Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

nâng cao hiệu quả giảng dạy môn âm nhạc tại trường tiểu học và trung học cơ sở hoá sơn, huyện minh hoá- quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.3 KB, 15 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Âm nhạc là môn học nằm trong chương trình giáo dục của Bộ
Giáo Dục và Đào tạo. Trước đây do đất nước còn gặp nhiều khó khăn
về nhiều mặt, việc giáo dục âm nhạc trong nhà trường chưa được
chú trọng. Ngày nay, Bộ Giáo Dục và Đào tạo đã xác định được tầm
quan trọng của việc giáo dục âm nhạc đối với lứa tuổi học sinh trong
việc phát triển nhân cách toàn diện, từ đó việc giáo dục âm nhạc
trong nhà trường phổ thông ngày càng được quan tâm, củng cố và
phát triển.
Mục tiêu giảng dạy môn âm nhạc trong nhà trường phổ thông
không nhằm đào tạo các em thành những nhạc sỹ, ca sỹ mà chủ yếu
thông qua môn học này nhằm giúp các em phát triển năng khiếu toàn
diện, hoàn thiện nhân cách của mình.
Trường Tiểu học & Trung học cơ sở Hoá Sơn được ghép giữa
hai cấp học: cấp Tiểu học và cấp Trung học cơ sở . Việc ghép hai cấp
học cũng là một đặc điểm của những địa bàn vùng sâu, vùng xa, dân
cư thưa thớt, kinh tế còn nhiều khó khăn. Với mô hình của loại
trường ghép hai cấp học, chương trình giáo dục phổ thông của cả hai
cấp, đặc biệt là môn âm nhạc cũng có nhiều đặc thù. Chương trình
chuẩn môn âm nhạc của Bộ Giáo dục và Đào tạo được xây dựng khi
áp dụng tại các trường ghép hai cấp học còn nhiều bất cập.
Hiện nay môn hát nhạc ở cấp Tiểu học của trường Hóa Sơn
vẫn chưa có giáo viên chuyên biệt để giảng dạy, mà các em chỉ được
học môn âm nhạc qua các giáo viên kiêm nhiệm. Bản thân tôi là một
giáo viên âm nhạc chuyên nghiệp, qua quá trình trực tiếp giảng dạy,
đứng trước những yêu cầu thực tiễn của nhà trường, tôi đã mạnh dạn
chọn đề tài: Nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Âm nhạc tại trường
Tiểu học và Trung học cơ sở Hoá Sơn, huyện Minh Hoá- Quảng
Bình. Với đề tài nghiên cứu này, Tôi mong muốn đóng góp một
phần công lao nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng đào tạo


của trường Tiểu học và Trung học cơ sở Hóa Sơn, nơi hiện nay đang
1
công tác và đó cũng là lý do mà tôi chọn đề tài này để làm luận văn
tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử đề tài
Có thể kể đến những công trình nghiên cứu về các giải pháp
nâng cao chất lượng môn âm nhạc tại các trường tiểu học và trung
học cơ sở mà chúng tôi đã có điều kiện tham khảo như sau :
- “Âm nhạc và phương pháp dạy học âm nhạc” – Hoàng Long
(Chủ biên) cùng các tác giả Đặng Văn Bông, Trần Dũng, Nguyễn Thị
Ngọc Hoa, Bùi Anh Tôn, Nhà xuất bản Giáo dục.
- “Một số giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn âm
nhạc thường thức ở trường Trung học cơ sở Bình Thanh” huyện Cao
Phong- Tỉnh Hòa Bình, Khóa luận ngành sư phạm của tác giả Khuất
Thị Mai.
- “Nâng cao chất lượng dạy môn âm nhạc cho giáo sinh Cao
đẳng sư phạm Tiểu học trường Cao đẳng sư phạm Tỉnh Bắc Giang”
- Khóa luận tốt nghiệp của tác giả Nguyễn Văn Thọ.
- “Một số kinh nghiệm dạy môn âm nhạc ở trường Tiểu học” –
Chử Thị Minh Vân
Sau khi tìm hiểu thực tế và tham khảo các tài liệu như đã nêu
trên, chúng tôi nhận thấy việc nghiên cứu và tìm ra những giải pháp
để nâng cao chất lượng giảng dạy môn âm nhạc cho học sinh trường
Tiểu học và Trung học cơ sở Hóa Sơn và đặc biệt là loại trường ghép
hai cấp học nói chung thì chưa ai đề cập đến.
Do vậy mà công trình này chúng tôi mạnh dạn đi sâu vào
nghiên cứu để tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
giảng dạy môn âm nhạc cho học sinh cá trường ghép ở vung miền núi
nói chung và trực tiếp là trường Tiểu học và Trung học cơ sở Hóa
Sơn-Minh Hóa - Quảng Bình.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là toàn bộ các hoạt động giáo
dục âm nhạc của trường Tiểu học & Trung học cơ sở Hoá Sơn và một
số trường khác trên địa bàn huyện Minh Hoá, Quảng Bình.
2
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là chương trình, giáo trình, chất
lượng và hiệu quả các hoạt động giảng dạy môn âm nhạc tại trường
Tiểu học & Trung học cơ sở Hoá Sơn, Minh Hoá - Quảng Bình.
4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá chất lượng, xác định hiệu quả giảng dạy
môn âm nhạc hiện nay và những yêu cầu nâng cao chất lượng giảng
dạy môn âm nhạc, mục tiêu nghiên cứu của luận văn sẽ đề xuất các
giải pháp thích hợp nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục âm
nhạc của trường Tiểu học & Trung học cơ sở Hoá Sơn, Minh Hoá -
Quảng Bình, phù hợp với loại mô hình trường ghép hai cấp học nhằm
đáp ứng được yêu cầu của nhà trường và xã hội.
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là đưa ra những nội dung
cụ thể nhằm triển khai các giải pháp đã đề xuất trong luận văn như:
Đổi mới giáo trình, đổi mới phương pháp dạy và học, đổi mới và đa
dạng hóa các hình thức hoạt động ngoại khóa.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn đã sử dụng các phương
pháp sau:
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết, bao gồm việc thu thập
tài liệu, phân tích và tổng hợp để tìm ra những luận cứ lý thuyết
cho đề tài.
Là đề tài thuộc loại hình nghiên cứu ứng dụng, để kiểm chứng
minh các giả thuyết về các giải pháp mà luận văn đã đề xuất, chúng
tôi đã áp dụng các Phương pháp thực nghiệm như: tiến hành tổ chức
dạy thực nghiệm trực tiếp tại trường. Thời gian tiến hành thực nghiệp

trong một năm học. Đối tượng thực nghiệp được triển khai trên tất cả
các lớp của cả hai cấp tiểu học và trung học cơ sở.
Ngoài ra chúng tôi đã tiến hành trao đổi, thu thập ý kiến của một
số bạn bè đồng nghiệp, tổ chức thăm dò ý kiến của học sinh nhằm
đánh giá một cách khách quan kết quả các thực nghiệm đã triển khai.
6. Ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn của đề tài
Với những kết quả nghiên cứu của đề tài, chúng tôi mong rằng
luận văn sẽ từng bước năng cao chất lượng dạy học môn âm nhạc tại
3
trường Tiểu học và Trung học Hóa Sơn – Quảng Bình. Các giải pháp
được đề ra không chỉ đáp ứng được mục tiêu đào tạo môn âm nhạc
mà còn phải phù hợp với trình độ của giáo viên và khả năng tiếp thu
của học sinh trường .
Chúng tôi cũng hy vọng kết quả nghiên cứu của luận văn có
khả năng ứng dụng vào việc giảng dạy môn Âm nhạc tại các trường
ghép giữa hai cấp học Tiểu học & Trung học cơ sở khác trên địa bàn
tỉnh Quảng Bình và khu vực miền Trung.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và kiến nghị, phụ lục, tài
liệu tham khảo, luận văn gồm có 2 chương với nội dung như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2: Đổi mới giáo trình và phương pháp giảng dạy
môn âm nhạc
4
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1.Về bản chất quá trình dạy học:
Theo quan niệm dạy học khoa học, dạy học là một quá trình

phối hợp hoạt động của hai chủ thể: Giáo viên và học sinh; người dạy
và người học, trong đó giáo viên là chủ thể của hoạt động giảng dạy,
giữ vai trò chủ đạo trong toàn bộ quá trình dạy học, là người xây dựng
kế hoạch và trực tiếp tổ chức thực hiện, hướng dẫn thực hành. c.
1.1.2 Về nhiệm vụ của quá trình dạy học
Nhiệm vụ của quá trình dạy học bao gồm:Cung cấp kiến thức;
Phát triển trí tuệ; Giáo dục phẩm chất, nhân cách. Ba nhiệm vụ đồng
thời cũng là mục tiêu cơ bản của quá trình dạy học trong toàn bộ hệ
thống giáo dục quốc dân.
1.1.3.Về Quy luật của quá trình dạy học
- Quy luật thống nhất giữa dạy học và phát triển trí tuệ của
học sinh
- Quy luật thống nhất giữa dạy học và giáo dục nhân cách. cảm
được thể hiện cả ở hai trạng thái: Tình cảm thẩm mỹ (hướng tới cái
đẹp) và tình cảm hành động.
- Quy luật thống nhất biện chứng giữa mục tiêu, nội dung và
phương pháp dạy học.
1.1.4. Về nguyên tắc dạy học
Những lý thuyết về phương pháp dạy học trong giáo dục phổ
thông chủ yếu nhất được đề cập đến là:
- Tính giáo dục; Kết hợp giữa lý thuyết và thực hành. ; Nguyên
tắc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh
1.2. Khái quát về công tác giáo dục tại huyện Minh Hoá và
trường Tiểu học & Trung học cơ sở Hoá Sơn.
1.2.1 Khái quát chung
5
Minh Hoá là một huyện miền núi rẻo cao nằm ở phía Tây của
tỉnh Quảng Bình. có tỷ lệ con em dân tộc rất cao (khoảng 50% là con
em dân tộc thiểu số, chủ yếu là con em dân tộc Sách).
Trường Tiểu học và Trung học cơ Hoá Sơn được thành lập

năm 1959. Ban đầu trường được mang tên là trường Tiểu học Đặng
Hoá. Qua nhiều năm thăng trầm và phát triển, nay trường được đổi
tên thành trường Tiểu Học và Trung Học Cơ Sở Hoá Sơn.
1.2.2. Tình hình chung về học sinh của trường.
Trường Tiểu Học và Trung Học Cơ Sở Hoá Sơn là trường
đươc ghép giữa hai cấp học (Tiểu Học & Trung Học Cơ Sở). Năm
học 2011- 2012 nhà trường có mười hai lớp với tổng số học sinh là
142 em. Khối Tiểu học có tám lớp với tổng số học sinh là 79 em.
Trong đó có 4 em học sinh khuyết tật. Khối Trung Học Cơ Sở có bốn
lớp với tổng số học sinh là 63 em.
1.2.3. Đội ngũ giáo viên dạy môn Âm nhạc.
a. Cấp Tiểu học. Hiện nay ở cấp tiểu học chưa có giáo viên
đào tạo chuyên ngành sư phạm âm nhạc. Giáo viên chủ nhiệm lớp
nào thì kiêm nhiệm dạy nhạc cho lớp đó cho nên khả năng truyền thụ
kiến thức cũng như phương pháp giảng dạy âm nhạc còn rất nhiều
hạn chế.
b. Cấp Trung học cơ sở. Ở cấp Trung học cơ sở đã có một
giáo viên đào tạo đúng chuyên ngành sư phạm âm nhạc để giảng dạy.
1.3. Quy mô đào tạo.
1.3.1. Về đội ngũ giáo viên.
1.3.2. Số lượng học sinh của trường. Tổng số học sinh của
toàn trường cả hai cấp chỉ có 142 em.
1.3.3. Về cơ sở vật chất.
1.4. Đánh giá thực trạng giảng dạy môn âm nhạc tại
trường.
1.4.1. Về chất lượng giảng dạy môn âm nhạc tại trường.
1.4.2. Đánh giá về chương trình, giáo án cấp Tiểu học
a. Về chương trình
- Cấp Tiểu học
6

+ Các nội dung khác:
b. Về giáo án
1.4.3. Về chương trình giáo án cấp Trung học cơ sở:
a. Giáo trình phân môn Học hát từ lớp 6 – lớp 9:
b.Phân môn nhạc lí từ lớp 6 – lớp 9:
c. Phân môn Tập đọc nhạc từ lớp 6 – lớp 9
d. Phân môn Âm nhạc thường thức từ lớp 6 – lớp 9
1.4.4. Một số nhận xét về chương trình, và phương pháp giảng dạy
a. Về chương trình
- Ưu điểm
- Nhược điểm
b. Về phương pháp giảng dạy
- Ưu điểm
+ Cấp Tiểu học:
+ Cấp Trung học cơ sở:
- Nhược điểm
+ Cấp Tiểu học:
+ Cấp Trung học cơ sở:
1.5. Một số đặc điểm về nhận thức và khả năng tiếp thu của
học sinh trường Tiểu học & Trung học cơ sở Hoá Sơn
1.5.1. Đặc điểm về tâm lý của học sinh
a. Đặc điểm về tâm lý của học sinh Tiểu học.
b. Đặc điểm về tâm lý của học sinh Trung học cơ sở
c. Đặc điểm về khả năng tiếp thu của học sinh tiểu học
- Khả năng về ca hát
- Khả năng tiếp thu môn Tập đọc nhạc
d. Đặc điểm về khả năng tiếp thu của học sinh trung học
cơ sở
- Khả năng cảm thụ âm nhạc
* Tiểu kết chương 1

Nhìn chung việc giảng dạy bộ môn âm nhạc ở trường Tiểu học
và Trung học cơ sở Hoá Sơn chưa được triển khai đồng bộ, đang còn
mang tính chất thụ động, đặc biệt ở cấp tiểu học thì chưa có giáo viên
7
chuyên ngành âm nhạc để phụ trách giảng dạy. Trình độ giáo viên
còn yếu do chưa được đào tạo chuyên sâu về ngành sư phạm âm nhạc
phổ thông, phần lớn là giáo viên kiêm nhiệm. Khả năng tiếp thu của
các em học sinh còn yếu, hiểu biết còn nhiều hạn chế. Nội dung
chương trình, giáo trình mà nhà trường hiện nay áp dụng còn nhiều
bất cập, chưa phù hợp với khả năng giảng dạy của giáo viên miền núi
và khả năng tiếp thu của học sinh vùng sâu, có nhiều con em các dân
tộc thiểu số. Quy mô đào tạo còn nhỏ, cơ sở vật chất còn nhiều thiếu
thốn, địa điểm của trường ở cấp tiểu học lại bị phân tán làm hai nơi
do đó khó phát huy được các hoạt động âm nhạc ngoại khóa trong
hoạt động dạy học của nhà trường.
Ngoài ra, về công tác chỉ đạo, hướng dẫn của phòng Giáo dục
Huyện cũng như của Tỉnh cũng còn nhiều bất cập. Phòng giáo dục
Minh Hoá hiện chưa có chuyên viên chỉ đạo, theo dõi bộ môn âm
nhạc. Sách hướng dẫn còn thiếu, phương pháp giảng dạy chưa thống
nhất, thiếu tính khoa học và chưa phù hợp với thực tiễn của địa
phương
- Bài học kinh nghiệm: Do nhận thức chưa đúng, học sinh
thường coi đây chỉ là môn phụ nên kết quả chất lượng môn học chưa
cao. Việc giảng dạy bộ môn âm nhạc ở trường Tiểu học và Trung học
cơ sở Hoá Sơn hiện vẫn còn ở tình trạng thực hiện mà không có sự
giám sát về chuyên môn. Chưa có sự chỉ dẫn cụ thể và đầy đủ cho
giáo viên giảng dạy. Giáo viên giữ vai trò quyết định của môn học
nhưng chưa được quan tâm và do năng lực còn hạn chế nên chưa phát
huy được tính chủ động, sáng tạo trong hoạt động giảng dạy
Trên đây là những thực trạng giảng dạy môn âm nhạc tại

trường Tiểu học và Trung học cơ sở Hoá sơn, nó đã bộc lộ ra những
hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng học tập của học sinh cũng như
việc giảng dạy của giáo viên.
8
CHƯƠNG II
ĐỔI MỚI NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
GIẢNG DẠY MÔN ÂM NHẠC
2.1. Đổi mới giáo trình
Môn âm nhạc ở bậc phổ thông đã được Bộ giáo dục và đào tạo
quy định cụ thể về mặt thời gian cũng như mục tiêu - nội dung
chương trình. Tuy nhiên, với những đặc điểm về đối tượng học là các
em học sinh trường Tiểu học và Trung học cơ sở Hóa Sơn thuộc
huyện miền núi Minh Hóa, Quảng Bình, mục tiêu của môn học cũng
cần phải có những điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu của thực tế và
nhận thức của các em.
Một trong những hường đổi mới giáo trình là xác định những
kiến thức, kỹ năng cơ bản cần thiết nhất của từng phân môn, từng lớp
học. Để nâng cao được hiệu quả giáo dục chương trình âm nhạc của
trường Tiểu học và Trung học cơ sở Hoá Sơn, huyện Minh Hoá, tỉnh
Quảng Bình, qua thời gian tìm hiểu thực tế giảng dạy trực tiếp tại
trường, chúng tôi đã xác định và đề xuất một số giải pháp cụ thể
trong việc đổi mới giáo trình môn âm nhạc của trường như sau:
2.1.1 Đổi mới giáo trình cấp tiểu học
a. Điều chỉnh, bổ sung giáo trình phân môn học hát
b. Các nội dung khác: Tập đọc nhạc; Nhạc lý cơ bản; Âm
nhạc thường thức
2.1.2. Kết quả thực nghiệm đánh giá hiệu quả của việc đổi mới
giáo trình môn học hát, Tập đọc nhạc, Nhạc lý cơ bản và Âm nhạc
thường thức cấp Tiểu học
a. Mô tả thực nghiệm các bài hát được thay thế hoặc bổ

sung vào chương trình:
b. Đánh giá kết quả thực nghiệm
Qua các thực nghiệm trên, ta có thể nhận xét thấy với những
bài hát phù hợp với khả năng của các em, kết quả tiếp thu về kỹ năng
đọc đúng giai điệu của các em được nâng cao. Tuy nhiên phần lớn
các em đọc cao độ tốt hơn việc đập đúng tiết tấu, do đó các giáo viên
9
cần chú ý hơn khi lên lớp, phần tiết tấu, nhịp điệu cần dành nhiều
thời gian hơn và nên thay thế các bài có nhịp điệu tiết tấu khó có
trong chương trình bằng các bài phù hợp với khả năng của các em.
2.1.3. Đổi mơí giáo trình cấp Trung học cơ sở
a. Đổi mới biên soạn giáo trình phân môn Học hát từ lớp 6
đến lớp 9
b. Đổi mới giáo trình phân môn Nhạc lý từ lớp 6 đến lớp 9
c. Đổi mới biên soạn giáo trình phân môn Tập đọc nhạc từ
lớp 6 đến lớp 9
d. Đổi mới biên soạn giáo trình phân môn Âm nhạc thường
thức từ lớp 6 đến lớp 9
* Giáo trình âm nhạc lớp 6
* Giáo trình âm nhạc lớp 7
* Giáo trình âm nhạc lớp 8
* Giáo trình âm nhạc lớp 9
2.1.4. Kết quả thực nghiệm đánh giá hiệu quả của việc đổi mới
giáo trình môn học hát cấp Trung học cơ sở
a. Mô tả thực nghiệm
b. Đánh giá kết quả thực nghiệm
Kết quả thực nghiệm cho thấy mức độ hiểu bài của học sinh
được nâng cao. Học sinh cơ bản đã nắm được các kiến thức của nội
dung bài học. Các em rất hứng thú với những nội dung bài học. Giáo
viên cũng rất chủ động với những kiến thức để truyền thụ cho học

sinh. Qua các tiết giảng dạy thực nghiệm, thông qua kết quả dự giờ,
đánh giá ở các lớp được tiến hành thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy
các nội dung được bổ sung vào trong chương trình là hợp lí, nâng cao
chất lượng được hiệu quả giảng dạy âm nhạc tại trường Tiểu học và
Trung học cơ sở Hoá Sơn.
2.2. Đổi mới phương pháp giảng dạy
Trên cơ sở lý luận về dạy học, những đổi mới về phương
pháp giảng dạy sẽ không tách rời việc đổi mới phương pháp học của
học sinh.
10
2.2.1Đổi mới phương pháp giảng dạy cấp Tiểu học
Trong quá trình dạy học phải tuân thủ theo quy định của quá
trình nhận thức: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ
tư duy trừu tượng đến thực tiễn”. Quá trình dạy và học Âm nhạc là
quá trình tư duy trừu tượng. Khi âm nhạc tác động vào các giác quan
con người, thì lúc đó sẽ tạo ra những cảm xúc, tình cảm. Dạy học âm
nhạc khác với các môn học khác, giáo dục âm nhạc liên quan đến
nhiều phương pháp vì nó có nhiều phân môn. Vì vậy phương pháp có
vị trí đặc biệt trong quá trình dạy dạy học. Phương pháp dạy học là
cách thức hoạt động của thầy làm cho trò nắm vững các kiến thức và
các kỹ năng, kỹ xảo, phát huy năng lực nhận thức hình thành thế giới
quan khoa học, phát triển toàn diện và hài hoà nhân cách.
a. Đổi mới Phương pháp thuyết trình.
Trong phương pháp thuyết trình, giáo viên cần tránh độc thoại
trong toàn bộ giờ lên lớp. Tình trạng độc thoại của giáo viên sẽ dẫn
đến học sinh sẽ tiếp thu kiến thức một cách thụ động. Đối với những
nội dung của cả ba phân môn: Hát, Nhạc lí và Tập đọc nhạc, Âm
nhạc thường thức thì trong giờ giảng, giáo viên cần tăng đối thoại, kể
chuyện, tăng cường phần hướng dẫn thực hành. Lồng ghép giữa giải
thích các khái niệm, lý thuyết với các minh họa dẫn chứng cụ thể

bằng âm thanh, hát mẫu sẽ đem lại hiệu quả cao.
b. Đổi mới Phương pháp trực quan.
Phương pháp minh họa ; Phương pháp thị phạm; Phương
pháp quan sát là những phương pháp giảng dạy trực
c. Phương pháp thực hành
Phương pháp thực hành là phương pháp tổ chức hướng dẫn
cho học sinh tự học, tự rèn luyện ngoài giờ để áp dụng lý thuyết vào
thực tế, vận dụng vốn kiến thức được học để thực hành ứng dụng.
Các nguyên tắc trong việc tổ chức, thiết kế kế hoạch tự học
cho học sinh:
1. Tóm tắt các nội dung – yêu cầu chủ yếu của bài học sau giờ
lên lớp
11
2. Giáo viên nêu những yêu cầu chính ( các yêu cầu vừa sức
với khả năng và thời gian của học sinh )
3. Không gây áp lực về kết quả đối với học sinh, khuyến khích
các em tự học với khả năng của mình.
a. Phương pháp kiểm tra và đánh giá.
b. Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá được thể hiện
như sau:
1. Kiểm tra đánh giá phải tùy thuộc vào từng đặc tính của từng
bộ môn khác nhau để có những hình thức kiểm tra phù hợp
2. Thường xuyên dánh giá trong quá trình học, khuyến khích
các học sinh yếu cố gắng, tránh tự ti, mặc cảm để các em luôn cố
gắng vươn lên.
3. Áp dụng phương pháp kiểm tra trắc nghiệm. Đối với
Phương pháp kiểm tra trắc nghiệm, giáo viên sẽ mất nhiều thời gian
chuẩn bị mẫu trắc nghiệm nhưng lại tiết kiệm được rất nhiều thời
gian trên lớp.
2.2.2. Đổi mới phương pháp giảng dạy cấp Trung học cơ sở

a. Học hát
Trong chương trình sách giáo khoa mỗi bài hát các em thường
được học trong 3 tiết, như vậy tiết 2 và tiết 3 sẽ bỏ bớt phần giới
thiệu tác giả, tác phẩm hay hát mẫu để tập trung vào ôn luyện, sửa
chữa và cũng cố bài hát. Linh hoạt trong giáo án giảng dạy, giảm bớt
những nội dung lý thuyết (giới thiệu về thân thê, sự nghiệp ), tăng
thời lượng cho thời gian thực hành, chất lượng giờ học sẽ được tăng
cường, gây được hứng thú học tập cho các em.
b. Tập đọc nhạc
Các bước giảng dạy một bài Tập đọc nhạc nên được tiến hành
như sau: Bước 1: Giới thiệu bài Tập đọc nhạc. Bước 2: Luyện đọc
cao độ. Bước 3: Luyện tập tiết tấu. 4: Tập đọc nhạc từng câu. Bước
5: Ghép lời, đọc bài hoàn chỉnh.
Việc tiến hành các bước như trên sẽ giúp cho các em từng
bước nâng cao khả năng đọc nhạc. Nếu các em học ghép lời trước khi
đọc được cao độ (tương tự như kỹ năng đọc xướng âm) sẽ dẫn tới giờ
12
học tập đọc nhạc cũng chỉ có giá trị như một giờ học hát, không còn
ý nghĩa của môn học Tập đọc nhạc.
2.2.3. Thực nghiệm đánh giá hiệu quả của việc đổi mới phương
pháp giảng dạy.
Dưới đây là một vài thực nghiệm chúng tôi đã tiến hành tại
trường để kiểm chứng các đề xuất, giải pháp đã nêu trong luận văn.
a.Mô tả thực nghiệm
b. Đánh giá kết quả thực nghiệm
Với những kết quả thwckj nghiệm được đánh giá qua các giáo
án đã được đổi mới về phương pháp dạy học thông qua nội dung môn
học đã được điều chỉnh, có thể nói hiệu quả của môn học âm nhạc tại
trường Tiểu học và Trung học Hóa Sơn đã từng bước được nâng cao.
2.3. Đổi mới hoạt động ngoại khóa

2.3.1. Lồng ghép các nội dung hoạt động ngoại khóa
2.3.2. Đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa
* Tiểu kết chương 2
Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn âm nhạc, trong khi
chương trình sách giáo khoa âm nhạc ở bậc phổ thông hiện nay có
nhiều nội dung chưa phù hợp với học sinh. Để phù hợp với đặc điểm
và khả năng tiếp thu của các em học sinh trường Tiểu học và Trung
học cơ sở Hoá Sơn, trong chương 2 chúng tôi đã đề xuất các giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn âm nhạc như sau:
Đổi mới giáo trình môn âm nhạc ở cấp tiểu học và cấp trung
học cơ sở: bổ sung giáo trình phân môn học hát của lớp 2 và lớp 5 để
phù hợp với khả năng tiếp thu, nhận thức của các em hơn. Ở phân
môn Tập đọc nhạc trong chương trình âm nhạc lớp 4, lớp 5 bổ sung
thêm các bài tập đọc quảng.
Cùng với việc đổi mới nội dung chương trình, chương II cuả
luận văn cũng đã đề cập đến việc đổi mới phương pháp giảng dạy ở
cả hai cấp: Tiểu học và Trung học cơ sở. Trong việc đổi mới phương
pháp giảng dạy, chúng tôi nhấn mạnh đến việc đổi mới phương pháp
thuyết trình, tăng cường áp dụng phương pháp trực quan thông qua
các đồ dùng học tập như đàn, băng đĩa hình… Ngoài ra, việc đa dạng
13
hóa các hoạt động ngoại khóa, lồng ghép các nội dung hoạt động
chung của nhà trường với nội dung có trong môn âm nhạc cũng là
một giải pháp quan trọng giúp tăng cường chất lượng giảng dạy môn
âm nhạc.
KẾT LUẬN
Trường Tiểu học và Trung học Hóa Sơn nằm ở một huyên
miền núi rẻo cao ở phía Tây tỉnh Quảng Bình. Xã Hóa Sơn là một xã
đặc biệt khó khăn. Từ những thực trạng trên, việc tìm ra những giải
pháp phù hợp với đặc điểm, điều kiện của nhà trường là một công

việc không hề dễ dàng. Tuy nhiên, với kinh nghiệm thực tiễn của bản
thân và những kiến thức đã được trau dồi trong quá trình học cao học,
chúng tôi đã cố gắng nghiên cứu và đề xuất các giải pháp phù hợp
nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng giảng dạy môn âm nhạc, góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục chung của nhà trường. Các giải
pháp được đề xuất trong luận văn đó là: Đổi mới giáo trình ở hai cấp
học; Đổi mới phương pháp giảng dạy và đa dạng hóa các hoạt động
ngoại khóa. Tất cả các giải pháp được đề ra trong luận văn đều quán
triệt tính thực tiễn, phù hợp với điều kiện nhà trường, năng lực của
giáo viên và khả năng tiếp thu của học sinh.
Để có thể khẳng định được tính hiệu quả của các giải pháp đổi
mới, chúng tôi đã biên soạn các giáo án mẫu cho từng môn học, từng
cấp học. Các giải pháp đó được cụ thể hóa cho từng phân môn âm
nhạc. Tiếp theo, chúng tôi tổ chức dạy thực nghiệm, đánh giá kết quả
thông qua nhận xét của giáo viên dạy thể nghiệm, đánh giá nhận xét
của bộ môn. Các kết quả đánh giá dạy thực nghiệm đã chứng minh
các giải pháp đổi mới có giá trị nhất định trong việc nâng cao chất
lượng đào tạo, có khả năng áp dụng vào thực tế tại trường và có thể
được áp dụng cho các trường thuộc các huyện miền núi Quảng Bình
có quy mô tổ chức tương đương như trường Tiểu học và Trung học
Hóa Sơn.
Đúng như tác giả Phạm Viết Vượng đã viết trong cuốn “Giáo
dục học” “Nâng cao chất lượng dạy và học là con đường cơ bản để
14
nâng cao chất lượng đào tạo”. [22, 72]. Mục tiêu đào tạo sẽ xác định
nội dung đào tạo và chính nội dung đào tạo sẽ xác lập phương pháp
dạy học. Để nâng cao được chất lượng đào tạo, việc điều chỉnh, thay
đổi hoặc đổi mới nội dung là con đường tất yếu. Chính vì vai trò
quan trọng của việc đổi mới nội dung mà trong luận văn này, chúng
tôi cố gắng vận dụng những kinh nghiệm đã trải qua trong thực tế

giảng dạy tại trường. Từ những đổi mới nội dung chương trình,
chúng tôi đã đưa ra những đổi mới về phương pháp giảng dạy phù
hợp với trình độ của giáo viên nhà trường. Có thể những kinh nghiệm
và những cải tiến đã được nêu trong luận văn còn nhỏ bé, nhưng nó
rất thiết thực đối với trình độ của giáo viên, đặc biệt là các giáo viên
kiêm nhiệm, chưa được đào tạo về nghiệp vụ sư phạm âm nhạc phổ
thông. Những giải pháp này tuy không phải là những giải pháp lớn
nhưng phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh trường phổ thông
tiểu học và trung học cơ sở miền núi còn nhiều thiếu thốn về cơ sở
vật chất, trình độ dân trí còn thấp như trường Tiểu học.,.
15

×