Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học Chương số II – Số nguyên môn Toán theo mô hình trường học mới Việt nam (VNEN) ở lớp 6 các trường Trung học cơ sở thành phố Lào Cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.41 KB, 25 trang )

CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

BGH

Ban giám hiệu

CBQL

Cán bộ quản lí

DH

Dạy học

GV

giáo viên

HS

Học sinh

PPDH

Phương pháp dạy học

SGK


Sách giáo khoa

SGV

Sách giáo viên

SKKN

Sáng kiến kinh nghiệm

TB

Trung bình

THCS

Trung học cơ sở

VNEN

Viet Nam Escuela Nueva

MỞ ĐẦU
1


1. Lý do chọn đề tài
Dự án Mô hình trường học mới tại Việt Nam (Dự án GPE-VNEN, Global
Partnership for Education – Viet Nam Escuela Nueva) là một Dự án về sư phạm
nhằm xây dựng và nhân rộng một kiểu mô hình nhà trường tiên tiến, hiện đại, phù

hợp với mục tiêu phát triển và đặc điểm của giáo dục Việt Nam. Mô hình trường
học mới khởi nguồn từ Côlômbia từ những năm 1995-2000 để dạy học trong những
lớp ghép ở vùng miền núi khó khăn, theo nguyên tắc lấy học sinh làm trung tâm.
Mô hình này vừa kế thừa những mặt tích cực của mô hình trường học truyền thống,
vừa có sự đổi mới căn bản về mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình, tài liệu học
tập, phương pháp dạy – học, cách đánh giá, cách tổ chức quản lí lớp học, cơ sở vật
chất phục vụ cho dạy – học.
Điểm nổi bật của mô hình này là đổi mới về các hoạt động sư phạm, một
trong những hoạt động đó là đổi mới về cách thức tổ chức lớp học. Theo mô hình
của trường học mới, quản lí lớp học là “Hội đồng tự quản học sinh”, các “ban”
trong lớp, do học sinh tự nguyện xung phong và được các bạn tín nhiệm. Sự thành
lập cũng như hiệu quả hoạt động của “Hội đồng tự quản học sinh”, các “ban” rất
cần sự tư vấn, khích lệ, giám sát của giáo viên, phụ huynh, sự tích cực, trách nhiệm
của học sinh. “Hội đồng tự quản học sinh” là một biện pháp giúp học sinh được
phát huy quyền làm chủ quá trình học tập, giáo dục. Học sinh có điều kiện hiểu rõ
quyền và trách nhiệm trong môi trường giáo dục, được rèn các kĩ năng lãnh đạo, kĩ
năng tham gia, hợp tác trong các hoạt động…
Mô hình này vừa kế thừa những mặt tích cực của mô hình trường học truyền
thống, vừa có sự đổi mới căn bản về mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình, tài
liệu học tập, phương pháp dạy – học, cách đánh giá, cách tổ chức quản lí lớp học,
cơ sở vật chất phục vụ cho dạy – học.

2


Bắt đầu từ năm học 2011 - 2012 Bộ Giáo dục & Đào tạo chính thức triển
khai thí điểm mô hình trường học mới VNEN ở cấp tiểu học cho một số tỉnh thành
trên cả nước nhằm góp phần đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo. Sở Giáo dục
và Đào tạo Lào Cai cũng đã triển khai thử nghiệm mô hình này tới 81 trường tiểu
học trong đó có 8 trường tại thành phố Lào Cai.

Từ năm học 2014 – 2015, thành phố Lào Cai bắt đầu thí điểm triển khai dạy
học môn Toán theo mô hình VNEN ở các lớp 6 tại hai trường trung học cơ sở: Ngô
Văn Sở và Pom Hán, năm 2015 – 2016 triển khai dạy học môn Toán theo mô hình
VNEN ở các lớp 6 ở tất cả các trường THCS trên địa bàn thành phố Lao Cai, năm
học 2016 – 2017 tiếp tục triển khai cho học sinh lớp 7, năm học 2017 – 2018 tiếp
tục triển khai cho học sinh lớp 8 nên việc nghiên cứu thực trạng và tìm giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả dạy học Toán theo mô hình này là rất cần thiết.
Quá trình thử nghiệm mô hình trường học mới VNEN vào dạy học môn Toán ở
các trường trung học cơ sở thuộc địa bàn thành phố Lào Cai đã đạt được khá nhiều
thành công. Song bên cạnh đó, vẫn còn những hạn chế, bất cập chưa đáp ứng được
yêu cầu của chương trình đổi mới. Vì vậy, tìm hiểu rõ thực trạng để từ đó tìm ra các
giải pháp khắc phục những hạn chế nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn là
rất cần thiết.
Xuất phát từ ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn của việc nghiên cứu, trên cơ
sở lí luận, nguồn tư liệu thực tế khai thác được, tác giả mạnh dạn chọn đề tài nghiên
cứu “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học Chương số II – Số
nguyên - môn Toán theo mô hình trường học mới Việt nam (VNEN) ở lớp 6 các
trường Trung học cơ sở thành phố Lào Cai.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu:
Nhiều CBQL, giáo viên tiểu học viết sáng kiến kinh nghiệm dạy học các bộ
môn theo VNEN:
3


- Sáng kiến kinh nghiệm (SKKN): “Một số kỹ năng tổ chức dạy học theo nhóm
mô hình trường học mới VNEN”, tác giả Nguyễn Thị Đào, trường tiểu học Nguyễn
Trãi thành phố Buôn Ma Thuột.
- Sáng kiến của GV Đoàn Văn Thu, trường Tiểu học số 2 Quài Nưa, Quảng
Bình có: “Nâng cao năng lực điều hành lớp cho Hội đồng tự quản theo mô hình
trường tiểu học mới VNEN”

- Sáng kiến: “Một số giải pháp thực hiện dạy học theo mô hình trường học
mới VNEN đạt hiệu quả” của cô giáo Nguyễn Thị Thủy, trường tiểu học Thanh
Thủy, Tuyên Hóa, Quảng Bình.
- Tác giả Phạm Thanh Điền, trường tiểu học U Minh Thượng, Kiên Giang có
bài “ Nâng cao chất lượng dạy học theo mô hình trường học mới VNEN”
Ở Lào Cai cũng có một số bài viết:
- Bài “ Cảm nhận về môn Tiếng Việt dạy theo mô hình VNEN” của cô giáo
Phạm Thị Kim Thoa, bài “ Nhân rộng mô hình trường tiểu học mới VNEN tại
trường Nguyễn Bá Ngọc của cô giáo Trần Thị Liên”.
- Bài viết “Hiệu quả giáo dục sau một năm nhân rộng mô hình VNEN tại
trường tiểu học Bảo Nhai A” của cô giáo Đàm Thị Ngọc Dung…
Tuy nhiên, các bài viết đều chỉ là những sáng kiến, kinh nghiệm cá nhân được
áp dụng ở một lớp hay một trường cụ thể. Đến nay, chưa có công trình khoa học
nào nghiên cứu đánh giá thực trạng DH môn tiếng Việt theo mô hình VNEN ở các
trường Tiểu học của thành phố Lào Cai cũng như tỉnh Lào Cai.
Để góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt theo mô hình
VNEN, đề tài này đi sâu nghiên cứu đánh giá thực trạng, từ đó đề xuất giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt theo mô hình VNEN ở lớp 2, 3
các trường tiểu học của thành phố Lào Cai.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:
4


3.1. Mục tiêu:
Trên cơ sở đánh giá thực trạng dạy học Chương số II – Số nguyên - môn Toán
theo mô hình trường học mới Việt nam (VNEN) ở lớp 6 các trường Trung học cơ
sở thành phố Lào Cai, đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học Chương số II –
Số nguyên - môn Toán theo mô hình VNEN ở lớp 6 các trường THCS thành phố
Lào Cai.
3.2. Nhiệm vụ

- Xác định cơ sở lí luận cho đề tài.
- Thiết kế bộ công cụ khảo sát: 01 mẫu phiếu (phiếu dành cho CBQL và giáo
viên), 2 đề kiểm tra Chương số II – Số nguyên môn Toán lớp 6.
- Tổ chức điều tra, khảo sát, dự giờ, xử lí kết quả khảo sát.
- Đánh giá thực trạng DH Chương số II – Số nguyên môn Toán theo mô hình
VNEN ở lớp 6 một số trường tiểu học của thành phố Lào Cai.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy – học Chương số II –
Số nguyên môn Toán theo mô hình VNEN ở lớp 6 các trường trung học cơ sở thuộc
địa bàn thành phố Lào Cai.
- Thử nghiệm một vài giải pháp vào quá trình tổ chức dạy học của giáo viên ở
các trường.
4. Đóng góp của đề tài
4.1. Tính mới của đề tài
Đây là công trình khoa học đầu tiên khảo sát thực trạng quản lí và tổ chức
DH Chương số II – Số nguyên môn Toán lớp 6 theo mô hình VNEN ở 1 số trường
trung học cơ sở thành phố Lào Cai và đề xuất giải pháp để nâng cao chất lượng dạy
học bộ môn theo mô hình VNEN ở lớp 6 các trường trung học cơ sở trên địa bàn.
4.2. Ý nghĩa khoa học của đề tài

5


Đề tài nghiên cứu, đánh giá cụ thể về thực trạng, đề xuất, thử nghiệm một số
giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy - học Chương II – Số nguyên môn Toán
theo mô hình VNEN ở lớp 6 tại một số trường trung học cơ sở thuộc địa bàn thành
phố Lào Cai. Đây là vấn đề từ trước đến nay chưa có tác giả nào nghiên cứu một
cách hệ thống.
4.3. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Làm rõ cơ sở khoa học của việc dạy học Chương số II – Số nguyên -môn
Toán theo mô hình trường học mới Việt nam (VNEN) ở lớp 6 các trường Trung học

cơ sở.
Đề tài đưa vào triển khai ứng dụng được để dạy học Chương số II – Số
nguyên - môn toán lớp 6 theo mô hình trường học mới (VNEN) ở một số trường
trung học cơ sở. Dùng làm tài liệu tham khảo cho giảng viên giảng dạy môn PPDH
Toán, sinh viên lớp CĐSP 16 Toán tin trường CĐSP Lào Cai; tài liệu tham khảo
cho giáo viên Toán các trường trung học cơ sở thuộc địa bàn thành phố Lào Cai.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học
Chương số II – Số nguyên - môn Toán theo mô hình trường học mới Việt nam
(VNEN) ở lớp 6 các trường Trung học cơ sở thành phố Lào Cai.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
- Khảo sát thực tế (thông qua phiếu khảo sát giáo viên và bài kiểm tra học
sinh) nhằm thu thập được thông tin về việc dạy - học Chương số II – Số nguyên môn Toán theo mô hình trường học mới Việt nam (VNEN) của giáo viên và kết quả
học tập của học sinh lớp 6; phân tích và chỉ ra nguyên nhân; đánh giá thực trạng và
đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả dạy – học môn này. Việc khảo sát được

6


tiến hành trong phạm vi 4 trường THCS học của thành phố Lào Cai: Tả Phời, Kim
Tân, Đồng Tuyển, Lê Hồng Phong.
- Tổ chức cho giáo viên dạy thực nghiệm các biện pháp thiết kế cho giờ dạy
Toán Chương số II – Số nguyên – lớp 6 và kiểm tra kết quả học tập của học sinh.
Việc tổ chức thực nghiệm được tiến hành trong 6 tiết ở lớp 6 các trường tiểu học:
Đồng Tuyển, Kim Tân.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Nghiên cứu, khái quát những tài liệu lý luận có liên quan đến đề tài, phân tích,
tổng hợp nhằm xây dựng những khái niệm công cụ và làm sáng tỏ một số vấn đề lý

luận có liên quan.
6.2. Phương pháp khảo sát điều tra
6.2.1. Phương pháp điều tra viết
Thiết kế các mẫu phiếu điều tra các đối tượng cụ thể là cán bộ quản lý trường
tiểu học (CBQLTH), giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh khối lớp 6 để có được
những thông tin khách quan, làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá đúng thực
trạng, đề ra những giải pháp phù hợp, có hiệu quả đối với việc nâng cao kết quả dạy
và học Chương II – Số nguyên môn Toán lớp 6 theo mô hình VNEN.
6.2.2. Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn CBQLTHCS và GVTHCS đang trực tiếp làm công tác quản lí và
giảng dạy tại các trường trung học cơ sở được khảo sát và thực nghiệm để có được
thông tin về thực trạng, nguyên nhân dẫn đến thực trạng chất lượng dạy học
Chương II – số nguyên môn Toán lớp 6 theo mô hình VNEN thuộc phạm vi đề tài
nghiên cứu.
6.3. Phương pháp thống kê toán học

7


Xử lí số liệu từ các phiếu khảo sát điều tra, đánh giá chất lượng thông qua
kết quả khảo sát dạy - học Chương II – số nguyên môn Toán lớp 6 của giáo viên và
kết quả học tập của học sinh tiểu học tại một số trường thuộc thành phố Lào Cai.
` 6.4. Phương pháp thực nghiệm
Phối hợp với GV ở 2 trường mà tác giả lựa chọn để tiến hành thực nghiệm
một số giải pháp, khảo sát để đánh giá đúng về chất lượng dạy – học Chương II –
số nguyên môn Toán lớp 6 ở trường thực nghiệm sau khi đã áp dụng các biện pháp
nhằm khắc phục những hạn chế. Từ đó, đề xuất hướng điều chỉnh nhằm nâng cao
chất lượng dạy học Chương II – số nguyên môn Toán lớp 6 như trên đã trình bày.
7. Tư liệu nghiên cứu
7.1. Tư liệu nghiên cứu

- Báo cáo của CBQL đánh giá kết quả về việc áp dụng mô hình VNEN vào
dạy - học của các trường trung học cơ sở thuộc đại bàn thành phố Lào Cai từ năm
học 2014 – 2015 cho đến nay.
- Các sáng kiến kinh nghiệm về mô hình trường học mới của các tác giả trên
cả nước nói chung và một số bài viết của GV tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn
tỉnh Lào Cai.
7.2. Tài liệu tham khảo
- Các tài liệu lí luận về mô hình trường học mới VNEN.
- SGK, SGV Toán lớp 6.
8. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về dạy học môn Toán theo mô hình VNEN
Chương II: Thực trạng dạy học Chương số II – Số nguyên - môn Toán theo
mô hình VNEN lớp 6 ở các trường THCS thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai
8


Chương III: Biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học Chương số II – Số nguyên
- môn Toán theo mô hình VNEN lớp 6 ở các trường THCS thành phố Lào Cai, tỉnh
Lào Cai.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DẠY HỌC CHƯƠNG II – SỐ NGUYÊN MÔN TOÁN
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI
VNEN
1.1. Mô hình trường học mới VNEN
1.1.1. Khái quát
Trường học mới (gọi tắt VNEN) là mô hình nhà trường hướng tới việc đáp
ứng các yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học. Theo đó, HS được học theo tốc
độ phù hợp với trình độ nhận thức của cá nhân, phát huy tinh thần dân chủ, ý thức
tập thể, học tập theo nhóm (thông qua hội đồng tự quản).


9


Trường học mới VNEN là nơi HS cùng nhau học tập để lĩnh hội những kiến
thức liên quan mật thiết đến cuộc sống của các em. Ở đó giáo viên là người tổ chức,
hướng dẫn và khích lệ các em tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức, hình thành và phát triển
kĩ năng giao tiếp, ứng xử dân chủ, bình đẳng. Ở đó, phụ huynh và cộng đồng cùng
tham gia tích cực vào việc chăm sóc và giáo dục con em mình.
Mô hình trường học mới Việt Nam tập trung vào đổi mới sư phạm: Đổi mới
phương pháp dạy, đổi mới phương pháp học, đổi mới phương pháp đánh giá học
sinh, đổi mới tổ chức lớp học và có sự tham gia của phụ huynh HS, CMHS và cộng
đồng.
Trong mô hình trường học mới, học sinh sẽ ngồi học theo cá nhân, theo cặp và
tiến tới là theo nhóm chứ không ngồi theo kiểu "hội nghị" như mô hình trường học
truyền thống. Lớp học cũng được trang trí, làm thêm các đồ dùng học tập trực
quan, phục vụ tốt nhất cho việc học tập của học sinh
Điểm ưu việt của VNEN là HS chủ yếu tự học dựa trên bộ tài liệu, SGK riêng
trong đó hướng dẫn cách tự học. Như vậy, khác hoàn toàn với cách học truyền
thống GV giảng giải kiến thức có sẵn, nêu câu hỏi vấn đáp cho các em trả lời từ đó
rút ra bài học cần thiết, cách học theo VNEN là HS tự học, tự thảo luận nhóm rồi
cùng trao đổi.
Quá trình này, nếu gặp khó khăn, học sinh liên lạc với giáo viên và sẽ nhận
được sự hỗ trợ cần thiết. Sự khác biệt ở đây là thông qua dự hướng dẫn của GV, HS
có thể tự phát hiện, tự tìm ra kiến thức và tự hình thành kỹ năng, thái độ thích hợp.
Vai trò chủ thể tích cực của học sinh được phát huy cao độ, các em không còn thụ
động nghe GV giảng bài.Mục tiêu của VNEN hướng tới dạy cách tự học, đồng thời
phát triển các kỹ năng nhận thức và phi nhận thức cho học sinh.
Mô hình này bắt đầu được áp dụng từ năm 2012-2013. Tính đến năm học
2017-2018 này, theo thống kê của NXB Giáo dục, con số đã lên tới 4.800 trường

10


tiểu học (gần 32% tổng số trường) áp dụng VNEN. Ngoài ra, VNEN cũng được áp
dụng tại 1.500 trường THCS (trên 14% tổng số trường).
Dù còn nhiều ý kiến trái chiều về mức độ hiệu quả của mô hình mới này song
những thành công bước đầu và tính về lâu dài của VNEN là không thể phủ nhận.
1.1.2. Tổ chức lớp học
Bàn ghế được bố trí để HS học nhóm, phù hợp với sự tương tác giữa các bạn
trong nhóm và GV. Ban cán sự lớp được đổi mới thành Hội đồng tự quản. Hội đồng
tự quản được thành lập là vì HS, do HS tự ứng cử, đề cử, bầu chọn. Các em được tự
quản các hoạt động của lớp.
Các công cụ cho Hội đồng tự quản hoạt động như: Bàn ghế đơn để HS chủ
động kê thành các cụm giúp các em học tập theo nhóm nhỏ; nội quy lớp học là do
mỗi lớp tự đề ra và được tất cả các thành viên trong lớp nhất trí ; thư viện lớp học,
các góc học tập bộ môn; hòm thư góp ý, hòm cam kết, hộp thư vui; góc cộng đồng.
1.1.3. Đổi mới phương pháp giảng dạy của GV và phương pháp học tập
của HS.
Tự học của cá nhân, học tập hợp tác và sự tương tác giữa các thành viên
trong nhóm học tập của mô hình trường học mới VNEN.
GV lựa chọn phương pháp hợp lí khi sử dụng tài liệu hướng dẫn học.
GV sử dụng đồ dùng dạy học và đồ dùng dạy học tự làm.
Đánh giá quá trình học tập và kết quả học tập của học sinh (Thông qua Bảng
tiến độ học tập cá nhân và Bảng tiến độ của học sinh trong nhóm)
Giáo viên thường xuyên đánh giá quá trình, kết quả học tập, giáo dục của
học sinh kết hợp đánh giá của gia đình và cộng đồng về kết quả giáo dục học sinh.
1.1.4. Đặc điểm mô hình VNEN
1.4.1.1. Hoạt động giáo dục:

11



Chuyển các hoạt động giáo dục trong nhà trường thành các hoạt động tự
giáo dục cho học sinh. Hoạt động giáo dục trong nhà trường đều vì lợi ích của học
sinh và do HS thực hiện. Đặc trưng của Mô hình trường học mới là “ TỰ”
1.4.1.2. Hoạt động dạy học và vai trò của giáo viên
* Hoạt động dạy của giáo viên: Chuyển hoạt động Dạy của GV thành hoạt
động Học của HS, hoạt động quy mô lớp thành hoạt động của quy mô nhóm;
- Học sinh làm việc với sách, có sự tương tác với bạn; giáo viên là người tổ
chức, hướng dẫn HS tự học theo sách Hướng dẫn học. Giáo viên chọn vị trí tốt nhất
để :
- Công việc chủ yếu của GV là tổ chức, hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ kịp thời
hoạt động học của từng cá nhân, từng nhóm; đánh giá được tinh thần, thái độ, kết
quả học tập, năng lực học tập, điều hành của mỗi cá nhân, mỗi nhóm.
* Vai trò của GV: là cố vấn về tổ chức và tự quản; là người tổ chức, hướng
dẫn tự học; hỗ trợ kịp thời HS vượt qua khó khăn trong học tập, rèn luyện. Giáo
viên không trực tiếp, mà hướng dẫn học sinh tự điểu hành, tự quản mọi hoạt động
của lớp có định hướng.
1.4.1.3. Đánh giá học sinh:
Sau mỗi tiết học đều có sự đánh giá của giáo viên bằng những nhận xét học
sinh. Kết quả đánh giá HS được dựa trên cơ sở HS tự đánh giá, đánh giá của bạn,
đánh giá của GV. Giữa kì và cuối kì, HS được đánh giá xếp loại.
Công cụ đánh giá: Sự quan sát, theo dõi; Phiếu đánh giá tiến độ học tập; Bản
tổng hợp ý kiến đánh giá của GV, HS, nhóm, cha mẹ HS và cộng đồng.
1.4.5. Cấu trúc bài học theo mô hình VNEN
Mô hình VNEN giữ nguyên nội dung, chuẩn kiến thức, kĩ năng và kế hoạch
dạy học theo chương trình của Bộ Giáo dục & Đào tạo.

12



Một bài học môn Tiếng Việt học trong ba tiết, các bài kiểm tra bố trí một tiết;
với bài học bố trí hai tiết, hết tiết một là hết hoạt động cơ bản và đã đáp ứng cơ bản
mục tiêu của bài học. Mỗi bài học được thiết kế khoảng từ 12 đến 15 hoạt động với
các nội dung chính sau: Mục tiêu bài học; Hoạt động cơ bản; Hoạt động thực hành;
Hoạt động ứng dụng.
1.4.6. Sự tham gia của phụ huynh và cộng đồng
Mô hình trường học mới xây dựng mối liên hệ chặt chẽ, tương tác giữa nhà
trường, gia đình và cộng đồng. Cộng đồng và gia đình có vai trò quan trọng trong
giáo dục và hình thành nhân cách của trẻ. HS có thể nhờ cha mẹ giúp đỡ để lĩnh hội
kiến thức cũng như ứng dụng nội dung học vào cuộc sống hằng ngày ở gia đình và
cộng đồng.
1.2. Phương pháp và Tài liệu dạy học Chương II – Số nguyên môn Toán lớp 6
1.2.1. Phương pháp dạy học Chương II – Số nguyên môn Toán lớp 6
1.2.1.1. Chú trọng rèn một số kĩ năng học tập cho học sinh
- Kĩ năng đọc - hiểu tài liệu (hiểu các câu lệnh, các chỉ dẫn, các yêu cầu, các
dạng hoạt động học tập)
- Kĩ năng làm việc độc lập (có khả năng tập trung suy nghĩ để hoàn thành
nhiệm vụ cá nhân, mạnh dạn trình bày suy nghĩ, ý kiến của mình...)
- Kĩ năng làm việc hợp tác theo cặp, theo nhóm (biết tổ chức hoạt động
nhóm: nhận nhiệm vụ, lên kế hoạch, phân công, đảm nhận trách nhiệm, phối hợp
với các thành viên trong nhóm để hoàn thành tốt cong việc của nhóm.
- Kĩ năng sử dụng đồ dùng học tập ở góc học tập, sử dụng tài liệu tham khảo
ở góc thư viện trong lớp học.
- Kĩ năng tìm tòi tư liệu ở môi trường xung quanh, ở gia đình và cộng đồng.
1.2.2.2. Phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh ở từng loại hoạt
động trong giờ học.
13



a) Hoạt động cơ bản
- Nội dung của phần hoạt động cơ bản thường được bắt đầu bằng 1 hoặc 1 số
hoạt động khởi động. Hoạt động này rất đa dạng ở mỗi bài học. VD: 1 câu chuyện,
1 bức tranh, 1 tình huống, 1 trò chơi, 1 câu đố...
- Hoạt động hình thành, lĩnh hội kiến thức nội dung mới của bài học.
b) Hoạt động thực hành: nhằm giúp HS củng cố, luyện tập kiến thức, kĩ năng
đã chiếm lĩnh hoặc đã được học tập. Các bài tập trong phần này (ví dụ: yêu cầu
luyện đọc, thực hành dùng từ và viết câu/ đoạn, làm bài tập chính tả, thực hành kể
chuyện,...)
c) Hoạt động ứng dụng: khuyến khích học sinh tích lũy kiến thức thông qua
các nguồn khác nhau (gia đình, thư viện, cộng đồng...) rèn cho các em kĩ năng giải
quyết các vấn đề, cái khó khăn chính của bản thân các em.
1.2.2. Tài liệu hướng dẫn học (TLHDH) môn Toán lớp 6
Trong tài liệu dạy học có những yếu tố của quá trình dạy học:
* Về nội dung dạy học: TLHDH chứa đựng những nội dung dạy học trong
chương trình lớp 6.
* Về phương pháp dạy học: TLHDH thể hiện các hoạt động của HS học tập,
các HĐ của GV tổ chức HS học tập.
TLHDH được biên soạn trên cơ sở chương trình môn Toán lớp 6, kế thừa
những điểm mạnh của SGK lớp 6. Mục tiêu thể hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng của
chương trình TV lớp 6
Thời lượng của mỗi bài không buộc giáo viên và học sinh phải thực hiện
đúng đến từng phút mà cho phép giáo viên và học sinh thực hiện linh hoạt trong
khung thời gian một tiết dạy.
Tiểu kết chương 1

14


Mô hình trường học mới VNEN có nhiều ưu thế đó là: Lấy người học làm

trung tâm, học sinh tự giác, tự học, tự quản, tự đánh giá, tự trọng, tự tin; PPDH đề
cao tính tự học, chủ động, sáng tạo của học sinh, tạo nên sự hứng thú khi học tập,
tạo nên phong cách học tập thường xuyên, nâng cao tính hợp tác, tập thể trong cách
làm việc nhóm tự quản, giúp gắn kết các học sinh với nhau.
Trong mô hình trường học VNEN, vai trò của giáo viên là cố vấn về tổ chức
và tự quản; là người tổ chức, hướng dẫn tự học; hỗ trợ kịp thời học sinh vượt qua
khó khăn trong học tập, rèn luyện.
Dạy học theo mô hình VNEN, giáo viên phải chú trọng rèn luyện các kĩ năng
như: kĩ năng đọc - hiểu tài liệu; kĩ năng làm việc độc lập; kĩ năng làm việc hợp tác
theo cặp, theo nhóm; kĩ năng sử dụng đồ dùng học tập ở góc học tập và kĩ năng tìm
tòi tư liệu ở môi trường xung quanh, ở gia đình và cộng đồng. Phát huy tối đa tính
chủ động, tích cực của học sinh ở từng hoạt động trong giờ học. Đồng thời phát huy
tối đa TLHDH.
Chương 2: Thực trạng dạy học Chương số II – Số nguyên - môn Toán theo mô
hình VNEN lớp 6 ở các trường THCS thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai
2.1. Quy trình khảo sát, đánh giá thực trạng dạy học
2.1.1. Mục đích khảo sát
Thu thập thông tin về thực trạng việc quản lí, tổ chức dạy - học Chương số II
– Số nguyên - môn Toán theo mô hình VNEN lớp 6 ở các trường THCS thành phố
Lào Cai, tỉnh Lào Cai
2.1.2. Nội dung khảo sát
- Khảo sát thu thập thông tin về công tác quản lí, chỉ đạo việc dạy học Thực
trạng dạy học Chương số II – Số nguyên - môn Toán theo mô hình VNEN lớp 6 ở
các trường THCS thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai
- Khảo sát việc thực hiện dạy học theo mô hình VNEN của GV dạy lớp 6.
15


- Khảo sát chất lượng học tập môn Toán theo mô hình VNEN của HS lớp 6.
2.1.3. Phương pháp thực hiện

- Xây dựng các phiếu hỏi đối với GV lớp 6 và CBQL các trường THCS.
- Dự giờ Toán của một số GV lớp 6.
- Xây dựng đề kiểm tra khảo sát HS lớp 6
- Chấm bài kiểm tra, nhập và xử lý số liệu thu thập được.
- Trao đổi trực tiếp với 1 số GV và CBQL các trường được khảo sát.
2.1.4. Thời gian, đối tượng, địa bàn khảo sát
- Thời gian: Từ tháng 12/2017 đến tháng 1/2018
- Đối tượng và địa bàn khảo sát:
CBQL (hiệu trưởng, hiệu phó), giáo viên dạy lớp 6 và HS lớp 6 của 4 trường
THCS học của thành phố Lào Cai: Tả Phời, Kim Tân, Đồng Tuyển, Lê Hồng
Phong.
2.2. Thực trạng dạy học Chương số II – Số nguyên - môn Toán theo mô hình
VNEN lớp 6 ở các trường THCS thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai
2.2.1.Thực trạng quản lí chỉ đạo tổ chức dạy học Chương số II – Số
nguyên - môn Toán theo mô hình VNEN lớp 6 ở các trường THCS thành phố Lào
Cai, tỉnh Lào Cai
Đã xây dựng khá tốt kế hoạch chỉ đạo việc thực hiện dạy học theo VNEN và
quản lí về chuyên môn; tổ chức sinh hoạt chuyên đề trao đổi về DH theo VNEN.
Công tác tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên
chủ yếu thực hiện trong phạm vi từng nhà trường theo nhóm tổ nhưng mức độ đạt
TB còn nhiều, việc tổ chức chuyên đề giữa các trường còn hạn chế.
Việc khai thác sử dụng tài liệu hướng dẫn DH theo VNEN ở mức trung bình,
khả năng phát triển tài liệu còn hạn chế, GV chưa đầu tư nhiều cho việc nghiên cứu
tham khảo SGK hiện hành khi thực hiện theo VNEN.
16


Công tác kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện đổi mới ở các trường vùng ven
thành phố còn có phần nương nhẹ, chưa quyết liệt.
2.2.2. Thực trạng tổ chức dạy môn Toán theo mô hình VNEN lớp 6


- GV nắm vững kiến thức, thực hiện khá tốt 3 hoạt động chính của giờ học,
tích cực trao đổi trong tổ, nhóm chuyên môn kết hợp tự bồi dưỡng về DH theo
VNEN.
- Việc kiểm soát hoạt động của HS còn gặp khó khăn nhất là những lớp HS
đông, lớp học chật hẹp, một số HS chưa tự giác, còn nói chuyện, làm việc riêng khi
GV kiểm tra hoặc trợ giúp các nhóm khác.
- Khi xây dựng kế hoạch bài học, một số giáo viên chưa lượng hóa được mục
tiêu bài học, xác định mục tiêu còn chung chung chưa gắn vào nội dung cụ thể của
từng bài. Khả năng phát triển tài liệu còn hạn chế, GV chưa linh hoạt để tìm ngữ
liệu thay thế cho những ngữ liệu chưa phù hợp hoặc thiết kế thêm các câu hỏi để
chỉ dẫn HS. Việc tìm ra giải pháp đối với HS yếu cũng còn nhiều GV thực hiện
chưa tốt (25%).
- GV chưa thiết kế hoạt động để nâng cao năng lực cho HS khá, giỏi.
- Việc tổ chức tham quan, ngoại khóa cho HS chưa được nhiều
- GV chưa làm tốt việc bồi dưỡng cho HS làm nhóm trưởng, chủ yếu lựa
chọn các HS khá, giỏi có khả năng nói tốt làm trưởng nhóm.
- GV không sử dụng tới các thiết bị ứng dụng công nghệ thông tin
(CNTT), ít sử dụng đồ dùng DH.
- GV chưa huy động được nhiều cha mẹ HS tham gia hỗ trợ GV và HS trong
quá trình dạy học.
2.2.3. Thực trạng học môn Toán theo mô hình VNEN của học sinh lớp 6
2.2.3.1. Kết quả qua dự giờ, quan sát:
17


Hoạt động nhóm của học sinh hiệu quả chưa cao. Có những trường hợp
nhóm trưởng học khá nên các thành viên nghe theo ý kiến của nhóm trưởng không
có ý kiến của bản thân. Hoặc nhóm trưởng không đôn đốc, kiểm soát chặt thành
viên, các HS trong nhóm không tập trung suy nghĩ, làm việc riêng, nhóm trưởng

cũng chỉ kiểm tra qua loa, không hướng dẫn bạn. Kết quả làm việc của nhóm chủ
yếu là ý kiến của nhóm trưởng, một số HS còn ỷ lại các bạn khác trong nhóm, kĩ
năng chia sẻ của học sinh trong mỗi hoạt động còn chưa sâu, chưa biết đặt câu hỏi
để giúp bạn biết cách làm.
Việc phân công các nhóm trưởng mới tập trung vào các HS khá, giỏi chưa
thực hiện luân phiên như định hướng của PPDH theo mô hình VNEN. Do đó, việc
rèn luyện năng lực tổ chức, điều hành, kĩ năng nói cho HS TB và yếu chưa được
chú ý. Khả năng ứng dụng của HS cũng còn hạn chế.
2.2.3.2. Khảo sát qua ý kiến đánh giá của GV, CBQL
Bảng 1: III. Tổng hợp khảo sát CBQL, GV về mức độ học tập của HS học
theo mô hình VNEN
Việc học tập theo nhóm với sự điều hành của nhóm trưởng chưa đạt kết quả
như mong muốn do khả năng chỉ đạo của các nhóm trưởng còn hạn chế và tính tích
cực, tự giác của các HS trong nhóm chưa cao, hoạt động ứng dụng chưa có hiệu
quả. Đây là điều GV cần quan tâm tìm biện pháp tác động để nâng cao hơn chất
lượng dạy học.
- Kĩ năng đọc hiểu của nhiều HS lớp 6 rất hạn chế, nhất là HS ở các trường
vành đai của thành phố.
2.2.3.3. Kết quả khảo sát học sinh
Qua dự giờ quan sát, tôi thấy còn nhiều HS chưa tập trung, chưa tích cực
trong khi học theo nhóm, khả năng thực hành còn hạn chế, hoạt động ứng dụng còn
khó khăn, lúng túng.
18


Tỉ lệ HS chưa đạt điểm TB ở các lớp 6 ở các trường được khảo sát phản ánh
một thực trạng là việc DH theo mô hình VNEN chưa đạt kết quả như mong muốn
nhất là các trường vùng ven thành phố có nhiều HS nông thôn.
2.2.4. Nguyên nhân của những hạn chế trong việc tổ chức DH Toán theo
VNEN

- Một bộ phận GV quen với cách dạy học truyền thống, ngại đổi mới, chưa thực
sự đầu tư cao cho bài dạy nên hiểu rõ bài học, còn lúng túng về phương pháp và kĩ
thuật dạy học.
- Chưa có tài liệu hướng dẫn cho giáo viên nên GV phải tìm tòi tham khảo nhiều
tài liệu: SGK hiện hành, các tài liệu tham khảo Toán có liên quan…
- TLHDH hướng dẫn quá tỉ mỉ, hoạt động ứng dụng rập khuôn nên không phát
huy được khả năng sáng tạo của GV. GV thực hiện trung thành với TLHDH nên
nhiều khi trở thành máy móc, thiếu linh hoạt, bài tập không phù hợp với HS lớp
mình đang dạy.
- Kĩ năng quản lí, điều hành nhóm của nhiều HS nhóm trưởng chưa tốt. Hiệu
quả làm việc nhóm chỉ tập trung vào các nhóm có HS khá, giỏi làm nhóm trưởng.
Mặt khác, GV chưa phân công luân phiên các nhóm trưởng, chưa quan tâm bồi
dưỡng để các HS TB, yếu tập làm nhóm trưởng nên kĩ năng của những HS này vẫn
rất yếu.
- Số lượng HS trong lớp đông, nhiều nhóm HS thảo luận nên GV khó bao quát
hết được hoạt động của tất cả HS và bồi dưỡng HS khá giỏi, kèm cặp HS yếu.
- Do hạn chế về kinh phí, việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tham quan
thực tế, học ngoài thiên nhiên chưa nhiều như mục tiêu của VNEN đặt ra. Do đó,
HS chưa có nhiều kiến thức thực tế giúp cho việc ứng dụng bài học có kết quả.
- GV chưa làm tốt công tác tuyên truyền về DH theo VNEN đến cha mẹ HS nên
chưa huy động được nhiều phụ huynh cùng tham gia hỗ trợ con em học tập. Phụ
19


huynh chưa hướng dẫn được tốt việc học tập ở nhà của con, nhất là hoạt động ứng
dụng
Tiểu kết chương 2
Các nhà trường đã triển khai việc tập huấn, bồi dưỡng cho GV về PPDH theo
mô hình VNEN, đội ngũ CBQL đã xây dựng kế hoạch khá cụ thể, chỉ đạo GV thực
hiện và đạt được nhiều kết quả đáng kể tạo sự chuyển biến rõ rệt trong cách dạy và

học. Đa số GV đã tiếp cận được với PPDH theo mô hình VNEN, tổ chức và hướng
dẫn HS học tập có hiệu quả.
Tuy nhiên, kiến thức chuyên môn và năng lực của một số GV về dạy học
theo mô hình trường học VNEN và cách quản lý dạy học theo mô hình trường học
vẫn còn một số hạn chế, chưa đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới. Một số GV còn lúng
túng trong việc tổ chức dạy học, chưa linh hoạt khi thực hiện các chỉ dẫn của tài
liệu hướng dẫn. Việc tổ chức hoạt động nhóm của HS chưa cao, chưa có nhiều biện
pháp bồi dưỡng HS để các em có thể luân phiên làm nhóm trưởng. GV chưa có
biện pháp bồi dưỡng học sinh khá giỏi theo mô hình dạy học VNEN.
Kỹ năng đọc hiểu, điều hành nhóm của học sinh, nhất là các trường vùng ven
thành phố còn hạn chế. Một bộ phận học sinh chưa có ý thức tự giác học tập, chưa
biết cách tự học. GV chưa làm tốt công tác tuyên truyền, huy động phụ huynh phối
hợp trong việc hướng dẫn con em họ học tập.
Những hạn chế nêu trên do nhiều nguyên nhân từ công tác quản lí, chỉ đạo
của CBQL đến quá trình thực hiện đổi mới cách tổ chức DH của GV, ý thức học tập
của HS và cả sự phối hợp của cha mẹ HS. Để nâng cao hơn chất lượng dạy học
môn tiếng Việt theo mô hình VNEN, cần có những giải pháp đồng bộ đối với
CBQL, tổ nhóm chuyên môn, GV để việc dạy học theo VNEN thực sự hiệu quả,
phát huy được năng lực và tính tích cực của HS.
Chương 3: Một số giải pháp để nâng cao chất lượng DH môn Toán theo mô
hình VNEN lớp 6 ở các trường THCS thuộc địa bàn thành phố Lào Cai.
20


3.1. Mục tiêu
Nâng cao năng lực quản lí chỉ đạo của Ban giám hiệu trong việc tổ chức bồi
dưỡng chuyên môn cho GV, chỉ đạo đổi mới PPDH theo mô hình VNEN.
Nâng cao năng lực quản lí, triển khai thực hiện DH tiếng Việt theo mô hình
VNEN của tổ, nhóm chuyên môn.
Nâng cao hiểu biết về DH theo mô hình VNEN, kĩ năng tổ chức giờ học

nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Toán ở lớp 6 nói riêng và ở cấp Trung học
cơ sở nói chung theo mô hình VNEN.
3.2. Đề xuất một số giải pháp
1. Tập huấn kỹ thuật dạy học .... dành cho giáo viên (Tập huấn nội dung lựa
chọn kỹ thuật dạy học để tổ chức hoạt động dạy học chương số nguyên).
2. Lựa chọn sử dụng phương tiện dạy học phù hợp (Mô hình hóa phép cộng,
trừ số nguyên thay vì chỉ sử dụng trục số).
3. Chia nhóm học sinh theo năng lực và nội dung bài học. (năng lực sẵn có,
năng lực cần hình thành)
4. Thiết kế phương án lên lớp theo mô hình trường học mới VNEN gắn với
tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo. (Xác định tiêu chí, Thiết kế giáo án mẫu ở
một số tiết quan trọng)
5. Tổ chức hoạt động giáo dục Stem sử dụng kiến thức toán học trong
chương số nguyên (Mục đích: Tăng cường hoạt động trải nghiệm, vận dụng của
học sinh, nâng cao năng lực toán học cho học sinh, một hình thức đánh giá kết quả
vận dụng kiến thức của chương vào thực tiễn).
3.3. Kết quả thực nghiệm một số giải pháp trong dạy học môn Toán theo mô
hình VNEN lớp 6
3.3.1.Việc triển khai thực nghiệm
3.3.1.1. Chọn địa bàn, đối tượng thử nghiệm:
21


Qua khảo sát lần 1, kết quả của các trường đối tượng 2 và 3 thấp hơn. Do đó,
chúng tôi tiến hành thử nghiệm ở một số lớp ở các trường đối tượng này. Nhóm
nghiên cứu cho rằng nếu các trường này áp dụng các giải pháp có hiệu quả thì sẽ
góp phần nâng cao hơn chất lượng dạy và học để giảm mức độ chênh lệch giữa các
trường này với trường trung tâm. Đối tượng thử nghiệm gồm 2 lớp 6 thuộc các
trường THCS ……….. và THCS ……...
3.3.1.2. Quá trình thực nghiệm:

- Nhóm nghiên cứu thiết kế bài dạy theo VNEN, trao đổi thống nhất với
CBQL, GV các lớp 6 thực nghiệm về thời gian, cách thức thực hiện; GV của các
lớp thực hiện dạy học theo thiết kế kết hợp với các giải pháp khác đã nêu.
- Dự giờ các tiết dạy thử nghiệm, trao đổi để lấy ý kiến phản hồi từ GV
- Khảo sát HS, phân tích, đánh giá kết quả.
3.3.2. Kết quả thực nghiệm.
3.3.2.1. Đánh giá chung
Nhóm nghiên cứu thực hiện theo đúng kế hoạch, các giải pháp đưa ra được
CBQL, GV và học sinh 2 trường thực nghiệm nhiệt tình hợp tác và áp dụng có hiệu
quả.
- HS sôi nổi, chủ động hơn trong giờ học, các nhóm trưởng (luân phiên) điều
hành nhóm làm việc có hiệu quả hơn, hoàn thành tốt các nhiệm vụ, giờ học vui vẻ
thoải mái. Các nhiệm vụ học tập GV giao, HS đều hoàn thành khá tốt.
- GV tham gia dạy thử nghiệm cũng đánh giá các giải pháp đã áp dụng có tác
động tích cực đến HS, đặc biệt những HS yếu đã mạnh dạn, tích cực tham gia thảo
luận, các nhóm đều hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập, năng lực điều hành của các
nhóm trưởng tiến bộ rõ rệt, kĩ năng nói của nhiều HS được nâng lên nhờ được giao
làm nhóm trưởng. HS mạnh dạn chia sẻ, tâm sự qua hộp thư cá nhân, hào hứng
tham gia các giờ học ngoài thực tế, hoạt động ngoài giờ lên lớp. HS cũng thực hiện
22


các bài tập ứng dụng tốt hơn vào hoạt động giáo tiếp ở ngoài lớp học, vận dụng
kiến thức Toán vào thực tiễn tốt hơn. Các phụ huynh quan tâm hướng dẫn con em
học tập nhiều hơn. Nhiều phụ huynh nhiệt tình hợp tác giúp đỡ, hỗ trợ GV chuẩn
bị đồ dùng, phương tiện DH.
3.3.2.2. Kết quả thực nghiệm
So sánh kết quả học tập của HS sau khi thử nghiệm được đối chiếu với kết quả
kiểm tra lần 1 (trước thực nghiệm) để đánh giá tác động của các giải pháp trong tổ
chức dạy học.


Sau thực nghiệm, tỉ lệ điểm dưới TB ở các lớp khối 2 và 3 của các trường thực
nghiệm đều giảm xuống đáng kể so với bài kiểm tra lần 1, tỉ lệ điểm khá, giỏi tăng
lên. Điều đó cho thấy HS tiếp thu kiến thức và thực hành, vận dụng tốt hơn các bài
tập tiếng Việt, kết quả học tập được nâng lên.
Tiểu kết chương III
Các giải pháp được đề xuất trên vừa là kết quả nghiên cứu lý luận về DH
theo VNEN vừa có sự phát triển từ kinh nghiệm thực tiễn của một số trường, lớp áp
dụng dạy học theo chương trình VNEN có nhiều thành công. Các giải pháp trên
đây không hoàn toàn mới nhưng là những cách thực hiện cụ thể các hướng dẫn về
quản lí, tổ chức dạy học theo mô hình VNEN một cách có hiệu quả, phù hợp với
đối tượng HS của thành phố Lào Cai. Kết quả bài kiểm tra sau thực nghiệm (lần 2)
cho thấy điểm số của học sinh các lớp thuộc các trường thực nghiệm được cải thiện
rõ rệt: Số điểm dưới TB của các lớp đều giảm xuống đáng kể, điểm khá và giỏi
tăng lên. Như vậy, các giải pháp trong việc tổ chức dạy học của giáo viên đã đem
lại hiệu quả rõ rệt, phù hợp với HS, tạo được hứng thú và phát huy được tính tích
cực của các đối tượng HS hơn, chất lượng học tập được nâng lên. Để khẳng định
tính bền vững của các giải pháp tổ chức dạy học Toán theo mô hình VNEN, các
23


trường Trung học cơ sở cần tiến hành các biện pháp một cách đồng bộ, có hệ thống
trong cả công tác quản lí và tổ chức dạy học của GV. Tùy theo điều kiện từng
trường, từng lớp mà tập trung vào giải pháp nào cho phù hợp đem lại hiệu quả thiết
thực để việc dạy học theo VNEN đạt được mục tiêu.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Dạy học mô hình trường theo học mới VNEN có thể đáp ứng được mục tiêu
là giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện có đạo đức, tri thức, sức khỏe,

thẩm mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, gắn
kết tốt hơn nhà trường, gia đình và xã hội.
Mô hình trường học (VNEN) qua một thời gian thử nghiệm đã cho thấy
những ưu việt của mô hình trường học mới tại Việt Nam. Sự chuyển đổi quá trình
sư phạm của GV hướng tới phát triển năng lực toàn diện cho HS đáp ứng yêu cầu
đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo. Thành phố Lào Cai là nơi sớm triển
khai áp dụng dạy học bậc tiểu học (lớp 2 đến lớp 5), bậc THCS áp dụng triển khai
từ năm 2014 - 2015 theo mô hình này rất tích cực. CBQL các trường chỉ đạo giáo
viên thực hiện mô hình theo đúng chỉ đạo của Phòng GD &ĐT thành phố, giáo viên
có ý thức trách nhiệm, tích cực đổi mới và thực hiện tốt việc đổi mới. Nhiều trường
đã khá thành công và rút ra được những kinh nghiệm hay từ quá trình thực hiện, đa
số các hoạt động của quá trình DH đã đáp ứng được yêu cầu của mô hình mới.
Tuy nhiên, trong sự đổi mới, bên cạnh những thành công cũng còn những
hạn chế nhất định trong quản lí, chỉ đạo và tổ chức dạy học. Chất lượng dạy học
theo mô hình VNEN chưa đồng đều giữa các trường, HS một số trường chưa quen
với phương pháp học tập mới nhất là các trường vùng ven thành phố.
Từ việc nghiên cứu làm rõ lý luận về hoạt động dạy học theo mô hình trường
học mới VNEN, trên cơ sở tìm hiểu phân tích, đánh giá thực trạng dạy học môn
24


Toán ở lớp 6 của 4 trường, nhóm nghiên cứu chỉ ra một số hạn chế và nguyên nhân,
từ đó đề xuất giải pháp để thực hiện tổ chức các hoạt động DH theo mô hình
VNEN có hiệu quả hơn nhằm nâng cao hơn chất lượng dạy học. Nhóm nghiên cứu
đã tiến hành thử nghiệm một số giải pháp trong DH ở các trường khác nhau, phân
tích, so sánh kết quả học tập của các lớp HS trước và sau thực nghiệm. Kết quả cho
thấy tác dụng tích cực của giải pháp đã đề xuất. Chúng tôi cho rằng nếu GV tích
cực áp dụng các giải pháp đã nêu trong quá trình tổ chức dạy học thì chất lượng dạy
học môn Toán lớp 6 theo mô hình VNEN sẽ ngày càng được nâng lên, nhất là với
các trường vành đai thành phố.

2. Khuyến nghị
Để các giải pháp có tính khả thi, cần có sự ủng hộ của các cấp quản lí, GV
và cha mẹ HS, chúng tôi mạnh dạn đề xuất một vài khuyến nghị sau:
- Chương trình DH Việt Nam mới VNEN nên phổ biến, mở rộng phạm vi áp
dụng đến tất cả các trường THCS trong thành phố Lào Cai và tiếp tục triển khai mô
hình ở các lớp 8, 9 cấp THCS để duy trì tính hệ thống và phát triển mô hình.
- Các trường tiếp tục tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên cho GV về DH môn
Toán theo VNEN, tập trung thiết kế một số tiết dạy để GV dự giờ, hội thảo trao đổi
về PPDH.
- Cần tăng cường tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn gữa các trường về
DH theo VNEN đối với các môn học nói chung và trao đổi kinh nghiệm về dạy học
tiếng Việt ở các lớp Tiểu học học theo mô hình VNEN để DH đạt chất lượng theo
đúng yêu cầu.
- Phòng GD& ĐT thành phố tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ
hoạt động DH của GV (máy in, máy photo coppy)

25


×