Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

Đề tài thảo luận Giao tiếp phi ngôn từ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.68 KB, 39 trang )

Lời mở đầu
Ngôn ngữ dung để biểu lộ suy nghĩ , ý định hoặc trạng thái của mỗi người và còn
có thể dùng để đánh lạc hướng người khác . Theo nghiên cứu của các nhà khoa học
thì trong quá trình giao tiếp lời nói bao gồm ba yếu tố : ngôn ngữ, phi ngôn từ và
giọng điệu . Ngôn ngữ lạ thay chỉ chiếm phần nhỏ nhất là 7% trong việc tác động
đến người nghe , giọng điệu chiếm tới 38% và yếu tố phi ngôn ngữ lại trở nên rất
quan trọng vì sở hữu tới 55%. Chính vì giao tiếp phi ngôn từ có vai trò vô cùng to
lớn đến hiệu quả giao tiếp trong đời sống của chúng ta như vậy nên hôm nay nhóm
5 xin trình bày về đề tài giao tiếp phi ngôn từ với mong muốn có thể giúp mọi
người tăng hiệu quả trong giao tiếp hơn nữa.


Mục Lục
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1.Tính cấp thiết của đề tài
1.2.Lịch sử nghiên cứu đề tài
1.3.Các mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
1.4 Phương pháp nghiên cứu
1.5.Ý nghĩa nghiên cứu
CHƯƠNG II: MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ GIAO TIẾP PHI NGÔN TỪ
A. GIAO TIẾP
2.1 . Khái niệm
2.2. Chức năng của giao tiếp
2.3. Phân loại giao tiếp
B. MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HÓA VÀ NGÔN NGỮ
2.4. Đưa ra mối quan hệ
2.5. Sốc văn hóa
CHƯƠNG III. GIAO TIẾP PHI NGÔN TỪ
3.1. Khái niệm giao tiếp phi ngôn từ
3.2. Tầm quan trọng của giao tiếp phi ngôn từ ( lợi ích và bất lợi của giao tiếp phi
ngôn từ )


3.3 Phân loại giao tiếp phi ngôn từ
3.3.1. Tư thế
3.3.2. Trang phục
3.3.3. Cử chỉ điệu bộ ( body language )
3.3.4. Giao tiếp bằng mắt
3.3.5. Biểu hiện khuôn mặt ( facial expression )
3.3.6. Khoảng cách đối thoại (conversational distance )
3.3.7. Biểu tượng ( đèn giao thông , biển báo …)
3.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến giao tiếp phi ngôn từ
3.4.1. Di truyền
3.4.2. Mục đích giao tiếp
3.4.3. Không gian giao tiếp
3.4.4. Mối quan hệ giữa các đối tượng giao tiếp
3.5. So sánh giữa giao tiếp ngôn từ và giao tiếp phi ngôn từ
3.6. Sự khác biệt giữa phương thức giao tiếp phi ngôn từ ở Việt Nam và những


nước nói tiếng Anh.
CHƯƠNG IV: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
4.1. Những lưu ý khi sử dụng giao tiếp phi ngôn từ
4.2. Đề xuất giải pháp


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Xã hội loài người càng phát triển thì ngôn ngữ âm thanh càng phát triển và nó thực
đã là thành tựu vô giá của con người . Tuy vậy việc giao tiếp phi ngôn từ vẫn
không bị tước đoạt giá trị giao tiếp vốn có của nó. Giao tiếp phi ngôn từ được coi
là phương tiện giao tiếp thuận tiện nhất , tiết kiệm và hiệu quả nhất sau ngôn ngữ
âm thanh . Nói cách khác giao tiếp phi ngôn từ là phương tiện không thể thiếu để

bù đắp cho sự thiếu hụt khi chúng ta giao tiếp ngôn từ
Nguyễn văn Lê cho rằng “Trong giao tiếp , kênh lời nói và chữ viết là kênh ngôn
ngữ còn các kênh nét mặt ,tư thế , cử chỉ , trang phục , cự li …là thành phần của
sự giao tiếp phi ngôn từ . Thật vậy giao tiếp phi ngôn ngữ bao gồm các dấu hiệu cơ
bản bên trên .Những kênh này “không nói bằng lời “cụ thể nhưng lại hàm chứa
những thôn tin rất chuẩn xác, chânthật … giúp chúng ta nhận diện và hiểu được
những thông điệp tính cách và tình cảm của người đối diện một cách trọn vẹn hơn.
Albert Maerabian nhận định: “ trao đổi thông tin qua phương tiện bằng lời là 7%,
qua các phương tiện âm thanh ( gồm giọng điệu giọng nói , ngữ điệu và âm thanh )
là 38%còn qua các phương tiện không bằng lời là 55%”
Cùng quan điểm trên giáo sư Berdwissel nhấn mạnh:” Giao tiếp chỉ bằng lời trong
trò chuyện chỉ chiếm chưa đến 35%còn hơn 65% thông tin được trao đổi nhờ giao
tiếp không lời “.Thực vậy con người chỉ có thể thành công nếu biết kết hợp khéo
léo giữa giao tiếp ngôn từ và phi ngôn từ để đạt được hiệu quả nhất định trong giao
tiếp . Nhưng trong thức tế con người lại có khuynh hướng coi nhẹ việc sử dụng
giao tiếp phi từ ,từ đó dẫn đến hiệu quả giao tiếp kém hoặc thậm chí dẫn tới xung
đột . Chính vì vậy giao tiếp phi ngôn từ thật sự quan trọng trong cuộc sống của mỗi
con người nên nhóm đã quyết định chọn gioa tiếp phi ngôn từ làm đề tài nghiên
cứu
1.2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Khoa học bắt đầu nghiên cứu giao tiếp và hành vi phi ngôn ngữ từ năm 1872 với
việc Charles Darwin cho xuất bản cuốn sách mang tên “Sự thể hiện của cảm xúc ở
con người và động vật” (The Expression of the Emotions in Man and
Animals). Trong cuốn sách này, Darwin cho rằng động vật có vú, bao gồm cả con


người và động vật, thể hiện cảm xúc thông qua biểu hiện khuôn mặt. Ông đặt ra
những câu hỏi như là: “Tại sao chúng ta có những nét mặt thể hiện cảm xúc giống
như chúng?” và “Tại sao chúng ta chun mũi khi cảm thấy chán ghét và nhe răng
khi chúng ta tức giận?”. Darwin cho rằng những nét mặt này là những thói quen từ

xa xưa, từ sớm đã là những hành vi mang những chức năng đặc trưng và trực tiếp
trong lịch sử tiến hóa của chúng ta.
Mặc dù giao tiếp phi ngôn ngữ đã được biết đến từ những năm 1800, nhưng sự
xuất hiện của thuyết tương đối hành vi vào năm 1920 khiến những nghiên cứu
chuyên sâu về giao tiếp phi ngôn ngữ bị chững lại
Nghiên cứu về giao tiếp phi ngôn ngữ trở nên bùng nổ vào giữa những năm 1960
với một lượng lớn nhà nghiên cứu và các nhà tâm lý học. Điển hình
như Argyle và Dean, họ đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa giao tiếp bằng mắt và
khoảng cách khi đối thoại
Tác giả Marr khẳng định giao tiếp phi ngôn từ chỉ tồn tại cách đây từ một triệu đến
triệu rưỡi năm còn giao tiếp âm thanh thì có cách đây năm vạn đến năm mươi vạn
năm . theo ông giao tiếp phi ngôn từ có thể biểu hiện tư tưởng, khái niệm hình
tượng hóa hoặc có thể dung làm giao tiếp giữa các thành viên
Còn Phi tuyết Hinh cho rằng “ trước khi ngôn ngữ âm thanh bắt đầu hình thành
khoảng ( 5000 đến 4000 năm trước công nguyên ) tì cử chỉ điệu bộ chính là ngôn
ngữ cổ xưa nhất của loài người “. ở Mê-hi-cô người ta đã tìm thấy những bức tranh
tường , những đồ gốm trên đó có hình dung được cách đây hàng ngàn năm những
người Indian Maia “ nói với nhau bằng điệu bộ “ví dụ ngón trỏ của tay phải chỉ ra
phía trước hỏi mấy?” hay bàn tay traí chỉ vào tai để bảo “hãy cẩn thận “ hoặc hãy
“chú ý “
Ngoài ra trong dân gian có kể lại rằng : tu sĩ người Pháp là Charles Michel de
I’Epee trong một lần chú mưa tại một ngôi nhà có hai chị em sinh đôivừa câm vừa
điếc . Ông thấy bằng những cử chỉ hai chị em trao đổi với nhau rất chính xác
những điều mà họ diễn tả điều này đã gây ấn tượng mạnh tới tu sĩ . Từ đó ông mày
mò sáng tạo ra thứ ngôn ngữ cử chỉ dung bàn tay và ngón tay cho những người
câm điếc như hiện nay
* Những nghiên cứu tiêu biểu


Những nghiên cứu ở nước ngoài

Vấn đề giao tiếp phi ngôn từ đã sớm thu hút được sự chú ý các nhà nghiên cứu nổi
tiếng ở nước ngoài như : Fast Julius (1971)với công trình Body language, Harry
Collis (2000), Pease Allan (1981)với công trình “Cuốn sách hoàn hảo về ngôn ngữ
cơ thể “hay Roger E. Axtell với “Gesture – the Do’s and taboos of body language
around the world “.
Những nghiên cứu trong nước
Ở Việt nam bắt đầu từ những năm 90 của thế kỉ trước vấn đề nghiên cứu ngôn ngữ
cử chỉ mới bắt đầu và cụ thể là :
Trần Tuấn Lộ đã xuất bản cuốn giáo trình :” tâm lý học giao tiếp “trong tài liệu này
tác giả có trình bày khái lược về “ ngôn ngữ, cử chỉ , cử động và hành động trong
giao tiếp “
Nguyễn Văn Lê với tài liệu “Giao tiếp nhân sự -giao tiếp phi ngôn ngữ “ . trong tài
liệu này ông phân loại giao tiếp phi ngôn ngữ thì bao gồm ; nét mặt tư thế cử chỉ ,
khoảng cách …
Nguyễn Đức Dân với công trình ‘ kí hiệu học – một vấn đề cơ bản “. Tác giả đề
cao sức mạnh của ngôn ngữ cử chỉ - thứ ngôn ngữ giao tiếp không lời nói chung ,
phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến cử chỉ và xác định những ngôn ngữ cử chỉ
khác nhau
Nguyễn Quang trong cuốn sách “Giao tiếp khi ngôn từ qua các nền văn hóa “. Đã
phân tích khá chi tiết giao tiếp phi ngôn từ qua ngôn ngữ và ngoại ngôn ngữ
Ngoài ra còn có rất nhiều bài viết trên Web hay tạp chí nghiên cứu những khía
cạnh khác nhau của giao tiếp phi ngôn từ như:Lời chào với cái bắt tay với nụ cười
“_ Hoàng Tuệ hay “ ngôn ngữ cử chỉ trong dạy học ngoại ngữ “-Nguyên Quý Mão
,” cử chỉ trong giao tiếp “ – Nguyễn Quang
Nhìn chung các công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài là những người
đặt nền móng cho ngôn ngữ cử chỉ nói chung với nhiều nội dung và dẫn chứng
sinh động chưa cung cấp một cách hệ thống những quan điểm lí luận , Cùng với đề
tài này các tác giả Việt Nam đã kế thừa và phát huy những giá trị cốt lõi những
thành tựu đã có và tiếp tục xây dựng phát triển thêm . Vì vậy trên cơ sở kế thừa và



phát triển những thành tựu đã được nghiên cứu nhóm xin đi nghiên cứu sâu hơn
những vấn đề của giao tiếp phi ngôn từ gắn liền với giao tiếp hàng ngày của người
Việt
1.3. Các mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
Khi chọn đề tài này nhóm mong muốn đạt được ba mục tiêu sau :
Thứ nhất nghiên cứu và phân tích rõ sự phối hợp của giao tiếp ngôn từ và giao tiếp
phi ngôn từ trong giao tiếp cuộc sống hàng ngày
Thứ hai, giúp người đọc hiểu được những phân loại cụ thể của giao tiếp phi ngôn
từ và công dụng của nó trong giao tiếp hàng ngày
Thứ ba , từ những vấn đề trên đưa ra những giải pháp cho những hạn chế khi giao
tiếp phi ngôn từ
Do điều kiện có hạn nên Nhóm chỉ tập chung vào những vấn đề cơ bản của việc
giao tiếp phi ngôn từ ở người bình thường và không nghiên cứu đối với những
người khuyết tật và đi sâu vào phần trọng tâm của những phân loại giao tiếp phi
ngôn từ để đem lại ứng dụng giao tiếp hiệu quả cho mọi người trong thực tiễn
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp hệ thống: người đọc đọc tài liệu, các bài viết có liên quan trực tiếp
đến đề tài nghiên cứu. Trên cơ sở nghiên cứu của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ cử
chỉ rút ra những luận điểm luận cứ cần làm sáng tỏ cho đề tài của mình.
Phương pháp đối chiếu: Phương pháp được sử dụng để tìm ra những nét tương
đồng và dị biệt trong các hình thức và ý nghĩa biểu hiện cuả các ngôn ngữ cử chỉ
mang tính văn hóa, nghề nghiệp …Ngoài ra còn sử dụng thêm các phương pháp
điều tra , phân tích , khảo sát để làm sáng tỏ đề tài
1.5. Ý nghĩa nghiên cứu
Về lý luận: Đề tài vận dụng những nghiên cứu trước để giải thích về mặt kí hiệu
của cử chỉ trong giao tiếp phi ngôn từ.
Về mặt thực tiễn: kết quả nghiên cứu đề tài của nhóm hy vọng sẽ là tài liệu tham
khảo của những người quan tâm với đề tài này. Hơn nữa có thể giúp mọi người kết



hợp nhuần nhuyễn giao tiếp phi ngôn từ với giao tiếp ngôn từ để có thể tăng được
hiệu quả trong giao tiếp
CHƯƠNG II: MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ GIAO TIẾP PHI NGÔN TỪ
I. GIAO TIẾP
2.1. Khái niệm
Giao tiếp là sự truyền đạt điều muốn nói từ người này sang người khác để đối
tượng có thể hiểu những thông điệp được truyền đi
Chẳng hạn, trong nhóm làm việc có một chuyên gia chuyên gia này chỉ nói tiếng
Anh và các thành viên khác trong nhóm là người Việt và không ai biết tiếng Anh ,
Vì vậy họ không thể hiểu những gì mà chuyên gia nói. Trong trường hợp này chưa
có sự giao tiếp . Quá trình giao tiếp chỉ xảy ra khi những người lao động Việt Nam
trong nhóm hiểu được những gì mà chuyên gia muốn thông báo, giải thích hay
truyền đạt.
Như vậy, có ba điểm cần lưu ý trong khái niệm về giao tiếp
Thứ nhất đó là sự trao đổi thông tin hai chiều giữa các đối tượng giao tiếp với nhau
Thứ hai có ít nhất hai đối tượng tham gia vào quá trình giao tiếp
Thứ ba thông tin phải được hai bên hiểu rõ
2.2. Chức năng của giao tiếp
Giao tiếp trong một nhóm hay một tổ chức có 4 chức năng cơ bản sau đây: kiểm
soát, tạo động lực, bày tỏ cảm xúc và thu nhận thông tin.
Giao tiếp có thể thực hiện chức năng kiểm soát hành động của các thành viên theo
một số cách nhất định. Chẳng hạn các nhà lãnh đạo có thẩm quyền có thể đưa ra
một số yêu cầu mà các nhân viên dưới quyền phải tuân thủ hoặc khi người quản lý
giao nhiệm vụ cho nhân viên dưới quyền .Khi đó giao tiếp giữ chức năng kiểm
soát.
Giao tiếp thúc đẩy động lực bằng cách giải thích rõ cho các nhân viên cách thức
tiến hành công việc, thông báo kết quả công việc của họ trong một thời điểm nhất
định, chỉ cho họ thấy họ cần phải làm gì để nâng cao hơn nữa hiệu quả công việc.



Đối với nhiều nhân viên nhóm làm việc là môi trường chính để họ quan hệ. Quá
trình giao tiếp diễn ra trong nhóm là môi trường chủ yếu để các thành viên bày tỏ
sự thất vọng, cảm giác mãn nguyện . Vì vậy, giao tiếp cho phép các thành viên bày
tỏ cảm xúc và đáp ứng các nhu cầu xã hội.
Chức năng cuối cùng của giao tiếp là cung cấp thông tin mà các cá nhân và các
nhóm cần để đưa ra quyết định
Trong 4 chức năng này không có chức năng nào được xem quan trọng hơn các
chức năng khác. Để cho các nhóm hoạt động hiệu quả các nhà quản lý cần duy trì
một hình thức kiểm soát đối với các thành viên khuyến khích các thành viên hoạt
động, tạo điều kiện để họ có thể bày tỏ cảm xúc và lựa chọn. Có thể khẳng định
rằng mọi quá trình giao tiếp xảy ra trong một nhóm hay một tổ chức đều là sự kết
hợp của một hay nhiều chức năng trên.
2.3. Phân loại giao tiếp
Con người có rất nhiều cơ hội giao tiếp với những người khác. Giao tiếp có thể
phân biệt thành nhiều loại khác nhau:
Giao tiếp nội tâm: Khi con người trò truyện với chính bản thân họ, quá trình giao
tiếp này diễn ra trong bộ não. Nó bao gồm những suy nghĩ, ký ức, và nhận thức
trong suốt quà trình giao tiếp. Hầu hết hành vi phản ứng đối với các cấp độ giao
tiếp chủ yếu đều bắt nguồn từ giao tiếp nội tâm. Giao tiếp nội tâm bao gồm: Giác
quan – Ví dụ: các mô hình diễn giải, văn bản, ký hiệu, biểu tượng; Giao tiếp không
bằng lời nói – Ví dụ: các động tác, giao tiếp bằng mắt; Giao tiếp giữa các bộ phận
trên cơ thể – Ví dụ: “Bao tử của tôi nói với tôi là đã đến giờ ăn trưa rồi” Mơ mộng
Giấc mơ ban đêm Những hình thức khác
Giao tiếp ứng xử: Giao tiếp ứng xử được hiểu là việc giao tiếp giữa hai cá nhân
riêng biệt. Hình thức giao tiếp này diễn ra khi hai con người giao tiếp với nhau
hoặc giao tiếp theo nhóm.
Giao tiếp theo nhóm nhỏ: Giao tiếp theo nhóm nhỏ là một quá trình tác động qua
lại diễn ra theo nhóm ba người hoặc nhiều hơn để đưa ra được những mục tiêu
chung bao gồm giao tiếp trực diện và các loại giao tiếp qua trung gian



Giao tiếp tập trung: Quá trình giao tiếp tập trung diễn ra khi một nhóm người nhỏ
gửi thông điệp cho một bộ phận tiếp nhận lớn thông qua một phương tiện truyền
thông cụ thể. Quá trình này biểu hiện sự hình thành và truyền bá một thông điệp
đến một bộ phận tiếp nhận lớn thông qua phương tiện truyền thông
Giao tiếp phi ngôn ngữ: Trong giao tiếp phi ngôn ngữ, con người truyền những
thông điệp cho nhau không sử dụng ngôn ngữ. Họ giao tiếp thông qua những biểu
hiện trên gương mặt, vị trí đầu, tay và cử động tay, cử động của cơ thể, vị trí của
chân và bàn chân. Con người cũng có thể dùng “khoảng cách” để diễn đạt một
thông điệp. Bằng cách để ý đến giao tiếp phi ngôn ngữ, một người có thể hiểu được
những thông điệp từ người khác và chuyển thông điệp đến người khác
B. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa
2.4. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa
Một ngôn ngữ nhất định tồn tại luôn có mối quan hệ chặt chẽ với ngôn cảnh văn
hóa - xã hội . Nếu người tham gia giao tiếp không chú ý tới yếu tố văn hóa trong
ngôn ngữ rất khó để giao tiếp thành công ngôn ngữ đó . Chính vì lí do này bên
cạnh khả năng ngôn ngữ người học ngoại ngữ phải hiểu ngôn ngữ đó được sử dụng
thế nào trong các bối cảnh văn hóa - xã hội cụ thể. Để hiểu rõ mối quan hệ giữa
ngôn ngữ và văn hóa, chúng ta cần tìm hiểu thế nào là ngôn ngữ và văn hóa.
Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa được xác định một cách cụ thể là “vô cùng
chặt chẽ, tới mức mà ta không thể hiểu và đánh giá đúng được cái này nếu không
có kiến thức về cái kia” (Sapir, 1991). Theo Brown (1996), ngôn ngữ là một phần
của văn hóa và văn hóa là một phần của ngôn ngữ, cả hai đan xen nhau để cái nọ
không tách khỏi cái kia mà không mất đi ý nghĩa của ngôn ngữ hay văn hóa.
Theo quan điểm của Wenying (1989), ngôn ngữ và văn hóa được chuyển tải thông
qua các ẩn dụ sau:
- Từ quan điểm triết học
Ngôn ngữ
Thịt


+

Văn hóa
Máu

=> Cơ thể sống


Ngôn ngữ và văn hóa tạo thành cơ thể sống: ngôn ngữ là thịt và văn hóa là máu.
Không có văn hóa, ngôn ngữ sẽ chết, không có ngôn ngữ, văn hóa sẽ không được
hình thành
-Từ quan điểm giao tiếp:
Ngôn ngữ

+

Kĩ năng bơi

Văn hóa

=> Bơi (giao tiếp)

Nước

Giao tiếp là bơi ngôn ngữ là kĩ năng bơi và văn hóa là nước. Không có giao tiếp
ngôn ngữ thì vẫn tồn tại một lượng nước nhỏ; không có văn hóa, sẽ không có giao
tiếp .
- Từ quan điểm ngữ dụng
Ngôn ngữ

Phương tiện

+

Văn hóa

=> Giao thông ( giao tiếp)

Đèn giao thông

Giao tiếp giống như giao thông: ngôn ngữ là phương tiện và văn hóa là đèn giao
thông. Ngôn ngữ làm cho văn hóa dễ dàng hơn và nhanh hơn; văn hóa đôi khi thúc
đẩy và đôi khi cản trở giao tiếp
Như vậy, nếu người tham gia giao tiếp không có kiến thức về văn hóa trong một
ngôn ngữ nhất định họ sẽ không thể sắp xếp đúng các mẫu ngôn ngữ theo ngôn
cảnh tình huống chứ đừng nói đến việc ứng dụng chúng trong một ngôn cảnh phù
hợp
Nhận thấy, trong quá trình học ngoại ngữ học viên Việt Nam học tiếng Anh thường
diễn đạt quan điểm của họ từ tiếng mẹ đẻ sang ngôn ngữ đích mà không nhận biết
sự khác biệt về văn hóa. Ví dụ mẫu hội thoại sau cũng được cho là không phù hợp
với văn hóa của nước Anh:
English man: Your communication is so good! (Bạn giao tiếp rất tốt)
Vietnamese girl: Oh, no, I don’t think so. It is very bad. (Ồ, không, tôi không nghĩ
như vậy. Tôi giao tiếp tồi lắm)
English man: … (A big surprise)… (Người đàn ông Anh tỏ ra rất ngạc nhiên với
cách hồi đáp như vậy)


Ngôn ngữ và văn hóa là mối quan hệ có tính phản ánh văn hóa là nội dung và ngôn
ngữ là phương tiện để mô phỏng nội dung đó. Từ quan điểm trên, có thể nhận thấy

tầm quan trọng của kiến thức văn hóa trong giao tiếp là không thể phủ nhận
2.5 Hiện tượng sốc văn hóa
Khi bắt đầu sống ở môi trường hoàn toàn khác biệt về văn hóa nơi bạn được sinh ra
và lớn lên, bạn sẽ gặp phải rất nhiều thách thức về những khái niệm tưởng chừng
như là tất nhiên, những thói quen và thậm chí là cả niềm tin.Điều bạn cần làm là
ghi nhớ học hỏi và hòa nhập chứ đừng "hòa tan".
Shock văn hóa nảy sinh khi bạn cố gắng hòa nhập vào một môi trường văn hóa và
xã hội mới. Nhận thức rõ việc bạn có khả năng trải nghiệm một chương mới trong
cuộc sống của mình có thể giúp bạn làm quen với ngôi nhà mới dễ dàng hơn.
Những cảm giác bạn có thể trải qua là sự rụt rè, không an tâm và lo lắng. Mọi thứ
đều có thể trở nên lạ lẫm như hành vi, cách cư xử của mọi người xung quanh, thời
tiết vv…Thêm vào đó bạn có thể cảm thấy khá là stress nếu như kỹ năng ngoại ngữ
của mình không được trôi trảy
Không dễ dàng gì để hòa nhập với văn hóa mới cũng như cách sống mới. Nhưng
nếu bạn giữ được sự tự tin, đầu óc rộng mở và sẵn sàng tìm kiếm sự giúp đỡ, bạn
sẽ nhận thấy sống ở nước ngoài có thể là kinh nghiệm đáng quý nhất trong cuộc
đời.
CHƯƠNG III. Giao tiếp phi ngôn từ
3.1. Khái niệm giao tiếp phi ngôn từ
Giao tiếp phi ngôn từ là loại hình giao tiếp không sử dụng ngôn ngữ mà dùng những
phương thức khác để truyền đạt thông tin, thể hiện cảm xúc: trang phục, giọng nói,
nhịp điệu, ngữ điệu, cách đi đứng, cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, vẻ mặt, tư thế…
“Nonverbal communication is ‘silent’ communication including the use of gestures,
facial expression , eye contact and conversational distance “
(Nguyễn Quang – Intercultural communication)


Các nghiên cứu của các nhà xã hội học cho thấy, để giao tiếp hay thuyết trình thành
công ngoài yếu tố nội dung người chuyển thông điệp hay diễn giả cần quan tâm đến
việc thuyết phục người nghe bằng giọng nói, dáng điệu, cử chỉ, trang phục, mắt quan

sát hội trường...
Khi ta truyền tải một thông điệp thì hiệu quả của ngôn từ, giọng nói và hình ảnh
được thể hiện như sau: Tỷ lệ giữa ngôn từ và phi ngôn từ là 7/93 - tức là sức ảnh
hưởng của phi ngôn từ tới người nghe gấp 13,285 (93/7) lần nội dung.
3.2.Tầm quan trọng của giao tiếp phi ngôn từ
Giao tiếp phi ngôn ngữ chiếm tới 2/3 trong giao tiếp.Giao tiếp phi ngôn ngữ có thể
miêu tả một thông điệp với cả giọng điệu và ký hiệu cơ thể và cử chỉ chính xác.Ký
hiệu cơ thể bao gồm những đặc trưng vật lý, cử chỉ và ký hiệu có ý thức hay vô thức
cũng như sự giao thoa của không gian cá nhân.
Kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp bạn tự tin trong công việc cũng như cuộc sống.Ngôn
ngữ dùng để biểu lộ suy nghĩ, ý định hoặc trạng thái của mỗi người và cũng còn có
thể để che giấu, đánh lạc hướng người khác.Vì ngôn ngữ gắn liền với ý thức, nó
được sử dụng một cách có chủ định của ý thức
Giao tiếp phi ngôn từ giúp đem lại thành công trong cuộc sống vì gaio tiếp là nền
tảng của mọi cuộc giao dịch. Nếu bạn giao tiếp phi ngôn từ tốt cơ hội có được những
thứ trong cuộc sống của bạn càng cao
Theo nghiên cứu các nhà khoa học thì trong quá trình giao tiếp hàng ngày, lời nói
bao gồm ba yếu tố: ngôn ngữ, phi ngôn ngữ (hay còn gọi là ngôn ngữ của cơ thể) và
giọng điệu. Ngôn ngữ, lạ thay chỉ góp phần nhỏ nhất 7% trong việc tác động đến
người nghe, giọng điệu chiếm tới 38% và yếu tố phi ngôn ngữ lại trở nên quan trọng


nhất vì sở hữu được 55%. Vì vậy càng khẳng định vai trò quan trọng của giao tiếp
phi ngôn từ .
Kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp bạn tự tin trong công việc cũng như cuộc sống. Trong
xã hội hiện đại và nhất là trong môi trường kinh doanh quốc tế rất cần thiết cho mỗi
chúng ta trở nên tinh tế hơn có kỹ năng sống tự nhận thức và tự kiềm chế được ngôn
ngữ cơ thể cũng như tập cách quan sát ngôn ngữ này thông qua những hình ảnh xung
quanh để hiểu rõ đối tác mà ta đang giao tiếp.Ngôn ngữ của cơ thể phản ánh cảm
xúc thực sự bên trong nên hiểu được nó bạn có thể sử dụng chúng một cách có lợi

nhất khi gặp đối tác hoặc khi thuyết trình trước đám đông.
Giao tiếp phi ngôn ngữ đòi hỏi người sử dụng phải linh hoạt và thành thạo để đạt kết
qảu cao nhất trong giao tiếp. Có thể nói sự linh hoạt trong cách xử lí của mỗi người
là khác nhau dựa vào khả năng phân tích tình huống của mỗi người. Và trong mỗi
trường hợp khác nhau thì việc sử dụng giao tiếp phi ngôn từ làm sao phù hợp là rất
cần thiết.
3.3. Phân loại giao tiếp phi ngôn từ
3.3.1.Tư thế
Có rất nhiều kiểu định vị cơ thể khác nhau mô tả các tư thế nhất định, bao gồmthẳng
vai, ngẩng cao, dang rộng chân, hất hàm, đẩy vai về phía trước và khoanh tay .
Những tư thế hoặc dáng đứng thể hiện bởi những cá nhân truyền đạt một loạt các
thông tin cho dù nó tốt hay xấu.Tư thế có thể xác định mức độ tập trung hoặc liên
quan của người tham gia sự khác biệt trong trạng thái giữa những người tham gia
giao tiếpvà mức độ yêu mến của một người đối với những người tham gia giao tiếp
khác dựa trên “sự cởi mở” của cơ thể.Những nghiên cứu điều tra tác động của tư thế
trên mối quan hệ giữa các cá nhân cho thấy hình ảnh phản chiếu các tư thế tương
đồng khi mà bên trái của người này tương đương với bên phải của người khác dẫn


đến nhận thức tốt của người tham gia giao tiếp và những lời nói tích cực một người
đổ người về phía trước hoặc là về phía sau cũng tượng trưng cho tâm lý tích cực
trong khi giao tiếp
Tư thế cũng có thể có tính liên kết với tình huống đó là khi một người thay đổi tư thế
của họ phụ thuộc việc họ ở trong tình huống nào
3.3.2. Trang phục
Trang phục là một trong những dạng phổ biến nhất của giao tiếp phi ngôn ngữ.
Nghiên cứu về trang phục và phụ kiện như một phương thức của giao tiếp phi ngôn
ngữ được biết đến như nghệ thuật thời tranghay phụ kiện.Các kiểu trang phục mà
mỗi cá nhân mặc sẽ truyền tải những tín hiệu phi ngôn ngữ về cá tính xuất thân và
tình trạng tài chính của cô ấy hoặc anh ấy và cách mà những người khác phản ứng

với họ.Trang phục của một cá nhân có thể chứng tỏ văn hóa, tâm trạng, mức độ tự
tin, sở thích, tuổi tác, quyền lực và tôn giáohệ giá trị của họ. Ví dụ đàn ông Do Thái
thường mặc yamakas để thể hiện niềm tin tôn giáo của họ trong giao tiếp.Tương tự
trang phục có thể truyền tải tính dân tộc của một hay một nhóm người ví dụ như đàn
ông Scotland thường mặc kilts để tôn vinh văn hóa của họ.
Bên cạnh việc truyền tải tôn giá và tính dân tộc của một người, trang phục có thể sử
dụng như một tín hiệu phi ngôn ngữ để thu hút những người khác. Đàn ông và phụ
nữ có thể trưng diện bản thân với phụ kiện và thời trang cao cấp để thu hút đối tượng
mà họ chú ý tới. Trong trường hợp này, trang phục được sử dụng như một dạng tự
thể hiện khi mà một người có thể phô trương sức mạnh, sự giàu có, sức hấp dẫn giới
tính hoặc sự sáng tạo của mình.
Cách mà một người trưng diện nói lên rất nhiều điều về cá tính của người đó.Trên
thực tế một nghiên cứu đã được thực hiện tại Đại học Bắc Carolina đã so sánh cách
mà nữ giới chưa tốt nghiệp chọn trang phục với kiểu cá tính của họ. Nghiên cứu này


cho thấy nữ giới chọn trang phục “đầu tiên là vì sự thoải mái và có tính thực dụng,
trông tự tin và có tính điều chỉnh xã hội cao” (theo "Tạp chí Sarasota" số 38) Những
phụ nữ không thích xuất hiện ở nơi đông đúc thường có quan điểm và tín ngưỡng
bảo thủ và truyền thống hơn. Trang phục mặc dù là phi ngôn ngữ nhưng lại nói lên
cá tính của bạn.Cách mà một người chọn trang phục thường bắt nguồn từ những
động cơ sâu bên trong như là cảm xúc, kinh nghiệm và văn hóa. Trang phục thể hiện
bạn là ai hoặc hơn thế bạn muốn trở thành ai vào ngày đó. Nó cho thấy những người
mà bạn muốn liên kết với họ và nơi nào là phù hợp với bạn. Trang phục có thể khởi
đầu một mối quan hệ, vì bạn đang gợi ý cho những người khác về bạn giống như thế
nào (theo "Tạp chí Sarasota" số 38)
3.3.3. Cử chỉ điệu bộ (body language )
Trong giao tiếp, ngoài việc để ý đến các cử chỉ điệu bộ và thông điệp của người đối
diện bạn còn phải biết cách đọc được những cử chỉ của người ấy và ý nghĩa của
chúng.Khi có được kinh nghiệm đó, bạn sẽ nhận biết người đối diện, nhận biết bản

thân và kiểm soát bản thân cũng như người đối diện bằng hành động phi ngôn ngữ.
Thông thường sau khi chào hỏi xã giao người có kinh nghiệm bắt đầu chú ý đến
những cử chỉ phi ngôn ngữ của người đối diện . Anh ta bắt chéo chân tay trong khi
nói chuyện? Anh ta nhìn thẳng vào mắt mình? Anh ta che miệng khi đặt câu hỏi?
Quan sát và hệ thống các cử chỉ đó lại, có thể đánh giá người đó có thực tình khi
giao tiếp không, đang chán nản, tức giận hay đang nghi ngờ. Ban đầu, có thể bạn
không nhận biết được 100% những cử chỉ đó, nhưng ít nhất cũng có thể nhận ra
được một điều gì đó đang diễn ra ở người đối diện.
Khi kiểm soát hành vi cử chỉ của mình và của người đối diện chúng ta sẽ thấy được
những cái lợi của ngôn ngữ cơ thể. Ngôn ngữ của cơ thể phản ánh cảm xúc thực sự
bên trong nên hiểu được nó bạn có thể sử dụng chúng một cách có lợi nhất


Cử chỉ tay :Các cử chỉ tay là một cách dễ dàng trong việc thể hiện ý tưởng của người
nói. Nó khiến người khác nhớ những gì bạn nói nó cũng giúp bạn nói chuyện nhanh
hơn và hiệu quả hơn
Các cử chỉ tay phổ biến nhất: OK hoặc OKAY được thực hiện bằng cách kết nối
ngón tay cái và ngón tay trỏ vào một vòng tròn và giữ các ngón tay khác thẳng có
thể tín hiệu từ okay có nghĩa là tất cả mọi thứ tốt.
THUMBS UP và THUMBS DOWN là những cử chỉ phổ biến của sự chấp thuận
hoặc không chấp thuận bằng cách kéo ngón cái lên hoặc xuống.
V SIGN hoặc VICTORY HAND được thực hiện bằng cách nâng các ngón tay và
ngón giữa và tách chúng ra thành Vthường là với lòng bàn tay hướng ra ngoài. Cử
chỉ này cho thấy dấu hiệu của chiến thắng trong cả hai định hướng, như một dấu
hiệu của sự dễ thương khi chụp ảnh
STOP hoặc STAY khi bạn nhấp nháy tay vào ai đó, bạn muốn họ tạm dừng hoặc
dừng lại. Bạn có thể làm điều này trong khi bất cứ ai đang nói và họ sẽ gần như ngay
lập tức được yên tĩnh
Tư thế :Khi giao tiếp đừng để người khác thấy bạn ở trong tư thế thõng vai hay quá
gồng mình, điều đó thể hiện thái độ miễn cưỡng – không thoải mái nơi bạn.Tư thế

tốt nhất khi đối diện với người khác là hơi rướn ngực, vai mở rộng. Hạn chế việc
khua chân múa tay, cử động không ngừng trong lúc nói chuyện.
3.3.4. Giao tiếp bằng mắt
Đôi mắt là bộ phận quan trọng nhất của con người.Tiếp xúc bằng mắt là điều kiện
đầu tiên giúp bạn giao tiếp thành công.Tiếp xúc bằng mắt là một dấu hiệu đầy sức
mạnh thể hiện sự kính trọng và quan tâm.Nếu bạn không nhìn một ai đó họ sẽ nghĩ


rằng bạn đang lo lắng không chân thành hoặc thiếu quan tâm. Do vậy trong khi trò
chuyện thỉnh thoảng hãy giao tiếp bằng mắt 1 đến 10 giây và hãy chú ý lắng nghe.
Đôi mắt được ví là cửa sổ của tâm hồn là yếu tố bộc lộ rõ nhất cảm xúc của con
người.Trong khi giao tiếp có thể hiểu được cảm xúc của người khác thông qua ánh
mắt để có cách ứng xử phù hợp.Ánh mắt đi kèm theo lời nói sẽ làm cho lời nói
truyền cảm hơn, tự tin hơn, thuyết phục hơn. Có những điều kiện, hoàn cảnh người
ta không cần nói nhưng vẫn có thể là cho người khác hiểu được điều mình muốn nói
thông qua ánh mắt.Điều quan trọng là người nói phải thể hiện đúng ánh mắt mình
muốn chuyển tải điều cần nói.
Trong lúc trò chuyện, việc sử dụng đôi mắt đầy “ma lực” là cách thể hiện dễ dàng
nhất để người nói biết được bạn có thực sự đang lắng nghe, chú ý đến họ hay là đang
… ngán đến tận cổ như thế nào. Tuy nhiên khi bạn luôn nhìn trực diện vào người
nói, ánh mắt có thể toát lên vẻ trang nghiêm hay tươi rói nhưng người nói sẽ hết sức
phấn khởi vì họ cảm nhnậ được rằng, người nghe tôn trọng, thực tâm lắng nghe và
hứng thú với những điều họ đang nói. Nêú như người nghe hạn chế sử dụng ánh
mắtngười ta xem đó là biểu hiện của đau yếu, có mưu toan hoặc dối trá
Biểu hiện của cơ thể là thứ ngôn ngữ cần được sử dụng một cách tế nhị và khéo léo
ngay từ khi bắt đầu mọi cuộc giao tiếp.Đây là một trong những phương thức mang
lại hiệu quả trong công việc, chý ý đến ngôn ngữ cơ thể sẽ giúp bạn tiết kiệm được
thời gian và hạn chế những xung đột không đáng có.
3.3.5.Biểu hiện khuôn mặt (facial expressions)
Một nghiên cứu của giáo sư người Mỹ Albert Mehrabian chỉ ra rằng, trong khi giao

tiếp, 93% thông tin được truyền tải qua giọng điệu và sự thể hiện trên khuôn mặtcủa
chúng ta, trong khi đó, chỉ có 7% thông điệp được truyền tải bằng ngôn ngữ. Do đó
giao tiếp bằng biểu hiện trên khuôn mặt đóng một vai trò quan trọng trong giao tiếp.


Biểu cảm khuôn mặt hơn tất cả phục vụ như một phương thức thực tế của giao
tiếp.Với nhiều nhóm cơ kiểm soát một cách chính xác miệng, môi, mắt, mũi, trán và
cằm, khuôn mặt con người được cho rằng có khả năng biểu hiện hơn mười ngàn cảm
xúc khác nhau.Sự linh hoạt này khiến tính phi ngôn ngữ của khuôn mặt đặc biệt hiệu
quả và chân thực, trừ khi có sự cố tình thao túng.Thêm vào đó đa số những cảm xúc
sau đây bao gồm vui vẻ, buồn bã, tức giận, sợ hãi, ngạc nhiên, khó chịu, xấu hổ, đau
khổ và thích thú mang tính toàn cầu
3.3.5.1. Những biểu hiện trên khuôn mặt được sử dụng trong giao tiếp hàng
ngày thể hiện một trạng thái tâm lý nào đó có chủ thể giao tiếp.
Hiển thị của cảm xúc nói chung có thể chia thành hai nhóm: tiêu cực và tích
cực.Cảm xúc tiêu cực thường biểu hiện bởi sự gia tăng căng thẳng trong các nhóm
cơ: siết chặt cơ hàm, nhăn trán, nheo mắt hoặc mím môi (khi mà đôi môi gần như
biến mất). Đối lập lại cảm xúc tích cực được thể hiện thông qua sự nới lỏng của các
nếp nhăn trên trán thư giãn các cơ quanh phần miệng và mở to mắt. Khi một cá nhân
thực sự thư giãn và thoải mái thì đầu của họ cũng sẽ ngả sang một bên để lộ ra phần
cổ nơi dễ bị tổn thương nhất. Đây là tư thế thoải mái cao độ nhấtthường nhìn thấy
trong giai đoạn tán tỉnh và gần như không thể bắt chước trong khi căng thẳng hoặc
nghi ngờ.Một số biểu hiện khuôn mặt được sử dụng phổ biến gồm:
Không giao tiếp mắt: Những người muốn che giấu điều gì thường không giao tiếp
mắt khi nói dối.
Nhìn lướt qua da măt hơi nhạt: Khi cảm thấy chán, người ta thường nhìn lướt qua
người đối diện hoặc liếc nhìn xung quanh phòng.
Nhìn sâu vào mắt người đối diện cau mày, môi mím chặt: Người nào tỏ ra bực tức
với bạn hoặc hợm hĩnh thường nhìn chằm chằm vào mắt bạn.



Duy trì giao tiếp mắt: Liên tục duy trì giao tiếp bằng mắt cho thấy là biểu hiện của
sự trung thực và đáng tin cậy.
Hơi ngoảnh đầu: Khi chú ý đánh giá điều bạn đang nói, người đối diện sẽ hơi
ngoảnh đầu sang một bên như muốn nghe rõ hơn.
Nghiêng đầu: Hơi nghiêng đầu chứng tỏ người đó không tự tin lắm về điều vừa được
nói.
Gật đầu có thể kèm theo cười mỉm: Khi đồng ý với bạn người đối diện sẽ gật đầu
trong khi bạn đang nói.
Cười, mắt sáng, da hồng hào, lông mày hơi nhấc cao, mắt híp: Khi cảm thấy tự tin và
khi đồng ý người ta sẽ cười với bạn một cách tự nhiên.
Mắt mở to, miệng há, lông mày nhấc cao, da mặt căng: Khi người đó sứng sốt, ngạc
nhiên hoặc bất ngờ trước một việc gì đó vừa được biết.
Mắt trĩu xuống, da mặt trùng, lông mày rủ xuống, sắc mặt nhạt dần, có thể kèm nước
mắt: Khi cảm thấy buồn phiền, đau lòng, mệt mỏi vì chuyện đã qua… Ngoài ra, còn
rất nhiều những biểu hiện khuôn mặt khác được sử dụng khi giao tiếp với người
khác
3.3.5.2. Tại sao điều này quan trọng?
Để phát huy được thế mạnh trong giao tiếp cần biết che đi những cái xấu và tạo ra
điểm nhấn ở những nét đẹp nhờ trang điểm hay để kiểu tóc hợp lý. Hãy sử dụng mắt,
miệng cũng như vị trí của đầu để nhấn mạnh lời nói và để truyền đạt cảm xúc vì
trong giao tiếp chỉ có mắt và miệng cử động và có khả năng biểu cảm cao nhất
Các biểu cảm trên nét mặt giúp lời nói được nhấn mạnh thêm qua thị giác và cảm
xúc. Nó có thể khơi dậy cảm xúc của bạn và do đó làm cho giọng nói của bạn sống


động. Khi trò chuyện với nhau cũng như khi nhìn nhau, hầu như mọi người đều có
những biến đổi trên nét mặt và làm điệu bộ dưới một hình thức nào đó
Những biểu cảm giúp bạn gây được ấn tượng trong giao tiếp:
Nụ cười: Hãy luôn nở nụ cười thật ấm áp khi bước vào phòng làm việc hoặc bắt đầu

buổi thuyết trình vì chi tiết đơn giản đó sẽ giúp bạn “ghi điểm” trong lòng mọi người
ngay từ giây phút đầu tiên.Nụ cười cũng khiến người khác nghĩ rằng bạn đang rất
vui, hạnh phúc, thậm chí có thẻ truyền cảm xúc tích cực đó ra xung quanh. Nếu
chẳng may một người có nụ cười hở lợi thì khi cười phải có ý bằng cách cười chúm
chím, không cười to quá nhưng cũng đừng gượng gạo. Nghĩa là cần phải tập để có
độ mở của nụ cười một cách hợp lý làm sao vẫn đảm bảo mình có nụ cười tươi tắn
nhưng không được hở
Giao tiếp bằng mắt: Hãy nhớ phải cố gắng giao tiếp với mọi người thông qua ánh
mắt trong các buổi hội thảo, họp hành…đặc biệt trong các mối quan hệ lâu dài và
quan trọng để cho họ thấy rằng bạn luôn biết lắng nghe, thấu hiểu.
Đừng tỏ ra lạnh lùng: Nếu đang căng thẳng, lo lắng thì gương mặt thường trông sẽ
lạnh lùng, thờ ơ với mọi thứ hơn.Vì thế, hãy thực hành biểu đạt nét mặt trong gương,
tránh thái độ xấu để mọi người thấy bạn luôn năng động, tích cực, yêu thích mọi thứ.
Thúc đẩy cảm xúc: Đề cập đến vấn đề quan trọng, nét mặt phải thật nghiêm túc gặp
điều gì đó quá đáng hãy cứ tỏ ra giận dữ. Thói quen kìm nén cảm xúc không tốt cho
sức khỏe về sau
Hiểu rõ vấn đề: Biểu cảm trên khuôn mặt luôn là công cụ giao tiếp, giúp thấu hiểu
mọi người vô cùng tuyệt vời. Hãy học cách mỉm cười khi nghe bạn bè nói về những
niềm vui, điều tốt đẹp trong cuộc sống; nhăn mặt một chút nếu họ đề cập đến các
vấn đề khó khăn, nan giải


Bắt chước: Một trong những phương pháp giúp chúng ta dễ dàng kết nối với mọi
người xung quanh hơn là bắt chước những biểu cảm trên nét mặt và ngôn ngữ cơ thể
của họ.
Không giả dối: Những biểu cảm giả dối trên gương mặt chẳng thể giúp chúng ta
nhận được sự tin tưởng từ mọi người xung quanh. Bằng trực giác nhạy bén đối
phương thường sẽ nhận ra thái độ không chân thật từ đó dần mất đi lòng tin tưởng
lẫn nhau
Lời khuyên chân thành là đừng cố gắng tỏ ra hạnh phúc khi đang cảm thấy thật sự

tức giận và ngược lại bạn nhé!
Điều chỉnh tâm trạng: Hãy để biểu cảm trên gương mặt quyết định cảm xúc, tâm tư,
nguyện vọng của chúng ta vì chúng luôn thay đổi liên tục sâu sắc theo từng thời
điểm khác nhau.
Nên nhớ phải luôn nở nụ cười rực rỡ, tỏa nắngkhông chỉ giúp chúng ta nâng cao chất
lượng đời sống tinh thần mà còn khiến mọi người xung quanh yêu quý, trân trọng
hơn
3.3.6.Khoảngcách trong giao tiếp (conversational distance)
Theo Edward T.Hall khoảng không mà chúng ta duy trì giữa bản thân và những
người chúng ta đang giao tiếp cho thấy tầm quan trọng của những nghiên cứu về
khoảng cách trong giao tiếp hay nói cách khác là không gian giao tiếp.Trong nền văn
hóa Mỹ, Hall xác định bốn vùng khoảng cách cơ bản: khoảng cách thân mật,
khoảng cách cá nhân, khoảng cách xã hội, khoảng cách công cộng.
* Khoảng cách thân mật
- Khoảng gần – nhỏ hơn 6 inches (15 cm)


- Khoảng xa – 6 tới 18 inches (15 đến 46 cm)
* Khoảng cách cá nhân
- Khoảng gần – 1.5 tới 2.5 feet (46 đến 76 cm)
- Khoảng xa – 2.5 tới 4 feet (76 đến 122 cm)
* Khoảng cách xã hội
- Khoảng gần – 4 tới 7 feet (1.2 đến 2.1 m)
- Khoảng xa – 7 tới 12 feet (2.1 đến 3.7 m)
* Khoảng cách công cộng
- Khoảng gần – 12 tới 25 feet (3.7 đến 7.6 m)
- Khoảng xa – 25 feet (7.6 m) hoặc xa hơn
Hầu hết mọi người đánh giá cao không gian cá nhân của mình và cảm thấy không
thoải mái tức giận hoặc lo lắng khi không gian ấy bị xâm lấn . Sự cho phép ai đó đi
vào không gian cá nhân và đi vào không gian cá nhân của một người nào đó là thước

đo mức độ mối quan hệ của con người
Khoảng cách thân mật được coi là thích hợp với những mối quan hệ quen thuộc và
thể hiện sự gần gũi và tin tưởng như là dành cho bạn thân, người yêu, con cái và
những người ruột thịt
Khoảng cách cá nhân vẫn khá gần nhưng luôn giữ khoảng cách “một cánh tay” với
một người khác – khoảng cách thoải mái nhất cho hầu hết quan hệ của chúng ta và
được sử dụng cho trò chuyện giữa bạn bè, với tổ chức và thảo luận nhóm


Một vùng rộng hơn- khoảng cách xã hội-dành cho người lạ những nhóm mới và
những người mới quen sử dụng trong giao tiếp trong các mối quan hệ công việc và
đôi khi là trong phòng học
Khoảng cách công cộngxảy ra trong trường hợp giao tiếp hai chiều không cần thiết
hoặc không khả thi thường dùng cho diễn thuyết giảng dạy và kịch về cơ bản khoảng
cách xã hội là vùng dành cho một lượng khán giả lớn hơn
Gia nhập vào không gian cá nhân của một ai đó thường biểu thị cho tính gia đình và
đôi khi là tình thân . Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại nhất là trong cộng đồng thành
thị đông đúc, rất khó để duy trì không gian cá nhân, ví dụ như khi trên một chuyến
tàu, trong một nhóm người hay một tập thể đông đúc. Mặc dùnó được chấp nhận
như một hiện thực của cuộc sống, một số người có tâm lý bị làm phiền hoặc không
thoải mái trong khoảng không vật lý này.
Trong hoàn cảnh phi cá nhân, giao tiếp bằng mắt gần như là điều cấm kị.Kể cả ở
những nơi đông đúc duy trì không gian cá nhân vẫn là điều quan trọng. Sự thân mật
hay những tiếp xúc giới tính như là cọ xát hay mò mẫm là những tiếp xúc vật lý
không thể chấp nhận nếu như hai người chưa biết nhau hoặc không phải là người
yêu hay vợ chồng của họ.
Do đó, tùy vào văn hóa của từng khu vực mà bạn áp dụng khoảng cách giao tiếp phù
hợp, tránh gây ra xung đột và làm cho cuộc hội thoại thành công
3.3.7. Biểu tượng (đèn giao thông, biển báo …)
Khi nhắc đến giao tiếp “Phi ngôn từ” thì hầu hết mọi người chỉ nghĩ đến cách con

người thay đổi trạng thái cơ thể mà không xem xét rộng hơn về mặt xã hội như tín
hiệu của các biển báo giao thông, đèn led ở nồi cơm điện, màn hình máy tính….


Những tín hiệu này luôn tồn tại xung quanh chúng ta và đang đóng vai trò quan
trọng trong cuộc sống và là một phần không thể thiếu trong giao tiếp phi ngôn từ
Tại sao cột đèn giao thông lại giúp giảm thiểu tai nạn? Với thiết kế ba màu riêng biệt
với ba ý nghĩa khác nhau gồm xanh (được phép đi, đỏ (buộc phải dừng lại), vàng
(chuẩn bị đi) sẽ thông báo cho chủ phương tiện biết mình nên đi như thế nào khi gặp
chúng. Đây được coi là một hình thức phi ngôn ngữ vì không cần phải nói chỉ cần
thấy sự thay đổi trên cột đèn là người láixe tự động hiểu họ phải làm gì. Như vậy,
vừa kiểm soát đc giao thông, vừa giảm bớt lượng công an tại các nút điểm mà vẫn
hiệu quả cao
Khi bạn sử dụng một thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại, nồi cơm điện, tủ lạnh,
làm sao bạn biết nó đang hoạt động? Dĩ nhiên là nhìn vào màn hình hay vị trí nút
nguồn của chúng rồi. Nếu màn hình sáng, tức là thiết bị đó vẫn chạy bình thường,
nếu thấy tối đen thì hoặc nó bị tắt hoặc bị hỏng và không thể sử dụng được nữa. Ở
nồi cơm điện khi đèn báo màu đỏ thể hiện rằng nó đang ở chế độ nấu cơm còn đèn
báo màu vàng là nó đang ở chế độ hâm ủ. Nhờ đó mà người dùng dễ dàng biết và sử
dụng chế độ cho hợp lý.
Mỗi tín hiệu khác nhau thể hiện một thông điệp khác nhau, do đó mọi người cần
phải liên tục học hỏi để hiểu được nội dung của chúng

3.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến giao tiếp phi ngôn từ
3.4.1. Di truyền học
“Trong nghiên cứu giao tiếp phi ngôn ngữ, hệ bản tính (một hệ thống phức tạp các
đường và mạng thần kinh trong não bao gồm nhiều nhân khác nhau) là nơi bắt
nguồn của hoạt động bởi vì đó là phần não bộ tương tác với thế giới xung quanh
chúng ta theo phản xạ và ngay lập tức mà không có nhận thức trong thời gian



×