Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

TÀI LIỆU GIẢNG DẠY MÔN ÂM NHẠC VI TÍNH DUY PHƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.53 KB, 6 trang )

BẢN THUYẾT MINH THIẾT BỊ DẠY HỌC TỰ LÀM DỰ THI
NĂM HỌC: 2010-2011
Tên thiết bị dạy học tự làm: Tập đọc nhạc
Môn: Âm nhạc dạy ở lớp 4, 5 - Phục vụ tiết dạy Tập đọc nhạc
Tác giả: Nguyễn Văn Nê, Trường tiểu học “B” Quốc Thái.
1/ Phạm vi sử dụng:
Dùng để dạy môn âm nhạc những tiết tập đọc nhạc lớp 4, 5 và dạy nhạc lí cơ bản
cho học sinh…

+ Lớp 4:
Dạy các bài:
Tập đọc nhạc số 1: Son la son (trang 10.)
Tập đọc nhạc số 2: Nắng vàng (trang 17.)
Tập đọc nhạc số 3: Cùng bước đều (trang 20.)
Tập đọc nhạc số 4: Con chim ri (trang 22)
Tập đọc nhạc số 5: Hoa bé ngoan (trang 29)
Tập đọc nhạc số 6: Múa vui (trang 31)
Tập đọc nhạc số 7: Đồng lúa bên sông (trang 38)
Tập đọc nhạc số 8: Bầu trời xanh (trang 41)
Ôn tập các bài tập đọc nhạc số 1, 2 (trang 26)
Ôn tập các bài tập đọc nhạc số 5, 6 (trang 34)
Ôn tập bài tập đọc nhạc số 7, 8 (trang 44)

+ Lớp 5:
Dạy các bài:
Tập đọc nhạc số 1: Cùng vui chơi (trang 8)
Tập đọc nhạc số 2: Mặt trời lên (trang 11)
Tập đọc nhạc số 3: Tôi hát son la son (trang 21)
Tập đọc nhạc số 4: Nhớ ơn Bác (trang 24)
Tập đọc nhạc số 5: Năm cách sao vui (trang 34)
Tập đọc nhạc số 6: chú bộ đội (trang 36)


Tập đọc nhạc số 7: Em tập lái ô tô (trang 40)
Tập đọc nhạc số 8: Mây chiều (trang 43)
Ôn tập bài tập đọc nhạc số 1, 2 (trang 14)
Ôn tập bài tập đọc nhạc số 3, 4 (trang 26)
Ôn tập bài tập đọc nhạc số 6 (trang 37)
Ôn tập bài tập đọc nhạc số 7, 8 (trang 47)
2/ Thời gian thực hiện:
Dạy các tiết nhạc lớp 4: Từ tuần 7, 9, 11, 13, 16, 17, 20, 22, 24, 27, 29, 31, 33, 34.
Dạy các tiết nhạc lớp 5: Từ tuần 3, 5, 7, 11, 13, 15, 17, 18, 20, 22, 23, 25, 27, 29,
33, 34.
Đã được đưa vào sử dụng từ năm 2007-2008; 2008-2009; 2009-2010; 2010-2011.
3/ Nguyên vật liệu:
Võ thùng bằng giấy
3 tờ giấy Ao màu trắng


Giấy A4 20 tấm
Keo 2 mặt
Dây gân trắng
Kéo, thước, bút long màu
1 ống nhựa dài 2 mét
Ponts soạn nhạc
4/ Cách làm:
Dùng kéo cắt thùng giấy thành hộp giấy hình hộp chữ nhật có chiều dài 83 cm,
chiều rộng 10 cm, chiều cao 53 cm
Từ trên hạ xuống 28 cm cắt 1 mặt trước dài 76 cm, rộng 11 cm, trên kẻ khuông nhạc
Dùng giấy A4 in các nốt nhạc, tiết tấu như sách giáo khoa, cắt và dán vào giấy Ao tạo
thành băng tiết tấu của từng bài tập đọc nhạc ở lớp 4, lớp 5.
Bên trên dùng thước kẻ khuông nhạc, dùng dây gân buột thành 8 vòng, dán 8 nốt
nhạc vào dây gân.

5/ cách sử dụng:
Dạy tiết tập đọc nhạc phần Luyện tập cao độ: giáo viên chỉ cần kéo dây gân trên
khuông nhạc thì được các nốt nhạc cao độ như sách giáo khoa.
Dạy đến phần Luyện tập tiết tấu: chỉ cần xoay tròn ống nhựa lựa chọn tiết tấu phù
hợp với bài dạy là được.
6/ Nguồn gốc tài liệu:
Tham khảo sách giáo khoa, dựa vào thực dạy trên lớp.
7/ Giá thành sản phẩm: 23000 đồng
8/ Hiệu quả sử dụng:
Hình ảnh các nốt nhạc tiết tấu được phóng to lạ mắt đảm bảo tính trực quan tạo cho
học sinh hứng thú học tập, tiết kiệm được thời gian trên lớp, giáo viên thao tác
nhanh và chính xác hiệu quả.
Qua 4 năm thực hiện đồ dùng dạy học vào phân môn tập đọc nhạc học sinh học tốt
phân môn tập hơn.
I/ Ý kiến nhận xét sử dụng của tổ trưởng hoặc giáo viện trong tổ ( Chữ ký các
thành viên)
…………………………………………………………….
…………………………………………………………….
…………………………………………………………….
…………………………………………………………….
Quốc thái, ngày ………tháng …….năm 2011

II/ Ý kiến của HĐ chấm chọn của đơn vị:
……………………………………………
……………………………………………
……………………………………………
Xếp loại: …………………………………

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên và đóng dấu)



BẢN THUYẾT MINH THIẾT BỊ DẠY
HỌC TỰ LÀM DỰ THI
NĂM HỌC: 2010 – 2011
Tên thiết bị dạy học tự làm: Tập đọc nhạc
Môn: Âm nhạc
Tác giả: Nguyễn Văn Nê, Trường tiểu học “B” Quốc Thái
I/ Tính mục đích của thiết bị dạy học tự làm:
 Người giáo viên dạy nhạc trong trường tiểu học phải có trách nhiệm giúp học sinh tiếp
thu nghệ thuật âm nhạc nhanh và trọn vẹn.
 Qua quá trình dạy học các tiết nhạc trong đó có tập đọc nhạc ở lớp 4, 5. Thiết bị dạy
học tại thư viện trường chưa đủ để phục vụ tiết dạy tập đọc nhạc. Vì vậy khi dạy đến tiết
có tập đọc nhạc thì giáo viên phải tốn rất nhiều thời gian chuẩn bị ở nhà cũng như trên
lớp cho mỗi tiết dạy. Làm sao giải quyết vấn đề tồn tại này ? Làm sao lên lớp giáo viên
không tốn nhiều thời gian cho việc này?
 Tôi suy nghĩ và thiết kế thiết bị dạy học có tên: Tập đọc nhạc.
 Thiết bị dạy học tập đọc nhạc này được làm bằng chất liệu giấy thùng tivi, giấy
Ao,ống nhựa có độ bền cao sử dụng được lâu dài.
II/ Tính khoa học:
1/ Thực trạng ban đầu của vấn đề:
 Dạy đến tập đọc nhạc ở thư viện trường không đủ đồ dùng dạy học phục cho tiết dạy
tập đọc nhạc: Cụ thể phần Luyện tập cao độ và phần Luyện tập tiết tấu.
2/ Biện pháp và quá trình tổ chức tiến hành:
 Thiết bị dạy học tập đọc nhạc dùng để dạy những tiết tập đọc nhạc lớp 4, 5 và dạy
nhạc lí cơ bản cho học sinh từ lớp 3 đến 5.
Tiến hành dạy học trên thiết bị mới: Dạy tập đọc nhạc phải theo quy trình.
+ Giới thiệu bài
+ Luyện tập cao độ
+ Luyện tập tiết tấu

+ Luyện tập đọc nhạc
+ Đọc nhạc ghép lời ca
Trong năm bước này trong đó có Luyện tập cao độ và Luyện tập tiết tấu phải sử dụng
thiết bị dạy học.
+ Luyện tập cao độ:


Ví dụ: Bài tập đọc nhạc số 1 Son la son trang 10 tiết 6 (Lớp 4)
 Luyện tập cao độ có: đô, rê, mi, son, la

=&===r========s===
=====t=========v=
========w======.
Giáo viên thao tác trên thiết bị dạy học: Dùng tay kéo dây gân trên phần Luyện tập cao
độ. Đầu tiên kéo nốt Đồ, kéo nốt Rê, nốt Mi, nốt Son, nốt La được phần luyện tập cao độ
thang âm 5 là đồ, rê, mi, son, la.
+ Luyện tập tiết tấu có: nhịp

@

nốt móc đen, trắng

Ví dụ: Bài tập đọc nhạc số 1 Son la son trang 10 tiết 6 (Lớp 4)

@ q q ‘ h ‘ q q ‘ h ‘’
Giáo viên thao tác trên thiết bị dạy học: Dùng tay xoay tròn ống nhựa để lựa chọn tiết tấu
phù hợp đã có trên băng giấy.
3/ Kết quả đạt được:
 Thật sự khi dạy tập đọc nhạc được thao tác trên thiết bị dạy học này tiên lợi, nhanh
hiệu quả giúp cho giáo viên ít tốn thời gian trên lớp cũng như ở nhà. Vừa thẩm mĩ, rõ ràng

vừa sinh động giúp cho học sinh dễ học tạo sự hứng thú học tập cho học sinh.
 Được đơn vị trường đánh giá cao. Có thể áp dụng rộng rãi.
4/ Tồn tại trong quá trình tổ chức:
 Cơ sở lý luận: Dạy nhạc hay bất kỳ phân môn nào cũng vậy đều phải có đồ dùng dạy
học để đảm bảo đủ phục cho tiết dạy. Có đủ đồ dùng dạy học phù hợp giúp cho học sinh tư
duy tiếp thu bài một cách tích cực hơn và có đồ dùng dạy học trong từng tiết dạy cụ thể
mới đáp ứng yêu cầu ngành đề ra.
 Cơ sở thực tiễn: Qua thời gian trực tiếp giản dạy bộ môn âm nhạc thấy thiết bị dạy
học trường học chưa đáp ứng đủ cho tiết dạy tập đọc nhạc, việc học tập của các em học
sinh đòi hỏi phải có đồ dùng dạy học từ đó giáo viên mới giúp cho học sinh lĩnh hội tốt


kiến thức trong một tiết dạy. Từ thực tiễn trên tôi thiết kế thiết bị dạy học tập đọc nhạc đủ
để đáp ứng yêu cầu phân môn.
III/ Tính thực tiễn:
1/ Tác dụng:
 Thiết bị dạy học này tôi thiết kế và được áp dụng từ năm 2007-2008; 2008-2009;
2009-2010; 2010-2011. Đối với học sinh thì tạo được trực quan sinh động và các em tiếp
thu bài hiệu quả cao. Bản thân tôi thì rất thuận tiện trong quá trình dạy học tập đọc nhạc
cũng như ở đơn vị.
2/ Phạm vi tác dụng:
 Với yêu cầu cấp bách là giúp cho các em học sinh, như giáo viên thực hiện tốt tập đọc
nhạc, chủ yếu là Luyện tập cao độ và Luyện tập tiết tấu trong quá trình dạy tập đọc nhạc.
Làm sao cho việc dạy và học của thầy và trò phù hợp, nâng cao hiệu quả học tập của các
em để học sinh trường tiểu học “B” Quốc Thái học tốt bài tập đọc nhạc.
3/ Bài học kinh nghiệm:
 Con đường tiếp nhận kiến thức mới của học sinh từ nhiều hình thức, mà người giáo
viên phải có trình độ chuyên môn nhất định, phải nắm vững phương pháp, phải sáng tạo
tìm tòi tìm ra cách thức để tạo hiệu ứng thuận lợi, tích cực phù hợp từng đối tượng học
sinh trong quá trình tiếp thu kiến thức mới.

IV/ Kết luận chung:
 Môn âm nhạc chiếm vị trí quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ. Chương trình học
âm nhạc của học sinh vừa học hát, vừa phát triển khả năng nghe nhạc và những kí hiệu ghi
chép nhạc, tập đọc nhạc.
 Để học tốt tập đọc nhạc, học sinh phải có một trình độ âm nhạc nhất định và cũng là
nền tảng để học những lớp kế tiếp.
 Học sinh học tốt tập đọc nhạc các em hát tự tin hơn.
 Tập đọc nhạc giới thiệu cho học sinh nhiều bản nhạc hay, phát triển khả năng nghe
nhạc, còn phát hiện ra năng khiếu âm nhạc.
 Âm nhạc giúp học sinh phát triển thị hiếu thẩm mĩ, nghệ thuật tạo đà phát triển toàn
diện nhân cách cho học sinh.
 Âm nhạc ở trường tiểu học trong quá trình đổi mới ngày nay vô cùng cần thiết. Tất cả
giáo viên đứng lớp, giáo viên chuyên, cần hiểu rõ để môn âm nhạc ngày càng phát huy tác
dụng góp phần vào sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ cho tương lai.
V. Ý kiến của HĐ chấm chọn của PGD

Quốc Thái, ngày ….. tháng…..năm 2011


……………………………………….. ……

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

………………………………………. …….

(ký tên và đóng dấu)

……………………………………………...
……………………………………………...




×