Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

CHUYÊN đề các nước tư bản CHỦ NGHĨA GIỮA HAI CUỘC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 23 trang )

CHUYÊN ĐỀ: CÁC NƯỚC TƯ BẢN CHỦ NGHĨA GIỮA HAI CUỘC
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI ( 1918 - 1939) - 3 tiết
A . NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
1. Trật tự thế giới hình thành sau chiến tranh thế giới thứ nhất: Hệ thống
Vecxai - Oashingtơn:
Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước tư bản tổ chức Hội nghị hòa
bình ở Vecxai (1919 - 1920) và Oashingtơn (1921 -1922) để kí kết hoà uớc và các
hiệp ước, phân chia quyền lợi. Tham dự hội nghị gồm đại biểu của 27 nước thắng
trận. Điều khiển hội nghị là 5 cường quốc Mĩ, Anh, Pháp, Italia, Nhật Bản. Nhưng
thực sự nắm quyền quyết định hội nghị là 3 cường quốc Mĩ, Anh, Pháp mà những
người đại diện là Tổng thống Mĩ - Uynxơn, Thủ tướng Anh - Lôi Giooc và Thủ
tuớng Pháp - Clêmăngxô. Một trật tự thế giới mới được thiết lập, thường được gọi
là Hệ thống Vecxai - Oashington. Với Hệ thống Vecxai - Oasinton, một trật tự thế
giới mới được thiết lập, trước hết là Anh, Pháp, Mĩ, Nhật Bản giành được nhiều
quyền lợi về kinh tế và xác lập sự áp đặt, nô dịch đối với các nước bại trận, đặc
biệt là đối với dân tộc thuộc địa và phụ thuộc. Đồng thời ngay giữa các nước thắng
trận cũng nảy sinh những bất đồng do mâu thuẫn về quyền lợi. Chính vì thế quan
hệ giữa các nước tư bản trong giai đoạn này chỉ là tạm thời và mỏng manh.
Như vậy, theo Hòa ước Vec –xai và Hiệp định Oa-sinh-ton, một “trật tự thế
giới mới” sau chiến tranh đã hình thành. Trong “trật tự thế giới” đó các nước Mĩ,
Anh, Pháp chiếm ưu thế, khiến cho mâu thuẫn giữa các nước đế quốc càng gay gắt,
đe dọa nền hòa bình mong manh của thế giới
2. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và những tác động:
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bùng nổ đầu tiên ở Mĩ, sau đó lan nhanh ra
các nước tư bản, chấm dứt thời kì ổn định của chủ nghĩa tư bản, gây ra những hậu
quả nặng nề. Cuộc khủng hoảng kéo dài gần 4 năm, trầm trọng nhất là năm 1932,
chẳng những tàn phá kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa mà còn gây ra những hậu
quả nghiêm trọng về chính trị, xã hội nặng nề. Hàng chục triệu công nhân thất
nghiệp, nông dân mất ruộng đất, sống trong cảnh nghèo đó, túng quẫn, nhiều cuộc
đấu tranh biểu tình của nhân dẫ diễn ra khắp các nước.
Cuộc khủng hoảng bắt đầu đầu tiên trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, ngày


29.10.1929 là ngày hoảng loạn chưa từng có trong lịch sử chứng khoán Niu-Oóc,
giá một loại cổ phiếu được coi là đảm bảo nhất sụt giảm 80%. Ngay tại nước Mĩ
cuộc khủng hoảng phá hủy nền kinh tế, năm 1932 sản lượng công nghiệp chỉ còn
53,8%, 11,5 vạn công ty thương nghiệp, 58 công ti đường sắt bị phá sản, 10 vạn
ngân hàng phải đóng cửa.
Cuộc khủng hoảng kinh tế đã đe dọa tới nghiêm trọng tới sự tồn tại của các
nước tư bản . Để cứu vãn tình thế, các nước tư bản buộc phải thay đổi, xem xét lại
con đường phát triển. Xuất hiện hai xu thế: đi theo con đường cải cách như Mĩ,
Anh, Pháp để phát triển sản xuất hoặc phát xít hóa bộ máy nhà nước như Đức,
Nhật Bản.
3. Sự lựa chọn con đường thoát khỏi khủng hoảng của các nước tư bản:

1


a. Ở nước Đức: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 cũng giáng
một đòn nặng nề vào nước Đức. Năm 1932, sản xuất công nghiệp giảm 47% so với
những năm trước cuộc khủng hoảng. Hàng nghìn nhà máy, xí nghiệp phải đóng
cửa. Số người thất nghiệp lên tới hơn 5 triệu người. Mâu thuẫn xã hội và cuộc đấu
tranh của quần chúng lao động đã làm cho cuộc khủng hoảng thêm trầm trọng.
Giai cấp tư sản cầm quyền không đủ sức mạnh để duy trì chế độ cộng hòa tư sản,
đưa đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng.
Trong bối cảnh đó, các thế lực phản động, hiếu chiến, đặc biệt là Đảng Quốc
xã ngày càng mở rộng ảnh hưởng trong quần chúng. Đứng đầu Đảng Quốc xã là
Hit - le lại ra sức tuyên truyền, kích động chủ nghĩa phục thù, chống cộng sản,
phân biệt chủng tộc, chủ trương phát xít hóa bộ máy nhà nước, thiết lập chế độ độc
tài khủng bố công khai
Ngày 30/1/1933 Hit - le lên nắm quyền Thủ tướng, thành lập chính phủ mới, mở ra
một thời kì đen tối trong lịch sử nước Đức. Hít-le đã thi hành những chính sách về
chính trị, kinh tế, đối ngoại theo hướng phát xít hóa bộ máy nhà nước, chạy đua vũ

trang. Điều này đã biến nước Đức trở thành một “trại lính” khổng lồ, một “lò lửa”
chiến tranh ở châu Âu.
- Về chính trị: Từ năm 1933, chính phủ Hít-le ráo riết thiết lập nền chuyên
chính độc tài, công khai khủng bố các đảng phái dân chủ tiến bộ, trước hết là Đảng
cộng sản Đức.
Tháng 3 - 1933, chính quyền Phatxit vu cáo những người cộng sản đốt cháy
nhà quốc hội, đặt Đảng cộng sản ra ngoài vòng pháp luật và bắt giam 10 vạn đảng
viên cộng sản.
-Về kinh tế: chính quyền phát xít tổ chức nền kinh tế theo hướng tập trung,
mệnh lệnh phục vụ nhu cầu quân sự.
7/1933, Hít-le thành lập Tổng hội đồng kinh tế để điều hành hoạt động của các
ngành kinh tế. Các ngành công nghiệp dần dần được phục hồi và hoạt động hết sức
khẩn trương, đặc biệt là công nghiệp quân sự. Các ngành giao thông vận tải, xây
dựng được tăng cường để giải quyết nạn thất nghiệp và phục vụ nhu cầu quân sự.
Nền kinh tế nước Đức thoát khỏi khủng hoảng. 1938, tổng sản lượng công nghiệp
của Đức tăng 28% so với giai đoạn trước khủng hoảng và vượt qua một số nước tư
bản ở châu Âu.
- Về đối ngoại: chính quyền Hit-le tăng cường chuẩn bị các hoạt động chiến
tranh, tháng 10/1930, nước Đức tuyên bố rút khỏi Hội Quốc liên để được tự do
hành động. Năm 1935. Hitle ban hành lệnh Tổng động viên, tuyên bố thành lập đội
quân thường trực và bắt đầu triển khai các hoạt động quân sự ở châu Âu. Với đội
quân 1.500.000 người cùng 30.000 xe tăng và khoảng 4.000 máy bay, nước Đức đã
trở thành một trại lính khổng lồ, chuẩn bị tiến hành các kế hoạch gây chiến tranh
xâm lược.
b. Ở nước Mĩ: Tổng thống Mĩ Ru - dơ - ven đã tiến hành một hệ thống các
chính sách, biện pháp của Nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế - tài chính và chính
trị - xã hội, gọi là Chính sách mới.
Bằng sự can thiệp của tích cực của nhà nước vào đời sống kinh tế, Chính phủ
Ru- dơ -ven đã thực hiện các biện pháp giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi kinh tế
thông qua đạo luật ngân hàng, phục hưng công nghiệp, điều chỉnh nông nghiệp.

2


Trong các đạo luật đó, Đạo luật Phục hưng công nghiệp là quan trọng nhất. Đạo
luật này qui định việc tổ chức lại sản xuất công nghiệp theo những hợp đồng chặt
chẽ về sản phẩm và thị trường tiêu thụ.
Chính sách mới đã giải quyết được một số vấn đề của nước Mĩ trong cuộc
khủng hoảng nguy kịch, góp phần làm cho nước Mĩ duy trì được chế độ dân chủ.
Nhà nước đóng vai trò trong việc cứu trợ người thất nghiệp, tạo thêm nhiều việc
làm mới, khôi phục sản xuất, xoa dịu mâu thuẫn giai cấp góp phần làm cho nước
Mĩ duy trì chế độ dân chủ tư sản và nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng kinh tế.
Về đối ngoại Mĩ thực hiện chính sách “”Láng giềng thân thiện”, nhằm cải
thiện quan hệ với các nước Mĩ La - tinh vốn được Mĩ coi là “sân sau” của mình và
thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô.
Từ năm 1934, chính phủ Ru-dơ-ven đã tuyên bố Chính sách láng giềng thân
thiện đối với các nước Mĩ Latinh, chấm dứt các cuộc can thiệp vũ trang, tiến hành
thương lượng và hứa hẹn trao trả độc lập nhằm xoa dịu cuộc đấu tranh chống Mĩ
và củng cố vị trí của Mĩ ở khu vực này. Đối với các vấn đề quốc tế của chủ nghĩa
phát xít và nguy cơ chiến tranh bao trùm thế giới, Mĩ tuyên bố trung lập, đứng
ngoài mọi xung đột quân sự. Chính sách này của nước Mĩ đã góp phần khuyến
khích chủ nghĩa phát xít tự do hành động, gổnga cuộc chiến tranh thế giới thứ hai.
c. Ở Nhật Bản: Năm 1929, sự sụp đổ của thị trưởng chứng khoán Mĩ dẫn đến
cuộc đại suy thoái của chủ nghĩa tư bản nói chung, làm cho nền kinh tế Nhật Bản
giảm sút trầm trọng. Sản xuất công nghiệp đình đốn, khủng hoảng xảy ra nghiêm
trọng nhất là ngành nông nghiệp, do sự lệ thuộc vào bên ngoài của ngành này.
Khủng hoảng xảy ra vào đỉnh điểm là năm 1931, gây ra những hậu quả tai hại:
nông dân bị phá sản, mất mùa và đói kém, số công nhân thất nghiệp lên tới 3 triệu
người. Mâu thuẫn xã hội và những cuộc đấu tranh của những người lao động diễn
ra quyết liệt.
Để khắc phục hậu quả do cuộc khủng hoảng kinh tế tác động, và giải quyết khó

khăn do thiếu nguòn nguyên liệu và thị truờng tiêu thụ hàng hoá, giới cầm quyền
Nhật bản chủ trương quân phiệt hoá bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược,
bành trướng ra bên ngoài.
Khác với Đức, quá trình phát xít hóa diễn ra thông qua sự chuyển đổi từ chế
độ dân chủ đại nghị sang chế độ chuyên chế độc tài phát xít, Nhật Bản đã có sẵn
chế độ chuyên chế Thiên hoàng, quá trình này diễn ra thông qua quân phiệt hóa bộ
máy nhà nước và tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa. Do những bất
đồng trong nội bộ giới cầm quyền Nhật Bản về cách thức tiến hành chiến tranh
xâm lược, quá trình quân phiệt hóa kéo dài trong suốt thập niên 30. Từ năm 1937,
cuộc đấu tranh trong nội bộ đã chấm dứt, giới cầm quyền Nhật Bản tập trung vào
việc quân phiệt hoá bộ máy nhà nước. Cùng với việc quân phiệt hóa bộ máy nhà
nước, Nhật Bản cũng tăng cường chạy đua vũ trang và đẩy mạnh cuộc chiến tranh
xâm lược Trung Quốc. Năm 1931, Nhật Bản đánh chiếm vùng Đông Bắc Trung
Quốc và chiếm toàn bộ vùng giàu có này thành thuộc địa. Năm 1933, Nhật Bản
dựng lên chính phủ bù nhìn đưa Phổ Nghi - vị Hoàng đế cuối cùng của Trung Quốc
lên đứng đầu cái gọi là “Mãn Châu quốc”. Miền Đông Bắc Trung Quốc trở thành
bàn đạp của những cuộc phiêu lưu quân sự mới của quân đội Nhật Bản. Nhật Bản
3


đã trở thành một “lò lửa” chiến tranh ở châu Á và trên thế giới, đe dọa tới hòa bình,
an ninh khu vực và thế giới.
B. TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO CHUYÊN ĐỀ
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức: Học sinh cần:
- Trình bày được quá trình thiết lập trật tự thế giới mới theo hệ thống Véc xai
-Oasinhtơn.
- Rút ra nhận xét về tính chất của trật tự thế giới mới theo hệ thống Véc xai Oasinhtơn
- Trình bày được nguyên nhân, biểu hiện, hậu quả của khủng hoảng kinh tế
thế giới 1929 - 1933

- Lí giải được tại sao cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 lại dẫn tới nguy
cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới.
- Trình bày được tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 với
nước Đức và quá trình Đảng Quốc xã lên cầm quyền.
- Lí giải được vì sao chủ nghĩa phát xít lại thắng thế ở Đức.
- Trình bày được những chính sách mà chính phủ Hít- le thực hiện trong
những năm 1933 - 1939
- Trình bày nguyên nhân, biểu hiện, hậu quả của khủng hoảng kinh tế thế giới
1929 - 1933 ở nước Mĩ
- Phân tích được hậu quả của khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 đối
với nước Mĩ
- Lí giải được vì sao số người thất nghiệp ở Mĩ lên tới mức cao nhất vào
những năm 1932 - 1933
- Trình bày được những nội dung cơ bản trong Chính sách mới của Tổng
thống Ru - dơ - ven
- Trình bày được tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 với
Nhật Bản
- Trình bày được quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở Nhật Bản
- Lí giải được vì sao Nhật Bản đánh chiếm được Trung Quốc
- So Sánh được quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở Nhật Bản với quá
trình phát xít hóa ở Đức
2. Kĩ năng
- Phát triển các kĩ năng: phân tích, liên hệ, rút ra kết luận về các sự kiện lịch
sử.
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp.
3. Thái độ
- Giáo dục tinh thần quốc tế chân chính, tin tưởng vào phong trào đấu tranh
của nhân dân lao động, chống chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa phát xít.
- Ủng hộ cuộc đấu tranh vì sự tiến bộ và giải phóng của nhân dân thế giới
4



4. Định hướng các năng lực hình thành
Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề,
năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, nănglực sử dụng ngôn ngữ.
Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực tái hiện những chính sách các nước tư bản lựa chọ để thoát khỏi
khủng hoảng.
- Năng lực xác định và giải quyết mối liên hệ ảnh hưởng giữa các sự kiện lịch
sử.
- So sánh, phân tích, nhận xét, đánh giá được những yếu tố tích cực và tiêu
cực của những chính sách.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Của giáo viên
- Giấy A4, A0.
- Tranh ảnh, tư liệu liạch sử của chuyên đề
- Phiếu học tập, phiếu giao nhiệm vụ.
2. Của học sinh
- Nghiên cứu nội dung chuyên đề tìm hiểu về tình hình các nuớc tư bản giữa
hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939).
- Bút dạ hoặc bút màu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
1. Giới thiệu của giáo viên
Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) kết thúc, một trật tự thế giới mới
được thiết lập nhưng mâu thuẫn giữa các đế quốc về vấn đề thuộc địa chưa được
giải quyết, quan hệ hoà bình giữa các nước tư bản thời gian này chỉ là tạm thời. Từ
1918 - 1939 các nước tư bản Mĩ, Anh, Pháp, Đức, Italia, Nhật Bản đã trải qua một
quá trình phát triển với nhiều biến động to lớn. Từ đó hình thành nên các hướng đi
riêng của mỗi nước trong quá trình đối diện với những biến động đó.
2. Thiết kế các hoạt động học tập

TIẾT 1: CÁC NƯỚC TƯ BẢN CHỦ NGHĨA GIỮA HAI CUỘC CHIẾN
TRANH THẾ GIỚI (1918 - 1939)
* Hoạt động 1: GV cho học sinh qua sát một số hình ảnh.

5


- Câu hỏi: Những hình ảnh trên gợi lại cho em điều gì?
*Hoạt động 2. Tìm hiểu về trật tự thế giới hình thành sau Chiến tranh thế
giới thứ nhất: Hệ thống Vecxai - Oashinhton.
a. Yêu cầu: học sinh thảo luận nhóm thông qua việc quan sát hình ảnh và tư
liệu
- Nhóm 1: Trình bày hoàn cảnh dẫn đến Hội nghị Vec xai - Oashinhtơn.
- Nhóm 2: Trình bày quá trình thiết lập trật tự thế giới mới theo hệ thống
Vecxai - Oashingtơn
- Nhóm 3: Dự đoán thái độ của cả hai nước Đức và Pháp sau khi kí Hiệp định
Vecxai - Oahsinhtơn.
- Nhóm 4: Rút ra nhận xét về tính chất của trật tự thế giới mới theo hệ thống
Véc xai - Oahsinhtơn, thái độ của em đối với hệ thống này?
- Hình ảnh và tư liệu nhóm 1:
- Thắng lợi của cuộc cách mạng
XHCN tháng 10 Nga năm 1917,
chọc thủng khâu yếu nhất của sợi
dây chuyền của CNĐQ, chiếm
1/6 diện tích trái đất, CNĐQ
không còn là hệ thống duy nhất
trrn toàn thế giới, một nước
XHCN đầu tiên xuất hiện trên
thế giới, thúc đẩy sự phát triển
mạnh mẽ của phong trào cách

mạng thế giới và đe doạ sự tồn
tại của chủ nghĩa tư bản.
(Quân đội Anh trong thế chiến I)

6

- Chiến tranh thế giới thứ nhất
kết thúc đã mở ra một thời kì
mới trong quan hệ quốc tế. Kết
cục của chiế tranh đã tác động
mạnh mẽ đến tình hình thế giới
đặc biệt là đối với châu Âu.


Chiến trường chính diễn ra ở
châu Âu, vì thế các cường quốc
châu Âu đều bị suy yếu.
Sau nhiều trận đánh đẫm máu từ
năm 1914 cho đến giữa năm
1918, quân đội Pháp đã khánh
kiệt. Tuy nhiên, nhờ có sự hợp
tác của quân đội Anh và Hoa Kỳ,
Pháp đã tiếp tục nỗ lực chiến
tranh của mình.

(Lính Pháp trong thế chiến I với cây súng
- Hai nước tư bản lâu đời Anh và
trường Lơ-Ben gắn lưỡi lê)
Pháp tuy chiến thắng nhưng nền
kinh tế bị kiệt quệ sau chiến

tranh và trở thành con nợ của Mĩ.
- I-ta-li-a một đồng minh ốm yếu
trong chiến tranh, bị xâu xé bởi
cuộc đấu tranh gay gắt trong
nước và khủng hoảng kinh tế.

- Đế quốc Đức và Áo - Hung bại
trận, bị tàn phá nặng nề và những
cuộc cách mạng bùng nổ đã đẩy
các nước này vào tình trạng
khủng hoảng nghiêm trọng.
Cuối cùng, khi tình hình nước
Đức trở nên rối loạn, nước Pháp
ăn mừng chiến thắng và mong
ước có một hội nghị hòa bình
nhằm xóa bỏ hoàn toàn mối đe
dọa từ phía Đức và có được
khoản bồi thường chiến phí.
Hội nghị hòa bình này đặt ra
những điều khoản khe khắt lên
nước Đức bại trận. Nó có thể
được so sánh với Hòa ước
Tilsit màNapoléon Bonaparte áp
đặt lên Vương quốc Phổ vào
năm 1807, hoặc là Hòa ước
Brest-Litovsk do Đế
quốc
Đức áp đặt lên nước Nga Xô Viết
vào đầu năm 1918. Sau khi Nhà
7



nước Đức Quốc xã được thành
lập với sự lãnh đạo của Adolf
Hitler, hội nghị hòa bình đã bị
Hitler xóa bỏ vào thập niên 1930
- Các cường quốc thắng trận đều
có những ý đồ và tham vọng hết
sức khác nhau trong việc phân
chia, thiết lập trật tự thế giới sau
chiến tranh, do đó Hội nghị
Vecxai đã diễn ra hết sức gay go,
quyết liệt.
- 8/1/1918, Tổng thống Mĩ Uyn xơn đưa ra chương trình 14
điểm, nhằm lập lại hoà bình dưới
hình thức một thông điệp gửi tới
cho Quốc hội Mĩ.
- Hình ảnh và tư liệu nhóm 2
Tư liệu 1:
- Hai tháng sau khi chiến tranh
kết thúc, ngày 18/1/1919 các
nước thắng trận đã họp hội nghị
hoà bình tại Vec xai ( ngoại ô
thủ đô Pari của Pháp). Tham dự
hội nghị có đại biểu của 27 nước
thắng trận. 5 cường quốc tham
gia điều khiển hội nghị là Mĩ,
Anh, Pháp, Italia, Nhật Bản.
Nhưng thực sự nắm quyền quyết
định hội nghị là tổng thống Mĩ

Uynxơn, thủ tướng Anh Lôi
Giooc,
thủ
tướng
Pháp
Clêmăngxô.
Đại biểu của các nước bại trận
cũng có mặt để kí vào hoà ước
do các nước thắng trận quết
định.
- Hội nghị Vecxai kéo dài gần 2
năm diễn ra hết sức gay go,
quyết liệt vì các nước thắng trận
đều có mưu đồ tham vọng riêng
trong việc phân chia quyền lợi
và thiết lập trật tự thế giới sau

( Hội nghị Vec xai)

8


(thủ tướng Anh Lôi Giooc, thủ tướng Pháp
Clêmăngxô, tổng thống Mĩ Uynxơn)

chiến tranh.
- Là nước đăng cai hội nghị,
Pháp mong muốn làm suy kiệt
hoàn toàn nước Đức cả về quân
sự và kinh tế nhằm đảm bảo an

ninh và địa vị bá chủ của Pháp ở
lục địa châu Âu.
- Anh, nhất là Mĩ lại chủ trương
phải duy trì một nước Đức
tương đối mạnh để đối phó với
phong trào cách mạng đang lên
cao ở các nước châu Âu và âm
mưu bá chủ châu Âu của Pháp.

Tư liệu 2:
- Hoà ước Vec Xai với Đức: kí
ngày 28/6/1919, văn kiện quan
trọng nhất của hệ thống hoà ước
Vecxai đã quyết định số phận của
nước Đức. Hoà ước khẳng định
nước Đức bại trận và phải chịu
trách nhiệm về "tội ác gây chiến
tranh". Do đó phải trả lại cho Pháp
2 tỉnh Andát và Loren; nhường
cho Bỉ khu ƠpenManmơđi; cắt
cho Ba Lan vùng Pômêrari và một
"hành lang chạy ra biển"; thành
phố cảng Đăngdích và đảo
Hengôlan sẽ do Hội quốc liên
quản trị…
Nước Đức còn bị hạn chế vũ trang
đến mức thấp nhất: chỉ giữ lại
được 100.000 bộ binh với vũ khí
thông thường, không có không
quân, không có hạm đội tàu ngầm

và thiết giáp hạm.
- Hình ảnh và tư liệu nhóm 3
* Với Đức:
- Những hoà ước mà các nước
thắng trận buộc các nước bại trận
kí kết đều mang tính chất nô dịch.
Lê - nin đã bình luận: " đấy là một
thứ hoà ước kì quái, một thứ hoà
9


ĐQ Đức

ĐQ Anh

ĐQ Mĩ

ĐQ Pháp

(Hiệp ước Vec-xai "Đưa nước Đức lên máy
chém")

10

ước ăn cướp, nó đâye hàng chục
triệu con người, trong đó có
những người văn minh nhất, roiư
vào tình cảnh nô dịch. Đấy là
không phải là hoà ước, đấy là
những điều kiện mà bọn ăn cướp

tay cầm dao, buộc một nạn nhân
không có gì tự vệ phải chấp
nhận…"
- Trên thực tế, hệ thống hoà ước
Vec-xai không xoá bỏ được
nguyên nhân sâu xa, cơ bản làm
nổ ra chiến tranh thế giới (bởi
nước Đức quân phiệt vẫn được
các nước đế quốc Anh, Mĩ nuôi
dưỡng bằng "viện trợ" và "đầu
tư"), vì thế nguyên nhân dẫn đến
chiến tranh thế giới mới do Đức
gây ra vẫn còn tồn tại.
- Hệ thống Hoà ước Vec-xai cũng
không thoả mãn các đế quốc thắng
trận và càng phân chia nội bộ phe
đế quốc thành những nước "bất
mãn" cùng những nước "thoả
mãn" với hệ thống này.
=> Hệ thống hoà ước Vec-xai
không đảm bảo hoà bình cho các
dân tộc, trái lại làm mâu thuẫn
thêm sâu sắc những mâu thuẫn
của chủ nghĩa đế quốc. Nguyên
soái Phốc, nguyên tổng tư lệnh
quân đội Đồng minh ở châu Âu
nói: "Đây không phải là hoà bình.
Đây là một cuộc hưu chiến trong
20 năm". Uyliam Bulit, cộng tác
viên đắc lực của Uynxơn khẳng

định rằng: " Hội nghị hoà bình chỉ
làm được một việc là chuẩn bị
những xung đột quốc tế trong
tương lai"
* Với Pháp:
- Pháp là nước đăng cai hội nghị,
có lực lượng quân sự (lục quân)
mạnh nhất châu Âu hồi đó. Chính
sách của Pháp là làm suy yếu lâu


dài nước Đức, bảo đảm an ninh
cho Pháp nhằm thiết lập quyền bá
chủ của Pháp ở lục địa châu Âu,
đòi chuyển biên giới nước Đức tới
tận sông Ranh, bắt Đức bồi
thường thật nhiều, hạn chế lực
lượng của Đức tới mức tối đa, tán
thành mở rộng lãnh thổ một số
nước như: Ba Lan, Tiệp Khắc,
Xecbi, Rumani và muốn biến
những nước này thành công cụ
chính trị của Pháp ở Đông Âu để
kiềm chế Đức và xây dựng các
nước này thành "một vành đai vệ
tinh" chống chủ nghĩa Bônsêvich.
Ngoài ra, Pháp còn nhòm ngó
thuộc địa Đức ở châu Phi và một
phần Tiểu Á của đế quốc Ôttôman
trước kia. Nhưng vì lực lượng bị

suy yếu nhiều sau chiến tranh,
kinh tế khó khăn, tài chính khủng
hoảng, và là con nợ của Anh lẫn
Mĩ nên trong Hội nghị Pháp phải
nhận những biện pháp thoả hiệp
mà Pháp không muốn.
- 11/11/1919, Clêmăngxô đã nhận
định: "Chiến tranh ta đã thắng lợi
rồi. Giờ hoà bình, ta cũng pahỉ
thắng lợi, không chừng còn khó
khăn hơn"
- Tư liệu nhóm 4:
Hoà ước Vecxai - Oahsingtơn được kí kết "không phải vì mục đích hoà bình" mà vì
quyền lợi của bọn đế quốc, nhất là đế quốc Mĩ. Nhật và Pháp đều không thoả mãn
vì Nhật được xếp sau Mĩ và Anh, còn Pháp thì sau Nhật. Hội nghi Oashingtơn
hoàn toàn có lợi cho Mĩ, Mĩ giải quyết quyền lợi của mình không phải trong
"khuôn khổ" của hệ thống hoà ước Vecxai mà bằng cách lập thêm một "khuôn
khổ" mới do Mĩ chi phối.
Khuôn khổ mới này một mặt chống lại khuôn khổ cũ của hệ thống hoà ước Vecxai
(mà quốc hội Mĩ không thừa nhận), làm cho tác dụng thực tiễn của nó bị suy yếu
đi, nhưng mặt khác lại bổ sung vào khôn khổ cũ để hình thành nên một khuôn khổ
mới về tổ chức lại thế giới một cách hoàn chỉnh hơn sau chiến tranh. Đó là hệ
thống Vecxai - Oashinhtơn.
b. Đại diên các nhóm thực hiện nhiệm vụ báo cáo sản phẩm trước lớp, giáo
viên tổ chức điều khiển hoạt động nhận thức cho học sinh.
* Hoàn cảnh dẫn đến Hội nghị Vecxai - Oashingtơn:
11


- Thắng lợi của cuộc cách mạng XHCN tháng 10 Nga năm 1917. Một nước XHCN

đầu tiên xuất hiện trên thế giới, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của phong trào
cách mạng thế giới và đe doạ sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản.
- Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc đã mở ra một thời kì mới trong quan hệ
quốc tế.
- Hai nước tư bản lâu đời Anh và Pháp tuy chiến thắng nhưng nền kinh tế bị kiệt
quệ sau chiến tranh và trở thành con nợ của Mĩ.
- I-ta-li-a một đồng minh ốm yếu trong chiến tranh, bị xâu xé bởi cuộc đấu tranh
gay gắt trong nước và khủng hoảng kinh tế.
- Đế quốc Đức và Áo - Hung bại trận, bị tàn phá nặng nề và những cuộc cách mạng
bùng nổ đã đẩy các nước này vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng.
- Các cường quốc thắng trận đều có những ý đồ và tham vọng hết sức khác nhau
trong việc phân chia, thiết lập trật tự thế giới sau chiến tranh.
* Quá trình thiết lập trật tự thế giới mới theo hệ thống Vecxai - Oashingtơn:
- Ngày 18/1/1919 các nước thắng trận đã họp hội nghị hoà bình tại Vec xai. Hội
nghị kéo dài gần 2 năm diễn ra hết sức gay go, quyết liệt vì các nước thắng trận
đều có mưu đồ tham vọng riêng trong việc phân chia quyền lợi và thiết lập trật tự
thế giới sau chiến tranh.
- Là nước đăng cai hội nghị, Pháp mong muốn làm suy kiệt hoàn toàn nước Đức.
- Anh, nhất là Mĩ lại chủ trương phải duy trì một nước Đức tương đối mạnh.
* Dự đoán thái độ của cả hai nước Đức và Pháp sau khi kí Hiệp định Vecxai Oahsinhtơn:
- Với Đức:
+ Những hoà ước mà các nước thắng trận buộc các nước bại trận kí kết đều mang
tính chất nô dịch.
+ Trên thực tế, hệ thống hoà ước Vec-xai không xoá bỏ được nguyên nhân sâu xa,
cơ bản làm nổ ra chiến tranh thế giới vì thế nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế
giới mới do Đức gây ra vẫn còn tồn tại.
- Với Pháp:
Pháp là nước đăng cai hội nghị Chính sách của Pháp là làm suy yếu lâu dài nước
Đức.
* Rút ra nhận xét về tính chất của trật tự thế giới mới theo hệ thống Véc xai Oahsinhtơn:

- Hoà ước Vecxai - Oahsingtơn được kí kết "không phải vì mục đích hoà bình" mà
vì quyền lợi của bọn đế quốc.
- Hội nghi Oashingtơn hoàn toàn có lợi cho Mĩ, Mĩ giải quyết quyền lợi của mình
không phải trong "khuôn khổ" của hệ thống hoà ước Vecxai mà bằng cách lập thêm
một "khuôn khổ" mới do Mĩ chi phối.
- Thái độ: không đồng tình với tham vọng của các nước, vì xét đến cùng, các nước
đế quốc cũng chỉ nghĩ đến quyền lợi của nước mình mà chà đạp lên các nước thua
trận và nhân dân vô tội các nước thuộc địa.

12


29.10.1929
TIẾT 2: CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI 1929 - 1933 VÀ
NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA NÓ
* Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế
giới 1929 - 1933
a. Yêu cầu: GV cho học sinh cả lớp đọc tư liệu liên quan đến nguyên nhân của
cuộc khủng hoảng, quan sát một số hình ảnh. Sau đó yêu cầu HS trả lời câu
hỏi: đâu là nguyên nhân cơ bản dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới
1929 - 1933?
- Cuộc khủng hoảng 1929 - 1933 là
một cuộc đại khủng hoảng có quy mô
lớn nhất, mức độ trầm trọng nhất của
thế giới tư bản. Người Mỹ nhắc đến
nó như là một nỗi kinh hoàng, sự đau
đớn và niềm nhục nhã.
- 1929 cuộc khủng hoảng bùng nổ ở
Mĩ, sau đó lan rộng ra tất cả các nước
TBCN, cuộc khủng hoảng đã chấm

dứt thời kì ổn định của CNTB trong
những năm 20.
- Đây là cuộc khủng hoảng do sự phân
chia thành quả lao động không công
bằng: chủ nhiều, lao động ít, là thời kì
công nghiệp hoá trong đó cơ giới hoá
được đẩy mạnh, các phương thức tổ
(Tiểu bang Alabama, miền Nam nước Mỹ.
Những cậu bé cầm trên tay những loại quả to chức quản lí sản xuất được cải biến
nên khả năng sản xuất ra sản phẩm
lớn nhưng không có ai muốn mua)
ngày càng nhiều, trong lúc lực lượng
lao động dư thừa bị đẩy ra ngoài xã
hội ngày càng tăng, họ không có đủ
điều kiện và khả năng mua hàng
- Ở Mĩ: Lợi nhuận từ 1922 - 1929 là
76% thì luơng của công nhân chỉ tăng
33%, viên chức tăng 42%. Trong lúc
đó lợi tức cổ đông tăng lên 100%. Rõ
ràng là người lao động không được
hưởng phần xứng đáng của họ trong
chỉ số tăng lên của nền kinh tế nên tất
cả đưa đến là một cuộc khủng hoảng
thừa, các nhà tư sản vừa và nhỏ bị
phá sản hàng loạt, họ tự tay phá nhà
máy, đánh đắm tàu, đổ của cải xuống
biển để giữ giá.
b. Học sinh cả lớp suy nghĩ, phát biểu ý kiến, giáo viên điều khiển hoạt động
nhận thức cho học sinh:
13



- Sản xuất của CNTB tăng nhanh, các nước tư bản chạy theo lợi nhuận, sản xuất
hàng hoá ồ ạt, trong khi đó sức mua giảm sút (không tương ứng) vì quần chúng
quá nghèo khổ
- Hàng hoá mất giá -> ế thừa -> suy thoái trong sản xuất.
* Hoạt động 2
a. Yêu cầu: Học sinh làm việc nhóm thông qua quan sát hình ảnh và tư liệu
nhóm
- Nhóm 1: Tìm hình ảnh và nội dung cuộc khủng hoảng diễn ra ở nước Mĩ.
Nhận xét mức độ khủng hoảng ở nước này?
- Nhóm 2: Tìm hình ảnh và nội dung cuộc khủng hoảng diễn ra ở Đức. Nhận
xét mức độ khủng hoảng ở nước này?
- Nhóm 3: Tìm hình ảnh và nội dung cuộc khủng hoảng diễn ra ở Nhật Bản.
Nhận xét mức độ khủng hoảng ở nước này?
- Nhóm 4: Đọc tư liệu và lí giải những nguyên nhân tại sao cuộc khủng hoảng
diễn ra đầu tiên ở nước Mĩ?
- Hình ảnh, tư liệu nhóm 1:
- Tháng 3/1929, Ec-ber Hoover
nhận chức tổng thống thứ 31
của nước Mĩ đã từng nói:
“chúng ta sẽ nhanh chóng xóa
bỏ đói nghèo, tương lai mỗi
gia đình sẽ có một chiếc xe hơi
trong gara, cứ mở nồi ra là sẽ
có một con gà”
- Cổ phiếu nguyên giá trị: 48
đô la Mĩ, bây giờ chỉ còn bán
được 1 đô la Mĩ. Những cổ
phiếu chẳng khác gì mớ giấy

lộn, không thể chịu đựng được
nữa, họ ném bỏ chúng.
( 29.10.1929 Thị trường chứng khoán New York - Kinh tế:
tan vỡ)
+ Sản xuất than bị lùi lại mức
1904, gang lùi lại mức năm
1896, thép bằng mức 1901.
Công nghiệp đúc thép chỉ sử
dụng 16% công suất,
+ Nông nghiệp: Hàng triệu ha
cây trồng đã bị phá. Nông sản
mất giá: 1929 - 1930 có 75%
dân trại bị phá sản.; diện tích
gieo trồng ở các bang miền
nam bị thu hẹp
+ Nội thương, ngoại thương
giảm sút nghiêm trọng
14


Tiền mất giá ở Đức
+ Thu nhập quốc dân giảm 1
nửa, 1932 thất nghiệp 12 triệu
người.
- Tài chính: hàng nghìn nhà
băng bị đóng cửa. 115.000 xí
nghiệp công thương nghiệp, 58
công ty đường sắt bị phá sản,
10 vạn ngân hàng (40% trong
tổng số ngân hàng Mĩ) bị đóng

cửa.
- Chính trị: trước tình hình
đó,chính phủ Hoover đã không
có biện pháp gì kiên quyết để
khắc phục. Hoover vẫn giữ thái
độ lạc quan cố hữu, xem nhẹ
mức độ nghiêm trọng của tình
hình mà không hề nghĩ đến
những biện pháp tích cực để
can thiệp, nhất là những biện
pháp chưa hề được thử thách
trong thực tế. Chẳng những thế,
1930 Hoover còn kí ban hành
thuế mới cao hơn thuế năm
1920, do thuế này mà châu Âu
không thể mua lúa mì của nước
Mĩ, càng làm cho nông phẩm ế
thừa, Hoover không thi hành
biện pháp gì để cứu trợ những
người thất nghiệp mà còn cực
lực phản đối việc dành một
khoản ngân sách liên bang để
khắc phục sự nghèo đói, và còn
đồng ý giảm tiền lương công
nhân và đàn áp cuộc bãi công
của công nhân.- Xã hội: phong
trào đấu tranh của nhân dân
bùng nổ và phát triển. Từ 1929
- 1934, số người bãi công lên
tới 3,5 triệu người. Chính

quyền Hoover đã cho quân đội,
cảnh sát giải tán các cuộc đấu
tranh và bắt bớ hàng loạt người
tham gia.

Ở Mĩ, tiền chỉ là mớ giấy lộn

Đàn áp công nhân

- Hình ảnh, tư liệu nhóm 2:
- Kinh tế công nghiệp:
15


( Tiền mất giá ở Đức)

( Người phụ nữ dùng đồng Mac để đun nấu)

+ 1932, sản xuất giảm 47% so
với những năm trước khủng
hoảng, hàng nghìn nhà máy, xí
nghiệp phải đóng cửa, số người
thất nghiệp: hơn 5triệu người.
+ Bộ máy sản xuất công nghiệp
năm 1933 chỉ sử dụng hết
37,5% công suất mà số sản
phẩm ít ỏi đó vẫn không tiêu
thụ được - > nhiều doanh
nghiệp bị phá sản.
- Chính trị:

+ Khủng hoảng trầm trọng, giai
cấp tư sản không đủ sức mạnh
để duy trì đưa đất nước vượt
qua cuộc khủng hoảng đó.
+ 28/3/1930 nội các Đảng dân
chủ - xã hội sụp đổ, nội các
mới thành lập, chính phủ này ra
nhũng sắc lệnh hạ lương công
nhân, viên chức và công chức
cao cấp, giảm bớt trợ cấp xã
hội, đánh thêm nhiều loại thuế
mới nhằm vào người lao động,
trong khi lại giảm thuế cho các
nhà tư bản; các thế lực phản
động, hiếu chiến ngày càng mở
rộng ảnh hưởng.
+ Từ 1919 Đảng phát xít ngày
càng có tầm quan trọng lớn
+ 30/1/1933 Hít-le, lãnh tụ của
Đảng Phát xít lên làm thủ
tướng Đức, mở đầu thời kì đen
tối của nước Đức.
- Xã hội:
+ Cuộc đấu tranh của quần
chúng lao động diễn ra ngày
một tăng. Tiền lương thực tế
của công nhân giảm 30%; tổng
thu nhập của nông dân giảm 3
tỉ Mac.
+ Nạn thất nghiệp lan tràn và

tăng lên không ngừng.

- Hình ảnh, tư liệu nhóm 3:
- 1929, sự sụp đổ của thị
16


( Thị trường chứng khoán ở Tô-Ki-ô 1929)

( Thủ đô Tô-ki-ô sau trận động đất tháng 9/1923)

trường chứng khoán Mĩ dẫn
đến cuộc đại suy thoái của chủ
nghĩa tư bản nói chung, làm
cho nền kinh tế Nhật Bản giảm
sút trầm trọng
- Kinh tế:
+ Nông nghiệp: giảm sút trầm
trọng (nông nghiệp Nhật chủ
yếu phụ thuộc vào thị trường
nước ngoài); giá gạo 1930 so
với 1925 giảm 30%; 1931 so
với 1930 giảm 20%, đến 1933
lại càng gay gắt. Nông phẩm
giảm 1,7 tỉ Yên
+ Công nghiệp: 1931 giảm
32,5 %; 1930 sản lượng gang
giảm 30%, thép giảm 47%. Thị trường nước ngoài của
Nhật bị thu hẹp tới mức chưa
từng có. Thị trường trong nước

cũng bị thu hẹp vì sự bần cùng
hoá của nhân dân lao động.
chính phủ Hamaguxi (cầm
quyền từ 1927) đã thi hành chế
độ tiết kiệm nghiêm ngặt bằng
việc giảm ngân sách và hạ
lương công nhân viên chức.
- Xã hội: mâu thuẫn xã hội trở
nên gay gắt, các cuộc đấu
tranh của những người lao
động diễn ra quyết liệt.Đầu
1930, có 1.500.000 người thất
nghiệp
- >1931: 2.500.000 người ->
cuối năm 3 triệu người.
1929 có 276 cuộc bãi công,
1930 có 907 cuộc, 1931 có
998 cuộc.

- Tư liệu nhóm 4:
Nguyên nhân cơ bản của cuộc khủng hoảng ở Mĩ. Nhiều nhà kinh tế học đưa ra
những lí do:- Khả năng sản xuất của đất nước đã vượt quá khả năng tiêu thụ thực tế
(cung > cầu), một phần lớn thu nhập quốc dân thuộc về một số ít người. Lợi nhuận
của công ty tăng, trong khi các xí nghiệp và nông dân không được nhận phần xứng
đáng của họ trong thu nhập quốc dân, không có khả năng mua được hàng hoá do
17


29.10.1929
chính họ sản xuất.- Chính sách về thuế biểu nợ và chiến tranh đã làm cho hàng hoá

của mĩ không thể bán ra nước ngoài, đặc biệt những nông sản lâu nay vẫn xuất
khẩu: lúa mì, bông, thuốc lá.
- Việc cấp tín dụng quá dễ dàng đã tạo ra sự lạm dụng. Người ta mua chứng khoán
không phải là để tạo ra một khoản đầu tư ổn định mà chủ yếu là để đầu cơ (bán để
kiếm lãi một thời gian ngắn sau đó). Nợ của chính phủ, tư nhân đã vượt quá con số
100 tỉ- Sự cơ giới hoá được đẩy mạnh làm giảm nhu cầu về thợ không lành nghề và
đẩy họ vào con đường thất nghiệp. Từ đó, sức mua giảm. Chính phủ không có
chính sách đúng đắn để thủ tiêu nạn thất nghiệp nên không thể giảm được nạn
nghèo đói trong nhân dân.Từ đó, các nhà kinh tế Mĩ kết luận: Sự giàu có của nước
Mĩ là có thật nhưng đã chứa sẵn những "bệnh tật" bên trong, mà chủ yếu là do sự
phân phối không công bằng. Đó là nguyên nhân chính làm sụp đổ "lâu đài" phồn
vinh trong những năm 20 của nước Mĩ.
b. Học sinh các nhóm làm việc, cử đại diện nhóm lên báo cáo kết quả trước
lớp, giáo viên điều khiển hoạt động nhận thức cho học sinh theo bảng thống

Nước

Nội dung
Nhận xét
- Kinh tế:
Diễn ra trầm
Mĩ + SX than bị đẩy lùi lại mức 1904, gang lùi lại mức 1896, CN
trọng nhất
đúc thép chỉ sử dụng 16% công suất
+ Nông nghiệp: hàng triệu ha cây trồng bị phá; 1929 – 1930
có 75% dân trại bị phá sản
+ Nội, ngoại thương giảm sút nghiêm trọng
+ Tài chính: hàng nghìn nhà băng bị đóng cửa
- Chính trị: chính phủ Hoover không có biện pháp gì
kiên quyết để khắc phục

- Xã hội: phong trào đấu tranh của QCND bùng nổ và
phát triển
- 1932: 12 triệu người thất nghiệp
- Kinh tế công nghiệp:
Khủng hoảng
Đức + 1932: sản xuất giảm 47%, 5 triệu người thất nghiệp
ảnh hưởng nặng
+ Bộ máy sản xuất công nghiệp 1933 chỉ sử dụng hết 37,5%,
nề
nhiều doanh nghiệp bị phá sản
- Chính trị: giai cấp tư sản không đủ sức mạnh để duy trì
chế độ Cộng hoà tư sản
- Xã hội: Cuộc đấu tranh của quần chúng lao động diễn
ra ngày một tăng
- Kinh tế:
Khủng hoảng
Nhật + Nông nghiệp giảm sút trầm trọng; nông phẩm giảm 1,7 tỉ
xảy ra trầm
Bản Yên
trọng, nhưng
+ Công nghiệp: giảm 30%
nặng nề nhất là
- Thị trường trong nước, nước ngoài bị thu hẹp tới mức trong lĩnh vực
chưa từng có
nông nghiệp
18


- Thất nghiệp: gần 3 triệu người
- Mâu thuẫn xã hội gay gắt: các cuộc đấu tranh của

người lao động diễn ra quyết liệt:1929 có 276 cuộc bãi
công, đến 1931 có 998 cuộc bãi công.

* Nguyên nhân cuộc khủng hoảng bùng nổ ở Mĩ đầu tiên:
- Khả năng sản xuất của đất nước đã vượt quá khả năng tiêu thụ thực tế
- Chính sách về thuế biểu nợ và chiến tranh đã làm cho hàng hoá của mĩ không thể
bán ra nước ngoài
- Việc cấp tín dụng quá dễ dàng đã tạo ra sự lạm dụng
- Sự cơ giới hoá được đẩy mạnh làm giảm nhu cầu về thợ không lành nghề và đẩy
họ vào con đường thất nghiệp.
* Hoạt động 3: Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933
a) Yêu cầu: HS cả lớp tự nghiên cứu lại nội dung của cuộc khủng hoảng. Sau
dó quan sát những hình ảnh liên quan đến hậu quả của cuộc khủng hoảng đó.
b) Học sinh làm việc theo yêu cầu, giơ tay phát biểu ý kiến.
- Sản xuất công nghiệp của thế giới: trung bình giảm 38%.
- Nông nghiệp: hàng triệu ha cây trồng bị phá,
- Hàng triệu công nhân thất nghiệp
- Phong trào đấu tranh của QCND bùng nổ.
TIẾT 3: SỰ LỰA CHỌN CON ĐƯỜNG THOÁT KHỎI KHỦNG HOẢNG
CỦA CÁC NƯỚC TƯ BẢN
Hoạt động: Tìm hiểu về những biện pháp thoát khỏi khủng hoảng kinh tế thế
giới của các nước tư bản
1. Hoạt động 1: Cả lớp. Tìm hiểu những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng
kinh tế thế giới 1929 -1933 đến nước Mĩ
a) Yêu cầu: Bằng những kiến thức đã học, hãy giải thích về biểu đồ dưới đây

Biểu đồ về thị trường chứng khoán Mĩ (năm 1929)

19



2.Hoạt động 2: Cá nhân -Nhóm - cả lớp: Tìm hiểu về Chính sách mới của
nước Mĩ
a)Yêu cầu
- Trình bày những điểm quan trọng trong Chính sách mới của Tổng thống Ru
-dơ - ven.
- Quan sát: Biểu đồ thu nhập quốc dân Mĩ (1929 - 1941)
- Trình bày những thay đổi về thu nhập quốc dân của Mĩ từ 1929 - 1941.
* Nhiệm vụ 1:
- Tìm hiểu nội dung:
+ Về đối ngoại: chính phủ Ru -dơ -ven đề ra chính sách “Láng giềng thân
thiện” nhằm cải thiện quan hệ ngoại giao với các nước Mĩ la tinh, trước đây vốn là
"sân sau" của Mĩ…Quốc hội Mĩ thông qua hàng loạt các đạo luật để giữ vai trò
trung lập trước các cuộc xung đột bên ngoài nước Mĩ.
+ Trình bày những điểm mới trong chính sách đối ngoại của Mĩ, các chính
sách này ảnh hưởng như thế nào đến quan hệ quốc tế giữa hai cuộc chiến tranh?
* Nhiệm vụ 2:
- Quan sát bức tranh:

- Nhận xét về ảnh hưởng của Chính sách mới đối với nước Mĩ trong bối cảnh
cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới?
b). Học sinh trình bày sản phẩm hoạt động nhóm. Giáo viên tổ chức, điều
khiển cuộc thảo luận theo từng nội dung.
- Chính sách mới do Tổng thống Ru - dơ - ven đề xuất đã giải quyết được một
số vấn đề cơ bản của nước Mĩ trong cuộc khủng hoảng nguy kịch.
- Nhà nước đã tăng cường vai trò của mình trong giải quyết nạn thất nghiệp,
tạo thêm nhiều việc làm mới, khôi phục sản xuất, xoa dịu mâu thuẫn và góp phần
duy trì chế độ dân chủ tư sản. Với việc thực hiện Chính sách mới, nước Mĩ đã thoát
khỏi những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế.
3. Hoạt động 3: Tìm hiểu về tác động của khủng hoảng đối với Đức và

giải pháp thoát khỏi khủng hoảng
- Do tác động mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, nước Đức gặp
rất nhiều khó khăn, trong bối cảnh đó Đảng Đức Quốc xã do Hitle đứng đầu đã
20


thắng thế, chủ trương phát xít hóa bộ máy nhà nước, mở ra một thời kì đen tối của
nước Đức .
- Hoạt động: Nhóm - cả lớp: Tìm hiểu về nước Đức trong những năm 1929 1933
a) Yêu cầu: Chia cả lớp thành 3 nhóm, thực hiện các nhiệm vụ của mỗi nhóm
như sau:
- Nhóm 1: Quá trình Đảng quốc xã lên cầm quyền?
- Nhóm 2: những chính sách Hít- le thực hiện trong những năm 1933 - 1939?
- Nhóm 3: Những tác động của các chính sách đó?
b) Các nhóm báo cáo sản phẩm đã thực hiện, giáo viên điều khiển quá trình
trao đổi thảo luận các nội dung, bổ sung kiến thức và nhận xét, đánh giá hoạt động
nhóm của học sinh.
- Chính phủ của Hitle đã thực hiện những biện pháp về kinh tế, chính trị, đối
ngoại theo chủ trương phát xít hóa bộ máy nhà nước nhằm đưa nước Đức thoát
khỏi khủng hoảng.
- Tuy nhiên đây là cách thức, con đường biến nước Đức trở thành “lò lửa” của
một cuộc chiến tranh đang tiến đến rất gần.
4. Hoạt động 4: Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế với Nhật Bản và
giải pháp của giới cầm quyền nhật Bản
Hoạt động cả lớp: Tìm hiểu về quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước của
Nhật Bản
a)Yêu cầu
- Đọc văn bản, trả lời câu hỏi
“Khác với Đức quá trình phát xít hóa diễn ra thông qua sự chuyển đổi từ chế
độ dân chủ đại nghị sang chế độ độc tài phát xít, Nhật Bản đã có sẵn chế độ chuyên

chế Thiên hoàng, quá trình này diễn ra thông qua quân phiệt hóa bộ máy nhà nước
và tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược”
Chủ nghĩa phát xít Nhật được hình thành như thế nào?
b) Học sinh thực hiện nhiệm vụ, giáo viên tổ chức, hướng dẫn, điều khiển
hoạt động nhận thức:
- Trước những khó khăn của cuộc khủng hoảng kinh tế, Nhật Bản đã tiến hành
các biện pháp là quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, tăng cường chạy đua vũ trang và
đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc.
- Nhật Bản đã trở thành một “lò lửa” chiến tranh ở châu Á, đe dọa tới hòa
bình, an ninh khu vực và thế giới.
C. XÂY DỰNG BẢNG MÔ TẢ CÁC YÊU CẦU VÀ BIÊN SOẠN CÂU
HỎI, BÀI TẬP VỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
1. Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi bài tập

21


Nội dung

Nhận biết

Thông hiểu

1. Sự hình
thành trật tự
thế giới mới
theo
hệ
thống
Vec

xai
Oashingtơn

- Hoàn cảnh dẫn
đến hội nghị Véc xai - Oasinhtơn.
- Nội dung của Hội
nghị Vec xai Oashingtơn.

- Giải thích được
sự thay đổi của
bản đồ chính trị
châu Âu trước và
sau khi hệ thống
Vec
xai
Oashingtơn được
thiết lập.

2.
Cuộc
khủng hoảng
kinh tế thế
giới 1929 1933

những
tác
động của nó.

- Trình bày được
nguyên nhân, nội

dung và hậu quả
của cuộc khủng
hoảng kinh tế thế
giới 1929 - 1933.
- Trình bày được
tác động của cuộc
khủng hoảng kinh
tế thế giới 1929 1933 với nước Đức
- Trình bày được
tác động của khủng
hoảng kinh tế thế
giới 1929 - 1933
với Nhật Bản
- Trình bày được
những nội dung cơ
bản trong Chính
sách mới của Tổng
thống Ru - dơ - ven
- Quá trình phát xít
hoá bộ máy nhà
nước ở Đức
- Quá trình quân
phiệt hoá bộ máy
nhà nước ở Nhật
Bản

- Giải thích được
tại sao cuộc khủng
hoảng kinh tế
1929 - 1933 lại

dẫn tới nguy cơ
một cuộc chiến
tranh thế giới mới.
- Giải thích được
vì sao số người
thất nghiệp ở Mĩ
lên tới mức cao
nhất vào những
năm 1932 - 1933

- Phân tích
được hậu
quả
của
cuộc khủng
hoảng kinh
tế thế giới
1929
1933
đối
với nước


- Giải thích được
tại sao Ru-dơ-ven
lại
thực
hiện
Chính sách mới.
- Sưu tầm tranh

ảnh, tư liệu về
những hoạt động
của
Ru-dơ-ven
thời kì Chính sách
mới.
- Giải thích được
vì sao chủ nghĩa
phát xít lại thắng
thế ở Đức
- Nắm được những

- So sánh
được
sự
khác nhau
giữa
quá
trình quân
phiệt hóa
bộ máy nhà
nước

Nhật Bản
với
quá
trình phát
xít hóa ở
Đức khác


3. Sự lựa
chon
con
đường thoát
khỏi khủng
hoảng
của
các nước tư
bản

22

Vận dụng Vận dung cao
thấp
- Rút ra được
nhận xét về
tính chất của
trật tự thế giới
mới theo hệ
thống hòa ước
Véc-xai

Oasinh tơn.

- Đánh giá
được tác dụng
của chính sách
mới của tổng
thống Ru-dơven đối với
nước Mĩ.



chính sách chính
phủ Hít- le đã thực
- Rút ra thái
hiện trong những
độ của mình
năm 1933 – 1939
với cách giải
- Giải thích được
quyết khủng
vì sao Nhật Bản
hoảng ở các
đánh chiếm Trung
nước.
Quốc.
2. Câu hỏi và bài tập theo định hướng phát triển năng lực
2.1. Câu hỏi ở mức độ nhận biết
1. Trình bày sự hình thiết lập trật tự thế giới mới theo hệ thống hòa ước Véc xai - Oasinhtơn?
2. Trình bày nguyên nhân, biểu hiện và hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế
thế giới 1929 - 1933?
3. Trình bày những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 1933 với nước Đức?
4. Trình bày những nội dung cơ bản trong Chính sách mới của Tổng thống Ru
- dơ - ven?
5. Trình bày những tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 với
Nhật Bản?
2.2. Câu hỏi ở mức độ thông hiểu
1. Tại sao nói cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 lại dẫn tới nguy cơ một
cuộc chiến tranh thế giới mới?
2. Vì sao chủ nghĩa phát xít lại thắng thế ở Đức?

3. Chính phủ Hít- le đã thực hiện những chính sách về chính trị, kinh tế, đối
ngoại như thế nào trong những năm 1933 - 1939?
4. Vì sao số người thất nghiệp ở Mĩ lên tới mức cao nhất vào những năm 1932
- 1933?
5. Vì sao Nhật Bản đánh chiếm Trung Quốc?
2.3. Câu hỏi ở mức độ vận dụng thấp
1. Phân tích hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 đối
với nước Mĩ?
2. So sánh quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở Nhật Bản với quá
trình phát xít hóa ở Đức?
2.4 Câu hỏi ở mức độ vận dụng cao
1. Em có nhận xét gì về tính chất của trật tự thế giới mới theo hệ thống hòa
ước Véc-xai - Oasinh tơn?
2. Đánh giá được tác dụng của chính sách mới của tổng thống Ru-dơ-ven đối
với nước Mĩ.
3. Rút ra thái độ của mình với cách giải quyết khủng hoảng ở các nước.
*********Hết**********

23



×