm tiền đề cho sự phát triển du lịch của Bình Dương trong thời gian tới...

15


Hoạt động, khả năng phát triển và vai trò của điểm du lịch Đại Nam đối với du
lịch tỉnh Bình Dương

CHƯƠNG II. KHU DU LỊCH LẠC CẢNH ĐẠI NAM

VĂN HIẾN
I. KHÁI QUÁT VỀ KHU DU LỊCH LẠC CẢNH ĐẠI NAM VĂN HIẾN

Địa chỉ : Xã Hiệp An, Thị xã Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương.
Điện thoại: (0650) 3.845.845 - (0650) 3.845.878 .
Fax: (0650) 3.512.391 - (0650) 3.845.804.
Email:
7h30 ngày 02/04/2011, đoàn thực địa Địa lý kinh tế - xã hội của khoa Địa
lý đã đến tham quan khu du lịch Đại Nam Văn Hiến.
Có thể nói, Đại Nam là một trong những khu du lịch bậc nhất của tỉnh Bình
Dương nói riêng và của cả nước nói chung. Đại Nam mang tầm cỡ không chỉ vì
quy mô hoành tráng mà còn các hoạt động và các sản phẩm du lịch mang tính
chất đồ sộ bên trong.
1. Vị trí:
Đại Nam thế giới du lịch (hay Đại Nam Quốc Tự hay Lạc cảnh Đại Nam
văn hiến), là một khu du lịch tọa lạc tại thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình
Dương, Việt Nam, cách Ủy ban nhân dân thị xã vào khoảng 7km về hướng
huyện Bến Cát.

16


Hoạt động, khả năng phát triển và vai trò của điểm du lịch Đại Nam đối với du
lịch tỉnh Bình Dương
2. Giới thiệu:
a. Giới thiệu chung:
Sau gần 10 năm xây dựng, khu du lịch Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến (trước
đây định đặt là Đại Nam Quốc Tự) ở tỉnh Bình Dương, cách TPHCM khoảng
40km do Công ty cổ phần Đại Nam đầu tư, mở cửa đón khách vào 11/09/2008.
- Đây là một công trình tôn vinh và vọng ngưỡng những tinh hoa của hàng

ngàn năm văn hiến cũng như những mốc son rạng ngời trong lịch sử Việt Nam.
Nơi đây có đủ biển, sông, núi và trường thành. Sự sáng tạo của Khu du lịch Đại
Nam được đánh giá là thiên đường của những thiết kế hiện đại và độc đáo mang
tầm cỡ quốc tế. Bên cạnh đó là sức hấp dẫn, phong phú qua các hạng mục công
trình, sự tái hiện sinh động của các kỳ quan trong nước và quốc tế, hệ thống trò
chơi ngoạn mục, tân tiến song song với chất lượng tối ưu, hoàn hảo mà du khách
chỉ có thể đạt được khi đến với Khu du lịch Đại Nam.
b. Tổng quan:
- Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến được xem là khu du lịch lớn nhất Đông Nam
Á về diện tích.
- Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến bao gồm nhiều hạng mục:
- Đại Nam Văn Hiến tôn vinh văn hóa lịch sử VN với diện tích 9ha có Kim
Điện với các pho tượng thờ, phù điêu, các vật dụng thờ cúng được dát vàng
24K.
- Dòng sông nhân tạo Bảo Giang lớn nhất VN (720m) uốn lượn xung quanh
đền và chảy qua chân dãy núi Bảo Sơn cũng đang nắm giữ kỷ lục núi nhân tạo
dài nhất VN (250m).
- Trong lòng dãy núi này tái hiện 12 kỳ án liên quan đến lịch sử nước nhà và
là nơi ở của hàng nghìn con chim yến tự nhiên bay về làm tổ.
- Cụm khách sạn xây dựng theo kiến trúc tường thành dài nhất VN (13km)
cũng đã kịp hoàn thành với chiều dài gần 3km và 134 phòng ở tiêu chuẩn 3 sao
cùng trung tâm hội nghị đạt tiêu chuẩn quốc tế.

17


Hoạt động, khả năng phát triển và vai trò của điểm du lịch Đại Nam đối với du
lịch tỉnh Bình Dương
- Chạy suốt chiều dài bên dưới trường thành sẽ là 5.000 phòng nghỉ, trong đó
có 1.000 phòng được thiết kế theo kiểu cung điện với giá 5-200

USD/phòng/đêm, 4.000 phòng còn lại có giá 5-30 USD/phòng/đêm.
- Đại Nam Văn Hiến, khu vui chơi giải trí, vườn bách thú, khu mua sắm,
khách sạn, khu vực ẩm thực, biển nhân tạo quy mô 22 ha, Đại Nam Phố, rạp
chiếu phim 4D, chuỗi cửa hàng, siêu thị, công viên trò chơi với hơn 40 trò chơi.
c. Chủ đầu tư:
- Theo ông Huỳnh Phi Dũng, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám Đốc Khu du
lịch Đại Nam, chi phí đầu tư cho khu du lịch Đại Nam vào khoảng 3,000 tỷ
đồng.Trong giai đoạn 1, công trình tiêu tốn khoảng 1,000-2,000 nhân công và
trong vòng 10 năm đã tiêu tốn khoảng 2,000 tỷ đồng. Giai đoạn hai của công
trình với tổng vốn đầu tư khoảng 1.200 tỉ đồng sẽ thực hiện theo phương thức
cuốn chiếu trong thời gian ba năm bao gồm các hạng mục xây dựng vườn thú
ban đêm, khách sạn 5 sao, khu tham quan Việt Nam thu nhỏ, casino... Trong đó,
dự án biển nhân tạo rộng 22ha đã hoàn thành vào tháng 4/2009.
Giá vé:
- Người lớn: 50,000 đồng/người
- Trẻ em (cao 1m-1,4m): 30,000 đồng/người
- Miễn vé vào cổng cho: trẻ em cao dưới 1m, người già trên 80
tuổi, tu sĩ, người khuyết tật. Giá vé ưu đãi áp dụng cho đối tượng: Hội Cựu chiến
binh, Hội Người cao tuổi, Chiến sĩ bộ đội và Công an, Trẻ em mồ côi va khuyết
tật.
d. Dịch vụ:
- Di chuyển trong khu du lịch: xe xăng,xe lửa,xe đạp
- Tour trọn gói:
- Gói 1: (1 ngày) TPHCM-Đại Nam-TPHCM, giá tour: 560,000 đồng/người
lớn, trẻ em (cao 1m-1,4m): ½ người lớn, trẻ em (dưới 1m): miễn phí
- Gói 2: (2 ngày 1 đêm) TPHCM-Đại Nam-TPHCM, giá tour: 1,170,000
đồng/người lớn, trẻ em (cao 1m-1,4m): ½ người lớn, trẻ em (dưới 1m): miễn phí

18



Hoạt động, khả năng phát triển và vai trò của điểm du lịch Đại Nam đối với du
lịch tỉnh Bình Dương
3. Hành trình đến Đại Nam:
Các tuyến xe buýt đến Đại Nam:
a. Tuyến BX Miền Tây-Đại Nam:
Giá: 5,000-15,000 đồng/lượt/khách, 96 lượt xe/ngày
Lô trình: Bến xe Miền Tây - Kinh Dương Vương - Bà Hom - Tỉnh lộ 10 Võ Văn Vân - Hương lộ 80 - Phan Văn Đối - Phan Văn Hớn - Nguyễn Ảnh Thủ
- quốc lộ 22 - quốc lộ 1A - quốc lộ 13 - Đại lộ Bình Dương - Khu du lịch Đại
Nam và ngược lại.
b. Tuyến BX Miền Đông:-Đại Nam: (chỉ đến chợ Dĩ An-Bình Dương)
Giá: 2,000 đồng/lượt/khách, tuyền xe 612
Lộ trình: Bến xe Miền Đông-Đinh Bộ Lĩnh-Nguyễn Xí-Quốc Lộ 13-Quốc
Lộ 1A (Xa lộ Đại Hàn cũ)-Quốc Lộ 1K-Trần Hưng Đạo-Chợ Dĩ An(Bình
Dương) và ngược lại.
c. Tuyến BX Bến Thành-Đại Nam:
Giá: 5,000-10,000 đồng/lượt/khách
Lộ trình: Bên Thành - Hàm Nghi - Tôn Đức Thắng - Đinh Tiên Hoàng Nguyễn Thị Minh Khai - Xô Viết Nghệ Tĩnh - Quốc lộ 13 - Đại lộ Bình Dương KDL Đại Nam và ngược lại
d. Tuyến BX Chợ Lớn- Đại Nam:
Giá: 5,000-15.000 đồng/lượt/khách, tuyến xe 61-6 và 61-5
Lộ trình: BX Chợ Lớn (Ga Chợ Lớn B)-Hùng Vương Plaza- Nhà thờ Mân
Côi-Siêu thị Văn Lang- Chợ An Nhơn-Ngã Tư Ga-Khu du lịch Đại Nam và
ngược lại.
e. Tuyến BX Đồng Nai - Đại Nam:
Giá: 5,000-15,000 đồng/lượt người
Lộ trình: Bến xe Biên Hòa- Nguyễn Ái Quốc - Hà Huy Giáp - Ngã năm
Biên Hùng - Đường 30/4 - Đường Cách Mạng Tháng Tám - Cầu Hóa An - ĐT
760 - ĐT 747 - Ngã ba Tân Ba - Ngã tư Miễu Ông Cù - ĐT 743 - Đường 30/4 -

19



Hoạt động, khả năng phát triển và vai trò của điểm du lịch Đại Nam đối với du
lịch tỉnh Bình Dương
Bến xe khách tỉnh Bình Dương - Ngã tư Gò Đậu - CMT8 - Ngã sáu - Đại lộ
Bình Dương - Ngã ba Suối Giữa - ĐT 744 - Khu du lịch Đại Nam và ngược lại.
- Các tuyến đường đến Đại Nam:
Từ sân bay Tân Sơn Nhất-khu du lịch Đại Nam: 38 km
Từ bến xe Miền Đông-khu du lịch Đại Nam: 25 km
Từ sân bay Long Thành-khu du lịch Đại Nam: 70 km
Từ cửa khẩu Mộc Bài-khu du lịch Đại Nam: 60 km
Giờ mở cửa
- Cổng: 8h-16h đóng lúc 18h (từ T2-T6) và 7h30' - 16h30' đóng cửa lúc 19h
(T7 và CN)
- Kim điện: 8h-17h (từ T2-T6); 7h30' - 17h30' (T7 và CN)
- Khu vui chơi: 09h - 17h (từ T2-T6); 09h - 18h (T7 và CN)
- Nhà hàng: 24/24h
- Siêu thị: 08h30' - 20h (từ T2-T6); 08h30' - 21h (T7 và CN)
- Vườn bách thú: 09h - 17h (đóng cửa lúc 18h) (từ T2-T6); 08h30' - 18h (T7
và CN)
Giữ xe (khách tham quan): 07h – 22h (từ T2-T6); 07h – 22h (T7 và CN)
Giữ xe (khách lưu trú): 24/24h
II.

HOẠT ĐỘNG CỦA KHU DU LỊCH ĐẠI NAM.

1. Thời gian xây dựng:
0h đêm mùng 9 rạng sáng mùng 10 tháng 3 năm Kỷ Mão - 1999, người chủ
công trình - ông Huỳnh Uy Dũng đã đặt viên gạch đầu tiên cho sự ra đời của
khu du lịch Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến.

Sau gần 10 năm xây dựng, ngày 11 tháng 9 năm 2008, Đại Nam chính thức
khánh thành và được đưa vào sử dụng với mục đích du lịch - giải trí.
2. Quy mô:

20


Hoạt động, khả năng phát triển và vai trò của điểm du lịch Đại Nam đối với du
lịch tỉnh Bình Dương
Với tổng diện tích giai đoạn 1 là 261ha, giai đoạn 2 là 450ha, là một công
trình kiến trúc quy mô và hoành tráng bậc nhất Việt Nam về diện tích. Đại Nam
Thế giới du lịch có đủ cả biển, hồ, sông, núi và tường thành, với dụng ý làm toát
lên vẻ đẹp của đất nước Việt Nam, trong đó điểm nhấn quan trọng nhất là đền
thờ Đại Nam Quốc Tự và dãy núi Bảo Sơn. Ngoài ra, tại khu du lịch còn có
nhiều hạng mục quan trọng khác được xây dựng như Việt Nam thu nhỏ rộng
30ha, thể hiện vẻ đẹp về thiên nhiên cũng như phản ánh những thành tựu nổi bật
của 64 tỉnh, thành trong cả nước và những hình ảnh giới thiệu về 54 dân tộc Việt
Nam.
Toàn bộ khu du lịch Đại Nam được chia thành 7 khu lớn:
- Khu vực trước cổng chính, khu vực này đặc trưng với tượng đài Lạc Long
Quân và Âu Cơ khổng lồ.
- Quảng trường.
- Khu Thờ tự.
- Khu Dã ngoại.
- Khu Trò chơi.
- Vườn Bách thú.
- Biển nhân tạo.
Ngoài ra, còn có các khu ẩm thực, nhà hàng, khách sạn, biệt thự, các bãi đậu
xe...
3. Các hạng mục công trình trong khu du lịch Đại Nam:

a. Khu thờ tự

21


Hoạt động, khả năng phát triển và vai trò của điểm du lịch Đại Nam đối với du
lịch tỉnh Bình Dương
Tổng diện tích 9 ha, khu thờ tự bao gồm đền Đại Nam (Kim Điện), núi Bảo
Sơn, dòng Bảo Giang...
Trong khu thờ tự, đền Đại Nam, núi Bảo Sơn đã được sách kỉ lục Việt Nam
ghi nhận là ngôi đền lớn nhất, dãy núi nhân tạo lớn và dài nhất Việt Nam.
b. Cổng Thanh Vân
Cổng tam quan to lớn phía trước khi vào Đại Nam Quốc Tự (xứ sở Rồng
Tiên), phía trên cổng Tam Quan Thanh Vân là các câu đối ca ngợi non sông Việt
Nam của tác giả Huỳnh Ngu Công. Câu đối có nội dung:
Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến
Hẹn bước Thanh Vân
Kính thư tiên tổ tạ long ân
Chào cả Tiên Long hội giáng trần
Tôn dựng bốn nghìn năm diệu sở
Việc thời xin hẹn bước Thanh Vân
Mặt sau của cổng Thanh Vân cũng có bài thơ có nội dung như sau:
Về thăm Văn Hiến rồng tiên
Mỗi trang sử một thề nguyên đinh ninh
Về thăm Văn Hiến diễm tình
Khi về chở cả cây Quỳnh cảnh Dao
Kiến trúc của cổng Thanh Vân hoàn toàn xây dựng bằng chất liệu gỗ từ
trong ra ngoài. Trước trước cổng Thanh Vân là bến xe điện và nhà rường kiểu
Huế ở cả hai bên được lợp bằng ngói lưu li xanh.
Sau cổng Tam Quan này là dãy hành lang miêu tả 54 dân tộc Việt Nam trải

dài cập theo cổng Tam Quan.
Từ cổng chính vào, du khách sẽ qua cầu Ngọc Bích và Hồ Ngọc Bích. Sau
khi cầu Ngọc Bích và Hồ Ngọc Bích, du khách sẽ đến cổng chính của Đại Nam
Quốc Tự. Khuôn viên chùa rộng 5.000m², cầu thang đi lên có 9 bậc tam cấp.

22


Hoạt động, khả năng phát triển và vai trò của điểm du lịch Đại Nam đối với du
lịch tỉnh Bình Dương
Đây là lối đi cao, muốn lên Đại Tự, du khách phải leo lên 9 bậc câp này. Phía
sau đền thờ còn có thang máy dành cho người khuyết tật và người già. Hành
lang bao quanh chùa được lát đá khổ lớn nhập từ Tây Ban Nha. Đây là gạch
gương, mỗi viên có giá 2.800.000 đồng một viên. Tổng cộng có có 28 bộ cửa
làm bằng gỗ quý, trên các bộ cửa có chạm khắc hình ảnh 28 giai đoạn lập quốc
của Việt Nam.Tất cả các bức chạm khắc trên đều được khảm dát vàng 24k. Khu
vực dát vàng du khách không thể sờ hiện vật và được bảo quản.
Phía trước chính điện là một hồ rộng có phun nước. Tổng cộng có 54 cột
nước tượng trưng cho 54 dân tộc Việt Nam. Phần hồ nước rộng phía trước có hệ
thống nhạc nước, được sử dụng vào các dịp lễ hội và các chương trình sân khấu
lớn.
c. Kim Điện
Đây là một công trình kiến trúc Việt cổ có diện tích 5.000 m² với chất liệu
chính là gỗ, đá và mạ vàng. Tuy nhiên có nhiều ý kiến cho rằng công trình mang
nét lai căng Trung Hoa và có ít đặc điểm kiến trúc Việt.
Chính điện gồm ba tầng thờ tượng Đức Phật Tổ, vua Hùng Vương và
vua Trần Nhân Tông, hai bên là tượng của chủ tịch Hồ Chí Minh, danh
tướng Trần Hưng Đạo và Mẹ Âu Cơ đều được mạ vàng. Bên dưới có bảng thờ
54 dân tộc và hơn 2.000 dòng họ Việt Nam. Các cánh cửa đền được khắc những
câu chuyện lịch sử và dân gian của đất nước.

Đền thờ Đại Nam Văn Hiến được khởi công xây dựng vào ngày 10/3/2003
và khánh thành vào ngày 02/9/2005, với diện tích 5000m2. Đền cũng được trung
tâm sách kỷ lục Việt Nam ghi nhận là đền thờ lớn nhất Việt Nam, vào ngày
15/8/2007. Đền Đại Nam còn gọi là Kim Điện với điểm nhấn nổi bật là các pho
tượng thờ, phù điêu và các vật dụng thờ cúng đều được dát vàng. Kim Điện
được xây dựng theo môtip vuông tròn với lối kiến trúc dân gian, là sự kết hợp
thể hiện vẻ đẹp của Tứ Linh (long lân quy phụng) và Tứ Quý (mai lan cúc trúc).
Hướng Đông và Tây của đền Đại Nam được trấn giữ bởi hai vị danh tướng

23


Hoạt động, khả năng phát triển và vai trò của điểm du lịch Đại Nam đối với du
lịch tỉnh Bình Dương
trong lịch sử chống giặc ngọai xâm của dân tộc Việt Nam là Thái Uý Việt Quốc
công Lý Thường Kiệt và vua Quang Trung Nguyễn Huệ.
Để vào đại điện, du khách phải mang vớ vào và không được chụp ảnh.
d. Khu trò chơi:
Đây là một khu giải trí với hơn 40 trò chơi đáp ứng tối đa nhu cấu vui chơi
của mọi du khách, từ cảm giác nhẹ nhàng, thư giãn đến trò chơi cảm giác thử
thách tinh thần, từ trò chơi mạo hiểm đến khám phá những điều bí ẩn của thiên
nhiên. Hầu hết các trò chơi này đều là lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam như
tàu lượn siêu tốc 4 vòng, tàu lốc xoáy, vượt thác, thám hiểm bầu trời,...Bên cạnh
đó, khu Trò chơi dân gian sẽ giúp du khách thư giãn nhẹ nhàng sau khi tham
gia các trò chơi cảm giác mạnh.


Tàu lộn vòng siêu tốc.

Đây được xem là phiên bản tàu lộn vòng siêu tốc có đường ray dài

nhất Việt Nam. Độ lộn vòng của tàu cũng nhiều hơn so với các phiên bản khác.



Đua xe

Đây được xem là trò đua xe duy nhất của Việt
Nam tương tự đua xe của Thái Lan. Không giống
như đua xe điện thông thường. Đua xe này có độ
khó và độ dốc và tốc độ khá cao gây cảm giác
mạnh và thú vị như thật.


Thập nhị cung kỳ án.

24


Hoạt động, khả năng phát triển và vai trò của điểm du lịch Đại Nam đối với du
lịch tỉnh Bình Dương
Khu thập nhị cung là công trình mới khai trương của khu du lịch mô phỏng
12 kỳ án thời dựng nước của Việt Nam được xây dựng hoành tráng và quy mô.
Du khách sẽ được phiêu lưu trong các vụ án với các hình nhân như thật.


Phim 4D

Cũng giống như Túi càn khôn vũ trụ của Suối
Tiên, phim 4D của Lạc Cảnh Đại Nam xây dựng
lớn hơn nằm bên trong kinh thành. Chiều không

gian thứ tư là cảm giác giúp khách có cảm giác
như thật. Các chương trình quý khách lựa chọn: Hành trình khám phá thế giới cổ
đại, Tham quan dãy ngân hà, Cứu công chúa trong cây đèn thần,..v..v..


Thuyền đụng

Là trò chơi du khách tham gia chiến đấu bằng thuyền
đụng, lướt trên mặt nước và điều khiển thuyền của mình.
Thuyền đụng được xây dựng trên hồ sương mù khá lạ mắt.
Trên hồ còn có quán cà phê sương mù cho du khách vừa
nhâm nhi cà phê vừa xem thuyền đụng và ngắm tòa lâu đài
cổ quái.


Thế giới tuyết

Mô hình trò chơi tuyết duy nhất của Việt
Nam. Với âm 3-5 độ, du khách phải trang bị áo gió
và giày và tham gia các trò chơi duy nhất của Việt
Nam như: trượt tuyết, đắp người tuyết, và đùa giỡn
trong không gian của tuyết.


Kỳ lân cung - 18 tầng địa ngục.

Đây là công trình mô phỏng theo Phật Giáo
về kiếp luân hồi - tương tự Suối Tiên đưa du khách

25



×