Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

Văn hóa ứng xử của sinh viên đại học Nội Vụ Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (332.72 KB, 53 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA VĂN THƯ - LƯU TRỮ

VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI HIỆN NAY

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

HỌC PHẦN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Học phần

: Phương pháp nghiên cứu khoa học

Mã phách

: ……………………………………..

Hà Nội - 2016


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
Cô TS.Vũ Ngọc Hoa, đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình học tập trên
lớp.
Tôi chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Văn thư – Lưu trữ đã
tận tình truyền đạt kiến thức trong thời gian học tập vừa qua. Với vốn kiến
thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình
nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quý báu để tôi bước vào đời một
cách vững chắc và tự tin.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các bạn trong khoa Văn thư – Lưu trữ, cùng


khoa Quản lý văn phòng đã hợp tác phỏng vấn và nhiệt tình trả lời các câu hỏi
điều tra tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành bài nghiên cứu này.
Trong quá trình làm đề tài nghiên cứu, khó tránh khỏi sai sót, rất mong
các Thầy, Cô bỏ qua. Đồng thời do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm
thực tiễn còn hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót,
rất mong nhận được ý kiến đóng góp Thầy, Cô để tôi học thêm được nhiều
kinh nghiệm và sẽ hoàn thành tốt hơn trong các bài báo cáo sắp tới.
Cuối cùng tôi xin kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành
công trong sự nghiệp cao quý.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2016.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự
hướng dẫn khoa học của TS.Vũ Ngọc Hoa. Các nội dung nghiên cứu, kết quả
trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước
đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét,
đánh giá được chính tôi thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần
tài liệu tham khảo.
Ngoài ra, trong đề tài nghiên cứu còn sử dụng một số nhận xét, đánh
giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích
dẫn và chú thích nguồn gốc.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm về nội dung đề tài nghiên cứu của mình. Trường Đại học Nội vụ Hà
Nội không liên quan đến những vi phạm tác quyền, bản quyền do tôi gây ra
trong quá trình thực hiện (nếu có).
Sinh viên

Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2016.



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
SV
GV
ĐHNVHN
VHUX
NXB
CBGV
HSSV

Dịch nghĩa
Sinh viên
Giảng viên
Đại học Nội Vụ Hà Nội
Văn hóa ứng xử
Nhà xuất bản
Cán bộ giáo viên
Học sinh sinh viên


DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC BIỂU ĐỒ


MỤC LỤC



7

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Để trở thành người lao động có trình độ chuyên môn nhất định, có khả
năng ứng xử trong công việc nói riêng và trong cuộc sống nói chung, mỗi sinh
viên không chỉ bồi dưỡng cho mình về kiến thức chuyên môn mà cả về khả
năng giao tiếp, ứng xử. Có thể nói văn hóa ứng xử góp phần không nhỏ trong
sự thành đạt của mỗi người. Hiện nay, đa số sinh viên biết ứng xử trong quan
hệ giao tiếp nhưng cũng không ít sinh viên còn lúng túng, thiếu tinh tế về vấn
đề này.
Trong cuộc sống, trong giao tiếp hàng ngày con người luôn phải ứng
phó với biết bao tình huống, có lúc dễ dàng xử lý, có lúc thật phức tạp. Xã hội
càng văn minh thì nhu cầu trong giao tiếp của con người càng cao. Ứng xử
một cách thông minh, khôn khéo, tế nhị, kịp thời, có hiệu quả, đạt tới mức độ
nghệ thuật, ngày nay còn được coi như bí quyết thành công trong cuộc sống,
trong công việc và trong học tập. Vì vậy, văn hóa ứng xử của sinh viên đã,
đang là vấn đề còn nhiều bất cập. Văn hóa ứng xử của sinh viên ngày càng có
nhiều thay đổi và xuất hiện nhiều yếu tố ứng xử mới. Xã hội ngày càng phát
triển thì các khuân mẫu, chuẩn mực cũng ngày càng mai một và biến đổi theo
cơ chế mới của thời kỳ đất nước hội nhập. Mỗi sinh viên có cách ứng xử riêng
của mình, sinh viên – độ tuổi đẹp nhất, tràn đầy nhựa sống với biết bao nhiêu
hoài bão, niềm đam mê muốn theo đuổi, suy nghĩ hành động nghiêng nhiều
theo cái tôi cá nhân thể hiện lối sống của chính bản thân. Nó thể hiện tầm
nhìn, trình độ nhận thức, trình độ hiểu biết, trình độ học vấn, đạo đức, nếp
sống, suy nghĩ, hành vi của mỗi sinh viên.
Văn hóa ứng xử là một môi trường rất quan trọng để rèn luyện nhân
cách và giáo dục đạo đức mỗi sinh viên. Vì thế vấn đề xây dựng văn hóa ứng



8

xử được coi là trọng tâm quan trọng trong mỗi nhà trường. Nếu môi trường
học đường thiếu văn hóa ứng xử thì không thể làm được chức năng truyền tải
những giá trị, những tri thức quý báu và rèn luyện tu dưỡng đạo đức cho mỗi
sinh viên được. Do đó, mà văn hóa ứng xử có tầm ý nghĩa vô cùng quan
trọng, rất gần gũi nhưng có tầm ảnh hưởng sâu rộng. Nó là mục tiêu phát triển
rèn luyện của nhà trường. Văn hóa ứng xử là một bộ phận quan trọng của văn
hóa giáo dục trong nhà trường. Nhà trường bên cạnh việc đề cao chất lượng
giảng dạy song song là việc đưa ra các biện pháp để nâng cao văn hóa ứng xử
của sinh viên. Văn hóa ứng xử thể hiện một phần nào đó giá trị, bộ mặt của
nhà trường. Đó là yếu tố đầu tiên cơ bản của các thầy cô giảng viên và mỗi cá
nhân sinh viên. Đặc biệt hơn thủ đô Hà Nội với nghìn năm văn hiến, là trung
tâm của quốc gia, trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của quốc gia, lưu giữ
những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc và cả những giá trị ứng xử
chuẩn mực. Là nơi tập trung nhiều trường đại học của nước ta, là nơi học tập
để có hành trang tri thức cũng như tu dưỡng đạo đức nhân cách, rèn luyện
những thế hệ sinh viên thành những công dân có ích cho xã hội. Trường đại
học Nội vụ Hà Nội là một trong số những ngôi trường đó.
SV trường ĐHNVHN là nhữngcông chức, viên chức trong tương lai họ
cần được cung cấp những tri thức, kỹ năng về giao tiếp và văn hóa ứng xử.
Chính từ kiến thức về VHUX giúp họ có mối quan hệ tốt với bạn bè thầy
cô.Điều này sẽ là nhân tố để tạo điều kiện tốt cho việc học tập, học hỏi, giao
lưu lĩnh hội tri thức.Mặt khác, sau khi rời ghế nhà trường, SV có được những
tri thức cơ bản về VHUX nhằm giúp họ xử lí các tình huống trong cuộc sống
tốt hơn, thành công trong các mối quan hệ xã hội, trong môi trường làm việc
của mình.
Trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội, giáo dục hiện nay của đất
nước nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng, những người viên chức không



9

thể thiếu VHUX cơ bản. VHUX là hành trang giao tiếp cơ bản giúp họ thành
công trong công việc, trong nghề nghiệp và trong cuộc sống. Xuất phát từ lý
do trên chúng tôi đã chọn đề tài “Văn hóa ứng xử của sinh viên đại học Nội
Vụ Hà Nội” để tìm hiểu những thực trạng, biểu hiện cũng như nguyên nhân
tác động đến văn hóa ứng xử của SV ĐHNVHN hiện nay. Đồng thời đưa ra
những đánh giá và những giải pháp nhằm nâng cao văn hóa ứng xử của SV
ĐHNVHN. Giáo dục, xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà trường tìm ra
những đặc tính cần phát huy, giữ vững và loại trừ, lên án, phê phán những
hành vi, thái độ ứng xử không có văn hóa, không đúng chuẩn mực. Khẳng
định nêu cao được giá trị cũng như vai trò to lớn của văn hóa ứng xử với mỗi
cá nhân sinh viên.
2. Lịch sử nghiên cứu
Đã có những sách và tài liệu tìm hiểu về văn hóa ứng xử như:
Nguyễn Thanh Tuấn ( 2008) – “Văn hóa ứng xử Việt Nam hiện nay”,
Lê Thị Bừng( 1997)- “ Tâm lý học ứng xử”, Phạm Minh Thảo (2000) – “
Nghệ thuật ứng xử của người Việt.
Đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến văn hóa như:
- Công trình luận án nghiên cứu về đề tài văn hóa ứng xử như: Luận
văn thạc sĩ Khoa Văn hóa học, Hà Nội: “ Văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh với
việc xây dựng con người mới hiện nay” Cao Hải Yến (2001); Luận văn Văn
hóa ứng xử của người Hà Nội trong thời kì đổi mới hiện nay.
- GS, Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục.
Trong cuốn sách này, tác giả đã không trình bày khái niệm văn hóa ứng xử,
nhưng đã xác định những nội hàm của khái niệm này. Tác giả cho rằng các
cộng đồng chủ thể văn hóa tồn tại trong quan hệ với hai loại môi trường: môi
trường tự nhiên và môi trường xã hội. Với mỗi loại môi trường, đều có cách



10

thức xử thế phù hợp là tận dụng và ứng phó.
- Tô Thị Kim Nguyên (1999). “Chức năng xưng hô của danh từ, danh
ngữ trong tiếng Việt”. Luận văn Thạc sĩ khoa học ngành Lí luận ngôn ngữ.
Trường Đại học Khoa học Huế. Tác giả nghiên cứu các danh từ, danh ngữ
được dùng làm phương tiện xưng hô trong tiếng Việt và giá trị ngữ nghĩa ngữ
dụng của các danh từ, danh ngữ này trong các phong cách ngôn ngữ. Tác giả
cũng nhấn mạnh việc dùng các đại từ nhân xưng trong giao tiếp không thật
phổ biến. Do vậy, người Việt có xu hướng sử dụng các danh từ, danh ngữ làm
phương tiện xưng hô. Hơn nữa, các danh từ, danh ngữ khi thực hiện chức
năng xưng hô thì sắc thái biểu cảm của chúng cũng rất đa dạng và phong phú.
Có được điều này còn tùy thuộc vào mục đích, hoàn cảnh, đối tượng giao tiếp,
tức là ai nói, nói với ai và nói trong hoàn cảnh như thế nào?
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
*Đối tượng: Nghiên cứu về văn hóa ứng xử của sinh viên trường Đại
học Nội vụ Hà Nội.
*Phạm vi nghiên cứu

:

-Không gian : trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
- Thời gian: bắt đầu từ tháng 12/2016.
4. Mục đích,nhiệm vụ nghiên cứu .
- Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu đề tài này để góp phần cải thiện và
nâng cao hiệu quả văn hóa ứng xử của SV trường ĐHNVHN.Nhằm đề ra các
phương pháp giúp sinh viên ĐHNV có văn hóa ứng xử tốt.



11

- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Nghiên cứu cơ sở lý luận về văn hóa ứng xử của SV trường
ĐHNVHN.
+ Thực trạng văn hóa ứng xử của SV trường ĐHNVHN.
+ Đề xuất giải pháp để phát triển văn hóa ứng xử của SV trường
ĐHNVHN.
5.Giả thuyết khoa học.
- Văn hóa ứng xử của sinh viên ĐHNV ngày càng có nhiều thay đổi và
xuất hiện nhiều yếu tố ứng xử mới. Xã hội ngày càng phát triển thì các khuân
mẫu, chuẩn mực cũng ngày càng mai một và biến đổi theo cơ chế mới của
thời kỳ đất nước hội nhập. Nếu tìm ra những biện pháp tác động thích hợp sẽ
nâng cao VHUX cho SV góp phần nâng cao chất lượng đạo tào của nhà
trường.
6. Phương pháp nghiên cứu.
6.1. Phương pháp nghiên cứu bằng tài liệu.
- Nghiên cứu và hệ thống hóa những lý luận về ứng xử và VHUX.
-Từ kết quả nghiên cứu lý luận xác định khung cơ sở phương pháp
nghiên cứu.
6.2. Phương pháp nghiên cứu điều tra.
- Đối tượng: SV ĐHNVHN với số lượng 100 SV.
- Thực hiện điều tra bằng phiếu với các câu hỏi trắc nhiệm nhằm đánh


12

giá được thực trạng ứng xử của SV ĐHNVHN.
- Phỏng vấn các SV trong trường bằng các câu hỏi phỏng vấn để đánh
giá được thực trạng VHUX ở dạng nói của SV trường ĐHNVHN.

- Ngoài ra còn sử dụng phương pháp quan sát (quan sát bằng mắt) cách
SV ứng xử với SV, thầy cô trong trường, để từ đó điều tra về thực trạng ứng
xử của SV trường ĐHNVHN.
7. Cấu trúc dự kiến của đề tài.
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA SINH
VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI HIỆN NAY.
Chương 2. THỰC TRẠNG VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI HIỆN NAY.
Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VĂN HÓA
ỨNG XỬ CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI.


13

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI HIỆN NAY
1.1. Khái niệm chung
1.1.1. Khái niệm“ Văn hóa”
Văn hóa” là giá trị vật chất và tinh thần của một dân tộc, là trình độ cao
trong sinh hoạt xã hội, là biểu hiện của văn minh.Văn hóa là sản phẩm của
loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con
người và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người,
và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này
sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa được tái tạo và phát
triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người.
Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu
hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người
cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra.
Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con
người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các

giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình
hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự
nhiên xã hội.
Trong cuốn Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, PGS.TSKH Trần Ngọc
Thêm cho rằng: Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh
thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn,
trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của
mình.
Như vậy, có thể thấy rằng: Văn hóa là tất cả những giá trị vật thể do


14

con người sáng tạo ra trên nền của thế giới tự nhiên.
1.1.2. Khái niệm “ ứng xử”
“ Ứng xử” là sự thể hiện thái độ, hành động thích hợp trước những sự
việc có quan hệ giữa mình với người khác.
Ứng xử là một biểu hiện của giao tiếp, là sự phản ứng của con người
trước sự tác động của người khác với mình trong một tình huống nhất định
được thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng của con người nhằm
đạt kết quả tốt trong mối quan hệ giữa con người với nhau. Xét trên bình diện
nhân cách thì bản chất của ứng xử chính là những đặc điểm tính cách của cá
nhân được thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ và cách nói năng của cá nhân
với những người xung quanh.
1.1.3. Khái niệm “ Văn hóa ứng xử”
Văn hoá ứng xử là cái đẹp, cái giá trị trong ứng xử, tức là ứng xử có
văn hoá. Nó bao gồm: hệ thống thái độ, khuôn mẫu, kỹ năng ứng xử của cá
nhân và cộng đồng người trong mối quan hệ với môi trường thiên nhiên, xã
hội và bản thân, dựa trên những chuẩn mực xã hội nhằm bảo tồn, phát triển
cuộc sống của cá nhân và cộng đồng người hướng đến cái chân, cái thiện, cái

mỹ.
Văn hóa ứng xử là cách đối nhân xử thế thích hợp giữa người với người
trong cuộc sống. Việc ứng xử có văn hóa không chỉ tạo nên nét đẹp trong từng
cá nhân, mà còn phản ánh bản sắc văn hóa của một cộng đồng, một quốc gia,
một dân tộc.
Hành vi ứng xử văn hóa là những biểu hiện hoạt động bên ngoài của
con người, được thể hiện ở lối sống, nếp sống, suy nghĩ và cách ứng xử của
con người đối với bản thân, với những người chung quanh, trong công việc và
môi trường hoạt động hằng ngày. Tuy nhiên hành vi ứng xử văn hóa của mỗi
cá nhân là khác nhau, nó được hình thành qua quá trình học tập, rèn luyện và


15

trưởng thành của mỗi cá nhân trong xã hội. Hành vi ứng xử văn hóa được coi
là các giá trị văn hóa, đạo đức, thẩm mỹ của mỗi cá nhân được thể hiện thông
qua thái độ, hành vi, cử chỉ, lời nói của mỗi cá nhân đó. Nó được biểu hiện
trong mối quan hệ với những người xung quanh, trong học tập, công tác, với
bạn bè cùng trang lứa và thậm chí ngay cả với chính bản thân họ.
1.1.4. Đặc điểm của văn hóa ứng xử trong nhà trường
Xã hội ngày càng văn minh thì văn hóa ứng xử lại càng là vấn đề nhạy
cảm của giới trẻ hiện nay. Hầu hết giới trẻ hiện nay đều khao khát muốn được
thể hiện bản thân mình. Để làm được điều đó, một số bạn trẻ cho rằng bằng
mọi cách cần gây sự chú ý của người khác đối với mình. Điều mà người lớn
thường cho là kệnh cỡm, khác người, thì một số thanh niên lại gọi đó là
môđen, thời thượng. Những lời nói có phần cộc lốc, thiếu văn hóa lại được
gọi là đẳng cấp, đúng chất. Những câu chửi thề nói tục có lẽ cũng không còn
xa lạ bởi những ngôn từ đó đã trở thành thói quen không thể thiếu của một bộ
phận thanh niên. Dẫu rằng chỉ là bộ phận nhỏ thôi cũng đủ làm cho chúng ta
nhức nhối, phải rung lên một hồi chuông cảnh tỉnh.

Đối với một bộ phận không nhỏ học sinh, sinh viên trong nhà trường
vẫn chưa hình thành được nếp sống văn minh, lối sống văn hóa. Một trong
những hình ảnh minh chứng rõ rệt đó là việc văng tục chửi thề, đi học muộn,
gặp thầy cô không chào hỏi, nghỉ học vô lý do, ngồi lên vai tựa ghế đá… đó là
những hành động thiếu suy nghĩ ảnh hưởng không nhỏ tới cảnh quan và môi
trường sư phạm trong nhà trường.
Ông cha ta vẫn có câu rằng: “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà
nói cho vừa lòng nhau”. Không ít bạn sinh viên khi nói chuyện với nhau vẫn
gọi thầy cô là ông nọ bà kia, thể hiện sự thiếu tôn trọng các thầy cô giáo.
Trong thư viện thì nói chuyện to, cười đùa ầm ĩ… Và đặc biệt là ngôn ngữ
tuổi teen được khá nhiều bạn trẻ hiện nay dùng, trước mỗi câu phát ra lại thêm
những câu đệm rất thiếu văn hóa, được lồng ghép bằng nhiều ngôn ngữ Việt,


16

Anh, Trung, Hàn.... Chính việc làm thiếu văn hóa của một số bạn thanh niên
đã đánh mất đi những hình ảnh đẹp về đoàn viên thanh niên trường đại học
mà bấy lâu nay chúng ta gìn giữ.
Ứng xử của sinh viên với bạn bè cũng là một nội dung quan trọng trong
văn hóa học đường. Sinh viên thường có tinh thần nghĩa hiệp. Khi bạn bè gặp
khó khăn sẵn sàng chia sẻ, động viên. Một lời cảm ơn, xin lỗi nhẹ nhàng chân
thành có thể để lại một ấn tượng tốt, có thể giải tỏa được những vướng mắc
tạo nên mâu thuẫn không đáng có. Nhưng một số sinh viên thường có thái độ
quá khích, thiếu bình tĩnh khi bạn bè làm mình không hài lòng. Vì vậy, chỉ
một cái nhìn “không bình thường”, chỉ một va chạm nhẹ, một mâu thuẫn nhỏ
là có thể có những lời nói thô tục, khiếm nhã, thậm chí gây gổ, đánh nhau.
Ứng xử của sinh viên trong các cuộc họp, hội nghị, trong lớp học, trong
các buổi mít tinh cũng là một vấn đề cần bàn. Trong lớp học, một số sinh viên
nói chuyện riêng, gây ồn ào ảnh hưởng đến việc tiếp thu bài của cả lớp và

giảng bài của thầy cô giáo. Một số sinh viên sử dụng điện thoại di động để
truy cập mạng hoặc chơi trò chơi trong giờ học. Có những sinh viên ngủ trong
lớp, khi giảng viên hỏi về bài học mới đứng dậy ngơ ngác hoặc bỏ giờ ra quán
ngồi. Trong buổi họp, mít tinh người lên phát biểu ý kiến cứ phát biểu còn
sinh viên cứ nói chuyện rào rào, khi diễn giải phát biểu xong cũng không vỗ
tay tán thưởng. Xem biểu diễn văn nghệ khi kết thúc tiết mục cũng chỉ vỗ tay
lẹt đẹt để cổ vũ. Trong buổi lễ tổng kết, đến chương trình khen thưởng, nhìn
lại chỉ còn một nửa sinh viên trong hội trường.
Ứng xử của sinh viên trên facebook có những biểu hiện không tốt. Một
số sinh viên sử dụng những từ lóng, khó hiểu. Có bạn sử dụng ảnh của Đại
tướng Võ Nguyên Giáp làm ảnh đại diện…Có những sinh viên bất cứ chuyện
gì cũng đưa lên facebook trình làng, kể cả chuyện tế nhị. Trong gia đình, một
số sinh viên hầu như không có thói quen đi thưa, về chào, cãi lại bố mẹ, ông
bà với thái độ hỗn láo, chi tiêu quá mức so với hoàn cảnh gia đình gây nợ


17

nần…
Ứng xử của sinh viên đối với người nước ngoài đến thăm Việt Nam
cũng còn nhiều điều phải bàn. Xin dẫn lời Giáo sư Hoàng Xuân Sính khi nói
về vấn đề này trên bài trả lời phỏng vấn về giáo dục đại học: “Về kỹ năng
sống và khả năng sáng tạo thì phải thừa nhận, sinh viên Việt Nam rất kém và
thiếu lễ độ. Tôi từng cùng một chuyên gia người Pháp qua thăm trường Đại
học Quốc gia Hà Nội. Khi đến trường ông ấy chào sinh viên, nhưng sinh viên
Việt nam thay vì chào lại quay sang bàn tán, rồi cười ré lên trước người lạ.
Khi đó, tôi đã phải đưa ông ấy đi ngay vì tôi thấy quá xấu hổ với kỹ năng ứng
xử của sinh viên Việt Nam”. Nhưng hiện tượng này không phải là cá biệt
trong ứng xử với khách ngoại quốc của sinh viên.
1.1.5.Yêu cầu của văn hóa ứng xử trong nhà trường

Việc xây dựng văn hóa nhà trường là vô cùng cần thiết trong bối cảnh
hiện nay. Nó đòi hỏi sự vào cuộc của các cấp quản lý và đặc biệt là sự chủ
động, quyết tâm và cầu thị của các Trường. Và hơn bao giờ hết, chúng ta đang
rất cần những nhà giáo chân chính, những con người có bản lĩnh và cái tâm
trong sáng trong cuộc chiến chống nạn “xâm lăng văn hóa”.
- Cần xây dựng mô hình nhân cách văn hóa con người Việt nam theo
hướng phát triển cân đối, hài hòa giữa tâm lực, trí lực và thể lực. Trong đó,
lấy tâm lực làm nền tảng cho phát triển nhân cách. Cần phải chú trọng đến
giáo dục chữ “tâm” - lấy nó là cốt cách để làm người. Văn hóa người Việt
nam chúng ta có lối sống trọng tình, coi trọng lễ nghĩa, tôn sư trọng đạo. Như
vậy, phát huy được mô hình nhân cách này cũng là phát huy lợi thế về bản sắc
văn hóa người Việt.
- Tiếp tục chỉ đạo và phát động phong trào thi đua “xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực”. Việc tiếp tục chỉ đạo thực hiện phong trào


18

của Bộ GD-ĐT phải trên cơ sở rà soát, đánh giá rút kinh nghiệm giai đoạn
thực hiện trước đó. Trong đó, cần hướng dẫn cụ thể các khâu kỹ thuật cho các
trường trong việc xây dựng phong trào này để các trường cụ thể hóa nội dung
và phát huy sáng tạo. Nếu chúng ta xây dựng trường học thân thiện học sinh
tích cực một cách hiệu quả và thực chất thì mỗi nhà trường Việt nam sẽ là một
nhà trường văn hóa.
1.2. Các biểu hiện của văn hóa ứng xử trong nhà trường
1.2.1. Ngôn ngữ ứng xử
Ngôn ngữ ứng xử được thể hiện qua lớp từ xưng hô. Xưng hô là một
hành động diễn ra liên tục, thường xuyên trong khi trò chuyện và là lời của cả
người nói lẫn người nghe.
Xưng hô đúng cách là xưng hô đúng tôn ti, trật tự tạo sự tôn trọng, tình

cảm giữa các bên giao tiếp. Hệ thống từ xưng hô được sinh viên các ngành
trong trường sử dụng khá đa dạng và phong phú. Điều này phản ánh đời sống
tinh thần cũng như các mối quan hệ rất phong phú của các em sinh viên.
Giao tiếp trong môi trường tự nhiên của các sinh viên tại các khu nhà
trọ có thể thấy: chủ yếu là cách xưng hô của các sinh viên bạn bè đồng trang
lứa. Cụ thể: theo tên riêng khá phổ biến: Lan, Hoa, Ý, Tuấn, Lài, Na,… Cách
xưng hô này tạo được tính khách quan, vai giao tiếp ngang bằng nhau, trung
hòa về sắc thái biểu cảm. Ngoài những cách xưng hô giao tiếp như cậu, tớ,
mày, tao, chú mày, em, anh.
Thực tế, các từ dùng xưng hô rất đa dạng và phong phú. Một số sinh
viên tự tạo ra các cách xưng hô đặc biệt, gắn liền với nét tính cách, hình dáng
của các bạn. Ví dụ: Nguyên ròm, Quang sẹo, Trung hói, Uyên ú, ... Cách
xưng hô này tuy thân mật, gần gũi, nhưng khi sử dụng phải cẩn trọng vì trong
một số tình huống sẽ làm người được nói đến tủi thân.
1.2.2. Thái độ ứng xử


19

Thái độ ứng xử trong VHUX được thể hiện qua:
-

Văn hóa chào hỏi

Người Việt có câu: “ Lời chào cao hơn mâm cỗ” nó thể hiện sự trân
trọng lẫn nhau, cũng như lời chào rất được người Việt coi trọng. Chào hỏi thể
hiện được bản chất, ý thức, phong cách của con người và cao hơn thế là thể
hiện được nề nếp, cách giáo dục con cái của mỗi gia đình và thể hiện được
thuần phong mĩ tục của dân tộc Việt Nam. Có thể nói chào hỏi là nét văn hóa,
tính nhân văn của cộng đồng trên thế giới.

Thế hệ trẻ hiện nay nhiều người xem nhẹ lời chào câu hỏi là do họ đề
cao tính thực dụng, không biết không chào. Thậm chí, nếu người xa lạ đụng
độ ở đâu đấy họ còn giương mắt lên nhìn. Còn có hiện tượng vì cái nhìn mà
thách thức, khinh thị, thậm chí đánh nhau… chung quy cũng bởi họ lãng
quên, thiếu đi lời chào, văn hóa xã giao. Chính vì vậy, khi con người không để
ý đến nét văn hóa này cũng là một điều ái ngại và đòi hỏi chúng ta phải xem
xét lại. Nó giống như sự biến thái hay đứt gãy nét văn hóa ứng xử, gây tổn hại
đến nhân cách con người. Môi trường giáo dục văn hóa chào hỏi chính là môi
trường giáo dục và môi trường nhà trường.
-

Văn hóa khen

Khen ngợi là một hành động quan trọng nhằm biểu dương kịp thời cái
tốt và khuyến khích tinh thần vươn lên. Nhưng người Việt Nam vốn có truyền
thống văn hóa trọng tình nên việc khen hay chê cũng ít khi bộc lộ thẳng thắn,
bộc lộ trực tiếp mà thường ý nhị.
-

Văn hóa cảm ơn, xin lỗi

Cảm ơn, xin lỗi là một phần trong văn hóa ứng xử, nó là chất keo kết
dính mọi người lại với nhau. Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi thể hiện một lối sống
văn hóa và giàu ý thức tự trọng. Điều này rất quan trọng trong giao tiếp và
cần được phát huy hơn nữa.
Cảm ơn hay xin lỗi là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa, là


20


hành vi văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội. Trong ứng xử giữa cộng đồng,
khi cảm ơn và xin lỗi được trình bày một cách chân thành, một mặt phản ánh
phẩm chất văn hóa của cá nhân, một mặt giúp mọi người dễ cư xử với nhau
hơn.
Trước đây, trong quan hệ xã hội, việc mọi người cảm ơn và xin lỗi
nhau vốn là chuyện bình thường, cảm ơn và xin lỗi trở thành một trong các
tiêu chí để định tính tư cách văn hóa của con người. Rồi nhiều năm trở lại đây,
lời cảm ơn và xin lỗi như có chiều hướng giảm trong giao tiếp xã hội.
Xin lỗi khi bản thân mắc lỗi là chuyện bình thường, và mỗi người ứng
xử với lỗi lầm của mình theo cách khác nhau. Có người thừa nhận sai lầm, xin
lỗi rồi sửa sai; lại có người biết là sai lầm nhưng không dám thừa nhận, hoặc
thừa nhận nhưng không chịu sửa chữa và không hề biết nói lời xin lỗi. Biết
nói và sử dụng lời cảm ơn hay lời xin lỗi là biểu hiện của nhận thức, của việc
thực hiện hành vi ứng xử văn hóa. Ðể các lời nói thân thiện này trở thành thói
quen trong quan hệ xã hội, mỗi người trong chúng ta cần nhận thức cụ thể
hơn, để mọi người ứng xử có văn hóa hơn trong giao tiếp.
-

Văn hóa trật tự, lắng nghe

Giữ trật tự và lắng nghe người khác nói là một nét đẹp trong văn hóa giao
tiếp. Có giá trị cao trong việc thể hiện văn hóa của bản thân mình.
-

Văn hóa đúng giờ

Văn hóa đúng giờ được đánh giá cao trong giao tiếp, nó vừa thể hiện
tính chất nghiêm túc, nếp sống kỉ luật vừa thể hiện sự tôn trọng với người
khác.
-


Quan niệm về nói tục chửi thề

Nói tục chửi thề là hành vi xấu của học sinh, sinh viên hiện nay. Nó làm
mất đi sự trong sáng trong văn hóa ứng xử lứa tuổi học đường. Đây là một
hành vi vô văn hóa trong nhà trường.
-

Văn hóa xử lý tình huống


21

Cách xử lý tình huống trong giao tiếp ứng xử thông minh khôn khéo, tế nhị,
kịp thời, có hiệu quả, đạt tới mức độ nghệ thuật, ngày nay còn được coi như bí
quyết thành công trong học tập và cuộc sống.
1.3. Vai trò của văn hóa ứng xử đối với sinh viên.
Văn hóa nhà trường là một tập hợp các giá trị, niềm tin, hiểu biết, chuẩn
mực cơ bản được các thành viên trong Nhà trường cùng chia sẻ và tạo nên
bản sắc của Nhà trường đó. Căn cứ theo hình thức biểu hiện thì văn hóa nhà
trường gồm phần nổi có thể nhìn thấy như: không gian cảnh quan nhà trường,
lôgô, khẩu hiệu, hành vi giao tiếp... và phần chìm không quan sát được như:
niềm tin, cảm xúc, thái độ...
Ở Việt Nam, với sự phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã
hội chủ nghĩa, vào những năm gần đây, văn hoá tổ chức đã được nhận diện
như một tiêu chí khi xây dựng hoạt động của các tổ chức mang tính chuyên
nghiệp. Và hơn bất cứ tổ chức nào hết trong xã hội, Nhà trường phải là tổ
chức có “hàm lượng” văn hoá cao nhất; là nơi hội tụ, kết tinh văn hoá để đào
tạo ra những chuẩn mực văn hoá cho xã hội.
Về góc độ tổ chức, VHUX được coi như một mẫu thức cơ bản, tạo ra một

môi trường quản lý ổn định, giúp cho Nhà trường thích nghi với môi trường
bên ngoài, tạo ra sự hoà hợp môi trường bên trong. Một tổ chức có nền văn
hóa mạnh sẽ hội tụ được cái tốt, cái đẹp cho xã hội. VHUX sẽ giúp cho Nhà
trường thực sự trở thành một trung tâm văn hóa giáo dục, là nơi hội tụ sức
mạnh của trí tuệ và lòng nhân ái trong xã hội, góp phần quan trọng tạo nên
sản phẩm giáo dục toàn diện.
Đối với đội ngũ CBGV Nhà trường, VHUX thúc đẩy sự sáng tạo cá nhân,
tạo nên tình thương yêu chân thành giữa các thành viên và đảm bảo cho sự


22

hợp tác vì mục tiêu chung. Thầy cô giáo là người trực tiếp tham gia hoạt động
giảng dạy. Và hơn ai hết, chính nhân cách nhà giáo sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới
nhân cách học trò. Vì vậy, chúng ta rất cần những nhà giáo ngoài kiến thức
chuyên môn, phải hiểu biết rộng về cuộc sống, có kiến thức sâu sắc về văn
hóa xã hội.
Đối với HSSV, văn hóa tạo nên giá trị đạo đức và có vai trò điều chỉnh
hành vi. Khi được giáo dục trong một môi trường văn hóa và thấm nhuần hệ
giá trị văn hóa, học trò không những hình thành được những hành vi chuẩn
mực mà quan trọng hơn là ẩn chứa trong tiềm thức các em là niềm tin nội tâm
sâu sắc vào những điều tốt đẹp, từ đó, khao khát cuộc sống hướng thiện và
sống có lý tưởng. Đồng thời, Văn hóa Nhà trường còn giúp các em về khả
năng thích nghi với xã hội. Một con người có văn hóa thì trong con người đó
luôn hội tụ đầy đủ những giá trị đạo đức căn bản, đó là đức tính khiêm tốn, lễ
độ, thương yêu con người, sống có trách nhiệm với bản thân và xã hội... Do
vậy, khi gặp những tình huống xã hội phát sinh, dù là những tình huống mà
các em chưa từng trải nhưng nhờ vận dụng năng lực văn hóa để điều tiết hành
vi một cách hài hòa, các em có thể tự điều chỉnh mình phù hợp với hoàn cảnh,
ứng xử hợp lẽ, hợp với lòng người và cuộc sống xung quanh.


Tiểu kết chương 1.
Chương 1 đã làm rõ cơ sở lý luận về VHUX, các khái niệm chung, các
biểu hiện và vai trò của VHUX đối với SV, cung cấp cho người giao tiếp cái
nhìn toàn diện nhất về ứng xử trong nhà trường. Từ đó làm tiền đề cho việc
nghiên cứu thực trạng VHUX của SV trường ĐHNVHN ở chương 2.


23


24

Chương 2. THỰC TRẠNG VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI HIỆN NAY.
Ở chương 1 tôi đã đề cập đến cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu trước
khi khám phá kết quả nghiên cứu, tôi xin trình bày thực trạng văn hóa ứng xử
của SV trường ĐHNVHN bằng các kết quả điều tra thông qua phiếu và phỏng
vấn các bạn SV trong trường. Kết quả điều tra: số phiếu phát ra là 100 phiếu,
số phiếu thu về 100 phiếu, số phiếu đạt được kết quả thông tin cho cuộc
nghiên cứu là 100 phiếu.
2.1. Những biểu hiện văn hóa ứng xử của sinh viên trường đại học
Nội vụ Hà Nội hiện nay
2.1.1. Ngôn ngữ ứng xử
2.1.1.1. Văn hóa ứng xử qua lớp từ xưng hô
Kết quả 1: Bạn thường dùng cách xưng hô nào với bạn bè cùng lứa tuổi
Cách xưng hô
Tôi – bạn
Bạn - mình
Cậu – tớ

Tao - mày
Xưng tên
Biệt danh
Cách gọi khác

Số phiếu
18/100
4/100
37/100
29/100
10/100
0/100
2/100

Tỷ lệ
18%
4%
37%
29%
10%
0%
2%
( Nguồn điều tra thực tế)

Bảng 2.1. Cách xưng hô với bạn bè cùng lứa tuổi
Trong 100 phiếu khảo sát về cách xưng hô với bạn bè cùng lứa tuổi của
sinh viên: Cách xưng hô Tôi- bạn chiếm 18%, Bạn – mình chiếm 3%, Cậu –
tớ chiếm 37%, Tao – mày chiếm 29%, xưng tên chiếm 10%, cách gọi khác
chiếm 3% và biệt danh là 0%. Tỉ lệ trên cho thấy số SV có cách xưng hô Cậu
– tớ là nhiều nhất.

Biểu đồ 2.1. Thể hiện cách xưng hô với bạn bè cùng lứa tuổi.
Từ biểu đồ ta có thể thấy cách xưng hô với bạn bè cùng lứa tuổi rất đa


25

dạng. Cách xưng hô cậu – tớ chiếm tỉ lệ cao nhất, tiếp theo là tao – mày, tôi –
bạn, xưng tên, bạn – mình và cuối cùng là các cách gọi khác. Cách xưng hô sẽ
thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau, lịch sự và thân thiện. Để phát huy được sự
trong sáng của ngôn ngữ ứng xử thông qua lớp từ xưng hô cần nêu cao cách
xưng hô cậu – tớ, bạn – mình, tôi - bạn, hạn chế các xưng hô mày – tao.
Cách xưng hô “tao – mày”, “mày”: Bạn đang nói chuyện; “tao”: Bản
thân người nói. Cách xưng hô này được các sinh viên trong trường sử dụng
khá phổ biến. Tuy nhiên, người ngoài khi nghe các sinh viên nói chuyện kiểu
thân tình như vậy cũng nhận thấy sự bất ổn trong phong cách nói năng: không
thân thiện, thiếu lịch sự.
Kết quả 2. Bạn thường dùng cách xưng hô nào với bạn bè không cùng
lứa tuổi.
Tôi đã có cuộc gặp mặt với chị Vũ Thị Ngân, sinh viên lớp QTVP13C.
Khi được hỏi về cách xưng hô với bạn bè không cùng lứa tuổi trong trường
chị Ngân đã chia sẻ: “Thường thì sẽ gọi là anh/chị, nhưng còn phụ thuộc vào
từng hoàn cảnh và mức độ quan hệ bạn bè. Có khi sẽ theo kiểu bạn bè gọi tên
hoặc cậu – tớ”. Theo kết quả điều tra khảo sát:
Cách xưng hô
Số phiếu
Tỉ lệ
Em - anh/ chị
78/100
78%
Sư đệ / sư muội - Sư huynh/ sư tỷ 11/100

11%
Tôi - anh/ chị
0/100
0%
Tên
3/100
3%
Biệt danh
2/100
2%
Cách gọi khác
6/100
6%
( Nguồn điều tra thực tế)
Bảng 2.2. Cách xưng hô với bạn bè không cùng lứa tuổi
Biểu đồ 2.2. Thể hiện cách xưng hô với bạn bè không cùng lứa tuổi
Qua biểu đồ, ta thấy cách xưng hô em – anh/chị chiếm 78%, Sư đệ/sư
muội – Sư huynh/ sư tỷ chiếm 11%, tôi – anh/ chị chiếm 0%, xưng hô bằng
tên chiếm 3% , gọi bằng biệt danh chiếm 2% và cách gọi khác chiếm 6%.
Trong môi trường đại học, cách gọi bạn bè mà không cùng lứa tuổi này


×