Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

CHƯƠNG 1 CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.69 KB, 15 trang )

CHƯƠNG 1 CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ NHẬP
KHẨU HÀNG HOÁ
1.1 Những vấn để cơ bản về hoạt động nhập khẩu hàng hoá ở Doanh
nghiệp
1.1.1 Nhập khẩu và hợp đồng nhập khẩu
1.1.1.1 Nhập khẩu:
Nhập khẩu là việc quốc gia này mua hàng hóa và dịch vụ từ quốc gia khác.
Nói cách khác, đây chính là việc nhà sản xuất nước ngoài cung cấp hàng hóa và
dịch vụ cho người cư trú trong nước.
1.1.1.2 Hợp đồng nhập khẩu:
Hợp đồng nhập khẩu là sự thỏa thuận giữa bên mua và bên bán ở hai nước
khác nhau.Trong đó quy định, bên bán phải cung cấp hàng hóa và chuyển giao
quyền sở hữu và các chứng từ có liên quan cho bên mua và bên mua phải thanh
toán tiền hàng.
1.1.2 Nội dung cơ bản của hợp đồng nhập khẩu hàng hoá:
Một hợp đồng nhập khẩu hàng hoá thường gồm ba phần: phần mở đầu, phần
nội dung và kết thúc.
Phần mở đầu: các chủ thể của hợp đồng, căn cứ pháp lý, địa điểm ngày tháng
ký kết hợp đồng và mục đích ký kết hợp đồng,
Phần nội dung bao gồm các điều khoản hợp đồng. Các điều khoản chủ yếu
như tên hàng, số lượng, chất lượng, giá cả, thời gian và địa điểm giao hàng,
thanh toán. Thiếu một trong những điều khoản này thì hợp đồng trở nên vô hiệu.
Các điều khoản cần thiết khác như bao bì, đóng gói, ký mã hiệu, trọng tài…
Thiếu một trong các điều khoản này thì hợp đồng chỉ vô hiệu từng phần.
Phần kết thúc: đại diện các bên, chức vụ, ngày tháng và địa điểm ký kêt hợp
đồng, chữ ký.
1.1.3 Các hình thức nhập khẩu
1.1.3.1 Nhập khẩu trực tiếp:
Nhập khẩu trực tiếp là hình thức nhập khẩu mà người ký kết hợp đồng nhập
khẩu là người trực tiếp mua lô hàng đó và thánh toán tiền hàng.
1.1.3.2 Nhập khẩu uỷ thác:


Nhập khẩu uỷ thác là hình thức nhập khẩu mà theo đó đơn vị đặt hàng gọi là
bên uỷ thác giao cho đơn vị ngoại thương gọi là bên nhận uỷ thác, tiến hành
nhập khẩu một lô hàng nhất định. Bên nhận uỷ thác phải ký kết và thực hiện
hợp đồng nhập khẩu với danh nghĩa của mình nhưng bằng chi phí của bên uỷ
thác.
1.1.3.3 Nhập khẩu tái xuất
Nhập tái xuất là hình thức nhập khẩu mà người nhập khẩu tiến hành nhập
khẩu hàng hoá để phục vụ mục đích xuất khẩu.
1.2 Nội dung quy trình nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá
1.2.1 Xin giấy phép nhập khẩu
Một hàng hoá muốn ra vào biên giới của một quốc gia phải chịu sự quản lý
của chính phủ quốc gia đó. Để kiểm soát được chặt chẽ số lượng và chất lượng
hàng hoá ra vào, chính phủ đã đề ra biện pháp là xin giấy phép nhập khẩu. Tuy
nhiên không phải bất cứ mặt hàng nào cũng phải xin giấy phép, và ngày nay
trong xu thế tự do hoá mậu dịch, số mặt hàng này đã được giảm bớt. Hàng hoá
nhập khẩu phải đảm bảo các quy định liên quan đến kiểm dịch động thực vật, vệ
sinh an toàn thực phẩm và tiêu chuẩn chất lượng, phải chịu sự kiểm tra, giám sát
của các cơ quan quản lý chuyên ngành. Đối với mặt hàng không được phép
nhập khẩu thì nhập khẩu là trái phép. Những mặt hàng này thường liên quan đến
vấn đề an ninh, quốc phòng như vũ khí quân sự (súng, đạn,…) hay những văn
hoá phẩm đồi truỵ, ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục của quốc gia. Theo nghị
định 12/2006/NĐ-CP, đối với những mặt hàng nhập khẩu phải xin giấy phép thì
đơn vị nhập khẩu phải xin giấy phép của Bộ Thương mại hoặc các Bộ quản lý
chuyên ngành. Còn các hàng hoá khác ngoài các hàng hoá cấm nhập, tạm ngừng
nhập và các hàng hoá không thuộc quy định tại các khoản mục riêng thì chỉ phải
làm thủ tục thông quan tại cửa khẩu. Đối với hàng hoá thuộc danh mục quản lý
theo hạn ngạch, bộ Thương mại sẽ công bố lượng hạn ngạch và dưới sự chỉ đạo
của bộ Tài chính, phối hợp với các bộ và cơ quan quản lý sản xuất xác định mức
thuế nhập khẩu trong hạn ngạch và ngoài hạn ngạch.
1.2.2 Mở L/C:

Thư tín dụng (L/C): là cam kết của ngân hàng đối với người nhập khẩu sẽ
thanh toán một số tiền nhất định, trong một thời gian nhất định cho người xuất
khẩu nếu họ xuất trình được bộ chứng từ phù hợp với điều khoản và điều kiện
của thư tín dụng.
Nếu hai bên thoả thuận sẽ thanh toán bằng thư tín dụng, thì công việc đầu tiên
của người nhập khẩu là đến ngân hàng viết đơn xin mở L/C và nộp tại ngân
hàng một số giấy tờ sau:
∗ Ðối với L/C at sight:
+ Giấy phép nhập khẩu (nếu hàng hoá được quản lý bằng giấy phép)
Quota (đối với hàng quản lý bằng hạn ngạch)
+ Hợp đồng nhập khẩu (bản sao)
+ Ðơn xin mở L/C at sight (theo mẫu in sẵn của Ngân hàng). Cơ sở viết đơn
là hợp đồng mua bán ngoại thương đã ký kết.
∗ Ðối với L/C trả chậm:
+ Giấy phép nhập khẩu (nếu có) hoặc quota nhập
+ Phương án bán hàng để thanh toán nhập khẩu
+ Ðơn xin mở L/C trả chậm (theo mẫu in sẵn của Ngân hàng). Cơ sở viết
đơn là hợp đồng mua bán ngoại thương đã ký kết.
+ Ðơn xin bảo lãnh và cam kết trả nợ (theo mẫu của Ngân hàng)
Tuỳ từng trường hợp mà ngân hàng yêu cầu mức ký quỹ để mở L/C khác
nhau. Hiện nay các ngân hàng quy định tỷ lệ ký qũi (100%, dưới 100% hoặc
không cần ký quỹ.
Sau khi ngân hàng phát hành L/C, doanh nghiệp sẽ nhận được một bản sao
L/C đó. Doanh nghiệp nhập khẩu nên xem xét đối chiếu giữa nội dung L/C với
đơn yêu cầu của mình để đảm bảo rằng L/C hoàn toàn phù hợp với hợp đồng và
với yêu cầu của mình, đồng thời thông báo cho ngân hàng ngay những sai lệch
nếu có. Nếu người nhập khẩu có nhu cầu sửa đổi L/C , doanh nghiệp cần xuất
trình Thư yêu cầu sửa đổi L/C (theo mẫu) kèm văn bản thoả thuận giữa người
mua và người bán (nếu có).
1.2.3 Thuê tàu lưu cước

Việc thuê phương tiện vận tải phục vụ quá trình nhập khẩu hàng hoá trước
tiên phụ thuộc vào tính chất hàng hoá. Ví dụ: hàng hoá vận chuyển bằng đường
biển có khối lượng lớn và để trần thì nên thuê tàu chuyến, còn hàng hoá lẻ tẻ, lặt
vặt, đóng trong bao kiện thì thuê tàu chợ. Nếu điều kiện cơ sở giao hàng thoả
thuận trong hợp đồng là điều kiện E, F thì người mua phải tiến hành thuê
phương tiện vận tải, và ngược lại nếu hợp đồng được ký kết vận chuyển theo
điều kiện C, D thì trách nhiệm thuê phương tiện vận tải thuộc về người bán.
Hay hàng hoá vận chuyển trong container để hạn chế thời gian và chi phí xếp dỡ
hàng hoá, có giao nguyên container và giao lẻ container. Giao nguyên container
nếu chủ hàng có khối lượng hàng hoá lớn đóng đủ vào một hay nhiều container.
Còn giao lẻ container được áp dụng với những hàng hoá lẻ không xếp đủ một
container.
Việc thuê phương tiện vận tải cũng khá tốn kém thời gian và chi phí, đòi hỏi
phải nghiên cứu tính hình thị trường thuê tàu, am hiểu các điều kiện thương mại
quốc tế. Để quá trình nhập hàng hiệu quả nhất, người thuê phương tiện vận tải
thường uỷ thác cho một doanh nghiệp chuyên kinh doanh dịch vụ giao nhận.
Các doanh nghiệp này chuyên môn trong lĩnh vực giao nhận có kỹ năng nghiệp
vụ hơn và ít tốn kém về chi phí hơn và doanh nghiệp nhập khẩu sẽ giảm bớt
được các bước trong quá trình nhận hàng như lưu kho, kiểm tra số lượng, chất
lượng hàng hoá…
1.2.4 Mua bảo hiểm
Có ba điều kiện bảo hiểm chính là bảo hiểm mọi rủi ro, bảo hiểm có tổn thất
riêng và bảo hiểm miễn tổn thất riêng. Ngoài ra, còn có một số điều kiện bảo
hiểm phụ như bảo hiểm rò gỉ, mất trộm, mất cắp,…Bên cạnh đó còn một số điều
kiện bảo hiểm đặc biệt như bảo hiểm chiến tranh, bảo hiểm đình công, bạo
loạn…Người mua bảo hiểm phải dựa vào điều khoản hợp đồng, tính chất hàng
hoá, tính chất bao bì và phương tiện vận tải, loại tàu chuyên chở để lựa chọn
điều kiện cho phù hợp. Trong điều kiệm cơ sở giao hàng chỉ có hai điều kiện là
người bán phải có nghĩa vụ mua bảo hiểm cho hàng hoá là CIF đối với hàng hoá
vận chuyển bằng đường biển, và CIP đối với hàng hoá vận chuyển đa phương

thức. Thường nếu trong hợp đồng không thoả thuận về điều kiện bảo hiểm,
người bán sẽ mua bảo hiểm theo điều kiện C (điều kiện tối thiểu để tiết kiệm chi
phí). Nhưng khi hàng hoá vận chuyển gặp phải rất nhiều rủi ro không lường
trước được, nhất là hàng hoá chuyên chở bằng đường biển như gặp bão lũ, chiến
tranh, cướp biển. Nói chung người nhập khẩu không có trách nhiệm phải mua
bảo hiểm cho hàng hoá chuyên chở, nhưng đôi khi để người nhập khẩu vẫn
mua, để phòng tránh rủi ro cho mình. Ví dụ: nhập khẩu theo FOB hay CFR
người mua không có trách nhiệm (đối với người bán) phải ký hợp đồng bảo
hiểm, nhưng vì người mua có thể sẽ có thể phải chịu rủi ro về mất mát hoặc hư
hỏng hàng hoá kể từ thời điểm giao hàng qua lan can tàu, nên thường người
mua vẫn ký hợp đồng bảo hiểm hàng hoá để phòng các rủi ro đã nói ở trên xảy
ra sẽ được công ty bảo hiểm bồi thường một phần tổn thất. Người nhập khẩu có
thể mua bảo hiểm của hãng bảo hiểm nước ngoài hoặc mua bảo hiểm trong
nước. Đối với các doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam nên lựa chọn công ty bảo
hiểm trong nước. Vì khi tổn thất xảy ra, công ty có thể yếu cầu khiếu nại, bồi
thường nhanh chóng hơn do không phải chuyển bộ hồ sơ khiếu nại sang nước
xuất khẩu và chờ các công ty này cử người sang giám định. Thêm vào đó, sẽ
hạn chế được lượng ngoại tệ phải chi trả cho công ty nước ngoài, điều này rất
cần thiết đối với Việt Nam - một đất nước chưa phát triển, cần nguồn ngoại tệ để
phát triển đất nước.
1.2.5 Làm thủ tục hải quan
Thủ tục hải quan là biện pháp một quốc gia cần tiến hành để kiểm soát hàng
hoá ra vào biên giới nước mình. Hiện nay để đơn giản hoá quy trình thủ tục hải
quan, nhà nước cho phép áp dụng thông quan điện tử theo 50/2005/QĐ-BTC.
Thông quan điện tử đã được áp dụng ở một số các cửa khẩu như Hải phòng,
Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và hiện nay còn tiếp tục mở rộng tại một số
các cửa khẩu.
1.2.5.1 Thông quan truyền thống:
Gồm 3 bước: Khai báo hải quan, xuất trình hàng hoá, thực hiện các quyết
định hải quan.

Công việc đầu tiên đển tiến hành làm thủ tục hải quan là khai báo hải quan.
Người nhập khẩu khai và nộp tờ khai hải quan cùng một số chứng từ cần thiết
liên quan lô hàng nhập khẩu như giấy phép nhập khẩu (đối với mặt hàng nhập
khẩu có giấy phép), hoá đơn thương mại, phiếu đóng gói, bảng kê chi tiết hàng
hoá…Trên tờ khai hải quan, doanh nghiệp nhập khẩu tự động tính thuế theo
biểu thuế xuất nhập khẩu 2001-2006 do Phòng thương mại phát hành. Sau đó,
hàng hoá luồng xanh, hàng hoá được thông quan luôn, bỏ qua kiểm tra chứng từ
giấy và kiểm tra thực tế hàng hoá. Cán bộ hải quan chỉ kiểm tra lại việc tự tính
thuế của doanh nghiệp và xác nhận thông quan hàng hoá. Đối với hàng hoá
luồng vàng: miễn kiểm tra thực tế hàng hóa mà chỉ kiểm tra bộ chứng từ. Đối
với hàng hoá luồng đỏ phải kiểm tra thực tế hàng hoá, hàng hoá nhập khẩu phải
được sắp xếp trật tự thuận tiện cho việc tra. Người nhập khẩu phải chịu chi phí
và nhân công về việc mở, đóng các kiện hàng và nộp thủ tục phí hải quan để
nhân viên hải quan kiểm tra giám sát hàng hoá. Sau khi kiểm tra thực tế hàng
hoá, các doanh nghiệp nhập khẩu phải thực hiện các quyết định của hải quan
một cách nghiêm túc.
1.2.5.2 Thông quan điện tử:
Thông quan điện tử bao gồm 3 bước. Cũng tương tự như thông quan truyền
thống, nhưng thủ tục khai báo hải quan được đơn giản và nhanh chóng hơn, do
doanh nghiệp nhập khẩu có thể khai báo ở bất cứ đâu, vào bất cứ thời gian nào,

×