Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Môn GDCD :: Trường THCS Trần Văn Ơn :: | Tin tức | Dạy và Học | Đề Cương Ôn tập khối 6 Học Kỳ 2 Năm học 20132014 (Tham khảo)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.13 KB, 5 trang )

TRƯỜNG THCS TRẦN VĂN ƠN - QUẬN 1
----------------ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HK II MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 6.
I> Lý Thuyết
Câu 1: Hãy kể tên các loại biển báo giao thông thông dụng?
Trả lời:

Có 3 loại biển báo thông dụng.

Loại 1: Biển báo cấm.
Loại 2: Biển báo nguy hiểm.
Loại 3: Biển báo hiệu lệnh.
Câu 2: Hãy mô tả hình dáng, màu sắc của các loại biển báo đó?
Trả lời: - Biển báo cấm: Hình tròn, nền màu trắng có viền đỏ, hình vẽ màu đen thể hiện điều
cấm.
- Biển báo nguy hiểm: Hình tam giác đều, nền màu vàng có viền đỏ, hình vẽ màu đen thể
hiện điều nguy hiểm.
- Biển báo hiệu lệnh: Hình tròn, nền màu xanh lam, hình vẽ màu trắng thể hiện điều phải
thi hành.
Câu 3: Hãy nêu quy định của pháp luật về quyền được bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe,
danh dự và nhân phẩm?
Trả lời:

Quy định của pháp luật quy định như sau:
- Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

- Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh
dự và nhân phẩm của người khác.
Câu 4: Nêu một số ví dụ về việc vi phạm quyền được bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe,
danh dự và nhân phẩm mà em biết?
Trả lời: Một số ví dụ như:
- Người lớn đánh đập trẻ nhỏ.


- Các bạn trong lớp nói xấu người khác.
- Bịa đặt, vu khống những điều không có thật.
Câu 5: Hãy nêu trách nhiệm của nhà nước ta về quyền và nghĩa vụ học tập?
Trả lời:

Trách nhiệm của nhà nước:

 Thực hiện công bằng trong giáo dục.


 Tạo điều kiện mọi người đều được học hành.
Câu 6: Nêu một số ví dụ về việc vi phạm quyền và nghĩa vụ học tập?
Trả lời:

Một số ví dụ như:
- Không cho trẻ đi học khi đủ tuổi đến trường.
- Không làm giấy khai sinh cho trẻ đúng thời hạn.
- Không nhận trẻ vào học vì trẻ bị khuyết tật.

Câu 7: Hãy nêu trách nhiệm của công dân về quyền được bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức
khỏe, danh dự và nhân phẩm?
Trả lời:

Trách nhiệm của công dân là:
- Tôn trọng tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác.
- Tự bảo vệ quyền của mình.
- Phê phán, tố cáo việc làm sai trái.

Câu 8: Nêu một số ví dụ về việc thực hiện đúng quyền được bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức
khỏe, danh dự và nhân phẩm mà em biết?

Trả lời:

Một số ví dụ như:

- Thấy một vụ ẩu đả trong trường phải báo liền cho thầy cô.
- Thấy bạn bị bắt nạt phải can thiệp hoặc nhờ thầy cô giúp.
II> Bài tập
Dạng 1: Nhận xét hành vi
 Vừa đùa giỡn vừa băng qua đường.
->
 Bắt giam người khi có lệnh của tòa án.
->
 Đợi mẹ nhắc mới ngồi vào bàn học bài.
->
 Dạy nghề miễn phí cho các em có hoàn cảnh khó khăn.
->
 Vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông.


->
 Ngồi trên xe máy đội mũ bảo hiểm nhưng không cài quai.
->
 Chỉ chăm chú vào học tập, không cần phải phụ gia đình một việc gì.
->
 Báo ngay cho thầy cô biết về việc đánh nhau của các bạn ở trong lớp.
->
 Tổ chức chương trình văn nghệ cho các bạn tham gia vào dịp hè.
->
 Chỉ cần bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự của mình còn của người khác thì mặc kệ.
->

Gợi ý: Nhận xét hành vi đó là đúng hay sai. Giải thích lý do.
Ví dụ: Đi xe dàn hàng ba hàng tư trên đường.
=> Đây là hành vi sai, vì hành động này gây nguy hiểm cho bản thân và cả những người lưu
thông, dễ gây ra tai nạn giao thông.
Dạng 2: Em sẽ làm gì qua các trường hợp sau
 Trong lớp em, Bảo không bao giờ tham gia sinh hoạt chung với lớp.
->
 Thấy bạn vừa lái xe đạp bằng một tay vừa nghe điện thoại.
->
 Bạn em có thể phải nghỉ học vì không có tiền đóng học phí.
->
 Thấy bạn gây gổ, đánh nhau với các bạn ở lớp khác.
->
 Thấy các bạn vừa lái xe vừa dàn hàng ngang để nói chuyện.
->
 Nghe các bạn bàn nhau đi đánh 1 bạn học khác lớp.
->


 Phát hiện một tổ chức lợi dụng trẻ em để buôn ma túy.
->
 Biết bạn mình thường xuyên bắt nạt bạn khác.
->
 Nghi ngờ bạn lấy cắp đồ của mình.
->
Gợi ý: Bản thân em sẽ làm gì qua các trường hợp đó. Nêu câu trả lời của mình.
Dạng 3: Tình huống
TÌNH HUỐNG 1:
Tuấn và Hải nhà ở cạnh nhau. Do nghi ngờ Hải nói xấu mình, Tuấn đã chửi Hải và còn rủ anh
trai đánh Hải.

a)
Theo em, trong tình huống trên ai là người sai? Nếu có thì sai ở điểm gì?
->
b)

Trong trường hợp đó Hải có thể có những cách ứng xử như thế nào? Cách nào là tốt nhất?

->
TÌNH HUỐNG 2:
Lân vô tình làm bắn nước vào người Trung và Lân vội bỏ đi. Bực quá, Trung đuổi theo đá vào
người Lân, thế là cuộc ẩu đả diễn ra.
a)
Theo em, trong tình huống trên ai là người sai? Nếu có thì sai ở điểm gì?
->
b)

Trong trường hợp đó theo em Lân và Trung nên xử sự như thế nào là tốt nhất?

->
TÌNH HUỐNG 3:
Ông An có vay của ông Lân 5 triệu mà chưa trả nợ. Ông Lân đòi mãi không được nên đem
người đến bắt và đánh đập ông An. Đồng thời yêu cầu ông An gọi điện về nhờ người thân đem
tiền sang trả.
a)
Em có nhận xét gì về hành vi của ông Lân?
->
b)

Theo em, ông Lân cần làm gì để đòi được nợ mà không vi phạm pháp luật?





×