Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Tìm hiểu Lễ hội truyền thống đền Bảo Hà tại xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (968.35 KB, 43 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi thực hiện nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu Lễ hội truyền thống đền Bảo
Hà tại xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai”. Tôi xin cam đoan đây là
công trình nghiên cứu của tôi trong thời gian qua. Tôi xin chịu hoàn toàn trách
nhiệm nếu có sự không trung thực về thông tin được sử dụng trong công trình
nghiên cứu này.
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2016
Sinh viên


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành công trình nghiên cứu này, tôi xin chân thành gửi lời cảm
ơn sâu sắc đến cô TS. Lê Thị Hiền – Giảng viên học phần phương pháp nghiên
cứu khoa học đã tận tình chỉ dạy giúp tôi hoàn thành tốt đề tài. Tôi cũng xin gửi
lời cảm ơn đến cán bộ, viên chức tại UBND xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh
Lào Cai cùng với BTC lễ hội truyền thống Đền Bảo Hà và toàn thể nhân dân tại
xã Bảo Hà đã tạo điều kiện cho Tôi được tìm hiểu, thu thập thông tin, tài liệu
một cách thuận lợi nhất.
Trong quá trình khảo sát và nghiên cứu Tôi còn gặp khá nhiều khó khăn,
mặt khác do trình độ nghiên cứu của mình còn hạn chế nên dù cố gắng hoàn
thành, song đề tài của tôi không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Vì thế tôi
mong nhận được sự góp ý nhiệt tình từ thầy cô và các bạn để đề tài nghiên cứu
của mình hoàn thiện hơn nữa.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên


DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
UBND - Ủy ban nhân dân
BTC – Ban tổ chức
VH, TT & DL – Văn hóa, Thể thao và Du lịch


HĐND – Hội đồng Nhân dân
THPT – Trung học Phổ thông

\


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài......................................................................................1
2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu..........................................3
3. Giả thuyết nghiên cứu...............................................................................4
4. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................4
5. Lịch sử nghiên cứu....................................................................................4
6. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................5
7. Mục đích của nghiên cứu..........................................................................5
8. Cấu trúc của đề tài....................................................................................5
NỘI DUNG...........................................................................................................7
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG ĐỀN BẢO
HÀ TẠI XÃ BẢO HÀ, HUYỆN BẢO YÊN, TỈNH LÀO CAI, TỔNG QUAN
VỀ TỈNH LÀO CAI VÀ KHÁI QUÁT VỀ ĐỀN BẢO HÀ.............................7
1.1. Cơ sở lý luận.........................................................................................7
1.1.1. Một số khái niệm................................................................................7
1.1.1.1. Khái niệm lễ hội..............................................................................7
1.1.1.2. Khái niệm lễ hội truyền thống.........................................................8
1.1.2. Vai trò của lễ hội truyền thống...........................................................9
1.2. Tổng quan về tỉnh Lào Cai..............................................................................11

1.3. Khái quát về đền Bảo Hà và lễ hội truyền thống đền Bảo Hà.........12
1.3.1. Vị trí đền Bảo Hà..............................................................................13
1.3.2. Đặc điểm của đền Bảo Hà................................................................13
1.3.3. Khái quát lễ hội truyền thống đền Bảo Hà.......................................14
Tiểu kết...............................................................................................................................14
CHƯƠNG 2. CÁC GIÁ TRỊ CỦA LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG ĐỀN BẢO
HÀ VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG DIỄN RA TRONG LỄ HỘI TRUYỀN
THỐNG ĐỀN BẢO HÀ TẠI XÃ BẢO HÀ, HUYỆN BẢO YÊN, TỈNH
LÀO CAI............................................................................................................15


2.1. Các giá trị của lễ hội truyền thống đền Bảo Hà tại xã Bảo Hà, huyện
Bảo Yên, tỉnh Lào Cai..................................................................................................15
2.1.1. Giá trị lịch sử.......................................................................................15
2.1.2. Giá trị văn hóa.....................................................................................17
2.1.3. Giá trị tâm linh....................................................................................18
2.1.4. Giá trị du lịch......................................................................................19
2.2. Các hoạt động diễn ra trong lễ hội truyền thống đền Bảo Hà tại xã
Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai...................................................................21
2.2.1. Phần lễ của lễ hội................................................................................24
2.2.2. Phần hội của lễ hội..............................................................................24
2.2.3. Hoạt động của con người trong lễ hội.................................................25
Tiểu kết...............................................................................................................................26
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG ĐỀN BẢO HÀ
VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VỀ CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ
PHÁT HUY LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG ĐỀN BẢO HÀ TẠI XÃ BẢO HÀ,
HUYỆN BẢO YÊN, TỈNH LÀO CAI.............................................................27
3.1. Thực trạng lễ hội truyền thống đền Bảo Hà tại xã Bảo Hà, huyện
Bảo Yên, tỉnh Lào Cai..................................................................................................27
3.1.1 Một số hạn chế.....................................................................................27

3.1.2. Ưu điểm...............................................................................................27
3.1.3. Nguyên nhân của các hạn chế trong quản lý và tổ chức lễ hội truyền
thống đền Bảo Hà..........................................................................................29
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả về bảo tồn và phát huy lễ hội truyền
thống đền Bảo Hà...........................................................................................................30
Tiểu kết...............................................................................................................................32
KẾT LUẬN........................................................................................................33
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................34
PHỤ LỤC...........................................................................................................35


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lịch sử phát triển của xã hội Việt Nam đã từng trải qua những bước thăng
trầm, từ những ngày dữ dội và khốc liệt nhất khi quân xâm lược phong kiến
Phương Bắc đô hộ đến thực dân đế quốc Pháp – Mĩ xâm lược. Đó không chỉ đơn
thuần là sự xâm chiếm bờ cõi mà còn là sự đồng hóa về văn hóa, là âm mưu hủy
diệt những giá trị văn hóa to lớn của cả một dân tộc.
Song song với việc đoàn kết chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước, nhân
dân ta còn bảo vệ cả một nền Văn hiến. Quá trình lịch sử lâu dài ấy của dân tộc
đã để lại cho chúng ta ngày nay một kho tàng văn hóa dân gian phong phú và đa
dạng. Trong kho tàng ấy, lễ hội là nơi thể hiện rõ ràng nhất những giá trị văn hóa
của dân tộc. Trong lễ hội, các hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian được gìn giữ,
bảo lưu và phát triển với rất nhiều những phong tục tập quán, những trò chơi dân
gian thể hiện bản sắc riêng của con người Việt Nam. Đến với Việt Nam, ở bất kỳ
một vùng miền nào của tổ quốc cũng đều thấy sự xuất hiện và tồn tại của các lễ
hội cổ truyền. Từ những hội làng của vùng đồng bằng Bắc Bộ, đến những lễ hội
của các dân tộc thiểu số như : lễ hội xuống đồng, lễ hội cầu mùa, lễ hội mừng
năm mới…
Lễ hội cổ truyền là một hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian có lịch sử

lâu đời và mang tính dân tộc sâu sắc. Cùng với sự phát triển của nhân loại, lễ hội
trải qua những biến đổi và những bước thăng trầm. Có thời kì hình thức văn hóa
này hầu như bị lãng quên, thậm chí còn bị bài xích, cho rằng mang nặng màu sắc
mê tín dị đoan. Sở dĩ có hiện tượng đó là vì lễ hội vốn là loại hình rất phức tạp,
bao gồm nhiều phương diện, nhiều đặc điểm và tính chất mà thoạt nhìn tưởng
chừng như chúng trái ngược nhau, mâu thuẫn với nhau nhưng thực chất chúng
có mối quan hệ chặt chẽ hữu cơ với nhau, nếu chúng ta quan sát chúng thiếu
toàn diện thì không thể thấy hết được những giá trị đích thực của nó. Tìm hiểu lễ
hội đền Bảo Hà tại xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, lễ hội hình thành
và biến đổi dưới những tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và lịch
sử, nó là tấm gương phản chiếu trung thực hoàn cảnh và lối sống của một dân
1


tộc. Từ năm 1986 trở lại đây thực hiện công cuộc đổi mới, Đảng và Nhà nước
xác định : văn hóa đóng một vị trí, vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước, văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển.
Trên khắp các miền quê của đất nước với tư cách là một thành tố của văn hóa
dân gian, bằng sức sống nội sinh và dưới tác động của các tổ chức quản lý, các
lễ hội dân gian đã được khôi phục. Một mặt nó thỏa mãn nhu cầu tinh thần nội
tại của quần chúng, mặt khác nó giáo dục tinh thần đoàn kết, yêu nước, các giá
trị nhân văn và quan trọng hơn, nó góp phần khẳng định bản sắc văn hóa của
dân tộc.
Việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có
việc khôi phục, tổ chức các lễ hội cổ truyền là một nhiệm vụ rất quan trọng góp
phần xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở từng địa phương, từng vùng miền dân
cư, nhằm nâng cao đời sống tinh thần nhân dân, tạo động lực thúc đẩy hoàn
thành các nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.
Trong thời đại đất nước đang trong quá trình phát triển như ngày nay, việc
phát triển các giá trị truyền thống của dân tộc là việc rất quan trọng, đặc biệt là

việc phát huy các lễ hội truyền thống của quê hương. Lễ hội truyền thống là loại
hình sinh hoạt văn hoá, sản phẩm tinh thần của người dân được hình thành và
phát triển trong quá trình lịch sử. Người Việt Nam từ hàng ngàn đời nay có
truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”.
Lễ hội là sự kiện thể hiện truyền thống quý báu đó của cộng đồng, tôn
vinh những hình tượng thiêng, được định danh là những vị “Thần” - những
người có thật trong lịch sử dân tộc hay huyền thoại. Hình tượng các vị thần linh
đã hội tụ những phẩm chất cao đẹp của con người. Đó là những anh hùng chống
giặc ngoại xâm; những người khai phá vùng đất mới, tạo dựng nghề nghiệp;
những người chống chọi với thiên tai, trừ ác thú; những người chữa bệnh cứu
người; những nhân vật truyền thuyết đã chi phối cuộc sống nơi trần gian, giúp
con người hướng thiện, giữ gìn cuộc sống hạnh phúc... Lễ hội là sự kiện tưởng
nhớ, tỏ lòng tri ân công đức của các vị thần đối với cộng đồng, dân tộc.

2


Lễ hội là dịp con người được trở về nguồn, nguồn cội tự nhiên hay nguồn cội
của dân tộc đều có ý nghĩa thiêng liêng trong tâm trí mỗi người.
Lễ hội thể hiện sức mạnh cộng đồng làng xã, địa phương hay rộng hơn là
quốc gia dân tộc. Họ thờ chung vị thần, có chung mục tiêu đoàn kết để vượt qua
gian khó, giành cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Lễ hội cũng là nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ những giá trị văn hoá vật
chất và tinh thần của mọi tầng lớp dân cư; là hình thức giáo dục, chuyển giao
cho các thế hệ sau biết giữ gìn, kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền
thống quý báu của dân tộc theo cách riêng, kết hợp giữa yếu tố tâm linh và các
trò chơi đua tài, giải trí...
Lễ hội là dịp con người được giải toả, dãi bày phiền muộn, lo âu với thần
linh, mong được thần giúp đỡ, chở che đặng vượt qua những thử thách đến với
ngày mai tươi sáng hơn.

Sinh ra và lớn lên ở tỉnh Lào Cai, tôi nhận thấy rằng việc tìm hiểu các giá
trị truyền thống của quê hương là rất quan trọng và cần thiết. Hơn nữa, với tư
cách là một đứa con của vùng quê ấy tôi muốn đóng góp một phần để giữ gìn,
bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp đó của quê hương mình.
Là sinh viên chuyên ngành của khoa Quản lí nhà nước, tôi có nhiều điều
kiện để nghiên cứu và học tập, tạo điều kiện cho bản thân hiểu biết sâu hơn về
chuyên ngành và qua việc tìm hiểu Lễ hội truyền thống đền Bảo Hà tại xã Bảo
Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đã cung cấp cho tôi nhiều kiến thức quan
trọng, tạo điều kiện cho tôi hiểu biết sâu sắc hơn về các giá trị truyền thống xã
Bảo Hà nói riêng và tỉnh Lào Cai nói chung.
Với những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài “Tìm hiểu Lễ hội truyền
thống đền Bảo Hà tại xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai” để làm đề tài
nghiên cứu khoa học và làm bài thi kết thúc học phần Phương pháp nghiên cứu
khoa học.
2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Lễ hội truyền thống đền Bảo Hà tại xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh
3


Lào Cai.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Đền Bảo Hà
- Thời gian: Lễ hội truyền thống đền Bảo Hà tại xã Bảo Hà, huyện Bảo
Yên, tỉnh Lào Cai diễn ra trong ba ngày từ ngày 17 đến ngày 19 tháng 08 (tức
ngày 15 đến ngày 17 tháng 07 âm lịch) hàng năm.
3. Giả thuyết nghiên cứu
Với sự cố gắng không ngừng để nghiên cứu đề tài này. Tôi hy vọng nếu
đề tài này thành công và đi vào thực tiễn cuộc sống. Dựa trên tinh thần hợp tác
của các cấp chính quyền kết hợp với ý thức của người dân sẽ có những giải pháp

kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá
trị truyền thống tốt đẹp của Lễ hội đền Bảo Hà tại xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên,
tỉnh Lào Cai.
Việc phát huy giá trị truyền thống của xã Bảo Hà sẽ được nâng cao nếu:
Ủy ban nhân dân xã Bảo Hà chú trọng bảo tồn và phát huy các lễ hội
truyền thống nói chung và Lễ hội đền Bảo Hà nói riêng.
Đầu tư thích đáng vào việc phát triển Lễ hội truyền thống đền Bảo Hà để
quảng bá tiềm năng, thế mạnh, thu hút đầu tư vào du lịch văn hóa tâm linh ở địa
phương.
4. Mục tiêu nghiên cứu
Cơ sở lý luận chung về Lễ hội truyền thống đền Bảo Hà tại xã Bảo Hà,
huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
Khái quát thực trạng của Lễ hội truyền thống đền Bảo Hà.
Bước đầu đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tổ chức,
phát huy và bảo tồn các giá trị của Lễ hội truyền thống đền Bảo Hà.
5. Lịch sử nghiên cứu
Về phương diện lịch sử văn hóa, các công trình nghiên cứu đi vào tìm
hiểu những giá trị văn hóa lịch sử của lễ hội truyền thống đền Bảo Hà như:
nguồn gốc, quá trình xây dựng và tu bổ, trình tự lễ hội,…
Tại tỉnh Lào Cai, về du lịch đã có nhiều bài viết và công trình nghiên cứu
4


ở những góc độ và quy mô khác nhau, nhằm đánh giá tiềm năng và thực trạng
phát triển du lịch ở tỉnh Lào Cai.
Việc khai thác du lịch tại lễ hội đền Bảo Hà, chúng ta có thể có rất ít
nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này mà chủ yếu mới dừng lại ở các bài báo, cá
tham luận tại các hội thảo về Văn hóa – Du lịch diễn ra trong thời gian qua.
Điểm chung có thể nhận thấy là các tài liệu này chủ yếu đi vào phân tích và chỉ
rõ những tiềm năng có thể khai thác của loại hình du lịch văn hóa mà cụ thể ở

đây là những chuyến hành hương của nhân dân khắp mọi miền đất nước.
Qua khảo sát, tìm hiểu tôi nhận thấy đã có nhiều nghiên cứu về lễ hội các
dân tộc nói chung. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ
thống về lễ hội truyền thống đền Bảo Hà tại xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh
Lào Cai.
6. Phương pháp nghiên cứu
Công trình nghiên cứu sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp sau:
+ Phương pháp quan sát.
+ Phương pháp nghiên cứu tổng hợp tài liệu.
+ Phương pháp điều tra, sưu tầm, khảo sát.
+ Phương pháp phỏng vấn người dân tại địa phương.
7. Mục đích của nghiên cứu
Công trình nghiên cứu có thể trở thành tư liệu tham khảo cho những
nghiên cứu tương tự sau này.
Những giải pháp đặt ra trong nghiên cứu có thể ứng dụng vào thực
tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả về bảo tồn và phát huy Lễ hội truyền thống
đền Bảo Hà.
8. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề
tài còn có cấu trúc 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về Lễ hội truyền thống đền Bảo Hà tại xã
Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, tổng quan về Lào Cai và khái quát
đền Bảo Hà
5


Chương 2: Các giá trị của lễ hội và các hoạt động diễn ra trong lễ hội
Chương 3: Thực trạng lễ hội truyền thống đền Bảo Hà và Giải pháp
nâng cao hiệu quả về bảo tồn và phát huy Lễ hội truyền thống đền Bảo Hà
tại xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai


6


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG ĐỀN BẢO HÀ TẠI XÃ
BẢO HÀ, HUYỆN BẢO YÊN, TỈNH LÀO CAI, TỔNG QUAN VỀ TỈNH
LÀO CAI VÀ KHÁI QUÁT VỀ ĐỀN BẢO HÀ
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Khái niệm lễ hội
Lễ hội là một sự kiện văn hóa được tổ chức mang tính cộng đồng. "Lễ" là
hệ thống những hành vi, động tác nhằm biểu hiện sự tôn kính của con người
với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc
sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện. "Hội" là sinh hoạt văn hóa, tôn
giáo, nghệ thuật của cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống.
Lễ hội là hoạt động tập thể và thường có liên quan đến tín ngưỡng, tôn
giáo. Con người xưa kia rất tin vào trời đất, thần linh. Các lễ hội cổ truyền phản
ảnh hiện tượng đó. Tôn giáo rất có ảnh hưởng tới lễ hội. Tôn giáo thông qua lễ
hội đê phô trương thanh thế, lễ hội nhờ có tôn giáo đề thần linh hóa những thứ
trần tục. Nhưng trải qua thời gian, trong nhiều lễ hội, tính tôn giáo dần giảm bớt
và chỉ còn mang nặng tính văn hóa.
Lễ hội là một loại hình văn hóa, có thể nói là một tác phẩm văn hóa của
tộc người Việt, là nhu cầu không thể thiếu trong tư duy, trong đời sống tinh thần
của nhân dân. Lễ hội mang những tác động tích cực, nhiều người coi lễ hội như
là một nhân tố tạo ra sự thư giãn tinh thần, là sự biểu hiện cách ứng xử văn hóa
với thiên nhiên, với thần thánh, và nhất là với xã hội cộng đồng. Mỗi người, khi
tham gia vào các hoạt động, dù là tham gia trực diện vào lễ hay chỉ là người dự
hội bình thường đều tìm thấy sự hồn nhiên, hưng phấn nghệ thuật, những xúc

cảm chất phát ngây thơ. Nhờ không khí vừa thiêng liêng, nghiêm trang, vừa vui
vẻ, thân ái của ngày hội mà mỗi cá nhân, mỗi nhóm xã hội, mỗi cộng đồng giảm
nhẹ hoặc “cởi tháo” được những quẫn bách, thậm chí cả những mâu thuẫn, xung
7


đột của đời sống thường nhật. Trên tinh thần ấy, có thể nói giá trị của lễ hội có
tấc dụng điều chỉnh các quan hệ xã hội nơi làng xã từ ngàn đời nay.
Lễ hội còn được coi là “nguồn sữa mẹ” nuôi dưỡng các loại hình nghệ
thuật. Lễ hội hỗn dung các tầng lớp văn hóa của tộc người và các yếu tố văn hóa
của tộc người trong tiến trình lịch sử. Lễ hội đã bảo lưu, nuôi dưỡng và phát
triển nhiều truyền thống văn hóa của cộng đồng các làng xã. Lễ hội còn là chỗ
dựa tinh thần của người nông dân, thể hiện quan niệm đối với cái đẹp và cái khát
vọng vươn lên cái đẹp của họ.
1.1.1.2. Khái niệm lễ hội truyền thống
Lễ hội truyền thống là loại hình sinh hoạt văn hoá, sản phẩm tinh thần của
người dân được hình thành và phát triển trong quá trình lịch sử. Người Việt Nam
từ hàng ngàn đời nay có truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”. Lễ hội là sự kiện
thể hiện truyền thống quý báu đó của cộng đồng, tôn vinh những hình tượng
thiêng, được định danh là những vị “Thần” - những người có thật trong lịch sử
dân tộc hay huyền thoại. Hình tượng các vị thần linh đã hội tụ những phẩm chất
cao đẹp của con người. Đó là những anh hùng chống giặc ngoại xâm, những
người khai phá vùng đất mới, tạo dựng nghề nghiệp; những người chống chọi
với thiên tai, trừ ác thú, những người chữa bệnh cứu người, những nhân vật
truyền thuyết đã chi phối cuộc sống nơi trần gian, giúp con người hướng thiện,
giữ gìn cuộc sống hạnh phúc... Lễ hội là sự kiện tưởng nhớ, tỏ lòng tri ân công
đức của các vị thần đối với cộng đồng, dân tộc.
Lễ hội là dịp con người được trở về nguồn, nguồn cội tự nhiên hay nguồn
cội của dân tộc đều có ý nghĩa thiêng liêng trong tâm trí mỗi người.
Lễ hội thể hiện sức mạnh cộng đồng làng xã, địa phương hay rộng hơn là

quốc gia dân tộc. Họ thờ chung vị thần, có chung mục tiêu đoàn kết để vượt qua
gian khó, giành cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Lễ hội cũng là nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ những giá trị văn hoá vật
chất và tinh thần của mọi tầng lớp dân cư; là hình thức giáo dục, chuyển giao
cho các thế hệ sau biết giữ gìn, kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền
thống quý báu của dân tộc theo cách riêng, kết hợp giữa yếu tố tâm linh và các
8


trò chơi đua tài, giải trí...
Lễ hội là dịp con người được giải toả, dãi bày phiền muộn, lo âu với thần
linh, mong được thần giúp đỡ, chở che đặng vượt qua những thử thách đến với
ngày mai tươi sáng hơn.
1.1.2. Vai trò của lễ hội truyền thống
Lễ hội truyền thống đền Bảo Hà được tổ chức thường niên nhằm phát huy
truyền thống uống nước nhớ nguồn, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ các giá trị văn
hoá, tinh thần và đời sống tâm linh của nhân dân đồng thời quảng bá tiềm năng
du lịch của Bảo Hà tới du khách.
Lễ hội là loại hình sinh hoạt văn hoá, sản phẩm tinh thần của người dân
được hình thành và phát triển trong quá trình lịch sử. Người Việt Nam từ hàng
ngàn đời nay có truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”. Lễ hội là sự kiện thể
hiện truyền thống quý báu đó của cộng đồng, tôn vinh những hình tượng thiêng,
được định danh là những vị “Thần” - những người có thật trong lịch sử dân tộc
hay huyền thoại.
Hình tượng các vị thần linh đã hội tụ những phẩm chất cao đẹp của con
người. Đó là những anh hùng chống giặc ngoại xâm; những người khai phá
vùng đất mới, tạo dựng nghề nghiệp; những người chống chọi với thiên tai, trừ
ác thú; những người chữa bệnh cứu người; những nhân vật truyền thuyết đã chi
phối cuộc sống nơi trần gian, giúp con người hướng thiện, giữ gìn cuộc sống
hạnh phúc... Lễ hội là sự kiện tưởng nhớ, tỏ lòng tri ân công đức của các vị thần

đối với cộng đồng, dân tộc.
Lễ hội ở Việt Nam được tổ chức nhiều nhất vào ba tháng mùa xuân và
mùa thu. Hai khoảng thời gian trên là lúc người dân nhàn rỗi. Mùa xuân tiết trời
ấm áp, mùa thu tiết trời mát mẻ, đều thuận lợi cho việc tổ chức lễ hội. Hai yếu tố
cơ bản tạo nên sự thoải mái, vui vẻ cho người đi dự hội.
Lễ hội là chứng tỏ tính cố kết của cộng đồng, là minh chứng cho nét đẹp
văn hoá ngàn đời của ông cha ta. Theo thống kê của Bộ VH, TT&DL thì nước ta
hiện có hơn 8.000 lễ hội trong năm. Như vậy, bình quân mỗi ngày có hơn 2 lễ
hội. Mỗi lễ hội mang một nét tiêu biểu và giá trị riêng, nhưng bao giờ cũng
9


hướng tới một một đối tượng linh thiêng cần được suy tôn như những vị anh
hùng chống ngoại xâm, những người có công dạy dỗ truyền nghề, chống thiên
tai, diệt trừ ác thú, giàu lòng cứu nhân độ thế... Với tư tưởng uống nước nhớ
nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây, ngày hội diễn ra sôi động bằng những sự
tích, công trạng, là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại, làm cho thế hệ trẻ hôm nay
hiểu được công lao tổ tiên, thêm tự hào về truyền thống quê hương, đất nước của
mình. Đặc biệt, lễ hội ở nước ta gắn bó với làng xã, địa danh, vùng đất như một
thành tố không thể thiếu vắng trong đời sống cộng đồng nhân dân.
Phần lớn các lễ hội ở Việt Nam thường gắn với sự kiện lịch sử, tưởng nhớ
người có công với nước trong chiến tranh chống giặc ngoại xâm nên các trò vui
chơi ở lễ hội thường mang nhiều tính mạnh mẽ của tinh thần thượng võ như: thi
bắn nỏ, đấu vật (hội Cổ Loa) đấu vật, đấu võ, chạy thi (hội hoa Vị Khê, Nam
Định), thi bắn nỏ, ném còn (ở vùng đồng bào dân tộc phía Bắc) v.v... Có lễ hội
lại gọi theo những trò chơi dân gian như hội rước voi, rước chúa gái, hội đánh
phết, ném còn, hội chọi gà, chọi trâu, hội đâm đuống... Lại có hội nửa đêm tắt
đèn cho trai gái tự do tìm đến với nhau với cái tên nghe rất phồn thực, dân giã,
ấy là hội "linh tinh tình phộc"
Sự phong phú của lễ hội ở Việt Nam vừa là nét đẹp văn hóa dân tộc nhưng

cũng vừa là một trong những sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài
nước.
Quy trình của lễ hội:
Lễ hội được tiến hành theo ba bước:
Bước 1: Chuẩn bị: Chuẩn bị lễ hội được chia thành hai giai đoạn. Giai
đoạn chuẩn bị cho mùa lễ hội sau và khi ngày hội đã đến gần. Chuẩn bị cho mùa
lễ hội sau được tiến hành ngay sau khi mùa hội trước kết thúc, mọi khâu chuẩn
bị đã có sự phân công, cắt cử mọi việc để đón mùa lễ hội năm sau. Khi ngày hội
sắp diễn ra, công việc kiểm tra lại đồ tế lễ, trang phục, quét dọn, mở cửa di tích,
rước nước làm lễ tắm tượng (mộc dục) cùng các đồ tế tự, thay trang phục mũ
cho thần...
Bước 2: Vào hội: Nhiều hoạt động diễn ra trong các ngày lễ hội, đó là các
10


nghi thức tế lễ, lễ rước, dâng hương, tổ chức các trò vui. Đây là toàn bộ những
hoạt động chính có ý nghĩa nhất của một lễ hội. Lễ hội thu hút nhiều đối tượng
hay ít khách đến với lễ hội, diễn ra trong nhiều ngày hay một ngày hoàn toàn chi
phối bởi các hoạt động trong những ngày này.
Bước 3: Kết thúc hội (xuất tịch, giã đám, giã hội): Ban tổ chức làm lễ tạ,
đóng cửa di tích.
Lễ hội ở Việt Nam được tổ chức nhiều nhất vào ba tháng mùa xuân và
mùa thu. Hai khoảng thời gian trên là lúc người dân nhàn rỗi. Mùa xuân tiết trời
ấm áp, mùa thu tiết trời mát mẻ, đều thuận lợi cho việc tổ chức lễ hội. Hai yếu tố
cơ bản tạo nên sự thoải mái, vui vẻ cho người đi dự hội.
1.2. Tổng quan về tỉnh Lào Cai
Lào Cai là một vùng đất cổ, diện mạo địa hình được hình thành cách nay
50-60 triệu năm, trong đợt tạo sơn cuối cùng, vỏ trái đất vặn mình, đứt gãy. Hơn
vạn năm trước, con người đã có mặt tại địa bàn tại đây. Tổ tiên người bản địa
Lào Cai nay hồi đó cư trú khá tập trung ở các dải đồi ven sông Hồng, sông

Chảy, các cửa ngòi Mi, ngòi Nhù. Các chủ nhân văn hóa Hòa Bình ở Lào Cai đã
biết làm nông nghiệp. Trong buổi đầu các bộ tộc xác định ranh giới chủ quyền,
thời Hùng Vương thuộc Tân Hưng, là một trong 15 bộ của Nhà nước Văn Lang.
Thời Âu Lạc thì vùng phía đông và phía nam Lào Cai thuộc bộ lạc Tây Vu, còn
một phần đất phía đông và phía bắc Lào Cai hiện nay thuộc phạm vi của các bộ
lạc nhỏ hơn không chịu thuần phục Lạc Việt.
Huyện Bảo Yên nằm ở phía đông nam tỉnh Lào Cai, phía bắc giáp
huyện Bắc Hà và Bảo Thắng, phía tây giáp huyện Văn Bàn, phía đông là
huyện Quang Bình (Hà Giang), phía nam là huyện Văn Yên và Lục Yên (Yên
Bái).
Được coi là "cửa ngõ" quan trọng của tỉnh Lào Cai, Bảo Yên nằm giữa hai
con sông Hồng và sông Chảy từ bao đời nay đã bồi đắp nên những bãi bờ màu
mỡ phù sa và cung cấp phong phú các loại thuỷ sản cho con người. Chính vì
vậy, từ lâu nay Bảo Yên trở thành điểm dừng chân lý tưởng trong các cuộc hành
trình lên vùng đất nơi địa đầu Tổ quốc. Không chỉ có phong cảnh hữu tình, con
11


người thân thiện và gần gũi, du khách đến đây ngoài việc được tham quan các
điểm du lịch tâm linh và thưởng thức những món ăn mang đậm hương vị vùng
cao mà còn có cơ hội được khám phá những nét đẹp văn hoá trong cuộc sống và
sinh hoạt của đồng bào các dân tộc bản địa.
Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, Bảo Hà có một vị trí quan trọng trong
phòng thủ biên giới, là cửa trạm của phòng tuyến sông Hồng phía Tây Bắc. Đời
nhà Trần đã đặt hai cửa trấn ải là cửa quan Bảo Thắng và Bảo Hà, trong đó Bảo
Hà là hậu cứ của Bảo Thắng, tại đây có đài hỏa hiệu, trạm liên lạc thông tin.
Được mệnh danh là “vùng đất quanh năm lễ hội”, không chỉ tết đến xuân
về, Lào Cai mới tưng bừng diễn ra các lễ hội, bởi mỗi dân tộc đều có những nghi
lễ quan trọng riêng. Để lễ hội giữ được giá trị truyền thống, mang đậm bản sắc,
giàu tính nhân văn, ngành văn hóa - thể thao và du lịch, các địa phương trong

tỉnh đã làm tốt công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của cộng đồng các dân
tộc. Một trong những lễ hội nổi bật của tỉnh Lào Cai là Lễ hội truyền thống đền
Bảo Hà tại xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
1.3. Khái quát về đền Bảo Hà và lễ hội truyền thống đền Bảo Hà
Đền Bảo Hà – khu di tích lịch sử văn hóa quốc gia, được xây dựng dưới
chân đồi Cấm, bên cạnh dòng sông Hồng chảy vào miền đất Việt, thuộc xã Bảo
Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai; cách Tp. Lào Cai khoảng 60km về phía nam;
cách ga xe lửa Bảo Hà khoảng 800m. Đền thờ thần vệ quốc Hoàng Bẩy, một anh
hùng miền sơn cước đánh giặc phương Bắc bảo vệ bản làng. Đây là địa chỉ thu
hút du khách thập phương đông nhất của huyện Bảo Yên.
Theo truyền thuyết kể lại, vào cuối đời Lê niên hiệu Cảnh Hưng (1740 –
1786 ) khắp vùng Quy Hóa gồm Châu Thủy Vĩ và Châu Văn Bàn (thuộc Lào
Cai bây giờ) luôn bị giặc vùng phương Bắc tràn sang cướp phá, giết hại dân
lành. Trước cảnh đau thương tang tóc ấy, tướng Nguyễn Hoàng Bẩy được triều
đình giao trọng trách khởi binh dẹp loạn vùng biên ải. Đội quân của ông tiến dọc
sông Hồng đánh đuổi quân giặc, giải phóng Châu Văn Bàn và củng cố xây dựng
Bảo Hà thành căn cứ lớn. Trong một trận chiến không cân sức với quân giặc,
ông đã anh dũng hy sinh, thi thể ông trôi theo sông Hồng tới Bảo Hà thì dạt vào
12


bờ. Nhân dân trong vùng đã vớt, an táng thi thể ông và lập đền thờ tại đây để ghi
nhớ công đức to lớn của ông.
Đền Bảo Hà là khu di tích lịch sử văn hóa quốc gia, được Nhà nước xếp
hạng vào tháng 11/1997. Nằm cách thành phố Lào Cai khoảng 60km về hướng
Nam, từ ga Bảo Yên đi xuống khoảng 1km, trong không gian hùng vĩ, thơ mộng
bên dòng sông Hồng cuộn chảy, dưới chân núi Cấm, đền Bảo Hà sẽ dần hiện ra
trước mắt du khách trong phảng phất khói nhang huyền ảo. Những năm gần đây,
đền là điểm đến thu hút du khách thập phương đông nhất của huyện Bảo Yên.
1.3.1. Vị trí đền Bảo Hà

Đền Bảo Hà – khu di tích lịch sử văn hóa quốc gia, được xây dựng dưới
chân đồi Cấm, bên cạnh dòng sông Hồng chảy vào miền đất Việt, thuộc xã Bảo
Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Cách thành phố Lào Cai khoảng 60km về
phía nam, cách ga xe lửa Bảo Hà khoảng 800m.
1.3.2. Đặc điểm của đền Bảo Hà
Đền Bảo Hà thờ thần vệ quốc Hoàng Bẩy – một anh hùng miền sơn cước
đánh giặc phương Bắc bảo vệ bản làng. Đây là địa chỉ thu hút du khách thập
phương đông nhất của huyện Bảo Yên.
Nhìn từ xa, đền Bảo Hà rất uy nghi, tĩnh mặc. Phong cảnh thiên nhiên nơi
đây cũng thật hữu tình: trên bến, dưới thuyền, xung quanh là núi rừng bao la,
rộng lớn xanh mướt một màu.
Đền Bảo Hà có lưng tựa vào núi, mặt hướng theo dòng nước sông Hồng
và nơi đây còn có sự kết hợp hài hoà giữa cảnh quan thiên nhiên với kiến trúc
văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam theo thuyết phong thủy.
Đến thăm di tích đền Bảo Hà rất thuận lợi vì có nhiều đường giao thông đi
lại. Du khách có thể đi bằng đường bộ, đường thủy hay đường sắt. Nếu đi bằng
đường sắt, từ Hà Nội, du khách sẽ lên tàu LC1 xuất phát từ ga Hà Nội lúc 22:05
hoặc tàu LC3 xuất phát từ ga Hà Nội lúc 06:10.
Đền xây dựng dưới chân đồi Cấm, có quang cảnh thiên nhiên “trên bến
dưới thuyền” đẹp đẽ. Phía tả ngạn là dòng sông Hồng cuồn cuộn chảy. Còn bên
hữu ngạn là một hồ rộng, tạo cho nhà đền cảnh đẹp trữ tình. Ngôi đền Bảo Hà
13


được xây dựng vào cuối đời Lê (niên hiệu Cảnh Hưng), thờ danh tướng Hoàng
Bảy họ Nguyễn, có công bảo vệ và xây dựng tổ quốc ở cửa ải Lào Cai. Trong
lịch sử phong kiến Việt Nam, Bảo Hà có một vị trí quan trọng phòng thủ biên
giới, là cửa trạm của phòng tuyến sông Hồng phía Tây Bắc.
Hiện nay, đền đã và đang được đầu tư xây dựng bằng nguồn tiền công đức
và ngân sách Nhà nước để địa chỉ du lịch tâm linh này ngày càng hoàn thiện

hơn, đáp ứng nhu cầu của du khách gần xa.
1.3.3. Khái quát lễ hội truyền thống đền Bảo Hà
Lễ hội đền Bảo Hà được tổ chức thường niên nhằm phát huy truyền thống
uống nước nhớ nguồn, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ các giá trị văn hoá, tinh thần
và đời sống tâm linh của nhân dân đồng thời quảng bá tiềm năng du lịch của
Bảo Hà tới du khách.
Hội chính đền Bảo Hà được tổ chức vào ngày 17 tháng 7 âm lịch hàng năm
(ngày giỗ tướng Hoàng Bảy), thu hút đông đảo du khách trong và ngoài vùng đến
dự. Trong lễ hội có tổ chức rước kiệu, tế thần, dâng hương tưởng niệm, cùng các
hoạt động văn hoá - thể thao khác. Ngoài những ngày lễ hội, những ngày thường
(đặc biệt là vào mùa xuân) khách thập phương trong cả nước vẫn thường xuyên tụ
họp tại đây để thắp hương tưởng niệm, cầu an, cầu lộc.
Tiểu kết
Ở chương 1, tôi đã trình bày ba vấn đề lớn đó là cơ sở lý luận lễ hội, tổng
quan về tỉnh Lào Cai và khái quát về đền Bảo Hà trong đó có một số khái niệm
như: Khái niệm lễ hội, khái niệm lễ hội truyền thống, vai trò của lễ hội, vị trí đền
Bảo Hà, đặc điểm của đền Bảo Hà để phần nào giúp người đọc có thể hiểu được
khái quát về lễ hội đền Bảo Hà tại xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai –
nơi mà tôi thực hiện đề tài nghiên cứu. Đây là những gì cần thiết làm cơ sở để
tôi trình bày Chương 2.

14


CHƯƠNG 2
CÁC GIÁ TRỊ CỦA LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG ĐỀN BẢO HÀ VÀ CÁC
HOẠT ĐỘNG DIỄN RA TRONG LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG ĐỀN BẢO
HÀ TẠI XÃ BẢO HÀ, HUYỆN BẢO YÊN, TỈNH LÀO CAI
2.1. Các giá trị của lễ hội truyền thống đền Bảo Hà tại xã Bảo Hà,
huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai

Lễ hội truyền thống Đền Bảo Hà được tổ chức hàng năm nhằm phát huy
truyền thống uống nước nhớ nguồn, khơi dậy lòng tự hào dân tộc; thiết thực
phục vụ nhu cầu hưởng thụ các giá trị văn hóa tinh thần và đời sống tâm linh của
nhân dân các dân tộc xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên và du khách thập phương.
Thông qua lễ hội nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và nhân dân
các dân tộc xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên trong việc gìn giữ, phát huy các giá trị
văn hoá truyền thống của dân tộc.
2.1.1. Giá trị lịch sử
Theo truyền thuyết kể lại, vào cuối đời Lê niên hiệu Cảnh Hưng (1740 –
1786 ) khắp vùng Quy Hóa gồm Châu Thủy Vĩ và Châu Văn Bàn (thuộc Lào
Cai bây giờ) luôn bị giặc vùng phương Bắc tràn sang cướp phá, giết hại dân
lành. Trước cảnh đau thương tang tóc ấy, tướng Nguyễn Hoàng Bẩy được triều
đình giao trọng trách khởi binh dẹp loạn vùng biên ải. Đội quân của ông tiến dọc
sông Hồng đánh đuổi quân giặc, giải phóng Châu Văn Bàn và củng cố xây dựng
Bảo Hà thành căn cứ lớn. Trong một trận chiến không cân sức với quân giặc,
ông đã anh dũng hy sinh, thi thể ông trôi theo sông Hồng tới Bảo Hà thì dạt vào
bờ. Nhân dân trong vùng đã vớt, an táng thi thể ông và lập đền thờ tại đây để ghi
nhớ công đức to lớn của ông.
Theo sử sách chép lại, cuối đời nhà Lê (1740 - 1786), các châu Thuỷ Vĩ,
Văn Bàn và nhiều nơi khác thuộc phủ Quy Hoá luôn bị giặc tràn sang cướp phá.
Trước tình hình đó, triều đình cử danh tướng họ Nguyễn đưa đội quân tiến dọc
sông Thao đánh đuổi bọn giặc cỏ, giải phóng Khau Bàn và xây dựng Bảo Hà
thành căn cứ lớn. Tại đây, danh tướng Hoàng Bảy đã tổ chức các thổ ty, tù
trưởng luyện tập binh sỹ…, sau đó thống lĩnh quân thủy và quân bộ tiến đánh
15


giặc ở Lào Cai, giải phóng các châu thuộc phủ Quy Hoá (Yên Bái, Lào Cai ngày
nay). Trong một trận đánh không cân sức với quân giặc, danh tướng Hoàng Bảy
đã anh dũng hy sinh. Giặc bỏ xác ông xuống sông Hồng và trôi đến Bảo Hà.

Nhân dân trong vùng vớt xác ông lên chôn cất và lập đền thờ. Để ghi nhớ công
lao của ông, các vua triều Nguyễn như: Minh Mệnh, Thiệu Trị đã tặng ông danh
hiệu "Trấn an hiển liệt" và đền thờ ông được các vua triều Nguyễn cấp sắc
phong là "Thần Vệ Quốc". Còn đồng bào các dân tộc Kinh, Tày, Dao… địa
phương thì tôn thờ ông là vị nhân thần. Ông đi vào cõi tâm linh các dân tộc vùng
Tây Bắc, ngày giỗ chính vào 17/7 âm lịch và hiện thân trong các lễ hội xuống
đồng vào ngày Thìn tháng Giêng hằng năm của đồng bào các dân tộc nơi đây.
Đền Bảo Hà – khu di tích lịch sử văn hóa quốc gia, được xây dựng dưới
chân đồi Cấm, bên cạnh dòng sông Hồng chảy vào miền đất Việt, thuộc xã Bảo
Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai; cách Tp. Lào Cai khoảng 60km về phía nam;
cách ga xe lửa Bảo Hà khoảng 800m. Đền thờ thần vệ quốc Hoàng Bẩy, một anh
hùng miền sơn cước đánh giặc phương Bắc bảo vệ bản làng. Đây là địa chỉ thu
hút du khách thập phương đông nhất của huyện Bảo Yên.
Đền Bảo Hà tọa lạc dưới chân đồi Cấm, bên tả ngạn sông Hồng, thuộc địa
phận xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, Lào Cai, nằm trong “Quần thể di tích Thần vệ
quốc Hoàng Bảy” từ lâu đã trở thành địa chỉ du lịch tâm linh của hàng vạn lượt
du khách trong và ngoài tỉnh. Đền Bảo Hà thờ danh tướng Hoàng Bảy - một anh
hùng có công đánh giặc phương Bắc, bảo vệ bờ cõi. Lễ hội truyền thống đền
Bảo Hà được tổ chức hàng năm nhằm tưởng nhớ công lao của ông.
Lễ hội Đền Bảo Hà đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia
vào năm 1997. Những năm gần đây, nhằm đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của
đông đảo nhân dân trong vùng và du khách thập phương, chính quyền xã Bảo
Hà và Ban quản lý đền đã duy trì các hoạt động lễ hội đền Bảo Hà hàng năm vào
ngày giỗ ông Hoàng Bảy (17/7 âm lịch), theo nghi thức truyền thống, đậm đà
bản sắc dân tộc.
Lễ hội gồm hai phần: phần lễ và phần hội. Phần lễ được tổ chức trang
nghiêm với các nghi lễ truyền thống như: lễ rước kiệu, lễ dâng hương, lễ tế dân
16



gian, trong đó, Lễ tế rước chính năm nay sẽ được tổ chức vào sáng 19/8 (tức
17/7 âm lịch). Bên cạnh đó, phần hội kéo dài suốt ba ngày với nhiều hoạt động,
trò chơi dân gian độc đáo như: chọi trâu, kéo co, trình diễn các loại hình nghệ
thuật dân tộc,…
Lễ hội cũng là dịp để nhân dân địa phương và du khách thập phương cầu
nguyện cho một năm mưa thuận, gió hòa, bình yên, hạnh phúc, đồng thời giới
thiệu với du khách về nét đẹp văn hóa các dân tộc địa phương, quảng bá về tiềm
năng thế mạnh, thu hút đầu tư vào du lịch văn hóa tâm linh ở Bảo Hà nói riêng
và Lào Cai nói chung.Ngoài ngày chính hội 19/8 (17/7 âm lịch), lễ hội sẽ có
nhiều hoạt động đặc sắc như hội thi chọi trâu tại Sân chọi trâu Bản Lúc 1 và các
hoạt động văn hóa, thể thao sôi nổi khác.
Lễ hội được tổ chức hàng năm nhằm tưởng nhớ công lao của danh tướng
Hoàng Bảy - một anh hùng miền sơn cước có công đánh giặc phương Bắc, bảo
vệ bờ cõi và cửa ải đất nước vào cuối triều Lê (1740 - 1786). Qua đó, phát huy
truyền thống uống nước nhớ nguồn, khơi dậy lòng tự hào dân tộc của các thế hệ
sau.
Đây cũng là dịp để nhân dân địa phương và du khách thập phương cầu
nguyện cho một năm mưa thuận, gió hòa, bình yên, hạnh phúc. Đồng thời giới
thiệu với du khách về nét đẹp văn hóa các dân tộc địa phương, quảng bá về tiềm
năng thế mạnh, thu hút đầu tư vào du lịch văn hóa tâm linh ở Bảo Hà nói riêng
và Lào Cai nói chung.
2.1.2. Giá trị văn hóa
Lễ hội truyền thống đền Bảo Hà đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hoá
cấp Quốc gia vào năm 1997. Những năm gần đây, nhằm đáp ứng nhu cầu và
nguyện vọng của đông đảo nhân dân trong vùng và du khách thập phương, chính
quyền xã Bảo Hà và Ban quản lý đền đã duy trì các hoạt động lễ hội đền Bảo Hà
hàng năm vào ngày giỗ ông Hoàng Bảy (17/7 âm lịch), theo nghi thức truyền
thống, đậm đà bản sắc dân tộc.
Lễ hội truyền thống đền Bảo Hà cũng là dịp giới thiệu với du khách về
nét đẹp văn hóa các dân tộc địa phương, quảng bá về tiềm năng thế mạnh, thu

17


hút đầu tư vào du lịch văn hóa tâm linh ở Bảo Hà nói riêng và Lào Cai nói
chung.
Trên tinh thần giữ gìn bản sắc văn hóa, lễ hội truyền thống đền Bảo Hà
được tổ chức trang trọng, không phô trương, nhưng vẫn giữ được nét đẹp văn
hóa, bản sắc dân tộc. Có như vậy, lễ hội sẽ là không gian văn hóa, là nơi để nhân
dân được thụ hưởng văn hóa tinh thần, cũng như nét đẹp tâm linh được trọn vẹn.
Đã là tín ngưỡng tâm linh, thì lễ hội cần phải được tổ chức bài bản, trên tinh
thần trang trọng, tiết kiệm theo đúng nguyện vọng của toàn dân.
Trong đó, lễ tế rước chính được tổ chức vào sáng 19/8 (tức 17/7 âm lịch).
Phần hội với nhiều hoạt động như: Chọi trâu, kéo co, trình diễn các loại hình
nghệ thuật dân tộc…
Việc Lễ hội truyền thống đền Bảo Hà được công nhận là Di sản văn hóa
phi vật thể Quốc gia thể hiện sự ghi nhận những nỗ lực đóng góp của Đảng bộ,
chính quyền, nhân dân xã Bảo Hà nói riêng và huyện Bảo Yên nói chung trong
việc gìn giữ, phát huy các giá trị lịch sử, văn hoá truyền thống.
2.1.3. Giá trị tâm linh
Lễ hội đền Bảo Hà tại xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai là dịp để
bà con nhân dân địa phương và du khách thập phương cầu nguyện cho một năm
mưa thuận, gió hòa, cầu tài, cầu lộc, cầu bình yên, hạnh phúc.
Lễ hội Đền Bảo Hà - Điểm du lịch tâm linh
Lào Cai - vùng đất biên cương Tổ quốc, nơi có vùng du lịch Sa Pa và
nhiều di tích, danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Mỗi dịp Tết đến Xuân về, cùng với
di tích lịch sử văn hoá Quốc gia: Đền Thượng, Đền Đôi Cô, Đền Cấm… thì Đền
Bảo Hà (Bảo Yên) luôn là địa chỉ du lịch tâm linh hấp dẫn du khách. Nằm cách
thành phố Lào Cai 70km về phía Nam, Đền Bảo Hà tọa lạc dưới chân đồi Cấm,
có cảnh quan thiên nhiên "trên bến dưới thuyền", soi bóng bên dòng sông Hồng
đỏ nặng phù sa. Đền Bảo Hà được xây dựng vào cuối đời Lê (niên hiệu Cảnh

Hưng), thờ danh tướng Hoàng Bảy họ Nguyễn, có công bảo vệ và xây dựng Tổ
quốc ở cửa ải Lào Cai. Từ đời nhà Trần đã đặt hai cửa trấn ải là cửa quan Bảo
Thắng và Bảo Hà, trong đó Bảo Hà là hậu cứ của Bảo Thắng quan. Tại đây có
18


đài hoả hiệu, trạm liên lạc thông tin cho các châu huyện phía dưới. Giữa niên
hiệu Cảnh Hưng, Bảo Hà là trung tâm châu Văn Bàn.
Đền Bảo Hà đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia vào
năm 1997, sau nhiều lần được trùng tu, tôn tạo nay được hiện hữu uy linh gồm:
cổng tam quan, sân đền, nhà khách, phủ chúa Sơn Trang, toà đại bái, Cung cấm,
Cung nhị, Cung công đồng với diện tích, bài trí các pho tượng khác nhau, kiến
trúc đơn giản. Trong các cung thờ chính của đền có các pho tượng: Đức Thánh
Trần, Đức Vua Cha, quan Tuần Trang, ông Hoàng Bảy, ông Hoàng Đông quan
Bơ phủ, Mẫu Nhị, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thuỷ Tiên, Thiên Phúc Thiên Nhãn.
Theo thuyết phong thủy, đền có tiền án, hậu trảm, tả phù hữu bật, vị thế rất đẹp.
Ông Phạm Văn Chiến (Trưởng ban Ban Quản lý đền Bảo Hà) đã nói:"Sự
linh thiêng của đền ông Hoàng Bảy được người dân biết đến và hằng năm vào
ngày 17/7 âm lịch, du khách thập phương kéo đến rất đông để tỏ lòng thành kính
mong ông phù hộ cho được mạnh khỏe, làm ăn thịnh vượng".
Theo ông Trần Hữu Sơn (Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao & Du lịch tỉnh
Lào Cai): "Đền ông Hoàng Bảy rất quan trọng trong tâm linh đạo Mẫu. Đó là
một trong ba ngôi đền của tín ngưỡng thờ Mẫu có vị trí đặc biệt cùng với đền
ông Hoàng Bơ và ông Hoàng Mười".
2.1.4. Giá trị du lịch
Tuy Lễ hội truyền thống Đền Bảo Hà được tổ chức vào dịp Rằm tháng
Bảy, nhưng ngay từ những ngày đầu năm mới, Đền Bảo Hà luôn thu hút đông
đảo khách thập phương đến chiêm bái, vãn cảnh đầu năm.
Đền Bảo Hà (xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, Lào Cai) nằm trong "Quần thể
di tích Thần vệ quốc Hoàng Bảy" (cùng Đền Cô Tân An) từ lâu đã trở thành địa

chỉ du lịch tâm linh của hàng vạn lượt du khách trong và ngoài tỉnh mỗi năm
trong hành trình "Du lịch về cội nguồn," nhất là dịp đầu Xuân mới.
Du lịch về nguồn với lễ hội truyền thống đền Bảo Hà
Lễ hội truyền thống đền Bảo Hà là một trong những hoạt động thường
niên nằm trong chương trình “Du lịch về nguồn” của ba tỉnh Lào Cai, Yên Bái
và Phú Thọ diễn ra vào khoảng giữa tháng 7 âm lịch hàng năm. Phần lễ được tổ
19


chức trang trọng, phần hội với nhiều hoạt động văn nghệ và trò chơi dân gian
thu hút sự quan tâm của du khách gần xa.
Đền Bảo Hà thuộc huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai, cách trung tâm thành phố
khoảng 70 km về phía nam. Đền nằm trong “Quần thể di tích Thần vệ quốc
Hoàng Bảy” ngụ dưới chân đồi Cấm, soi bóng xuống dòng sông Hồng đỏ nặng
phù sa. Với phong cảnh hữu tình và mang nhiều giá trị lịch sử nơi đây từ lâu đã
trở thành địa chỉ du lịch tâm linh của hàng vạn lượt du khách. Đền Bảo Hà có rất
nhiều ngày lễ hội, trong đó lễ hội ngày giỗ ông Hoàng Bảy, người có công đánh
đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc ở cửa ải Lào Cai là một trong
những lễ hội lớn nhất.
Đền Bảo Hà được xây dựng vào cuối đời Lê (niên hiệu Cảnh Hưng) thờ
danh tướng Nguyễn Hoàng Bảy. Tương truyền vào cuối đời Lê, nhiều nơi thuộc
phủ Quy Hoá luôn bị gặc tràn sang cướp phá. Trước tình hình đó, danh tướng
Nguyễn Hoàng Bảy đã đưa quân đánh đuổi giặc giải phóng nhiều nơi và xây
dựng Bảo Hà thành căn cứ lớn tiến hành tổ chức, luyện tập binh sĩ tiếp tục đánh
đuổi ngoại xâm. Trong trận đánh không cân sức với quân giặc, danh tướng đã hy
sinh. Giặc bỏ xác ông xuống sông Hồng. Xác ông trôi đến Bảo Hà, nhân dân
trong vùng vớt xác ông lên chôn cất và lập đền thờ. Ghi nhớ công ơn của ông,
vua Minh Mạng, Thiệu Trị (triều Nguyễn) đã tặng ông danh hiệu “Trấn an hiển
liệt” và đền thờ ông được các vua triều Nguyễn cấp sắc phong là “Thần vệ
quốc”. Đồng bào dân tộc địa phương thì tôn thờ ông là vị nhân thần. Ông đi vào

cõi tâm linh của các dân tộc vùng Tây Bắc, ngày giỗ chính là 17 tháng 7 âm lịch,
đây cũng là ngày chính thức của lễ hội đền Bảo Hà.
Ngày hội chính của lễ hội đền Bảo Hà là ngày 17/07 âm lịch, nhưng trước
đó từ ngày 15 đã có rất nhiều những hoạt động được diễn ra. Trong phần lễ vẫn
giữ được rất nhiều những nghi thức truyền thống như: khai lễ, dâng lễ, đọc chúc
thư, dâng hương, tế lễ dân gian…; Phần hội luôn là phần được du khách mong
đợi nhiều nhất với nhiều hoạt động đậm đà bản sắc dân tộc như: giao lưu văn
nghệ không chuyên giữa các làng, thi đấu các môn thể thao dân tộc như: kéo co,
đẩy gậy, bắn nỏ. Đặc biệt phần thi chọi trâu dù chỉ mới được đưa vào hoạt động
20


×