Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Lê Lai – Lê Lợi ở Thọ Xuân – Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (560.12 KB, 32 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đề tài nghiên cứu “Bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội
Lê Lai – Lê Lợi ở Thọ Xuân – Thanh Hóa” là công trình nghiên cứu độc lập của
các nhân tôi.Tất cả các thông tin, kết quả nghiên cứu trong bài tiểu luận này là
trung thực.Mọi tài liệu tham khảo,trích dẫn khoa học đều có nội dung chính xác, có
nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng.Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Sinh viên


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Lê Thị Hiền – giảng viên chính giảng dạy
tôi trong bộ môn Phương pháp nghiên cứu khoa học và các thầy cô giáo, đã hướng
dẫn và giúp đỡ tôi rất nhiệt tình trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành bài
tiểu luận này.


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Dân tộc Việt Nam luôn tự hào về hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ
nước.Trong suốt chiều dài lịch sử đó, với bao biết đổi thăng trầm đã đúc kết lại
thành một nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.
Theo thống kê năm 2004 của Cục Văn Hóa Thông Tin cơ sở và Bộ Văn
Hóa Thông Tin, cả nước có 8902 lễ hội lớn nhỏ và được phân bố rộng khắp các
tỉnh thành.Ở địa phương nào cũng có lễ hội đặc trưng tiêu biểu mang đậm văn
hóa địa phương, vùng miền.
Thanh Hóa, miền đất có truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời và có nhiều
di tích, danh lam thắng cảnh, lễ hội nổi tiếng trong cả nước.Những giá trị văn
hóa nơi đây là tài sản vô giá, là niềm tự hào dân tộc không chỉ riêng của đất và


người xứ Thanh mà còn của chung toàn dân tộc.Nơi đây gắn liền với những lịch
sử truyền thống đánh giặc ngoại xâm của dân tộc và lưu giữ những giá trị văn
hóa tinh thần truyền thống.Trong số đó không thể không nói đến lễ hội Lê Lai –
Lê Lợi.
Nằm ở phía Tây tỉnh Thanh Hóa, Thọ Xuân là vùng đất “ địa linh nhân
kiệt” có vị thế chiến lược trọng yếu trong sự nghiệp đấu tranh dựng nước và giữ
nước. Nơi đây không chỉ sản sinh ra những vị anh hung cho dân tộc như: Lê
Hoàn, Lê lợi, Chúa Trịnh, Chúa Nguyễn… mà còn là nơi gìn giữ nhiều giá trị
văn hóa độc đáo. Điển hình là lễ hội Lê Lai – Lê Lợi, một lễ hội truyền thống
của vùng đất xứ Thanh.
Tuy nhiên, việc tổ chức lễ hội ở đây mới chỉ dừng lại ở quy mô là lễ hội
dân gian mang ý nghĩa Văn hóa thuần túy ở địa phương, mà chưa có sự mở rộng
quy mô của lễ hội mang tính quốc gia, dân tộc.
Là một người con của quê hương, cũng là sinh viên chuyên ngành Quản
lý Văn Hóa của trường Đại học Nội Vụ Hà Nội.Đây là cơ hội để tôi thực hiện
được sự yêu thích, niềm đam mê tìm hiểu về các nền văn hóa.Đồng thời, việc
nghiên cứu các nền văn hóa, lễ hội giúp tôi có thêm nhiều kiến thức hiểu biết
trong học tập và công việc sau này mình làm – là một nhà Quản lý Văn
Hóa.Việc tìm hiểu, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của quê hương
4


cũng chính là trách nhiệm, tình cảm của tôi dành cho quê hương của mình.
Xuất phát từ thực tế đó, tôi chọn đề tài: “Bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội
Lê Lai – Lê Lợi ở Thọ Xuân – Thanh Hóa” làm đề tài nghiên cứu cho bộn môn
Phương pháp nghiên cứu khoa học.
2. Lịch sử nghiên cứu
Nhiều người lâu đã biết đến Thọ Xuân với những vị anh hùng của dân
tộc như: Lê Hoàn, Lê Lợi,… với những di tích Lam Kinh, đền thờ Lê Hoàn hay
những trò diễn xướng dân gian mà xưa kia dùng để tiến vua và gắn liền là hệ

thống lễ hội đặc sắc phong phú.
Tuy nhiên, chúng ta chủ yếu chỉ mới có những bài viết nghiên cứu đơn lẻ
từng phần hoạt động của lễ hội mà chưa có công trình nào nghiên cứu tìm hiểu
tổng quát về lễ hội và những định hướng gìn giữ và phát triển văn hóa của lễ
hội.Trong “Non nước Việt Nam”, tác giả Vũ Thế Bình có đề cập đến Lễ hội
Lam Kinh ở Thanh Hóa nhưng vẫn chưa đi nghiên cứu sâu về lễ hội Lê Lai – Lê
Lợi.Và một số công trình nghiên cứu khoa học về lễ hội Lam Kinh của các tác
giả khác nhưng hết sức sơ lược, ngắn gọn thiếu thông tin như:
-

Đỗ Như Chung, (2007), Lễ hội Lam Kinh từ lễ hội cung đình đến lễ hội dân

-

gian.
Thiên Lam, (2009), Lễ hội Lam Kinh mang đậm nét văn hóa thời Lê.
Những bài viết này chỉ khái quát lại một phần hoạt động của lễ hội mà
không đi sâu và phân tích toàn bộ quá trình hoạt động diễn ra lễ hội cũng như ý
nghĩa, vai trò của lễ hội, không đánh giá được tiềm năng của lễ hội cũng như
đưa ra được các giải pháp để phát huy truyền thống lễ hội.Mặc dù vậy, đây cũng
là những nguồn tài liệu tham khảo quan trọng để tôi tiến hành nghiên cứu và
hoàn thành đề tài kết thúc bài tiểu luận cho bộ môn Phương pháp nghiên cứu
khoa học.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Lễ hội Lê Lai – Lê Lợi ở Thọ Xuân – Thanh Hóa.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
5



- Thời gian diễn ra lễ hội: Lễ hội Lê Lai – Lê Lợi diễn ra trong 3 ngày.
Bắt đầu từ ngày 21/8 – 23/8 âm lịch hàng năm.
-Không gian nghiên cứu: xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh
Hóa.Tại Khu di tích lịch sử Lam Kinh và các địa điểm gồm Đền thờ Lê Thái Tổ,
Khu lăng mộ Lê Thái Tổ, Đền thờ Trung Túc Vương Lê Lai.
- Nội dung: các hoạt động diễn ra lễ hội với các phần tế, lễ, rước,các
hoạt động hội diễn ra tại xã Xuân Lam – Thọ Xuân – Thanh Hóa.
4. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lý luận về lễ hội Lê Lai – Lê Lợi và khái quát về xã
Xuân Lam – Thọ Xuân – Thanh Hóa.
- Diễn trình lễ hội Lê Lai – Lê Lợi ở Thọ Xuân – Thanh Hóa.
- Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội Lê Lai – Lê Lợi ở
Thọ Xuân – Thanh Hóa.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tôi đã sữ dụng các phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập thông tin trực tiếp: quan sát.
- Phương pháp thu thập thông tin gián tiếp:
+ Phân tích và tổng hợp tài liệu.
+ Nghiên cứu tài liệu, tư liệu tham khảo.
+ Nguồn tin từ mạng Internet.
6. Mục đích nghiên cứu
- Về mặt khoa học, nghiên cứu lễ hội Lê Lai – Lê Lợi ở Thọ Xuân –
Thanh Hóa góp phần xây dựng lễ hội văn hóa tiêu biểu trong bối cảnh phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương.
- Về mặt thực tiễn thì đề tài hoàn thành sẽ góp phàn giới thiệu, quảng bá
hình ảnh lễ hội Lê Lai – Lê Lợi ở Thọ Xuân – Thanh Hóa.Đồng thời, để các cơ
quan chính quyền địa phương quan tâm chú trọng phát triển giá trị văn hóa của
lễ hội.
- Bên cạnh đó, đề tài đưa ra những đề xuất định hướng trong việc bảo tồn,
gìn giữ và khai thác giá trị văn hóa.

6


- Kết quả đạt được của đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo
cho cán bộ làm công tác Quản lý Văn Hóa.
7. Cấu trúc đề tài
- Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được
chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về lễ hội và khái quát về xã Xuân Lam –Thọ
Xuân - Thanh Hóa.
Chương 2: Diễn trình lễ hội Lê Lai – Lê Lợi ở Thọ Xuân – Thanh Hóa.
Chương 3: Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội Lê Lai –
Lê Lợi ở Thọ Xuân – Thanh Hóa.

7


Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LỄ HỘI LÊ LAI – LÊ LỢI VÀ
KHÁI QUÁT VỀ XÃ XUÂN LAM – THỌ XUÂN – THANH HÓA
1.1.Cơ sở lý luận về lễ hội
1.1.1. Khái niệm lễ hội
Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng diễn ra trên một địa bàn
dân cư trong thời gian và không gian xác định.Nhằm nhắc lại một sự kiện, nhân
vật lịch sử hay huyền thoại đồng thời là dịp thể hiện cách ứng xử văn hóa của
con người với thiên nhiên, thần thánh và con người trong xã hội.
Quốc gia nào, dân tộc nào cũng có những lễ hội truyền thống.Đó lá di sản
văn hóa chứa đựng giá trị tinh túy và luôn gạn lọc những gì không còn phù hợp
với thời đại mới.Lễ hội là hoạt động văn hóa dân gian bao gồm phần lễ và phần
hội:
“Lễ” là hệ thống những hành vi, động tác nhằm biểu hiện sự tôn kính của

con người với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người
trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện.Phần lễ thường diễn
ra ở những nơi trang nghiêm như trong hoặc trước cửa đình, đền, chùa... Tham
gia vào điều hành phần lễ là các bậc cao niên có uy tín trong cộng đồng, được
cộng đồng kính trọng và tuân thủ sự điều hành trong lễ hội. ý nghĩa của lễ là để
giao tiếp với thần linh thông qua các nghi thức tín ngưỡng thể hiện nguyện vọng
hay ký ức của một cộng đồng.
“Hội” là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng, xuất phát
từ nhu cầu cuộc sống.Phần hội diễn ra ở một “ không gian mỡ” rộng lớn hơn,
cho toàn thể cộng đồng và mọi người có thể tham gia, “vui như hội” vì đây là
không gian, thời gian nhằm thõa mãn nhu ầu vui chơi, giải trí của con người
thông qua csc trò chơi dân gian thể hiện sụ khéo léo, khỏe mạnh.
Như vậy ta thấy, “Lễ hội” là một thể thống nhất không thể tách rời.Lễ là
phần đạo đức tín ngưỡng, phần tâm linh sâu xa trong mỗi con người.Hội là các
trò diễn mang tính nghi thức, gồm các trò chơi dân gian phản ánh cuộc sống.Lễ
hội nhằm kỷ niệm một sự kiện quan trọng với cả cộng đồng.
Lễ hội là nơi lưu các giá trị văn hóa truyền thống của làng, của mỗi dân
tộc, vùng miền, phản ánh những nét đẹp văn hóa truyền thống, nhắc nhở ý thức
8


về cội nguồn, tưởng nhớ tổ tiên dân tộc, anh hùng dân tộc...Lễ hội còn mang tính
giáo dục tư tưởng, đạo đức lối sống, giáo dục lòng yêu nước, yêu quê hương.Và
đến với lễ hội mọi người còn được tham dự các trò chơi,trò vui trong hội thể
hiện ý thức về đồng loại, cố kết con người trong cộng đồng , thể hiện ý thức về
mỹ tục và thể hiện tài năng văn hóa, văn nghệ, thể thao của từng cá nhân, của
cộng đồng.
1.1.2.Những đường lối chủ trương chính sách của nhà nước về lễ hội
Lễ hội là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta có lịch sử hàng ngàn năm,từ
thời sơ khai lập địa.Lễ hội thể hiện lòng tri ân của nhân dân vói truyền thống

chung của dân tộc, ôn lại lịch sử và ghi nhận công đức của các bậc hiền tài đac
có công dựng nước và giữ nước, bảo vệ nền độc lập của dân tộc qua các thời kỳ
lịch sử.
Lễ hội ở nước ta rất đa dạng và phong phú,tùy theo các vùng miền, đặc
trưng riêng của mỗi địa phương, mỗi nơi có nội dung và cách tổ chức lễ hội khác
nhau.Nhưng mục đích chung của lễ hội ở nước ta đều nêu cao tinh thần gìn giữ
bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc.
Và trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương
chính sách về tự do tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc, văn hóa đảm bảo phát huy sức
mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc.Công tác quản lý lễ hội luôn được chú trọng
và chỉ đạo chặt chẻ bảo đảm cho người tham gia lễ hội thực sự văn minh, an
toàn, tiết kiệm.Tăng cường công tác tổ chức quản lý lễ hội,đưa ra các hướng dẫn
các địa phương về tổ chức lễ hội, đưa hoạt động lễ hội vào nề nếp, thu hút tập
hợp đông đảo quần chúng nhân dân tham gia.
Nhà nước ta đã đề ra những chính sách nhằm phát huy bản sắc văn hóa
của dân tộc trong lễ hội như tăng cường công tác giáo dục tuyên truyền nâng cao
nhận thức cho người dân về lễ hội, cán bộ đảng viên phải gương mẫu chấp hành
các quy định về quản lý tổ chức lễ hội, không chi ngân sách và sử dụng phương
tiện công tham gia lễ hội.
Công tác quản lý Nhà nước về lễ hội phải đặc biệt quan tâm và ban hành
các văn bản quản lý hướng dẫn tổ chức lễ hội,có kế hoạch nội dung cụ thể.Các
thành viên được phân công nhiệm vụ rõ ràng và chịu trách nhiệm trước địa
9


phương về công việc mình được phân công.
Chỉ đạo bảo đảm công tác an ninh trong lễ hội, có phương án xử lý những
trường hợp gây mất trật tự, an toàn, trộm cắp, đánh nhau... trong lễ hội.Tổ chức
tốt các hoạt đọng dịch vụ lễ hội như sắp xếp các cửa hàng, nơi ăn nghỉ cho
khách trong khu vực lễ hội.

Việc thực hiện tốt các chủ trương chính sách của nhà nước, sự quan tâm
lãnh đạo của các ban nghành đã góp phần quản lý tổ chức tốt các lễ hội.Qua lễ
hội khơi dậy được nhiều truyền thống tốt đẹp của dân tộc,góp phần thực hiện
thắng lợi chủ chương chính sách của Đảng và Nhà nước, bảo đảm an toàn, tiết
1.2.

kiệm trong các dịp lễ hội.
Vai trò của lễ hội Lê Lai – Lê Lợi
Hàng năm cứ vào dịp 21 – 22 tháng Tám âm lịch, người dân xứ Thanh lại
nô nức đổ về khu di tích lịch sử Lam Kinh tại xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân,
tỉnh Thanh Hóa để tham gia lễ hội Lê Lai – Lê Lợi.Lễ hội nhằm tưởng nhớ
người anh hùng dân tộc Lê Lợi và các vị vua triều Hậu Lê, những người đã góp
phần xây dựng nên một triều đại thịnh vượng tồn tại đến 360 năm với 27 triều
vua trong lịch sử phong kiến Việt Nam.
Lễ hội Lê Lai – Lê Lợi ở Thọ Xuân là lễ hội truyền thống lớn nhất ở
Thanh Hóa.Lễ hội nhằm nhắc nhở các thế hệ con cháu sau này về truyền thống
quê hương, đát nước, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.Sự hi sinh anh dũng,
tưởng nhớ đến các vị anh hùng dân tộc đã có công với nước nhà,là tấm gương
cho các thế hệ mai sau học tập.
Lễ hội như sợi dây gắn kết cộng đồng, tạo dựng không gian văn hóa vừa
trang trọng, linh thiêng, vừa tưng bừng, náo nức.Là nơi con cháu quê hương đến
với lịch sử cha ông, dân tộc, trở về cội nguồn, tưởng nhớ công ơn người đi
trước.Và cũng là nơi người dân được vui chơi, giải trí, bù đắp tinh thần.Và lễ hội
cũng góp phần làm phong phú bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc, đa dạng về
lễ hội ở nước ta, mang đậm nét văn hóa dân gian, đồng thời phát triển thêm
những msawsc thái mới của lễ hội hiện đại, tích hợp được nhiều giá trị lịch sử,
văn hóa và nhân văn.Góp phần bảo tồn văn hóa dân tộc gắn với phát triển du
lịch, phát triển đất nước.
10



Có thể thấy rằng, vai trò của lễ hội Lê Lai – Lê Lợi có ý nghĩa rất lớn của
Thanh Hóa nói riêng và cả nước nói chung.Không chỉ trong đời sống hàng ngày,
thể hiện ý nghĩa văn hóa mà nó còn là một trong những khuôn mẫu chuẩn mực
1.3.
1.3.1.

để con người noi theo.
Khái quát về xã Xuân Lam – Thọ Xuân – Thanh Hóa
Đặc điểm địa lý, kinh tế
Khu di tích lịch sử Lam Kinh cách thành phố Thanh Hóa 50km về phía
Tây.Nằm trên địa bàn xã Xuân Lam, thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh
Thanh Hóa.Lam Kinh quê hương đất tổ nhà Lê – nơi sinh ra anh hùng dân tộc
Lê Lợi (1385 – 1433), nơi phát tích cuộc khỡi nghĩa Lam Sơn lừng lẫy chiến
công thế kỷ XV, nơi tụ họp những anh hùng hào kiệt khắp bốn phương chung
sức chung lòng đứng lên đánh giặc cứu nước.Đây là một di tích lịch sử quốc gia
cấp từ năm 1962.Năm 2013, khu di tích này được công nhận là di tích quốc gia
đặc biệt.Di tích mang nhiều ý nghĩa giá trị văn hóa thiêng liêng không chỉ của
nhân dân Thanh Hóa mà của cả dân tộc.
Về địa lý, Xuân Lam là một xã thuộc huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh
Hóa.Xã Xuân Lam có diện tích 5,36km2,mật độ dân số đạt 642 người/km2 với 2
dân tộc chính là dân tộc Kinh và dân tộc Mường.Có vị trí địa lý phía Đông giáp
xã Xuân Thiên, phía Nam giáp xã Thọ Lâm, phía Tây giáp thị trấn Lam Sơn,
phía Bắc giáp xã Thiên Thọ.Khí hậu nơi đây vừa mang kiểu khí hậu miền Bắc
lại vừa mang những hình thái của khí hậu miền Trung.Ngôn ngữ thì phần lớn
người dân nói phương ngữ Thanh Hóa với vốn từ vựng của phương ngữ Nghệ
Tĩnh, song âm vực lại khá gần với phương ngữ Bắc Bộ.Đó lại là cái nôi hình
thành lên nền văn hóa địa phương phong phú, đa dạng.Đây là vùng đất “địa linh
nhân kiệt” có vị thế chiến lược trọng yếu trong sự nghiệp đấu tranh dựng nước
và giữ nước.

Trước kia, đường đi tới khu di tích phải qua cầu phà khó khăn.Nhưng giờ
đây, du khách có thể tới đây bằng đường bộ một cách dễ dàng, hoặc nếu có thì
giờ thì đi thuyền theo đường thủy , dọc sông Mã, sông Chu để có thể thưởng
ngoại phong cảnh hai bên bờ.Đến địa đầu xã Xuân Lam, du khách đi qua cầu
11


Mục Sơn mới xây dựng, bắc qua sông Chu.Đây là con sông đã ghi lại nhiều
truyền thuyết về cuộc khỡi nghĩa Lam Sơn, như trận Lạc Thủy đánh giặc Minh
năm 1418.Du khách đi về phía hữu ngạn sông Chu là núi Mục, dưới chân núi
Mục là tấm bia ghi lại phần việc Lê Lai liều mình cứu Lê Lợi trong trận Chí
Linh.Cách nơi đây vài cây số đi về phía làng Tép chính là nơi thờ Trung Túc
Vương Lê Lai.Đi về phía Lam Kinh thì là nơi an táng vua Lê Thái Tổ và nơi đây
trở thành khu lăng sơn – nơi an táng các vị vua đầu triều Hậu Lê và Hoàng Hậu.
Về kinh tế, huyện Thọ Xuân là vùng đất nông nghiệp, ngoài cây lúc nước
thì đây là vùng sản xuất cây nông nghiệp mía đường.Trên địa bàn xã Xuân Lam
huyện Thọ Xuân còn có nhà máy đường Lam Sơn, nơi dẫn đầu phong trào mía
đường những năm 90 thế kỷ 20.Thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng khởi
xướng và lãnh đạo, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thọ Xuân đã đạt
được nhiều thành tựu quan trọng và tương đối toàn diện từ kinh tế - xã hội đến
quốc phòng – an ninh.Những chuyển biến tiến bộ về chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
cơ sở hạ tầng,đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng cao.Những
thành tựu đó đã tạo tiền đề để Thọ Xuân vững tiến vào hội nhập.
1.3.2.

Đặc điểm văn hóa
Huyện Thọ Xuân có truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời và đặc sắc mang
đậm chất dân tộc Việt.
Ví dụ như trò Xuân Phả ở đây là một món ăn tinh thần, một loại hình
nghệ thuật đặc biệt, đã từng được tiến vua.

Con người nơi đây có tinh thần hiếu học, đỗ đạt làm quan nhiều.Vua Lê
Thánh Tông – cháu đời thứ 4 của vua Lê Lợi cũng xuất thân từ vùng đất Thọ
Xuân.Và hiện nay có trường trung học cơ sở Lê Thánh Tông nổi tiếng vì tinh
thần hiếu học và chất lương giáo dục tốt, luông đạt giải cao trong cáo kỳ thi học
sinh giỏi quốc gia, cống hiến cho đất nước nhiều nhân tài.
Với lễ hội Lê Lai – Lê Lợi, truyền thống dân gian Việt Nam còn lưu
truyền câu thành ngữ “Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi”gắn vơi tích sử “Lê Lai
liều mình cứu Chúa”.Lễ hội Lam Kinh bắt đầu từ khi vua Lê Thái Tổ băng hà
được đưa về an táng tại Lam Kinh năm 1433.Từ đó, các vua đời sau và con cháu
của ngài hàng năm cứ đến ngày 21, 21 âm lịch đều về Lam Kinh làm giỗ.Và
12


trong tinh thần báo đáp hành động nghĩa hiệp của vị khai quốc công thần triều
Hậu Lê đã xã thân vì nghiệp lớn, Lê Lợi đã truyền dạy con cháu phải làm lễ giỗ
Lê Lai trước ngày giỗ của mình một ngày.Vì vậy, khi Lê Thái Tổ mất vào ngày
22 – 8 năm Qúy Sửu (1433) thì ngày 21 – 8 âm lịch hàng năm trở thành ngày
giỗ của Lê Lai dù rằng ông còn một ngày giỗ khác vào đúng ngày mất của mình
– mùng 8 tháng Giêng âm lịch.Từ đó, câu ca “hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi”
đã in đậm trong tâm thức mỗi con người đất Việt từ đời này qua đời khác.Đây
chính là nét đẹp truyền thống, là đạo lý nhân văn lâu đời của dân tộc Việt.
Bởi những ý nghĩa quan trọng như vậy, nên trong sự phát triển của mỗi
quốc gia, vấn đề bảo tồn và gìn giữ những nét văn hóa truyền thống của dân tộc
là hết sức quan trọng.Nó không những mang đặc trưng văn hóa dân tộc, bộ mặt
văn hóa dân tộc mà còn là màu cờ sắc thái riêng của dân tộc.Chính vì ý nghĩa to
lớn như vậy nên mỗi người con dân tộc cần biết và hiểu về những nét văn hóa
của quê hương mình.Với những lý do quan trọng trên tôi đã giới thiệu về lễ hội
Lê Lai – Lê Lợi ở Thọ Xuân – Thanh Hóa là điều kiện để tôi nói về diễn trình
hoạt động lễ hội ở đây, mang đến cái nhìn khách quan thiết thực về hoạt động lễ
hội Lê Lai – Lê Lợi.


13


Chương 2. DIỄN TRÌNH LỄ HỘI LÊ LAI – LÊ LỢI Ở THỌ XUÂN
– THANH HÓA
2.1. Công tác chuẩn bị
2.1.1. Chuẩn bị không gian môi trường
Như đã thành thông lệ hàng năm, cứ đến ngày 21 – 22 tháng 8 âm
lịch.Lớp lớp cháu con lại hội tụ về Lam Kinh thuộc xã Xuân Lam- Thọ Xuân –
Thanh Hóa để thắp nén tâm nhang tưởng nhớ người Anh hừng dân tộc Lê Lai và
đại công thần Lê Lợi cùng các vị vua Lê có công với nước nhà.
Công tác chuẩn bị cho lễ hội được chuẩn bị từ trước rất lâu.Ở các cung
đường chính đi tới khu di tích Lam Kinh được trải nhựa, hai bên hè phố được lát
đá, thuận tiện cho du khách đi đến lễ hội Lam Kinh không gặp khó khăn khi
tham gia giao thông.Cảnh quan môi trường trong các khu vườn, đường đến các
lăng tẩm đều được rọn dẹp sạch sẽ.Các loại cây cảnh được cát tỉa gọn gàng, đẹp
mắt, vệ sinh đường phố được quét rọn sạch sẽ.Trên các con đường đi tới lễ hội,
nhà nhà, ai ai cũng đều treo cờ của lễ hội, tạo nên một màu sắc lễ hội, một
không khí vui tươi náo nức.Các loại đèn trang trí đầy màu sắc được thắp sáng
trên các con đường, các loại băng rôn, khẩu ngữ chào đón lễ hội được treo
lên.Tình hình an ninh, trật tự được đảm bảo.
Việc chuẩn bị về không gian cảnh quan môi trường đã góp phần tạo nên
không khí cho lễ hội truyền thống nơi đây, tạo cho du khách thấy được cái
không khí náo nức của lễ hội, thu hút du khách về với lễ hội hơn.Tạo nên một
mùa lễ hội thành công, mang lễ hội đến với mọi người một cách gần gủi hơn.
2.1.2. Chuẩn bị lễ vật
Để tổ chức lễ hội thật tốt, ban quản lý lễ hội và người dân địa phương ở
đây phải chuẩn bị rất công phu và chu đáo từ trước.Từ đầu tháng 8 âm lịch, khi
ngày giỗ tổ đang đến gần,dân làng đã họp để bầu và cắt cử Chủ tế.Các công việc

khác như chuẩn bị lễ vật, trang phục, tập thật thuần thục các nghi lễ nghi thức
trong lễ hội, chuẩn bị mâm ngũ quả, chọn người làm công tác phục vụ trong Đại
lễ được nhân dân địa phương háo hức chuẩn bị.
Nguồn nhân lực chủ yếu không ai hơn hết là các bô lão trong địa phương,
14


các thanh niên nữ tú trai tráng, những người con của quê hương, nhân dân địa
phương và nhân dân cả nước cùng tham gia.
Lễ vật: trong lễ hội thì phần lễ vật là phần không thể thiếu, nó thể hiện
sự thành kính của con cháu với những vị tiền bối đã mất.Về phía những người
trực tiếp chủ trì lễ hội thì cần chuẩn bị kĩ lễ vật làm lễ.Không thể thiếu đó là
mâm ngũ quả, tượng trưng cho ngũ phúc lâm môn: Phúc, quý, thọ, khang,
ninh.Mâm ngũ quả được để trang nghiêm trên bàn thờ lễ.Và không thể thiếu
được trong dịp lễ như thế này là những bó hương nhang khói, những bó hoa tươi
được trang bày,những chén rượu làm từ gạo nếp thơm, những mâm lễ xôi, vàng
mã... Với mục đích, lòng thành tâm gửi đến những người đã hy sinh vì dân tộc,
vì đất nước để con cháu, những thế hệ mai sau có cơm ăn áo ấm, được sống
trong thời đại hòa bình.Với các du khách đến đây, người đi lễ cũng chuẩn bị kỉ
lễ vật để dâng lên.Đó là mâm lễ,có nhiều lễ vật như mâm xôi, con gà cúng, bó
nhang, chén rượu, những bộ quần áo làm từ vàng mã, những bó hoa đi lễ.... tất
cả đều thể hiện lòng thành kính, sự hướng về cội nguồn của người dân Việt.
Trang phục: trang phục là yếu tố thể hiện nên lễ hội, cần được chuẩn bị
một cách kĩ càng và cẩn thận đúng với truyền thống lễ hội, các phần trong lễ
hội.Với trang phục áo đỏ, thắt lưng đỏ, quần vàng khăn vàng ngay ngắn, đầu
buộc một đoạn vải mỏng qua đầu, chân đi hài.Các bô lão chính làm lễ thì mặc áo
dài, áo quan, đi hài, đầu đội mũ quan.Ngoài ra còn có cờ hội, các dụng cụ phục
vụ cho lễ hội.... Các trang phục trong lễ hội góp phần tái hiện lại cuộc sống xưa
kia, đưa ta về với cội nguồn hơn.
Văn nghệ: công tác chuẩn bị các tiết mục văn nghệ được người dân nơi

đây chuẩn bị từ rất lâu,các bài hát điệu múa dân gian được thể hiện đem đến cho
du khách không khí vui tươi.Các xóm, làng đều có những tiết mục văn nghệ
đem đến trong lễ hội và trước khi được diễn trong lễ hội thì các tiết mục văn
nghệ đã được chọn lọc.Các tiết mục hay nhất, ý nghĩa nhất sẽ được diễn trong lễ
hội.Bà con nhân dân đã tập luyện xong các nghi thức tế lễ, hát múa đảm bảo
phục vụ tốt trong lễ hội.
15


2.2. Diễn trình lễ hội Lê Lai – Lê Lợi
Lễ hội Lê Lai – Lê Lợi được diễn ra tại xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân,
Tỉnh Thanh Hóa hoạt động với 2 phần chính là: Phần lễ và phần hội.
2.2.1. Phần lễ
Lễ hội Lê Lai – Lê Lợi bắt đầu từ khi vua Lê Thái Tổ băng hà và được
đưa về an táng tại Lam Kinh năm 1433.Từ đó các đời vua sau và con cháu của
ngài hàng năm cứ đến ngày 21, 22 tháng 8 âm lịch đều về Lam Kinh làm
giỗ.Phần lễ tái hiện nhiều sự kiện trọng đại và mang đậm nét văn hóa thời
Lê.Những nghi thức tế lễ với những bài chúc văn, tế cáo mang đậm tính nhân
văn qua các đời vua Lê truyền lại, đây là những nét đẹp truyền thống về văn hóa
tâm linh trong lễ hội Lê Lai – Lê Lợi.Nghi thức lễ diễn ra với các hoạt động
rước kiệu, tế làm đại lễ.
Phần Đại lễ của lễ hội Lam Kinh diễn ra tại sân Rồng vào ngày 22 tháng 8
âm lịch.Trong không khí trang nghiêm, thành kính bởi âm thanh của trống,
chiêng.Với các nghi thức đúng theo nghi thúc truyền thống, tái hiện nhiều sự
kiện trọng đại thời Lê như: Màn trống hội, biểu diễn đánh trống đồng và các loại
trống da khác, cờ hội; đặc biệt là nghi thức tế lễ từ thời vua Lê Thái Tông, Lê
Thái Tổ, Lê Nhân Tông, Lê Thánh Tông truyền lại.
2.2.1.1. Nghi thức rước
Sáng ngày 21/8 âm lịch, sau khi ban lãnh đạo lễ hội đọc diễn văn chính
thức khai mạc lễ hội Lê Lai – Lê Lợi, cũng là lúc tiếng trống khai hội vang lên

mở đầu cho một mùa lễ hội bắt đầu.
Theo thông lệ hàng năm, vào sáng ngày 21/8 âm lịch là ngày làm giỗ
Trung Túc Vương Lê Lai tại đền thờ Ngài ở làng Tép, xã Kiên Thọ, huyện Ngọc
Lặc, buổi chiều rước thánh vị, kiệu về đền thờ Lê Thái Tổ ở xã Xuân Lam.Đến
sáng ngày 22/8, với không khí trang nghiêm của tiếng trống, chiêng, thì đoàn
rước kiệu vua Lê Thánh Tổ và kiệu Lê Lai cùng quân kiệu, quân cờ xuất phát từ
đền thờ vua Lê Thánh Tổ theo đúng nghi thức cổ truyền về sân Rồng Lam Kinh
để làm lễ. Và đội rước kiệu Lê Lợi rước kiệu Ngài vào dự lễ chính kị đức vua Lê
Thái Tổ tại chính điện Lam Kinh.
16


Đội rước kiệu có 2 đội: Đội rước kiệu vua Lê Thái Tổ và đội rước kiệu
Trung Túc Vương Lê Lai gồm có 16 đến 18 người.Với trang phục áo đỏ, thắt
lưng đỏ, quần vàng, khăn vàng ngay ngắn khênh kiệu vua Lê Thái Tổ, kiệu của
Lê Lai được đặt trước sân rồng, Thánh vị đặt trên hương an.
Đội hình rước kiệu được sắp xếp theo trình tự.Đi đầu là đội múa sư tử,
tiếp đó là đoàn rước Quốc kỳ và cờ hội, đoàn người đánh chiêng, trống, bát bửu
và đội kiệu, cuối cùng là quan viên và nhân dân.
Cùng với đội hình rước kiệu chính là sự tham gia của đông đảo dân làng,
các bô lão cao tuổi, các vị trung niên, nam thanh nữ tú với cờ hoa, trống chiêng,
bát bửu; lễ vật gồm có hương hoa, các sản vật của địa phương...
Việc rước kiệu là một hoạt động tiêu biểu không thể thiếu trong lễ hội Lê
Lai – Lê Lợi.Đây là hoạt động mang tính cộng đồng cao nhất thể hiện tư tưởng
hướng về cội nguồn dân tộc, biết ơn tổ tiên và phát huy tinh thần đoàn kết công
đồng.Lễ rước kiệu tạo thêm sự trang trọng, linh thiêng cho lễ hội Lê Lai – Lê
Lợi, tạo sự giao lưu văn hóa giữa các xã, địa phương và thu hút được sự quan
tâm của du khách về hành hương.
2.2.1.2. Nghi thức tế lễ
Sau khi đã khai mạc lễ hội, rước kiệu vua Lê Thái Tổ và kiệu của Trung

Túc Vương Lê Lai về trước sân điện Lam Kinh sẽ diễn ra hoạt động tế lễ.
Đội tế gồm 49 thanh niên trai tráng, khỏe mạnh của 3 đội: Làng Cham,
làng Tép và xã Xuân Lam phối hợp thực hiện bài tế.
Thành phần ban tế gồm chủ tế - là người chủ trì nghi lễ; Bồi tế, 2 (hoặc 4)
người bồi tế giúp chủ tế; Đông xướng, Tây xướng ngồi đối diện 2 bên điều khiển
buổi lễ ; Nội tán, gồm 2 người đứng 2 bên chủ tế hướng dẫn ra vào và trợ
xướng; Chấp sự, đứng bên lo việc điếu đom; Đồng văn, lo việc đánh chiêng
trống.Tất cả đều phải mặc áo thụng xanh, đội mũ tế, đi hài, tay cầm hốt, có 3
hàng chiếu trải trước bàn thờ, cái này sau cái kia.Chiếu thứ nhất liền với bàn thờ,
để dâng rược và khấn; chiếu thứ hai để ẩm phúc; chiếu thứ ba là chính chỗ đứng
của chủ tế mỗi khi hành lễ ở hai chiếu trên xong.
Chủ tế đọc chúc văn, nêu lên công lao to lớn của vị anh hùng dân tộc Lê
17


Lợi và Lê Lai cùng các vương triều Hậu Lê trong suốt quá trình dựng nước và
giữ nước.Bồi tế đứng sau chủ tế và chấp sự thì đứng thành hai hàng hai bên trái
và phải.Xướng tế đứng hai bên chủ tế ở đằng trước mặt.Tất cả cử động của chủ
tế, bồi tế, chấp sự trong khi tế đều do đông xướng hô to lên và tây xướng nhắc
lại.
Tiếp đến là đại lễ dâng hương tưởng nhớ Anh hùng dân tộc Lê Lợi, các
tướng sĩ và nhân dân có công trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc
được tổ chức tại các địa điểm di tích như Đền thờ Lê Thái Tổ; khu lăng mộ Lê
Thái Tổ; các tòa miếu di tích lịch sử Lam Kinh; Đền thờ Trung Túc Vương Lê
Lai; Thái miếu nhà Lê, theo nghi thức cổ truyền và bảo đảm nếp văn hóa, văn
minh lành mạnh.
Sau nghi thức rước kiệu, dâng hương tưởng niệm Lê Thái Tổ và nghĩa sĩ
Lam Sơn, ban lãnh đạo lễ hội trình bày diễn văn nêu bật hoàn cảnh xã hội, tầm
vóc lịch sử của cuộc khỡi nghĩa Lam Sơn; khắc ghi công lao giải phóng dân tộc
của người Anh hùng dân tộc Lê Lợi, các hào kiệt, tướng lĩnh, nghĩa sĩ Lam Sơn

và bắt đầu khai hội.
Sau ngày Đại lễ, đoàn rước kiệu sẽ rước kiệu về đền thờ vua Lê Thái Tổ
và đền thờ Lê Lai để làm lễ yên vị.
Nhìn chung, đây chính là nét đẹp truyền thống về văn hóa tâm linh mà
chúng ta chỉ có thể thấy được trong lễ hội Lam Kinh, một nét đẹp trong văn hoá,
phong tục mà các thế hệ đi tước truyền lại cho con cháu thế hệ sau gìn giữ và
phát huy, là đạo lý uống nước nhớ nguồn đã thấm đẫm vào tâm thức dân tộc.
2.2.2. Phần hội
Phần hội được nối tiếp sau phần Đại Lễ với các trương trình tái hiện lại
các sự kiện: ‘Hội thề Lũng Nhai”, Dòng suối “Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi
thần”, “Lê Lai cứu chúa”, “Giải phóng thành Đông Quan”, hay “vua Lê Thái Tổ
đăng quang”, phát huy hào khí Lam Sơn... Những hoạt cảnh tái hiện lại khí thế
hào hùng của quân và dân ta trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống lại giặc
Minh xâm lược, giải phóng dân tộc.Tiếp đến là các trò diễn dân gian đặc trưng
của xứ Thanh như: Trò Xuân Phả, trò chiềng, múa Rồng, Trống hội, Dân ca dân
18


vũ Đông Anh, trò Bình Ngô...
Đặc biệt trong phần hội diễn ra trò diễn Xuân Phả, trò Xuân Phả là các trò
diễn dân gian mô tả cảnh năm phương đến chầu, đem những tiết mục múa hát
đặc sắc của quốc gia họ để chúc mừng Hoàng đế nước Đại Việt xưa.Trò Xuân
Phả được hình thành và phát triển qua hàng nghìn năm để trở thành một tổ hợp
múa dân gian đặc sắc, độc nhất vô nhị chỉ tồn tại ở làng Xuân Phả nay thuộc xã
Xuân Trường, huyện Thọ Xuân – Thanh Hóa.Trò Xuân Phả gồm có 5 điệu múa
rất đặc biệt với tên gọi: Hoa Lang, Tú Huần (Lục Hồn Nhung), Ai Lao, Ngô
Quốc và Xiêm Thành (Chiêm Thành).
Bên cạnh các trò diễn dân gian đặc trưng của lễ hội Lê Lai – Lê Lợi còn
tổ chức các trò chơi, trò diễn dân gian khác như: Ném còn, bắn nỏ, múa Pồn
Pông, thi đấu vật, đấu võ dân tộc; hội trại các làng văn hóa; trưng bày các hiện

vật, cổ vật thời Lê, trưng bày giới thiệu tiềm năng du lịch và sản phẩm ẩm thực
của địa phương và nhiều hoạt động văn nghệ nghệ thuật khác như biểu diễn
chèo, chương trình ca nhạc tân cổ giao duyên...
Du khách đến với lễ hội còn được hòa mình vào không gian văn hóa đặc
sắc của xứ Thanh, với các chương trình nghệ thuật ca, múa, nhạc, với nội dung
nhằm tuyên truyền, giáo dục lịch sử dân tộc.
Phần Hội kết thúc với các chương trình nghệ thuật hiện đại, ca ngợi đất
nước, quê hương và con người xứ Thanh trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.
Có thể nói, lễ hội Lam Kinh là di sản văn hóa có vị trí đặc biệt quan trọng
trong kho tàng văn hóa dân gian Việt Nam.Đến với lễ hội Lam Kinh là tìm về
cội nguồn, để tri ân bằng tất cả tấm lòng thành kính tôn vinh và sự biết ơn vô
hạn về sự nghiệp lẫy lừng mà tổ tiên ông cha ta đã bề bĩ tạo dựng và gìn giữ.Lễ
hội mang đậm nét văn hóa dân gian truyền thống tạo nên dấu ấn của một vùng
đất anh hùng đồng thời góp phần bảo tồn văn hóa dân tộc.
Là một lễ hội mang đậm nét văn hóa dân gian dân tộc truyền thống có ý
nghiã rất lớn đối với địa phương xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân nói riêng và đất
nước nói chung.Chính vì vậy việc bảo tồn và phát huy các giá trị của lễ hội đạt
19


ra nhiệm vụ quan trọng.Làm thế nào gìn gữi nguyên vẹn bản sắc văn hóa lễ hội
để không bị mai một theo thời gian hay pha lẫn các loại hình văn hóa dung tạp
khác, để con cháu thế hệ sau no theo tấm gương của cha ông ta mà học tập đang
còn là vấn đề đặt ra nhiều ý kiến khác nhau.Nhìn nhận lễ hội một cách toàn diện
lễ hội, từ việc đánh giá thực trạng, ưu điểm hay nhược điểm của lễ hội mà đề ra
các giải pháp thiết thực và hiệu quả nhất.

20



Chương 3. GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ
VĂN HÓA LỄ HỘI LÊ LAI – LÊ LỢI Ở THỌ XUÂN – THANH HÓA
3.1. Đánh giá thực trạng lễ hội
3.1.1. Ưu điểm của lễ hội
Lễ hội Lê Lai – Lê Lợi là một lễ hội mang tính dân tộc, lòng tự hào dân
tộc.Là truyền thống vẽ vang trong lịch sử, là trang sử vàng của dân tộc.Nơi đây
còn là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa độc đáo: ‘con người, địa lợi, nhân hòa”.
Lễ hội được tổ chức phù hợp với thuần phong, mỹ, điều kiện kinh tế của
địa phương nơi diễn ra lễ hội.Tạo không khí lành mạnh, vui tươi thu hút du
khách đến với lễ hội.Nhân dân đã nhận thức được vai trò ý nghĩa của lễ hội
trong đời sống văn hóa tinh thần.Có ý thức bảo tồn, góp phần chấn hưng văn hóa
dân tộc thông qua việc giáo dục phát huy truyền thống tốt đẹp của cha ông.Đồng
thời các sinh hoạt lễ hội truyền thống đã góp phần giáo dục đạo lý uống nước
nhớ nguồn, tạo sự gắn kết giữa các thành viên trong cộng đồng, đưa lễ hội quảng
bá rộng rãi tới mọi người.Đây là lễ hội lớn nhất tỉnh Thanh Hóa và là một trong
những lễ hội lớn nhất Việt Nam.
Thông qua lễ hội, đã và đang tạo lập môi trường thuận lợi để nhân dân
thực sự là chủ thể hoạt độnglễ hội, chủ thể sáng tạo,cùng tham gia tổ chức, đóng
góp sức người sức của, trách nhiệm của từng cá nhân hay tập thể, tạo nên thành
công cho lễ hội.
Lễ hội với tư cách là tài nguyên du lịch nhân văn đặc biệt, bản thân lễ hội
hay việc tổ chức lễ hội đã góp phần thúc đẩy phát triển du lịch, kinh tế địa
phương.Đem lại hiệu quả văn hóa và kinh tế thiết thực cho địa phương, quảng
bbas du lịch,giới thiệu hình ảnh quê hương, con người, truyền thống lễ hội,
khẳng định bản lĩnh, trí tuệ, tâm thức hướng về cội nguồn của dân tộc.
3.3.2.Nhược điểm của lễ hội
Bên cạnh những ưu điểm, lợi thế trong lễ hội không thể tránh khỏi những
nhược điểm khó khăn.Cùng với xu hướng phục hồi và phát triển các giá trị văn
hóa trong lễ hội, thì không ít các hoạt động mang tính “thương mại hóa”, lợi

dụng lễ hội để thu lợi bất chính, ép buộc, bắt chẹt người đi lễ, đặc biệt là lợi
21


dụng tín ngưỡng trong lễ hội để “đặt lễ thuê”, “khấn vái thuê”, bói toán, đặt các
“hòm công đức” tràn lan, tạo dựng các “di tích mới” để thu tiền... Cũng không
phải không có một số “tổ chức” mệnh danh là quản lý lễ hội để bán vé thu tiền
bất chính của du khách.Những hoạt động thương mại tràn lan này đi ngược lại
tính linh thiêng, văn hóa của lễ hội, đẩy lễ hội rớt xuống mức thấp nhất của đời
sống trần tục.
Công tác an ninh, trật tự trong lễ hội chưa được đảm bảo, còn lõng lẽo
tình trạng du khách bị móc túi,cướp giật, gây gỗ đánh nhau trong lễ hội còn diễn
ra.Chưa có sự chú tâm, tinh thần trách nhiệm của các cán bộ tổ chức lễ hội.Hạn
chế trong các quảng bá hình ảnh lễ hội, chưa phát huy được hết giá trị văn hóa
của lễ hội.Các cán bộ tổ chức lễ hội có trình độ chưa cao, chưa hiểu hết được giá
trị ý nghĩa của lễ hội, đang còn tình trạng tham ô, lấy kinh phí tổ chức lễ hội làm
của riêng.
Du khách đi lễ còn thiếu ý thức,tình trạng vứt rác bừa bãi trong khuân
viên lễ hội, nơi diễn ra lễ hội còn phổ biết.Chen lấn, xô đẩy nhau khi đi lễ,vẽ
bậy, phá hủy các giá trị di tích của lễ hội, thiếu ý thức khi vào các khu vực linh
thiêng còn diễn ra.Việc mua quá nhiều đồ mã để đốt một cách tràn lan cũng gây
ô nhiễm khuân viên lễ hội, tạo nên một hình ảnh lễ hội không đẹp trong mắt du
khách thập phương.
3.2. Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội Lê Lai – Lê
Lợi ở Thọ Xuân – Thanh Hóa
3.2.1. Xây dựng đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà
nước về quản lý lễ hội
Xác định công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống
đặc sắc của lễ hội là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong thời kỳ hội
nhập, Đảng và Nhà nước, các cán bộ ban nghành cần đưa ra các chủ trương

đường lối một cách đúng đắn thiết thực với tình hình thực tế lễ hội ở mỗi địa
phương.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức trách
nhiệm của các bộ, đảng viên và nhân dân.Đồng thời tổ chức các hội nghị, hội
22


thảo chuyên đề về bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa đặc sắc của lễ hội.
Tăng cường công tác phối hợp giữa các cấp, ban nghành; bổ sung và hoàn
thiện các văn bản quy phạm pháp luật ddeeer điều chỉnh cho phù hợp với thực
tiễn về công tác quản lý và tổ chức lễ hội.
Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong công tác
quản lý và tổ chức lễ hội, khen thưởng các đơn vị, cá nhân có đóng góp tích cực
và hiệu quả.Mở rộng giao lưu kinh nghiệm tổ chức lễ hội từ những cách làm tiêu
biểu của các địa phương về tổ chức lễ hội.
3.2.2. Tăng cường công tác quản lý, tinh thần trách nhiệm của các
nhà quản lý, cán bộ di tích lễ hội
Về phía các cơ quan tổ chức lễ hội, các nhà quản lý văn hóa cần có kế
hoạch đổi mới nội dung và hình thức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến phù hợp
với tình hình lễ hội ở địa phương mình.Mở các hội thảo, nâng cao nhận thức, ý
nghĩa và giá trị lịch sử - văn hóa lễ hội cho từng cán bộ làm công tác quản lý lễ
hội.Tạo sự chuyển biến tích cực trong tổ chức, quản lý và tham gia lễ hội.Thực
hiện đúng, đầy đủ các chính sách quản lý của Đảng và Nhà nước về việc bảo
tồn, phát huy giá trị văn hóa lễ hội.
Cơ chế và phương thức quản lý lễ hội phải phù hợp với quy mô, tính chất
đặc điểm của lễ hội ở địa phương, đảm bảo nguyên tắc nhà nước chỉ dạo, quản
lý và điều hành, nhân dân tổ chức thực hiện.Có kế hoạch quảng bá hình ảnh lễ
hội một cách rộng rãi không chỉ nằm trong khu vực địa phương mà còn trong
phạm vi cả nước, để cho các du khách nước ngoài biết đến và có ấn tượng tốt
với lễ hội, nhưng không vì thế mà buông lõng công tác quản lý, khai thác nguồn

lực không chỉ mình địa phương mà toàn xã hội.
Quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn thu công đức, dịch vụ cho công tác
bảo tồn, tôn tạo di tích và tổ chức lễ hội.Sau mỗi lần tổ chức lễ hội, phải công
bố, công khai, thống kê , kiểm kê các khoản chi công quỹ đã phục vụ cho lễ hội
để mọi người được biết.Sử dụng nguồn quỹ lễ hội đúng mục đích, phục vụ tốt
công tác bảo tồn di tích và hoạt động lễ hội.Phải biết tiết kiệm thời gian, sức
người, sức của và tiền bạc, tránh phô trương hình thức lãng phí.Các hoạt động
23


của lễ hội phải vui tưi,.lành mạnh và bổ ích.
Tiến hành kiểm kê khoa học, phân loại, đánh giá đầy đủ, toàn diện giá trị
lễ hội.Giải quyết tối các mối quan hệ giữa văn hóa và kinh tế trong tổ chức lễ
hội, không vì khai thác nguồn lợi kinh tế lễ hội đen lại mà sai lệch đi bản chất và
nội dung lễ hội.Quy hoạch, phân cấp, phân quyền rõ ràng và có biệt pháp quản
lý lễ hội cho phù hợp.
Tổ chức dịch vụ và các hoạt động vui chơi giải trí của lễ hội một cách phù
hợp, tạo điều kiện để nhân dân tham gia dịch vụ, đảm bảo giữ gìn các giá trị văn
hóa trong giao tiếp ứng xử.
Công tác giữ gìn trật tự trước, trong và sau lễ hội phải được chú trọng một
cách trặt trẻ.Mở các đợt diễn tập tình huống xấu trong lễ hội cho các đợ vị,cán
bộ làm công tác quản lý trật tự lễ hội.Khoanh vùng có quy hoạch, khoa học các
nơi diễn ra mua bán hàng hóa trong lễ hội, các sản phẩm phải được niên yết giá
tránh tình trạng lên giá, trèn ép khách đi lễ hội.
Các cán bộ làm công tác quản lý, tổ chức lễ hội phải có tinh thần trách
nhiệm với nhiệm vụ, công việc mình được giao.Có thái độ văn minh, thân thiện
với các du khách đến với lễ hội.
Khuyến khích sự sáng tạo của nhân dân trong các hoạt động của lễ hội,
khuyến khích các nhà đầu tư, các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, nhất
là kiều bào ta ở nước ngoài đầu tư,tôn tạo các di tích và tham gia lễ hội hưởng

ứng phong trào hướng về cội nguồn, tổ tiên.
3.2.3. Nêu cao vai trò, tinh thần, ý thức của nhân dân địa phương và
du khách khi tham gia lễ hội
Góp phần không nhỏ vào sự thành công của lễ hội đó chính là nhân tố con
người.Đó là người dân địa phương, những người am hiểu rõ nhất truyền thống
văn hóa lễ hội của địa phương mình và các du khách thập phương, những người
đem hình ảnh lễ hội đi khắp mọi nơi.
Nhân dân khi tham gia lễ hội phải tuân thủ đúng các quy định mà ban
quản lý lễ hội đưa ra.Có thái độ văn minh, ý thức khi tham gia lễ hội.Không lấy
các giá trị văn hóa truyền thống của lễ hội làm dịch vụ thương mại bất chính.Khi
24


tham quan lễ hội, đến các di tích trong lễ hội phải có ý thức gìn giữ của
công,không phá hoại, vẽ bậy lên các di tích, làm mất đi tính di tích ban đầu của
nó.Có ý thức gìn giữ không gian môi trường chung, không vứt rác ra nơi công
cộng, không tùy tiện thắp nhang, đốt đồ mã ở mọi nơi trong lễ hội.
Người tham gia lễ hội không chen lấn xô đẩy nhau trong lễ hội, có ý thức
sếp hàng trật tự khi tham quan các khu di tích trong lễ hội.Không gây gỗ, gạ
gẫm đánh nhau, không lợi dụng lễ hội làm nơi tụ tập cờ bạc, các loại hình cá độ
kiếm tiền phi pháp.Không dựa vào thời gian diễn ra lễ hội mà trèn ép khách,
tăng giá các loại hình dịch vụ.Có thái độ hòa nhã, thân thiện, văn minh với các
du khách khi đến với lễ hội.
3.2.4. Giải pháp tôn tạo, tái hiện, gìn gữi các giá trị văn hóa của lễ hội
Trùng tu, tôn tạo lại các di tích lịch sử đã bị hư hỏng, mai một của văn hóa
lễ hội.
Tổ chức các hội thảo, trao đổi kinh nghiệm giữa các địa phương nằm
trong khu di tích lễ hội với nhau, về kiến thức, giá trị lễ hội.
Phục hồi lại các giá trị văn hóa đã bị mai một theo thời gian của lễ
hội.Các nghi lễ, nghi thức trong lễ hội, các điệu múa truyền thống trong lễ hội,

trang phục đặc thù riêng của lễ hội.Lưu giữ lại quá trình diễn ra lễ hội bằng hình
ảnh, quay phim, ghi hình...
Với những thực trạng trong lễ hội Lê Lai – Lê Lợi, bên cạnh những ưu
điểm, mặt ích cực của lễ hội thì còn những hạn chế, thiếu xót cần khắc phục
nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Lê Lai – Lê
Lợi.Với nhiệm vụ và mục tiêu này, cần đưa ra các giải pháp để bảo tồn văn hóa
lễ hội.Và đây không chỉ là nhiệm vụ, trách nhiệm của riêng một ai mà là của
toàn xã hội, các cán bộ làm công tác quản lý, nhân dân...
Đảng bộ và nhân dân các dân tộc xứ Thanh cần tiếp tục phát huy hào khí
Lam sơn, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ
18, xây dựng Thanh Hóa ngày càng giàu đẹp, văn minh.

25


×