Tải bản đầy đủ (.pdf) (190 trang)

Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT trên địa bàn Hà Nội (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (776.5 KB, 190 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
=========================

LÊ THỊ THU TRÀ

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60.14.01.14

Người hướng dẫn khoa học: TS Lê Đông Phương

Hà Nội – năm 2016

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự
hướng dẫn khoa học của TS Lê Đông Phương. Các nội dung nghiên cứu, kết quả
trong đề tài là nghiên cứu của tôi, trung thực và chưa từng công bố dưới bất kì hình
thức nào. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét,
đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần
tài liệu tham khảo.
Ngoài ra luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu
của các tác giả khác, các cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích rõ
nguồn gốc.


Nếu phát hiện có bất kì sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
về nội dung luận văn của mình.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài ““Quản lý hoạt động giáo dục hướng
nghiệp cho học sinh THPT trên địa bàn Hà Nội”, tôi đã nhận được rất nhiều sự
giúp đỡ, tạo điều kiện của tập thể lãnh đạo, các nhà khoa học, cán bộ, chuyên viên
tại các trường THPT trên địa bàn Hà Nội; tập thể ban lãnh đạo Viện khoa học giáo
dục; tập thể các cán bộ tại Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng. Tôi xin bày tỏ lòng
cảm ơn chân thành về sự giúp đỡ đó.
Tôi bày bỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Lê Đông Phương, thầy giáo trực
tiếp hướng dẫn và chỉ bảo cho tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp của tôi đang công tác và
gia đình đã động viên, khích lệ, tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
thực hiện và hoàn thành luận văn này.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN


Mục lục
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

v


DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ

vi

MỞ ĐẦU

1

1.

Lý do chọn đề tài

1

2.

Mục đích nghiên cứu

4

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

4

3.1. Khách thể nghiên cứu

4

3.2. Đối tượng nghiên cứu


5

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

5

4.1. Tìm hiểu cơ sở lý luận của việc quản lý hoạt động giáo dục hướng
nghiệp cho học sinh THPT.
5
4.2. Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho
học sinh THPT tại Hà Nội.
5
4.3. Đề xuất và khảo nghiệm một số biện pháp tăng cường quản lý hoạt
động giáo dục hướng nghiệp.
5
5. Phạm vi nghiên cứu

5

6. Phương pháp nghiên cứu

6

6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết

6

6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn


6

6.3. Phương pháp xử lí dữ liệu

6

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Về tổ chức hoạt động hướng nghiệp
1.1.2. Về tổ chức hoạt động hướng nghiệp cho học sinh THPT
1.2.Các khái niệm cơ bản của đề tài

7
7
7
17
20

1.2.1. Quản lý

20

1.2.2. Quản lý giáo dục

28

1.3. Lý luận về hướng nghiệp và giáo dục hướng nghiệp

30

i


1.3.1. Lý thuyết về hướng nghiệp và GDHN

31

1.3.2. Các con đường GDHN

43

1.4. Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT

46

1.4.1. Khái quát chung về quản lý hướng nghiệp

46

1.4.2. Các chức năng quản lí hướng nghiệp

50

1.4.3. Thực hiện hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh

65

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình QL GDHN

72


1.5.1. Thị trường lao động

72

1.5.2. Giáo dục đào tạo

72

1.5.3. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên

73

1.5.4. Phụ huynh học sinh

73

1.5.5. Các tổ chức xã hội

74

Kết luận chương 1

75

Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO
DỤC HƯỚNG NGHIỆP TRONG TRƯỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN HÀ
NỘI
77
2.1. Đặc điểm kinh tế xã hội của Hà Nội


77

2.2. Mô tả nghiên cứu thực trạng

91

2.2.1. Mục đích khảo sát

91

2.2.2. Đối tượng khảo sát

91

2.2.3. Nội dung khảo sát

92

2.2.4. Phương pháp khảo sát

92

2.2.5. Thời gian khảo sát

93

2.2.6. Xử lý kết quả khảo sát

93


2.2.7. Mục đích khảo sát: nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến
GDHN cụ thể:
94
2.3. Kết quả nghiên cứu thực trạng công tác QL GDHN tại các trường
THPT trên địa bàn Hà Nội
94
2.3.1. Thực tế quản lý GDHN tại các trường THPT đã khảo sát

94

2.3.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành nghề của HS99
2.3.3. Thực trạng khó khăn trong tổ chức GDHN hiện nay

101
ii


2.3.4. Thực trạng kết quả của GDHN
Kết luận chương 2

104
106

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ GIÁO
DỤC HƯỚNG NGHIỆP
109
3.1. Nguyên tắc để xây dựng giải pháp

109


3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

109

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

109

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo chất lượng và tính hiệu quả

109

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển

110

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

110

3.2. Các biện pháp tăng cường tổ chức giáo dục hướng nghiệp

111

3.2.1. Nâng cao nhận thức về giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường
phổ thông
111
3.2.2. Thành lập bộ phận tư vấn hướng nghiệp ngay trong trường THPT
115

3.2.3. Phát triển, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, chuyên viên tư vấn
hướng nghiệp

121

3.2.4. Tổ chức tư vấn cho học sinh theo nhóm nhỏ

124

3.2.5. Tăng cường xã hội hóa hoạt động giáo dục hướng nghiệp, phối
hợp với các cơ sở đào tạo và đơn vị tuyển dụng
128
3.3. Khảo sát tính khả thi

133

3.3.1. Đối tượng khảo sát tính khả thi của luận văn

133

3.3.2. Nội dung khảo sát và cách thức tiến hành

133

3.3.3. Kết quả khảo sát

133

Kết luận chương 3
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


135
138

Kết luận

138

Khuyến nghị

141

Đối với các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục hướng nghiệp

141

Đối với các trường THPT

142

TÀI LIỆU THAM KHẢO

143
iii


PHỤ LỤC

1


Phụ lục 1

2

Phụ lục 2

8

Phụ lục 3

12

Phụ lục 4

15

Phụ lục 5

19

Phụ lục 6

20

Phụ lục 7

21

Phụ lục 8


22

Phụ lục 9

23

iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CNH – HĐH

Công nghiệp hóa – hiện đại hóa

CĐ – ĐH

Cao đẳng – đại học

CSSX

Cơ sở sản xuất

GD

Giáo dục

GDHN

Giáo dục hướng nghiệp


GDNN

Giáo dục nghề nghiệp

GDTX

Giáo dục thường xuyên

GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

HTGD

Hệ thống giáo dục

HS

Học sinh

KT – XH

Kinh tế - xã hội

PHHS

Phụ huynh học sinh

PLHS


Phân luồng học sinh

NNL

Nguồn nhân lực

QLGD

Quản lý giáo dục

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TCCN

Trung cấp chuyên nghiệp

TVHN

Tư vấn hướng nghiệp

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


XHH

Xã hội hóa

v


DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình 1.1: Bản chất hoạt động quản lý
Hình 1.2: Mối quan hệ của các chức năng quản lý
Hình 1.3: Cấu trúc hoạt động quản lý trong nhà trường
Hình 1.4: Mô hình cung cấp dịch vụ hướng nghiệp
Hình 1.5: Vòng nghề nghiệp
Hình 1.6: Cây nghề nghiệp
Hình 1.7: Lý thuyết cây hệ thống
Hình 1.8: Mô hình lập kế hoạch nghề
Hình 1.9: Mô hình quy trình hướng nghiệp
Hình 1.10: Vai trò của hướng nghiệp
Hình 1.11: Sơ đồ tam giác hướng nghiệp của K.K Platonov
Hình 1.12: Sơ đồ phân luồng HS sau tốt nghiệp THPT
Hình 1.13: Tổng quan về QLHN

vi


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nước ta đang bước vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa trong bối cảnh khoa học – công nghệ phát triển như vũ bão. Sự phát triển
kinh tế - xã hội đặt ra yêu cầu nền giáo dục Việt Nam phải tạo ra lớp người

lao động mới có khả năng làm chủ được khoa học – công nghệ hiện đại. Nghị
quyết TW8 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục – đào tạo chỉ rõ: “ Đẩy
mạnh phân luồng sau trung học cơ sở; định hướng nghề nghiệp ở trung học
phổ thông”, “ đảm bảo cho học sinh có trình độ trung học cơ sở ( hết lớp 9) có
tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng phân luồng mạnh sau trung học cơ sở,
trung học phổ thông phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học
sau phổ thông có chất lượng”. Hướng nghiệp trong giáo dục, với bản chất là
hệ thống các biện pháp tiến hành trong và ngoài nhà trường để giúp học sinh
phổ thông có kiến thức về nghề nghiệp và có khả năng lựa chọn về nghề
nghiệp trên cơ sở kết hợp nguyện vọng, sở trường của cá nhân với nhu cầu sử
dụng lao động của xã hội, đóng vai trò quan trọng trong quá trình đạt được
mục tiêu đó.
Vai trò chủ yếu của giáo dục hướng nghiệp là phát hiện, bồi dưỡng
tiềm năng sáng tạo của cá nhân, giúp họ hiểu mình và hiểu yêu cầu của nghề,
chuẩn bị cho họ sự sẵn sàng tâm lí đi vào những nghề mà các thành phần kinh
tế trong xã hội đang cần nhân lực, trên cơ sở đó đảm bảo sự phù hợp nghề cho
mỗi cá nhân.
Nhiệm vụ của giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông là giáo
dục thái độ lao động và ý thức đúng đắn với nghề nghiệp; cho học sinh làm
quen với một số nghề phổ biến trong xã hội và các nghề truyền thống của địa
phương; tìm hiểu năng khiếu, khuynh hướng nghề nghiệp của tường học sinh
1


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full

















×