Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Kì thị của nhân viên y tế với MSM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.9 KB, 6 trang )

KỲ THỊ VÀ PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ
VỚI NAM QUAN HỆ TÌNH DỤC ĐỒNG GIỚI
I.

TỔNG QUAN

Theo số liệu sơ bộ từ Bộ Y Tế, Việt Nam có khoảng 250000 – 450000 người thuộc cộng
đồng MSM. Trong năm 2015, tình hình nhiễm HIV lây qua đường tình dục chiếm hơn
50%, trong đó, nam giới chiếm 66% và 5,2% là MSM. Thông tin từ cục phòng, chống HIV
đưa ra vào 25/3/2015 cho thấy: Quan hệ tình dục đồng giới nam có nguy cơ nhiễm HIV
cao gấp 19 lần và nữ chuyển giới nguy cơ nhiễm HIV cao gấp 49 lần.
Con số người thuộc cộng đồng MSM ngày càng tăng lên do sự cởi mở hơn của xã hội. Mặc
dù khác biệt về xu hướng tình dục nhưng bản thân họ đều như những người bình thường,
đều có nhu cầu cơ bản, và chăm sóc y tế là một trong số đó thậm chí có thể cao hơn bởi
nguy cơ tiềm tàng từ việc quan hệ đồng tính. Tuy vậy, cho đến nay, Việt Nam chưa có cơ
sở y tế nào phẫu thuật chuyển giới toàn bộ cơ thể, hay những dịch vụ chăm sóc y tế dành
riêng cho nhóm người thuộc cộng đồng MSM.
Tại hội thảo “MSM, người chuyển giới – họ là ai?” do Cục phòng, chóng HIV/AIDS tổ
chức, BS. Phạm Vũ Thiên, chuyên gia về người đồng giới cho biết, kỳ thị và phân biệt đối
xử đã ngăn cản những người đồng giới nam tìm đến các dịch vụ và chăm sóc y tế và tâm
sự hành vi tình dục đồng giới với các nhân viên y tế. Có đến 18-21% nam quan hệ tình dục
đồng giới cảm thấy sợ hãi khia tìm đến các dịch vụ y tế.
Một số bệnh của MSM điều trị đơn giản, nhưng thái độ của nhân viên y tế không thân thiện,
thậm chí quát mắng, hỏi những câu không tế nhị, khiến người bị bệnh không muốn đi khám,
chữa bệnh. Vì thế, những người đồng tính bày tỏ mong muốn có mô hình phòng khám thân
thiện để được chăm sóc y tế bình ddẳng như mọi người, tránh được bệnh tật và nguy cơ lây
nhiễm cho cộng đồng. Nguy cơ truyền bệnh của MSM cao hơn đến 17% trong khi sợ bị kỳ
thị chính là nguy cơ tiềm ẩn. Kỳ thị và phân biệt đối xử của NVYT thực sự tác động và làm
xấu hơn nguy cơ lây nhiễm bệnh trong nhóm MSM nói riêng và các nhóm yếu thế khác nói
chung.
Nhiều nước trên thế giới đã ghi nhận nhiều hành động kì thị trong các cơ sở chăm sóc sức


khỏe, đặc biệt đối với người sống chung với HIV. Các hành động phân biệt đối xử của các
nhân viên y tế bao gồm: kì thị khi đến xét nghiệm HIV, tiết lộ tình trạng nhiễm HIV mà
không có sự cho phép, áp đặt các chi phíbổ sung đối với bệnh nhân sống chung với HIV.


Ở Việt Nam, mới đây theo báo cáo từ kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Xã hội,
Kinh tế và Môi trường (iSEE) đã ghi nhận nhiều hành vi phân biệt đối xử của các dịch vụ y
tế với MSM. Được biết, tất cả nhân viên y tế tham gia vào nghiên cứu đã từng được tập
huấn các khoá học có liên quan đến chủ đề MSM. Rất nhiều nhân viên y tế có kiến thức,
hiểu biết và nỗ lực cung cấp các dịch vụ thân thiện cho MSM. Đặc biệt, Kỳ thị và phân biệt
chủ yếu là do bản thân nhân viên y tế không ý thức được và dẫn tới hạn chế trong tiếp cận
dịch vụ HIV và STIs của MSM.
Đặc biệt, hình thức và mức độ biểu hiện của kỳ thị và phân biệt đối xử này rất đa dạng và ở
các mức kháác nhau, từ dán nhãn đặc điểm hình dáng bên ngoài, đến định khuôn các giá trị
tiêu cực gắn với MSM để phân biệt và phân tách nhóm MSM ra khỏi cộng đồng đến thái
độ không chấp nhận những hành vi tình dục và quan hệ tình yêu của MSM.
II.
NỘI DUNG
1. Biểu hiện của sự kì thị, phân biệt đối xử của nhân viên y tế với nhóm MSM

Dán nhãn cho biểu hiện bên ngoài của MSM không phải là điều quá xa lạ khi nhắc đến.
Mặc dù phần lớn nhân viên y tế đều biết rằng có nhiều nhóm nhỏ trong cộng đồng MSM
nhưng chỉ có một số thực sự nhận thức được sự đa dạng của cộng đồng này và không hề
dán nhãn.
Bên cạnh đó, MSM trong mắt nhân viên y tế mang một định khuôn các giá trị về đặc điểm,
ví dụ như nhu cầu tình dục hay quan niệm rằng MSM hay mắc các bệnh lây qua đường
tình dục ở hậu môn hơn nhóm không phải MSM.
Khi đến cơ sở y tế, chính bởi vì lýthuyết dãn nhán “MSM rất nhạy cảm” nên việc tìm hiểu
thêm thông tin hay đưa ra các câu hỏi mở là điều hiếm. Hầu hết các nhân viên y tế bỏ qua
và chỉ tập trung kha thác bệnh sử liên quan đến hành vi tình dục. Thậm chí, một số người

còn cho rằng, MSM chỉ tìm đến cơ sở y tế khi họ thực sự có nguy cơ hoặc khi tình trạng
bệnh tật đã ở mức trầm trọng.
Ngoài ra, còn vô vàn những trường hợp thực tế mà chỉ người trong cuộc mới thực sự thấu
hiểu được những sự trớ trêu này:
-

“Mới đây, tổ chức G3VN tiếp nhận 1 khách hàng bị dương tính với HIV tên Q. Bạn
Q bị áp xe và hậu môn ra rất nhiều mủ, nếu không được phẫu thuật ngay sẽ dẫn
đến biến chứng và có nguy cơ tử vong. Với nỗ lực không ngừng, các thành viên
G3VN phải chạy vạy nhờ sự giúp sức của một số bác sỹ, tuy nhiên chỉ nhận được
những cái lắc đầu. Nhóm anh phải đi nhờ vả khắp nơi, cuối cùng, cũng có 1 vị bác


sỹ đồng ý tiếp nhận mổ cho bệnh nhân có H này. Anh cũng từng chứng kiến, trong
quá trình tư vấn một số bác sĩ vẫn có thái độ miệt thị MSM và cố tình đùn đẩy
sang cơ sở khác.” – Anh Phạm Hồng Sơn – Trưởng nhóm G3VN ( nhóm chia sẻ thông
-

tin MSM – LGBT Việt Nam. Hỗ trợ tư vấn tình dục an toàn cho nhóm MSM)
Tên và người khác nhau, không được khám : “Jessica tên thật là Nguyễn Hữu Toàn
(SN 1987), hiện đang sinh sống và làm việc tại Sài Gòn cho biết, chị đã “phải chịu
đựng bao đau đớn, nước mắt và cả máu” để theo đuổi ước mơ “được làm con
gái”.Trò chuyện với chúng tôi, chị cho biết sau phẫu thuậtbản thân chị đã phải chịu
đựng vô vàn kỳ thị, bức xúc nhất là kỳ thị y tế. Chị từng đi khám bệnh, chị có thẻ
bảo hiểm y tế nhưng người ta không đồng ý khám cho chị vì tên và người ở ngoài
khác nhau nhiều quá.Bí quá, chị đưa chứng minh thư ra nhưng cũng không được
chấp nhận. Chị cũng tâm sự thêm, một người bạn chị tên L đi Thái phẫu thuật
chuyển giới về bị ra máu, đi bệnh viện khám bác sĩ nhất quyết không nhận và
không biết phải khám cho người chuyển giới thế nào.Còn nhiều trường hợp khác
chị không tiện kể. Chị cho hay, bản thân mình từng là Tiếp cận viên tham gia hỗ

trợ kết nối các bạn MSM - chuyển giới trẻ đến các nhóm tự lực và các phòng
khám ngoại trú để được tư vấn và xét nghiệm HIV.Chị nhớ lại, một lần một bạn
chuyển giới muốn đi khám sức khỏe nhưng đến viện thì không được chấp
nhận.Mọi người đều rất lo lắng, cuối cùng, chị phải nhờ người quen bạn chị mới
được khám bệnh.”

-

Bác sĩ luôn miệng chê bê đê: Phạm Đắc Huỳnh Anh (tên thường gọi là Danny, chủ
quán No Stress Café dành riêng cho cộng đồng LGBT) cho biết, bản thân anh
cũng từng nhiều lần bị kỳ thị.Một lần, Dannybị thương, được mẹ dẫn đi khâu vết
thương, mấy chị y tá cứ kê miệng vào tai nhau, nhìn anh rồi xì xầm kiểu như đang
hỏi nhau mình là con trai hay con gái. Vốn gặp nhiều trường hợp như vậy nên anh
chỉ biết im lặng. Lần khác, Danny đưa bạn đi khám bệnh chứng kiến tình huống
một bác sĩ có thái độ thiếu tôn trọng gần như là khinh miệt bạn chuyển giới (trans)
ra mặt.Vị bác sĩ vừa liếc nhìn hồ sơ rồi luôn miệng chê bê đê này nọ. Lúc đó, mặc
dù nhiều bệnh nhân tò mò nhìn chằm chằm vàobạn trans nhưng vị bác sĩ đã “lên
lớp” giảng cho bạn Trans một tràng. Theo lời vị bác sĩ thì:“con trai phải ra con trai,
chuyển giới là đi ngược với tự nhiên”.Bạn trans đau đớn cúi đầu trong im lặng, và
chịu đựng (vì sợ nếu cãi thì không khám được). Lúc đó, Danny rất bất ngờ với
cách cư xử của vị bác sĩ, bực mình nhưng không dám cãi, đành phải bỏ đi chỗ
khác. Anh cho hay thà bị từ chối, bị kê chênh lệch phí chứ bị "làm nhục" kiểu đó
thì ám ảnh luôn việc đi khám bệnh ấy chứ.


-

Chia sẻ rất thẳng thắn của 3 sinh viên đồng giới đang học tại Hà Nội đã cho thấy,
sự kỳ thị của mọi người chính là rào cản để họ có được cuộc sống bình thường.
La Lam, một cô gái người Thái ở Yên Bái, đã từng là sinh viên Đại học Sân khấu

Điện ảnh, và Tú Anh đều cho biết, họ phát hiện ra mình là gái khi còn là cậu bé rất
nhỏ chơi những trò chơi của con gái rất giỏi và thích bạn trai thay vì bạn gái. Trong
chăm sóc y tế, người đồng tính cũng gặp rất nhiều rào cản. Có lần La Lam đi
khám bệnh, nhân viên y tế đọc thấy tên nam giới (Lò Đức Thọ- Lò La Lam), nhưng
xuất hiện lại là nữ, liền bỏ qua. Người đồng giới cũng bị từ chối khám, chữa bệnh
về bộ phận sinh dục đã chuyển giới vì ở Việt Nam không chuyên, hoặc sợ trách
nhiệm.

2.Yếu tố ảnh hưởng đến sự kì thị, phân biệt đối xử của nhân viên y tế với nhóm MSM
Sự dán nhãn, định khuôn, thái độ và hành vi phân biệt đối xử của nhân viên y tế với MSM
phản ánh quan niệm chung của xã hội hiện nay, họ cho rằng MSM là điều trái tự nhiên về mọi
mặt. Vì thế, việc trở thành MSM vẫn còn là điều không chấp nhận được, xã hội vẫn còn khắt
khe với cộng đồng này. Tuy vậy, vì là những người làm trong mạng lưới sức khỏe, nên nhân
viên y tế vẫn có thái độ tôn trọng khác hàng, thái độ tích cực thể hiện chuyên môn nghề ngiệp
mặc dù vẫn còn bị ảnh hưởng bới những giá trị, quan điểm về tình yêu, tình dục “chuẩn” trong
xã hội.
Xuất phát từ chỗ không có thông tin về MSM, kèm theo đó là thái độ e ngại, thậm chí sợ
hãi, nhân viên y tế đã biết đến và được cung cấp thông tin về nhóm đối tượng này nhưng
vẫn còn dừng ở mức độ, chưa thực sự hoàn toàn thoải mái, cảm thông hay đối xử bình
thường với cộng đồng MSM. Hiện tại, nhờ có sự phát triển của các câu lạc bộ hay mạng
lưới đồng đẳng, việc tiếp cận được đây mạnh. Đây là yếu tố có lợi, giúp cho những người
thuộc nhóm MSM tiếp cận nhiều hơn với dịch vụ y tế, đồng thời cũng chính là yếu tố giúp
nhân viên y tế làm mờ đi khoảng cách và sự kì thị với nhóm đối tượng này.
3. Rào cản của MSM trong việc tiếp cận dịch vụ y tế

Một số nghiên cứu đã chỉ ra, MSM muốn được cung cấp dịch vụ bởi nhân viên y tế là nữ.
Thực tế, đội ngũ nhân viên y tế hiện nay bao gồm cả nam và nữ, trong đó bác sĩ khám bệnh
và điều trị thường là nam giới, nhân viên tư vấn có cả nam và nữ. Trên thực tế, mỗi cá nhân
có thể lựa chọn cho mình cơ sở hoặc thời gian tiếp cận cơ sở y tế để có được nhân viên y tế
phù hợp theo mong muốn, nhưng tính sẵn có của thông tin này còn hạn chế. Đây cũng là

một trong những rào cản.


Bên cạnh đó, MSM thiếu cả những thông tin về cách tổ chức các loại hình dịch vụ sẵn có,
bởi lẽ mỗi cơ sở đều có cách tổ chức đa dạng khác nhau và cung cấp các dịch vụ khác
nhau. Ngoài ra, chi phí khám chữa bệnh cũng là một trong những điều đáng lưu ý và ảnh
hưởng lớn tới việc lựa chọn dịch vụ của các MSM.
Trong những năm gần đây, truyền thông nâng cao, đưa kiến thức gần hơn đến với các đối
tượng, dù vậy, mức độ hiểu biết trong cộng đồng MSM không đồng đều, đặc biệt về các
bệnh lây qua đường tình dục. Thậm chí, có thể biết về các nguy cơ những họ vẫn tìm cho
mình những lí do để không xếp hành vi của mình vào nhóm nguy cơ, tránh bị gán với
những giá trị tiêu cực.
Ngoài ra, một yếu tố rào cản lớn chính là việc tự lì thị bản thân, bởi ảnh hưởng những định
kiến, dán nhãn từ xã hội. Vẫn còn tình trạng MSM tự thấy mặc cảm về bản thân, e dè, tự ti
và luôn cố giấu diếm.
III.

KẾT LUẬN

Mặc dù các nhân viên y tế đã có kiến thức, kĩ năng và nỗ lực nhất định để tổ chức và cung
cấp các dịch vụ tư vấn, khám, điều trị cho MSM, nhưng vẫn còn tồn tại một số hình thức
kỳ thị và phân biệt đối xử của nhân viên y tế với MSM. Tuy nhiên hình thức và mức độ
biểu hiện của kỳ thị, phân biệt đối xử rất đa dạng và ở các mức độ khác nhau. Để giải
quyết tình trạng này cần có những biện pháp dài hạn, ngắn hạn, chiến lược bổ sung kiến
thức để thay đổi hành vi, thái độ từ cả hai phía: nhân viên y tế và MSM. Từ đó đạt đến mục
tiêu bình đẳng giới trong chăm sóc y tế.
IV.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghiên cứu: Kỳ thị và phân biệt đối xử của nhân viên y tế qua cung cấp dịch vụ y tế


cho nam quan hệ tình dục đồng giới – Viện nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường
iSEE.
2. Tìm hiểu và giảm kỳ thị liên quan đến nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới và
HIV
3. Facing the Facts: Men who have sex with man and HIV/AIDS in Viet Nam – Vũ

Ngọc Bảo, Philippe Girault, 2005.
4. Những vấn đề quan trọng của MSM và chương trình HIV tại Viêt Nam, Bài trình

bày của Bác sĩ Vũ Ngọc Bảo, quản lí chương trình sức khỏe Gia đình Quốc tế FHI
tại hội thảo đánh giá quốc gia về HIV và MSM tại Việt Nam, ngày 30 tháng 10 năm
2008.


Sinh viên

Bùi Thị Thu Hiền



×