Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giáo án VI TÍNH DUY PHƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.2 KB, 4 trang )

BẢN THUYẾT MINH THIẾT BỊ DẠY
HỌC TỰ LÀM DỰ THI
NĂM HỌC: 2010 – 2011
Tên thiết bị dạy học tự làm: Tập đọc nhạc
Môn: Âm nhạc
Tác giả: Nguyễn Văn Nê, Trường tiểu học “B” Quốc Thái
I/ Tính mục đích của thiết bị dạy học tự làm:
 Người giáo viên dạy nhạc trong trường tiểu học phải có trách nhiệm giúp học sinh tiếp
thu nghệ thuật âm nhạc nhanh và trọn vẹn.
 Qua quá trình dạy học các tiết nhạc trong đó có tập đọc nhạc ở lớp 4, 5. Thiết bị dạy
học tại thư viện trường chưa đủ để phục vụ tiết dạy tập đọc nhạc. Vì vậy khi dạy đến tiết
có tập đọc nhạc thì giáo viên phải tốn rất nhiều thời gian chuẩn bị ở nhà cũng như trên
lớp cho mỗi tiết dạy. Làm sao giải quyết vấn đề tồn tại này ? Làm sao lên lớp giáo viên
không tốn nhiều thời gian cho việc này?
 Tôi suy nghĩ và thiết kế thiết bị dạy học có tên: Tập đọc nhạc.
 Thiết bị dạy học tập đọc nhạc này được làm bằng chất liệu giấy thùng tivi, giấy
Ao,ống nhựa có độ bền cao sử dụng được lâu dài.
II/ Tính khoa học:
1/ Thực trạng ban đầu của vấn đề:
 Dạy đến tập đọc nhạc ở thư viện trường không đủ đồ dùng dạy học phục cho tiết dạy
tập đọc nhạc: Cụ thể phần Luyện tập cao độ và phần Luyện tập tiết tấu.
2/ Biện pháp và quá trình tổ chức tiến hành:
 Thiết bị dạy học tập đọc nhạc dùng để dạy những tiết tập đọc nhạc lớp 4, 5 và dạy
nhạc lí cơ bản cho học sinh từ lớp 3 đến 5.
Tiến hành dạy học trên thiết bị mới: Dạy tập đọc nhạc phải theo quy trình.
+ Giới thiệu bài
+ Luyện tập cao độ
+ Luyện tập tiết tấu
+ Luyện tập đọc nhạc
+ Đọc nhạc ghép lời ca
Trong năm bước này trong đó có Luyện tập cao độ và Luyện tập tiết tấu phải sử dụng


thiết bị dạy học.


+ Luyện tập cao độ:
Ví dụ: Bài tập đọc nhạc số 1 Son la son trang 10 tiết 6 (Lớp 4)
 Luyện tập cao độ có: đô, rê, mi, son, la

=&===r========s===
=====t=========v=
========w======.
Giáo viên thao tác trên thiết bị dạy học: Dùng tay kéo dây gân trên phần Luyện tập cao
độ. Đầu tiên kéo nốt Đồ, kéo nốt Rê, nốt Mi, nốt Son, nốt La được phần luyện tập cao độ
thang âm 5 là đồ, rê, mi, son, la.
+ Luyện tập tiết tấu có: nhịp

@

nốt móc đen, trắng

Ví dụ: Bài tập đọc nhạc số 1 Son la son trang 10 tiết 6 (Lớp 4)

@ q q ‘ h ‘ q q ‘ h ‘’
Giáo viên thao tác trên thiết bị dạy học: Dùng tay xoay tròn ống nhựa để lựa chọn tiết tấu
phù hợp đã có trên băng giấy.
3/ Kết quả đạt được:
 Thật sự khi dạy tập đọc nhạc được thao tác trên thiết bị dạy học này tiên lợi, nhanh
hiệu quả giúp cho giáo viên ít tốn thời gian trên lớp cũng như ở nhà. Vừa thẩm mĩ, rõ ràng
vừa sinh động giúp cho học sinh dễ học tạo sự hứng thú học tập cho học sinh.
 Được đơn vị trường đánh giá cao. Có thể áp dụng rộng rãi.
4/ Tồn tại trong quá trình tổ chức:

 Cơ sở lý luận: Dạy nhạc hay bất kỳ phân môn nào cũng vậy đều phải có đồ dùng dạy
học để đảm bảo đủ phục cho tiết dạy. Có đủ đồ dùng dạy học phù hợp giúp cho học sinh tư
duy tiếp thu bài một cách tích cực hơn và có đồ dùng dạy học trong từng tiết dạy cụ thể
mới đáp ứng yêu cầu ngành đề ra.
 Cơ sở thực tiễn: Qua thời gian trực tiếp giản dạy bộ môn âm nhạc thấy thiết bị dạy
học trường học chưa đáp ứng đủ cho tiết dạy tập đọc nhạc, việc học tập của các em học
sinh đòi hỏi phải có đồ dùng dạy học từ đó giáo viên mới giúp cho học sinh lĩnh hội tốt


kiến thức trong một tiết dạy. Từ thực tiễn trên tôi thiết kế thiết bị dạy học tập đọc nhạc đủ
để đáp ứng yêu cầu phân môn.
III/ Tính thực tiễn:
1/ Tác dụng:
 Thiết bị dạy học này tôi thiết kế và được áp dụng từ năm 2007-2008; 2008-2009;
2009-2010; 2010-2011. Đối với học sinh thì tạo được trực quan sinh động và các em tiếp
thu bài hiệu quả cao. Bản thân tôi thì rất thuận tiện trong quá trình dạy học tập đọc nhạc
cũng như ở đơn vị.
2/ Phạm vi tác dụng:
 Với yêu cầu cấp bách là giúp cho các em học sinh, như giáo viên thực hiện tốt tập đọc
nhạc, chủ yếu là Luyện tập cao độ và Luyện tập tiết tấu trong quá trình dạy tập đọc nhạc.
Làm sao cho việc dạy và học của thầy và trò phù hợp, nâng cao hiệu quả học tập của các
em để học sinh trường tiểu học “B” Quốc Thái học tốt bài tập đọc nhạc.
3/ Bài học kinh nghiệm:
 Con đường tiếp nhận kiến thức mới của học sinh từ nhiều hình thức, mà người giáo
viên phải có trình độ chuyên môn nhất định, phải nắm vững phương pháp, phải sáng tạo
tìm tòi tìm ra cách thức để tạo hiệu ứng thuận lợi, tích cực phù hợp từng đối tượng học
sinh trong quá trình tiếp thu kiến thức mới.
IV/ Kết luận chung:
 Môn âm nhạc chiếm vị trí quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ. Chương trình học
âm nhạc của học sinh vừa học hát, vừa phát triển khả năng nghe nhạc và những kí hiệu ghi

chép nhạc, tập đọc nhạc.
 Để học tốt tập đọc nhạc, học sinh phải có một trình độ âm nhạc nhất định và cũng là
nền tảng để học những lớp kế tiếp.
 Học sinh học tốt tập đọc nhạc các em hát tự tin hơn.
 Tập đọc nhạc giới thiệu cho học sinh nhiều bản nhạc hay, phát triển khả năng nghe
nhạc, còn phát hiện ra năng khiếu âm nhạc.
 Âm nhạc giúp học sinh phát triển thị hiếu thẩm mĩ, nghệ thuật tạo đà phát triển toàn
diện nhân cách cho học sinh.
 Âm nhạc ở trường tiểu học trong quá trình đổi mới ngày nay vô cùng cần thiết. Tất cả
giáo viên đứng lớp, giáo viên chuyên, cần hiểu rõ để môn âm nhạc ngày càng phát huy tác
dụng góp phần vào sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ cho tương lai.
V. Ý kiến của HĐ chấm chọn của PGD

Quốc Thái, ngày ….. tháng…..năm 2011


……………………………………….. ……

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

………………………………………. …….

(ký tên và đóng dấu)

……………………………………………...
……………………………………………...




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×