Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Thực tế phân công công việc trong công ty TNHH sản xuất thực phẩm Thanh HOA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.57 KB, 19 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................1
2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu..................................................................1
3. Bố cục đề tài..................................................................................................1
PHẦN NỘI DUNG..................................................................................................2
Chương 1. MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC........2
1. Khái niệm Phân công công việc....................................................................2
2. Vai trò của Phân công công việc....................................................................3
2.1. Đối với nhà quản lý....................................................................................3
2.2. Đối với tập thể............................................................................................3
2.3. Đối với nhân viên thực hiện.......................................................................3
3. Cơ sở phân công công việc............................................................................4
3.1. Phân công công việc theo vị trí pháp lý và thẩm quyền của cơ quan, đơn
vị đó...................................................................................................................4
3.2. Phân công theo khối lượng và tính chất công việc.....................................4
3.3. phân công công việc theo số lượng biên chế và tổ chức bộ máy của cơ
quan, tổ chức.....................................................................................................5
4. Quy trình phân công công việc......................................................................6
4.1. Nhận dạng công việc..................................................................................6
4.2. Đối chiếu năng lực thực hiện công việc....................................................6
4.3. Ráp nối công việc với con người................................................................7
5. Nguyên tắc phân công công việc...................................................................7
5.1. Nguyên tắc ấn định điều kiện cho cho chức năng, nhiệm vụ....................7
5.2. Nguyên tắc đúng việc, đúng năng lực........................................................8
5.3. Nguyên tắc phân chia chức năng, nhiệm vụ có tính đồng nhất..................8
5.4. Nguyên tắc cân bằng về chức năng và nhiệm vụ.......................................8
5.5. Nguyên tắc tạo ra sự ổn định tránh lãng phí...............................................8
6. Các kiểu phân công công việc.......................................................................9



6.1. Phân công theo chuyên môn hóa................................................................9
6.2.Phân công công việc theo tiêu chuẩn và định mức cụ thể...........................9
6.3. Phân công công việc dựa trên trách nhiệm được giao và năng lực của
nhân viên...........................................................................................................9
Chương 2. LIÊN HỆ THỰC TIỄN CÔNG TÁC PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THỰC PHẨM THANH HOA.................10
1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty TNHH sản xuất thực phẩm Thanh
Hoa..................................................................................................................10
1.1. Giới thiệu về Công ty TNHH sản xuất thực phẩm Thanh Hoa................10
1.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty TNHH sản xuất thực phẩm Thanh Hoa. .11
2. Thực trạng công tác phân công công việc tại công ty TNHH sản xuất thực
phẩm Thanh Hoa.............................................................................................11
Chương 3. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC..................14
1. Nhận xét......................................................................................................14
2. Một số ý kiến đóng góp nhằm nâng cao công tác phân công công việc đạt
hiệu quả...........................................................................................................14
KẾT LUẬN............................................................................................................16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................17


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quản trị là một trong những hoạt động tất yếu khách quan không thể thiếu
được trong xã hội loài người đặc biệt là trong quá trình sản xuất kinh doanh của
các tổ chức doanh nghiệp. Trong kinh doanh quản trị đóng vai trò quan trọng, bởi
không một cơ quan, tổ chức nào hoạt động và phát triển mà không được quản trị
một cách khoa học và hợp lý.
Với nhịp độ phát triển kinh tế cùng tốc độ phát triển không ngừng của khoa
học công nghệ khiến cho hoạt động quản trị tại các cơ quan, tổ chức doanh nghiệp
ngày càng quan trọng, và cấp thiết hơn bao giờ hết. Để có thể quản trị tốt một tổ

chức dù lớn hay nhỏ bao giờ nhà quản trị đều phải có sự phân công công việc một
cách khoa học, phân bổ hợp lý các nguồn lực nâng cao năng xuất chất lượng công
việc góp thành công chung của tổ chức. Với vai trò quan trọng như thế, để tìm hiểu
sâu vấn đề này đã đưa em đối với đề tài ''thực tế phân công công việc trong công ty
TNHH sản xuất thực phẩm Thanh HOA'' nhằm hiểu rõ hơn vai trò quan trọng của
việc phân công công việc nhằm nâng cao năng xuất, hiệu quả, tối ưu hóa các
nguồn lực của doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu chung của tổ chức .
2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
"Công ty TNHH sản xuất thực phẩm Thanh Hoa"
3. Bố cục đề tài
Đề tài ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung còn được chia
làm 3 chương:
Chương 1: một số cơ sở lý luận về phân công công việc
Chương 2: Liên hệ thực tiễn công tác phân công công việc tại Công ty
TNHH sản xuất thực phẩm Thanh Hoa
Chương 3: Đánh giá công tác phân công công việc

1


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
1. Khái niệm Phân công công việc
Trong quá trình hoạt động và phân tích và phát triển của các công ty, tổ
chức, đặc biệt là các công ty doanh nghiệp càng lớn mạnh, tổ chức càng phức tạp
và phạm vi hoạt động càng lớn thì càng khó xác định rạch ròi nhiệm vụ và trách
nhiệm giữa các phòng, ban và nhân viên dễ dẫn đến chồng chéo trong công việc.
Trong trường hợp này, phân công công việc còn là một chìa khóa giúp các nhà
quản lý tổ chức công việc hiệu quả đem lại lợi ích cho mọi người.


Vậy phân công công việc là gì? Đó chính là giao cho ai đó trách nhiệm và
quyền hạn để thực một công việc nào đó. Phân công công việc được thể hiện dưới
nhiều hình thức chẳng hạn như bổ nhiệm nhân viên với vị trí mới quan trọng, hoặc
yêu cầu những công việc đơn giản, nhỏ lẻ khi quan sát cơ cấu tổng thể tổ chức bạn
sẽ thấy một mang lưới phân cấp phức tạp thường là quản lý theo chuỗi với một cơ
chế báo và kiểm soát thường xuyên, song song với việc phân công công việc
người quản lý cần cung cấp những phương tiện, nguồn lực để người thực hiện
nhiệm vụ hoàn thành công việc đã đặt ra.
=>> Phân công công việc là một kỹ năng cần thiết trong công tác quản lý.
2


Để thực hiện tốt các kỹ năng này, trước hết nhà quản lý cần nhận thức được lợi ích
mà nó đem lại cũng như có thể dự đoán được những trở ngại có thể phát sinh từ đó
có các biện pháp xử lý kịp thời đảm bảo công việc được hoàn thành với kết quả tốt
nhất góp phần thực hiện mục tiêu chung của tổ chức.
2. Vai trò của Phân công công việc
2.1. Đối với nhà quản lý
Trong hoạt động quản lý việc phân công công việc có ý nghĩa vô cùng quan
trọng trong công tác quản lý điều hành của một cơ quan, tổ chức đó là:
- Phân công công việc giúp người quản lý điều hòa được công việc của các
phòng, ban, đơn vị một cách khoa học, hợp lý, có thêm thời gian trong việc tập
trung cho các chiến lược phát triển của tổ chức và kiểm soát các công việc.
- Phân công công việc giúp nhà quản lý củng cố được quyền hạn và có trách
nhiệm trong việc quản lý quản lý, giám sát và đánh giá công việc.
- Giảm bớt gánh nặng công việc cho người quản lý và phân công công việc
rõ ràng, cụ thể, tránh việc chồng chéo, trùng lặp nhiệm vụ giữa các bộ phận, nhân
viên trong tổ chức.
- Phân công công việc làm tăng sự uy tín của người quản lý đối với mỗi
nhân viên;

- Chứng minh được năng lực lãnh đạo điều hành của người quản lý đối với
mỗi doanh nghiệp.
2.2. Đối với tập thể
- Phân công công việc giúp tăng năng xuât chất lượng công việc, rút ngắn
thời gian từ đó tiết kiệm được chi phí cho tổ chức.
- Là công cụ kết nối các phòng, ban, đơn vị trong tổ chức với nhau từ đó
nâng cao tinh thần đoàn kết, thúc đẩy đội ngũ nhân viên làm việc hiệu quả.
- Phân công công việc đào tạo được một tập thể có năng lực đáp ứng yêu cầu
của công việc.
2.3. Đối với nhân viên thực hiện
- Có cơ hội thể hiện khả năng, năng lực của bản thân từ đó phát triển chuyên
môn, kỹ năng nghiệp vụ, linh hoạt trong mọi tình huống: thương lượng, đàm phán,
3


thuyết trình, quản lý thời gian, giao tiếp và ra quyết định khi xử lý các vấn đề........
- Người được phân công công việc biết rõ trách nhiệm, quyền hạn của mình
trong việc thực hiện nhiệm vụ để hoàn thành công việc được giao;
- Phân công công việc giúp cho người thực hiện có cơ hội phát triển, trải qua
thử thách, chinh phục mọi thử thách bộc lộ hết năng lực của nhân viên từ đó giúp
tổ chức phát hiện nhân tài và có kế hoạch bồi dưỡng và phát triển những nhân viên
có năng lực cống hiến hết mình cho tổ chức.
3. Cơ sở phân công công việc
Trong quá trình quản lý phân công công việc cần dựa trên những cơ sở nhất
định? Vậy dựa trên những cơ sở nào? Xem xét một cách chung nhất đó chính là:
thứ nhất cơ sở pháp lý và thẩm quyền của cơ quan tổ chức đó; thứ hai là dựa trên
cơ sở khối lượng và tính chất công việc của cơ quan, tổ chức đó; thứ ba là theo số
lượng biên chế của tổ chức.

3.1. Phân công công việc theo vị trí pháp lý và thẩm quyền của cơ quan,

đơn vị đó
Mỗi cơ quan nhà nước được thành lập đều có vị trí pháp lý và thẩm quyền
nhất định. Do vị trí pháp lý và thẩm quyền khác nhau thì đặc điểm hoạt động và
nhiệm vụ là khác nhau. Vì vậy muốn tổ chức tốt các hoạt động trong các cơ quan
cần phải có căn cứ vị trí pháp lý của các cơ quan đó trong thực tế.
3.2. Phân công theo khối lượng và tính chất công việc
Phân công công việc theo khối lượng và tính chất công việc là thực hiện trên
cơ sở kế hoạch công tác được duyệt, dựa trên tính chất của mỗi loại công việc và
các yêu cầu thực hiện công việc trong thực tế. Phân công công việc theo khối
4


lượng và tính chất đặt ra yêu cầu đối với người lãnh đạo quản lý.
- Nhà quản lý phải nắm rõ chương trình hoạt động của của các cơ quan, tổ
chức.
- Phải dựa vào kết quả của quá trình phân tích công việc để phân công công
việc hợp lý.
- Nhà quản lý phải có sự tính toán khoa học để phân công công việc hợp lý
cho các nhóm thậm chí là từng cá nhân trong cơ quan, tổ chức. Bởi nếu trong một
thời gian ngắn mà phân công quá nhiều việc cho một một người hoặc một nhóm
người thì khối lượng công việc sẽ bị quá tải dễ dẫn đến không hoàn thành công
việc hoặc hoàn thành nhưng chất lượng hiệu quả công việc không cao.
3.3. phân công công việc theo số lượng biên chế và tổ chức bộ máy của
cơ quan, tổ chức
Sự thừa hay thiếu biên chế so với công việc của các cơ quan, tổ chức đều
gây ra khó khăn trong việc phân công công việc. Bên cạnh đó, nếu cơ cấu tổ chức
của cơ quan không khoa học, chức năng nhiệm vụ chồng chéo lẫn nhau thì việc
phân công công việc trong quá trình quản lý cũng sẽ khó khăn.
Hiện nay có thể thấy nhiều cơ quan hành chính sự nghiệp có tình trạng thừa
thiếu cán bộ, công chức, viên chức ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng, hiệu quả

công việc. Cho nên một yêu cầu tất yếu là phải tính đủ biên chế cho công việc.
Đồng thời phải tìm những biện pháp để hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy và phân
công công việc hiệu quả các nhà quản lý cần chú ý đến.
- Mục đích và nhiệm vụ mà các cơ quan, đơn vị cần hoàn thành cần được chỉ
qua một cách rõ ràng, cụ thể.
- Nhà quản lý cần lựa chọn kỹ cán bộ nhân viên cho cho cơ quan, tổ chức
mình. Họ cần phải đáp ứng được các điều kiện cần thiết để có thể hoàn thành
nhiệm vụ được giao.
- Chức vụ và trách nhiệm được giao phải tương đơng với năng lực, trình độ
của mỗi người.
- Nhà quản lý cần có những cách thức để phát huy hiệu quả năng lực cán bộ,
nhân viên trong đơn vị mình, phân công công việc công bằng đối với tất cả cán bộ,
5


nhân viên trong tổ chức mình.
4. Quy trình phân công công việc
Phân công công việc hiệu quả có nghĩa là Nhà quản trị cần biết cách phân bổ
các công việc cho nhân viên có năng lực thực hiện công việc đồng thời tạo điều
kiện, hỗ trợ và tạo động lực giúp họ hoàn thành công việc được phân công.
Để phân công đúng người, đúng năng lực và yêu cầu của công việc được
thực hiện với kết quả cao nhất, nâng cao năng xuất chất lượng công việc của tổ
chức. Vì vậy chúng ta phải tuân thủ phân công công việc theo quy trình sau:
4.1. Nhận dạng công việc
Để công việc được phân công đạt hiệu quả, các nhà quản lý cần nhận dạng
các công việc được phân công thực hiện các công việc sau:
+ Sổ tay công việc : thông qua sổ tay công việc nhà quản trị biết được các
công việc cần phải thực hiện các bước sau;
+ Dành thời gian ( 10 đến 15 phút ) để hình dung tất cả công việc cần phải
thực hiện;

+ Sắp xếp trình tự thực hiện các công việc theo thứ tự ưu tiên và quan trọng;
+ Nhóm các công việc theo các tiêu chí đặc thù;
Đây là công việc đầu tiên và quan trọng nhất của nhà quản lý trong quá
trình phân công công việc được hiệu quả, trong quá trình này nhà quản lý phải sắp
xếp theo thứ tự ưu tiên các công việc một cách khoa học hợp lý để công việc đạt
một một cách hiệu quả nhất.
4.2. Đối chiếu năng lực thực hiện công việc
Sau khi nhà quản trị nắm rõ các công việc cần phải thực hiện thì nhà quản
trị thực hiện đối chiếu năng lực nhân viên để đáp ứng với yêu cầu của công việc đã
đặt ra.
- Khi thực hiện phân công công việc cho nhân viên thì mỗi nhà quản trị nắm
vững thông tin về tình hình nhân sự như : trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ
hay kỹ năng lành nghề, thâm niên công tác ....
- Nhà quản trị cần nắm vững tính cách, sở trường, tính cách của từng nhân
viên trong tổ chức mình
6


- Nắm rõ từng mảng công việc cũng như vị trí công việc của từng nhân viên
đang đảm nhận sao cho phân bổ công việc cho hợp lý.
=>> Nhà quản trị cần quan tâm đến số lượng nhân sự cũng như khối lượng
công việc trong tổ chức để phân bổ các nguồn lực thực hiện nhiệm vụ sao cho phù
hợp, tránh chồng chéo, quá tải hay trùng lặp công việc để họ có thể phát huy hết
khả năng của mình đáp ứng mục tiêu công việc đã đề ra.
4.3. Ráp nối công việc với con người
Nhà quản trị cần xác định những việc gì cần phải phân công:
- Xác định nhân viên nào đó đủ năng lực và trình độ phù hợp để thực hiện
công việc;
- Khi giao việc nhà quản trị cần cung cấp đầy đủ thông tin về công việc và
cung cấp trang thiết bị cơ sở vật chất hoàn thành công việc;

- Nêu rõ các yêu cầu mong đợi và thời gian để hoàn thành công việc nên
phải nêu rõ các yêu cầu và mong đợi của các nhà quản trị về công việc cũng như
sự tin tưởng của nhà quản trị đối với mỗi nhân viên sẽ giúp hoàn thành công việc
một cách hiệu quả nhất.
5. Nguyên tắc phân công công việc
5.1. Nguyên tắc ấn định điều kiện cho cho chức năng, nhiệm vụ
Nguyên tắc này đảm bảo công việc cụ thể phải có những phương tiện giải
quyết đó là những điều kiện về vị trí của cơ quan, tổ chức, về con người và những
sơ hở về pháp lý, thẩm quyền giải quyết công việc một cách hiệu quả nhất. Căn cứ
vào chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, tổ chức để ấn định điều kiện làm việc
mà phân công hợp lý.
Một trong những vấn đề quan trọng của nguyên tắc này là dựa vào chức
năng và điều kiện làm việc mà phân công công việc. Bên cạnh đó, cũng không thể
phán đoán chủ quan mà cho rằng người này có làm được việc hay không? để giao
nhiệm vụ khi chưa có cơ sở thực tiễn.
=>> Nguyên tắc này đảm bảo cho việc giao đúng người và đảm bảo được sự
thành công trong công việc.

7


5.2. Nguyên tắc đúng việc, đúng năng lực
Khi phân công công việc nhà quản lý cần chú ý đến kinh nghiệm, năng lực
của từng nhân viên để sắp xếp cho họ vào những công việc thích hợp đồng thời
phải chú ý đến cá tính và lòng hay say làm việc của khi thực hiện công việc.
Mỗi người luôn có sở trường, sở đoạn vì vậy khi phân công công việc nhà
quản lý cần chú ý đến việc tạo điều kiện cho mỗi cấp dưới phát huy sở trường và
hạn chế sở đoạn từng bước cải thiện mình trong công việc.
5.3. Nguyên tắc phân chia chức năng, nhiệm vụ có tính đồng nhất
Nguyên tắc này có thể hiện các đơn vị được giao nhiệm vụ phù hợp với

chuyên môn nhiệm vụ đơn vị của mình.
5.4. Nguyên tắc cân bằng về chức năng và nhiệm vụ
- Nguyên tắc này đòi hỏi chất lượng công việc phải được phân phối một
cách chính đáng, thích hợp.
- Việc phân công công việc không tạo ra sự chồng chéo nhau, các công việc
luôn được phân công một cách cụ thể đến từng nhân viên.
- Đảm bảo công bằng về chức năng nhiệm vụ nhằm vận dụng tối đa các
nguồn lực của đơn vị. Khi phân công công việc phải tính toán đến tiêu chuẩn chất
lượng công việc, đồng thời phải đảm bảo công bằng nhiệm vụ và quyền lợi của
nhân viên trong quá trình làm việc, khuyến khích các nhân viên phát huy hết khả
năng của mình.
=>> Nguyên tắc này đòi hỏi tinh thần trách nhiệm của mỗi nhân viên đối với
công việc.
5.5. Nguyên tắc tạo ra sự ổn định tránh lãng phí
Khi phân công công việc các nhà quản lý cần quan tấm tới hai yếu tố: " Ổn
định để phát triển _ Phát triển để ổn định" các cơ quan tổ chức ổn định thì mới có
thể phát triển và ngược lại tổ chức phát triển thì mới có thể duy trì được sự ổn định.
Do đó quá trình bất ổn trong tổ chức có thể làm ảnh hưởng xấu tới tổ chức.
Nguyên nhân gây ra sự bất ổn trong tổ chức là việc phân công công việc không
hợp lý vì vậy khi phân công công việc phải tính tới khả năng ảnh hưởng của sự
phân chia tới sự ổn định của tổ chức.
8


Các nguồn lực trong đơn vị phải được sử dụng hợp lý, khoa học để đạt hiệu
quả cao nhất, tránh lãng phí trong thực hiện công việc.
6. Các kiểu phân công công việc
6.1. Phân công theo chuyên môn hóa
Chuyên môn hóa là phương tiện tất yếu để các cá nhân đi sâu vào công việc
và có thói quen nghề nghiệp tốt. Từ đó nâng cao khả năng và năng xuất lao động.

Nhà quản lý nên bỏ qua năng lực chuyên môn hóa mà phân công tùy tiện thì công
việc có khả năng không hoàn thành hoặc hoàn thành công việc nhưng chất lượng
hiệu quả không cao.
6.2.Phân công công việc theo tiêu chuẩn và định mức cụ thể
Các phương thức thực hiện công việc đòi hỏi nhưng tiêu chuẩn và định mức
để phân công và đánh giá kết quả quá trình áp dụng vào thực tiễn. Tiêu chuẩn cần
rõ ràng thì càng thuận lợi khi phân công công việc. Khi xây dựng các tiêu chuẩn để
phân công công việc nhà quản lý cần chú ý đến chất lượng và số lượng.
6.3. Phân công công việc dựa trên trách nhiệm được giao và năng lực
của nhân viên
Khi phân công công việc nếu không tính đến năng lực của nhân viên trong tổ
chức đó sẽ là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến hiệu quả thấp trong công việc. Vì vậy
phân công công việc phải chỉ rõ trách nhiệm của từng cá nhân, từng bộ phận.
Nhà quản lý cần tạo điều kiện cho nhân viên có thể tiến bộ qua việc thực
hiện công việc được giao. Giao việc phải trên cơ sở dựa trên những nguyên tắc
phù hợp, đánh giá được khả năng của nhân viên trên nhiều mặt, khả năng trước
mắt, lâu dài, yêu cầu công việc đặt ra và mục tiêu đạt tới.

9


Chương 2. LIÊN HỆ THỰC TIỄN CÔNG TÁC PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THỰC PHẨM THANH HOA
1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty TNHH sản xuất thực phẩm
Thanh Hoa
1.1. Giới thiệu về Công ty TNHH sản xuất thực phẩm Thanh Hoa
Công ty TNHH sản xuất thực phẩm Thanh Hoa, tiền thân là bánh kẹo Thanh
Hoa, ra đời năm 1991. Qua từng giai đoạn thăng trầm của một ngành hàng truyền
thống, để giữ được giá trị cốt lõi của làng nghề, Bánh kẹo Thanh Hoa đã thành lập
thành Công ty Bánh kẹo Thanh Hoa năm 1996. Thanh Hoa đã duy trì, bình ổn và

phát triển nghề của một vùng ven ngoại thành Hà Nội với tên địa danh rất quen
thuộc Làng Lủ - kẹo Lủ nay là phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, thành phố Hà
Nội
Trải qua bao khó khăn do nền kinh tế thị trường không ổn định, nhưng với
những trăn trở, hoài bão giữ lại làng nghề truyền thồng và giữ lại bản sắc Thương
Hiệu Thanh Hoa, Công ty Thanh Hoa đã xây dựng được 1 thương hiệu uy tín trên
thị trường trong và ngoài nước với những dòng sản phẩm truyền thống như kẹo chè
lam, kẹo dồi, kẹo lạc thanh, kẹo lạc pháo ….
Được sự ủng hộ nhiệt tình của hệ thống phân phối trên cả nước, sự đón nhận
sản phẩm ngọt ngào từ người tiêu dùng, Thanh Hoa đã đi tiên phong trong hệ
thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 năm 1998. Từ đó những huy chương, cúp
vàng, thương hiệu nổi tiếng v.v… lần lượt được đón nhận từ các cấp quản lý nhà
nước với niềm tự hào của trên 300 Cán bộ công nhân viên.
Qua 23 năm duy trì và phát triển thương hiệu “Thanh Hoa”, năm 2013, qua
nghiên cứu về ngành nghề truyền thống, Thanh Hoa đã táo bạo đổi mới thương
hiệu phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Thương hiệu “Thanh Hoa” nay trở
thành thương hiệu “ai ơi” với slogan “ai ơi về với ngọt bùi”. Đây là sự thay đổi
chứa đựng khao khát mang giá trị truyền thống tới người tiêu dùng trên cả nước và
Kiều bào đang sinh sống và làm việc trên khắp 5 châu.
Tháng 9 năm 2013, Thanh Hoa đã chuyển nhà máy sản xuất bánh kẹo đến
địa danh mới, với 1 đội ngũ giàu kinh nghiệm, sự đổi mới táo bạo của mẫu mã, bao
10


bì… sự phục vụ tâm huyết của hàng trăm cán bộ công nhân viên trong công ty, với
mong muốn mang giá trị truyền thống, mang sự ngọt bùi tới từng khách hàng trên
hệ thống phân phối chuyên nghiệp đang có
1.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty TNHH sản xuất thực phẩm
Thanh Hoa
GIÁM ĐỐC


PHÓ GIÁM ĐỐC

P.
XUẤT
NHẬP
KHẨU

P. HÀNH
CHÍNHNHÂN
SỰ

P. KẾ
TOÁN

PHÓ GIÁM ĐÔC

P. KỸ
THUẬT

P. KINH
DOANH

Xưởng
1

Xưởng
2

Xưởng

3

2. Thực trạng công tác phân công công việc tại công ty TNHH sản xuất
thực phẩm Thanh Hoa
Qua sơ đồ tổ chức bộ máy trên công ty TNHH sản xuất thực phẩm Thanh
Hoa bao gồm:
+ Ban Giám đốc: Giám đốc và các Phó Giám đốc
+ Các Phòng chức năng: Phòng Xuất_Nhập khẩu; Phòng Hành chính_
Nhân sự; Phòng Kế toán; Phòng Kỹ thuật; Phòng Kinh doanh;
+ Các xưởng 1, 2 và 3.
11


Trong đó nhiệm vụ được phân công cụ thể như sau:
* Ban Giám đốc
+ Giám đốc: Là người quản lý chung các hoạt động của công ty. Quyết
định đến mọi vấn đề liên quan đến lợi ích của công ty, điều hành công ty.
+ Phó Giám đốc 1: Được phân công quản lý, chỉ đạo điều hành các hoạt
động của các phòng ban trong công ty
+ Phó Giám đốc 2: Quản lý các cơ sở sản xuất của Công ty.
* Phòng Hành chính Nhân sự:
Bộ phận Nhân sự:
- có nhiệm vụ phân công xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm
vụ của các phòng, ban để trình lên Ban Giám đốc phê duyệt công việc.
- Xây dựng chiến lược phát triển nguồn lực của toàn công ty;
- Xây dựng các quy trình, quy chế trong công tác tuyển dụng, đào tạo, bổ
nhiệm nhân viên...
- Tổ chức và thực hiện các hoạt động nhân sự theo quy định quản lý hồ sơ
thông tin người lao động;
- Cung cấp và quản trị thông tin về cơ cấu tổ chức, chế độ quyền lợi, thông

tin tuyển dụng trên wedsite tuyển dụng và các trang của công ty;
Bộ phận Hành chính:
- Xây dựng quy chế và thực hiện công tác Văn thư - Lưu trữ và quản lý hồ
sơ pháp lý của công ty;
- Được phân công thực hiện các công việc để đảm bảo công ty như: Công
tác lễ tân, văn phòng phẩm, đặt vé máy bay, khách sạn, hộ chiếu và các thủ tục
hành chính khác......;
- Được phân công thực hiện các thủ tục hành chính pháp lý của công ty:
Soạn thảo văn bản như: lịch công tác Tuần, lịch học, lịch làm việc cho ban điều
hành công ty;
* Phòng Kỹ thuật
Được phân công thực hiện các nhiệm vụ như:
- Quản lý về quy trình công nghệ, nghiên cứu các sản phẩm mới, thiết kế hay
12


cải tiến mẫu mã bao bì. Đồng thời quản lý toàn bộ máy móc thiết bị trong công ty,
quản lý hồ sơ, lý lịch móc máy thiết bị.
* Phòng Kế toán
Được phân công thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Quản lý công tác kế toán thống kê tài chính;
- Tham mưu cho Ban Giám đốc các thông tin tài chính, tính toán chi phí sản
xuất và giá thành;
- Lập các chứng từ, sổ thu - chi với khách hàng, nội bộ và theo dòng lưu
chuyển tiền của công ty;
* Phòng Kinh doanh
Tham gia nghiên cứu mở rộng thị trường nghiên cứu nhu cầu và sự biến đổi
nhu cầu của người tiêu dùng nhằm giúp công ty đưa ra các sản phẩm có tính cạnh
tranh cao và chiếm lĩnh thị trường từ đó xây dựng và củng cố thương hiệu và uy tín
của công ty ngày càng vững mạnh.

* Phòng Xuất - Nhập khẩu
Phòng Xuất - Nhập khẩu được phân công thực hiện các công việc như:
- Lập và triển khai các kế hoạch nhập hàng - xuất hàng nhằm đáp ứng yêu
cầu sản xuất cũng như yêu cầu của khách hàng;
- Lập và triển khai các báo cáo cho hải quan theo yêu cầu của Luật Hải
quan;
- Đề xuất với cấp trên về ý tưởng sáng tạo nhằm cải thiện nâng cao chất
lượng của bộ phận.

13


Chương 3. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
1. Nhận xét
Từ việc phân tích quá trình phân công công việc, ta có thể thấy được những
ưu điểm và hạn chế sau:
* Ưu điểm:
Nhà quản lý muốn thực hiện tốt những mục tiêu nhiệm vụ của cơ quan đơn
vị cần phải làm tốt công tác phân công công việc:
+ Phân công công việc hợp lý, khoa học sẽ góp phần nâng cao năng lực và
trí tuệ của tập thể vào giải quyết công việc.
+ Việc phân công công việc tăng cường sự đoàn kết hợp tác lẫn nhau các
thành viên trong tổ chức.
+ Tránh được sự chồng chéo chức năng, nhiệm vụ;
+ Đảm bảo hoàn thành khối lượng và tính chất công việc được giao với hiệu
quả cao.
+ Nâng cao được trách nhiệm được giao và năng lực của các nhân viên nên
hoàn thành công việc, góp phần hoàn thành mục tiêu chung của đơn vị.
+ Phân công công việc giúp doanh nghiệp bố trí được nhân viên phù hợp với
khả năng và sở trường.

* Hạn chế:
Ngoài những ưu điểm trên thì phân công công việc có những mặt hạn chế
nhất định:
+ Thiếu sự phối hợp hành động giữa các phòng ban với nhau;
+ Chuyên môn hóa sâu tạo ra cái nhìn hạn hẹp ở cán bộ quản trị;
+ Phân công công việc không đúng người, đúng việc làm cho công việc bị
kìm hãn, trì truệ gây hậu quả xấu;
+ Nhân viên được phân công công việc chưa có sự chủ động, tích cực, tinh
thần làm việc chưa cao.
2. Một số ý kiến đóng góp nhằm nâng cao công tác phân công công việc
đạt hiệu quả
Phân công công việc bao giờ cũng gắn liền với mục đích là nâng cao năng
14


xuất chất lượng công việc từ đó góp phần thực hiện mục tiêu chung của tổ chức
doanh nghiệp, để quá trình phân công công việc đạt hiệu suất cao em xin đề ra một
số góp ý như sau:
- Nhà quản lý phải biết cách phân biệt các công việc và phân bổ các nguồn
lực phù hợp với yêu cầu công việc từ đó có sự phân công sao cho hợp lý bởi nhà
quản lý có kiệt xuất như thế nào cũng không bao giờ hoàn thành công việc của cả
bộ phận chỉ với sức của mình mà nhà quản trị hoàn thành công việc thông qua sự
phân công công việc cho đội ngũ nhân viên của mình.
- Nhà quản lý phải là người có trình độ chuyên môn cao, là người có tầm
nhìn xa trông rộng, biết nhìn nhận mọi công việc một cách linh hoạt từ đó chỉ đạo
điều hành đội ngũ nhân viên làm việc theo đúng kế hoạch.
- Để phân công công việc hiệu quả cần thực hiện theo các bước sau:
+ Tính toán trước những tình huống có thể sảy ra khi phân công công việc;
+ Trao đổi với người có kinh nghiệm và người được phân công
+ Xác định các yêu cầu của công việc;

+ Phân công toàn bộ công việc
+ Nêu rõ kết quả cần đạt được khi thực hiện công việc, và sự kỳ vọng của
người quản lý vào công việc được giao;
+ Tin tưởng và hỗ trợ hết mình với người được giao công việc đồng thời
người được giao việc phải có đủ năng lực so với yêu cầu thực hiện công việc;
+ Tiến hành kiểm tra đánh giá công việc ( Trước, Trong và sau khi công việc
hoàn thành) ;
+ Khen thưởng những nhân viên hoàn thành tốt công việc và có biện pháp
kỷ luật nhân viên không hoàn thành mục tiêu công việc công việc đã đề ra.

15


KẾT LUẬN
Mỗi tổ chức doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh cần
đề ra mục tiêu cho riêng mình, trong mỗi mục tiêu đó, các nhà quản trị đều phải có
sự phân công công việc giữa các bộ phận trong mỗi tổ chức. Có như vậy mục tiêu
của tổ chức đề ra mới có khả năng trở thành hiện thực bởi phân công công việc
không những giúp các nhà quản trị phát huy tối đa các nguồn lực sẵn có mà còn
khai thác hiệu quả khả năng vốn có của một doanh nghiệp.
Phân công công việc một cách khoa học hợp lý là điều không dễ dàng. Để
phân công công việc hiệu quả, hợp lý nhà quản lý cần hiểu rõ ý nghĩa của việc
phân công công việc. Những cơ sở của quá trình cùng với hiểu thật sâu các nguyên
tắc và những kiểu phân công công việc để có thể áp dụng vào tổ chức giúp tổ chức
hoàn thành những nhiệm vụ mục đích đề ra.

16


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Hải Sản, Giáo trình Quản trị học (2007), Nhà xuất bản Thống kê,
Hà Nội.
2. Các bài viết trên một số trang Wed như:
-Trang wed: Luanvan.net.vn
- www.slideshare.net
-
- />-
-
-

17



×