Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Ứng dụng tin học trong công tác quản lý nhân sự tại Phòng Nội vụ huyện Sóc Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (478.04 KB, 36 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC................................................................................................................1
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT.........................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................2
1. Lý do chọn đề tài:..........................................................................................2
2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:...................................................................3
3. Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu:..............................................4
4. Mục tiêu nghiên cứu:.....................................................................................4
5. Phương pháp tiến hành nghiên cứu:..............................................................4
6. Ý nghĩa của đề tài:.........................................................................................5
7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu:.......................................................................5
Chương 1..................................................................................................................6
TỔNG QUAN VỀ UBND HUYỆN SÓC SƠN VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
NHÂN SỰ TẠI PHÒNG NỘI VỤ HUYỆN SÓC SƠN........................................6
1.1. Khái quát chung về Phòng Nội vụ huyện Sóc Sơn.....................................6
1.1.1. Giới thiệu về huyện Sóc Sơn...................................................................6
1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của UBND huyện Sóc Sơn...............................7
1.1.2.1. Chức năng:............................................................................................7
1.1.2.2. Nhiệm vụ..............................................................................................7
1.1.2.3. Sơ đồ tổ chức huyện Sóc Sơn.............................................................12
1.1.2.4. Phương hướng hoạt động của UBND huyện Sóc Sơn trong thời gian
tới.....................................................................................................................12
1.1.2.5. khái quát các hoạt động tại ubnd huyện sóc sơn................................13
CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÂN LỰC VÀ VIỆC
ỨNG DỤNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ NHÂN SỰ HRM Pro TẠI UBND
HUYỆN SÓC SƠN................................................................................................14
2.1. Thực trạng về công tác quản lý nhân lực tại UBND huyện Sóc Sơn.......14
2.1.1. Đặc điểm của công tác quản lý nhân lực cấp xã tại Phòng Nội vụ huyện
Sóc Sơn............................................................................................................14
2.1.2. Quy trình quản lý nguồn nhân lực cấp xã tại Phòng Nội vụ huyện Sóc
Sơn...................................................................................................................17


2.2. Ứng dụng phần mềm quản lý nhân sự HRM Pro tại UBND huyện Sóc
Sơn...................................................................................................................22
Chương 3: ƯU, NHƯỢC ĐIỂM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHUYẾN NGHỊ
ĐỐI VỚI VIỆC SỬ DỤNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ NHÂN SỰ HRM
PROTẠI UBND HUYỆN SÓC SƠN...................................................................26
3.1. Ưu điểm:...................................................................................................26
3.2. Nhược điểm:.............................................................................................27


3.3. Một số giải pháp:......................................................................................27
3.3.1. Đổi mới nội dung, hình thức tuyển dụng...............................................27
3.3.2. Thực hiện tốt công tác quy hoạch, kế hoạch hóa nguồn CBCC cấp xã,
tạo tiền đề cho công tác tuyển dụng................................................................28
3.3.3. Có nhiều chính sách thu hút nguồn nhân tài có chất lượng cao............28
3.4. Khuyến nghị:............................................................................................29
3.4.1. Khuyến nghị đối với cơ quan Nhà nước................................................29
3.4.2. Đối với lãnh đạo cơ quan:.....................................................................29
3.4.3. Đối với cán bộ làm công tác quản lý nhân lực:.....................................30
KẾT LUẬN............................................................................................................32
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................34


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

1

UBND

Uỷ ban nhân dân.


2

HĐND

Hội đồng nhân dân..

3



Nghị định.

4

CBCC

Cán bộ công chức

1


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Máy vi tính, công nghệ thông tin, tin học hóa,.. đã trở thành những cụm từ
phổ biến không chỉ riêng đôi với những chuyên viên trong lĩnh vực công nghệ
thông tin, những người hiểu biết vè máy tính và ngôn ngữ lập trình… mà trong
thời đại ngày nay, có thể khẳng định rằng hầu hết mọi người đều biết đến.
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, và công nghệ hiện đại kéo
theo đó là sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin
đã trở thành một nghành công nghiệp hang đầu đối với những quốc gia phát triển

triển trên thế giới; và ở Việt Nam công nghệ thông tin thực sự đã và đang ngày
càng khẳng định vai trò quan trọng trong quá trình hội nhập, phát triển, công
nghiệp hóa hiện đại hóa.
Công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều nghành, nhiều
lĩnh vực nhiều tổ chức và với những mức độ khác nhau. Ứng dụng công nghệ
thông tin ở các tổ chức không chỉ dừng lại ở việc trang bị những chiếc máy tính
với những ứng dụng phổ biến như: soạn thảo văn bản, bảng tính, thiết kế bản vẽ,
sử lý hình ảnh,…Mà hữu dụng hơn là việc tin học hóa và xây dựng các hệ thống
thông tin với những hệ thống phần mềm riêng phục vụ cho công tác quản lý. Điển
hình như công tác quản lý nhân sự, quản lý tài chính kinh doanh, quản lý sản xuất,

Trong thời đâị hiện nay, không thể phủ nhận, bên cạnh máy móc, thiết bị
hữu hình, thông tin được đánh giá như một nguồn tài nguyên quan trọng nhất. Việc
thu thập thông tin, lưu trữ, xử lý thông tin và đưa ra các quyết định đúng đắn kịp
thời có ý nghĩa sống còn đối với tổ chức, doanh nghiệp để có rheer tồn tại và phát
triển trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Nhưng với một hệ thống
thông tin được xây dựng đồng bộ, hiệu quả thì việc làm chủ nguồn lực thông tin sẽ
không còn là vấn đề quá khó. Nhất là khi khối lượng thông tin cần được thu thập,
lưu trữ, xư lý ngày càng nhiều và vượt xã khả năng thủ công của con người thì việc
xây dựng hệ thống thông tin riêng trở thành vấn đề cấp bách của doanh nghiệp và
tổ chức. Có thể khẳng định rằng: một hệ thống thông tin tốt là mấu chốt để quản lý
2


hiệu quả và đưa ra các quyết định chính xác đem lại thành công cho doanh nghiệp
và tổ chức. Như vậy, công nghệ thông tin có vai trò rất quan trọng đối với các
doanh nghiệp và tổ chức trong thời đại ngày nay.
Là sinh viên chuyên ngành quản lý nhân lực Trường Đại học Nội vụ Hà Nội,
chúng em nhận thấy rằng kỳ kiến tập không chỉ là cơ hội tốt để chúng em thực
hành những gì đã học ở trường mà còn là cơ hội để chúng tôi tiếp cận, tìm hiểu sâu

hơn về vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin vài công tác quản lý nhân lực của một
cơ quan tổ chức.
Qua quá trình kiến tập tại Phòng Nội vụ huyện Sóc Sơn, chúng tôi đã được
tiếp cận với nhiều phần mềm quản lý của huyện ủy đặc biệt là phần mềm Quản lý
nhân sự HRM Pro và được tìm hiểu về công tác quản lý nhân sự, chúng tôi quyết
định lựa chọn đề tài “ Ứng dụng tin học trong công tác quản lý nhân sự tại
Phòng Nội vụ huyện Sóc Sơn” để làm báo cáo kết thúc môn Ứng dụng tin học vào
công tác quản lý nhân lực.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:
- Thực hiện đưa ra các biện pháp giải quyết, phương hướng hoạt động của
công tác quản lý nguồn nhân lực cấp xã của Phòng Nội vụ huyện Sóc Sơn.
- Phát hiện được những khó khăn cũng như những bất cập mà Phòng Nội vụ
huyện Sóc Sơn đang gặp phải trong công tác quản lý nhân lực. Từ đó, kịp thời có
những biện pháp khắc phục và có những phương hướng giải quyết phù hợp.
- Đưa ra các phương hướng hoạt động và đánh giá việc đưa phần mềm quản
lý nhân sự vào hoạt động trong Phòng Nội vụ nói riêng và trong toàn huyện ủy nói
chung.
- Đưa ra phương hướng, mục tiêu hoạt động Phòng Nội vụ huyện Sóc Sơn
cần đạt được trong năm tiếp theo.
- Hiểu một cách sâu sắc hơn về cơ sở lý luận chung về công tác quản lý
nguồn nhân lực cấp xã tại Phòng nội vụ huyện Sóc Sơn.
- Đưa ra những nhận xét, đánh giá cùng với ý kến đóng góp và một số giải
pháp nhằm thu hút nguồn nhân lực về làm việc taị cơ quan, tổ chức của Phòng nội
vụ.
3


3. Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: công tác quản lý nguồn nhân lực và việc áp dụng
đưa phần mềm Quản lý nhân sự HRM Pro tại Phòng Nội vụ huyện Sóc Sơn.

- Phạm vi nghiên cứu:
+Thời gian: từ năm 2012-2015.
+ Không gian nghiên cứu: tại Phòng Nội vụ huyện Sóc Sơn.
4. Mục tiêu nghiên cứu:
- Tìm hiểu về tầm quan trọng của việc áp dụng công nghệ thông tin vào công
tác quản lý, đặc biệt là việc đưa phần mềm Quản lý nhân sự HRM Pro đi vào hoạt
động tại cơ quan.
- Thực hiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại Phòng Nội vụ huyện Sóc
Sơn.
- Tìm hiểu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về công tác quản lý nhân lực.
- Phân tích thực trạng của công tác quản lý nhân lực tại Phòng Nội vụ huyện
Sóc Sơn trong thời gian qua và trong thời gian tới. Giúp cơ quan duy trì, củng cố
được nguồn nhân lực có số lượng và chất lượng cao để đạt được mục tiêu của
Phòng đề ra.
- Đưa ra một số giải pháp, phương hướng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
quản lý nhân lực ở huyện Sóc Sơn nói riêng và trên địa bàn các tỉnh và thành phố
của cả nước nói chung.
5. Phương pháp tiến hành nghiên cứu:
- Phương pháp quan sát: Quan sát cách thức làm việc, cách trao đổi thông tin
cúng như quy trình tuyển dụng nhân lực của mọi người tại Phòng.
- Phương pháp phân tích: Một số tài liệu, văn bản(Quyết định, Luật CBCC,
…).
- Phương pháp tra tìm: Tra tìm bảng biểu, dữ liệu về số lượng và chỉ tiêu
tuyển dụng nguồn nhân lực của những năm về trước, hiện tại và của những năm
tiếp theo …
- Phương pháp thực hành: Trực tiếp thực hành một số nghiệp vụ như photo,
lấy số, tra tìm hồ sơ tập sự,..
4



- Phương pháp tổng hợp dữ liệu: Trên cơ sở các tài liệu đã tìm được tiến
hành tổng hợp và phân loại tài liệu để đưa vào bài Báo cáo kiến tập. Loại bỏ những
tài liệu không liên quan hay những tài liệu không quan trọng,…
6. Ý nghĩa của đề tài:
- Gíup người đọc nhận ra tầm quan trọng của phần mềm Quản lý nhân sự
trong công tác quản lý nhân lực và tầm quan trọng của công nghệ thông tin trong
công việc ở thời buổi hiện nay.
- Giúp xác định đúng thực trạng của công tác quản lý nhân lực tại Phòng. Để
từ đó đưa ra được những phương hướng cũng như các biện pháp tốt nhất để khắc
phục được những hạn chế trong công tác quản lý nhân lực mà Phòng nội vụ huyện
Sóc Sơn nói riêng và các cơ quan tổ chức của các tỉnh thành phố khác nói chung
đang gặp phải.
- Đưa ra một số giải pháp phù hợp để thực hiện công tác quản lý nhân lực tại
Phòng Nội vụ huyện Sóc Sơn.
- Giúp cho người đọc lắm được cơ sở lý luận của Phòng nội vụ huyện Sóc
Sơn và đưa ra được những giải pháp tốt nhất, hiệu quả nhất.
7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu:
Ngoài phần mở đầu, phần kết thúc và phần danh mục tài liệu tham khảo thì
đề tài nghiên cứu bao gồm có 3 chương lớn:
Chương 1: Khái quát về Phòng Nội vụ huyện Sóc Sơn và công tác quản lý
nhân lực tại UBND huyện Sóc Sơn.
Chương 2: Thực trạng của công tác quản lý nhân lực Phòng Nội vụ huyện
Sóc Sơn và việc ứng dụng phần mềm quản lý nhân sự HRM Pro tại UBND huyện
Sóc Sơn.
Chương 3: Giải pháp, 1 số khuyến nghị trong công tác quản lý nhân lực cấp
xã tại Phòng Nội vụ huyện Sóc Sơn.

5



Chương 1
TỔNG QUAN VỀ UBND HUYỆN SÓC SƠN VÀ CÔNG TÁC QUẢN
LÝ NHÂN SỰ TẠI PHÒNG NỘI VỤ HUYỆN SÓC SƠN.
1.1. Khái quát chung về Phòng Nội vụ huyện Sóc Sơn.
1.1.1. Giới thiệu về huyện Sóc Sơn
Thông tin liên hệ UBND huyện Sóc Sơn:
- Thị trấn Sóc Sơn - Hà Nội
- Điện thoại: 04.38853517
- Email:
- Web: />Lịch sử: Ngày 5/7/1977, Huyện Sóc Sơn được thành lập trên cơ sở hợp nhất
hai huyện Đa Phúc và Kim Anh thuộc tỉnh Vĩnh Phú (nay đã tách thành hai tỉnh
Vĩnh Phúc và Phú Thọ ) với 32 xã, thị trấn. Sau đó 7 xã, thị trấn về Mê Linh và
Phúc Yên. Ngày 1/4/1979, huyện Sóc Sơn được chuyển về thành phố Hà Nội quản

Về vị trí địa lý: Sóc Sơn là huyện ngoại thành, nằm ở phía Bắc của Thủ đô
Hà Nội, có diện tích tự nhiên 306,5 km 2, rộng thứ 2 của Hà Nội. Địa hình đa dạng
bao gồm đồng bằng ven sông, đồi gò thấp và núi cao. Huyện Sóc Sơn giáp các
huyện: Phổ Yên - Thái Nguyên, Yên Phong - Bắc Ninh; Hiệp Hòa- Bắc Giang; Thị
xã Phúc Yên- Vĩnh Phúc; Mê Linh, Đông Anh – Hà Nội .
Về địa giới hành chính: Huyện chia thành 26 đơn vị bao gồm thị trấn Sóc
Sơn và 25 xã, 199 thôn làng. Trên toàn huyện có 77 đơn vị cơ quan xí nghiệp,
trường học, đơn vị vũ trang của trung ương.
Dân số huyện có khoảng 300.000 người, với 75.000 hộ trong đó sản xuất
nông nghiệp là 44.000 hộ - chiếm 58.7%, mật độ là 922 người/km2.
Huyện Sóc Sơn có 25 xã và 1 thị trấn:
Thanh Xuân, Minh Phú,Quang Tiến, Phú Minh, Phù Lỗ, Nam Sơn, Hồng
Kỳ, Tân Hưng, Việt Long, Đức Hoà, Kim Lũ, Tân Minh, Tân Dân, Minh Trí, Hiền
Ninh, Phú Cường, Mai Đình, Đông Xuân, Bắc Sơn, Trung Giã, Bắc Phú, Xuân
Giang, Xuân Thu, Phù Linh, Tiên Dược, Thị trấn Sóc Sơn.
6



1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của UBND huyện Sóc Sơn.
1.1.2.1. Chức năng:
• Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu là cơ quan chấp hành của Hội
đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước
Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên.
• Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản
của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp
nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố
quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn.
• Uỷ ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương,
góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà
nước từ trung ương tới cơ sở.
1.1.2.2. Nhiệm vụ
• Trong lĩnh vực kinh tế, Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện những nhiệm vụ,
quyền hạn sau đây:
- Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm trình Hội đồng
nhân dân cùng cấp thông qua để trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; tổ chức
và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đó;
- Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân
sách địa phương, phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; quyết toán ngân
sách địa phương; lập dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp
cần thiết trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và báo cáo Uỷ ban nhân
dân, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp;
- Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương; hướng dẫn, kiểm tra Uỷ ban
nhân dân xã, thị trấn xây dựng và thực hiện ngân sách và kiểm tra nghị quyết của
Hội đồng nhân dân xã, thị trấn về thực hiện ngân sách địa phương theo quy định
của pháp luật;
- Phê chuẩn kế hoạch kinh tế - xã hội của xã, thị trấn.

• Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi và đất
đai, Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
7


- Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua các chương trình
khuyến khích phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp ở địa phương và tổ
chức thực hiện các chương trình đó;
- Chỉ đạo Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện các biện pháp chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, phát triển nông nghiệp, bảo vệ rừng, trồng rừng và khai thác lâm
sản, phát triển ngành, nghề đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản;
- Thực hiện giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất đối với cá nhân và hộ gia đình,
giải quyết các tranh chấp đất đai, thanh tra đất đai theo quy định của pháp luật;
- Xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của Uỷ ban nhân dân xã,
thị trấn;
- 5. Xây dựng quy hoạch thuỷ lợi; tổ chức bảo vệ đê điều, các công trình
thuỷ lợi vừa và nhỏ; quản lý mạng lưới thuỷ nông trên địa bàn theo quy định của
pháp luật.
• Trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, Uỷ ban nhân dân huyện
thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Tham gia với Uỷ ban nhân dân tỉnh trong việc xây dựng quy hoạch, kế
hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện;
- Xây dựng và phát triển các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch
vụ ở các xã, thị trấn;
- Tổ chức thực hiện xây dựng và phát triển các làng nghề truyền thống, sản
xuất sản phẩm có giá trị tiêu dùng và xuất khẩu; phát triển cơ sở chế biến nông, lâm,
thuỷ sản và các cơ sở công nghiệp khác theo sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
• Trong lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải, Uỷ ban nhân dân huyện thực
hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Tổ chức lập, trình duyệt hoặc xét duyệt theo thẩm quyền quy hoạch xây

dựng thị trấn, điểm dân cư nông thôn trên địa bàn huyện; quản lý việc thực hiện
quy hoạch xây dựng đã được duyệt;
- Quản lý, khai thác, sử dụng các công trình giao thông và kết cấu hạ tầng cơ
sở theo sự phân cấp;
- Quản lý việc xây dựng, cấp giấy phép xây dựng và kiểm tra việc thực hiện
8


pháp luật về xây dựng; tổ chức thực hiện các chính sách về nhà ở; quản lý đất ở và
quỹ nhà thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn;
- Quản lý việc khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng theo phân
cấp của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
• Trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và du lịch, Uỷ ban nhân dân huyện
thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Xây dựng, phát triển mạng lưới thương mại, dịch vụ, du lịch và kiểm tra
việc chấp hành quy định của Nhà nước về hoạt động thương mại, dịch vụ và du
lịch trên địa bàn huyện;
- Kiểm tra việc thực hiện các quy tắc về an toàn và vệ sinh trong hoạt động
thương mại, dịch vụ, du lịch trên địa bàn;
- Kiểm tra việc chấp hành quy định của Nhà nước về hoạt động
• Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hoá, thông tin và thể dục thể
thao, Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Xây dựng các chương trình, đề án phát triển văn hoá, giáo dục, thông tin,
thể dục thể thao, y tế, phát thanh trên địa bàn huyện và tổ chức thực hiện sau khi
được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Tổ chức và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phổ cập
giáo dục, quản lý các trường tiểu học, trung học cơ sở, trường dạy nghề; tổ chức
các trường mầm non; thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục trên địa bàn; chỉ
đạo việc xoá mù chữ và thực hiện các quy định về tiêu chuẩn giáo viên, quy chế thi
cử;

- Quản lý các công trình công cộng được phân cấp; hướng dẫn các phong
trào về văn hoá, hoạt động của các trung tâm văn hoá - thông tin, thể dục thể thao;
bảo vệ và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh do
địa phương quản lý;
- Thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp y tế; quản lý các trung tâm y tế,
trạm y tế; chỉ đạo và kiểm tra việc bảo vệ sức khoẻ nhân dân; phòng, chống dịch
bệnh; bảo vệ và chăm sóc người già, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương
tựa; bảo vệ, chăm sóc bà mẹ, trẻ em; thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá
9


gia đình;
- Kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động của các cơ sở tổ chức,
chỉ đạo việc dạy nghề, giải quyết việc làm cho người lao động; tổ chức thực hiện
phong trào xoá đói, giảm nghèo; hướng dẫn hoạt động từ thiện, nhân đạo.
• Trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường, Uỷ ban
nhân dân huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Thực hiện các biện pháp ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ phục vụ
sản xuất và đời sống nhân dân ở địa phương;
- Tổ chức thực hiện bảo vệ môi trường; phòng, chống, khắc phục hậu quả
thiên tai, bão lụt;
- Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn đo lường và chất
lượng sản phẩm; kiểm tra chất lượng sản phẩm và hàng hoá trên địa bàn huyện; ngăn
chặn việc sản xuất và lưu hành hàng giả, hàng kém chất lượng tại địa phương.
• Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội, Uỷ ban nhân
dân huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Tổ chức phong trào quần chúng tham gia xây dựng lực lượng vũ trang và
quốc phòng toàn dân; thực hiện kế hoạch xây dựng khu vực phòng thủ huyện; quản
lý lực lượng dự bị động viên; chỉ đạo việc xây dựng lực lượng dân quân tự vệ,
công tác huấn luyện dân quân tự vệ;

- Tổ chức đăng ký, khám tuyển nghĩa vụ quân sự; quyết định việc nhập ngũ,
giao quân, việc hoãn, miễn thi hành nghĩa vụ quân sự và xử lý các trường hợp vi
phạm theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xây
dựng lực lượng công an nhân dân huyện vững mạnh, bảo vệ bí mật nhà nước; thực
hiện các biện pháp phòng ngừa, chống tội phạm, các tệ nạn xã hội và các hành vi
vi phạm pháp luật khác ở địa phương;
- Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý
hộ khẩu, quản lý việc cư trú, đi lại của người nước ngoài ở địa phương;
- Tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân tham gia phong trào bảo vệ an
ninh, trật tự, an toàn xã hội.
10


• Trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo, Uỷ ban
nhân dân huyện có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chính sách, pháp luật về dân tộc và tôn
giáo;
- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao về các chương trình, kế hoạch,
dự án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số,
vùng sâu, vùng xa, vùng có khó khăn đặc biệt;
- Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo;
quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào của công
dân ở địa phương;
- Quyết định biện pháp ngăn chặn hành vi xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn
giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái những quy định của pháp luật
và chính sách của Nhà nước theo quy định của pháp luật.
• Trong việc thi hành pháp luật, Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện những
nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Chỉ đạo, tổ chức công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiểm tra việc

chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước
cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp;
- Tổ chức thực hiện và chỉ đạo Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện các
biện pháp bảo vệ tài sản của Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ
chức kinh tế, bảo vệ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và
lợi ích hợp pháp khác của công dân;
- Chỉ đạo việc thực hiện công tác hộ tịch trên địa bàn;
- Tổ chức, chỉ đạo thực hiện công tác thi hành án theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra nhà nước; tổ
chức tiếp dân, giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân;
hướng dẫn, chỉ đạo công tác hoà giải ở xã, thị trấn.
• Trong việc xây dựng chính quyền và quản lý địa giới hành chính, Uỷ ban
nhân dân huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Tổ chức thực hiện việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân
11


dân theo quy định của pháp luật;
- Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan
chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp mình theo hướng dẫn của Uỷ ban nhân
dân cấp trên;
- Quản lý công tác tổ chức, biên chế, lao động, tiền lương theo phân cấp của
Uỷ ban nhân dân cấp trên;
- Quản lý hồ sơ, mốc, chỉ giới, bản đồ địa giới hành chính của huyện;
- Xây dựng đề án thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính
ở địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua để trình cấp trên xem
xét, quyết định.
1.1.2.3. Sơ đồ tổ chức huyện Sóc Sơn

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức UBND huyện Sóc Sơn

1.1.2.4. Phương hướng hoạt động của UBND huyện Sóc Sơn trong thời
gian tới
Năm 2015, UBND huyện tiếp tục đẩy mạnh việc đổi mới nội dung, phương
thức hoạt động,trong đó tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
12


Tổ chức tốt các kỳ họp UBND huyện; xem xét, quyết định các giải pháp
thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách, các cơ chế, chính sách …
theo nhiệm vụ công tác năm 2015.
Phối hợp chặt chẽ với HĐND, Uỷ ban MTTQ huyện triển khai thực hiện
các Nghị quyết của HĐND, các chương trình công tác lớn, nhiệm vụ trọng
tâm của huyện theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện; tiếp tục thực hiện nghiêm
túc các Nghị quyết, Chỉ thị của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu kiềm chế
lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, thực hiện thắng lợi nhiệm
vụ kinh tế - xã hội năm 2015 và các năm tiếp theo.
Tiếp tục phối hợp chặt chẽ giữa UBND, Uỷ ban MTTQ huyện để triển khai thực
hiện hiệu quả chương trình phối hợp công tác năm 2015.
Nâng cao chất lượng chỉ đạo, điều hành của UBND chất lượng hoạt động
của các Phòng,Ban.
Định kỳ hàng quý tổ chức Hội nghị giao ban với UBND các xã, thị trấn theo
Quy chế hoạt động của UBND huyện khóa XIX (Nhiệm kỳ 2011-2016) để trao
đổi, thảo luận về kỹ năng, kinh nghiệm, phương thức hoạt động nhằm nâng cao
năng lực, hiệu quả, chất lượng hoạt động UBND các cấp huyện. Phối hợp hoạt
động của UBND huyện với UBND xã.
Hàng tháng đi cơ sở hướng dẫn nghiệp vụ công tác quản lý hành chình của
UBND cho các xã, thị trấn.
1.1.2.5. khái quát các hoạt động tại ubnd huyện sóc sơn
Trong 6 tháng cuối năm UBND tiếp tục giúp HĐND quản lý hành chính tại
huyện Sóc Sơn.

Đẩy mạnh quá trình đào tạo đội ngũ cán bộ tại chỗ giúp nâng cao năng lực
cán bộ địa phương đồng thời tạo nguồn lực giúp cho quá trình tuyển dụng dễ dàng
hơn.

13


CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÂN LỰC VÀ
VIỆC ỨNG DỤNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ NHÂN SỰ HRM Pro TẠI UBND
HUYỆN SÓC SƠN
2.1. Thực trạng về công tác quản lý nhân lực tại UBND huyện Sóc Sơn.
2.1.1. Đặc điểm của công tác quản lý nhân lực cấp xã tại Phòng Nội vụ
huyện Sóc Sơn.
Phòng Nội vụ huyện Sóc Sơn có tất cả 12 phòng ban:
+Văn phòng HĐND- UBND.
+ Phòng nội vụ.
+ Phòng lao động thương binh và xã hội.
+Phòng tư pháp.
+Phòng tài chính và kế hoạch.
+Phòng công thương và xây dựng cơ bản.
+Phòng giáo dục và đào tạo.
+Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn.
+Phòng tài nguyên và môi trường.
+Phòng y tế .
+Phòng văn hóa và thông tin.
+Phòng thanh tra.
Với tất cả tổng số CBCC như sau:
Về biên chế: Tổng số biên chế được giao là 255 người, trong đó công chức
là 138 người. Tổng biên chế có mặt là 264 người, trong đó công chức là 135 người.
Về trình độ chuyên môn: Đại học, cao đẳng 82 người; trung cấp 161

người; sơ cấp 11 người; còn lại chưa qua đào tạo.
Về trình độ chính trị: Cao cấp 6 người; trung cấp 105 người; sơ cấp 24
người.
- Đặc điểm chung:
+ Tuyển dụng nhân lực theo đúng quy trình quy định của Nhà nước và pháp
luật: thực hiện quy trình tuyển dụng theo đúng yêu cầu của nhà nước và pháp luật
quy định.
14


+ Tuyển dụng khoa học, văn minh, công bằng, minh bạch và chuyên nghiệp;
không thiên vị khách quan riêng ai.
+ Tuyển dụng đúng người :
Người được tuyển dụng cần phải có đầy đủ các tiêu chuẩn về đạo đức, trình
độ chuyên môn và sự am hiểu về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, …
+ Tuyển dụng đúng việc:
Chỉ tuyển dụng nhân lực vào những công việc đang thiếu hay khuyết trống.
Không tuyển dụng bừa bãi, gây tình trạng thừa nhân lực.
+ Không tuyển dụng bừa bãi.
+ Tuyển dụng hiệu quả, tránh tốn kém, tiết kiệm nguồn chi phí một cách tối
đa nhất có thể cho cơ quan.
+ Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế và chi phí cho phép mà có cách thức tuyển
dụng hiệu quả nhất, phù hợp nhất.
+ Mỗi một khu vực (xã) lại có một cách thức tuyển dụng khác nhau nhưng
vẫn phải đảm bảo tiến hành đúng quy trình theo quy định của Nhà nước và pháp
luật.
+ Công tác tuyển dụng phải nhanh gọn, hiệu quả tránh rườm rà mất thời gian
và chi phí của cơ quan, tổ chức.
* Cách thức tuyển dụng:
Tùy từng cơ quan, khu vực mà có những cách thức tuyển dụng khác nhau

nhưng đa số là đều sử dụng các cách thức tuyển dụng cơ bản như sau:
- Từ nguồn bên trong nội bộ cơ quan:
+ Thông báo tuyển dụng:
Tiến hành gửi giấy thông báo tuyển dụng tới các trường Cao đẳng, Đại học,
các trường đào tạo nghề chuyên nghiệp trong khu vực huyện. Có các chính sách ưu
đãi, ưu tiên đối với người đi tuyển dụng để thu hút người lao động đến tuyển dụng.
+ Giới thiệu của CBCC trong cơ quan:
Các cán bộ nhân viên trong cùng cơ quan bình bầu người trong cơ quan, giới
thiệu người có đủ khả năng trình độ chuyên môn vào vị trí đang tuyển dụng. Có thể
giới thiệu nhiều người, nhưng người làm công tác tuyển dụng phải có sự lựa chọn
15


tỉ mỉ, chính xác để đề bạt đúng người vào vị trí công việc đang cần tuyển dụng.
+ Căn cứ vào thông tin nhân viên trong hồ sơ của cơ quan:
Người làm công tác tuyển dụng căn cứ vào các thông tin có trong hồ sơ công
việc, hồ sơ của từng cá nhân của cán bộ nhân viên trong cơ quan để làm căn cứ
đánh giá, phân tích để chọn ra người phù hợp với công việc đang tuyển dụng.
-Từ nguồn bên ngoài cơ quan:
+ Đăng quảng caó trên các phương tiện truyền thông:
Với sự phát triển tiến bộ của các phương tiện thông tin, truyền thông đại
chúng; người làm công tác tuyển dụng có thể hoàn thành công việc mà không mất
thời gian và công sức. Chỉ cần đăng các quảng cáo tuyển dụng trên các phương
tiện truyền thông như: báo, tivi, loa, đài, internet… với tốc độ lan truyền nhanh,
giúp người muốn tuyển dụng hiểu rõ và chi tiết hơn về công việc đang cần tuyển
dụng. Tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tuyển dụng của cơ quan và người muốn
được tuyển dụng.
+ Trung tâm giới thiệu việc làm:
Liên kết với các trung tâm giới thiệu việc làm trong khu vực và các huyện
lân cận có nguồn lao động phong phú, có trình độ, ... Đây là các trung tâm có số

lượng người lao động muốn tham gia lao động tương đối lớn với các chuyên
nghành đào tạo, bằng cấp và trình độ khác nhau. Lên người làm công tác tuyển
dụng cần đề ra bảng tiêu chuẩn đánh giá để có thể lựa chọn được người phù hợp
nhất.
+ Hội chợ việc làm:
Ngoài các cách thức trên, thì người làm công tác tuyển dụng còn có thể đến
các hội chợ việc làm. Gần giống với trung tâm giưới thiệu việc làm, tuy nhiên hội
chợ việc làm khác ở chỗ là nhu cầu lao động của người tham gia hội chợ tương đối
cao lên chỉ cần có công việc la họ sẽ tham gia; nên giá thuê lao động cũng tương
đố rẻ. Tạo điều kiện cho việc tiết kiệm kinh phí tuyển dụng cho cơ quan.
- Kế hoạch quản lý nhân lực của Phòng Nội vụ huyện Sóc Sơn:
+ Mục đích:
• Căn cứ vào nhu cầu, vị trí, cơ cấu, tiêu chuẩn công chức trong chỉ tiêu
16


biên chế được giao, đảm bảo đúng định mức và định biên theo yêu cầu để quản lý
một cách chính xác.
• Thông qua thi tuyển, xét tuyển giúp lựa chọn được những người có đủ
điều kiện tiêu chuẩn theo yêu cầu của công việc để quản lý hiệu quả.
+ Để công tác quản lý được thực hiện đầy đủ các quy trình cần phải lên kế
hoạch quản lý thông qua quy trình tuyển dụng bao gồm các bước cơ bản sau:
1. Thông báo tuyển dụng nhân lực ( điều kiện, tiêu chuẩn cần để tham gia
tuyển dụng)
2. Hồ sơ đăng kí tuyển dụng.
3. Thành lập hội đồng tuyển dụng.
4. Tổ chức tuyển dụng.
5. Thông báo kết quả tuyển dụng.
6. Ban hành quyết định tuyển dụng.
7. Chế độ tập sự.

Công tác tuyển dụng cần tiến hành lần lượt các bước như trên thì công tác
quản lý mới đáp ứng được yêu cầu của công việc đề ra.
2.1.2. Quy trình quản lý nguồn nhân lực cấp xã tại Phòng Nội vụ huyện
Sóc Sơn.
Quy trình quản lý nguồn nhân lực tại Phòng Nội vụ huyện Sóc Sơn bao gồm
5 giai đoạn cơ bản.
a. phân tích công việc:
Bước1: Mô tả công việc: giải thích rõ ràng về những nhiệm vụ của công tác
quản lý nhân lực, trách nhiệm, điều kiện làm việc và những vấn đề liên quan đến
công việc quản lý nhân lực tại cơ quan.
+ Xác định công việc: cần nêu rõ tên công việc cần thực hiện là công tác
quản lý nhân lực, tên bộ phận thực hiện công việc đó là ai, chức danh lãnh đạo trực
tiếp của công việc,…
+ Trình bày trách nhiệm và nhiệm vụ của công tác quản lý nhân lực: trình
bày chính xác và đầy đủ các nhiệm vụ và trách nhiệm thuộc công tác quản lý nhân
lực.
17


+ Đưa ra các điều kiện cần và đủ của công việc: bao gồm các điều kiện môi
trường vật chất,thời gian làm việc, an toàn lao động và một số điều kiện khác,…
Bước 2: Xác định công việc.
Sau khi mô tả song công việc cần thực hiện, thì người làm công tác quản lý
nhân lực cần phải xác định rõ ràng công việc: Đó là công việc gì? Mã số công việc
đó như thế nào? Mục đích của công việc đó là gì? Yêu cầu của công việc đó ra
sao? Cách thức để thực hiện công việc đó?...
-> Tùy từng công việc khác nhau mà người quản lý có những cách xác định
khác nhau để cho phù hợp và hiệu quả cao nhất.
+ Giai đoạn 1
Bước 3: Tiêu chuẩn về nhân lực:

Cần chọn lựa và phân bố nhân lực vào những vị trí đúng chuyên môn và phù
hợp với cơ cấu tổ chức của cơ quan hoạt động.
Bước 4: Đánh giá công việc:
Tiến hành nhận xét và đánh giá công việc sau khi đã hoàn thành, xem công
việc có đạt được những tiêu chí đề ra ban đầu không? Công việc đó có đạt được
yêu cầu không?...
Bước 5: Xếp loại công việc.
Căn cứ vào những kết quả đã đạt và được đánh giá ở bước 4 trên cơ sở tổng
hợp tất cả những kết quả đó lại người lãnh đạo cơ quan sẽ xếp loại từng công việc
theo những mức độ hoàn thành khác nhau.
b. Tuyển dụng nhân lực.
Để tuyển chọn được một đội ngũ nhân lực có chất lượng và hiệu quả thì quá
trình tuyển dụng nhân lực cần trải qua đầy đủ 5 bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị tuyển dụng:
Chuẩn bị trên tất cả các phương diện như: vị trí cần tuyển dụng, điều kiện
cần tuyển dụng, vật chất,…
Nội dung bao gồm: chỉ tiêu tuyển dụng là bao nhiêu? Đối tượng tuyển dụng
là những ai? Tiêu chuẩn để tuyển dụng là gì? Hồ sơ tuyển dụng ra sao,gồm những
gì? Thành lập hội đồng để tuyển dụng, hình thức tuyển dụng như thế nào? Lệ phí
18


cần cho công tác thi tuyển là bao nhiêu?....
Bước 2: Thông báo tuyển dụng:
Sau khi công tác chuẩn bị đã được hoàn thiện cơ quan tổ chức bắt đầu tiến
hành thông báo tuyển dụng trên các phương tiện truyền thông khác nhau như:
internet, báo chí, đài, tivi,…
Cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng thông baó công khai trên các phương
tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử của cơ quan niêm yết công khai tại
trụ sở làm việc về tiêu chuẩn, điều kiện, số lượng cần tuyển, thời hạn và địa điểm

tiếp nhận hồ sơ của người đăng ký dự tuyển.
-Điều kiện đăng ký dự tuyển: những người có đủ các điều kiện dưới đây
không phan biệt dân tộc, nam, nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được
đăng ký dự tuyển công chức:
+ Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam
+ Đủ 18 tuổi trở lên
+ Có đơn dự tuyển, có lý lịch rõ ràng
+ Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp
+ Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt
+ Đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ
+ Một số yêu cầu khác tùy theo yêu cầu của vị trí công việc dự tuển.
- Riêng các yêu cầu khác tùy theo vị trí dự tuyển do cơ quan sử dụng công
chức xây dựng trên cơ sở bản mô tả công việc gắn với ngành được đào tạo, các kỹ
năng, kinh nghiệm, theo yêu cầu tiêu chuẩn nghiệp vị ngạch công chức của vị trí
dự tuyển.
Công tác này đòi hỏi cần có một khoản tài chính nhất định.
Bước 3: Thu nhận và nghiên cứu hồ sơ:
Sau khi công tác thông báo tuyển dụng đã hoàn tất người làm công tác tuyển
dụng tiến hành thu nhận hồ sơ ứng tuyển của các ứng viên, ứng viên nào đáp ứng
đầy đủ các điều kiện mà cơ quan đã đề ra sẽ được lựa chọn, loại bỏ những hồ sơ
không đáp ứng được yêu cầu.
Bước 4: Thi và phỏng vấn các ứng viên:
19


Tiến hành thi và phỏng vấn các ứng viên có hồ sơ đạt tiêu chuẩn, việc phỏng
vấn và tổ chức thi phải dựa trên sự công bằng, minh bạch, khách quan, đáp ứng
đúng yêu cầu.
Bước 5: Đánh giá ứng cử viên và ra quyết định
-Đánh giá và nhận xét ứng cử viên về những thế mạnh và hạn chế, chỉ ra

những điểm mạnh của họ để tiếp tục phát huy hơn nữa; đưa ra những hạn chế mà
họ gặp phải cần khắc phục để hoàn thiện bản thân hơn.
c. Đào tạo và phát triển:
- Sau khi tuyển dụng được nguồn nhân lực như mong muốn, cơ quan tổ chức
sẽ tiến hành đào đào cho họ về các kiến thức, kỹ năng cơ bản cần trong công việc.
- Hoạt động đào tạo được tiến hành đào tạo học trực tiếp tại nơi làm việc của
cơ quan thông qua sự chỉ đạo và hướng dẫn bởi những người có kinh nghiệm và có
trình độ trong cùng cơ quan. Những người hướng dẫn này có trách nhiệm dạy và
hướng dẫn người lao động về các kỹ năng, nghiệp vụ cần thiết để phục vụ cho
công việc. Hoạt động đào tạo tại chỗ này giúp người lao động vừa tham gia quá
trình học tập nâng cao trình độ mà vẫn đảm nhận được nhiệm vụ được giao.
- Một số phương pháp đào tạo cơ bản được áp dụng tại cơ quan: đào tạo theo
kiểu chỉ dẫn công việc, đào tạo theo kiểu học nghề, kèm kặp và chỉ đạo, luân
chuyển, thuyên chuyển trong công việc, …
- Hoạt động đào tạo và phát triển giúp người lao động có thể: nâng cao trình
độ chuyên môn, học hỏi được knh nghiệm bởi những người đã trải qua trong ngành
để thực hiện công việc tốt hơn, hiệu quả công việc được nâng cao, giúp người lao
động có khả năng thích ứng cao với sự thay đổi của môi trường công việc, góp
phần phát triển kinh tế xã hội, …
-> Hoạt động đào tạo và phát triển đối với người lao động tại cơ quan là hoạt
động có vai trò vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong công tác quản lý nhân
lực.
d. Đánh giá nhân lực:
- Đây là hoạt động quản lý nhân lực quan trọng và luôn luôn tồn tại trong
các tổ chức và không thể thiếu trong công tác quản lý. Nó là hoạt động tiếp sau khi
20


đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
- Việc đánh giá là một công việc phức tạp đòi hỏi người đánh giá cần phải có

kinh nghiệm và các kỹ năng nghiệp vụ chuyên sâu và sử dụng hệ thống các tiêu
chuẩn khách quan để đánh giá một cách khách quan ,chính xác.
- Thông qua đánh giá người quản lý có thể : Cải tiến quy trình, phương pháp
thực hiện công việc, tái cơ cấu nhân lực hợp lý, hoàn thiện các quy trình quản lý và
các chính sách quản lý,…góp phần thúc đấy sự phát triển lớn mạnh, bền vững
trong môi trương cạnh tranh như hiện nay.
- Còn đối với người lao động việc đánh giá thường xuyên của người làm
công tác quản lý giúp: người lao động có thể xác định năng lực của bản thân, được
đào tạo và có cơ hội phát triển, thăng tiến, gíup người lao động có thể xác định
được mục tiêu và các định hướng phát triển trong tương lai, …
e.Thù lao lao động:
- Thù lao lao động là những khoản mà người lao động được nhận từ người
quản lý của mình thông qua việc phục vụ làm việc cho tổ chức.
- Người lao động được nhà quản lý trả cho các khoản lương và thưởng trong
từng tháng. Nó bao gồm ba thành phần chính đó là: thù lao cơ bản, các khuyến
khích và phúc lợi cơ bản cho người lao động.
+ Thù lao cơ bản: là thù lao cố định mà người lao động được nhận hang
tháng. Thù lao cơ bản được trả dựa trên cơ sở:
• Các loại công việc cụ thể.
• Mức độ thực hiện công việc.
• Trình độ và thâm niên của người lao động.
+ Các khuyến khích: là khoản thù lao ngoài tiền lương và tiền công để trả
cho những người lao động hoàn thành tốt công việc được giao. Bao gồm:
• Tiền hoa hồng.
• Các loại tiền thưởng.
• Phân chia năng suất.
• Phân chia lợi nhuận.
21



+ Các phúc lợi: là phần thù lao gián tiếp được trả dưới dạng hỗ trợ cuộc sống
cho người lao động, bao gồm:
• Bảo hiển sức khỏe, bảo đảm xã hội.
• Tiền lương hưu, tiền trả cho những ngày nghỉ: nghỉ lễ, nghỉ phép,…
2.2. Ứng dụng phần mềm quản lý nhân sự HRM Pro tại UBND huyện
Sóc Sơn.
Giới thiệu chung
VnResource đã xây dựng và phát triển phần mềm Quản lý Nhân Sự HRM
Pro với tham vọng không chỉ đáp ứng các nghiệp vụ thông thường trong việc quản
lý nhân sự như chấm công, tính lương, quản lý thông tin nhân viên… mà còn là
công cụ để xây dựng hệ thống chức danh, bộ tiêu chuẩn đào tạo, bộ tiêu chuẩn
đánh giá, phân tích và hoạch định nguồn lực, quản trị chi phí nhân sự, xây dựng
chính sách đãi ngộ giữ chân người tài… cho một doanh nghiệp không chỉ lực
lượng nhân sự lớn, nhiều cấp bậc đòi hỏi phải có các nghiệp vụ vô cùng phức tạp
mang tính đặc thù riêng của từng ngành mà còn phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu thay
đổi chính sách nhân sự từ chính phủ.
HRM Pro cung cấp các công cụ hữu hiệu trong việc dự báo tình hình nhân
sự trong tương lai giúp doanh nghiệp có nhiều không gian và thời gian cho việc
đào tạo, hoạch định và ổn định đội ngũ nhân sự kế cận. Giải pháp của chúng tôi
giúp xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả công việc nhân viên (KPI) đầy
linh hoạt.

22


Sơ đồ chức năng

Đặc điểm chính
Giải pháp dành cho các cơ quan hành chính nhà nước
Giao diện Tiếng Anh và Tiếng Việt (Người dùng chuyển đổi dễ dàng)

Hỗ trợ các chức năng Phân tích Quản trị
Phân tích nghỉ việc, phân tích tăng ca, phân tích chi phí lao động trực tiếp,
gián tiếp, phân tích mã chi phí (cost center)…
Khả năng bảo mật thông tin cấp cao
Những thông tin nhạy cảm (lương, phụ cấp…) được mã hóa trước khi truyền
trên hệ thống mạng và chứa trong máy chủ. Thông tin này được mã hóa, ngay cả
với nhân viên IT quản trị hệ thống cũng không thể xem được thông tin này.
Khả năng mã hóa thông tin là một trong những tính năng vượt trội của Phần
mềm quản lý nhân sự VnResource HRM Pro so với các hệ thống khác.
VnResource cung cấp & tư vấn giải pháp quản trị nhân sự thay vì chỉ
cung cấp phần mềm.
23


×