Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Mục tiêu, bản chất, nội dung văn hóa học đường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.15 KB, 14 trang )

.1.Văn hóa:
Cùng với giáo dục, văn hóa cũng là một hiện tượng riêng có của xã hội loài người. Văn hóa
sẽ tồn tại mãi mãi cùng với sự tồn tại của xã hội loài người.
Văn hóa là một khái niệm rất rộng và có nhiều định nghĩa. Theo thời gian, số lượng các định
nghĩa về văn hóa ngày càng tăng lên. Năm 1950 trên thế giới có 164 định nghĩa về văn hóa, năm 1970
là 250 và năm 1990 là hơn 400.
Cho đến nay chưa có một định nghĩa thống nhất về văn hóa. Tuy nhiên chúng ta có thể nói
rằng văn hóa là cuộc sống hoặc văn hóa là toàn bộ đời sống tinh thần và vật chất của con người. Rõ
ràng hơn, ta có thể hiểu : Văn hóa là toàn bộ giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra để
làm cho cuộc sống ngày một đẹp hơn, tốt hơn, đó là cách người ta sống, người ta suy nghĩ. Tuy nhiên,
văn hóa không phải là một vật thể, nhưng cũng không có một cái gì do con người tạo ra mà không có
mặt văn hóa của nó, tức là không có một cái gì chỉ là văn hóa mà không đồng thời là một cái gì khác.
Ngày nay, trong các hoạt động của con người khái niệm văn hóa được vận dụng vào trong
nhiều lĩnh vực khác nhau như “ văn hóa chính trị”, “ văn hóa doanh nghiệp”, “ văn hóa ẩm thực”, “
văn hóa học đường”…
1.2. Văn hóa học đường:
Thuật ngữ này xuất hiện trong những năm 1990 trong một số nước nói tiếng Anh như Anh,
Mỹ, Úc…và dần dần trở nên phổ biến trên thế giới với ý nghĩa tổng quát : Văn hóa học đường là
những giá trị, những kinh nghiệm lịch sử của xã hội loài người đã tích lũy trong quá trình xây dựng hệ
thống giáo dục và quá trình hình thành nhân cách.
Theo Giáo sư Viện sĩ Phạm Minh Hạc thì: “Văn hóa học đường là hệ các chuẩn mực, giá trị
giúp cán bộ quản lý nhà trường, thầy cô giáo, các vị phụ huynh và các em học sinh, sinh viên có các
cách thức suy nghĩ, tình cảm, hành động tốt đẹp”.
2. Mục tiêu, bản chất, nội dung văn hóa học đường
2.1. Mục tiêu:
Mục tiêu chung nhất của văn hóa học đường là xây dựng trường học lành mạnh, các mối
quan hệ thân thiện và chất lượng giáo dục thật.
Trên cơ sở mục tiêu chung của ngành giáo dục, mỗi trường học có mục tiêu, nội dung văn
hóa học đường của trường mình. Để làm được điều đó, mỗi nhà trường phải xem xét cụ thể hoàn cảnh,
điều kiện của trường mình mà xây dựng một hệ chuẩn mực, giá trị phù hợp được các thành viên trong
nhà trường cùng tham gia xây dựng với những biện pháp tổ chức thực hiện. Hệ chuẩn mực, giá trị đó


phải tương hợp với một mức độ nhất định với các giá trị truyền thống, phong tục của địa phương,
cộng đồng.
Văn hóa học đường ở mỗi nhà trường tạo niềm tin cho xã hội trong việc thực hiện chức
năng giáo dục và sứ mệnh nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài góp phần đào tạo,
cung ứng cho xã hội những người công dân tốt, một nguồn nhân lực có phẩm chất, năng lực, đáp ứng
yêu cầu của xã hội. Từ đó mỗi nhà trường sẽ là tấm gương cho các tổ chức, cá nhân trong xã hội, cộng
đồng noi theo.
2.2. Bản chất của văn hóa học đường:
Về bản chất, văn hóa học đường là môi trường. Môi trường văn hoá học đường là nơi mà
mỗi cá nhân hoạt động trong đó có đủ điều kiện thể hiện mình một cách toàn vẹn nhất vì mục tiêu
chung của cộng đồng. Môi trường văn hóa học đường phải bao gồm cả môi trường địa lý tự nhiên, môi
trường vật lý, môi trường tâm lý mà mỗi thành viên trong đó đều có nhiều hoạt động thể hiện mình.
Môi trường đó cũng là nơi chốn ( thời gian, không gian) với các đối tượng mà mọi người trong xã hội
khách quan đều nhìn thấy, đánh giá và cảm nhận được.
2.3. Nội dung văn hóa học đường:
Từ bản chất của vấn đề như trên, nội dung văn hóa học đường có thể được nhìn nhận dưới
ba góc độ sau đây:


- Văn hóa học đường là văn hóa môi trường.
Học đường là nơi để tiến hành dạy và học với sự tham gia của cơ sở vật chất trường học, cán
bộ quản lý giáo dục, thầy, trò, chương trình, nội dung giáo dục… để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ giáo
dục đào tạo của từng trường học. Do vậy, nói đến văn hóa học đường trước hết phải nói đến môi
trường, cảnh quang sư phạm, cây xanh, hoa kiểng, nơi chỗ vui chơi, giải trí, sinh hoạt, hội họp, học
tập, thực hành thí nghiệm, vệ sinh an toàn…như thế nào. Tổng quan toàn cảnh nhà trường từ cổng,
hàng rào, bảng tên trường, bàn ghế học sinh, nhà làm việc, nhà vệ sinh… đều toát lên nét văn hóa của
trường học. Nhưng điều đó không hẳn là cổng trường to hay nhỏ, hoa kiểng đẹp hay xấu, cây xanh
nhiều hay ít…mà quan trọng là cách sắp xếp, bố cục các vật thể ấy trong nhà trường như thế nào? nói
lên điều gì? Văn hóa học đường tuy không phải là vật thể nhưng văn hóa học đường thể hiện qua các
vật thể ấy.

Dĩ nhiên trong tình hình hiện nay nhiều trường học còn khó khăn về cơ sở vật chất cũng là
những cản ngại cho xây dựng văn hóa học đường, nhưng tục ngữ Việt Nam có câu “Nghèo cho sạch,
rách cho thơm” cho thấy rằng không phải đợi đến khi nhà trường có cơ sở vật chất tươm tất, đầy đủ rồi
mới xây dựng văn hóa môi trường.
- Văn hóa học đường là văn hóa tổ chức:
Trường học là một tổ chức, văn hóa học đường là văn hóa tổ chức. Một tổ chức sau khi được
hình thành, tồn tại và phát triển thì tự khắc nó sẽ dần dần hình thành nên những nề nếp, chuẩn mực, lễ
nghi, niềm tin và giá trị. Đó là sợi dây vô hình gắn kết các thành viên trong tổ chức lại với nhau cùng
phấn đấu cho những giá trị chung của tổ chức. Đó là nghi lễ, đồng phục, không khí học tập trật tự, sinh
hoạt nề nếp, đi học đúng giờ, tôn trọng luật giao thông…
Có thể nói, văn hóa tổ chức là yếu tố cơ bản trong văn hóa học đường, nó hiện diện trong
khắp các hoạt động của nhà trường.
- Văn hóa học đường là văn hóa ứng xử:
Xét trên nhiều khía cạnh, văn hóa ứng xử tương đồng với văn hóa giao tiếp, văn hóa hành vi
(trong môi trường học đường). Văn hóa học đường là hành vi ứng xử của các chủ thể tham gia hoạt
động giáo dục đào tạo trong nhà trường, là lối sống văn minh trong trường học thể hiện như:
+ Ứng xử của thầy, cô giáo với học sinh, sinh viên: Được thể hiện như sự quan tâm đến học
sinh, sinh viên, biết tôn trong người học, biết phát hiện ra ưu điểm, nhược điểm người học để chỉ
bảo…Thầy, cô luôn gương mẫu trước học sinh, sinh viên.
+ Ứng xử của học sinh, sinh viên với thầy, cô giáo thể hiện bằng sự kính trọng, yêu quí của
người học với thầy, cô giáo. Hiểu được những chỉ bảo giáo dục của thầy, cô và thực hiện điều đó tự
giác, có trách nhiệm.
+ Ứng xử giữa lãnh đạo với giáo viên, nhân viên thể hiện người lãnh đạo phải có năng lực tổ
chức các hoạt động giáo dục. Người lãnh đạo có lòng vị tha, độ lượng, tôn trọng giáo viên, nhân viên
xây dựng được bầu không khí lành mạnh trong tập thể nhà trường.
+ Ứng xử giữa các đồng nghiệp, học sinh, sinh viên với nhau phải thể hiện qua cách đối xử
mang tính tôn trọng, thân thiện, giúp đỡ lẫn nhau.
Tất cả các ứng xử trong nhà trường là nhằm xây dựng một môi trường sống văn minh, lịch
sự trong nhà trường.
3. Xây dựng văn hóa học đường.

Xây dựng văn hóa học đường là xây dựng hệ giá trị giáo dục trong mỗi trường học. Đó là
các nội dung văn hóa cụ thể được định danh rõ ràng, kết quả có thể kiểm tra đánh giá được. Các nội
dung này được hình thành trên cơ sở hệ giá trị chung của ngành giáo dục, phù hợp với đặc điểm của
địa phương, của trường và được bàn bạc dân chủ thống nhất bao gồm các nội dung như:
+ Sứ mệnh: Mọi hoạt động của các thành viên trong nhà trường phải nhằm thực hiện sứ
mệnh chung.

2


+ Tầm nhìn: Giúp cho các thành viên hình dung được thành quả của sự phát triển chung
trong tương lai 20 năm, 30 năm tới và thấy được trách nhiệm của riêng mình.
+Chiến lược phát triển: Các thành viên thấy được những định hướng lớn của sự phát triển
của nhà trường trong 10 năm, 15 năm.
+Hệ thống giá trị: Là một tập hợp các phẩm chất đạo đức cơ bản của mỗi công dân cần phải
có, những đặc trưng của người Việt Nam, các giá trị mang tính truyền thống và hiện đại như trách
nhiệm, nghĩa vụ, sự tôn trọng lẫn nhau, hợp tác trong làm việc mà tất cả thành viên tùy theo vị trí,
công việc của mình tuân thủ làm theo.
Thí dụ: Hệ giá trị giáo dục của quốc gia Singapore được Bộ Giáo dục nước này công bố đầu
năm học 2004-2005 như sau:
Sứ mệnh: Sứ mệnh nền giáo dục Singapore là phục vụ con em, cung cấp cho con em một
nền giáo dục toàn diện, cân đối, phát triển hết tiềm năng, giáo dục con em thành những công dân tốt,
có ý thức trách nhiệm với gia đình, xã hội và đất nước.
Tầm nhìn: Để vượt qua thách thức trong tương lai, phải xây dựng nhà trường tư duy, quốc
gia học tập, làm cho Singapore trở thành một quốc gia tư duy và cam kết làm cho các công dân có khả
năng đóng góp cho đất nước tiếp tục lớn mạnh và thịnh vượng. Hệ thống giáo dục của chúng ta mưu
cầu giúp học sinh thành những người tư duy sáng tạo, học suốt đời và là nhà lãnh đạo của những đổi
thay.
Hệ giá trị:
1/ Chính trực: Lấy chính trực làm cơ sở, có tinh thần dũng cảm, đạo đức và thẳng thắn, nói

và làm đúng đắn.
2/ Con người: Lấy con người làm tiêu điểm, phát huy cái tốt của mọi người.
3/ Học tập: Đam mê học tập, lấy học tập làm đường đời, luôn sẵn sàng đón tương lai.
4/ Chất lượng: Theo đuổi chất lượng, chúng ta tốt hơn là chúng ta có thể, cố gắng cải tiến
mọi việc chúng ta làm.
Căn cứ trên hệ giá trị này, các trường học Singapore xây dựng hệ giá trị của trường mình.
Tùy theo qui mô, tính phức tạp về cơ cấu tổ chức bộ máy của mỗi trường, hệ giá trị có thể có đến vài
mươi tiêu chí.
4. Hiện thực hóa văn hóa học đường.
Xây dựng hệ giá trị chỉ mới là bước đầu. Các trường phải có mục tiêu, biện pháp để biến hệ
giá trị đó thành hiện thực. Thực chất của việc làm này là chuyển hóa vốn học vấn của các thành viên
thành vốn văn hóa tức là đi từ kiến thức, kỹ năng thành thái độ giá trị nhân cách. Đối với học sinh,
sinh viên, con đường để hình thành, phát triển nhân cách nhân văn, văn hóa là thông qua dạy chữ, dạy
người, dạy nghề, dạy kỹ năng sống, giá trị sống cho học sinh, sinh viên.
Biện pháp cơ bản hiện thực hóa văn hóa học đường bao gồm:
+Thực hiện vai trò gương mẫu của lãnh đạo nhà trường và thầy, cô giáo.
+ Khuyến khích các hoạt động xây dựng văn hóa học đường.
+ Xây dựng các phương châm ứng xử phát huy văn hóa học đường ( viết sao cho dễ nhớ, dễ
hiểu)
+ Xây dựng khung cảnh, môi trường văn hóa trong toàn trường, trong từng lớp học.
+ Xây dựng logo, biểu tượng, bảng hiệu, khẩu hiệu đặc trưng của trường ( để nơi dễ nhìn
thấy hoặc nơi trang trọng).
+ Xây dựng truyền thống nhà trường qua đồng phục, nghi lễ, nghi thức, bài hát.
+ Tổ chức hoặc tham gia hoạt động văn hóa, lễ hội ở địa phương.

3


+ Quan tâm tới sự bày tỏ các nhu cầu, cảm xúc, mong muốn của cá nhân.
+ Xây dựng uy tín, vị thế của nhà trường.

Văn hóa học đường lành mạnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự tin cậy, tôn trọng lẫn nhau,
giúp mọi thành viên trong nhà trường quan tâm nâng cao chất lượng dạy và học, tạo điều kiện khuyến
khích học sinh nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giúp cho học sinh có kỹ năng tự xây dựng một
hệ giá trị lành mạnh, đúng hướng cho cuộc sống tương lai của mình, xác lập cho mình một lẽ sống, lý
tưởng sống đúng đắn.
Văn hóa học đường là một khái niệm động. Nếu những chuẩn mực, giá trị xã hội thay đổi,
văn hóa học đường cũng sẽ có những đổi thay. Do vậy, việc xây dựng văn hóa học đường phải được
thực hiện trong thời gian dài mới đạt được kết quả tốt đẹp. Văn hóa học đường chịu nhiều ảnh hưởng
của hiệu trưởng-người lãnh đạo cao nhất trong nhà trường. Hiệu trưởng phải thấy rõ bản chất, vai trò,
những yếu tố cơ bản của văn hóa học đường thì mới thực hiện hoạt động này có hiệu quả.
CÔNG DÂN TOÀN CẦU
Công dân toàn cầu là những người sống và làm việc ở nhiều quốc gia khác nhau. Họ có thể có một
hoặc nhiều quốc tịch. Hiện tượng xuất hiện khái niệm công dân toàn cầu đã làm thay đổi cơ bản mọi
khái niệm và giá trị về biên giới, lãnh thổ, chính trị, văn hóa, quản lý nhà nước và cả ngành tư pháp
quốc tế
Giải thích:
- Thế nào là công dân toàn cầu? : Công dân toàn cầu là những người có thể sống và làm việc ở một
hay nhiều quốc gia khác nhau, họ có thể vượt qua những ranh giới về không gian, thời gian, văn hóa,
…Nhưng những công việc mà họ làm phải mang lại lợi ích cho cộng đồng toàn cầu
+ Tiêu chí là công dân toàn cầu: Là công dân toàn cầu rất cần những kiến thức về đất nước và thế giới;
những kỹ năng toàn cầu như: kỹ năng Internet, kỹ năng giao tiếp toàn cầu, việc sử dụng ngôn ngữ toàn
cầu. ý thức toàn cầu. Nền tảng của một công dân toàn cầu là ý thức về bản thân và dân tộc đất nước
mình. Ý thức toàn cầu chính là hòa nhập nhưng không được hòa tan, tiếp thu cái mới hiện đại nhưng
cũng phải có chọn lọc và vẫn giữ được nét đẹp truyền thống của dân tộc, đó là quá trình “hòa nhập
nhưng không hòa tan”
* Bàn luận:
Tại
sao
lại
cần

thiết
trở
thành
công
dân
toàn
cầu?
+ Đó là do quá trình toàn cầu hóa trên thế giới. Toàn cầu hóa là điều kiện vô cùng thuận lợi để mỗi
công dân trở thành những công dân toàn cầu. Khi mà các rào cản biên giới được phá bỏ, hàng hóa, tiền
tệ, thông tin, lao động… được thông thoáng, sự phân công mang tính quốc tế thì không còn trở ngại gì
để mọi công dân trở thành những công dân toàn cầu.
+ Sự bùng nổ, phát triển chóng mặt của công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật làm cho cả Thế giới
này nhỏ lại, “phẳng ra”, nó đã mở ra không biết bao nhiêu cơ hội cho con người, internet như là chìa
khóa mở ra thế giới, vào kho báu tri thức của nhân loại
+ Hiện nay trái đất đang phải đối mặt với rất nhiều những vần đề nan giải: hiện tượng trái đất nóng
lên, hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm môi trường nước, không khí, bệnh dịch SATL, H5N1, H1N1..) …Đây
không còn là vấn đề của một quốc gia, một khu vực mà đã trở thành vấn đề của toàn cầu, cần phải có
sự bắt tay, hợp tác của cộng đồng quốc tế vì hành tinh xanh của chúng ta.
- Cần làm gì để trở thành công dân toàn cầu?
+ Nhiều ý kiến cho rằng phải ra nước ngoài mới là công dân toàn cầu? Có nhất thiết phải như vậy khi
với sự toàn cầu hóa mạnh mẽ như hiện nay thì dù ở đâu cũng có thể tiếp cận nguồn thông tin phong
phú, dù ở đâu cũng có thể kết nối bạn bè khắp nơi, dù ở đâu cũng có thể có những hành động mang
tính toàn cầu như hoạt động bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng...

4


+ Cần có ý thức cố gắng trong học tập, trau dồi kiến thức cho bản thân, những kiến thức của quốc gia
dân tộc và cả những kiến thức trên thế giới, những xu hướng của toàn cầu. Bên cạnh
việc tiếp thu, học hỏi kiến thức thì giới trẻ nhất thiết cần có những trải nghiệm trong cuộc sống để hình

thành nên những kỹ năng sống. Hình thành tư duy toàn cầu, ý thức toàn cầu, ý thức dân tộc sao cho
đúng đắn
+ Tuy nhiên giới trẻ Việt đang gặp phải những vấn đề không nhỏ trong việc trở thành những công dân
toàn cầu chân chính: thiếu sự quan tâm cần thiết về các vấn đề quốc gia và thế giới, những xu thế,
những cơ hội, những cánh cửa lúng túng trong những kỹ năng toàn cầu, môi trường làm việc quốc tế
thường đòi hỏi những kỹ năng mà người Việt Nam chưa phát huy hiệu quả, khả năng sử dụng ngoại
ngữ còn hạn chế.
(Lấy dẫn chứng trong thực tế có rất nhiều bạn trẻ đã thực sự là những công dân toàn cầu bằng những ý
tưởng sáng tạo, những hành động có ý nghĩa với cộng đồng...)
Vd: robocon, Đỗ Nhật Nam....
* Bài học liên hệ:
- Công dân toàn cầu là ước mơ của người Việt trẻ cũng như mọi công dân trên thế giới này. Trở thành
công dân toàn cầu là phù hợp với xu thế chung của thế giới. Phấn đấu để thực hiện mong muốn đó
bằng những hành động, việc làm thiết thực.
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người, con người xã hội chủ nghĩa
Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ ra rằng con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là một
con đường dài, khúc khuỷu, quanh co và không ít khó khăn, thử thách; để vượt qua con đường ấy cần
phải có những con người mới, con người cách mạng. Chủ nghĩa xã hội được xây dựng bằng sức mạnh
của những con người mới và con người mới cũng là mục tiêu cao nhất của chủ nghĩa xã hội. Vì vậy,
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định: "Muốn xã hội chủ nghĩa, phải có: người xã hội chủ nghĩa"1.
Vậy con người xã hội chủ nghĩa theo quan điểm của Chủ tịchHồ Chí Minh là gì?
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, con người mới - con người xã hội chủ nghĩa là những người có mục đích
và lối sống cao đẹp, có bản lĩnh chính trị vững vàng. Con người ấy vừa phải có đức, vừa phải có tài,
vừa hồng, vừa chuyên. Biểu hiện cụ thể của phẩm chất ấy là:
- Trung với nước, hiếu với dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Nhà nước là của dân, do dân, vì dân, nước là của dân và dân là chủ
nhân của nước. Vì vậy, con người mới, con người xã hội chủ nghĩa phải ý thức được vai trò, vị trí của
mình, luôn quyết tâm phấn đấu để thực hiện và hoàn thành mục tiêu cách mạng của Tổ quốc; khẳng
định sức mạnh, vai trò "gốc rễ" của mình và toàn thể nhân dân, chăm lo cho đời sống vật chất và tinh
thần của nhân dân.

- Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư.
Đây chính là phẩm chất biểu hiện sinh động của phẩm chất "Trung với nước, hiếu với dân". Đó cũng
chính là thước đo phẩm chất của mỗi con người (cần cù, siêng năng, chăm chỉ; tiết kiệm tiền bạc, của
cải, thời gian, không hoang phí; trong sạch không tham lam tiền của, địa vị, danh tiếng, thẳng thắn,
đứng đắn; công minh trong mọi việc...). Đó cũng là thước đo sự phồn thịnh của một dân tộc bởi con
người chính là biểu hiện của quốc gia, dân tộc.
- Thương yêu con người, có tinh thần quốc tế trong sáng.
Con người dù ở vị trí nào trong xã hội đều có hai mặt tốt và xấu. Chúng ta cần phải làm cho phần tốt
trong mỗi con người ngày càng nảy nở thêm và phần xấu dần dần mất đi. Mỗi người phải không

5


ngừng cố gắng mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho người khác và toàn thể xã hội. Nhưng việc làm đó
không chỉ dừng lại trong phạm vi dân tộc, quốc gia mà phải mở rộng ra toàn thế giới. Mặt khác, con
người mới cũng cần phải đấu tranh chống lại kẻ thù chung của toàn nhân loại, chống lại áp bức, chiến
tranh, đem lại cuộc sống hòa bình trên toàn thế giới.
- Có trình độ văn hóa, khoa học - kỹ thuật và nghề nghiệp.
Ba phẩm chất trên là biểu hiện của chữ "đức" trong mỗi một con người mới. Nhưng nếu có đức mà
không có tài thì cũng là người vô dụng. Do đó, con người mới cần phải không ngừng nâng cao trí thức
và trình độ chuyên môn của bản thân. Vì có như vậy họ mới mang lại cuộc sống có đủ cả giá trị vật
chất và tinh thần.
Như vậy con người mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh, phải vừa có "đức", vừa có "tài", vừa "hồng" vừa
"chuyên". Có được những phẩm chất ấy con người mới có thể xây dựng được cuộc sống tốt đẹp cho
mình, góp phần dựng xây đất nước. Và hơn cả, có những con người như vậy mới xây dựng được chủ
nghĩa xã hội.
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của giáo dục trong việc phát triển con người mới, con người
xã hội chủ nghĩa
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, giáo dục có vai trò hết sức to lớn trong việc cải tạo con người cũ, xây
dựng con người mới. Người nói: "Giáo dục nhằm đào tạo những người kế tục sự nghiệp cách mạng to

lớn của Đảng và nhân dân ta"2. Người khẳng định: "Trong việc kiến thiết nước nhà về mọi mặt, ta
thiếu rất nhiều cán bộ như kỹ sư, chuyên gia, thợ lành nghề, thầy dạy học, v.v.. Vì vậy ta phải phát
triển mạnh đại học và chuyên nghiệp. Muốn phát triển đại học và chuyên nghiệp, phải chú trọng cấp 2,
cấp 1 và cấp vỡ lòng"3. Để thực hiện được việc hoàn thiện hệ thống giáo dục từ cấp nhỏ nhất đến
những bậc lớn ấy không phải là nhiệm vụ của ngành nào khác mà chính là nhiệm vụ của giáo dục.
Người chỉ ra rằng: "Bây giờ nhiệm vụ của giáo dục khác trước. Các cô các chú có nhiệm vụ rất quan
trọng: bồi dưỡng thế hệ công dân, cán bộ sau này. Làm tốt thì thế hệ sau này có ảnh hưởng tốt. Làm
không tốt sẽ có ảnh hưởng không tốt đến thế hệ sau. Mục đích giáo dục bây giờ là phục vụ nhân dân,
phục vụ Tổ quốc, đào tạo lớp người, lớp cán bộ mới"4.
Như vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định vai trò vô cùng to lớn của giáo dục trong việc đào tạo
thế hệ công dân mới, công dân tương lai, những con người xã hội chủ nghĩa. Giáo dục giữ vai trò chủ
yếu và quyết định đối với việc hình thành con người mới trên mọi lĩnh vực như: kinh tế, chính trị, văn
hóa... Người nói: "Giáo dục phải cung cấp cán bộ cho kinh tế... Giáo dục không phát triển thì không
đủ cán bộ giúp cho kinh tế phát triển" 5. Kinh tế quyết định văn hóa, giáo dục nhưng cũng cần phải có
văn hóa, giáo dục của nhà trường và giáo dục của xã hội. Người cho rằng giáo dục có vai trò rất lớn
trong việc xây dựng con người văn hóa, con người mới xã hội chủ nghĩa. Người khẳng định: "Văn hóa
giáo dục là một mặt trận quan trọng..."6.
Giáo dục là một hoạt động có vai trò rất quan trọng đối với việc phát triển con người mới, chủ nhân
tương lai của đất nước. Vì thế, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến mọi cấp đào tạo, mọi hình
thức đào tạo. Người khẳng định vai trò của giáo dục đối với nhi đồng, thanh niên, cán bộ, trong đó có
cả cán bộ quản lý. Người đặc biệt quan tâm tới những lớp bình dân học vụ, lớp bổ túc văn hóa, cán bộ
phụ trách đội học sinh, sinh viên. Và ở bất cứ nơi đâu, Người đều nhấn mạnh đến vai trò của giáo dục
trong việc xây dựng con người mới.
Để phát huy hết vai trò của giáo dục trong việc phát triển con người mới, con người xã hội chủ nghĩa,
Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm đến mọi chủ thể của hệ thống giáo dục, từ người học, người dạy,
người quản lý đến nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục. Theo Người, tất cả các yếu tố đó tác
động mạnh mẽ đến việc phát triển con người xã hội chủ nghĩa.
Về chương trình giáo dục, Người nhắc nhở: "Phải sửa đổi triệt để chương trình giáo dục cho phù hợp
với sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc" 7. Chương trình học cần phải xây dựng để phù hợp với hoàn
cảnh cụ thể của đất nước, con người mới. Do đó, việc "... kiểm thảo kỹ công tác "cải cách" về chương


6


trình, chủ trương và cách thi hành, để tìm thấy những khuyết điểm mà sửa đổi, những ưu điểm mà phát
triển thêm..."8 là rất cần thiết.
Về phương pháp giáo dục, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất lưu tâm tới việc "sửa đổi cách dạy cho phù hợp".
Đây là công việc quan trọng của người thầy, người thầy phải lựa chọn "dạy cái gì, dạy thế nào để học
trò hiểu chóng, nhớ lâu, tiến bộ nhanh" 9. Theo Người, giáo dục phải biết kết hợp các phương pháp
khác nhau sao cho hiệu quả giáo dục đạt cao nhất, có như vậy giáo dục mới hoàn thành nhiệm vụ của
mình.
Về nội dung giáo dục, Người nhấn mạnh: "Giáo dục phải phục vụ đường lối chính trị của Đảng và
Chính phủ, gắn liền với sản xuất và đời sống của nhân dân. Học phải đi đôi với hành, lý thuyết phải
liên hệ với thực tế. Trong việc giáo dục và học tập, phải chú trọng đủ các mặt: đạo đức cách mạng,
giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hóa, kỹ thuật, lao động sản xuất" 10.
Như vậy, nội dung giáo dục phải đa dạng, phong phú, gồm cả "tài" và "đức", cả tri thức và phẩm chất
đạo đức, lý tưởng cách mạng... Đặc biệt nội dung giáo dục phải hướng vào phục vụ lao động sản xuất,
phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam.
Về hình thức giáo dục, Chủ tịch Hồ Chí Minh chú ý tới việc kết hợp giáo dục nhà trường và gia đình:
"... gia đình liên lạc chặt chẽ với nhà trường, giúp nhà trường giáo dục và khuyến khích con em chăm
chỉ học tập, sinh hoạt lành mạnh và hăng hái giúp ích nhân dân" 11. Ngoài ra, giáo dục còn phải tiến
hành thường xuyên, liên tục dưới nhiều hình thức khác nhau: chính quy, bổ túc văn hóa, bồi dưỡng...
Việc kết hợp các hình thức đó sẽ góp phần nâng cao trình độ văn hóa cho con người xã hội chủ nghĩa,
chủ nhân tương lai của đất nước.
Về phía người học, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng cần xác định "Bây giờ phải học để:
- Yêu Tổ quốc: cái gì trái với quyền lợi của Tổ quốc, chúng ta kiên quyết chống lại.
- Yêu nhân dân: việc gì hay người nào phạm đến lợi ích chung của nhân dân, chúng ta kiên quyết
chống lại.
- Yêu lao động: ai khinh rẻ lao động, chúng ta kiên quyết chống lại.
- Yêu khoa học: cái gì trái với khoa học, chúng ta kiên quyết chống lại.

- Yêu đạo đức: chúng ta phải thực hiện đức tính trong sạch, chất phác, hăng hái, cần kiệm; xóa bỏ hết
những vết tích nô lệ trong tư tưởng và hành động"12.
Muốn đạt được điều đó thì "học phải đi đôi với hành", luôn biết kết hợp giữa thực tế và lý luận, nhà
trường và xã hội...
Về phía người dạy học, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh vai trò của người thầy trong sự
nghiệp giáo dục nói chung và trong việc phát triển con người mới, con người xã hội chủ nghĩa nói
riêng. Do đó "... cán bộ giáo dục cần phải luôn luôn ra sức thi đua công tác và học tập, thật thà tự phê
bình và phê bình để cùng nhau tiến bộ mãi" 13. Người nhấn mạnh: cán bộ giáo dục "phải thật thà đoàn
kết, nâng cao tinh thần trách nhiệm, không nên "đứng núi này trông núi nọ", muốn thay đổi công tác,
kèn cựa vì địa vị14. Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cao vai trò của người thầy trong giáo dục nhân cách con
người: "Học trò tốt hay xấu là do thầy giáo, cô giáo tốt hay xấu" 15. Người từng viết trong tác phẩm
Nhật ký trong tù:
Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên.

7


Người dạy có vai trò quyết định như vậy cho nên phải có công tác cán bộ giáo dục cho tốt và đặc biệt
chú ý cả tài, cả đức của người dạy học. Tài là văn hóa, chuyên môn, đức là chính trị. Người từng viết:
"Muốn cho học sinh có đức thì giáo viên phải có đức"16.
Người giáo viên cũng phải tự rèn luyện để nêu gương cho người học. Bên cạnh đó, việc kết hợp giữa
người dạy và người học là rất quan trọng: "Thầy và trò thật thà đoàn kết và dùng cách dân chủ (thật
thà tự phê bình và phê bình) để giúp nhau tiến bộ mạnh, tiến bộ mãi" 17.
Như vậy, muốn có một nền kinh tế bền vững, phát huy được hết vai trò trong việc xây dựng và phát
triển con người mới, con người xã hội chủ nghĩa cần phải có các giải pháp đồng bộ, toàn diện từ nội
dung, phương pháp, chương trình, người dạy, người học...
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của giáo dục đối với phát triển con người xã hội chủ nghĩa là một hệ
thống quan điểm mang tính sâu sắc, toàn diện. Quan điểm này của người là nền tảng tư tưởng, là cơ sở
lý luận cho việc xây dựng nền giáo dục Việt Nam bền vững. Những quan điểm của Người vẫn như

những vì sao sáng xuyên suốt công cuộc xây dựng nền giáo dục xã hội chủ nghĩa của chúng ta ngày
nay.
VĂN HÓA TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ
Toàn cầu hoá là một xu thế khách quan, đã và đang tác động mạnh mẽ đến mọi mặt trong đời sống xã
hội của các quốc gia, dân tộc. Xét về lĩnh vực văn hoá, toàn cầu hoá không chỉ tạo ra cơ hội cho các
quốc gia, dân tộc mở rộng sự giao lưu, hiểu biết và xích lại gần nhau, mà còn đặt những giá trị văn hoá
truyền thống của mỗi dân tộc trước nhiều thách thức to lớn. Để giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá
truyền thống của Việt Nam, theo tác giả, cần: thứ nhất, tăng cường giáo dục truyền thống lịch sử và
truyền thống cách mạng của dân tộc; thứ hai, đẩy mạnh việc giáo dục pháp luật; thứ ba, xác lập
bTrong bối cảnh hội nhập quốc tế, văn hoá Việt Nam có cơ hội giao lưu với tất cả các nền văn hoá của
thế giới, đó là điều kiện thuận lợi để phát triển và khẳng định bản sắc văn hóa của dân tộc. Do vậy,
nhận thức và giải quyết tốt mối quan hệ giữa hội nhập quốc tế và việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn
hoá dân tộc là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong xây dựng và phát triển văn hóa, con người
Việt Nam hiện nay.
Hội nhập quốc tế đã và đang tác động đến những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam cả
theo hướng tích cực lẫn tiêu cực. Một mặt, nó góp phần nâng cao trình độ tư duy khoa học của xã hội
công nghiệp, góp phần làm giàu thêm, phong phú thêm các giá trị văn hoá Việt Nam truyền thống. Mặt
khác, nó cũng đặt ra những thách thức lớn trong việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá truyền
thống, và thách thức lớn nhất là làm thế nào để nền văn hóa dân tộc vừa có thể tiếp thu được các giá trị
thời đại, tinh hoa văn hoá nhân loại, vừa có thể giữ được bản sắc dân tộc vốn có; không bị hoà tan,
không bị nhấn chìm vào các nền văn hóa khác hoặc trở thành “cái bóng mờ” của dân tộc khác, nền văn
hoá khác. Giá trị văn hóa truyền thống là những giá trị thuộc về tư tưởng, lối sống, chuẩn mực đạo đức
được cộng đồng thừa nhận và bảo tồn, gìn giữ từ đời này sang đời khác… Không dựa trên nền tảng
của giá trị văn hóa truyền thống thì không thể tiếp thu có hiệu quả những thành tựu hiện đại và càng
không thể có sự phát triển lâu bền. Do vậy, giải quyết tốt quan hệ giữa hội nhập quốc tế với việc giữ
gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc là một yêu cầu tất yếu, vừa có tính cấp bách,
trước mắt, vừa mang tính chiến lược, lâu dài nhằm xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần xây dựng nhân cách con người Việt Nam phù hợp với yêu cầu
của sự nghiệp đổi mới, để văn hóa thực sự là nền tảng, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.
Để giải quyết tốt quan hệ giữa hội nhập quốc tế với việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền

thống của dân tộc cần thực hiện tốt một số định hướng cơ bản sau đây:
Thứ nhất, phải xây dựng hệ giá trị Việt Nam, chuẩn giá trị Việt Nam trong thời kỳ hội nhập. Hệ giá trị
văn hóa trước đây của chúng ta là văn hóa nông nghiệp – nông thôn gắn với văn hóa làng xã, những
giá trị đó đã nuôi dưỡng tinh thần dân tộc trong những dặm trường lịch sử. Để văn hóa truyền thống
Việt Nam vững vàng trước những “va chạm”, “xung đột” văn hóa của thời đại hội nhập, để xây dựng
hệ giá trị người Việt Nam làm nền tảng, động lực đưa đất nước vươn ra “biển lớn”, cần có sự điều

8


chỉnh phù hợp với mỗi giai đoạn phát triển và cần xác lập một hệ giá trị mới: Hệ giá trị văn hóa công
nghiệp – đô thị – hội nhập, để đất nước vững vàng trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa và
hội nhập trong một thế giới phẳng. Xây dựng hệ giá trị văn hóa Việt Nam hiện nay chúng ta cần xác
định trọng tâm là xây dựng con người với các đặc tính cơ bản như yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung
thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo…và xây dựng một hệ giá trị thích hợp để phát huy được những điểm
mạnh và hạn chế thói hư tật xấu của người Việt. Bên cạnh đó, phải chuẩn bị các yếu tố cần thiết để
chắt lọc thẩm thấu tiếp nhận tinh hoa văn hóa nhân loại, đồng thời loại bỏ các “dị tật” ngoại lai.
Thứ hai, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống gắn với tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân
loại. Trong hội nhập, giữ gìn và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc là quan trọng song giữ gìn bản sắc
không phải là một hiện tượng cố hữu, bất biến. Văn hóa luôn nằm trong quá trình hiện đại hóa, nó phải
trở thành sức sống hiện đại của dân tộc. Giữ gìn, bảo vệ và phát huy bản sắc dân tộc phải gắn kết với
mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp thu có chọn lọc cái hay, cái tiến bộ trong văn hóa các dân tộc khác. Mặt
khác, giữ gìn bản sắc không loại trừ sự tiếp biến văn hóa; văn hóa dân tộc phải hội lưu với văn hóa
nhân loại, rồi theo dòng chảy của nó mà tiếp thu những cái “chân – thiện – mỹ” của các nền văn hóa
trên thế giới để bồi đắp cho văn hóa bản địa. Giữ gìn bản sắc cũng phải trên cơ sở vừa thừa kế, vừa
không ngừng tiếp thu tinh hoa của văn hóa nhân loại để làm sâu sắc thêm những giá trị văn hóa truyền
thống, góp phần củng cố và làm phong phú hơn nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Và
“tinh hoa” ở đây cũng phải hiểu trên cơ sở kế thừa, chứ không phải là một thứ bất biến. Đồng thời, qua
đó, cũng góp phần làm phong phú văn hóa thế giới khi chính các nền văn hóa ngoại lai cũng tiếp nhận
những giá trị tinh hoa văn hóa Việt Nam.

Thứ ba, chống thái độ bảo thủ, thái độ hư vô trong giải quyết quan hệ giữa hội nhập quốc tế và giữ
gìn giá trị văn hóa truyền thống. Giữ gìn văn hóa truyền thống là việc phải làm nhưng không sa vào
bảo thủ khi đề cao quá văn hóa dân tộc truyền thống mà coi nhẹ và không chịu tiếp thu tinh hoa văn
hóa thế giới. Tự khép kín là làm trái quy luật phát triển, làm cho nền văn hóa trở nên nghèo nàn, đơn
điệu. Tôn sùng chủ nghĩa dân tộc thái quá dễ dẫn đến những thái độ cực đoan, sai lầm, bảo thủ và lạc
hậu. Điều này sẽ kéo theo sự kìm hãm, níu kéo, làm chậm sự phát triển. Bên cạnh đó cùng cần chống
quan điểm coi nhẹ, hạ thấp vai trò và các giá trị của văn hóa truyền thống, chạy theo thị hiếu và các giá
trị văn hóa ngoại lai, tệ sùng bái nước ngoài, chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ gây hại đến
thuần phong mỹ tục của dân tộc.

NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN KINH TẾ
KHÁI NIỆM
Nguồn lực là tổng thể vị trí địa lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên hệ thống tài sản quốc gia nguồn nhân
lực đường lối chính sách vốn và thị trường... ở cả trong nước và nước ngoài có thể được khai thác nhằm
phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định.
Nguồn lực không phải là bất biến. Nó thay đổi theo không gian và thời gian. Con người có thể làm thay đổi
nguồn lực theo hướng có lợi cho mình.
II - PHÂN LOẠI NGUỒN LỰC
1. Căn cứ vào nguồn gốc2. Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ
Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ có thể phân chia nguồn lực thành hai loại:
a) Nguồn lực trong nước
Nguồn lực trong nước (còn gọi là nội lực) bao gồm các nguồn lực tự nhiên nhân văn hệ thống tài sản quốc
gia đường lối chính sách đang được khai thác

9


Nguồn lực trong nước đóng vai trò quan trọng có tính chất quyết định trong việc phát triển kinh tế của mỗi
quốc gia.
b) Nguồn lực nước ngoài

Nguồn lực nước ngoài (còn gọi là ngoại lực) bao gồm khoa học - kỹ thuật và công nghệ nguồn vốn kinh
nghiệm về tổ chức và quản lý sản xuất và kinh doanh... từ nước ngoài.
Nguồn lực nước ngoài có vai trò quan trọng thậm chí đặc biệt quan trọng đối với nhiều quốc gia đang phát
triển ở những giai đoạn lịch sử cụ thể.
Mặc dù có vai trò khác nhau nhưng giữa nguồn lực trong nước và nguồn lực nước ngoài có mối quan hệ
mật thiết với nhau. Đây là mối quan hệ hỗ trợ hợp tác bổ sung cho nhau trên nguyên tắc bình đẳng cùng có
lợi và tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau. Xu thế chung là các quốc gia cố gắng kết hợp nguồn lực trong
nước (nội lực) với nguồn lực nước ngoài (ngoại lực) thành sức mạnh tổng hợp để phát triển kinh tế nhanh
và bền vững.
III - VAI TRÒ CỦA NGUỒN LỰC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ
Nguồn lực có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia.
- Vị trí địa lí tạo thuận lợi hay gây khó khăn trong việc trao đổi tiếp cận hay cùng phát triển giữa các vùng
trong một nước giữa các quốc gia với nhau. Trong xu thế hội nhập của nền kinh tế thế giới vị trí địa lí là
một nguồn lực góp phần định hướng có lợi nhất trong phân công lao động quốc tế.
- Nguồn lực tự nhiên là cơ sở tự nhiên của quá trình sản xuất. Đó là những nguồn vật chất vừa phục vụ trực
tiếp cho cuộc sống vừa phục vụ cho phát triển kinh tế. Sự giàu có và đa dạng về tài nguyên thiên nhiên tạo
lợi thế quan trọng cho sự phát triển.
- Nguồn lực kinh tế - xã hội nhất là dân cư và nguồn lao động nguồn vốn khoa học - kỹ thuật và công nghệ
chính sách toàn cầu hoá khu vực hoá và hợp tác có vai trò quan trọng để lựa chọn chiến lược phát triển phù
hợp với điều kiện cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn.
Hiểu biết và đánh giá đúng cũng như biết huy động tối đa các nguồn lực sẽ thúc đẩy quá trình phát triển
kinh tế ở mỗi quốc gia. Các nước đang phát triển muốn nhanh chóng thoát khỏi sự nghèo nàn tụt hậu cần
phải phát hiện và sử dụng hợp lí có hiệu quả các nguồn lực sẵn có trong nước đồng thời tranh thủ các
nguồn lực từ bên ngoài nhất là các nước phát triển.

Các nguồn lực chính để phát triển kinh tế - xã hội
1. Vị trí địa lí
Lãnh thổ Việt Nam bao gồm hai bộ phận: phần đất liền ( diện tích 330.991 km2) và phần biển rộng lớn gấp
nhiều lần so với phần đất liền.
a) Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa. Đặc điểm đó đã làm cho thiên nhiên nước ta khác hẳn

với các nước có cùng vĩ độ ở Tây Á Đông Phi Tây Phi và tác động sâu sắc tới các hoạt động kinh tế.
b) Việt Nam nằm ở phía Đông bán đảo Đông Dương gần trung tâm Đông Nam Á có một vùng biển rộng
lớn giàu tiềm năng. Vị trí tiếp giáp trên đất liền và trên biển làm cho nước ta có thể dễ dàng giao lưu về
kinh tế và văn hoá với nhiều nước trên thế giới.
c) Việt Nam nằm ở khu vực đang diễn ra những hoạt động kinh tế sôi động của thế giới. Nền kinh tế của
các nước trong khu vực đứng đầu là Xingapo sau đó là Malaixia Thái Lan Inđônêxia có nhiều chuyển biến
đáng kể và ngày càng chiếm vị trí cao hơn trong nền kinh tế toàn cầu cũng như ở châu Á - Thái Bình
Dương. Trong nhiều năm liên tục trước cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra vào nửa sau thập kỷ 90 tốc độ
tăng trưởng kinh tế của các nước trong khu vực đạt khá cao. Vị thế của ASEAN ngày càng được khẳng

10


định.
2. Tài nguyên thiên nhiên
a) Nước ta có sự đa dạng về tài nguyên thiên nhiên. Ở trình độ phát triển kinh tế như hiện nay tài nguyên
đất giữ vị trí quan trọng. Việt Nam có khoảng 8 0 triệu ha đất nông nghiệp bao gồm đất ở đồng bằng ở các
bồn địa giữa núi ở đồi núi thấp và các cao nguyên.
Nguồn nhiệt ẩm lớn tiềm năng nước dồi dào số lượng các giống loài động thực vật biển và trên cạn khá
phong phú nguồn khoáng sản đa dạng v.v... là những thuận lợi mà thiên nhiên đã dành cho chúng ta.
Tuy nhiên nước ta cũng có nhiều tai biến do thiên nhiên gây ra như bão lũ lụt hạn hán v.v... Gần như không
năm nào không có thiên tai gây ra những tổn thất nhất định cho nền kinh tế và cho đời sống nhân dân ở
vùng này hay vùng khác.
Khoáng sản là một loại tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa đặc biệt đối với việc phát triển kinh tế - xã hội.
nhìn chung ở nước ta nhiều loại khoáng sản phân tán theo không gian và phân bố không đều về trữ lượng.
Một số khoáng sản với trữ lượng đáng kể như: boxit vật liệu xây dựng dầu khí sắt v.v... tuy mới được khai
thác bước đầu nhưng đã tỏ ra có hiệu quả.
Việc khai thác và sử dụng các nguồn lực về tài nguyên thiên nhiên có quan hệ mật thiết với trình độ phát
triển của khoa học - kỹ thuật và công nghệ cũng như phụ thuộc nhiều vào vốn đầu tư.
Trên một đơn vị diện tích số lượng tài nguyên nhiều trữ lượng nhỏ lại phân tán như trong điều kiện hiện

nay có thể là một khó khăn. Song nếu áp dụng công nghệ khai thác tài nguyên tiên tiến trên quan điểm kinh
tế tổng hợp thì mức độ tập trung tài nguyên như đã nêu ở trên lại có thể coi là một thế mạnh.
b) Cho đến gần đây những hậu quả của chiến tranh để lại và nhất là việc khai thác không hợp lý tài nguyên
ở nước ta đã dẫn đến tình trạng nhiều loại bị suy giảm nghiêm trọng.
Thực trạng khai thác tài nguyên ở Việt Nam rất khác nhau. Trong khi tài nguyên biển chưa sử dụng được
bao nhiêu thì nhiều loại tài nguyên khác lại bị khai thác quá mức.
Tài nguyên rừng bị tàn phá nghiêm trọng nhất. Hiện nay độ che phủ của rừng đang ở mức báo động. Rừng
chỉ còn chiếm 32% diện tích cả nước (1999). Đất đai nhiều vùng bị sói mòn diện tích đất trồng đồi trọc
tăng lên đáng kể. Nhiều hệ sinh thái rừng nhất là ở khu vực ven biển đầu nguồn và cửa sông bị phá hoại
nặng nề. Nguồn gen động vật thực vật bị giảm sút mạnh.
Sự suy giảm tài nguyên thiên nhiên trước hết là hậu quả trực tiếp của việc khai thác bừa bãi không theo một
chiến lược nhất định. Sau nữa là trình độ công nghệ khai thác của nước ta còn lạc hậu. Vì thế tài nguyên bị
lãng phí mà chi phí khai thác lại cao.
c) Tài nguyên thiên nhiên là một trong những nguồn lực cơ bản trong việc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội. Do đó vấn đề sử dụng hợp lí đi đôi với việc bảo về và tái tạo tài nguyên thiên nhiên đang được đặt
ra nhằm đảm bảo những điều kiện tốt nhất cho sự phát triển bền vững của Việt Nam hiện tại và trong tương
lai.
dân cư và nguồn lao động

1. Việt Nam là một nước đông dân có nhiều thành phần dân tộc
Theo số liệu Tổng điều tra dân số ngày 1 - 4 - 1999 dân số nước ta là 76.327.900 người. Về dân số nước ta
đứng hàng thứ hai ở khu vực Đông Nam Á và hàng thứ 13 trong tổng số hơn 200 quốc gia và lãnh thổ trên
thế giới.
Dân số là một nguồn lực quan trọng để phát triển nền kinh tế. Với số dân đông nước ta có nguồn lao động
dồi dào thị trường tiêu thụ rộng lớn. Song trong điều kiện nước ta hiện nay dân số đông là một trở ngại lớn
cho việc phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của nhân dân.

11


Nước ta có 54 thành phần dân tộc đoàn kết trong quá trình dựng nước và giữ nước. Hiện nay trình độ phát

triển kinh tế - xã hội giữa các thành phần dân tộc ở nước ta vẫn còn có sự chênh lệch. Vì vậy phải chú trọng
hơn nữa đển việc phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng dân tộc ít người.
2. Dân số nước ta tăng nhanh
Dân số tăng quá nhanh dẫn đến sự bùng nổ dân số. Điều đó xảy ra ở nước ta từ cuối những năm 50 của thế
kú XX. Tuy nhiên ở từng vùng lãnh thổ từng thành phần dân tộc mức bùng nổ dân số có sự khác nhau. Trên
phạm vi toàn quốc dân số nước ta đã tăng gấp đôi từ 30 lên 60 triệu người trong vòng 25 năm (1960 1985).
Nhịp độ gia tăng dân số cũng biến đổi qua các thời kì.
Trong thời kì 1931 - 1960 tốc độ gia tăng trung bình năm là 1 85%. Dân số tăng nhanh vào những năm
1965 - 1975 với mức tăng trung bình năm trên 3%. Giữa hai đợt tổng điều tra dân số lần thứ nhất và lần thứ
hai (1979 và 1989) mức tăng trung bình năm giảm xuống còn 2 1% và giữa hai cuộc tổng điều tra dân số
gần đây nhất (1989 và 1999) là 1 7%.
Hiện nay do kết quả của việc thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình nhịp độ tăng dân số ở
nước ta đang có xu hướng giảm xuống tuy còn chậm. Mặc dù tỉ lệ sinh có giảm song số dân nước ta trong
thời kì 1979 - 1989 vẫn tăng thêm 11 7 triệu người tương đương với số dân của một nước trung bình trên
thế giới.
Trong thời kì 1989 - 1999 số dân tăng thêm 11 9 triệu người tỉ lệ gia tăng dân số trung bình năm tuy có
giảm (1 7%) nhưng vẫn cao hơn một chút so với mức gia tăng tự nhiên của toàn thế giới.
Sự gia tăng dân số quá nhanh đã tạo nên sức ép rất lớn đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
và nâng cao chất lượng cuộc sống của từng thành viên trong xã hội.
3. Dân số nước ta thuộc loại trẻ
Cơ cấu các nhóm tuổi trong tổng số dân (1 - 4 - 1999) của nước ta là:
+ Dưới độ tuổi lao động: 33 1%
+ Trong độ tuổi lao động: 59 3%
+ Ngoài độ tuổi lao động: 7 6%
Do dân số trẻ nên lực lượng lao động của nước ta chiếm khoảng 50% tổng số dân. Hàng năm xã hội có
thêm khoảng 1 1 triệu lao động mới. Điều đó gây nên những khó khăn về sắp xếp việc làm cho số lao động
gia tăng. Tuy nhiên lực lượng lao động của Việt Nam có khả năng tiếp thu nhanh các kỹ thuật và công nghệ
tiên tiến. Nếu được đào tạo và sử dụng hợp lí họ sẽ trở thành nguồn lực quyết định để xây dựng đất nước.
4. Dân cư và nguồn lao động nước ta phân bố không đều
Điều đó phụ thuộc vào lịch sử định cư trình độ phát triển kinh tế -xã hội mức độ màu mỡ của đất đai sự

phong phú của nguồn nước v.v... Tính chất không đồng đều này thể hiện rõ rệt giữa các vùng và ngay trong
nội bộ từng vùng lãnh thổ.
Khoảng 80% số dân tập trung ở vùng đồng bằng và ven biển với mật độ dân số rất cao (đồng bằng sông
Hồng 1180 người/km2 - 1999). Ở trung du và miền núi dân cư thưa thớt hơn nhiều (Tây Nguyên là 67
người/km2 Tây Bắc là 62 người/km2).
Sự phân bố dân cư không đều còn thể hiện giữa thành thị và nông thôn. 76 5% số dân sinh sống ở nông
thôn còn ở thành thị chiếm 23 5% (số liệu năm 1999)
Tình hình phân bố dân cư như vậy gây ra những khó khăn cho việc sử dụng hợp lí nguồn lao động và việc
khai thác nguồn tài nguyên hiện có ở mỗi vùng.

12


5. Để giảm bớt gánh nặng dân số cần phải có chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả
nguồn lao động của nước ta
Trước mắt cần có những biện pháp hữu hiệu nhằm giảm nhanh tỉ lệ sinh đồng thời từng bước phân bố lại
dân cư lao động giữa các vùng và giữa các ngành kinh tế trong phạm vi cả nước.

I. Đường lối phát triển kinh tế - xã hội
1. Việc đổi mới kinh tế - xã hội một cách toàn diện là vấn đề cơ bản xuyên suốt hệ thống chính sách của
Đảng và Nhà nước
Đây cũng chính là nguồn lực quan trọng góp phần vào việc định hướng phát triển nền kinh tế và giải quyết
các vấn đề xã hội chủ yếu đang đặt ra ở nước ta. Cho đến nay nền kinh tế nước ta đã trải qua từ việc phi tập
trung hoá về mặt hành chính đến việc bước đầu đổi mới toàn diện. Từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI
năm 1986 quá trình đổi mới đã được định hình và phát triển đúng hướng. Sự đổi mới thể hiện ở việc xoá bỏ
cơ chế quản lí tập trung quan liêu bao cấp xây dựng cơ cấu kinh tế năng động sử dụng cơ chế thị trường
theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
2. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010 đã được vạch ra nhằm giải quyết những vấn đề kinh
tế - xã hội cấp bách của đất nước
Mục tiêu tổng quát của chiến lược là: Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển nâng cao rõ rệt đời

sống vật chất văn hoá tinh thần của nhân dân; tạo nền tảng để năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước
công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người năng lực khoa học và công nghệ kết cấu hạ tầng
tiềm lực kinh tế quốc phòng an ninh được tăng cường thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa được hình thành về cơ bản ; vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao.
Năm 2010 tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng ít nhất gấp đôi so với năm 2000 ; chuyển dịch mạnh cơ
cấu kinh tế và cơ cấu lao động giảm tỉ lệ lao động nông nghiệp xuống còn khoảng 50%.
3. Để thực hiện chiến lược đổi mới nhiều chính sách cụ thể đã được ban hành
Một trong những nguồn lực quan trọng để đảm bảo thực hiện thắng lợi mục tiêu của chiến lược kinh tế - xã
hội là vấn đề tạo vốn. Ngoài chính sách huy động vốn trong nước chính sách mở cửa và luật đầu tư đã ra
đời và đang phát huy tác động trong nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội.
Việt Nam được coi là một thị trường khá hấp dẫn là nơi đang có nhiều nước trong khu vực và trên thế giới
đến đầu tư.
II. Đường lối phát triển kinh tế - xã hội
1. Nước ta đã xây dựng được một hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật có trình độ nhất định để phục vụ cho
sự nghiệp phát triển đất nước
a) Cơ sở vật chất - kỹ thuật của các ngành từng bước được hình thành. Trong nông nghiệp cả nước có gần
5300 công trình thuỷ lợi trong đó có khoảng 3000 trạm bơm. Các công trình này đã góp phần vào việc chủ
động tưới nước cho 4 8 triệu ha và tiêu nước cho 52 vạn ha. Ngoài ra phải kể đến nhiều cơ sở bảo vệ thực
vật thú ý nghiên cứu giống nhân giống và tạo ra nhiều giống cây con phù hợp với điều kiện sinh thái kỹ
thuật nuôi trồng cho năng suất cao.
Trong công nghiệp cả nước có 2821 xí nghiệp trung ương và địa phương 590.246 cơ sở sản xuất ngoài
quốc doanh - (tính đến hết năm 1998). Một số ngành công nghiệp khai thác (than dầu khí) công nghiệp sản
xuất hàng tiêu dùng (dệt giấy v.v...) xi măng.
Mạng lưới giao thông chính đã toả đi nhiều nơi từ Bắc đến Nam từ đồng bằng lên trung du và miền núi.
Dọc vùng duyên hải là hệ thống cảng biển trong đó đáng kể nhất là các cảng Hải Phòng Đà Nẵng Sài Gòn.
Năng lực vận chuyển hàng hoá của các cảng biển đạt 11 6 triệu tấn/năm (năm 1999). Mạng lưới thương mại

13



phát triển rộng khắp với 1 5 triệu người kinh doanh chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp.
b) Về phương diện lãnh thổ các trung tâm công nghiệp quan trọng (Hà Nội thành phố Hồ Chí Minh) và một
số vùng chuyên canh (lúa cây công nghiệp) có quy mô lớn thật sự trở thành bộ khung cho việc hình thành
các vùng kinh tế.
2. Tuy nhiên cơ sở vật chất - kỹ thuật chưa đủ mạnh để có thể đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã
hội
Trừ một số cơ sở công nghiệp mới xây dựng trình độ kỹ thuật và công nghệ của nước ta nói chung còn lạc
hậu. Sự thiếu đồng bộ giữa các ngành và trong từng ngành còn phổ biến. Kết cấu hạ tầng vẫn đang ở tình
trạng kém phát triển.
Sự phân bố cơ sở vật chất - kỹ thuật của nền kinh tế chưa đồng đều giữa các vùng. Các cơ sở kinh tế lớn tập
trung chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng và phụ cận ở Đông Nam Bộ đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh. Ở
các vùng này kết cấu hạ tầng phát triển hơn hẳn các vùng còn lại của đất nước. Trong lúc đó cả một vùng
rộng lớn của Tây Bắc Tây Nguyên cơ sở vật chất - kỹ thuật và kết cấu hạ tầng phục vụ cho việc phát triển
kinh tế - xã hội còn rất hạn chế.
3. Để tạo tiền đề cho sự phát triển việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất - kỹ thuật là một vấn
đề cấp thiết
Trước mắt việc đầu tư theo chiều sâu kết hợp giữa hiện đại hoá và phát triển đồng bộ cơ sở vật chất - kỹ
thuật sẽ tạo điều kiện cho nền kinh tế - xã hội nước ta tiến kịp trình độ chung của thế giới

14



×