Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Báo cáo phòng chống tham nhũng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.43 KB, 6 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VĂN PHÒNG
Số:
/VP-HC
V/v Báo cáo kết quả công tác
phòng chống tham nhũng năm 2015
và kế hoạch năm 2016.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày

tháng 12 năm 2015

Kính gửi: Đại học Quốc gia Hà Nội
(qua Ban Thanh tra và Pháp chế)
Thực hiện Công văn số 3480/ĐHQGHN-TT&PC ngày 22/9/2015 của Đại
học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) về việc báo cáo kết quả công tác phòng chống
tham nhũng (PCTN) năm 2015 và kế hoạch công tác PCTN năm 2016, Văn phòng
ĐHQGHN trân trọng báo cáo ĐHQGHN kết quả như sau:
I. KẾT QUẢ CÔNG TÁC PCTN
1. Việc quán triệt, tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp
luật về PCTN; công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện các quy định của pháp
luật về PCTN trong phạm vi trách nhiệm của Văn phòng
a) Các hình thức cụ thể đã thực hiện để quán triệt, tuyên truyền, phổ biến
chủ trương, chính sách, pháp luật về PCTN: thực hiện phổ biến các văn bản của
nhà nước mới ban hành, văn bản quản lý của ĐHQGHN và văn bản của Văn phòng
thông qua các hình thức như phổ biến qua các cuộc họp chi bộ, họp đơn vị, triển
khai qua lãnh đạo Văn phòng, gửi email, đăng web, eoffice….


b) Việc ban hành văn bản, hướng dẫn triển khai thực hiện các văn bản
QPPL, văn bản chỉ đạo của cấp trên trong công tác PCTN: thực hiện đúng theo văn
bản của nhà nước, của ĐHQGHN về công tác PCTN; ban hành các văn bản quản lý
nội bộ liên quan đến công tác PCTN, hoặc phòng nguy cơ tham nhũng như: Quy
chế chi tiêu nội bộ, quy định về tạm ứng…
c) Tình hình tổ chức, bộ máy, phân công trách nhiệm tổ chức thực hiện trong
công tác PCTN: Văn phòng phân công cán bộ phụ trách công tác thanh tra và pháp
chế của đơn vị thực hiện nhiệm vụ và theo dõi về công tác PCTN, ngoài ra có phối
kết hợp hoạt động với Ban Thanh tra nhân dân thực hiện nhiệm vụ PCTN.
2. Kết quả thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng
a) Việc thực hiện các quy định về công khai, minh bạch trong hoạt động: của
Văn phòng đã thực hiện tốt việc công khai, minh bạch trong hoạt động của đơn vị
như việc công khai các khoản từ nguồn thu, chi tại hội nghị cán bộ, viên chức hàng
năm, công tác lập dự toán cho các hoạt động của đơn vị, ban hành quy chế chi tiêu
nội bộ để minh bạch các khoản chi trong các hoạt động của đơn vị.

1


b) Việc xây dựng, ban hành và thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn:
Xây dựng và thực hiện chế độ, định mức, tiêu chuẩn về tài chính và quản lý, sử
dụng tài sản công:
- Văn phòng đã xây dựng, sửa đổi Quy chế chi tiêu nội bộ, lấy ý kiến cán bộ,
viên chức và ban hành đồng thời luôn thực hiện chi tiêu theo đúng Quy chế đã ban
hành. Qua công tác tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết các mảng hoạt động, kết quả
hội nghị được cân nhắc, ghi nhận nhằm điều chỉnh, sửa đổi Quy chế chi tiêu nội bộ
của đơn vị, đảm bảo hài hòa lợi ích trong cán bộ, viên chức.
- Đã thực hiện Quy định đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của viên
chức và người lao động làm căn cứ đánh giá cán bộ, thông qua đó có áp định mức
hưởng thu nhập tăng thêm theo từng mức hoàn thành nhiệm vụ: A, B, C, D đảm

bảo khách quan, công bằng, minh bạch.
c) Việc cán bộ, viên chức nộp lại quà tặng: không có trường hợp nào nộp lại
quà tặng.
d) Việc xây dựng, thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ, viên chức:
- Thực hiện theo Nội quy làm việc tại các cơ quan hành chính nhà nước.
- Cán bộ, viên chức, người lao động về cơ bản thực hiện đầy đủ theo quy
định.
- đ) Việc chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, viên chức nhằm phòng ngừa
tham nhũng: đã thự hiện luân chuyển kế toán viên thanh toán cho từng phòng ban
theo thời hạn do Văn phòng quy định.
e) Việc thực hiện các quy định về minh bạch tài sản và thu nhập:
- Các đối tượng thuộc diện kê khai tài sản đều được yêu cầu thực hiện
nghiêm túc.
- Bộ phận kế toán quản lý thuế của hàng tháng theo dõi, thống kê, thực hiện
thu đầy đủ thuế thu nhập của các cá nhân thuộc diện thu.
f) Việc xem xét, xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn
vị khi để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản
lý, phụ trách: chưa phát hiện trường hợp tham nhũng nào.
g) Việc thực hiện cải cách hành chính:
- Thực hiện Đề án cải cách hành chính, tiếp tục hoàn thiện các quy trình cho
tổ chức các hoạt động để giảm thủ tục hành chính góp phần nâng cao hiệu quả công
việc.
h) Việc tăng cường áp dụng khoa học, công nghệ trong quản lý, điều hành
hoạt động: sử dụng một cách có hiệu quả hệ thống eoffice, trao đổi công việc, giao
nhiệm vụ bằng các phương thức như điện thoại, email….

2


i) Việc đổi mới phương thức thanh toán, trả lương qua tài khoản: thực hiện

trả lương và một số phụ cấp khác qua thẻ ATM nhằm thuận tiện trong quản lý và
giám sát nguồn thu nhập của cán bộ, viên chức.
3. Kết quả phát hiện, xử lý tham nhũng
a) Kết quả phát hiện, xử lý tham nhũng qua hoạt động tự kiểm tra nội bộ:
chưa phát hiện được trường hợp tham nhũng nào.
b) Kết quả công tác thanh tra và việc phát hiện, xử lý các vụ việc tham
nhũng qua hoạt động thanh tra: chưa phát hiện được trường hợp tham nhũng nào.
c) Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo và việc phát hiện, xử lý tham nhũng
qua giải quyết khiếu nại, tố cáo: chưa nhận được đơn thư, khiếu nại tố cáo.
d) Kết quả điều tra, truy tố, xét xử các vụ tham nhũng trong phạm vi theo
dõi, quản lý của bộ, ngành, địa phương: Không có.
4. Kết quả thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về
PCTN
a) Việc triển khai các cuộc thanh tra:
- Tổng số cuộc thanh tra, kiểm tra; số đơn vị được thanh tra, kiểm tra trách
nhiệm: không có
- Tổng số cuộc kết thúc thanh tra, kiểm tra trực tiếp tại đơn vị; đã ban hành
kết luận: Không có
b) Kết quả thanh tra, kiểm tra:
- Số đơn vị có vi phạm/số đơn vị được thanh tra, kiểm tra: Không có
- Những vi phạm chủ yếu phát hiện qua thanh tra, kiểm tra: Không có
- Kiến nghị: kiểm điểm rút kinh nghiệm, xử lý hành chính, xử lý khác (nếu
có); kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ các cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm
pháp luật của các cơ quan quản lý nhà nước: Không có.
- Kết quả thực hiện các kiến nghị: Không có.
5. Phát huy vai trò của xã hội, hợp tác quốc tế về PCTN
a) Các nội dung đã thực hiện nhằm nâng cao vai trò của các tổ chức chính trị
- xã hội, xã hội - nghề nghiệp, cơ quan báo chí, ngôn luận và các tổ chức, đoàn thể
khác trong phòng, chống tham nhũng:
Phát huy hiệu quả vai trò của các các tổ chức đoàn thể công đoàn, đoàn

thanh niên nhằm tăng cường kiểm tra, phát hiện, và lấy việc phòng ngừa làm trọng
tâm trong công tác PCTN.
b) Những kết quả, đóng góp của các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề
nghiệp, cơ quan báo chí, ngôn luận, doanh nghiệp và các tổ chức, đoàn thể khác
trong PCTN:
- Thực hiện quy định tại Nghị định số 47/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 của
Chính phủ về vai trò, trách nhiệm của xã hội trong PCTN, lãnh đạo Văn phòng

3


thường xuyên tuyên truyền, vận động cán bộ, viên chức tích cực tham gia trong
công tác PCTN.
- Chỉ đạo các bộ phận chức năng sẵn sàng phối hợp với các cơ quan, đơn vị
chức năng, các báo đài trong việc cung cấp thông tin, giải quyết, làm rõ vấn đề khi
nhận được đề nghị của công dân hoặc cơ quan liên quan.
c) Các hoạt động hợp tác quốc tế về PCTN: chưa có hoạt động liên quan đến
lĩnh vực này.
6. Kết quả thực hiện Chiến lược quốc gia PCTN đến năm 2020 và Kế
hoạch thực thi Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng
a) Công tác chỉ đạo, triển khai, cụ thể hóa, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện.
b) Kết quả thực hiện các nhiệm vụ cụ thể được Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ giao trong chiến lược quốc gia và kế hoạch thực thi Công ước.
c) Kết quả thực hiện các nhiệm vụ cụ thể mà bộ, ngành, địa phương đã đề ra
trong kế hoạch của mình nhằm thực thi Chiến lược, Công ước.
II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THAM NHŨNG, CÔNG TÁC PCTN VÀ
DỰ BÁO TÌNH HÌNH
1. Đánh giá tình hình tham nhũng
a) Đánh giá tình hình tham nhũng trong phạm vi quản lý: Công tác PCTN
trong thời gian qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, nhận thức về PCTN

của cán bộ, viên chức trong đơn vị đã được nâng lên, công tác PCTN được gắn liền
với thực hiện các nhiệm vụ chính trị, với cuộc vận động học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh.
b) So sánh tình hình tham nhũng kỳ này với cùng kỳ năm trước: chưa phát
hiện trường hợp tham nhũng trong năm 2015 cũng như năm 2014.
2. Đánh giá công tác PCTN
a) Đánh giá chung về hiệu lực, hiệu quả công tác PCTN trên các lĩnh vực.
Dưới sự chỉ đạo của các cơ quan chức năng nhà nước, của ĐHQGHN, sự
tích cực vào cuộc của Chi bộ, lãnh đạo Văn phòng cùng sự đồng lòng của toàn thể
cán bộ, viên chức, trong thời gian vừa qua, Văn phòng ĐHQGHN không xảy ra vụ
việc tham nhũng nào.
b) So sánh hiệu quả công tác PCTN kỳ này với cùng kỳ năm trước: chưa
phát hiện trường hợp tham nhũng trong năm 2015 cũng như năm 2014, tuy nhiên
nhận thức của cán bộ, viên chức về công tác PCTN được nâng lên hơn so với năm
trước.
c) Tự đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu của công tác PCTN: đã hoàn
thành công tác PCTN.
d) Đánh giá những khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế trong công tác
PCTN: Mặc dù công tác kiểm tra, giám sát được triển khai rộng rãi nhưng chưa

4


thực sự đi vào chiều sâu, lực lượng làm công tác PCTN mỏng, không được đào tạo
nghiệp vụ chuyên môn trong công tác PCTN do vậy cũng có nhiều khó khăn trong
việc phát hiện và xử lý vụ việc.
3. Dự báo tình hình tham nhũng
a) Dự báo tình hình tham nhũng trong thời gian tới (khả năng tăng, giảm về
số vụ việc, số đối tượng, tính chất, mức độ vi phạm...): Việc tích cực triển khai công
tác PCTN đồng bộ từ Trung ương đến địa phương về cơ bản sẽ giảm số vụ việc, tuy

nhiên mức độ có thể sẽ tăng lên và các vụ việc tham nhũng sẽ tinh vi hơn; ngoài ra
với việc Luật hình sự sửa đổi mới được thông qua có quy định "Người bị kết án tử
hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại
ít nhất 3/4 tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng
trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.” sẽ là rào cản khá
lớn trong công cuộc PCTN và quy định này chưa phù hợp với tình hình tham nhũng
hiện nay ở Việt Nam.
b) Dự báo những lĩnh vực, nhóm hành vi tham nhũng dễ xảy ra nhiều, cần
phải tập trung các giải pháp phòng ngừa và phát hiện, xử lý tham nhũng:
Những lĩnh vực dể xảy ra tham nhũng gồm:
- Trên cả nước: Đầu tư xây dựng, giao thông, đặc biệt là nhóm sử dụng vốn
ODA; Cấp đất dự án phát triển đô thị; việc tuyển dụng, quy hoạch, đề bạt, luân
chuyển cán bộ…
- Tại Văn phòng: Đầu tư xây dựng; mua sắm tài sản; tuyển dụng, quy hoạch,
đề bạt, luân chuyển cán bộ…
III. PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ (HOẶC CÁC NHIỆM VỤ
TRỌNG TÂM) CỦA CÔNG TÁC PCTN TRONG KỲ TIẾP THEO
- Tiếp tục phát huy những mặt đã đạt được trong công tác PCTN những năm
vừa qua, tăng cường , đề cao vai trò của công tác PCTN bằng các hình thức như:
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về lĩnh vực PCTN của
Đảng, nhà nước, các văn bản của ĐHQGHN đến toàn thể cán bộ, viên chức.
- Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức cho
cán bộ, đảng viên, về PCTN, đặc biệt là với cán bộ là đảng viên, cán bộ có vị trí
công tác dễ phát sinh tham nhũng.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm, đúng
quy định khi phát hiện sai phạm.
- Phối hợp chặt chẽ với cơ quan cấp trên, các tổ chức đoàn thể, với chính
quyền địa phương trong công tác PCTN, đặc biệt là nắm bắt thông tin của cán bộ,
đảng viên thông qua sinh hoạt 2 chiều.
- Phát huy vai trò phối hợp với Ban thanh tra nhân dân trong công tác PCTN.


5


- Rà soát, xây dựng hoặc sửa đổi văn bản quản lý nội bộ, nghiên cứu sửa đổi
quy chế chi tiêu nội bộ với các định mức, tiêu chuẩn phù hợp hơn.
- Thực hiện công khai minh bạch trong công tác tổ chức cán bộ, thi đua khen
thưởng.
- Thực hiện đúng chế độ về mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản công, đặc biệt
chú ý đến các định mức mới ban hành của nhà nước như: Quyết định 58/2015/QĐTTg quy định tiêu chuẩn định mức, chế độ quản lý, sử dụng máy móc thiết bị;
Quyết định 32/2015/QĐ-TTg ngày 04/8/2015 quy định tiêu chuẩn, định mức và chế
độ quản lý, sử dụng xe ô tô trong cơ quan nhà nước…
IV. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT
- Nhà nước cần sớm ban hành Luật tiếp cận thông tin.
- Xem xét sửa đổi các danh mục bí mật nhà nước nhằm mở rộng công khai
thông tin đến người dân. Công khai hơn nữa các chế độ, định mức trong chi tiêu
ngân sách và sử dụng tài sản công.
- Đề nghị sửa luật theo hướng tăng nặng đối với tội nhận hối lộ; giảm đến
mức thấp nhất đối với tội đưa hối lộ, có cân nhắc đến việc xóa tội nếu người đưa
hối lộ tự giác cung cấp thông tin, có như vậy mới có thêm nguồn thông tin giúp
công tác PCTN đạt hiệu quả hơn.
- Tăng cường hơn nữa việc bảo vệ người tố cáo tham nhũng, lãng phí; có
chính sách điều chuyển người tố cáo đến đơn vị khác nếu lãnh đạo đơn vị đó có
hành vi trù dập hoặc gây khó khăn cho người tố cáo.
- Tăng cường đào tạo, tập huấn nghiệp vụ về PCTN đối với cấp cơ sở cho
cán bộ phụ trách công tác này.
Văn phòng ĐHQGHN xin trân trọng báo cáo ĐHQGHN kết quả công tác
PCTN năm 2015 và kế hoạch công tác PCTN năm 2016./.

Nơi nhận:

- Như trên;
- Chánh Văn phòng (để b/c);
- Lưu: VT, HC, H5.

KT. CHÁNH VĂN PHÒNG
PHÓ CHÁNH VĂN PHÒNG

Trần Quốc Bình

6



×