LỊCH SỬ BÁO CHÍ THẾ GIỚI
CHƯƠNG 1
Câu 1: Sức mạnh và quyền lực của báo chí
Báo chí trong cuộc sống hiện đại ngày nay đã và đang nắm giữ
những vị trí quan trọng trong xã hội. Với các ý nghĩa đó báo chí đang
ngày càng thể hiện “sức mạnh” và “quyền lực của mình” ở xã hội
này.
_Sức mạnh của báo chí có thể được coi là khả năng tác động mạnh
mẽ đến những vấn đề, sự vật, hiện tượng để từ đó gây nên một tác
dụng ở mức nào đó.
_Quyền lực là một sức mạnh vô hình mà một cá nhân hoặc tổ chức
có thể sử dụng hoặc chi phối hoặc có những tác động lên các cá
nhân hoặc tổ chức…và bắt buộc họ tuân theo các mệnh lệnh đưa ra.
Còn quyền lực báo chí là các quyền tạo lập và định hướng dư luận –
một quyền lực mềm – có khả năng lan truyền , ảnh hưởng và tác
động đến đông đảo công chúng. Với khả năng có thể định hướng và
điều hòa dư luận xã hội báo chí đã cho thấy quyền lực của nó có khi
còn vượt lên trên các quyền lực kinh tế hay chính trị. Thực tế bằng
những quyền hạn của mình báo chí đã tham gia vào các cuộc điều
tra về tệ nạn hay tham nhũng của các cơ quan và giúp làm sáng tỏ
nhũng thông tin cần thiết để giúp cho xã hội ngày càng vững mạnh,
trong sạch.
Sức mạnh được xem như là công cụ cần thiết để quyền lực của báo
chí được thực thi. Sức mạnh của báo chí chính là dư luận được báo
chí tạo ra. Báo chí có mối quan hệ rất mật thiết với dư luận. Báo chí
càng phát triển thì dư luận xã hội càng có sức ảnh hưởng.
Từ những khái niệm trên mà bắt đầu đã có những khái niệm về
“quyền lực thứ tư” của báo chí cũng bắt đầu xuất hiện. Báo chí có
thực sự là quyền lực thứ tư sau các quyền lập pháp, hành pháp và tư
pháp? Đó vẫn đang là câu hỏi vẫn chưa có sự hồi đáp. Tất cả chúng
ta đều thấy rằng ở các nước dân chủ báo chí luôn có một sức mạnh
tối cao nhất đại diện cho quyền lực của nhân dân. Một đất nước có
nền dân chủ thực chất có thể thấy được sự tự do báo chí thực sự bởi
tự do báo chí đại diện cho quyền làm chủ của nhân dân đối với đất
nước. Và ở tất cả các quốc gia trên thế giới đều chưa thừa nhận báo
chí là một cơ quan quyền lực, tuy nhiên “quyền lực” mà báo chí có
được xuất phát từ sức mạnh của dư luận. Sức mạnh này có thể tác
động đến những vấn đề chính trị quan trọng của từng quốc gia. Và ở
1
Việt Nam ta vẫn chưa có sự thừa nhận báo chí là quyền lực thứ tư
nhưng có thể thấy rằng báo chí đang ngày càng xâm nhập vào cuộc
sống xã hội một cách rõ nét qua đó báo chí cũng tham gia vào công
cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
Tóm lại sức mạnh và quyền lực của báo chí nhìn chung ở tất cả các
nước trên thế giới đều đang được khẳng định một cách rõ ràng nhất.
Một đất nước mà nền báo chí có quyền lực và sức mạnh được phát
huy một cách tối thượng nhất thì thiết nghĩ rằng sẽ mang lại các
quyền bình đẳng cho mọi người.
Câu 2: Phân tích những mối quan hệ của báo chí và chỉ ra
mối quan hệ nào là quan trọng nhất? Vì sao?
Báo chí đang ngày càng phát triển sâu vào đời sống xã hội của
chúng ta nhưng dù có phát triển đến đâu đi chăng nữa thì báo chí
vẫn là một thực thể vậy nên báo chí tồn tại, vận hành trong các mối
quan hệ. Và quan hệ chỉ có thể xác lập giữa các thực thể với nhau.
Báo chí có 4 mối quan hệ sau: Quan hệ giữa báo chí với nhà nước và
các Đảng phái, quan hệ giữa báo chí và công chúng, quan hệ giữa
báo chí với báo chí và cuối cùng là quan hệ giữa báo chí với kinh tế.
Bất cứ một nền báo chí nào cũng đều chịu sự chi phối của
chính trị hay các Đảng phái mà nền báo chí đó phục vụ. Trong
mối quan hệ ấy có thể là mối quan hệ chi phối, phụ thuộc có khi
thống nhất (như ở nước ta) và cũng có nhiều trường hợp mối quan
hệ giữa báo chí với nhà nước, báo chí với các Đảng phái không thống
nhất (ở những nước có nhiều hơn một Đảng). Chế độ chính trị quy
định chế độ của báo chí và tất nhiên ở mỗi quốc gia có một nền báo
chí phát triển khác nhau tùy vào chế độ của đất nước đó. Và dù như
thế nào đi nữa chính trị vẫn tạo điều kiện, cung cấp thông tin chính
xác, đầy đủ và kịp thời để báo chí có thể khai thác một cách nhanh
chóng và chuẩn xác nhất từ đó báo chí có thể phát huy vai trò xã hội
của mình, góp phần vào sự phát triển của nhà nước hay các Đảng
phái.
Công chúng quyết định vai trò, vị thế và sức mạnh xã hội của
báo chí và nhà báo. Đây là mối quan hệ biện chứng có tác động
mạnh mẽ với nhau, bổ trợ cho nhau trong quá trình đưa thông tin,
kiểm chứng, sàng lọc thông tin; là sự trao đổi hàng hóa, là nguồn lực
vô tận, nguồn lực sáng tạo để báo chí tồn tại và phát triển. Nếu
không có công chúng thì sản phẩm báo chí coi như không có tác
dụng, bởi vì sản xuất ra không có người đọc, chương trình phát sóng
không có người nghe, người xem. Nhà báo mà không có công chúng
2
thì có thể coi như không hành nghề bơi vì báo chí luôn xoay quanh
mối quan hệ cung-cầu với công chúng để tồn tại và phát triển.
Hiện nay sự cạnh tranh đang diễn ra trên diện rộng, và báo
chí cũng không nằm ngoài vòng ấy.Mối quan hệ giữa các tờ báo hay
các loại hình báo chí hiện nay đang có sự cạnh tranh mạnh mẽ. Sự
cạnh tranh ấy không chỉ là về khối lượng mà còn cả chất lượng. Một
sự cạnh tranh công bằng giữa các tờ báo có thể mang đến cho công
chúng những thông tin hữu ích một cách nhanh nhất cả về chất lẫn
về lượng.
Báo chí không chỉ có mối quan hệ trong lĩnh vực chính trị, văn hóa
xã hội của đất nước mà còn có mối quan hệ quan trọng với kinh
tế. Mối quan hệ giữa báo chí với kinh tế không phải là mối quan hệ
một chiều mà là mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau bằng cách ngoài
việc đáp ứng nhu cầu thông tin thì báo chí còn biết tạo ra các thị
trường về mặt quảng cáo dịch vụ để tạo ra nguồn thu cho báo chí.
Trong các mối quan hệ trên thì mối quan hệ giữa báo chí
với công chúng là mối quan hệ quan trọng nhất. Bởi công
chúng là yếu tố khởi nguồn cho mọi mục tiêu cầm bút của nhà
báo. Luôn đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu của công chúng và
cung cấp cho công chúng những thông tin đầy đủ, nhanh
chóng và chính xác nhất là tôn chỉ hoạt động của mọi tờ báo.
Hơn thế nữa công chúng sẽ là những nhân chứng cụ thể nhất
tiếp nhận và đánh giá sản phẩm của báo chí để từ đó cho ra
những nhận xét tích cực nhất góp phần cho sự phát triển của
mỗi tờ báo và nhà báo.
CHƯƠNG 2:
Câu 1: Trình bày ngắn gọn những hình thức thông tin trước
báo chí
Trước khi xuất hiện những tờ báo in và hiện nay là các trang mạng
điện tử thì từ xa xưa để thực hiện quá trình trao đổi thông tin với
nhau con người đã thông qua những cách rất sơ khai như: truyền
miệng, hình thức bia ký, hình thức nhật ký và du ký hay những bức
thư riêng. Tất cả đều được gọi chung là hình thức truyền thông tiền
báo chí.
a) Hình thức truyền thông sơ khai như “báo nói” hay còn gọi
là truyền miệng: khi nhà nước xuất hiện, cùng với việc trao đổi vật
chất, con người vẫn sử dụng ngôn ngữ làm phương tiện trao đổi
thông tin. Hình thức phổ biến lúc bấy giờ là truyền miệng. Cũng
3
chính vì hình thức này mà ở Hy Lạp và La Mã cổ đại đã xuất hiện
nhiều nhà hùng biện tài ba, mục đích tuyên tryền là tác động tới
hoạt động tâm lý – tư tưởng của công chúng, hình thành ở họ những
quan điểm, ý niệm, mong muốn hướng họ vào những hoạt động vật
chất hay tinh thần
Ngoài ra còn có các hình thức khác như
+ Đạc ở Trung Quốc gồm kim đạc là truyền đi những tin tức chiến
tranh, quân sự còn mộc đạc là truyền tin tức về dân sự, văn sự
+ Người đưa tin (ở Pháp có các quan đi truyền mệnh lệnh)
+ Loa, mõ, trống, kèn
+ Lửa, chim bồ câu, các bài đồng giao, truyện cổ tích,…
b) Hình thức bia ký
Ghi lại các sự kiện, các biến cố xảy ra cùng lúc hoặc trước việc ghi
một tháng, hai tháng hoặc lâu hơn. Thể hiện tính sự kiện, tính lịch
sử, tính văn chương
Được xem xét dưới 2 góc độ là lịch sử và báo chí
Ở La Mã cổ đại có một hình thức khác gọi là đại biên niên của các
giao sĩ ở các nhà thờ. Những tin tức trên đại biên niên gần giống với
tin tức trên báo ngày nay. Hình thức của nó là một cái bảng sơn màu
trắng được ghi tin tức về kinh thánh để mọi người có thể đến đọc
c) Hình thứ nhật kí và du kí:
Nhật kí có nội dung rộng, là những điều tác giả chứng kiến, nghe
thấy hoặc tham gia vào, thường có liên quan đến số đông và trong
phạm vi không giang rộng, nó không phân tích , bình luận, lí giải như
lịch sử, nó đã tồn tại như những tập sử liệu.
Du kí cũng giống như nhật kí. Tập nhật ký nổi tiếng ở Pháp là Nhật kí
của một thị dân Paris, còn cuốn du kí của nhà thám hiểm người Ý thế
kỷ XIII Le Livre de Marco Polo viết về Trung Quốc.
*SO SÁNH
_Bia ký không ghi rõ tác giả là ai, bia kí chú ý các sự kiện biến cố của
nhà nước được viết ra khách quan
_Nhật kí và du kí thường có tác giả. Hình thức này chú ý đến những
việc bình thường, thường nhật, thể hiện một cách nhìn cách đánh
giá mang tính cá nhân
4
d) Hình thức những bức thư riêng
Người viết kể lại những sự kiện biến cố công cộng gửi đến những địa
chỉ xác định
e) Những tờ báo chép tay đầu tiên trên thế giới như tờ Nhật
báo hay tờ báo đầu tiên ở phương Đông.
Câu 2: Những tiêu chí biểu hiện của báo chí hiện đại? (3 tiêu
chí)
Thứ nhất là tính định kỳ: là một trong những tính chất cơ bản của
các cơ quan báo chí, chình nó tạo nên tính khẩn trương trong việc
cập nhập thông tin. vì tính định kỳ ngắn (sáng, trưa,chiều, tối) nên
nó vừa thúc đẩy vừa là hạn chế trong hoạt động sáng tạo của báo
chí. các loại hình báo chí tuân thủ nguyện tắc định kỳ, ra theo sô
báo hàng ngày, hàng tuần.. mỗi bài báo đều có thể bị hạn chế bởi
trang báo, số chữ và nếu không đăng tải hết người biên tập phải để
lại sô sau. VD: Tạp chí khoa học thường có kỳ hạn 1 tháng 2 tháng
hoặc 3 tháng.
Song hành với tính định kỳ là sự phát hành rộng rãi. Ở buổi ban
đầu báo chí phát hành rất ít chỉ ở khoảng 6600-1200 bản.Vì rất
nhiều lí do nên thời ấy báo chí phát hành ít, mà lý do đầu tiên phải
kể đến là sự hạn chế của KH-KT.
Tính cập nhập thông tin. Báo chí đang len lỏi vào mọi lĩnh vực đời
sống và đóng 1 vai trò hết sức quan trọng. Vai trò quan trọng nhất
của báo chí là thông tin đến cho công chúng. áo chí hiện đại càng
thể hiện tốt vai trò này của mình khi thông tin luôn được cập nhập
một cách nhanh chóng, kịp thời, đúng thời điểm, đáp ứng được
những yêu cầu ngày càng cao của công chúng
CHƯƠNG 3
Câu 1: Vai trò của KHKT đối với sự đối với sự phát triển của
BCTG, phân tích xu hướng tăng cường mối quan hệ giữa BC và
KHKT trong tương lai?
- Có nhiều yếu tố tác động đến sự phát triển của báo chí thế giới
(như chính trị, xã hội, kinh tế…), song trong bất cứ giai đoạn lịch sử
nào, khoa học kỹ thuật cũng đóng vai trò quan trọng.
- Những tiến bộ về mặt khoa học kỹ thuật không những tác động
đến sự phát triển của loại hình báo chí mà còn tác động đến cả nội
dung và hình thức thể hiện thông tin.
5
2.1 - Cách mạng chữ viết;
2.2 - Cách mạng in ấn;
2.3 - Cách mạng truyền thông đại chúng
2.4 - Cách mạng giải trí;
2.5 - Căn nhà trở thành nơi tiếp nhận mọi thông tin và phương tiện
giải trí;
2.6 - Cách mạng xa lộ thông tin
2.1 - Cách mạng chữ viết;
¡ Khi cơ cấu các đô thị phức tạp dần, nhu cầu ghi chép bằng văn tự
nảy sinh. Khoảng 3000 năm trước công nguyên, những người Sumer
đã có những bảng quyết toán ghi lại các con số, ngày tháng và
những đồ vật riêng biệt;
¡
Chữ tượng hình khắc trên đá;
¡
Giấy papyrus;
¡
Viết trên tre -> quá nặng;
¡
Viết trên tơ lụa -> quá đắt;
Nghề làm giấy
¡
Ông tổ nghề giấy: Sái Luân (Trung Quốc)
¡
Năm 105, dưới triều Hán, ông đem mẫu giấy dâng vua.
¡
Có thể viết lên miếng giấy này một cách dễ dàng và nhẹ nhàng.
¡
Đến thế kỷ 19, giấy được sản xuất đại trà trên thế giới;
¡ Việc phát minh ra giấy là một trong nhưng phát minh quan trọng
nhất trong lịch sử;
¡ Thái Luân được xếp hạng 7 trong danh sách 100 người quan trọng
nhất (Theo Wikipedia.org);
2.2 - Cách mạng in ấn
¡
Với in ấn, thông tin được truyền đến mọi tầng lớp của xã hội;
In ấn đánh dấu sự phát triển của thế giới hiện đại;
Sự phát triển của nghề in
¡
Khi kỹ thuật mới này phát triển, việc in sách và đọc sách trở
thành một chu trình hỗ trợ lẫn nhau.
6
¡ Thư viện cũng giúp cho sách in phổ biến hơn. Sách dần dần tiếp
cận gần hơn với công chúng, được bán ở các quầy sách, trạm xe
lửa…
¡ Vào những năm 1960, máy vi tính chỉ giúp cho thợ in sắp chữ và
các khoảng trắng;
¡
Hiện nay, toàn bộ phần sắp chữ, trình bày, đồ họa… đều được
thực hiện trên máy vi tính;
¡ Kỹ thuật in trực tiếp từ máy vi tính đến bề mặt kim loại của máy
in;
¡ Hầu hết các máy vi tính cá nhân đều có thể làm được sách, báo,
tạp chí, quảng cáo…
Theo đó báo chí ngày càng phát triển và đi lên.
2.3 - Cách mạng truyền thông đại chúng
¡
Cuộc cách mạng truyền thông đại chúng lan nhanh khắp thế giới
khi công nghệ ngày càng cao, trình độ dân trí phát triển, nhu cầu
tiếp cận thông tin ngày càng tăng;
¡
Sách, báo được sản xuất hàng loạt, giá rẻ (báo chí 1 xu), đến
được với mọi tầng lớp dân chúng;
¡ Phát thanh, truyền hình đến với tất cả mọi người với chi phí ngày
càng thấp (có khi miễn phí);
¡
Internet ngày càng phổ biến, tốc độ nhanh, dễ sử dụng, chi phí
giảm dần, nội dung ngày càng đa dạng…
2.4 – Cách mạng giải trí
¡ Bắt đầu từ cuối thế kỷ 19 tại Mỹ và châu Âu với những công nghệ
như: ghi âm, chụp ảnh, làm phim, phát thanh,…
¡
Cả thế giới hào hứng với công nghệ giải trí;
¡ Nội dung giải trí trên các phương tiện truyền thông ngày càng đa
dạng phong phú hơn;
2.5- Cuộc cách mạng “Ngôi nhà: trung tâm tiếp nhận thông
tin và giải trí”
¡
Bắt đầu từ giữa thế kỷ 20, căn nhà trở thành nơi tiếp nhận mọi
thông tin và phương tiện giải trí (báo in rẻ, truyền hình, video, phát
thanh, trò chơi điện tử, dịch vụ thư tín tòan cầu…);
7
¡
Truyền thông trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc
sống của mỗi người;
2.6 – Cách mạng “Xa lộ thông tin”
¡
Sự tích hợp giữa vi tính, truyền hình, vệ tinh và các công nghệ
nghe nhìn khác…;
¡
Sự phát triển nhanh chóng và rộng rãi của Internet;
¡
Người ta có thể làm việc, chơi, đọc, học hành ở bất cứ đâu, chỉ
cần được kết nối với mạng máy tính toàn cầu…
KẾT LUẬN : Với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ
trong bối cảnh thế kỷ 21 cùng những biến động địa chính trị mạnh
mẽ, báo chí thế giới đang nỗ lực xây dựng những sáng kiến mới
nhằm đáp ứng sự thay đổi của truyền thông điện tử và nền công
nghiệp thông tin truyền thông. Trong giai đoạn có nhiều thử thách
khó khăn đối với báo chí thì việc phát triển khoa học kỹ thuật đóng
góp không ít cho sự đứng vững và đi lên của báo chí thế giới.
Câu 2: Vai trò của báo in trong hệ thống các loại hình báo
chí?
Báo chí có một vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Báo in là
một trong những thể loại của báo chí, nó đặt nền móng cho sự ra đời
và phát triển của nền báo chí. Báo in một thời đã ở đỉnh cao, chiếm
vị trí độc trong nền báo chí. Theo Tiến sĩ Hà Huy Phượng, “Báo in là
thuật ngữ chỉ một loại hình báo chí định kỳ thông tin thời sự các sự
kiện, các vấn đề trong đời sống xã hội thông qua việc sử dụng ngôn
ngữ chữ viết có hình ảnh minh họa và kỹ thuật in ấn để chuyển tải
thông tin”. Thế kỷ XIX, là thời kỳ ngự trị của báo in, báo in đã có mặt
khắp nơi trên thế giới. Các thành phố công nghiệp lớn ra đời, trình
độ văn hóa và đời sống của con người được cải thiện kích thích nhu
cầu thông tin giao tiếp trong xã hội, cùng với sự phát triển của khoa
học kỹ thuật thúc đẩy sự phát triển của báo in.
Những tờ báo in đầu tiên ra đời, tồn tại và phát triển đã đáp ứng
được những tiêu chí của báo chí hiện đại đó là: Đảm bảo tính định kỳ
( 1 tháng 1 kỳ hoặc 2 kỳ, hoặc 4 kỳ, lúc đó tính định kì vẫn chưa
được ổn định). Phát hành rộng, ( buổi ban đầu số lượng phát hành
chỉ khoảng 200 – 1200 bản, cơ sở vật chất chưa mấy hiện đại cũng
ảnh hưởng đến lượng phát hành ). Tính cập nhật thông tin: đảm bảo
thông tin mới nhất. Khuynh hướng phát triển lâu nay của nền báo chí
thế giới, đó là “sự liên kết giữa kinh doanh thông tin với tư bản công
nghiệp - tài chính”. Hoạt động báo chí trong nền kinh tế thị trường
8
phải sống được bằng việc bán báo. Các tờ báo, các tập đoàn truyền
thông muốn tồn tại phải vừa biết tuân thủ các quy tắc nghiệp vụ báo
chí vừa biết tuân thủ các quy luật của nền kinh tế thị trường. Báo in
có ưu điểm là: tính phổ cập cao, có nội dung sâu, người đọc có thể
nghiên cứu. Báo in khắc phục được những nhược điểm của báo nói
đó là: báo nói không trình bày được các thông tin bằng hình ảnh
(phóng sự ảnh) hoặc các thông tin có hình ảnh minh họa, hay tính
phổ cập yếu của báo mạng điện tử.
Câu 3: Lí giải nguyên nhân sự phát triển báo in ở Châu Á (TQ,
NB...) trong xu hướng suy giảm loại hình báo chí này ở Mỹ và
Châu Âu?
Châu Á là châu lục đông dân nhất trên thế giới. Hiện nay, ChâuÁ
là một trong những trung tâm báo chí lớn nhất thế giới. Có nền báo
chí phát triển mạnh mẽ như Trung Quốc, Nhật Bản, ... Báo in đang
ngự trị ở CA VD: Ấn Độ có cơ quan báo chí cực kì lớn, trên 50.000 cơ
quan BC khác nhau, trong đó có 5.638 báo ra hằng ngày. Số lượng
báo ra hằng ngày của Châu Á rất cao: TQ 98,7 triệu bản/ ngày,
Ấn Độ 78,7 triệu bản, Nhật Bản gần 69,7 triệu bản trong khi Mỹ chỉ
có 55,8 triệu bản, Đức 21,5 triệu bản (Theo WAN 2006) . Tính chính
trị của báo chí Châu Á rất cao, BC là công cụ của Đảng, nhà
nước, của các quốc gia quân chủ lập hiến, của các nước đạo
giáo. Không chỉ vậy BC Châu Á còn là những tác phẩm mang đặc
trưng rõ nét của những nền văn minh lớn (văn minh Trung Hoa,
văn minh Ấn Độ…), hay những sản phẩm của đời sống tôn giáo rất
phong phú, đa dạng ở châu lục này (Châu Á là cái nôi hình thành của
hầu hết tôn giáo trên thế giới). Người ta thích cầm tờ báo trong tay,
thậm chí còn lưu giữ và cắt để dành những bài mà họ yêu thích
như một loại hàng hóa quý giá.
Còn ở Châu Âu, mặc dù nền BC phát triển khá cân đối và đồng đều
tuy nhiên hiện tượng báo in cũng bị thu hẹp và giảm lượng phát
hành (là do sự đầu tư của nhà nước về CNTT không lớn) nhưng
không dữ dội ở Mỹ nguyên nhân do sự lên ngôi của báo mạng
cộng với sự hạn chế của báo in. Theo United Press International,
báo in tại Bắc Mỹ và châu Âu đã mất gần 600.000 độc giả /năm
trong 10 năm qua. Trong khi đó Châu Á, Trung Quốc và ẤĐ hiện
chiếm hơn 25% doanh thu báo chí toàn cầu. Mặt khác ở Mỹ và Châu
Âu BC sống chủ yếu nhờ vào quảng cáo và các loại hình truyền
thông đa phương tiện phát triển mạnh. Nước Mỹ có hơn 70% dân số
nối mạng Internet, các tập đoàn lớn thuộc lĩnh vực CNTT phát triển
rất mạnh mẽ, có 55 triệu trang blog (trang web cá nhân)Nền BC Mỹ
phát triển như một ngành công nghiệp đóng vai trò kinh doanh nên
9
việc suy giảm loại hình báo in cũng hướng tới phục vụ cho các loại
hình khác phát triển hơn để đem về nhiều lợi nhuận hơn.
CHƯƠNG 4
Câu 1: Trình bày những đặc điểm nền BC của 1 số quốc gia
Pháp, Anh, Thụy Điển, TQ. Đặc điểm BC của của các quốc gia
trên ảnh hưởng như thế nào đến BCVN ?
BC ANH: thuộc trg phái BC phương Tây
- Ra đời sớm: nghề in từ Đức => Anh TK 15; tờ tin chép tay đầu
tiên ở Anh là “News”. Năm 1731: cho ra đời tờ tạp chí đầu tiên
trên TG (Gentleman’s Magazine)
- Có sự phân chia thành BC chất lượng và BC đại chúng:
+ BC chất lượng: có phong cách nghiêm túc, nội dung và thông
tin phong phú, nhiều bài phân tích thiên về chính trị : “ The
Times” (1785),...
+ BC đại chúng: hướng tới diện rộng đăng ít bài, nội dung phân
tích ngắn gọn, nhiều ảnh minh họa, có số lượng phát hành lớn:
“The Sun” (1964)...
Các ấn phẩm chủ nhật: chất lượng cao & đại chúng (phổ
thông). Các cơ quan BC nhiều.
- Đặt mục đích phục vụ công chúng lên trên hết. Là nền BC tiến
bộ. Tuy nhiên, chính môi trường thiếu cạnh tranh này đang
phải chứng kiến việc các tờ báo vật lộn kiếm tiền và sự sụp đổ
của nhiều tờ báo địa phương.
BC PHÁP: thuộc trg phái BC phương Tây
- Ra đời sớm: cuốn sách đầu tiên đc in tại Pháp năm 1470; năm
1631, La Gazett de France – tờ tuần báo đầu tiên ở P ra đời =>
thu hút sự chú ý của độc giả.
- Thế kỉ XVIII nhiều tờ báo ra đời, hoạt động trên nhiều lĩnh vực:
văn chương, chính trị và cách mạng. giữa thế kỉ XIX bc P không
ngừng phát triển, trở thành một ngành kinh doanh thu lời.
Sang TK XX, BC P có sự phân hóa và phát triển mạnh, có nhiều
cải tiến về kĩ thuật, nội dung đa dạng, nhiều minh họa, phong
cách gợi mở...=> chinh phục đông đảo công chúng.
- BC P thiên về khuynh hướng chính trị, nhiều ấn phẩm chịu ảnh
hưởng của nhà thờ. Có sự trợ cấp của nhà nước. Tính chất văn
học trên BC P => trường phái BC riêng => VN.
BC THỤY ĐIỂN: thuộc trg phái BC Bắc Âu
- Là một trong những nước đầu tiên trên thế giới định ra quyền
tự do báo chí (1766);
-
10
Trường phái báo chí ôn hòa, uyển chuyển, giàu tính nhân văn,
ít thấy giọng điệu phê phán gay gắt hay ca ngợi hùng hồn, hầu
như không có cái gọi là “bôi đen’ hay “tô hồng”;
- Họat động một cách tỉnh táo, khách quan, chăm lo những giá
trị chung như chống bạo lực, chống chiến tranh, bảo vệ môi
trường, phổ biến tri thức khoa học, những giá trị văn hóa, nghệ
thuật…
- Thực hiện tất cả những nội dung này trong nền kinh tế thị
trường (tức là phải quan tâm đến cả hiệu quả xã hội và hiệu
quả kinh doanh của báo chí);
- Trường phái báo chí này chưa được phổ biến rộng rãi nhưng tỏ
ra phù hợp với tình hình đang thay đổi nhanh chóng trên thế
giới;
- Tồn tại đồng thời 3 dạng sở hữu: tư nhân (chiếm 60% tổng số
phát hành); thuộc các quỹ (15%); thuộc các tổ chức chính trị
(25%);
- Báo in giảm khi truyền hình ra đời;
- Khai thác tối đa hiệu quả của kênh thông tin phi văn tự (đồ
họa, hình ảnh, biểu đồ, bản đồ, Sơ đồ minh họa…);
- Ngày càng có nhiều nhà báo độc lập;
BC TRUNG QUỐC: thuộc trg phái bc phương Đông
- Năm 1968: Trung Quốc có 42 tờ báo.
- 1980: 382 tờ báo. Hiện nay: hơn 2.200 tờ
- Giữa 2003, TQ đưa ra các giải pháp nhằm xóa bỏ cơ chế bao
cấp báo chí.
- “Chúng ta có truyền thống quá nhấn mạnh mặt tư tưởng của
ngành này, trong khi coi nhẹ khía cạnh thương mại và vai trò
của nó như một ngành công nghiệp. Chỉ khi nào chúng ta đối
xử với nó (báo chí và xuất bản) như một ngành công nghiệp thì
khu vực này mới có thể có một tương lai tốt đẹp hơn”.
-
(Liu Binje – giám đốc cục BC&XB TQ, 2003)
-
-
-
2003: TQ đình bản 673 tờ báo từ trung ương đến địa phương
hoạt động không hiệu quả;
Báo chí là cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản và chính
quyền. Tuy nhiên một số tờ báo thực chất do tư nhân mua lại
măng-sét để kinh doanh;
2006: Trung Quốc là thị trường tiêu thụ báo ngày lớn nhất thế
giới (96,6 triệu bản/ngày) (Ấn Độ: 78,7; Nhật: 69,7; Mỹ: 55,8;
Đức: 21.5).
Doanh thu từ quảng cáo trên báo in Trung Quốc tăng 128%
trong 5 năm (2001-2006).
11
Báo chí TQ chia làm 2 khu vực: khu vực công ích phi lợi nhuận
và khu vực kinh doanh vì lợi nhuận.
- Báo chí TQ đa dạng hơn, nhắm đến nhiều nhóm độc giả khác
nhau.
- Hiện nay tại Trung Quốc đã có 39 tập đòan báo chí được thành
lập, trong đó có tập đoàn báo chí Bắc Kinh, Phương Nam,
Quảng Châu, Dương Thành…
ẢNH HƯỞNG ĐẾN VN
- Báo chí Việt Nam thực sự thoát thai từ cái nôi của chế độ thuộc
địa. Sự ra đời của báo chí trùng khít với bước chân xâm lược
của người Pháp vào Việt Nam.
-
+ ảnh hưởng tích cực: có ảnh hưởng rộng rãi đến VN do quá
trình phát triển ls (chiến tranh, thuộc địa của P, TQ,..) kinh nghiệm
bài học về phát triển Bc, KHKT được áp dụng triệt để và cạnh tranh
nhau để cùng tiến bộ. Bc là cơ quan ngôn luận của Đảng, nhà nước,
định hướng DLXH. Tự do BC => VN
+ ảnh hưởng tiêu cực: BCTG phát triển một cách mạnh mẽ trở
thành 1 ngành công nghiệp trong khi BCVN vẫn còn chậm, phát triển
chưa đồng đều => vừa là cơ hội vừa là thách thức.
Câu 2: Trình bày đặc điểm các trường phái báo chí hiện nay?
Ngày nay báo chí thế giới chia ra ba trường phái báo chí :
1. Trường phái báo chí phương tây :
+Mãi cho đến đầu thế kỷ XX, phần lớn các tờ báo đều không có
người làm báo (Erik Neveu);
+Xu hướng thiên về văn chương và chính trị;
+Đề cao bình luận hơn đưa tin;
+Trình độ của phóng
viên thể hiện trong việc sử dụng văn phong hấp dẫn, bóng bẩy, với
những thủ pháp tu từ học;
2. Trường phái báo chí phương đông ( Trung Quốc, Liên Xô cũ ):
+ Ra đời muộn nhưng phát triển khá nhanh, trải qua nhiều quá trình
phát triển để hoàn thiện;
+ BC phát triển về số lượng và chất lượng ( số lượng báo in lớn, cơ
quan truyền thông phát triển rộng rãi...)
+ Có tính chính trị cao chủ yếu dưới sự lãnh đạo của Nhà nước
12
3. Trường phái báo chí Bắc Âu (Thụy Điển):Trường phái báo chí Bắc
Âu là một trường phái báo chí “hoạt động theo phương châm khác,
ôn hòa và uyển chuyển hơn, giàu tính nhân văn hơn […], ít thấy
giọng điệu phê phán gay gắt cũng như ca ngợi hùng hồn, hầu như
không có cái gọi là “bôi đen” hay “tô hồng”. […] Hoạt động một cách
ung dung, tự tại, tỉnh táo, khách quan, chăm lo tôn tạo những giá trị
chung như chống bạo lực, chống chiến tranh, bảo vệ môi trường sinh
thái, phổ biến tri thức khoa học, những giá trị văn hóa, nghệ thuật,
…”
Trường phái báo chí thứ ba ra đời sau nhưng với những đặc điểm
riêng mới lạ so với hai trường phái trước, trường phái này được nhiều
chuyên gia trong lĩnh vực truyền thông chú ý và bỏ công nghiên cứu,
phổ biến kinh nghiệm của họ
Câu 3: Khái quát các giai đoạn phát triển trong lịch sử báo
chí Hoa Kì? Dấu ấn cá nhân một số nhà báo tiêu biểu trong
lịch sử báo chí Hoa Kì?
*LSBCHK:
1. Giai đoạn thuộc địa (1690 – 1765):
1690: Publick Occurences Both Foreign and Domestick của Benjamin
Harris
- 1704: Boston News Letter (John Campbell)
- 1734: The New York Weekly Journal – (Anna Zenger)
- Sau đó các tờ báo khác lần lượt xuất hiện, nội dung đăng tải các
thông tin thời sự, nghị luận, thi ca, giải trí, bước đầu có nội dung phê
bình để tạo dư luận mạnh mẽ.
2. Giai đoạn cách mạng (1765 – 1783):
- Luật thuế tem làm tăng sự chống đối Anh ở Mỹ lên cực độ;
- Các cuộc tranh luận đòi đấu tranh giành độc lập nổ ra trên các báo
-> ư tưởng đấu tranh giành độc lập đang nhen nhúm trong nhiều
người được bộc lộ trên báo và phổ biến rộng rãi;
3. Giai đoạn đảng phái (1783 – 1830):
- Nhà nước non trẻ mới thành lập;
- Cuộc tranh luận giữa hai phe Liên bang và Cộng hòa diễn ra sôi nổi
trên báo chí về vấn đề quyền của liên bang và tiểu bang.
13
- Báo chí 2 phe công kích nhau. Tuy nhiên lối làm báo này không
thành công.
- Những người làm báo nhận ra rằng sự đúng đắn và vô tư là hai đức
tính tiêu biểu nhất nếu báo chí muốn vững vàng.
4. Giai đoạn báo chí 1 xu (1830 – 1860):
- Số người biết đọc, biết viết tăng, nhu cầu đọc báo tăng;
- Máy in được cải tiến ;
- Những tờ báo 1 xu ra đời: tờ The New York Sun của Benjamin H.
Day (1833), Morning Postcủa Horace Greeley
5. Giai đoạn độc lập (1872 – 1890):
- Báo chí bắt đầu trở thành ngành kinh doanh lớn
- Nghề “làm báo vàng” phát triển với xu hướng đưa tin giật gân, vi
phạm đời tư, tự do cá nhân,…
- Sự cạnh tranh giữa:
+ Joseph Pulitzer (1847-1931): tờ The World không theo đảng phái nào;
phê bình xã hội,
+ William Randolph Hearst (1863 – 1961): Morning Journal - tin tức tỉ
mỉ, nóng hổi nhất, thời sự gay cấn, đời tư những nhân vật tiếng tăm;
+ Pulitzer tạo ra một phong cách báo chí mới, khẳng định trách
nhiệm xã hội cho những bài viết trên báo;
+ Hearst mang lại mức lưõng cao hõn, tên tuổi cho phóng viên, và
những nhận thức khác về báo chí cho cả người làm báo và đọc báo;
Sự cạnh tranh giữa hai phong cách làm báo và sự thưõng mại hóa
báo chí gia tăng đã đe dọa lư tưởng báo chí trong một xã hội tự do;
6. Giai đoạn đỉnh cao (1890 - 1920):
1/3 báo chí theo xu hướng “nghề làm báo vàng”
Độc giả ngày càng nhiều, quảng cáo ngày càng tăng;
Từ năm 1850 đến 1900: số lượng phát hành báo chí tăng lên gấp 20
lần (từ 758 ngàn bản đến 15,1 triệu bản);
1919: New York Daily News tung ra số báo lá cải (tabloid) đầu tiên
7. Giai đoạn bão hòa (1920 – 1945):
14
Ngành công nghệ báo chí vượt cả nguồn thu (từ bán báo và quảng
cáo);
Số lượng báo chí bão hòa;
Báo chí bão hòa và hợp nhất (các tờ báo lớn mua lại các tờ báo
nhỏ);
Các tập đoàn báo chí và dây chuyển sản xuất báo chí ra đời;
Ban đầu chủ sở hữu những tập đoàn báo chí mới là những doanh
nhân chuyên mua, bán, khai tử và hợp nhất những tờ báo ngày ở
những thành phố trung bình để tối đa hóa lợi nhuận;
Doanh nghiệp thay thế dần nhà báo để điều hành các tờ báo và
ngày càng thâm nhập sâu hõn vào làng báo;
Những tên tuổi nổi bật:
Edward W.Scripps (dây chuyền báo chí);
Harry Chandler (tập đoàn báo chí Times - Mirror);
Frank Gannett (tập đoàn Gannett)
John Knight (Knight – Ridder)
Cuối những năm 1920, có 6 dây chuyền làm báo lớn tại Mỹ điều
khiển khoảng ¼ lượng báo chí phát hành.
8. Giai đoạn sau năm 1945 – nay:
Mỹ là một cường quốc mạnh cả về báo in, báo nói, báo hình, báo
trực tuyến, có đội ngũ làm báo mạnh nhất thế giới, có kỹ thuật in ấn,
thu phát hiện đại…
Xu hướng tập trung trong báo chí ngày càng cao: các công ty báo chí
gắn bó với các hãng công nghiệp độc quyền, các ngân hàng, các
công ty xuyên quốc gia…
Các loại nhật báo:
Nhật báo quốc gia, nhật báo thành thị, nhật báo ngoại ô.
Các nhật báo nổi bật: USA Today, The New York Times, Washington
Post, Wall Street Journal, Los Angeles Times, Chicago Tribune;
Đài phát thanh: hõn 10.000 đài, trong đó có những đài không nhằm
mục đích kinh doanh, chủ yếu là các đài phát thanh của các trường
đại học, viện nghiên cứu, các tổ chức đoàn thể, tôn giáo;
Các kênh truyền hình nổi tiếng: ABC, CBS, NBC, CNN, Fox,
Bloomberg…
15
Truyền hình cáp, truyền hình kỹ thuật số phát triển;
Là “cái nôi” của các thể loại truyền hình mới mẻ và năng động: trò
chuyện truyền hình (talk show), truyền hình tưõng tác, truyền hình
thực tế;
Internet ảnh hưởng thói quen tiếp nhận thông tin của giới trẻ;
Những hãng thông tấn lớn
*DẤU ẤN
Nghề làm báo mới: Joseph Pulizer (1847-1911) người gốc Hungary.
Ông đến Mỹ năm 1864 tham gia quân đội các tiểu bang miền Bắc,
định cư ở St Louis.
Chuyển sang làm báo và thành công với tờ St.Post- Dispatch)
Với tờ báo này, Joseph Pulizer đã làm đảo lộn tất cả các hoạt
ddoonhj báo chí, J.P là người đầu tiên gắn nghề báo với việc làm
giàu.
1883, J.P mua lại New York Word và đưa nó trở nên nổi tiếng.
•
Sự ra đời của tờ New York Tribune:
Horece Greeley (1811-1872). Người sáng lập và biên tập viên của tờ
New York Tribune, một trong những tờ báo lớn và là tờ báo cao nhất
lưu hành trong cả nước thông qua các phiên bản hàng tuần gửi qua
bưu điện.
Làm báo từ năm 15 tuổi, thành lập Morning Post (sống 1 ngày) NewYorker (1834) & Long Cabin (1840) là một người cá tính mạnh ông
gửi gắm cá tích và sự phá cách của mình đến độc giả.
New York Time ra đời năm 1851, do Raymond, Janes&Wesley thành
lập dưới sự bảo trợ của Horace Greeley.
CHƯƠNG 5
Câu 1: Ưu và nhược điểm của tập đoàn BCTB?
Ưu điểm:
- Thông tin nhanh, mới
16
-
-
Tiềm lực thông tin lớn
Tiềm lực kinh tế lớn
Đón đầu công nghệ
Sự năng động
Sự chuyên nghiệp
Nhược điểm
Tập trung hóa cao độ về báo chí => tập trung quyền lực
Tạo sự mất cân đối thông tin giữa các khu vực trong một nước,
các khu vực trên thế giới
Áp đặt quan điểm, hệ tư tưởng, hướng dẫn dư luận có mục đích
Yếu tố lợi nhuận kinh tế/ kinh tế chi phối => những sản phẩm
báo chí thuần tuý hàng hóa => vấn đề đạo đức => các giá trị
xã hội.
Vấn đề lao động việc làm
Câu 2: Trong tương lai BC công dân có thể thay thế hoàn
toàn BC truyền thống không?
Khái niệm “báo chí công dân” (citizen journalism) lần đầu tiên được
Dan Gillmor - người sáng lập, kiêm Giám đốc của Grassroots Media
Inc. (Trung tâm truyền thông công chúng) - đưa ra vào năm 2003
trong cuốn sách có tiêu đề “Chúng ta là truyền thông” với câu nói
nổi tiếng: “Tin tức không còn là bài giảng mà là một cuộc đối thoại”
và lập luận rằng “kiến thức và sự hiểu biết của mọi người vượt xa
hiểu biết của mỗi người về bất cứ lĩnh vực nào”. Mặc dù khái niệm
“báo chí công dân” được Dan Gillmor đưa ra vào năm 2003 nhưng
trên thực tế “báo chí công dân” đã xuất hiện và dần trở thành một
phần quan trọng và lâu dài trong lĩnh vực truyền thông từ những
năm 1990.
Cái gì làm nên báo chí công dân? Đó là tờ báo. Tờ báo biết kêu gọi
mọi người dân bình thường tham gia đóng góp ý kiến, hiến kế; tờ
báo chứng minh cho thấy sự hiểu biết hằng ngày của người dân là có
giá trị; tờ báo biết phát triển các nhóm đầu mối - tức các nhóm hành
động - giúp người dân tự động não để cùng góp sức làm sao cho mọi
việc trở nên tốt hơn; tờ báo biết khảo sát những giải pháp khả thi,
ứng dụng được cho vấn đề đang phải giải quyết; tờ báo biết xây
dựng cái gọi là “năng lực công dân”, nghĩa là công dân tự quản, tự
đảm nhận và chủ động giải quyết vấn đề. Đặc điểm của báo chí
công dân là sức ảnh hưởng rộng rãi và tính tương tác cao, với báo
chí công dân, không có gì là không thể. Báo chí công dân đang trở
thành một làn sóng mới. Internet ngày nay đã thành máu thịt của
17
dân cư mạng và gián tiếp tác động, không nhiều thì ít, đến mọi lĩnh
vực trong cuộc sống.
Mặt mạnh của báo chí công dân là có năng lực đưa tin chớp nhoáng,
không bị kiểm duyệt và trong thời gian thực diễn ra sự kiện. Nhưng
chỉ có các nhà báo được đào tạo mới có thể viết các bài điều tra hay
các bài phân tích cặn kẽ. Do vậy, theo công thức báo chí, báo chí
công dân sẽ mang lại thông tin về “Cái gì”, còn các nhà báo chuyên
nghiệp sẽ cung cấp thông tin về “Tại sao”. Nói ngắn gọn, báo chí
truyền thống hướng đến những độc giả nhất định, và họ cung cấp tin
bài phù hợp với đối tượng mình hướng tới (mức độ chính thống và
chọn lọc, vấn đề lãng phí thời gian của bc công dân). Rõ ràng không
một hình thức báo chí nào hoàn toàn lợi thế. Còn quá sớm để nói về
cái chết của báo chí truyền thống, thế nhưng phải thừa nhận rằng
cái gọi là nền báo chí công dân đang lấn dần quyền lực thứ tư, kể cả
theo nghĩa tích cực lẫn tiêu cực. Thế giới truyền thông đang thay đổi
và tương lai của nó thế nào chưa ai có thể nói chắc được. Tuy nhiên,
rõ ràng chính sự chắc chắn của truyền thông kiểu cũ khiến nó vẫn có
chỗ đứng vững chắc trong lòng độc giả khắp thế giới.
18