Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Nghiên cứu xây dựng bản đồ ngập lụt phục vụ cảnh báo ngập lụt tỉnh đồng tháp trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 85 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BẢN ĐỒ NGẬP LỤT
PHỤC VỤ CẢNH BÁO NGẬP LỤT TỈNH ĐỒNG
THÁP TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

ĐÀO HẢI ĐĂNG

CHUYÊN NGÀNH: THỦY VĂN HỌC
MÃ SỐ: 60440224
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN DUY KIỀU

HÀ NỘI, NĂM 2018

HÀ NỘI, NĂM 2017


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

Cán bộ hướng dẫn chính: PGS.TS. Trần Duy Kiều
Cán bộ chấm phản biện 1: Nguyễn Quang Hưng
Cán bộ chấm phản biện 2: Lương Tuấn Anh

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại:
HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
Ngày 27 tháng 12 năm 2017




LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan:
Tôi đã thực hiện đề tài tốt nghiệp theo đúng đề cương luận văn tốt nghiệp được
Khoa Khí tượng Thủy văn và phòng Đào tạo trường Đại học Tài nguyên và Môi
trường Hà Nội phê duyệt.
Kết quả của luận văn được thực hiện theo đúng trình tự và các bước thực hiện tính
toán, thiết kế được áp dụng theo các tài liệu khoa học chính thống, được công bố phổ
cập và sử dụng rộng rãi.
Các số liệu, tài liệu dẫn chứng hoàn toàn được sử dụng từ các dữ liệu đã được thẩm
định và được giảng dạy trong Trường và mội số trường Đại học khác.
Các kết quả nghiên cứu, tính toán của luận văn hoàn toàn được thực hiện nghiêm
túc và chưa được công bố trong bất cứ luận văn, báo cáo nghiên cứu khoa học nào
khác.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018.

Học viên

Đào Hải Đăng


LỜI CẢM ƠN
Luận văn “Nghiên cứu xây dựng bản đồ ngập lụt phục vụ cảnh báo ngập lụt
tỉnh Đồng Tháp trong bối cảnh biến đổi khí hậu” được hoàn thành vào tháng 12 năm

2017. Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn thạc sĩ, tác giả đã nhận được sự
giúp đỡ chân thành và nhiệt tình của các thầy, cô giáo viên của trường Đại học Tài
nguyên và Môi trường Hà Nội. Nhân đây tác giả cũng xin bày tỏ lòng cám ơn tới thầy
cô giáo khoa Khí tượng – Thủy văn, các đồng nghiệp đã nhiệt tình đóng góp, trao đổi
nhiều ý kiến quý báu cho luận văn này.
Đặc biệt tác giả xin bày tỏ long biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Trần Duy Kiều đã
tận tình giúp đỡ, hướng dẫn chỉ bảo, cung cấp các thông tin cần thiết, phương pháp
nghiên cứu của luận văn để tác giả hoàn thành tốt nội dung đặt ra.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn tới Lãnh đạo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Đồng
bằng Bắc Bộ, trạm Thủy văn Thượng Cát và gia đình đã tạo điều kiện thuận lợi nhất
để tác giả hoàn thành tốt luận văn này.
Do thời gian, kinh nghiệm nghiên cứu còn ít nên luận văn khó tránh khỏi những
thiếu sót, tác giả rất mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp, chỉ bảo của thầy,
cô giáo và các đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.

Hà Nội, tháng 1 năm 2018
Học viên

Đào Hải Đăng


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................... vii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CHẾ ĐỘ MƯA, LŨ, NGẬP LỤT KHU VỰC ĐỒNG THÁP . 4
1.1.

Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Đồng Tháp............................4


1.1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên.................................................................................4
1.1.2. Đặc điểm địa hình ...........................................................................................5
1.2.

Hệ thống sông, suối, kênh, rạch và thủy lợi khu vực Đồng Tháp. ..............6

1.2.1. Đặc điểm hệ thống sông, suối, kênh, rạch. .....................................................6
1.2.2. Đặc điểm hệ thống thủy lợi ............................................................................9
1.3.

Điều kiện khí hậu - khí tượng .......................................................................11

1.3.1. Lượng bốc hơi ..............................................................................................12
1.3.2. Gió ................................................................................................................12
1.3.3. Nhiệt độ ........................................................................................................12
1.3.4. Số giờ nắng ...................................................................................................13
1.3.5. Lượng mưa ...................................................................................................13
1.4.

Đặc điểm lũ lụt khu vực Đồng Tháp ............................................................14

1.4.1. Đặc điểm thủy văn mùa lũ ............................................................................14
1.4.2. Chế độ dòng chảy lũ khu vực Đồng Tháp ....................................................17
1.4.3. Đặc điểm thủy triều ......................................................................................20
1.5.

Đặc điểm ngập lụt khu vực Đồng Tháp .......................................................20

1.6.


Một số nghiên cứu ngoài nước và trong nước liên quan ............................24

1.7.

Nhận xét chương 1 .........................................................................................27

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................28
2.1.

Cơ sở dữ liệu tính toán ..................................................................................28

2.1.1. Số liệu địa hình .............................................................................................28
2.1.2. Số liệu khí tượng ..........................................................................................28
2.1.3. Số liệu thủy văn ............................................................................................29
2.2.

Lựa chọn mô hình xây dựng bản đồ ngập lụt khu vực Đồng Tháp ..........29

2.3.

Mô hình mưa rào - dòng chảy .......................................................................30

2.3.1. Giới thiệu về mô hình MIKE NAM .............................................................30
i


2.3.2. Thành phần cơ bản của mô hình ...................................................................31
2.3.3. Thông số của mô hình ..................................................................................33
2.3.4. Điều kiện ban đầu của mô hình ....................................................................33

2.3.5. Hiệu chỉnh và kiểm định mô hình ................................................................34
2.4.

Mô hình thủy lực MIKE 11 ...........................................................................36

2.4.1. Giới thiệu mô hình MIKE 11 .......................................................................36
2.4.2. Hiệu chỉnh và kiểm định mô hình MIKE 11 ................................................40
2.5.

Xây dựng lưới tính và địa hình khu vực Đồng Tháp ..................................43

2.5.1. Giới thiệu mô hình MIKE 21 .......................................................................43
2.5.2. Lưới tính và địa hình khu vực Đồng Tháp ...................................................45
2.6.

Mô hình mô phỏng ngập lụt MIKE FLOOD ..............................................47

2.6.1. Giới thiệu chung ...........................................................................................47
2.6.2. Nguyên tắc kết nối trong mô hình MIKE FLOOD.......................................47
2.7.

Nhận xét chương 2 .........................................................................................49

CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG BẢN ĐỒ NGẬP LỤT KHU VỰC ĐỒNG THÁP ...........50
3.1.

Vai trò của bản đồ ngập lụt ...........................................................................50

3.2.


Phương pháp xây dựng bản đồ ngập lụt ......................................................50

3.2.1. Khoanh vùng ngập lụt dựa vào tài liệu thống kê, điều tra vết lũ ..................51
3.2.2. Phân vùng ngập lụt bằng phương pháp sử dụng bản đồ địa hình, địa mạo ..52
3.2.3. Khoanh vùng ngập lụt bằng phương pháp sử dụng mô hình........................53
3.2.4. Khoanh vùng ngập lụt bằng phương pháp ảnh vệ tinh .................................53
3.3.

Mô hình toán trong việc thành lập bản đồ ngập lụt ...................................54

3.4.

Bản đồ ngập lụt khu vực Đồng Tháp theo trận lũ năm 2011 ....................55

3.5.

Bản đồ ngập lụt khu vực Đồng Tháp theo một số kịch bản biến đổi khí hậu ... 66

3.6.

Nhận xét chương 3 .........................................................................................70

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................73

ii


THÔNG TIN LUẬN VĂN
+ Họ và tên học viên: Đào Hải Đăng

+ Lớp: CH2AT

Khoá: 2

+ Cán bộ hướng dẫn: PGS. TS. Trần Duy Kiều
+Tên đề tài: “Nghiên cứu xây dựng bản đồ ngập lụt phục vụ cảnh báo ngập lụt
tỉnh Đồng Tháp trong bối cảnh biến đổi khí hậu.’’
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Đánh giá được đặc điểm mưa, lũ khu vực Đồng Tháp.
- Xây dựng được bản đồ ngập lụt với một số trận lũ điển hình và theo một số kịch
bản BĐKH.
Nghiên cứu đã sử dụng mô hình MIKE NAM, MIKE11 để đánh giá được dòng
chảy lũ cho khu vực Đồng Tháp và sử dụng công cụ ArcGIS để phân tích mực nước lũ
ảnh hưởng đến quá trình ngập lụt. Và bên cạnh đó, các phương pháp truyền thống
cũng được sử dụng một cách linh hoạt để có được kết quả chính xác và khách quan.
Cụ thể luận văn đã sử dụng kết hợp phương pháp kế thừa, phương pháp thống kê,
phương pháp phân tích tổng hợp và phương pháp chuyên gia.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Luận văn đã xây dựng được bản đồ ngập lụt nhằm phục vụ cho việc cảnh báo
ngập lụt khu vực Đồng Tháp trong bối cảnh BĐKH. Qua đó đánh giá được tác động
của biến đổi khí hậu đến quá trình lũ, mực nước lũ và ngập lụt khu vực Đồng Tháp,
đưa ra một cái nhìn tổng thể về tình trạng của lũ, ngập lụt ảnh hưởng đến kinh tế - xã
hội hiện tại và trong tương lai.

vi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DEM


Digital Elevation Models

GIS

Geographic Information System

BĐNL

Bản đồ ngập lụt

CD

Chiều dài

DTPV

Diện tích phục vụ

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

ĐTM

Đồng Tháp Mười

KB BĐKH

Kịch bản Biến đổi khí hậu


KS QHTL NB

Khảo sát Quy hoạch thủy lợi Nam Bộ

NCKHCN

Nghiên cứu khoa học công nghệ

TGLX

Tứ Giác Long Xuyên

SL

Số lượng

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1-1: Hệ thống sông, rạch liên tỉnh ở khu vực Đồng Tháp ........................... 6
Bảng 1-2: Hệ thống sông, rạch khu vực Đồng Tháp ............................................ 7
Bảng 2-1: Thành phần diện tích của các lưu vực bộ phận .................................. 35
Bảng 2-2: Thông số mô hình NAM cho các lưu vực bộ phận ........................... 35
Bảng 2-3: Bộ thông số của mô hình mô phỏng dòng chảy lũ hệ thống sông
ĐBSCL ................................................................................................................ 40
Bảng 2-4: Đánh giá kết quả hiệu chỉnh mô hình................................................. 42
Bảng 2-5: Đánh giá kết quả kiểm định mô hình ................................................. 43
Bảng 3-1: Đặc điểm kết nối mô hình MIKE11 và MIKE 21 khu vực Đồng Tháp....56

Bảng 3-2: Đánh giá mực nước nội đồng trận lũ năm 2011 khu vực Đồng Tháp 63
Bảng 3-3: Thống kê ngập lụt khu vực khu vực Đồng Tháp trận lũ 2011 ........... 65

iii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1-1: Sơ đồ hành chính khu vực Đồng Tháp ................................................. 4
Hình 1-2: Bản đồ hệ thống sông – kênh, rạch Đồng Tháp ................................... 9
Hình 1-3: Nhiệt độ trung bình nhiều năm khu vực Đồng Tháp (1980-2015)..... 13
Hình 1-4: Số giờ nắng trung bình các tháng trong năm khu vực Đồng Tháp..... 13
Hình 1-5: Lượng mưa trung bình tháng trong năm khu vực Đồng Tháp ........... 14
Hình 1-6: Sơ đồ tiếp cận hệ thống xây dựng bản đồ ngập lụt khu vực Đồng Tháp ...27
Hình 2-1: Sơ đồ vị trí các trạm KTTV khu vực nghiên cứu. .............................. 28
Hình 2-2: Cấu trúc của mô hình NAM................................................................ 30
Hình 2-3: Sơ đồ đa giác Thiessen cho vùng ĐBSCL ......................................... 34
Hình 2-4: Sự phù hợp về lượng mưa và dòng chảy hình thành từ mưa tại khu
giữa Kratie ........................................................................................................... 36
Hình 2-5: Sơ đồ sai phân 6 điểm Abbott............................................................. 38
Hình 2-6: Đường quá trình mực nước thực đo và tính toán trong quá trình hiệu
chỉnh tại một số vị trí khu vực Đồng Tháp năm 2000. ....................................... 41
Hình 2-7 : Đường quá trình mực nước thực đo và tính toán trong quá trình kiểm
định tại một số vị trí thuộc khu vực Đồng Tháp năm 2011. ............................... 43
Hình 2-8: Mạng lưới hệ thống sông, kênh mương vùng ĐBSCL ...................... 45
Hình 2-9: Sơ đồ tính toán dòng chảy lũ (1 chiều) cho vùng ĐBSCL ................. 46
Hình 2-10: Miền tính và lưới tính cho mô hình 2 chiều vùng Đồng Tháp ......... 46
Hình 2-11: Các ứng dụng trong kết nối tiêu chuẩn ............................................. 48
Hình 2-12: Một ứng dụng trong kết nối bên ....................................................... 48
Hình 3-1: Sơ đồ các bước khoanh vùng ngập lụt bằng phương pháp sử dụng bản
đồ địa hình, địa mạo ............................................................................................ 52

Hình 3-2: Kết nối mô hình MIKE11 và MIKE21 trong mô hình MIKE FLOOD . 55
Hình 3-3: Khu vực tính toán ngập lụt bằng mô hình MIKE FLOOD ................ 56
Hình 3-4: Bản đồ ngập lụt khu vực Đồng Tháp với trận lũ điển hình năm 201161
Hình 3-5: Sơ đồ hóa tuyến dòng chảy qua biên giới Việt Nam – Campuchia ... 62
Hình 3-6: Sơ đồ vị trí điều tra, khảo sát lưu lượng dọc biên giới Việt Nam –
Campuchia ........................................................................................................... 62
Hình 3-7: Sơ đồ vị trí điều tra, khảo sát mực nước nội đồng khu vực Đồng Tháp . 63
iv


Hình 3-8: So sánh mực nước nội đồng thực đo và tính toán khu vực khu vực
Đồng Tháp trận lũ 2011 ...................................................................................... 64
Hình 3-9: Biên mực nước theo KBBĐKH ứng với trận lũ năm 2011 ................ 67
Hình 3-10: Lượng mưa theo KBBĐKH ứng với trận lũ năm 2011 .................... 67
Hình 3-11: Bản đồ ngập lụt khu vực khu vực Đồng Tháp theo KB RCP4.5 đến
năm 2020 ............................................................................................................. 68
Hình 3-12: Bản đồ ngập lụt khu vực khu vực Đồng Tháp theo KB RCP8.5 đến
năm 2020 ............................................................................................................. 69

v


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Lũ và ngập lụt là một trong những thiên tai nghiêm trọng nhất ở Đồng
bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế - xã hội trên
một vùng rộng lớn và trong một thời gian dài, với mức độ ngày càng nguy hiểm.
Trước đây, khi kinh tế - xã hội vùng ngập lũ chưa phát triển, lũ ĐBSCL luôn
được xem là nguồn lợi lớn đối với cư dân vùng ngập lũ, mà sản phẩm chính là
lúa trời và tôm cá. Tuy nhiên, với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội

trên quy mô lớn ở vùng Đồng Tháp mười (ĐTM) và Tứ Giác Long Xuyên
(TGLX) bắt đầu từ năm 1980, lũ và ngập lũ dần trở nên là thiên tai nguy hiểm
nhất ở vùng đồng bằng trù phú này. Thiệt hại do các trận lũ 1991, 1994, 2000,
2009, 2011… đã khởi lên hồi chuông báo động về nguy cơ lũ lụt ở ĐBSCL.
Hơn nữa, số liệu quan trắc mực nước thuỷ triều ven Biển Đông nhiều năm
qua cho thấy các trận lũ lớn từ 2000-2016 đều là những năm nằm vào thời kỳ
triều cao nhất trong khoảng 50-70 năm qua, khiến ảnh hưởng của lũ đã lớn lại
càng lớn hơn, lan xuống cả những vùng sát biển như Bến Tre, Trà Vinh, Sóc
Trăng và kéo dài ngập lụt cho đến tháng XII, tháng I năm sau. Những tính toán
cũng cho thấy là nước biển ngày càng dâng cao, vài chục năm tới sẽ tăng lên ít
nhất 3-5 cm, sẽ là yếu tố làm trầm trọng hơn hiện tượng ngập lụt cho cả
ĐBSCL.
Khoảng hơn 10 năm gần đây lũ, lụt ở Đồng bằng sông Cửu Long liên tục
xuất hiện với cường suất và mức nước đặc biệt lớn. Có thời điểm đã vượt mốc
lũ lịch sử tháng 10 năm 2000. Đặc biệt, năm 2011 xuất hiện lũ lớn kéo dài nhiều
ngày, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long, vùng Đồng Tháp Mười và tứ giác
Long Xuyên ở mức cao: trên sông Tiền tại Tân Châu ở mức 4,7 m (trên báo
động 3: 0,2 m), trên sông Hậu tại Châu Đốc ở mức 4,25 m (trên báo động 3:
0,25 m).
Do sự thay đổi rõ rệt của cơ sở hạ tầng, mà tỷ lệ dòng chảy tràn vào
ĐTM, TGLX ở các hướng chính đã có thay đồi lớn, thậm chí tăng gấp 1.5 đến 2
lần. Tại một số đoạn (Tân Châu về Hồng Ngự; Hồng Ngự về An Hữu, Long
Đinh, ...) hướng chảy gần đây trong một số thời kỳ lại ngược với các năm trước.
Gần đây, nước lũ chảy vào đồng không tràn dễ dàng trên mặt ruộng như các
năm 1978, 1984 mà tập trung vào từng ô, vùng tạo bởi các đường giao thông, bờ
bao, đê bao như trận lũ năm 2000, 2009, 2011. Tuy nước lụt cũng theo vô số các
con kênh chảy về hạ lưu, nhưng do độ dốc nhỏ, kênh không sâu, hẹp nên lượng
1



nước chảy không nhiều như khi “cả cánh đồng là một lòng dẫn” như trước đây.
Chỉ sau khi các ô, vùng phía trên đầy gây tràn vỡ mạnh thì các ô, vùng dưới mới
tiếp tục tràn ngập sâu. Cứ như vậy, lụt sâu lan dần từ ô này sang ô khác, vùng
này sang vùng khác. Do vậy, với cùng điều kiện lũ ngoài sông, gần như cùng
lượng nước tràn vào đồng mà lụt lại nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, có những
vùng, như khu biên giới Campuchia – Việt Nam về tuyến Hồng Ngự - Tân
Hồng - Thông Bình, do có nhiều kênh dẫn nước về song lại thiếu kênh thoát làm
ứ nước, gây lụt nghiêm trọng hơn, nước ứ phải tràn, chảy mạnh về sông Tiền
khác hẳn với trước đây, chênh lệch mực nước trên và dưới đường giao thông tới
hơn 60cm khi lũ lên mạnh, phá vỡ nhiều đoạn.
Lũ đối với vùng ĐBSCL nói chung và vùng Đồng Tháp nói riêng chịu tác
động của rất nhiều nhân tố như: mưa lũ thượng nguồn sông Mê Kông; mực nước
triều biển Đông, biển Tây; địa hình, hệ thống đường giao thông, các công trình
thủy lợi… nên gây ra vùng ngập lụt rộng lớn và rất phức tạp. Vì vậy, luận văn
đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu xây dựng bản đồ ngập lụt phục vụ cảnh báo ngập
lụt khu vực Đồng Tháp trong bối cảnh biến đổi khí hậu” nhằm nghiên cứu đặc
điểm mưa, lũ khu vực Đồng Tháp; ứng dụng mô hình NAM_MIKE11, MIKE11,
MIKE21, MIKE FLOOD xây dựng bản đồ ngập lụt cho khu vực Đồng Tháp
theo trận lũ điển hình và kịch bản BĐKH.
2. Mục đích nghiên cứu
- Xây dựng được bản đồ ngập lụt theo một trận lũ điển hình ứng với một số
kịch bản BĐKH.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nội dung 1: Nghiên cứu đặc điểm mưa, lũ khu vực Đồng Tháp;
- Nội dung 2: Nghiên cứu xây dựng mô hình mưa rào – dòng chảy, mô hình
thủy lực một và hai chiều khu vực Đồng Tháp;
- Nội dung 3: Nghiên cứu xây dựng bản đồ ngập lụt khu vực Đồng Tháp
với trận lũ năm 2011.
- Nội dung 4: Nghiên cứu xây dựng bản đồ ngập lụt cho khu vực Đồng
Tháp theo kịch bản BĐKH RCP4.5 và RCP8.5.

4. Hướng tiếp cận đề tài
Lũ đối với vùng ĐBSCL nói chung và vùng Đồng Tháp nói riêng hình
thành chủ yếu do mưa lũ thượng nguồn sông Mê Kông đổ vào qua sông Tiền,
sông Hậu, biên giới Việt Nam – Campuchia; lại bị ảnh hưởng của mực nước
triều biển Đông, biển Tây; trong quá trình tràn vào vùng Đông Tháp Mười, Tứ
2


Giác Long Xuyên do tác động của địa hình, hệ thống đường giao thông, các
công trình thủy lợi… nên đã gây ra vùng ngập lụt rộng lớn và rất phức tạp. Vì
vậy, luận văn đã lựa chọn hướng tiếp cận hệ thống (Hình I), kết hợp mô hình
thủy văn thủy lực và GIS để nghiên cứu, phân tích hiện trạng ngập lụt khu vực
Đồng Tháp, từ đó xây dựng bản đồ ngập lụt khu vực Đồng Tháp đảm bảo chất
lượng, có tính thực tiễn cao.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được lựa chọn để thực hiện được đề tài như sau:
- Phương pháp thu thập, xử lý số liệu: Nhằm thu thập bổ sung số liệu dòng
chảy lũ khu vực nghiên cứu; đặc biệt là số liệu vết lũ bởi những số liệu này
thường ít, không được quan trắc thường xuyên, hoặc những vị trí có số liệu
không nằm trong khu vực nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng nhằm
phân tích và tổng hợp các nguồn tài liệu, số liệu thông tin có liên quan từ các đề
tài đã thực hiện trước đây, từ đó đưa ra được phương pháp, công nghệ, các giải
pháp thích hợp cho bài toán đặt ra.
- Phương pháp thống kê: Nhằm đánh giá tình hình lũ, lụt tại vùng ĐTM và
xây dựng cơ sở dữ liệu tính toán cho khu vực Đồng Tháp.
- Phương pháp mô hình toán và công nghệ GIS: Được sử dụng để ứng dụng
công cụ hiện đại đã và mới có nhằm tránh những bất cập, giảm chi phí trong quá
trình nghiên cứu, nâng cao hiệu quả và đảm bảo độ tin cậy cho kết quả nghiên
cứu, cũng như tính khả thi, khả dụng của các giải pháp đề xuất. Trong đó bộ mô

hình MIKE và phần mềm ArcGIS sẽ được khai thác sử dụng trong quá trình
nghiên cứu.
6. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần Mở đầu; Kết luận và kiến nghị; Tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn được cấu trúc theo 3 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan chế độ mưa, lũ, ngập lụt khu vực Đồng Tháp
Chương 2: Cơ sở dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Xây dựng bản đồ ngập lụt khu vực Đồng Tháp

3


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CHẾ ĐỘ MƯA, LŨ, NGẬP LỤT KHU VỰC
ĐỒNG THÁP
1.1.

Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Đồng Tháp

1.1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên
Khu vực Đồng Tháp nằm trên 2 tiểu vùng của đồng bằng sông Cửu Long
là tiểu vùng Đồng Tháp Mười và tiểu vùng giữa sông Tiền - sông Hậu với đoạn
sông Tiền chảy qua tỉnh dài khoảng 120 km và đoạn sông Hậu dài khoảng 30
km. Phía Bắc giáp Campuchia trên chiều dài biên giới khoảng 48,702 km; Phía
Nam giáp tỉnh Vĩnh Long (dài 52,83 km) và thành phố Cần Thơ (dài 30,16 km);
Phía Tây giáp tỉnh An Giang (dài 107,82 km); Phía Đông giáp Long An (dài
71,74 km) và Tiền Giang (dài 43,37 km). Tọa độ địa lý: 10°07’-10°58’ vĩ độ
Bắc; 105°12’ - 105°56’ kinh độ Đông.

Hình 1-1: Sơ đồ hành chính khu vực Đồng Tháp


4


Diện tích tự nhiên Đồng Tháp 3.374 km2, chiếm khoảng 8,2% tổng diện
tích của vùng đồng bằng sông Cửu Long, bao gồm thành phố Cao Lãnh, thị xã
Sa Đéc, thị xã Hồng Ngự và 9 huyện Tân Hồng, Hồng Ngự, Tam Nông, Thanh
Bình, Tháp Mười, Cao Lãnh, Lấp Vò, Lai Vung, Châu Thành, với 8 thị trấn.
Tỉnh lỵ của Đồng Tháp là thành phố Cao Lãnh, cách thành phố Hồ Chí
Minh 162 km. Tỉnh gồm 9 huyện và 2 thị xã, có diện tích 337.407 ha, dân số
khu vực Đồng Tháp tính đến năm 2015 là 1.740.000 người, tốc độ tăng dân số
tương đối chậm, trung bình xấp xỉ 1%/năm, theo mức tăng trưởng dân số như
hiện nay thì đến năm đến năm 2020 sẽ là hơn 1.823.000 người. Trong đó vùng
Đồng Tháp Mười có diện tích 231.010 ha bao gồm 07 huyện thị (Hồng Ngự,
Tân Hồng, Tam Nông, Tháp Mười, H. Cao Lãnh & TX. Cao Lãnh) chiếm 71,35
% diện tích toàn tỉnh. Vùng phía Nam kẹp giữa sông Tiền & sông Hậu gồm 04
huyện thị có diện tích 92.755 ha chiếm 28,65 % diện tích toàn tỉnh [2]
1.1.2. Đặc điểm địa hình
Cùng với các điều kiện kinh tế và vị trí nằm trong vùng đồng bằng Châu
Thổ, được hình thành từ phù sa sông nên Đồng Tháp có địa hình khá bằng
phẳng. Độ cao chênh lệch không lớn, trung bình khoảng 2 m.
Vùng Đồng Tháp Mười bao gồm các huyện: thị xã Hồng Ngự, Tân Hồng,
Tam Nông, Thanh Bình, Cao Lãnh, Tháp Mười và Thành phố Cao Lãnh. Vùng
có hướng dốc theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, cao ở vùng biên giới và vùng
ven sông Tiền, thấp dần về phía trung tâm Đồng Tháp Mười, tạo thành vùng
lòng máng trũng.
Vùng nằm giữa sông Tiền và sông Hậu bao gồm: huyện Lấp Vò, Lai Vung,
Châu Thành và thị xã Sa Đéc. Địa hình có dạng lòng máng, hướng dốc từ hai bên
sông vào giữa. Độ cao phổ biến từ 0,8 - 1,0 m; cao nhất khoảng 1,5 m; thấp nhất
khoảng 0,5 m [2].
Dòng sông Tiền chảy qua 132 km chia Đồng Tháp thành hai vùng:

 Vùng Đồng Tháp Mười phía bắc sông Tiền, dọc theo hướng Tây BắcĐông Nam, nơi cao nhất không quá 4 m và nơi thấp nhất chỉ có 0,7 m.
 Vùng phía nam, nằm kẹp giữa sông Tiền và sông Hậu, có địa hình lòng
máng dốc từ hai phía sông vào giữa với độ cao phổ biến 0,8-1,0 m. Do
địa hình thấp nên mùa lũ tháng 9, tháng 10 hàng năm thường bị ngập
nước khoảng 1 m.
5


1.2.

Hệ thống sông, suối, kênh, rạch và thủy lợi khu vực Đồng Tháp.

1.2.1. Đặc điểm hệ thống sông, suối, kênh, rạch.
Nằm ở miền Tây Nam Bộ, Đồng Tháp có hệ thống sông rạch tương đối đa
dạng. Toàn tỉnh có 28 sông rạch lớn (13 sông rạch liên tỉnh và 15 sông rạch nội
tỉnh) và khoảng 1.000 kênh rạch nhỏ; mật độ sông trung bình 1,86 km/km2, 13
sông rạch liên tỉnh chảy qua địa bàn tỉnh được tổng hợp theo Bảng 1-1 [2].
Bảng 1-1: Hệ thống sông, rạch liên tỉnh ở khu vực Đồng Tháp
TT

Tên sông,
rạch

Chảy ra

Biển

Chiều dài
tại VN
(km)


Thuộc tỉnh

Ghi chú

257

Long An, Tiền Giang,
Đồng Tháp, An Giang,
Bến Tre, Vĩnh Long,
Trà Vinh, Cần Thơ,
Hậu Giang, Sóc Trăng,
Bạc Liêu, Kiên Giang,
Cà Mau

- Sông xuyên biên
giới;
- Tên gọi khác:
Sông Mê Kông

1

Sông Tiền

2

Kênh Trung
Ương

Sông Tiền


44

Đồng Tháp, Long An

Tên gọi khác:
Kênh Long An
hay kênh Hồng
Ngự - Vĩnh Hưng.

3

Kênh An
Long

Sông Tiền

44

Đồng Tháp, Long An

Tên gọi khác:
Kênh Trung Tâm,
Kênh Đồng Tiến

4

Sông Sa Đéc

Sông Tiền,

sông Hậu

51

Tên gọi khác:
An Giang, Đồng Tháp,
Sông Lấp Vò -Sa
Vĩnh Long
Đéc

5

Kênh Dương
Văn Dương

Sông Tiền

90

Đồng Tháp, Long An

Kênh
Hưng
Thạnh, Kênh An
Phong - Mỹ Hoà

6

Kênh Phước
Xuyên


Kênh
Dương
Văn
Dương

49

Đồng Tháp, Long An

- Sông xuyên biên
giới;
- Tên gọi khác:
Sông Thông Bình

7

Kênh Tháp
Mười

Sông Vàm
Cỏ Tây

93

Tên gọi khác:
Long An, Tiền Giang,
Kênh
Nguyễn
Đồng Tháp

Văn Tiếp

8

Sông Bình
Tiên

Sông Trà
Môn

21

Đồng Tháp, Vĩnh Long

9

Sông Phú An

Sông Cái
Tàu

14

Đồng Tháp, Vĩnh Long

6

Tên gọi khác:
Rạch Xẻo Trâu



10

Sông Cái
Vừng

Sông Tiền

21

Đồng Tháp, An Giang

11

Rạch Dâu

Sông Cái
Cối

27

Tiền Giang, Đồng Tháp

Biển

258

Trà Vinh, Cần Thơ,
Đồng
Tháp,

Hậu Sông xuyên biên
Giang, An Giang, Sóc giới
Trăng, Vĩnh Long

Sông Sa
Đéc

33

Đồng Tháp, Vĩnh Long

12

Sông Hậu

13

Rạch Nha
Mân

Nguồn: Danh mục lưu vực sông liên tỉnh theo Quyết định số 1989/QĐ-TTg ngày 01
tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ

Có 15 sông rạch nội tỉnh thuộc lưu vực sông lớn Mê Kông với tổng chiều
dài 266 km; trong đó có 2 sông xuyên biên giới Sở Thượng và Sở Hạ với tổng
chiều dài 58 km (Bảng 1-2) [2].
Bảng 1-2: Hệ thống sông, rạch khu vực Đồng Tháp
TT

Tên sông, rạch


Chảy ra

Thuộc hệ thống sông

Chiều
dài (km)

1

Sông Sở Thượng

Sông Tiền

16

2

Sông Sở Hạ

Sông Sở Thượng

42

3

Kênh Sa Rài

Kênh Trung ương


17

4

Kênh Phú Hiệp

Kênh Dương Văn Dương

18

5

Rạch Ba Răng

Sông Tiền

15

6

Rạch Tân Thành

Sông Tiền

14

7

Rạch Đốc Vàng Hạ


Sông Tiền

12

8

Kênh Nguyễn Văn Tiếp Kênh Dương Văn Dương

9

Sông Cao Lãnh

Sông Mê Kông

26

Sông Tiền

18

10 Sông Đình Trung

Sông Tiền

17

11 Sông Cần Lố

Sông Tiền


15

12 Rạch Ngó Cỏi

Sông Tiền

10

13 Sông Cái Tàu

Sông Sa Đéc

13

14 Sông Lai Vung

Sông Hậu

13

15 Rạch Bù Húc

Sông Hậu

20

Nguồn: Danh mục lưu vực sông nội tỉnh theo Quyết định số 341/QĐ-BTNMT ngày 23
tháng 3 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
7



Đặc điểm một số sông, kênh rạch chính trên địa bàn tỉnh :
Sông Tiền: Dòng chính chảy qua huyện Hồng Ngự, huyện Tam Nông,
huyện Thanh Bình, thành phố Cao Lãnh, huyện Cao Lãnh, huyện Lấp Vò, thị xã
Sa Đéc, huyện Châu Thành với chiều dài khoảng 120 km và chia tỉnh thành 2
vùng lớn: Vùng Đồng Tháp Mười và vùng giữa sông Tiền - sông Hậu. Chiều
rộng sông biến động trong khoảng 510 - 2.000 m, chiều sâu lòng sông trung
bình từ 15 – 20 m, lưu lượng bình quân 11.500 m3/s, lớn nhất 41.504 m3/s, nhỏ
nhất 2.000 m3/s.
Sông Hậu: dòng chính chảy qua 2 huyện Lấp Vò, Lai Vung phần tiếp
giáp với Cần Thơ với chiều dài khoảng 30 km, chiều rộng biến động trong
khoảng 300 - 500 m và chiều sâu lòng sông thay đổi từ 10 - 30 m.
Sông Hồng Ngự: là đoạn cuối của sông Sở Thượng và là cửa thoát nước
tốt nhất cho toàn vùng giáp biên giới Việt Nam – Campuchia; bao gồm sông Sở
Thượng, Sở Hạ, toàn khu trũng kéo dài dọc biên giới. Lưu lượng lớn nhất qua
sông Hồng Ngự mùa lũ 1996 là 1.880 m3/s với tổng lượng lũ tiêu thoát là
7,49x109 m3. Hệ thống các kênh rạch trục ngang chuyển nước từ sông Tiền vào
Đồng Tháp Mười như: kênh Trung ương (kênh Hồng Ngự - Vĩnh Hưng), kênh
Đồng Tiến, kênh Nguyễn Văn Tiếp..., trong đó kênh Trung ương chiếm 40%
tổng lượng nước các kênh ngang cấp cho nội đồng.
Hệ thống các kênh trục dọc: Kênh 2/9, kênh Thống Nhất, kênh Tân Công
Chí, kênh Tân Công Sính, kênh Phước Xuyên... Trong đó, nước sông Tiền theo
kênh 28 - Phước Xuyên lên rất xa, là nguồn bổ sung nước quan trọng cho vùng
Đồng Tháp Mười.
Các sông Sở Thượng, Sở Hạ, Ba Răng, Cần Lố... đã góp phần khá lớn
trong việc cấp và thoát nước ở các huyện phía Bắc sông Tiền.
Phía Nam sông Tiền: Ngoài sông Sa Đéc, rạch Cái Tàu Hạ còn có những
tuyến kênh quan trọng như kênh Lấp Vò, kênh Mương Khai... nối sông Tiền và
sông Hậu.
Nhìn chung, nguồn nước mặt trên địa bàn Đồng Tháp chịu ảnh hưởng của

chế độ dòng chảy sông Mê Kông, thuỷ triều biển Đông, chế độ thuỷ văn sông
Tiền, sông Hậu, hệ thống sông Vàm Cỏ và chế độ mưa trong khu vực.

8


Hình 1-2: Bản đồ hệ thống sông – kênh, rạch Đồng Tháp
1.2.2. Đặc điểm hệ thống thủy lợi
Khu vực Đồng Tháp có hệ thống công trình thủy lợi trực thuộc các huyện:
Tân Hồng, Hồng Ngự, Tam Nông, Thanh Bình, Tháp Mười, H.Cao Lãnh,
TP.Cao Lãnh. Riêng các huyện Lấp Vò, Lai Vung, Châu Thành và TX.Sa Đéc
thì thuộc Vùng Giữa hai sông Tiền Giang và Hậu Giang. Chi tiết về hệ thống
thủy lợi như sau:
9


 Hệ thống bờ bao chống lũ :
Chiều
Số
dài
tuyến
(km)

Vùng

Toàn tỉnh
Tả sông Tiền

Lúa hè thu (ha)


Tổng
diện
tích
(ha)

Cây ăn trái (ha)

Diện tích
có bờ
bao chắc

Diện
tích
chưa có
bờ bao

Diện tích
có bờ bao
chắc

Diện
tích

Diện
tích
bảo vệ

155.775

16.135


39.580

14.792

6.902

156.750

13.287

26.345

9.263

5.302

1.092 4.243 218.021
511

Lúa thu
đông (ha)

2.929 161.686

Thông số các bờ bao : thường có bề mặt B = 3 đến 6 m, cao trình đỉnh bờ
+2.5 đến +5.5 m tùy vị trí vùng, các huyện sát biên giới và gần sông Tiền các chỉ
số thiết kế cao hơn.
 Hệ thống sông kênh rạch các cấp :
Tổng

Vùng

SL

Kênh trục

CD
DT
SL CD
(km) PV (ha)
(km)

Toàn tỉnh 770 3.831 333.090 22
Tả sông
Tiền

388 2.218

13

DT
PV
(ha)

Kênh cấp 1
SL

Kênh cấp 2

CD

DT
SL
(km) PV (ha)

CD
DT
(km) PV (ha)

593 49.285 197 1.757 198.597 551 1.481 85.208
344

125 1.101

251

774

 Hệ thống cống các cấp và trạm bơm :
Vùng

Trạm bơm điện

Cống các loại
Tổng

Hở

Tròn

SL


DT PV
(ha)

SL

DT PV (ha)

SL

DT PV (ha)

SL

DT PV (ha)

Toàn tỉnh

1.506

144.740

301

38.919

1.205

105.821


371

61.240

Tả sông Tiền

691

116.292

179

31.667

512

84.625

330

56.769

Mạng lưới kênh, mương được xẻ sâu vào vùng rốn ĐTM đã thau rửa nước
chua phèn, ngọt hóa cải tạo đất, khai hoang và mở rộng diện tích sản xuất lúa lên
nhiều vụ. Thủy lợi còn phục vụ việc thoát lũ, phát triển giao thông thủy, tạo mới
nhiều địa bàn bố trí dân cư…
Đồng Tháp khởi đầu công tác thủy lợi khai phá Đồng Tháp Mười bằng
việc đào mới các kênh tạo nguồn cấp nước như: kênh Tứ Thường, kênh Đường
Thét, kênh Kháng Chiến... Được sự đầu tư từ Trung ương, các kênh trục lớn tạo
nguồn: Hồng Ngự - Vĩnh Hưng (Đồng Tháp - Long An), Nguyễn Văn Tiếp,

Phước Xuyên ... đã làm thay đổi hẳn tình hình thổ nhưỡng vùng sâu ĐTM, sản
10


xuất nông nghiệp phát triển nhanh qua từng năm, đời sống nông dân được cải
thiện và nâng cao.
Thủy lợi góp phần cải tạo toàn bộ 2/3 diện tích đất phèn (143.000 ha),
khai hoang phục hóa, chuyển vụ trên 140 ngàn ha lúa mùa năng suất thấp bấp
bênh sang trồng lúa ngắn ngày, thâm canh tăng vụ để phát triển sản xuất 2-3 vụ
lúa ăn chắc. Sản xuất lúa của tỉnh nhảy vọt về diện tích, năng suất và sản lượng.
Từ một tỉnh nghèo đói, thiếu lương thực, nay sản lượng lúa đứng thứ 3 cả nước.
Ngoài lúa, khu vực Đồng Tháp còn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng dần diện
tích hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày lên hơn 24 ngàn ha, mô hình nuôi
tôm càng xanh trên ruộng lúa hơn 1.000 ha.
Đồng Tháp coi trọng bố trí lại dân cư vào cặp theo các bờ sông khai thác
ĐTM, phát triển được 204 cụm, tuyến dân cư và hình thành những tuyến kênh
lớn phân bổ được 15 ngàn hộ dân từ vùng ngoài vào vùng sâu ĐTM làm ăn sinh
sống. Các cơ sở y tế, trường học, đường sá, điện phục vụ sản xuất sinh hoạt cũng
được đầu tư mạnh mẽ.
Hệ thống kênh các cấp được hình thành và phân bổ khá đều khắp bảo đảm
nước tưới tiêu cho sản xuất, cho sinh hoạt. Hệ thống bờ bao chống lũ bảo vệ lúa
hè thu, thu đông đã chủ động chống lũ cho 90% diện tích lúa hè thu, chủ động
xuống giống sớm né lũ. Bờ bao chống lũ triệt để bảo vệ 60% diện tích vườn cây
ăn trái.
Hiện nay Đồng Tháp đã và đang thực hiện một số công trình thủy lợi lớn
về thoát lũ, kết hợp tưới tiêu (danh mục các công trình được phê duyệt theo QĐ
94/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ) như : kênh Tân Thành - Lò Gạch,
kênh Đường Thét - Cần Lố, kênh Nguyễn Văn Tiếp A ; các công trình phòng
chống lũ, bảo vệ dân cư như: đê bao chống lũ TP. Cao Lãnh, kè Sa Đéc giai
đoạn II, kè bờ sông Tiền Hồng Ngự …

1.3.

Điều kiện khí hậu - khí tượng

Đồng Tháp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ
tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Đặc điểm khí hậu
tương đối thuận lợi cho phát triển nông nghiệp toàn diện.
Vùng ĐBSCL nói chung và khu vực Đồng Tháp mười nói riêng có nền
nhiệt độ cao, tổng nhiệt độ lớn và không có sự phân hoá đáng kể giữa các nơi
trong vùng. Nhiệt độ trung bình hàng năm ở ĐBSCL là 27,0°C và biến thiên
nhiệt độ hàng năm rất nhỏ, từ 26,4-27,5°C. Nhiệt độ trung bình tháng nóng
11


nhất là tháng IV (khoảng 28,5°C), xảy ra ngay trước khi bắt đầu mùa mưa.
Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng I, nhiệt độ trung bỉnh là 25,3°C. Biên độ
trung bình ngày lớn nhất vào thời kỳ từ tháng I-V (8,1-9,5°C), và biên độ nhỏ
nhất vào thời kỳ tháng VII-XI (5,7-6,3°C).
Trong mùa mưa từ tháng V đến tháng XI là mùa ẩm ướt, độ ẩm trung bình
83% - 86%. Mùa khô, trừ tháng đầu mùa (tháng XII) có độ ẩm trung bình lớn
hơn 80%, còn hầu hết các tháng I-IV độ ẩm trung bình nhỏ hơn 80%. Chênh
lệch độ ẩm trung bình giữa tháng ẩm nhất và tháng khô nhất tới 9-11 %. Độ ẩm
khô nhất tuyệt đối xuống đến 30-40%.
Tổng lượng bốc hơi trung bình (trên ống Piche) hàng năm ở ĐBSCL vào
khoảng từ 1.000-1.200 mm. Trong các tháng mùa khô có bốc hơi lớn hơn, đặc
biệt từ tháng II-VI với 3,2-5,0 mm/ngày. Các tháng mùa mưa bốc hơi thấp hơn,
1,6- 2,3 mm/ngày [2]
1.3.1. Lượng bốc hơi
Lượng bốc hơi các năm dao động từ là 910 - 1.038 mm, trung bình 984
mm thuộc loại trung bình ở đồng bằng sông Cửu Long. Mùa mưa dao động từ

67 mm đến 80 mm, mùa khô lượng bốc hơi dao động từ 76 mm đến 108 mm [2].
1.3.2. Gió
Có hai hướng gió chính: gió mùa Đông Bắc (từ tháng XI đến tháng IV);
gió mùa Tây Nam (từ tháng V đến tháng X). Tốc độ gió nhìn chung không cao
(trung bình năm 1,0 - 1,5 m/s, trung bình lớn nhất 17 m/s). Do nằm sâu trong đất
liền, hướng gió mạnh thường là Tây đến Tây Nam [2].
Khu vực Đồng Tháp qua các năm không có các dạng khí hậu cực đoan
mặc dù ở một vài nơi có xuất hiện lốc xoáy, ngập lũ, sét đánh vào mùa mưa
hoặc mưa trái mùa trên diện rộng, ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới biển Đông gây
mưa nhiều ngày.
1.3.3. Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình tháng của Đồng Tháp biến động từ 27,0 - 27,5oC,
chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng không lớn (khoảng 4oC). Tháng IV có nhiệt
độ trung bình cao nhất (gần 29oC). Tháng I có nhiệt độ trung bình thấp nhất (hơn
25oC) [2].

12


Hình 1-3: Nhiệt độ trung bình nhiều năm khu vực Đồng Tháp (1980-2015)

1.3.4. Số giờ nắng
Số giờ nắng trên địa bàn tỉnh tương đối cao, bình quân năm khoảng 2.500
giờ/năm và khoảng 6,8 giờ/ngày và có khuynh hướng giảm dần theo hướng
Đông Bắc - Tây Nam. Mùa khô, số giờ nắng là 7,6 - 9,1 giờ/ngày, mùa mưa là
5,1 - 7 giờ/ngày [2].

Hình 1-4: Số giờ nắng trung bình các tháng trong năm khu vực Đồng Tháp

1.3.5. Lượng mưa

Lượng mưa trung bình năm ở Đồng Tháp dao động từ là 1.392 - 2.388
mm, thuộc loại trung bình ở đồng bằng sông Cửu Long. Lượng mưa phân bố
không đồng đều theo các mùa trong năm. Mùa mưa từ tháng V đến tháng XI,
chiếm đến 90 - 92% lượng mưa cả năm và tập trung vào các tháng IX, X. Tuy
nhiên trong mùa mưa thường có thời gian ít mưa vào khoảng cuối tháng VII đến
đầu tháng VIII [2].
13


Hình 1-5: Lượng mưa trung bình tháng trong năm khu vực Đồng Tháp

Độ ẩm tương đối của không khí bình quân năm ở khu vực Đồng Tháp là
82 - 85% và thay đổi theo mùa. Mùa mưa độ ẩm không khí cao, đạt cực đại vào
các tháng VI,VIII,IX. Mùa khô độ ẩm thấp và đạt trị số cực tiểu vào tháng II, III,
tháng XII.
1.4.

Đặc điểm lũ lụt khu vực Đồng Tháp

1.4.1. Đặc điểm thủy văn mùa lũ
Mùa lũ thường kéo dài khoảng 6 tháng, từ tháng VII tháng XI hàng năm.
Đỉnh lũ thường xuất hiện vào cuối tháng VIII , tháng IX [7].
Lũ chủ yếu do mưa lớn dưới tác động của bão, áp thấp nhiệt đới, hoạt động
của dải hội tụ nhiệt đới kết hợp với gió mùa tây nam hoặc hình thái thời tiết khác.
Nguồn sinh thuỷ chủ yếu là do mưa ở trung và hạ du. Mức độ lũ, lụt chẳng những
phụ thuộc vào lũ ở trung và thượng lưu, mà còn phụ thuộc vào sự ảnh hưởng tổ
hợp của nhiều yếu tố phức tạp khác như: thuỷ triều, hệ thống cơ sở hạ tầng (hệ
thống kênh, rạch, bờ bao, đường giao thông, khu dân cư,...), mưa tại chỗ, khu giao
thoa giữa hai hướng nước chảy thay đổi theo không gian và thời gian, kết hợp với
các nhân tố tác động đến khả năng tiêu thoát nước... tất cả tạo ra ngập lụt, chế độ

chảy, hướng chảy, thời gian ngập, độ sâu ngập phức tạp và rất khác nhau ở mỗi
trận lũ, đặc biệt là trong các trận lũ lớn.
Do nằm ở đầu nguồn sông Cửu Long nên hàng năm Đồng Tháp chịu ảnh
hưởng trực tiếp và trước tiên của lũ tràn từ sông Cửu Long vào và chảy tràn qua
biên giới Việt Nam-Campuchia. Nguyên nhân sinh ra lũ, lụt tại Đồng Tháp nói
14


×