Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Một số biện pháp hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà nhằm nâng cao hứng thú giờ học lịch sử 10 (phần LSVN từ thế kỉ x đến nửa đầu XIX)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (481.91 KB, 64 trang )

1. Đặt vấn đề
Đổi mới phương pháp dạy học là một trọng tâm của đổi mới giáo dục Trung
học phổ thông. Luật giáo dục (Điều 28) yêu cầu: “Phương pháp giáo dục phổ
thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù
hợp với đặc điểm của từng lớp, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn
luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại
niềm vui hứng thú, hứng thú học tập cho học sinh”. Dạy học Lịch sử nhất thiết
phải đổi mới theo hướng “Đặt học sinh vào hoạt động trung tâm của quá trình
dạy học”, giáo viên đóng vai trò tổ chức, định hướng cho học sinh tự khám phá,
tìm hiểu các sự kiện lịch sử từ đó liên hệ các sự kiện lịch sử với nhau. Muốn làm
được điều đó giáo viên phải có những biện pháp giúp học sinh yêu thích môn Lịch
sử. Điều quan trọng và cần thiết nhất là luôn tạo cho các em niềm khát khao tìm
hiểu, biết tự đánh giá và nhận xét khách quan các sự kiện hay nhân vật lịch sử nào
đó, khiến các em đam mê thực sự chứ không bị gò bó hay ép buộc bởi bất cứ lí do
nào.
Dạy học phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong mỗi giờ học phải
được thực hiện qua nhiều bước, nhiều khâu khác nhau trong quy trình dạy học,
trong đó bao gồm cả việc chuẩn bị bài trước khi đến lớp của cả giáo viên và học
sinh ở tất cả các môn học. Với môn Lịch sử, phát huy vai trò chủ thể của học sinh
trong giờ học phải được xem như là một nguyên tắc cơ bản, phải là một khâu trong
quá trình dạy học, trong giáo án của giáo viên qua từng tiết dạy. Muốn phát huy
tính tích cực của học sinh, tạo không khí giờ học, việc giáo viên diễn đạt bài giảng
phải lôi cuốn, thông qua những sự kiện, mẩu chuyện, hình ảnh minh họa...sẽ giúp
học sinh yêu thích môn lịch sử, đồng thời giáo viên vận dụng các phương pháp dạy
học linh hoạt, hiệu quả trong từng bài giảng, nhất là phương pháp thảo luận theo
nhóm nhỏ, thông qua hoạt động nhóm nhỏ, tư duy tích cực của học sinh được phát
huy qua đó rèn luyện năng lực hợp tác giữa các thành viên trong nhóm. Nhưng
muốn giờ học lịch sử thực sự hấp dẫn lôi cuốn học sinh hợp tác tích cực không chỉ
-1-



có sự chuẩn bị một phía từ giáo viên mà đòi hỏi chính các em phải có sự chuẩn bị
bài trước một cách khoa học qua phương pháp hướng dẫn của giáo viên.
Sách giáo khoa Lịch sử 10 có nhiều thay đổi, được biên soan theo hướng tinh
giản và tích hợp. Vì thế muốn học tốt ở trên lớp, tích cực hoạt động trong quá trình
tiếp nhận, lĩnh hội tác phẩm thì đòi hỏi học sinh phải thực hiện tốt khâu chuẩn bị
bài ở nhà và chắc chắn một điều, nếu giờ học Lịch sử nào mà có sự chuẩn bị công
phu ở cả thầy lẫn trò thì giờ học đó sẽ đạt kết quả khả quan hơn. Tuy nhiên, một
thực trạng khá phổ biến hiện nay là nhiều giáo viên dạy Lịch sử chưa thực sự chú
trọng đến khâu hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà, hoặc có thực hiện thì cũng
mới chỉ ở hình thức tự phát, thiếu tính khoa học. Về phía học sinh, các em chưa
xây dựng cho mình thói quen chuẩn bị bài kĩ trong nhận thức và hoạt động chuẩn
bị bài ở nhà.
Vì những lí do và thực tế nêu trên, tôi mạnh dạn đề xuất Một số biện pháp
hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà nhằm nâng cao hứng thú giờ học Lịch sử
10 (phần LSVN từ thế kỉ X đến nửa đầu XIX) tại trường THPT ..

-2-


2. Nội dung sáng kiến
2.1. Cơ sở lí luận
Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, Nghị quyết TW khóa 7 đã đề ra
nhiệm vụ “Đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành
học” Nghị quyết TW 2 khóa VIII đã chỉ rõ nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo
dục đào tạo là “Đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ
một chiều, rèn luyện thói quen, nề nếp tư duy sáng tạo của người học”. Đồng thời
Đảng ta cũng khẳng định “Lấy nội lực, năng lực tự học làm nhân tố quyết định sự
phát triển của bản thân người học”. Trong chương trình giáo dục phổ thông ban
hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ – BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng
Bộ giáo dục và Đào tạo đã nêu: “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động,

sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học
sinh, điều kiện của từng lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả
năng hợp tác, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến
tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”.
Có thể coi việc chuyển từ dạy học lấy giáo viên làm trung tâm sang dạy học
hướng vào người học, phát huy tính tích cực, tự học, sáng tạo của học sinh là quan
điểm lí luận dạy học có tính định hướng chung cho việc đổi mới phương pháp dạy
học. Nói cách khác cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập
chủ động, chống thói quen học tập thụ động. Vì vậy, việc hướng dẫn học sinh giúp
các em chuẩn bị bài tốt ở nhà trở thành một yêu cầu thiết thực có giá trị to lớn
trong tiến trình dạy học trên lớp của giáo viên và học sinh, giúp học sinh chủ động,
tích cực trong quá trình học tập. Việc chuẩn bị bài ở nhà là một nội dung nằm trong
phương pháp tự học. Nếu rèn luyện cho người học có được phương pháp, kĩ năng,
thói quen, ý thức tự học thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có
trong mỗi người, kết quả học tập sẽ ngày được nâng cao.
Với môn Lịch sử, phương pháp dạy học tích cực là tập trung vào phát huy tính
tích cực, chủ động sáng tạo khám phá tri thức của học sinh. Đó là một trong những
-3-


vấn đề cơ bản có ý nghĩa phương pháp luận trong đổi mới phương pháp dạy học
Lịch sử hiện nay. Với yêu cầu đổi mới như đã nêu, học sinh là chủ thể tiếp nhận,
tích cực sáng tạo trong các giờ Lịch sử. Giáo viên đóng vai trò tổ chức, định
hướng, điều khiển quá trình tiếp nhận của học sinh. Để phát huy năng lực chủ
động, tích cực của học sinh thì giáo viên phải linh hoạt sử dụng nhiều phương
pháp, hình thức, kỹ thuật tổ chức dạy học. Vì thế chuẩn bị bài ở nhà là việc làm
không thể xem nhẹ đối với người học sinh hiện nay. Tất nhiên, học sinh chuẩn bị
như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào cách thức hướng dẫn của giáo viên.
2.2. Thực trạng của vấn đề
2.2.1. Đối với giáo viên

Trong thời gian qua việc chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học của các cấp
đã có tác động tích cực đối với nhiều giáo viên ở các nhà trường. Đối với bộ môn
Lịch sử trước sự đổi mới chương trình, SGK, dạy học theo nghiên cứu bài học, dạy
học theo chuyên đề nhiều thầy cô tích cực vận dụng các phương pháp dạy học tích
cực, kỹ thuật, các phương tiện dạy học nhằm phát huy tính tích cực chủ động của
học sinh trong giờ học, các tổ chuyên môn, chuyên môn nhà trường tích cực chỉ
đạo đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học đã
thu được một số kết quả đáng mừng. Tuy nhiên đa số giáo viên chỉ chú ý tới việc
chuẩn bị giáo án của mình cho thật tốt mà chưa chú ý tới việc hướng dẫn học sinh
cũng chuẩn bị tốt bài học trước khi tới lớp. Việc hướng dẫn, dặn dò học sinh tự
học, chuẩn bị bài ở nhà của giáo viên còn qua loa, thiếu sự chỉ dẫn cụ thể. Điều này
xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trong đó chủ yếu xuất phát từ quan niệm học sinh
về nhà học tốt bài cũ là được. Đối với việc chuẩn bị bài mới thì sách giáo khoa đã
có hướng dẫn. Giáo viên không cần hướng dẫn thêm. Một nguyên nhân nữa cũng
phải kể đến đó là thời gian của mỗi tiết dạy. Giáo viên thường phân bố thời gian
chưa hợp lý cho việc hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. Nhiều khi trống hết tiết vẫn
chưa hết nội dung bài học, sau các tiết dạy giáo viên phải kí sổ, di chuyển tới lớp
dạy khác cho nên không còn thời gian hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài. Một số
-4-


giáo viên có giao bài tập, yêu cầu về nhà chuẩn bị bài nhưng chưa có gợi ý, không
kiểm tra, đánh giá một cách sát sao thường xuyên nên ý thức chuẩn bị bài của một
số học sinh chưa cao.
Từ thực trạng nêu trên tôi nhận thấy việc hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài
một cách hệ thống, khoa học sáng tạo là vấn đề vô cùng quan trọng, cần thiết. Một
giờ học Lịch sử thành công hay không, không khí giờ học như thế nào và chất
lượng, hiệu quả giờ học ra sao xét cho cùng phụ thuộc vào niềm say mê nghề, năng
khiếu sư phạm và nghệ thuật tổ chức, hướng dẫn của giáo viên và ý thức tự học của
học sinh. Như vậy, hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài là một khâu then chốt trong

quá trình đổi mới phương pháp dạy học, một trong những yếu tố làm nên chất
lượng dạy học môn Lịch sử trong nhà trường Trung học phổ thông hiện nay.
2.2.2. Đối với học sinh
Hiện nay trong các nhà trường có không ít tiết học lịch sử không khí học tập
vẫn còn đơn điệu, trầm, nặng nề, học sinh thụ động tiếp thu, ghi chép. Nhiều câu
hỏi đơn giản giáo viên đặt ra cũng chỉ rất ít học sinh giơ tay phát biểu. Mỗi lớp
thường chỉ có từ 3 đến 5 em chủ yếu tập trung vào các em là cán sự lớp, cán sự
đoàn giơ tay phát biểu khi giáo viên đặt câu hỏi. Trong những giờ thao giảng, hội
giảng có giáo viên dự giờ tinh thần học tập của các em cũng không khá hơn đôi khi
còn ngược lại. Học sinh trầm, thụ động, thiếu hợp tác tích cực trong các giờ học là
do đâu?. Qua khảo sát 3 lớp tôi trực tiếp giảng dạy về hoạt động chuẩn bị bài ở nhà
kết quả như sau:
Nội dung hỏi

1. Thường xuyên không đọc bài và
chuẩn bị bài.
2. Chỉ đọc lướt qua SGK và trả lời
một số câu hỏi dễ.
3. Đọc kĩ SGK và trả lời đầy đủ

Lớp 10b6
(44HS)
Tỉ lệ
SL
%

Lớp 10b8
(40 HS)
Tỉ lệ
SL

%

Lớp 10B7
(43Hs)
Tỉ lệ
SL
%

16

36,36

13

32,5

15

34,88

20

45,45

23

57,5

21


48,83

5

11,36

4

10,0

3

6,97

-5-


các câu hỏi.
5. Thắc mắc và nhờ GV giải đáp
1
2,27
0
0
1
2,32
khi lên lớp.
Nhìn vào kết quả khảo sát ta thấy tỉ lệ học sinh thường xuyên không chuẩn bị
bài tương đối lớn (lớp 10B6 là 36,36%, lớp 10B8 là 32,5%, lớp 10B7 là 34,88%).
Phần lớn học sinh chỉ đọc lướt qua SGK, chuẩn bị những câu hỏi dễ, tỉ lệ này lớn
nhất (lớp 10B6 là 45,45%, lớp 10B8 là 57,5%, lớp 10B7 là 48,83%). Chỉ có tỉ lệ

nhỏ học sinh có ý thức tìm hiểu nội dung bài học, chuẩn bị bài trước khi tới lớp
(lớp 10B6 là 11,36%, lớp 10B8 là 10,0%, lớp 10B7 là 6,97%) còn vấn đề học sinh
thắc mắc nhờ giáo viên giải quyết chiếm tỉ lệ rất nhỏ (lớp 10B6 là 2,27%, lớp 10B7
là 2,32%, lớp 10B8 không có học sinh nào).
Vậy, nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng trên. Trước hết, nhiều học sinh vẫn
quan niệm học để lấy điểm. Các em cho rằng học bài cũ quan trọng hơn chuẩn bị
bài mới. Kiểm tra bài cũ mà không học thì bị điểm kém, trong khi đó không chuẩn
bị bài mới mà bị kiểm tra thì chỉ bị nhắc nhở, khiển trách thôi. Học sinh chưa biết
rằng chuẩn bị bài mới chính là học bài cũ trước một bước. Vì thế việc chuẩn bị kỹ
bài mới vẫn bị học sinh xem nhẹ. Một nguyên nhân nữa không thể không nhắc tới
đó là đa số học sinh ở Sốp Cộp đều từ các xã xa phải thuê phòng trọ học, thiếu sự
kèm cặp của gia đình, cùng với điều kiện học tập thiếu thốn như thiếu bàn học,
thiếu sách giáo khoa, tài liệu tham khảo... khiến các em ngại chuẩn bị bài. Nhiều
em ham chơi, chưa có ý thức học, chưa có thói quen học bài theo thời gian biểu,
học bài chưa khoa học nên việc chuẩn bị bài của các em còn nhiều hạn chế cả về số
lượng lẫn chất lượng.
Như vậy có thể thấy công việc tự học chuẩn bị trước bài mới vẫn chưa được
học sinh chú trọng. Các em chuẩn bị bài gọi là có để chống đối khi giáo viên kiểm
tra.
2.3. Các biện pháp tiến hành giải quyết vấn đề.
Viết sáng kiến này, tôi thực hiện các bước như sau: Nghiên cứu tài liệu có
-6-


liên quan tới sáng kiến như đường lối chính sách của Đảng, chỉ đạo của ngành, các
phương pháp dạy học, cơ sở lý luận nhằm tổ chức hoạt động cho học sinh, tài liệu
hướng dẫn dạy học Lịch sử 10, tài liệu SGK Lịch sử 10 và các tài liệu khác; Dùng
phiếu để điều tra tình hình học bài của sinh học; Dự giờ, trao đổi trực tiếp với đồng
nghiệp để điều tra chất lượng và ý thức học tập của em; Điều tra phương pháp dạy
học đã và đang được giáo viên sử dụng.

Soạn giáo án thực nghiệm có đề xuất các biện pháp tổ chức các hoạt động
tự học cho học sinh; Tiến hành thực nghiệm ở 2 lớp tôi trực tiếp giảng dạy (Lớp
thực nghiệm: Bài học được thiết kế có sử dụng các phương pháp tổ chức các hoạt
động hướng dẫn học sinh tự học. Lớp đối chứng: Bài học thiết kế theo hướng sử
dụng phương pháp dạy học thông thường mà giáo viên thường sử dụng). Qua thực
nghiệm, nhìn lại quá trình nghiên cứu đề tài, tôi rút ra một số kinh nghiệm làm cơ
sở để tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng vào dạy học.
2.3.1. Một số biện pháp nhằm giúp hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài cho giờ
học Lịch sử Việt Nam ở lớp 10 Trung học phổ thông Sốp Cộp.
2.3.1.1 Hướng dẫn học sinh đọc trả lời câu hỏi trong Sách giáo khoa Lịch sử
10.
Sách giáo khoa là sự cụ thể hóa chương trình, là nguồn trí thức thống nhất và
là chỗ dựa cơ bản cho giáo viên khi dạy học. Ở nước ta, sách giáo khoa có vai trò
vô cùng quan trọng. Điều 25 của Luật Giáo dục đã khẳng định: “Sách giáo khoa để
sử dụng chính thức, thống nhất, ổn định trong giảng dạy, học tập ở nhà trường và
các cơ sở giáo dục khác”.
Đã từ lâu, các nhà nghiên cứu lý luận dạy học đã khẳng định vai trò quan
trọng của Sách giáo khoa trong quá trình học tập của học sinh. Sách giáo khoa là
nguồn cung cấp tri thức đúng đắn, khoa học và thống nhất trong nền giáo dục quốc
dân. Tri thức được đưa vào Sách giáo khoa có tính tinh giản, cô đọng, súc tích,
phong phú. Nó có thể giúp người học nghiên cứu, tìm tòi, phát huy tính sáng tạo linh
hoạt, đa dạng. Để giúp học sinh có phương pháp tự học, tự nghiên cứu giáo viên cần
-7-


có những định hướng cho học sinh trong các hoạt động tiếp xúc với sách giáo khoa,
tập cho các em biết gia công tìm tòi, sáng tạo trong quá trình lĩnh hội tri thức.
Cùng với sách giáo khoa, nội dung kênh hình trong sách giáo khoa không chỉ
dừng lại ở chỗ kích thích hứng thú học tập và làm học sinh dễ hiểu mà còn góp phần
trau dồi khả năng tư duy, kỹ năng, kỹ xảo cho các em thông qua việc sử dụng các

kênh hình.
Chuẩn bị bài là một yêu cầu bắt buộc của các môn học đối với học sinh khi
tiến hành theo tư tưởng đổi mới: học sinh là chủ thể tích cực trong giờ học. Nó có
tác dụng giúp học sinh có “cơ hội” phát huy vai trò chủ thể của mình trong giờ học.
Nhờ chuẩn bị bài mà học sinh chủ động hơn khi tranh luận, trả lời các câu hỏi từ
đó giờ học trên lớp sôi nổi, cuốn hút học sinh hơn.
Điều quan trọng nhất trong hướng dẫn học sinh học bài ở nhà trước hết là
yêu cầu các em trả lời các câu hỏi ở phần cuối sách giáo khoa, khai thác kênh
hình đồng thời giáo viên sử dụng các câu hỏi đặt học sinh vào tình huống có vấn
đề, khuyến khích sự tò mò khám phá của học sinh. Muốn hoạt động này của các
em đạt hiệu quả đòi hỏi giáo viên phải có những cách thức, biện pháp phù hợp. Ví
như khi dạy bài 17: Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong
kiến(Từ thế kỉ X-XV): Giáo viên yêu cầu học sinh đọc kỹ nội dung bài, nhất là
phần II: Phát triển và hoàn chỉnh nhà nước phong kiến ở các thế kỉ XI-XV, tập
trung vào tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý, Trần, Hồ, đặc biệt là cuộc cải cách
của vua Lê Thánh Tông. Nội dung luật pháp và quân đội, thấy được sự phát triển
của nhà nước phong kiến. Giáo viên có thể cho học sinh câu hỏi chuẩn bị ở từng
mục như sau: Mục II.1: Tổ chức bộ máy nhà nước:
(1) Vì sao năm 1010, vua Lý Thái Tổ cho dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long.
Ý nghĩa của việc làm đó.
(2) Những thay đổi trong cuộc cải cách hành chính thời Lê Thánh Tông. Ý
nghĩa?
(3) Nếu là người nông dân sống ở dưới thời nhà Lê sơ, em có đồng tình với
-8-


cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông không? Vì sao?
Mục II.2. Luật pháp và quân đội: với nội dung nhà Lý tuyển dụng quân đội
theo chế độ “ngụ binh ư nông”. Giáo viên có thể đặt câu hỏi:
(4) “Ngụ binh ư nông” nghĩa là gì? Quân đội ta ngày nay có thực hiện

chiến lược này hay không?
Khi dạy bài 25: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn
(nửa đầu thế kỉ XIX): Sau khi yêu cầu học sinh tìm hiểu nội dung sách giáo
khoa, quan sát kĩ kênh hình 49-SGK “Lược đồ hành chính Việt Nam thời Minh
Mạng”, giáo viên có thể cho học sinh câu hỏi chuẩn bị ở nhà:
(1) Quan sát lược đồ, em nhận xét gì về cuộc cải cách hành chính của Vua Minh
Mạng. Cuộc cải cách đó để lại ý nghĩa gì đối với đất nước ta ngày nay?
Giáo viên trả lời những thắc mắc của học sinh nếu các em chưa hiểu câu
hỏi. Đồng thời có gợi ý cách thức trả lời những câu hỏi này cho học sinh. Một
điều nữa không kém phần quan trọng là khi hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi
trong Sách giáo khoa giáo viên cần hướng các em cách tìm hiểu nghiêm cứu nội
dung bài ở nhà cần đọc toàn bộ phần kênh chữ và quan sát kĩ kênh hình của bài.
Sau khi đọc song phải gạch chân vào những sự kiện, hiện tượng mà các em cho là
nổi bật, những khái niệm phức tạp để các em tiếp thu, trao đổi trong quá trình
nghe giảng trên lớp.
Nhận thức được tất cả nội dung bài sẽ có ý nghĩa giúp các em nắm được
những kiến thức đơn giản, dễ hiểu. Muốn làm được điều này giáo viên phải có đầu
tư suy nghĩ trước một bước. Như vậy, việc hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà
sẽ mang lại hiệu quả hơn. Hướng dẫn học sinh đọc sách giáo khoa và trả lời câu
hỏi, khai thác kênh hình là việc làm vô cùng quan trọng, bởi đây là một bước
chuẩn bị trước làm cơ sở cho việc tiếp thu kiến thức trên lớp. Nếu giáo viên làm tốt
bước này thì khâu lên lớp sẽ nhẹ nhàng hơn, giờ học sôi nổi hơn và hiệu quả giờ
học sẽ cao hơn.

-9-


3.2.1.2. Hướng dẫn học sinh sử dụng biểu đồ, sơ đồ kiến thức, sơ đồ tư duy, để
trả lời câu hỏi.
Nhận thức của học sinh là quá trình đi từ nhận thức cảm tính đến nhận thức

lí tính. Con đường nhận thức một vấn đề khoa học nói chung cũng như nhận thức
một vấn đề lịch sử nói riêng là quá trình đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừ
tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Để học sinh có ấn tượng, tiếp thu kiến
thức một cách hiệu quả trong giờ học lịch sử người giáo viên phải gây cho học sinh
sự hứng thú trong học tập. Hướng dẫn học sinh sử dụng dạng sơ đồ là một trong
những cách hướng dẫn dạy học phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học
sinh, nó hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của các
em. giúp học sinh có cách tiếp cận mới trong việc lĩnh hội kiến thức từ “kênh chữ”
bằng ghi chép sang “kênh hình”. Ví như khi dạy bài 17 “Quá trình hình thành và
phát triển của nhà nước phong kiến(Từ thế kỉ X-XV)”. Ở mục II.1. Tổ chức bộ
máy nhà nước: Nội dung kiến thức trọng tâm ở mục này là học sinh phải nắm
được mô hình bộ máy nhà nước thời Lê sơ qua cuộc cải cách hành chính của vua
Lê Thánh Tông. Để học sinh hình dung được cụ thể, chi tiết về bộ máy nhà nước
quan chủ thời kì này như thế nào mà lại khẳng định là đạt đến mức độ hoàn thiện.
Giáo viên yêu cầu học sinh bằng hiểu biết, suy nghĩ của bản thân, tự vẽ sơ đồ:
(1) Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lê sơ qua cuộc cải cách hành chính của
vua Lê Thánh Tông. Giáo viên có thể gợi ý học sinh trả lời sơ đồ như sau:

- 10 -


Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê sơ
- Trung ương

Vua
6 Bộ

Ngự Sử Đài

- Địa phương


Hàn Lâm viện

13 Đạo
Phủ
Huyện
Châu


Như vậy, bằng việc sử dụng sơ đồ kiến thức trong dạy học lịch sử vận dụng
linh hoạt trong từng mục cụ thể của bài học sẽ giúp học sinh tiếp thu và lĩnh hội
kiến thức nhanh và hiệu quả, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh.
* Trình bày dưới dạng bảng biểu: Phương pháp sử dụng sơ đồ kiến thức, bảng
biểu nhằm liên kết nhiều mục trong bài giúp học sinh có khả năng khái quát, tổng
hợp kiến thức, xâu chuỗi những đơn vị kiến thức theo từng giai đoạn, thời kì lịch
sử đã học. Ví như khi hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài 19 “ Những cuộc kháng
chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X-XV”, hướng dẫn học sinh thống kê các
cuộc kháng chiến và khởi nghĩa chống ngoại xâm theo mẫu:
Tên cuộc
kháng chiến
Kháng chiến
chống Tống
thời Tiền Lê
Kháng chiến

Thời gian

Người chỉ huy

Trận đánh tiêu biểu


Năm 981

Lê Hoàn

Sông Bạch Đằng

Năm 1075-1077

Lý Thường Kiệt

Sông Như Nguyệt

- 11 -


chống Tống
thời lý
Kháng chiến
chống Mông –
Nguyên thời
Trần
Cuộc khởi
nghĩa Lam Sơn

Lần 1: Năm 1258
Lần 2: Năm 1285
Lần 3: Năm 12871288
Năm 1418 - 1427


Các vua Trần,
Trần Hưng Đạo
và các vị tướng
giỏi
Lê Lợi,
Nguyễn Trãi

Đông Bộ Đầu, Chương
Dương, Hàm Tử, Tây
Kết, Vạn Kiếp, đặc biệt là
trận trên sông Bạch Đằng
Chi Lăng, Xương Giang,
Tốt Động, Chúc Động

Với bảng thống kê trên, học sinh đã tự khái quát, tổng hợp được ngắn gọn
mà đầy đủ những nội dung các mục quan trọng của bài 19, phát triển tư duy độc
lập, tính tự giác của học sinh trong học tập. Qua bảng thống kê giúp các em khắc
sâu được những kiến thức trong tâm.
* Sử dụng sơ đồ, bảng biểu để khái quát, tổng hợp kiến thức của một bài, một
Chương: Ví dụ khi học bài 23 “Phong trào nông dân Tây Sơn và sự nghiệp
thống nhất đất nước, bảo vệ tổ quốc cuối thế kỉ XVIII”.
Nội dung quan trọng của bài này là học sinh phải đánh giá được công lao và
vai trò to lớn của Quang Trung – Nguyễn Huệ người đã có công lao to lớn trong sự
nghiệp thống nhất đất nước và bảo vệ tổ quốc cuối thế kỉ XVIII. Giáo viên có thể
đưa câu hỏi yêu cầu học sinh nghiên cứu và tự tổng kết bài học ở nhà, có thể
hướng dẫn gợi ý bằng sơ đồ kiến thức sau:
Công lao của phong trào Tây Sơn

- Lật đổ chính quyền họ
Nguyễn và đánh tan quân

xâm lược Xiêm.
+ Từ 1773-1777: Đánh
chiếm vào Gia Định, lật đổ
chúa Nguyễn ở Đàng
Trong.
+ Từ 1784-1785: Đánh bại
quân Xiêm với chiến thắng
tiêu biểu ở
Rạch Gầm-Xoài Mút.

- Lật đổ chính quyền họ
Trịnh.
+ Giữa năm 1788,
Nguyễn Huệ cho quân
đánh chiếm Thăng Long.
Chính quyền chúa Trịnh
sụp đổ.
+ Việc lật đổ chính quyền
phong kiến ở 2 Đàng =>
tạo điều kiện cơ bản cho
sự thống nhất đất nước.

- 12 -

Đánh tan quân xâm
lược nhà Thanh,
với các chiến
thắng: Ngọc Hồi,
Đống Đa, quân Tây
Sơn đã đánh bại 29

vạn quân Thanh,
giải phóng hoàn
toàn đất nước.


Với sơ đồ kiến thức trên có ý nghĩa giáo dưỡng quan trọng, học sinh đã nắm
được kiến thức khái quát, trọng tâm của bài học là vai trò của Quang Trung –
Nguyễn Huệ đối với lịch sử nước ta cuối thế kỉ XVIII. Giáo dục cho học sinh lòng
yêu nước, tự hào về truyền thống yêu nước đấu tranh bất khuất chống giặc ngoại
xâm của dân tộc, khâm phục và ngưỡng mộ vua Quang Trung, một thiên tài quân
sự – nhà cải cách táo bạo sáng suốt với tư tưởng tiến bộ vượt tầm thời đại. Phát
triển cho học sinh kĩ năng lập sơ đồ kiến thức, phát triển óc quan sát cũng như tư
duy độc lập để đưa ra nhận xét và đánh giá một vấn đề lịch sử.
* Sử dụng sơ đồ, bảng biểu kiến thức để đối chiếu, so sánh các nội dung
lịch sử rồi rút ra nhận xét.
Trong dạy học lịch sử, việc sử dụng sơ đồ kiến thức, bảng biểu đối chiếu, so
sánh các sự kiện hiện tượng lịch sử để học sinh hiểu rõ bản chất của vấn đề là việc
làm cần thiết đối với giáo viên. So sánh các nội dung của lịch sử không chỉ giúp
người học hiểu sâu hơn kiến thức mà còn giúp học sinh có cái nhìn nhận khái quát,
khách quan, tổng thể về một vấn đề lịch sử để các em phân biệt rõ nội dung, vấn đề
lịch sử này với nội dung vấn đề lịch sử khác.
Khi học bài 19 “Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thế kỉ X-XV”.
Để so sánh những đặc điểm nổi bật về hai cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý và
cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông thời Trần, giáo viên hướng dẫn học sinh
về nhà cách lập một bảng biểu tổng hợp kiến thức sau:
Nội dung so
sánh

Cuộc kháng chiến chống
Tống thời Lý

- Phía địch: Nhà Tống suy yếu,
khó khăn. Tiến hành xâm lược
Đại Việt nhằm khắc phục khó
Hoàn cảnh lịch khăn trong nước, tăng cường
sử
thế của Tống với hai nước
Liêu, Hạ.
- Phía ta: Nhà Lý đang vươn
lên trong phát triển đất nước.
Thời gian
1075 - 1077
- 13 -

Cuộc kháng chiến chống
Nguyên - Mông thời Trần
- Phía địch: Đế quốc Mông –
Nguyên lớn mạnh, với tư tưởng
bành trướng làm chủ phương Nam
- Phía ta: Nhà Trần chính quyền
mạnh, đất nước ổn định. Kinh tế
phát triển.
3 lần:
Lần 1: 1258


Lãnh đạo

Lý Thường Kiệt

Cách đánh

giặc

- Tiên phát chế nhân…
- Lập phòng tuyến trên Sông
Như Nguyệt, giảng hòa…

Chiến thắng
lớn
Kết quả

Châu Khâm, Châu Liêm, bờ
Bắc Sông Như Nguyệt.
Thắng lợi

Lần 2: 1285
Lần 3: 1287-1288
Các vua Trần,Trần Hưng Đạo và
các tướng lĩnh khác
- Vườn không, nhà trống, cả nước
đánh giặc, lấy ít địch nhiều.
- Chủ động rút lui, phản công dùng
sức mạnh quân sự để bóp chết ý
chí xâm lược kẻ thù
Đông Bộ Đầu, Chương Dương,
Hàm Tử, Vân Đồn, Bạch Đằng
Thắng lợi

Với bảng biểu trên, qua sự gợi ý chuẩn bị trước ở nhà trong tiết học trên lớp
học sinh sẽ hăng hái, tích cực tổng hợp những đơn vị kiến thức đã chuẩn bị để so
sánh về hai cuộc kháng chiến lớn của dân tộc ta. Qua việc tạo lập sơ đồ kiến thức:

Học sinh thấy được cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc ta ở thế kỉ XI,
XIII diễn ra trong điều kiện thuận lợi đó là sự vững mạnh của các triều đại phong
kiến Việt Nam thời Lý -Trần. Tuy nhiên, cuộc kháng chiến của nhân dân ta cũng
phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trước những kẻ thù hung bạo, đặc biệt
là cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên thời Trần. Nhưng dưới sự lãnh đạo của
các vị tướng tài lão luyện trận mạc cùng với tinh thần đoàn kết yêu nước chống
giặc ngoại xâm của dân tộc ta, các cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi hoàn toàn.
Giáo dục cho học sinh lòng yêu nước và ý thức tự hào dân tộc, phát triển cho học
sinh các kĩ năng quan sát, đối chiếu, so sánh, phân tích tổng hợp kiến thức để rút ra
nhận xét.
* Trình bày dưới dạng sơ đồ tư duy: Sơ đồ tư duy được giáo viên, học sinh
sử dụng khá phổ biên trong dạy học cũng nhu học tập. Ưu điểm của sử dụng sơ đồ
tư duy trong lĩnh hội trình bày khiến thức rất khoa học, dễ sử dụng. Với môn Lịch
sử sử dụng sơ đồ tư duy có hiệu quả giúp học sinh lĩnh hội và ghi nhớ kiến thức
một cách hệ thống, đồng thời đem đến cho các em cái nhìn mới, cách tư duy mới,
sự hưng phấn, lôi cuốn đối với môn học và có thể sử dụng rộng rãi ở tất cả các
khâu trong quá trình dạy học nhất là rất cần thiết trong việc hướng dẫn học sinh
- 14 -


chuẩn bị bài ở nhà.
Ví dụ khi dạy Bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các
thế kỉ X-XV. Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng sơ đồ tư duy để trả lời câu hỏi:
Câu1 SGK/105: Tóm lược sự phát triển giáo dục qua các thời kì Đinh-Tiền Lê, Lý,
Trần, Hồ, Lê sơ. Giáo viên gợi ý sơ đồ tư duy như sau:

Khi dạy bài 24: Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI-XVIII. Giáo viên cũng
có thể yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ tư duy câu hỏi 3 SGK/124: Thống kê những thành
tựu khoa học- kỹ thuật các thế kỉ VXI-XVIII. Nhận xét về ưu điểm và hạn chế của
nó. Giáo viên gợi ý sơ đồ tư duy:


- 15 -


Sử dụng sơ đồ tư duy đem lại hiệu quả trong hầu hết các khâu của quá trình
lên lớp, từ việc kiểm tra bài cũ, dạy bài mới, củng cố kiến thức bài học, ôn tập,
khái quát, hệ thống kiến thức các chương, phần...để phát huy tối đa tích tích cự của
học sinh giáo viên không chỉ yêu cầu các em thực hiện trong khâu trả lời mà phải
gắn với hoạt động tự giới thiệu, tự trình bày của học sinh trong mỗi tiết học. Có
như vậy tiết học mới thật sự trở nên sôi động, tạo được hiệu quả và sự hứng thú
trong học tập của các em.
2.3.1.3 Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài qua tổ chức phân công từng vấn đề
cụ thể cho từng nhóm học sinh.
Sau khi kết thúc một giờ học công việc thường thấy từ trước tới nay là giáo
viên dặn dò học sinh về nhà học bài và chuẩn bị bài mới cho giờ học tiếp theo. Đây
là việc làm lấy lệ, qua loa, chung chung làm cho xong vì thế tính hiệu quả thấp.
Kinh nghiệm cho thấy đối với tuổi của các em giao việc càng cụ thể thì tính hiệu
quả càng cao. Vì vậy, tổ chức phân công vấn đề cho học sinh chuẩn bị trước là
bước đệm rất quan trọng cho bài học mới đạt kết quả. Để việc làm này có chất
lượng giáo viên phải thực hiện những bước sau:
Bước 1: Giáo viên chuẩn bị trước các vấn đề
Bước 2: Chia nhóm
Bước 3: Phân công vấn đề cụ thể cho từng nhóm
- 16 -


Lưu ý: Thời gian giáo viên dành khoảng 2-3 phút cuối mỗi giờ học để làm việc
này. Ví dụ khi dạy bài Sơ kết lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX
- Bài 27 “Quá trình dựng và giữ nước”.
Ở phần I. Các thời kì xây dựng và phát triển đất nước: Ngoài việc học sinh

chuẩn bài theo phần hướng dẫn học bài trong sách giáo khoa, giáo viên có thể
hướng dẫn học sinh tạo lập một bảng biểu tổng hợp kiến thức sau để giao cho học
sinh và yêu cầu mỗi nhóm phải chuẩn bị kĩ phần việc của nhóm mình
Nội dung

Chính trị

Thời ki

Kinh tế

Văn hóa - Giáo dục

Xã hội

Giáo viên chia lớp làm 4 nhóm theo tổ, mỗi nhóm đều phải có nhóm trưởng
nhóm phó để đôn đốc các thành viên và chịu trách nhiệm chung cho cả nhóm của
mình. (Lưu ý việc phân nhóm trưởng, phó phải được luân phiên trong suốt năm
học). Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác giáo dục ý thức trách
nhiệm cho học sinh; khắc phục tính chây lười, ỷ lại; phát huy được tính chủ động
tích cực trong học tập của các em.
Nhóm 1: Tình hình chính trị.
Nhóm 2: Kinh tế .
Nhóm 3: Văn hóa - giáo dục.
Nhóm 4 : Xã hội.
Giáo viên gợi ý cho các nhóm chuẩn bị bài ở nhà bằng bảng tổng hợp kiến thức.
Nội dung
Thời kỳ
Thời kỳ dựng
nước VII TCN

- II TCN
(Từ thế kỷ I –
X) bị phong
kiến phương
Bắc đô hộ (Bắc thuộc)

Văn hóa Xã hội
giáo dục
-Thế kỷ VII
- Nông nghiệp
- Tín ngưỡng: - Quan hệ
TCN- II TCN nhà trồng lúa nước.
Đa thần.
vua tôi gần
nước Văn Lang - - TCN dệt, gốm,
- Đời sống
gũi, hòa dịu
Âu Lạc thành lập. làm đồ trang sức.
tinh thần
Đầu công nguyên - Đời sống vật
phong phú,
các quốc gia cổ
chất đạm bạc, giản đa dạng, chất
như Champa, Phù dị, thích ứng với
phát, nguyên
Nam ra đời. Bộ
tự nhiên.
sơ.
máy nhà nước
quân chủ còn sơ

Chính trị

Kinh tế

- 17 -


- Giai đoạn
đầu của thời
kỳ phong kiến
độc lập X XV

khai.
Thế kỉ X, nhà
nước quân chủ
phong kiến ra đời
 thế kỷ XV
hoàn chỉnh bộ
máy Nhà nước từ
trung ương đến
địa phương

- Nhà nước quan
tâm đến SX 
nông nghiệp.
- TCN - TN phát
triển
- Đời sống kinh tế
của nhân dân được
ổn định


- Chiến tranh
phong kiến  đất
nước chia cắt làm
2 miền: Đàng
Trong, Đàng
Ngoài với 2 chính
quyền riêng.
 Nền quân chủ
không còn vững
chắc như trước.

- Thế kỷ XVII
kinh tế phục hồi.
+ NN: ổn định và
phát triển nhất là ở
Đàng Trong.
+ Kinh tế hàng
hóa phát triển
mạnh, giao lưu với
nước ngoài mở
rộng tạo điều kiện
cho các đô thị
hình thành, hưng
khởi.

-Việt Nam nửa - Năm 1802 nhà
đầu thế kỷ
Nguyễn thành lập
XIX

duy trì bộ máy
nhà nước quân
chủ phong kiến.
Song nền quân
chủ phong kiến
đã bước vào
khủng hoảng suy
vong.

- Chính sách đóng
cửa của nhà
Nguyễn đã hạn
chế sự phát triển
của nền kinh tế.
Kinh tế Việt Nam
trở nên lạc hậu,
kém phát triển.

- Giai đoạn
đất nước bị
chia cắt XVI XVIII

- Nho giáo,
Phật giáo
thịnh hành.
Nho giáo
ngày càng
được đề cao.
- Giáo dục từ
năm 1070

được tôn
vinh, ngày
càng phát
triển..
- Nho giáo
suy thoái,
Phật giáo
được phục
hồi. Đạo
Thiên chúa
được truyền
bá.
- Văn hóa tín
ngưỡng dân
gian nở rộ.
- Giáo dục
tiếp tục phát
triển song
chất lượng
suy giảm.
- Nho giáo
được độc tôn.
- Văn hóa
giáo dục có
những đóng
góp đáng kể.

- Quan hệ xã
hội chưa
phát triển

thành mâu
thuẫn đối
kháng.

- Giữa thế
kỷ XVIII
chế độ
phong kiến ở
hai Đàng
ngoài khủng
hoảng 
phong trào
nông dân
bùng nổ, tiêu
biểu là
phong trào
nông dân
Tây Sơn.

- Mâu thuẫn
xã hội gay
gắt, phong
trào đấu
tranh của
nhân dân
liên tục bùng
nổ.

Với sự gợi ý và chuẩn bị trước ở nhà, bảng kê tổng hợp kiến thức dưới dạng
bài tập nói trên sẽ phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ học, các

- 18 -


em hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài, rèn luyện cho học sinh kĩ năng thực
hành, thay đổi cách học mới lấy học sinh làm trung tâm.
Có thể khẳng định rằng, nếu công việc này được giáo viên làm một cách đều
đặn và tâm huyết thì khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh sẽ được nâng
cao. Đây cũng là một trong những hình thức tốt để nâng cao chất lượng dạy học
Lịch sử ở trường phổ thông. Bởi bất cứ một công việc gì khi đã có sự hợp tác
chuẩn bị kĩ lưỡng từ hai phía thì chắc chắn hiệu quả sẽ tốt hơn. Ưu điểm của cách
làm này là tiết kiệm được thời gian khi lên lớp, phát huy được cách học hợp tác,
vấn đề trọng tâm của bài học sẽ được mổ xẻ một cách sâu sắc hơn. Quan trọng khi
thực hiện điều này, giáo viên phải nắm sát đối tượng để khuyến khích, động viên
học sinh một cách kịp thời, chân thành kể cả học sinh làm tốt và học sinh làm chưa
tốt.
2.3.1.4. Hướng dẫn học sinh khai thác nguồn tài liệu học tập phục vụ cho việc
chuẩn bị bài ở nhà.
Ngoài sách giáo khoa, tài liệu học tập cho môn Lịch sử vô cùng phong phú.
Đây là phương tiện rất cần thiết đối với người học. Như các loại sách tham khảo,
các tài liệu về lịch sử trên các báo, tạp chí lịch sử, đặc biệt trên internet…
Để giúp học sinh tìm và sử dụng tài liệu vào việc chuẩn bị bài cho giờ đọc
Lịch sử, giáo viên cần giới thiệu cụ thể tên sách tham khảo, các bài viết, tài liệu có
liên quan trực tiếp đến bài học; hướng dẫn học sinh tìm sách, tài liệu tham khảo ở
thư viện trường, nhà sách trên địa bàn, ở thầy cô giáo…Giáo viên cũng có thể cung
cấp cho học sinh một số địa chỉ trên mạng internet để tự tìm tài liệu, sử dụng trong
học tập. Như địa chỉ: hocmai.vn, baogiaoduc.edu.vn, thuvien.net, dethi.violet.vn,
baigiang.violet.vn...một số trang thông tin điện từ của một số trường THPT, Đại
học có chất lượng tốt.
Ví như khi dạy bài 20 “Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các
thế kỉ X-XV” Giáo viên có thể yêu cầu học sinh tìm hiểu tìm hiểu di sản văn hóa

của dân tộc: Bia tiến sĩ trong Văn Miếu (Hà Nội), những bài thơ chữ Nôm, chữ
- 19 -


Hán nổi tiếng ở thế kỉ X-XV, những công trình kiến trúc ảnh hưởng Phật giáo và
Nho giáo như: Tháp Báo Thiên (Hà Nội), Tượng Quỳnh Lâm (Đông Triều- Quảng
Ninh), Vạc Phổ Minh (Nam Định)...(Thơ văn thì sưu tầm ghi ra vở, học thuộc để
đọc trước lớp, hình ảnh dán vào ½ tờ A0 để giới thiệu với lớp). Qua những kênh
thông tin này học sinh có thể tìm được những tài liệu liên quan để minh họa cho
bài học.
Tóm lại, để giúp học sinh học tốt môn Lịch sử trong nhà trường THPT, giáo
viên phải hướng dẫn và quan trọng hơn là xây dựng ở các em ý thức, thói quen đi
tìm tài liệu liên quan đến bài học. Điều này rất quan trọng đối với việc bổ trợ thêm
kiến thức, bồi dưỡng niềm say mê học tập, rèn luyện tác phong làm việc nghiêm
túc khoa học cho học sinh khi đứng trước một vấn đề cần giải quyết.
2.3.1.5. Kiểm tra, nhận xét, đánh giá học sinh chuẩn bị bài ở nhà.
Kiểm tra, đánh giá học sinh chuẩn bị bài là khâu cuối cùng của các biện
pháp giúp học sinh chuẩn bị tốt bài ở nhà. Nếu giáo viên thường xuyên kiểm tra,
đánh giá việc chuẩn bị bài ở nhà thì học sinh sẽ tích cực, nghiêm túc hơn và trở
thành thói quen trong học tập. Hình thức kiểm tra, đánh giá cũng phải đa dạng,
kích thích tính tích cực, chủ động của học sinh. Giáo viên có thể kết hợp kiểm tra
việc chuẩn bị bài ở nhà với kiểm tra miệng đầu giờ. Mỗi tiết học giáo viên kiểm tra
từ 3 đến 5 em rồi chấm lấy điểm 15’. Giáo viên cũng có thể chấm điểm những học
sinh tích tực, hăng hái trả lời câu hỏi trong tiết học… Việc kiểm tra, đánh giá phải
vừa gắn với biểu dương kích thích vừa gắn với nghiêm khắc kiểm điểm, phê bình
học sinh chưa có ý thức, chậm tiến. Để đạt được hiệu quả tốt, giáo viên phải tiến
hành thường xuyên, kiên trì.
2.3.2. Gợi ý phần hướng dẫn học sinh chuẩn bị một số tiết lịch sử 10 (phần
LSVN từ thế kỉ X đến nửa đầu XIX ) ở trường THPT ....
Dưới đây tôi xin đưa ra cách hướng dẫn học sinh chuẩn bị một số tiết lịch sử

10 (phần LSVN từ thế kỉ X đến nửa đầu XIX ) chương trình chuẩn.

- 20 -


(1) Bài 17: “Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến từ thế
kỉ (X – XV”).
*Câu hỏi hướng dẫn:
Phần II – Mục 1. Tổ chức bộ máy nhà nước: Nội dung trọng tâm kiến thức
phần này là học sinh nắm được những nét chính về tổ chức bộ máy chính quyền
nhà nước phong kiến Việt Nam thời Lý-Trần và thời Lê sơ. Nhấn mạnh bộ máy
chính quyền nhà nước thời Lê sơ đạt đến mức độ hoàn chỉnh. Khi hướng dẫn học
sinh chuẩn bị bài ở nhà giáo viên cần lưu ý học sinh khi chuẩn bị bài cần phải nắm
được tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý-Trần và Lê sơ, thấy được điểm giống nhau
về hình thức, nhưng khác nhau về bản chất. Tùy theo đối tượng học sinh giáo viên
có thể đưa ra thêm yêu cầu sau:
1) Câu hỏi 2-SGK/90: Vẽ sơ đồ nhà nước thời Lý-Trần và thời Lê Thánh Tông
. Qua đó đánh giá cuộc cải cách hành chính của Lê Thánh Tông.
2) Nếu là người nông dân sống ở dưới thời nhà Lê sơ, em có đồng tình với
cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông không? Vì sao?
3) “Ngụ binh ư nông” nghĩa là gì? Quân đội ta ngày nay có thực hiện chiến
lược này hay không?
4) Lập bảng thống kê thời gian thống trị của các triều đại phong kiến Việt
Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV.
* Hướng dẫn chuẩn học sinh chuẩn bị bài:
1)Với câu hỏi 2/SGK/90: Vẽ sơ đồ nhà nước thời Lý-Trần và thời Lê Thánh
Tông. Qua đó đánh giá cuộc cải cách hành chính của Lê Thánh Tông. Giáo viên
có thể hướng dẫn học sinh vẽ theo sơ đồ:
- Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Lí –Trần


- 21 -


- Trung ương
Vua
Tể tướng

Đại thần

Sảnh
tướng

Môn
hạ
sảnh

Viện

Thượng

Hàn
lâm
viện

thư
sảnh

- Địa phương

Đài

tướng

Quốc
sử
viện

Ngự
sử
đài

Lộ
Phủ
Huyện
Châu

- Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê sơ (như phần Lí luận Tr.11)
Từ sơ đồ kiến thức trên, học sinh có thể rút ra nhận xét như sau:
Bộ máy nhà nước thời Lý – Trần được tổ chức ngày càng chặt chẽ, quyền
hành nhà vua ngày càng cao.
Thời Lê sơ đứng đầu nhà nước là vua, giúp việc cho vua có 6 bộ. Vua bãi
miễn các chức quan trung gian như Thừa tướng, Thái úy. Chứng tỏ vua nắm mọi
quyền hành, chuyên chế ở mức độ cao hơn thời Lý – Trần.

- 22 -


Đặc điểm khác biệt giữa bộ máy nhà nước thời Lê sơ so với thời Lý – Trần
là bộ máy nhà nước thời Lê sơ được tổ chức chặt chẽ từ trung ương đến địa
phương. Chính quyền trung ương tập quyền tăng tính chuyên chế, vua có quyền
lực tuyệt đối, Ngự sử đài, Hàn lâm viện được duy trì với quyền hành cao hơn. Từ

việc đối chiếu so sánh này học sinh thấy rõ hơn về bộ máy chính quyền nhà nước
thời Lê sơ là bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế đạt đến mức độ hoàn chỉnh,
đây là điểm khác biệt so với bộ máy nhà nước thời Lý – Trần.
2) Câu hỏi liên hệ: Nếu là người nông dân sống ở dưới thời nhà Lê sơ, em
có đồng tình với cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông không? Vì sao? Giáo viên
gợi ý học sinh thấy những điểm tích cực và hạn chế về tổ chức bộ máy nhà nước
thời Lê sơ. Sau đó bằng suy nghĩ của bản thân các em rút ra quan điểm của bản
thân về vấn đề đó.
3) “Ngụ binh ư nông” nghĩa là gì? Quân đội ta ngày nay có thực hiện chiến
lược này hay không. Đây cũng là câu hỏi vận dụng, giáo viên giải thích nghĩa của
cụm từ: “Ngụ binh ư nông”- theo nghĩa tiếng Việt là “gửi binh ở nông”: gửi quân
vào nông nghiệp, cho binh lính lao động, sản xuất tại địa phương trong một khoảng
thời gian xác định. Gợi ý cho học sinh liên hệ đến chế độ Quân nhân dự bị, việc
cho học bộ môn Quốc phòng ở trường THPT, Cao đẳng, Đại học của Đảng và
Nhà nước ta hiện nay. Từ đó học sinh sẽ thấy được sự tiếp nối truyền thống của
ông cha, đó là một điều nên làm.
4) Lập bảng thống kê thời gian thống trị của các triều đại phong kiến Việt
Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV. Giáo viên gợi ý học sinh thống kê:
Triều đại
1. Ngô
2. Đinh-Tiền Lê
3. Lí
4. Trần
5. Hồ
6. Lê Sơ

Tên nước
Âu Lac
Đại Cồ Việt
Đại Việt

Đại Việt
Đại Việt
Đại Việt
- 23 -

Kinh đô
Cổ Loa
Hoa Lư
Đại La -Thăng Long
Thăng Long
Thanh Hóa
Thăng Long

Niên đại
939
968
1010
1226
1440
1428


(2) Bài 18 “Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X – XV”
*Câu hỏi hướng dẫn:
Trong thế kỉ X-XV với niềm tự hào chân chính và ý thức vươn lên, nhân dân
Việt Nam cần cù lao động, xây dựng và phát triển một nền kinh tế tự chủ toàn diện
trên các lĩnh vực nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp. Khi hướng dẫn học
sinh học bài, yêu cầu học sinh nắm được những thành tựu đạt được trên các lĩnh
vực kinh tế, những nguyên nhân thúc đẩy kinh tế phát triển, đặc biệt là biết khái
quát được công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế thông qua sơ đồ. Tùy theo đối

tượng học sinh giáo viên có thể đưa câu hỏi:
1) Những nguyên nhân nào tạo nên sự phát triển nông nghiệp ở các thế kỉ XXV?
2) Nêu những biểu hiện nói lên sự phát triển thủ công nghiệp và thương
nghiệp thời Lý, Trần, Lê. Rút ra nguyên nhân của sự phát triển?
3) Sự phát triển của các làng thủ công có ý nghĩa gì đối với xã hội? Liên hệ
với ngày nay.
* Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài:
1) Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu bối cảnh lịch sử thế kỉ X-XV: Thời
kì tồn tại các triều đại nào?(Lý-Trần, Lê sơ). Đất nước có những thuận lợi gì cho
phát triên kinh tế?(đất nước thống nhất, nhân dân cần cù lao động). Các triều đại
có những chính sách gì trong phát triển nông nghiệp?(Khuyến khích khai hoang,
mở rộng diện tích, quan tâm đề điều, bảo vệ sức kéo, phát triển giống cây trồng…)
2) Những biểu hiện nói lên sự phát triển thủ công nghiệp và thương nghiệp
thời Lý, Trần,Lê: Giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác:
- Biểu hiện phát triển thủ công nghiệp: Thủ công nghiệp trong nhân dân và
thủ công nghiệp nhà nước? (Các nghề thủ công cổ truyền như: Đúc đồng, rèn sắt,
làm gốm, dệt ngày càng phát triển chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao.
Các làng nghề thủ công ra đời như; Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội),
Chu Đậu (Hải Dương.).( Thủ công nghiệp nhà nước: Nhà nước được thành lập
- 24 -


các quan xưởng (Cục bách tác) tập trung thợ giỏi trong nước sản xuất: Tiền, vũ
khí, áo mũ cho vua quan, thuyền chiến. sản xuất được một số sản phẩm kỹ thuật
cao như: Đại bác, thuyền chiến có lầu...)
- Nguyên nhân thủ công nghiệp phát triển: Giáo viên gợi ý: Bối cảnh đất
nước? Nhu cầu tiê dùng trong nước?(Truyền thống nghề nghiệp vốn có, trong bối
cảnh đất nước có điều kiện phát triển mạnh. Nhu cầu xây dựng cung điện, đền
chùa nên nghề sản xuất gạch, chạm khắc đá đều phát triển.)
- Biểu hiện phát triển thương nghiệp: Giáo viên gợi ý: Nội thương, ngoại

thương?(Các chợ làng, chợ huyện, chợ chùa mọc lên ở khắp nơi, là nơi nhân dân
trao đổi sản phẩm nông nghiệp và thủ công nghiệp. Kinh đô Thăng Long trở thành
đô thị lớn (36 phố phường) - Trung tâm buôn bán và làm nghề thủ công. Ngoại
thương Thời Lý - Trần khá phát triển, nhà nước cho xây dựng nhiều bến cảng để
buôn bán với nước ngoài. Vùng biên giới Việt Trung cũng hình thành các đặc điểm
buôn bán.)
- Nguyên nhân phát triển ngoại thương. Giáo viên gợi ý: Các ngành kinh tế
trong nước? Chính sách của Nhà nước?(Nông nghiệp thủ công phát triển thúc đẩy
thương nghiệp phát triển. Do thống nhất tiền tệ, đo lường, chính sách mở cửa của
nhà Lý, Trần)
3) Ý nghĩa sự phát triển các làng thủ công nghiệp đối với xã hội. Giáo viên
gợi ý học sinh rút ra ý nghĩa: Thủ công nghiệp phát triển dẫn đến đời sống vật của
nhân dân?, Kinh tế đất nước?( Đời sống nhân dân được cải thiện, Cùng với sự
phát triển thủ công luôn là những sản phẩm có giá trị cả về vật chất và tinh thần;
Tạo cơ hội để phát triển kinh tế nói chung, đem lại lợi nhuận cao)
* Liên hệ: Giáo viên gợi ý học sinh: Ngày nay các làng nghề còn duy trì
không? Sản phẩm các làng nghề đáp ứng nhu cầu ở đâu? (Ngày nay, các làng nghề
vẫn duy trì và phát triển, không chỉ tạo ra sản phẩm cung cấp nhu cầu tiêu dùng
trong nước mà còn xuất khẩu, đem lại nguồn lợi cho đất nước.)

- 25 -


×