Tải bản đầy đủ (.pdf) (272 trang)

Luận văn thạc sĩ âm nhạc học Xây dựng tài liệu giảng dạy hòa âm ứng dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.5 MB, 272 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
NHẠC VIỆN TP HỒ CHÍ MINH
♫♫♫♫♫♫♫





VŨ NAM THÀNH





XÂY DỰNG TÀI LIỆU GIẢNG DẠY
HÒA ÂM ỨNG DỤNG






LUẬN VĂN THẠC SỸ ÂM NHẠC HỌC
















TP. HCM - 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
NHẠC VIỆN TP HỒ CHÍ MINH
♫♫♫♫♫♫♫



VŨ NAM THÀNH



XÂY DỰNG TÀI LIỆU GIẢNG DẠY
HÒA ÂM ỨNG DỤNG





Chuyên ngành : Âm nhạc học
Mã số : 60 21 02 01




LUẬN VĂN THẠC SỸ ÂM NHẠC HỌC



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. VĂN THỊ MINH HƯƠNG








TP. HCM - 2014
Chân thành cảm ơn TS. Văn Thị Minh Hương, người trực tiếp hướng dẫn
chúng tôi chọn và thực hiện đề tài.
Chân thành cảm ơn quý thầy cô trong hội đồng chấm thi giữa kỳ đã góp ý về
tên đề tài và nội dung của luận văn.
Chân thành cảm ơn Khoa Nghệ thuật – Trình diễn Trường Trung cấp
Mỹ thuật – Văn hóa Bình Dương đã xếp lịch thuận lợi cho chúng tôi trong quá trình
học tập tại Nhạc viện tp. HCM.
Chân thành cảm ơn những người thân trong Gia đình, Bạn bè và Đồng
nghiệp đã giúp đỡ chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài.


















MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 2
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Lịch sử đề tài 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 7
6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu 8
7. Cấu trúc luận văn 8

Chương I 9
TỔNG QUAN VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO HÒA ÂM ỨNG DỤNG 9
1.1. Tính cấp thiết của việc xây dựng tài liệu giảng dạy hòa âm ứng dụng 10
1.1.1. Khái niệm tài liệu giảng dạy 10
1.1.2. Khái niệm hòa âm ứng dụng 11
1.1.3. Tính cấp thiết 12
1.2. Mục đích, đối tượng và mục tiêu của hòa âm ứng dụng 15
1.2.1. Mục đích đào tạo 15

1.2.2. Đối tượng đào tạo 16
1.2.3. Mục tiêu đào tạo 17
Về kiến thức: 18
Về kỹ năng 19
1.3. Nội dung hòa âm ứng dụng 19
1.3.1. Phương án xây dựng tài liệu 20
1.3.2. Nội dung của hòa âm ứng dụng 22
1.4. Phương pháp dạy và học hòa âm ứng dụng 23
1.5. Kế hoạch giảng dạy hòa âm ứng dụng 24
Tiểu kết chương I 25


Chương II 27
NGÔN NGỮ HÒA ÂM CỔ ĐIỂN VÀ SỰ KẾ THỪA, CÁCH TÂN 27
2.1. Nguồn gốc hòa âm cổ điển 28
Những tiền đề lý thuyết 28
Những tiền đề trong tác phẩm 28
Luật bình quân và sự ra đời của hòa âm chức năng 31
2.2. Đặc điểm cơ bản 33
2.2.1. Cơ sở điệu thức 33
2.2.2. Hệ thống chức năng 34
2.2.3. Các quy tắc, luật lệ 37
Nối tiếp chức năng 37
Tiến hành bè 37
Giải quyết nốt nghịch 37
Tăng đôi âm 38
Các quy tắc, luật lệ khác 38
2.3. Sự kế thừa, cách tân 38
2.3.1. Những cách tân trong âm nhạc kinh viện 39
2.3.2. Những cách tân trong ngôn ngữ nhạc nhẹ 41

2.3.3. Hòa âm trong các điệu thức có nguồn gốc dân gian 48
Tiểu kết chương II 49

Chương III 50
SƠ ĐỒ HÒA ÂM, PHỐI BÈ VÀ PHẦN ĐỆM 50
3.1. Mối tương quan giữa hòa âm với hình thức và giai điệu 50
3.1.1. Mối tương quan giữa hòa âm và giai điệu 50
3.1.1.1. Hòa âm và cao độ 51
Vị trí của hợp âm 51
Công năng hòa âm 52
Màu sắc hòa âm 53


3.1.1.2. Hòa âm và tiết tấu 54
Mạch đập hòa âm 54
Hòa âm và nhịp phách 57
Âm hình đệm 60
3.1.2. Mối tương quan giữa hòa âm và hình thức 62
3.1.2.1. Động lực phát triển âm nhạc của hòa âm 63
3.1.2.2. Hòa âm và đặc điểm âm nhạc của từng phần trong hình thức 65
3.1.2.3. Ranh giới cấu trúc và các vòng hòa âm (harmonic phrase) 73
3.2. Ứng dụng viết sơ đồ hòa âm 76
3.2.1. Khái quát chung 76
Khái niệm 76
Các bước thực hiện sơ đồ hòa âm (đặt hợp âm cho ca khúc) 76
Bài tập mẫu 78
3.2.1. Sử dụng cách tiến hành hợp âm theo công thức (harmonic pattern) 81
Các vòng hòa âm kết 81
Lối tiến hành chính cách 83
Lối tiến hành hòa âm biến cách 84

Lối tiến hành kết hợp chính cách và biến cách 84
Các vòng hòa âm thêu, lướt 85
Vòng hòa âm I – IIIm – IV – V (hoặc I) trong điệu trưởng 87
Vòng hòa âm Phrygian trong điệu thứ tự nhiên 88
Vòng hòa âm quãng 5 (Circle of Fifths Progressions) 89
Vòng hòa âm quãng 3 90
Vòng hòa âm I – VIm – IV – V và I – VIm – IIm – V trong điệu trưởng 92
Cách tiến hành Im – VI – VIItn – III và Im – IVm – VIItn – III trong điệu
thứ tự nhiên. 93
3.2. 3. Sử dụng cách tiến hành hợp âm không theo công thức 95
3.2.3.1. Cách nối tiếp hợp âm trong điệu thứ tự nhiên 96
3.2.3.2. Sử dụng các thủ pháp hòa âm 97


Thủ pháp ly điệu 97
Chuỗi át phụ 99
Thủ pháp âm ngoài hợp âm 99
Thủ pháp âm nền 100
Thủ pháp mô tiến 102
Lối tiến hành bất ngờ (ellipsis) 103
Thủ pháp chuyển điệu, nhảy điệu và chuyển điệu thức 105
Chuyển điệu 105
Nhảy điệu 106
Thủ pháp Line cliches 108
3.2.4. Ứng dụng hòa âm nhạc nhẹ trong một số ca khúc Việt nam 108
3.2.4.1. Về cấu trúc hợp âm 109
3.2.4.2. Về cách tiến hành hòa âm 114
Sử dụng vòng hòa âm quãng 5 (hoặc tiến hành theo quãng 5) 114
Sử dụng vòng hòa âm hình thành từ thủ pháp mô tiến 115
Sử dụng vòng hòa âm quãng 3 (hoặc tiến hành theo quãng 3) 116

Sử dụng hợp âm của giọng khác 116
Sử dụng hợp âm ở thể đảo hoặc có bè bass là âm ngoài hợp âm 117
3.3. Ứng dụng phối bè cho ca khúc 119
3.3.1. Khái quát chung 119
3.3.2. Sử dụng quãng ba và quãng sáu 120
3.3.3. Sử dụng quãng 4, quãng 5 122
3.3.4. Sử dụng quãng đồng âm (quãng 1 và quãng 8) 123
3.3.5. Giải quyết quãng nghịch (quãng 2, quãng 7 và quãng 3 cung) 123
3.3.6. Phối ba bè 124
3.4. Ứng dụng đệm đàn và viết phần đệm 125
3.4.1. Khái quát chung 125
Khái niệm phần đệm 125
Phân loại 126


Các bước viết phần đệm 131
3.4.2. Cách sử dụng âm hình đệm (Accompaniment Patterns) 131
3.4.3. Dạo đầu, giãn tấu, kết và đệm lót 132
Dạo đầu 133
Giãn tấu 134
Kết 136
Đệm lót 136
3.4.4. Đệm đàn ứng tấu 138
3.4.4.1. Khái quát 138
3.4.4.2. Luyện tập tai nghe hòa âm 138
3.4.4.3. Một số thủ pháp biến tấu hòa âm 139
3.4.5. Ứng dụng tin học để làm nhạc nền (phần đệm) cho ca khúc 145
Các phần mềm chép nhạc 145
Phần mềm soạn phần đệm tự động 145
Các phần mềm bổ trợ, hiệu chỉnh âm thanh 148

3.5. Hòa âm trong điệu thức 5 âm 150
3.5.1. Cách thành lập hợp âm, chồng âm cơ bản 150
3.5.2. Ứng dụng viết phần đệm cho ca khúc Việt Nam 153
3.5.2.1. Sử dụng các hợp âm theo cấu trúc quãng ba 153
Sử dụng hợp âm theo cấu trúc quãng 3 có thêm âm phụ 154
Sử dụng hợp âm thiếu âm 3 155
3.5.2.2. Sử dụng hợp âm không theo cấu trúc quãng 3 156
Sử dụng hợp âm sus 156
Sử dụng chồng âm quãng 2 157
Sử dụng chồng âm quãng 4 157
3.5.2.3. Sử dụng chồng âm theo kiểu kết hợp thang âm theo chiều dọc 158
Chồng âm 3 nốt 158
Chồng âm 4 nốt 159
Chồng âm 5 nốt 160


Tiểu kết chương III 161
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 162
Kết luận 162
Những điểm mới của đề tài 165
Hướng phát triển của hòa âm ứng dụng trong tương lai 167
Kiến nghị 168

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1. Đề cương chi tiết tài liệu giảng dạy hòa âm ứng dụng . pl 3
2. Âm căng (tension note) và âm tránh (avoid note) . pl 7
3. Thang âm và hợp âm trong điệu thức trưởng tự nhiên pl 9
4. Thang âm và hợp âm trong điệu thức thứ hòa âm . pl 10
5. Thang âm và hợp âm trong điệu thức thứ giai điệu . pl 12

6. Thang âm và hợp âm trong điệu thức trưởng hòa âm . pl 13
7. Một số hình đệm cơ bản cho đàn phím . pl 15
8. Một số hình đệm theo các nhịp điệu khiêu vũ . pl 17
9. Một số hình đệm theo phong cách âm nhạc . pl 23
10. Một số âm hình đệm cơ bản cho guitar . pl 32
11. Chương trình khung hòa âm và hòa âm ứng dụng . pl 42
12. Phát triển chương trình và tổ chức quá trình đào tạo pl 51




CÁC TỪ VIẾT TẮT


CĐ : Cao đẳng
CĐSP : Cao đẳng sư phạm
CTK: Chương trình khung
ĐH : Đại học
ĐHNT: Đại học nghệ thuật
ĐHSP: Đại học sư phạm
ĐVHT : đơn vị học trình
GD & ĐT: giáo dục và đào tạo
GD : Giáo dục
MT – VH : Mỹ thuật – Văn hóa
NXB: Nhà xuất bản
Q 4đ: quãng 4 đúng
Q 5đ: quãng 5 đúng
SP : Sư phạm
SPAN: Sư phạm âm nhạc
SPN – CTĐ : Sư phạm nhạc – công tác đội

TC : Trung cấp
TS. Tiến sỹ
VD : Ví dụ
VH – TT và DL : Văn hóa – Thể thao và Du lịch
VHNT: Văn hóa nghệ thuật

KÍ HIỆU HỢP ÂM
1


HỢP ÂM KÝ HIỆU
Hợp âm ba trưởng C,
Hợp âm ba thứ Cm; Cmin; C-
Hợp âm ba tăng C
+
; Caug
Hợp âm ba giảm Cdim; C
0

Hợp âm 7 trưởng Cmaj
7
; C
M
7
; C∆
Hợp âm 7 thứ Cm
7
; Cmin7; C-7
Hợp âm 7 át C
7

; Cdom
Hợp âm 7 át thêm âm 13 C
13
; C
7
(13)

Hợp âm 7 trưởng thêm âm 13 Cmaj7
(1
3)
; C
M
13
; Cmaj
13

Hợp âm biến âm C13
b5

(
b9)
; C
7
#5 (#9)

Hợp âm 7 bán giảm Cm
7 (b5)
; C-7
(b5)
; C

Ø
;
Hợp âm 7 giảm Cdim
7
; C
0
7
Hợp âm 7 tăng C
+7
; Caug7
Hợp âm 7 trưởng 5 tăng C
+

; Caug/maj7; Cmaj7
#5

Hợp âm 7 trưởng giáng 5 Cmaj7
b5

Hợp âm thứ maj7
2
Cm (maj7); C
-

; Cmin/maj7
Hợp âm 6 thứ Cm
6
; C-6; Cmin
6


Hợp âm 6 trưởng C
6
; C
M
6
; Cmaj
6


1
Vì các tài liệu không sử dụng ký hiệu hợp âm giống nhau và ngay trong một tài liệu cũng có trường hợp
sử dụng nhiều cách ký hiệu khác nhau, để tôn trọng các tác giả, khi trích dẫn tài liệu, chúng tôi vẫn giữ
nguyên cách ký hiệu thuộc bản gốc.
2
Hợp âm thứ có thêm quãng 7 trưởng tính từ âm gốc.
Hợp âm sus Csus
Hợp âm sus2 C
2
; Csus
2
; C
add2

Hợp âm 7 sus4 C
7
sus; C
7
sus4; C
7
(sus4); C

7
+4

Hợp âm 9 sus C
9
sus
Hợp âm 6/9 C
6/9

Hợp âm thêm âm phụ Cmaj7
(add 6/9)
; Cmaj7
(add

6)

Hợp âm thiếu âm C
7
(odd 3)
; C
7
(omit 3)
; C
(omit 5)

Bè bass không phải âm gốc của hợp
âm
C/E; C/G; C/A v.v…
Hợp âm trưởng ghi theo bậc (chức
năng)

I, IV; V (số la mã in hoa)
Hợp âm thứ ghi theo bậc i; iv; (số la mã in thường) hoặc Im; IVm

Hợp âm át phụ ghi theo bậc V
7
of V ; V
7
/V; V
7
of IIm; V
7
/ii
Nối tiếp át phụ V
7
(Dm) – V
7
(G) – V
7
(Am) hoặc
V
7
(IIm) – V
7
(V) – V
7

(VIm)…
Ly điệu V
7
-> IIm ; V

7
(of IIm) – IIm ; V
7
(of Dm) -
IIm
Hợp âm thuộc điệu thức thứ tự nhiên

V
tn
; VII
tn

Hợp âm thuộc điệu thứ giai điệu IV

; II
65

Hợp âm thuộc điệu trưởng hòa âm IV
ha
Hợp âm thuộc điệu trưởng giai điệu III
6


Hợp âm thuộc giọng trưởng, thứ
cùng tên
I
T
; I
t
(trưởng cùng tên T hoa, thứ cùng tên t

thường)
Hợp âm thuộc quan hệ chức năng
mở rộng
V. III (ví dụ C – E)
Hợp âm hình thành từ điệu thức cổ VII
L
= bậc VII của điệu thức lydian v.v…



1

MỞ ĐẦU


Hầu hết các hoạt động biểu diễn âm nhạc ở nước ta hiện nay đều gắn liền với
thể loại ca khúc.
Các nhạc sỹ khi viết thể loại ca khúc nghệ thuật bao giờ cũng viết cả giai điệu
và phần đệm. Giai điệu và phần đệm trong những tác phẩm thuộc thể loại này là
một thể thống nhất, hầu như không thể thay đổi, người dàn dựng, biểu diễn chỉ cần
thực hiện theo đúng tổng phổ của nhà soạn nhạc. Ngược lại, đối với thể loại ca khúc
phổ thông, các nhạc sỹ hoặc người viết ca khúc chỉ sáng tác duy nhất giai điệu.
Cùng một giai điệu, khi đi với hòa âm và phần đệm khác nhau thì tính chất âm nhạc
của tác phẩm này ít hay nhiều cũng có sự thay đổi. Một bản nhạc với phần đệm sai,
lạc sẽ ít hay nhiều ảnh hưởng không tốt đến nội dung và thẩm mỹ trong giai điệu
của tác phẩm. Ngược lại, một bản nhạc với phần đệm hay sẽ tạo được sự say mê,
hứng thú, qua đó góp phần nâng cao năng lực thẩm mỹ âm nhạc cho người nghe.
Với các tác phẩm phổ thông, người đệm đàn có thể chơi phần đệm (ở dạng
đơn giản) theo kiểu ứng tấu hoặc soạn phần đệm trên văn bản ký âm để tập dợt
trước. Để đạt được điều này, người học cần phải có kiến thức hòa âm và kỹ năng

nhạc cụ nhất định. Nhưng để viết phần đệm cho một nhạc cụ có tính chuyên nghiệp
cao hơn hoặc viết phần đệm cho dàn nhạc hoặc ban nhạc nhẹ thì ngoài hòa âm và
nhạc cụ, người phối hòa âm
1
cũng cần phải am hiểu về hình thức âm nhạc, tính năng
nhạc cụ, phối khí, phức điệu và các thủ pháp phát triển âm nhạc

1
Để thuận tiện cho việc trình bày và theo dõi, khái niệm phối hòa âm trong luận văn này được chúng tôi sử
dụng bao hàm các công việc: phối bè cho ca khúc, viết sơ đồ hòa âm hoặc phần đệm cho một giai điệu diễn
tấu bởi giọng hát hoặc nhạc cụ solo (chưa bao hàm phối khí).


2

1. Lý do chọn đề tài
Xuất phát từ nhu cầu thực tế của địa phương và xã hội, nhằm giúp người học
vận dụng kiến thức hòa âm để đệm đàn và phối hòa âm cho ca khúc phù hợp với
chuyên ngành được đào tạo, trường trung cấp Mỹ thuật – Văn hóa Bình Dương
2
đã
giao trách nhiệm cho chúng tôi biên soạn tài liệu giảng dạy môn Hòa âm ứng dụng
cho hai chuyên ngành thanh nhạc và sư phạm âm nhạc.
Nhận thức được tầm quan trọng của môn học này và được sự hướng dẫn của
TS. Văn Thị Minh Hương, chúng tôi đã chọn: Xây dựng tài liệu giảng dạy hòa âm
ứng dụng để làm đề tài nghiên cứu cho chuyên ngành âm nhạc học của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Từ sự hướng dẫn của TS. Văn Thị Minh Hương và những ý kiến đóng góp
của quý thầy cô, đồng nghiệp, kết quả của luận văn này sẽ là cơ sở để chúng tôi biên
soạn tài liệu giảng dạy môn hòa âm ứng dụng được tốt hơn.

Trong tương lai gần, chúng tôi hy vọng đề tài sẽ được mở rộng nghiên cứu
để có thể sử dụng cho nhiều chuyên ngành và các bậc học khác nhau.
3. Lịch sử đề tài
Trong số tư liệu mà chúng tôi có được, đã có những tài liệu đề cập đến cách
đệm đàn và phối hòa âm cho ca khúc, nhưng để hệ thống hoặc biên soạn thành tài
liệu giảng dạy phù hợp với các chuyên ngành, bậc học khác nhau thì chưa có tài liệu
nào đề cập tới.
Dạo đầu, giãn tấu, kết và âm hình đệm… là những thành phần không thể
thiếu trong cấu trúc của một phần đệm. Bên cạnh đó, mối tương quan giữa hòa âm
với giai điệu và hình thức là nội dung quan trọng để người học hiểu rõ tính logic
trong nối tiếp hợp âm. Tuy nhiên, phần lớn các tài liệu hòa âm lại không hoặc ít khi
đề cập đến những vấn đề này.


2
Nơi người viết luận văn đang giảng dạy


3

Đối với các tài liệu giáo trình, sách giáo khoa
Sách giáo khoa (hoặc giáo trình) hòa âm sử dụng tại các Nhạc viện và các
trường chuyên nghiệp ở nước ta hiện nay chủ yếu dạy hòa âm cổ điển
3
theo phong
cách viết hợp xướng bốn bè. Đa số các tài liệu này chỉ hướng dẫn các kỹ thuật tiến
hành bè, nối tiếp hợp âm mà không đề cập đến vấn đề ứng dụng môn học này để
đệm đàn và phối hòa âm cho ca khúc. Tài liệu tiêu biểu cho dạng này sách giáo
khoa hòa âm (1987) của Chiulin và Privano (Ca Lê Thuần dịch).
Giáo trình Hòa thanh nhạc nhẹ (2003) của tác giả Nguyễn Mai Kiên được sử

dụng ở trường ĐHNT Quân Đội. Trong tài liệu này, ngoài các chương nói về cấu
trúc hợp âm và tiến trình hòa âm theo ngôn ngữ nhạc nhẹ
4
, tác giả có nói về mối
quan hệ giữa giai điệu và hòa âm, tuy nhiên tác giả chỉ trình bày mang tính khái
quát, không chuyên sâu. Trong tài liệu này cũng không đề cập đến âm hình phần
đệm cũng như cách viết dạo đầu, giãn tấu vv…
Hòa âm ứng dụng là môn học bắt buộc trong chương trình khung cao đẳng
chuyên ngành sư phạm âm nhạc. Về mặt bản chất, đây vẫn là môn hòa âm cổ điển
theo hệ thống đào tạo ở các nhạc viện nhưng có thêm phần ứng dụng. Trong giáo
trình Hòa âm ứng dụng (2007), tác giả Hoàng Hoa đã đề cập tới sự vận dụng công
năng hòa âm và một số âm hình đệm đơn giản để viết phần đệm cho ca khúc. Tuy
nhiên, mối tương quan giữa hòa âm với giai điệu và hình thức, nội dung phối bè và
phong cách hòa âm nhạc nhẹ cũng chưa được đề cập
Bên cạnh các giáo trình “chính thống” thì đa số các sách hướng dẫn hòa âm
nhạc nhẹ có ưu điểm là đối tượng để thực hành phối hòa âm là các ca khúc. Tuy

3
Chúng tôi sử dụng khái niệm này theo cách quen dùng trong tiếng Việt với ý nghĩa là hòa âm chức
năng được hoàn thiện và sử dụng phổ biến từ thời kỳ âm nhạc cổ điển. Trong các tài liệu dạng sách hướng
dẫn lý thuyết và thực hành hòa âm tiếng Anh, các tác giả ít khi sử dụng khái niệm hòa âm cổ điển (classic
harmony ) mà thường gọi là hòa âm chức năng – Tonal Harmony.
4
Theo từ điển Machoney thì “Nhạc nhẹ là nhạc tạp kỹ, nhạc giải trí nằm giữa loại nhạc tiêu thụ
thông dụng và nhạc nghiêm túc, nhằm làm vui tai, vui lòng người nghe, đem lại sự thanh thản, tái tạo sức
khỏe, thu hút giải trí tinh thần…”. Trích dẫn lại từ Âm nhạc mới Việt Nam tiến trình và thành tựu tr 698.


4


nhiên, phần lớn các tài liệu này chỉ hướng dẫn về các dạng thang âm, cấu trúc hợp
âm, cách nối tiếp hợp âm (tiến trình hòa âm) mà ít đề cập đến cách xếp hợp âm và
soạn âm hình phần đệm. Chúng chỉ phù hợp với những người đã có kinh nghiệm
hoặc đã biết chơi thuần thục một nhạc cụ chuyên về đệm như guitar hoặc piano. Tài
liệu tiêu biểu cho dạng này là Barrie Harmony của tác giả Nettles (Berklee College
Music, 1987) và Modal Jazz composition & Harmony của tác giả Ron Miller (Nxb
Advance Music, 1995) …
Trong các tài liệu dạng sách giáo khoa (mà chúng tôi có được) thì Music for
keyboard harmony của Robert A. Melcher và Willard Warch (Prentice-Hall,Inc.,
Englewood Cliffs, New Jersey, 1966) là tài liệu hiếm hoi vừa đề cập đến lý thuyết
hòa âm cổ điển vừa có bài tập và công thức trình bày hợp âm (âm hình đệm) để đệm
cho một giai điệu (trích từ tác phẩm âm nhạc) trên đàn piano.
Đối với các tài liệu chuyên khảo về hòa âm
Ngoài các tài liệu nêu trên, một số vấn đề liên quan đến hướng nghiên cứu
của chúng tôi cũng đã được đề cập trong các tài liệu:
- Những vấn đề về cấu trúc của ngôn ngữ hòa âm của tác giả Đào Trọng
Minh. Trong công trình này, tác giả đề cập tới vấn đề ký hiệu hợp âm, mối tương
quan giữa hòa âm với hình thức và vấn đề vận dụng ngôn ngữ hòa âm trong tác
phẩm Việt Nam…
- Bàn về hòa âm của tác giả Iouri Kholopop (sách dịch). Trong tài liệu này,
tác giả đề cập đến các dạng công thức trình bày hợp âm và vai trò của hòa âm trong
tác phẩm âm nhạc…
Nhìn chung, đa số các tài liệu chuyên khảo về hòa âm đều nghiên cứu hòa âm
ở phương diện lý thuyết, mang tính học thuật cao, ít phù hợp với đối tượng không
chuyên. Tại nhạc viện thành phố HCM, một số tài liệu chuyên khảo tiêu biểu cho
dạng này là: Tìm hiểu cách sử dụng hòa âm trong các tác phẩm độc tấu piano của
các tác giả Việt Nam (luận văn cao học, 1997) của tác giả Trần Vân Anh; Tìm hiểu
sự liên kết giữa hòa âm và phức điệu trong một số tác phẩm khí nhạc (luận văn cao



5

học, 2000) của tác giả Nguyễn Mỹ Hạnh; và Hòa âm lãng mạn thế kỷ XIX (luận văn
cao học, 2008) của tác giả Lê Đạo Phùng …
Đối với các tài liệu chuyên khảo về phần đệm
Phần đệm là lĩnh vực nghiên cứu rộng, bao hàm các lĩnh vực sáng tác, biểu
diễn nhạc cụ và hòa âm. Tuy nhiên, các tài liệu chuyên khảo về phần đệm thường ít
khi đề cập đầy đủ các khía cạnh này. Một số tài liệu tiêu biểu như:
- Cách viết phần đệm piano cho ca khúc của tác giả Trần Hồng (người dịch:
Lê Bích, Nxb âm nhạc- Hà Nội, 1962). Tài liệu này được chia thành 5 chương,
trong đó, chương I đề cập đến các vấn đề: tác dụng của phần đệm, các loại đệm,
hình thức, cách phân câu và hòa âm; Chương II và III hướng dẫn cách viết phần
đệm kèm giai điệu và phần đệm không kèm giai điệu; chương IV hướng dẫn cách
viết dạo đầu, gian tấu và kết.; Chương V, bàn về cách viết phần đệm qua phân tích
một số ca khúc với phần đệm piano của Schubert và một số tác giả khác…
- “Một số vấn đề về đệm thanh nhạc của sinh viên đại học piano tại Nhạc
viện Thành phố Hồ Chí Minh” (luận văn cao học, 2011) của tác giả Mạch Thị Mỹ
Thanh. Trong tài liệu này, tác giả đã đề cập đến một số thủ pháp viết phần đệm
piano trong tác phẩm thanh nhạc Châu âu, sau đó tác giả nói về vấn đề ứng dụng
đệm thanh nhạc cho các tác phẩm thanh nhạc Việt Nam. Ở nội dung này, tác giả đã
gợi ý một số âm hình tiết tấu đệm thường sử dụng, tuy nhiên về khía cạnh hòa âm
thì không được đề cập đến.
Trong các tài liệu nước ngoài, phần đệm cũng được nghiên cứu chuyên sâu ở
nhiều khía cạnh khác nhau. Một số tài liệu tiêu biểu như:
- A survey of certain accompanimental devices found in music for the piano
in the classic and romantic periods của tác giả Irwin Swack (Doctor of education,
Columbia University, 1954). Trong công trình này, tác giả thống kê, phân loại, hệ
thống các dạng trình bày, sắp xếp hợp âm trong thể loại piano thời kỳ cổ điển và
lãng mạn. Cụ thể, tác giả chia thành các dạng Broken Chords, Repeated Chords,
Repeated tone… Trong mỗi dạng, tác giả lại hệ thống, chia chi tiết và đánh số theo



6

kiểu dạng I, dạng II v.v… Qua thống kê, tác giả đề cập đến phong cách viết phần
đệm của từng tác giả trong thời kỳ cổ điển và lãng mạn.
- General premises applied to the analysis and writing of piano
accompaniments for elementary school songs của tác giả Wallace W. Schmidt
(doctor of education, Columbia University, 1961). Trong tài liệu này, tác giả đề cập
đến cách viết phần đệm piano cho thể loại ca khúc học sinh phổ thông.
- A study of the piano accompaniments of Franz Schubert's “Die Schöne
Müllerin” của tác giả Raymond Owen Thigpen (Doctor of education, Columbia
University, 1964) Trong công trình này, tác giả nghiên cứu về thủ pháp viết phần
đệm trong tập liên ca khúc “cô chủ cối xay xinh đẹp” của Franz Schubert.
- The Improvisation of Structured Keyboard Accompaniments for the Ballet
Class của tác giả Simon Frosi (Edith Cowan University, 2011). Trong tài liệu này,
tác giả trình bày các dạng phần đệm piano gắn với thể loại nhạc múa ballet…
Các bài viết trên Internet
Dạng tài liệu này khá phong phú, đề cập tới nhiều vấn đề từ lý luận đến thực
tiễn, nhưng thường gặp nhất là cách hướng dẫn đệm hát một bài cụ thể cho nhạc cụ
guitar, organ điện tử hoặc đàn piano. Một số tài liệu tiêu biểu cho dạng này như:
Đệm hát thực hành – kỹ năng cần thiết của người học đàn phím của tác giả Quỳnh
Trâm, giảng viên trường Văn Hóa Nghệ Thuật Hà Nội; Phương pháp đệm hát cơ
bản trên đàn organ cho giáo viên âm nhạc ở các trường phổ thông của tác giả Chế
Long Mỹ, trường CĐSP Nha Trang; Hòa âm cho ca khúc của tác giả Đắc Tâm …
Nhìn chung, trong các tài liệu mà chúng tôi có được, có thể nói gần với
hướng nghiên cứu của luận văn nhất là các tài liệu: Hòa âm ứng dụng của tác giả
Hoàng Hoa, Hòa âm của tác giả Hải Lễ, “Cách viết phần đệm piano cho ca khúc”
của tác giả Trần Hồng (1962) và Music for keyboard harmony của hai tác giả
Robert A. Melcher và Willard Warch (1966). Ngoại trừ các tài liệu vừa nêu trên, đa

số các tài liệu đều thiên về học thuật hoặc không đề cập trực tiếp đến cách phối hòa
âm cho ca khúc. Mặc dù vậy, chúng đã ảnh hưởng đến cách đặt vấn đề và giải quyết


7

vấn đề của luận văn. Thành tựu của những công trình này chính là cơ sở để chúng
tôi kế thừa và chuyên sâu hơn vào hướng nghiên cứu hòa âm ứng dụng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là cách vận dụng lý thuyết hòa âm cổ
điển (hòa âm chức năng) để đệm đàn và phối hòa âm cho ca khúc phù hợp với bậc
học trung cấp ngành thanh nhạc và sư phạm âm nhạc
5
.
Ngoài hòa âm cổ điển, chúng tôi cũng đề cập đến phong cách hòa âm nhạc
nhẹ và hòa âm trong điệu thức 5 âm. Tuy nhiên, đây là hai khía cạnh có phạm vi
nghiên cứu rộng, cho nên chúng tôi chỉ đề cập những vấn đề cơ bản nhất với tính
chất mở rộng, so sánh chứ không chuyên sâu.
Viết dạo đầu, giãn tấu và âm hình đệm … là các khía cạnh thuộc về sáng tác,
nhưng bởi vì chúng gắn bó chặt chẽ với mục tiêu của hòa âm ứng dụng, do đó
chúng cũng được đề cập trong luận văn. Để phù hợp với đề tài, chúng tôi không đi
sâu về kỹ thuật sáng tác và kỹ năng biểu diễn nhạc cụ mà chủ yếu tập trung vào khía
cạnh hòa âm hoặc mối tương quan giữa chúng với hòa âm.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Qua tổng hợp những vấn đề thuộc phương diện lý thuyết và chứng minh
chúng bằng các tác phẩm âm nhạc cụ thể, chúng tôi muốn đề cập đến tính quy luật
của hòa âm, mối quan hệ chặt chẽ giữa hòa âm với hình thức và giai điệu. Lấy thực
tế tác phẩm để chứng minh lý thuyết, chúng tôi hy vọng học sinh bậc học trung cấp
sẽ hiểu và vận dụng tốt những kiến thức này để học đệm đàn và phối hòa âm cho
một tác phẩm âm nhạc cụ thể.

Chúng tôi đặt giả thiết rằng: Nếu có sự am hiểu sâu sắc về tác phẩm và có
kiến thức về hòa âm ứng dụng thì một học sinh cho dù kỹ năng chơi nhạc cụ (theo
kiểu ứng tấu) chưa tốt thì vẫn có thể thể tự mình viết sơ đồ hòa âm trên văn bản ký

5
Những ca khúc này phải có cấu trúc và giai điệu rõ ràng, phù hợp với ngôn ngữ hòa âm cổ điển (đã
bao hàm cả yếu tố cách tân).


8

âm để từ đó tập đệm đàn hoặc soạn phần đệm (nhạc nền) cho tác phẩm này trên các
phần mềm âm nhạc.
Chúng tôi cũng hy vọng kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là một tài liệu
tham khảo hữu ích đối với các thầy cô đang dạy đệm đàn.
6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
nhìn từ góc độ âm nhạc học và sử dụng phương pháp lịch sử để nghiên cứu tư liệu.
Khi nghiên cứu ứng dụng hòa âm để đệm đàn và phối hòa âm cho ca khúc,
chúng tôi cũng không tách rời hòa âm như một đối tượng nghiên cứu độc lập mà đặt
nó trong mối tương quan với hình thức và các phương tiện diễn tả âm nhạc khác.
Nguồn tư liệu tham khảo của chúng tôi là các tài liệu đã xuất bản có trong tủ
sách cá nhân, thư viện Nhạc viện tp. HCM, thư viện Quốc gia và các ebook, các bài
báo lưu hành trên internet.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành ba chương:
Chương I: Tổng quan về chương trình đào tạo hòa âm ứng dụng
Chương II: Hòa âm cổ điển và sự kế thừa, cách tân
Chương III: Sơ đồ hòa âm, phối bè và phần đệm



9

Chương I
TỔNG QUAN VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO HÒA ÂM ỨNG DỤNG
6

Chương trình đào tạo là kế hoạch cho toàn bộ một khoá học, một môn học
hay một học phần cụ thể, bao gồm: mục tiêu, nội dung, thời gian đào tạo, nguồn tài
liệu, phương pháp dạy, học và những tiêu chí kiểm tra đánh giá.
Để xây dựng chương trình đào tạo (hoặc chương trình môn học), người ta
thường thực hiện qua các bước:
1. Phân tích bối cảnh và nhu cầu đào tạo
2. Thiết kế chương trình đào tạo
- Xác định mục tiêu đào tạo
- Xác định nội dung đào tạo
- Lập kế hoạch dạy học
- Hướng dẫn thực hiện chương trình
3. Thử nghiệm và đánh giá chương trình
7

Theo Great Didactic của Komensky thì để xây dựng chương trình đào tạo,
người thực hiện sẽ phải trả lời cho các câu hỏi:
8



6
Tài liệu tham khảo chính của chương I là: [22], [33] và [35]
7

PGS.TS Trần Khánh Đức, Phát triển chương trình và tổ chức quá trình đào tạo, nguồn: Trường ĐH
Nguyễn Tất Thành
8
Theo TS. Nguyễn Văn Tuấn, Lý luận dạy học, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Tp. HCM 2003, tr 6


10

Biên soạn, xây dựng tài liệu giảng dạy cũng được coi là công việc phát triển
chương trình đào tạo. Đây là một quá trình thiết kế, điều chỉnh, sửa đổi dựa trên
việc đánh giá, kiểm định có định kỳ. Quá trình này sẽ lựa chọn, điều chỉnh hoặc
thay thế những thành phần trong chương trình đào tạo đã có nhằm phù hợp với sự
phát triển của khoa học, công nghệ và sự phát triển của xã hội, mang lại sự tiến bộ
hơn, đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp của người được đào tạo.
Theo quy chế của Bộ, cứ theo định kỳ 5 năm (hoặc tương đương một khóa
học), các cơ sở đào tạo phải họp hội đồng sư phạm (hoặc hội đồng khoa học) để
đánh giá chương trình đào tạo để từ đó có kế hoạch chỉnh lý, bổ sung phù hợp với
nhu cầu hiện tại.
9

1.1. Tính cấp thiết của việc xây dựng tài liệu giảng dạy hòa âm ứng dụng
1.1.1. Khái niệm tài liệu giảng dạy
Hiểu theo nghĩa rộng, tài liệu giảng dạy là tất cả các tài liệu được người dạy
học tuyển chọn để phục vụ cho mục đích dạy học.
Hiểu theo nghĩa hẹp, tài liệu giảng dạy là tập hợp các bài giảng của một môn
học thuộc một chuyên ngành nào đó do người dạy học biên soạn từ một hoặc nhiều
nguồn tài liệu khác nhau.
Về nội dung, tài liệu giảng dạy cũng giống như giáo trình nhưng về giá trị
pháp lý và mức độ phổ biến thì nó ở mức độ thấp hơn. Để được gọi là giáo trình thì
tài liệu giảng dạy phải được thẩm định bởi một hội đồng có uy tín về chuyên môn.

10

Một giáo trình uy tín có thể được nhiều cơ sở đào tạo khác nhau, nhiều người dạy
học khác nhau sử dụng, còn tài liệu giảng dạy (nghĩa hẹp) thường chỉ sử dụng với
tính chất “lưu hành nội bộ” bởi người trực tiếp biên soạn.
Tuy nhiên, tài liệu giảng dạy lại “linh hoạt” hơn giáo trình vì nó luôn có sự
cập nhật, điều chỉnh nội dung phù hợp với đối tượng giảng dạy từ người dạy học.

9
Thông tư số 16/2010/TT-BGDĐT của Bộ giáo dục – Đào tạo ban hành ngày 28 – 06 – 2010, tr8
10
Thông tư số 43/2010/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 30 - 12 – 2010, để biên soạn giáo trình
cho bậc học trung cấp, chủ biên phải có trình độ đại học và có kinh nghiệm giảng dạy bảy năm trở lên.


11

1.1.2. Khái niệm hòa âm ứng dụng
Hòa âm là một trong những phương tiện biểu hiện quan trọng của ngôn ngữ
âm nhạc. Hòa âm có vai trò là động lực tạo thành hình thức, làm sáng tỏ, rõ nghĩa
cho giai điệu và tăng cường sức biểu hiện, tạo màu sắc, hình tượng âm nhạc.
Dưới góc nhìn của giáo dục thì Hòa âm là một môn học thuộc hệ thống các
môn lý thuyết âm nhạc nhằm cung cấp cho người học những kiến thức về cách nối
tiếp chồng âm, hợp âm và điệu tính.
Theo từ điển tiếng Việt, ứng dụng có nghĩa là đem lý thuyết dùng vào thực
tiễn. Khái niệm ứng dụng cũng được hiểu là lợi ích trong thực tế do áp dụng kiến
thức, khoa học, công nghệ trong lao động, sáng tạo của một bộ môn khoa học, nghệ
thuật hay một ngành nghề cụ thể nào đó mang lại.
11


Như vậy, hiểu theo nghĩa rộng thì lý thuyết hòa âm có thể được vận dụng
trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: sáng tác, biểu diễn, nghiên cứu hay giảng
dạy…Còn hiểu theo nghĩa hẹp thì hòa âm ứng dụng là sự vận dụng lý thuyết hòa
âm để phối hòa âm cho một tác phẩm âm nhạc cụ thể. Khái niệm hòa âm ứng dụng
theo cách hiểu này cũng đã được sử dụng trong giáo trình cùng tên của tác giả
Hoàng Hoa (NXB ĐHSP) xuất bản năm 2007 hoặc trước đó, trong giáo trình hòa
âm của tác giả Hải Lễ (trường CĐSP Nhạc Họa Trung ương, 1993). Cả hai tài liệu
này đều có cấu trúc và nội dung tương tự, sau phần trình bày hòa âm cổ điển là phần
ứng dụng viết phần đệm và phối bè cho ca khúc.
Có thể nói, khi hòa âm tồn tại trong tác phẩm âm nhạc thì bản chất của nó là
đã là hòa âm ứng dụng, còn khi hòa âm tồn tại trong các sách giáo khoa dưới dạng
mô hình hoặc bài tập minh họa cho lý thuyết thì nó được gọi là hòa âm lý thuyết hay
hòa âm thực hành. Sự khác nhau giữa hòa âm ứng dụng với hòa âm lý thuyết chính
là sự hiện diện của nó trong một tác phẩm âm nhạc cụ thể.
Mặt khác, xét về mặt giá trị sư phạm, một tài liệu hòa âm ứng dụng có giá trị
ứng dụng đối với đối tượng này nhưng có thể sẽ không phù hợp với đối tượng khác.

11
Từ điển máy tính Lạc Việt


12

Điều này phụ thuộc vào nội dung và đối tượng sử dụng mà tài liệu muốn hướng tới.
Hay nói cách khác, để hòa âm ứng dụng có giá trị thực tiễn thì nó phải được biên
soạn hướng đến một đối tượng sử dụng cụ thể.
Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng khái niệm hòa âm ứng dụng trong
phạm vi hẹp với ý nghĩa là vận dụng lý thuyết hòa âm để đệm đàn, phối bè cho ca
khúc, viết sơ đồ hòa âm và phần đệm cho một giai điệu diễn tấu bởi giọng hát hoặc
nhạc cụ.

1.1.3. Tính cấp thiết
Hầu hết các cơ sở đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp ở nước ta hiện nay đều
trang bị cho người học kiến thức về hòa âm và kỹ năng về nhạc cụ (guitar và đàn
phím), nhưng sau khi ra trường, khi công việc thực tế đòi hỏi phải đệm đàn hoặc
viết sơ đồ hòa âm cho ca khúc (ở mức độ đơn giản) thì nhiều em vẫn chưa thực hiện
được. Một số em có kỹ năng nhạc cụ tốt nhưng chỉ có thể đệm đàn “căng bản” theo
cách nói vui của TS. Nguyễn Thị Mỹ Liêm, có nghĩa là chỉ đệm đàn được khi nhìn
vào văn bản ký âm mà không có kỹ năng đệm đàn ứng tấu.
Nguyên nhân của thực trạng này thì có nhiều, nhưng chủ yếu là do các em
còn thụ động trong quá trình học tập và cũng có một phần không nhỏ là do chương
trình đào tạo còn nặng về các môn đại cương và các môn chuyên ngành chưa được
quan tâm đúng mức. Thời gian học các môn chuyên ngành không đảm bảo, tính ứng
dụng của các môn hòa âm và nhạc cụ ở một số trường hiện nay chưa thực sự gắn bó
với công việc mà thực tế xã hội đòi hỏi. Đa số các giáo trình hòa âm hiện nay vẫn
chỉ dạy hòa âm cổ điển theo phong cách hợp xướng 4 bè. Vấn đề phối hòa âm theo
phong cách nhạc nhẹ và phối hòa âm cho các ca khúc mang âm hưởng dân ca ít
được đề cập hoặc nếu có thì cũng chỉ mang tính khái quát, chưa chuyên sâu.
Khắc phục vấn đề này, Bộ Giáo dục – Đào tạo đã đưa vào chương trình
khung cao đẳng sư phạm âm nhạc môn Hòa âm ứng dụng. Tuy nhiên, ngoài giáo
trình này thì bậc học trung cấp và đại học ngành sư phạm âm nhạc cũng như các
ngành khác vẫn chưa có giáo trình riêng.


13

Qua khảo sát chương trình khung môn hòa âm, hòa âm ứng dụng của Bộ và
một số cơ sở đào tạo âm nhạc ở nước ta hiện nay, chúng tôi nhận thấy mục tiêu, nội
dung và thời gian đào tạo cũng như tính liên thông giữa các bậc học, ngành học còn
một số điểm chưa hợp lý. Cụ thể:
Ở bậc học cao đẳng sư phạm âm nhạc, môn Hòa âm ứng dụng và phối bè có

6 đvht chia thành 2 học phần. Trong đó: học phần I có 4 đvht, mục tiêu “cung cấp
cho sinh viên những kiến thức cơ bản ban đầu về âm nhạc nhiều bè để có thể học
tốt các nội dung: Hình thức, Thể loại, Đọc nhạc nhiều bè, Nhạc cụ”. Học phần II có
2 đvht, mục tiêu “cung cấp cho sinh viên những ứng dụng biết phối bè cho ca khúc,
hợp xướng đơn giản và đặt hợp âm cho phần đệm”.


Ở bậc học đại học sư phạm âm nhạc, môn Hòa âm có 7 đvht, chia thành 3
học phần, trong đó: Học phần I có 3 đvht, mục tiêu giới thiệu từ những khái niệm
ban đầu về hợp âm đến nối tiếp thể đảo. Học phần II có 2 đvht, mục tiêu tiếp theo
cho đến hết Nối tiếp các Hợp âm. Học phần III có 2 đvht, mục tiêu giới thiệu Ly
điệu và Chuyển điệu cấp I.
12

Chúng ta thấy, thời gian môn hòa âm bậc cao đẳng ít hơn bậc đại học nhưng
lại có thêm phần hòa âm ứng dụng, trong khi đó chương trình đại học có thời gian
nhiều hơn lại không có phần hòa âm ứng dụng. Như vậy, nếu sinh viên đại học chưa
học qua cao đẳng sẽ không được học học phần ứng dụng này, còn sinh viên cao
đẳng học lên đại học thì chương trình này lại không có tính liên thông bởi vì họ vẫn
phải học lại những kiến thức đã học.
Chương trình hòa âm cho bậc đại học chuyên ngành sư phạm âm nhạc này
cũng ngang bằng với chương trình đào tạo cho bậc học trung cấp chuyên nghiệp
(trong đó có ngành thanh nhạc) từ năm 2007. Như vậy, nếu sinh viên đã học trung
cấp âm nhạc chuyên nghiệp nay học lên đại học sư phạm nhạc thì chương trình này
cũng không có tính liên thông.
Điểm bất cập khác là hầu hết các cơ sở đào tạo giáo viên âm nhạc bậc trung

12
Nội dung chi tiết các chương trình khung này được in trong phần phụ lục của luận văn.

×