Tải bản đầy đủ (.docx) (63 trang)

Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và thực tiễn thi hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.46 KB, 63 trang )

1

T

Khỏa luận tôt nghiệp

LỜI MỞ ĐẨU
rong mấy thập kỷ qua, môi hường ngày càng có chiều hướng biến đổi
phức tạp. Chất lượng không khí, nguồn nước, tài nguyên, hệ sinh thái...
nhiều nơi ở mức báo động. Ồ nhiễm môi trường và áp lực với thiên nhiên

đang diễn ra hàng ngày và ở nhiều nơi. vấn đề ô nhiễm môi trường sống, sự cạn kiệt các
nguồn tài nguyên thiên nhiên, quá trình thay đối khí hậu toàn cầu đang là những thách
thức đối với quá trình phát triển kinh tế bền vững. Trước những nguy cơ đó, hội nghị
Liên Họp Quốc về môi trường và phát triển đã được tổ chức tại Jio de Janeiro-Braxin
tháng 6/1992 và Hội nghị thượng đỉnh Thế Giới về phát triển bền vững tại Joharnesburg
- Nam Phi tháng 8/2002; gần đây nhất là Hội nghị thế giới về khí hậu - Copenhagen
diễn ra tại Đan Mạch từ ngày 7 đến 18/12/2009 và nhiều Điều ước quốc tế song
phương, đa phương về bảo vệ môi trường đã được ký kết. Việt Nam đã tham gia một số
Điều ước như: Công ước về bảo vệ di sản văn hóa và tự nhiên của thế giới, 1972
(19/10/1987); Công ước về thông báo sớm sự cố hạn nhân (IAEA), 1985 (30/10/1987);
Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế đặc biệt như là nơi cư
trú của loài chim nước (RAMSAR), 1971 (20/9/1989); Công ước khung về biến đổi khí
hậu của Liên Họp Quốc (UNFCCC), 1992 (16/11/1994); Công ước Liên Hợp Quốc về
Luật Biển (UNCLOS), 1982... [22]
Được sự quan tâm của Đảng và nhà nước, trong thời gian qua công tác bảo vệ môi
trường của Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định, ý thức của nhân dân về
bảo vệ môi trường đã được nâng lên một bước; hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường
đã được xây dựng và từng bước đi vào cuộc sống.
Tuy nhiên, thực tiễn hiện nay cho thấy tình trạng vi phạm hành chính
(VPHC) trong lĩnh vực bảo vệ môi hường vẫn xảy ra tương đối phổ biến,


công tác xử lý vi

Nguyễn Thị Ngọc Hà -HC31C


phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi hường cũng chưa triệt để, có nhiều vụ vi phạm không
được phát hiện kịp thời hoặc được phát hiện nhưng xử lý chưa thỏa đáng.
Những bất cập trên đây có nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân
về mặt pháp luật; nhất là kể từ khi Pháp lệnh xử lý VPHC sửa đổi, bổ sung năm 2008
(Pháp lệnh 2008) có hiệu lực, thì sự mâu thuẫn giữa pháp lệnh và pháp luật về xử phạt
VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường cụ thể là Nghị định số 81/2006/NĐ-CP càng
làm tăng khó khăn cho việc áp dụng pháp luật. Trước tình hình đó, ngày 31/12/2009
Chính Phủ đã ban hành Nghị định số 177/2009/QĐ-CP về xử phạt VPHC trong lĩnh vực
bảo vệ môi trường (Nghị định 177 - có hiệu lực vào 01/03/2010), đánh dấu một bước
phát triển mới của pháp luật về xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và nhất
là pháp luật về các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đã có
thay đối đáng kế.
Trước tình hình đó, em đã chọn đề tài “Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chỉnh
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và thực tiễn thi hành” làm khóa luận tốt nghiệp, với
mong muốn góp phần nâng cao hiểu biết của các tổ chức, cá nhân về các biện pháp xử
phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, nhất là những quy định mới về vấn đề
này trong Nghị định 177.
Khóa luận có phạm vi nghiên cứu giới hạn trong các quy định hiện hành của Luật
bảo vệ môi trường, Pháp lệnh xử lý VPHC, Nghị định hướng dẫn thi hành Pháp lệnh xử
lý VPHC, tham khảo một số bài viết trên báo, tạp chí chuyên ngành và phân tích một số
vụ việc xử lý VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường xảy ra trong thời gian gần đây.
Bằng việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phân tích, tổng họp, những yêu cầu
mà đề tài đặt ra đã dần được làm sáng tỏ trong khóa luận.
Ngoài Lời mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận được kết cấu
thành 3 chương:



Chương I. Cơ sở lý luận về các biện pháp xử phạt vi phạm VPHC trong lĩnh vực bảo
vệ môi hường.
Chương II. Thực trạng pháp luật về các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo
vệ môi trường và thực tiễn áp dụng.
Chương III. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về các biện pháp xử phạt
VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu hoàn thành khóa luận,
nhưng với thời gian, điều kiện và khả năng có hạn nên bài viết không tránh khỏi những
thiếu sót, hạn chế.Vì vậy, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô
và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!


CHƯƠNG I
Cơ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC BIỆN PHÁP xử PHẠT VI PHẠM HÀNH
CHÍNH TRONG LĨNH vực BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.
1.1. Khái niệm môi trường và các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực bảo vệ môi trường.
1.1.1. Khái niệm, vai trò của môi trường đối vói cuộc sống.
a. Khái niệm.
Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh học,
tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người
[4]. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thực vật, đất, nước...
Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, hồng cấy, chăn
nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ
và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải hí, làm
cho cuộc sống con người thêm phong phú.
Môi hường xã hội là tống thế các quan hệ giữa người với người. Đó là những luật lệ,

thể chế, cam kết, quy định, ước định... ở các cấp khác nhau như: Liên Họp Quốc, Hiệp
hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tố nhóm, các tố
chức tôn giáo, tố chức đoàn thế,... Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con
người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát
triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác.
Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi hường nhân tạo, bao gồm tất cả các
nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống, như ôtô, máy
bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo...


Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự
sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước,
ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội...
Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ bao gồm
các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con người.
Ví dụ: Môi trường của học sinh gồm nhà hường với thầy giáo, bạn bè, nội quy của
trường, lóp học, sân chơi, phòng thí nghiệm, vườn trường, tổ chức xã hội như Đoàn,
Đội với các điều lệ hay gia đình, họ tộc, làng xóm với những quy định không thành văn,
thi hành và các cơ quan hành chính các cấp với luật pháp, nghị định, thông tư, quy định.
Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và
phát triển.
b. Vai trò của môi trường đối với cuộc sổng.
Môi hường có các vai trò cơ bản sau:
- Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật.
- Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản
xuất của con người.
- Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc
sống và hoạt động sản xuất của mình.
- Môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và
sinh vật trên trái đất.

- Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.
Con người luôn cần một khoảng không gian dành cho nhà ở, sản xuất lương thực và
tái tạo môi trường. Con người có thể gia tăng không gian sống cần thiết cho


mình bằng việc khai thác và chuyển đổi chức năng sử dụng của các loại không gian
khác như khai hoang, phá rừng, cải tạo các vùng đất và nước mới. Việc khai thác quá
mức không gian và các dạng tài nguyên thiên nhiên có thể làm cho chất lượng không
gian sống mất đi khả năng tự phục hồi.
Môi trường là nơi con người khai thác nguồn vật liệu và năng lượng cần thiết cho
hoạt động sản xuất và cuộc sống như đất, nước, không khí, khoáng sản và các dạng
năng lượng như gỗ, củi, nắng, gió,... Các sản phẩm công, nông, lâm, ngư nghiệp và văn
hoá, du lịch của con người đều bắt nguồn từ các dạng vật chất tồn tại trên trái đất và
không gian bao quanh hái đất.
Các nguồn năng lượng, vật liệu, thông tin sau mỗi lần sử dụng được tuần hoàn quay
trở lại dạng ban đầu được gọi là tài nguyên tái tạo. Ví dụ như nước ngọt, đất, sinh vật,
v.v... là loại tài nguyên mà sau một chu hình sử dụng sẽ hở lại dạng ban đầu.
Trái lại, các nguồn năng lượng, vật liệu, thông tin bị mất mát, biến đổi hoặc suy
thoái không trở lại dạng ban đầu thì được gọi là tài nguyên không tái tạo. Ví dụ như tài
nguyên khoáng sản, gen di huyền. Tài nguyên khoáng sản sau khi khai thác từ mỏ, sẽ
được chế biến thành các vật liệu của con người, do đó sẽ cạn kiệt theo thời gian. Tài
nguyên gen di truyền của các loài sinh vật quý hiếm, có thể mất đi cùng với sự khai thác
quá mức và các thay đổi về môi trường sống.
Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, con người ngày càng tăng cường khai thác
các dạng tài nguyên mới và gia tăng số lượng khai thác, tạo ra các dạng sản phẩm mới
có tác động mạnh mẽ tới chất lượng môi trường sống.
1.1.2. Khái niệm các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo
vệ môi trường.
Cưỡng chế nhà nước gồm nhiều nhóm biện pháp cưỡng chế khác nhau, như: nhóm
các biện pháp cưỡng chế mang tính trừng phạt được xác định trong chế tài pháp luật;

nhóm các biện pháp cưỡng chế nhằm ngăn chặn, phòng ngừa vi phạm pháp luật và bảo


đảm việc áp dụng các chế tài pháp luật; nhóm các biện pháp cưỡng chế nhà nước được
áp dụng vì mục đích đảm bảo lợi ích của cộng đồng hoặc vì lí do an ninh quốc gia... Các
biện pháp xử phạt hành chính về môi trường thuộc nhóm biện pháp cưỡng chế mang
tính trừng phạt được xác định trong chế tài pháp luật.
Các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là biện pháp pháp
luật nhằm đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật, bảo vệ môi trường. Xử phạt hành
chính là công cụ cưỡng chế Nhà nước có tác dụng to lớn trong việc phòng chống VPHC
để bảo vệ trật tự quản lý Nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Tính cưỡng chế
thể hiện ở chỗ hoạt động áp dụng các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường luôn được các cơ quan hoặc cán bộ Nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo
quy định của pháp luật. Chỉ có cơ quan hoặc cán bộ Nhà nước được Nhà nước trao
quyền xử phạt hành chính về bảo vệ môi trường mới có quyền áp dụng các biện pháp xử
phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Các chủ thể được sử dụng quyền lực Nhà
nước, có quyền lựa chọn các biện pháp xử phạt VPHC phù hợp mang tính trừng phạt,
giáo dục; trực tiếp tác động đến tinh thần hay vật chất; buộc các đối tượng bị xử phạt
phải gánh chịu những tổn hại về tài sản hoặc bị hạn chế một số quyền.
Các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được xác định trong
chế tài của quy phạm pháp luật và được áp dụng khi có vi phạm hành chính về môi
hường. VPHC nói chung và VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nói riêng cũng như
mọi vi phạm pháp luật khác đều là các hành vi nguy hiếm cho xã hội, nó trực tiếp xâm
hại đến những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ, ảnh hưởng không nhỏ đến quyền
lợi họp pháp của các tổ chức, cá nhân. Đấu tranh với các VPHC trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường được thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau: tổ chức - chính trị, giáo
dục, công nghệ, kinh tế, pháp lý. [3, tr 18]


Quy phạm pháp luật xác định các biện pháp xử phạt hành chính đối với chủ thể thực

hiện vi phạm hành chính về môi truờng thuộc ngành Luật Hành chính, về nguyên tắc
chung, cũng giống nhu các quy phạm luật khác, cấu trúc gồm ba phần: giả định, qui
định, chế tài. Thông thuờng phần giả định chỉ ra các điều kiện về chủ thể, không gian,
thời gian có hiệu lực của quy định. Phần quy định xác định nội dung quy tắc hành vi
duới dạng các quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ pháp luật môi truờng.
Còn chế tài ấn định các biện pháp cuỡng chế nhà nuớc bảo đảm cho các nghĩa vụ trong
quy định đuợc thực hiện và luôn liên quan đến nhân tố vi phạm pháp luật. Tuy nhiên,
không phải lúc nào các phần của qui phạm pháp luật cũng thế hiện trong một Điều luật
hoặc trong cùng một văn bản pháp luật.
1.2. Đặc điểm các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường
Các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là một trong các
biện pháp cưỡng chế hành chính; vì vậy nó mang đầy đủ đặc điểm của cưỡng chế hành
chính, đó là:
- Nội dung là sự hạn chế quyền hoặc bổ sung thêm nghĩa vụ đối với đối tượng vi
phạm.
Khi tố chức, cá nhân thực hiện hành vi VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi hường, về
nguyên tắc Nhà nước buộc họ phải gánh chịu những hậu quả bất lợi nhất định (hạn chế
quyền hoặc tài sản). Việc làm này nhằm khôi phục lại trật tự pháp luật bảo vệ môi
trường đã bị xâm hại đồng thời giáo dục tổ chức, cá hân vi phạm cũng như toàn thể
cộng đồng ý thức tuân thủ pháp luật bảo vệ môi trường.
- Mang tính giáo dục và tính trừng phạt.
Các biện pháp xử phạt hành chính về môi trường được áp dụng trên cơ sở có vi
phạm hành chính về môi trường thể hiện sự phản ứng của nhà nước đối với những đối
tượng đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về môi tường. Các biện pháp xử phạt này
mang tính giáo dục đồng thời cũng mang tính trùng phạt của Nhà nước


đối với chủ thể vi phạm pháp luật về môi trường mà chưa đến mức bị huy cứu trách
nhiệm hình sự. Sự trừng phạt biểu hiện ở việc buộc các chủ thể vi phạm phải gánh chịu

những hậu quả bất lợi về vật chất và tinh thần. Đây là ý nghĩa quan trọng của các biện
pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, là ý nghĩa đầu tiên nhưng việc áp
dụng các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi truờng còn nhằm mục
đích cao hơn là giáo dục ý thức pháp luật của các chủ thể. Thông qua việc áp dụng các
biện pháp này trong các truờng hợp vi phạm cụ thể Nhà nước tác động đến tâm lý của
đối tượng vi phạm và các chủ thể khác, từ đó cho họ ý thức phải tuân thủ pháp luật về
bảo vệ môi trường.
Pháp luật về các biện pháp xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường cần
đảm bảo tính phù họp giữa tính răn đe giáo dục với tính trừng phạt mới có thế phát huy
được hiệu quả. Tính trừng phạt trong các biện pháp xử phạt hành chính về môi trường
sẽ phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng tiêu cực của hành vi vi phạm hành chính đối với
môi trường.
- Các biện pháp xử phạt, mức phạt được pháp luật dự liệu. Các biện pháp này sẽ
được áp dụng trong thực tiễn tùy thuộc vào tính chất, mức độ vi phạm, các tình
tiết giảm nhẹ, tăng nặng và nhân thân của đối tượng vi phạm.
Cùng một hành vi vi phạm pháp luật nhưng đối với mỗi trường họp cụ thể lại có
tính chất, mức độ khác nhau nên thiệt hại hay nguy cơ gây thiệt hại cho môi trường có
sự khác nhau. Do đó, các biện pháp xử phạt được lựa chọn để áp dụng đối với mỗi
trường họp cụ thể là khác nhau. Ngoài ra, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ và nhân thân
của người vi phạm cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn các biện pháp xử phạt
để áp dụng.
- Đối tượng áp dụng là tổ chức và cá nhân.
Cưỡng chế hình sự tác động đối với tội phạm, áp dụng nguyên tắc cá thể hóa trách
nhiệm hình sự nên cưỡng chế này chỉ áp dụng đối với cá nhân mà không áp dụng với tổ
chức.Cưỡng chế trong dân sự cũng như cưỡng chế trong hành chính


được áp dụng cho cả cá nhân và tổ chức nhưng cưỡng chế hành chính thể hiện mối quan
hệ giữa cá nhân và Nhà nước, trong khi đó cưỡng chế dân sự thể hiện mối quan hệ giữa
bên vi phạm với bên bị vi phạm dưới sự bảo đảm của Nhà nước.

Vì là biện pháp cưỡng chế trong một ngành luật cụ thể nên các biện pháp xử phạt
VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường cũng có các đặc điếm riêng sau:
- Được áp dụng khi có VPHC về môi hường.
Các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường chỉ có thể áp dụng
khi có VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Mục đích trừng phạt của các biện pháp
xử phạt VPHC có tác dụng khi tác động đến chủ thể thực hiện hành vi VPHC mà pháp
luật đã quy định. Hơn nữa, VPHC xuất hiện trong tất cả các lĩnh vực quản lý Nhà nước.
VPHC trong mỗi lĩnh vực lại có các đặc thù vì vậy các biện pháp xử phạt trong mỗi lĩnh
vực cũng có những điểm riêng và chỉ được áp dụng đối với hành vi VPHC tương ứng đã
được pháp luật qui định trong lĩnh vực đó.
- Do cơ quan Nhà nước về môi trường áp dụng.
Các cơ quan Nhà nước được chia nhỏ để quản lý các linh vực khác nhau, và có một
bộ phận quản lý Nhà nước về môi hường. Những cơ quan này không những có điều
kiện phát hiện vi phạm mà còn có đủ chuyên môn nghiệp vụ để xử lý VPHC trong lĩnh
vực bảo vệ môi trường nghiêm minh, đúng pháp luật.
- Mức xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thường nghiêm khắc hơn
các biện pháp xử phạt VPHC trong các lĩnh vực khác.
Tất cả chúng ta đều biết, VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thường gây thiệt
hại hoặc có nguy cơ gây thiệt hại rất lớn đối với xã hội, Nhà nước hay các chủ thế khác;
và khi VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường các chủ thế thường thu được lợi nhuận
lớn. Vì vậy, để xử phạt có hiệu quả, các nhà làm luật thường đưa ra mức phạt nghiêm
khắc hơn trong các lĩnh vực khác.
- Các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được áp dụng theo
một trình tự thủ tục phức tạp.


về nguyên tắc, thủ tục áp dụng các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ
môi hường cũng giống trong các lĩnh vực khác. Tuy nhiên; VPHC trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường thường phức tạp, đế chứng minh một hành vi là hành vi VPHC trong lĩnh
vực bảo vệ môi trường thì các cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành nhiều công đoạn

như: xét nghiệm các thành phần môi trường, so sánh với tiêu chuẩn cho phép, xin ý kiến
các chuyên gia...
1.3. Nguyên tắc xây dựng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính trong
pháp luật bảo vệ môi trường.
Nguyên tắc xây dựng các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường là những tư tưởng chỉ đạo việc ban hành quy định pháp luật về các biện pháp xử
phạt vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường được nhanh chóng, đúng pháp luật góp
phần bảo vệ lợi ích của nhà nước; quyền và lợi ích họp pháp của tổ chức, cá nhân; tăng
cường pháp chế Xã hội chủ nghĩa; nâng cao hiệu quả quản lý trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường.
-

Đảm bảo tính giáo dục kết hợp với trừng phạt.

Xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường có mục đích hừng phạt, song đó là
sự trừng phạt mang tính nhân đạo sâu sắc nếu xét đến lới ích chung của cộng đồng xã
hội (nhằm bảo vệ môi trường), xét nó như một phương tiện tác động của Nhà nước làm
cho người vi phạm và những người khác nhận thức đúng đắn giá trị của của pháp luật
trong công cuộc bảo vệ môi trường.
Trong khi đó giáo dục là mục đích vốn có của pháp luật bảo vệ môi trường Việt
Nam, nó bắt nguồn từ bản chất nhân đạo sâu sắc của xã hội ta - xã hội luôn tạo điều kiện
phát triển toàn diện cá nhân. Không thể đối lập mục đích hùng phạt và mục đích giáo
dục của các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Phương châm,
chính sách của Đảng và Nhà nước ta là luôn kết họp hừng phạt và giáo dục. Mục đích
giáo dục của các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh


vực bảo vệ môi trường phải được cụ thể hóa trong quy định pháp luật về vấn đề này
cũng như khi được áp dụng trên thực tế.
Hơn nữa, VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi hường có một đặc thù là thường gây ra

hậu quả lớn, khó khắc phục vì vậy giáo dục với ý nghĩa giúp phòng ngừa VPHC trong
lĩnh vực bảo vệ môi trường lại càng cần thiết.
- Đảm bảo ngăn chặn có hiệu quả VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thường gây ra hậu quả lớn, hơn nữa lại
khó có thể thấy được ngay tại thời điểm phát hiện vi phạm, nên việc ngăn chặn hiệu quả
VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường có ý nghĩa vô cùng quan trọng, tránh được
những thiệt hại đáng tiếc có thể xảy ra. Chính vì vậy khi xây dựng các quy định pháp
luật về các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi hường, các nhà làm luật
phải nghiên cứu thực tiễn để có thể đưa ra các quy định phù hợp, có tác dụng đối với
các VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất giữa các văn bản pháp luật về bảo vệ môi
trường.
Nguồn của pháp luật bảo vệ môi trường bao gồm một hệ thống những văn bản pháp
luật do nhiều cơ quan có thẩm quyền ban hành. Nhiều quy phạm pháp luật môi trường
được ban hành trong văn bản pháp luật chung và cũng có nhiều quy phạm pháp luật
được hệ thống hóa và ban hành trong văn bản pháp luật riêng về lĩnh vực môi trường.
Chính vì vậy, khi ban hành quy định về các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo
vệ môi trường các chủ thế có thẩm quyền phải xem xét quy định của pháp luật liên quan
đặc biệt là Pháp lệnh xử lý vi VPHC, Luật bảo vệ môi trường đế tránh tình trạng mẫu
thuẫn giữa các văn bản pháp luật gây ảnh hưởng đến quá trình áp dụng
- Nguyên tắc phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội
Các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường cũng giống như các
biện pháp cưỡng chế khác là sự hạn chế quyền hoặc bổ sung nghĩa vụ vì vậy để


đạt được mục đích của các biện pháp này cần phải quy định phù họp với đối tượng áp
dụng, không quá nhẹ để họ coi thường và cũng không quá nặng để họ không thể thực
hiện được.
Một yếu tố quan trọng cần tìm hiểu để có thể đáp ứng yêu cầu này đó là điều kiện
kinh tế, xã hội. Các biện pháp xử phạt này phải thay đổi nếu điều kiện kinh tế, xã hội

thay đổi; bởi lẽ không thể dùng các chế tài của nền kinh tế, xã hội kém phát triển áp
dụng cho một nền kinh tế, xã hội phát triển và ngược lại.
Ví dụ : trong nền kinh tế hiện nay không thể áp dụng mức phạt tiền 5.000 đồng
(Pháp lệnh xử lý VPHC năm 1995) như giai đoạn 1995- 2002 vì như vậy đối tượng vi
phạm sẽ sẵn sàng bỏ qua quy định của pháp luật, khi đó mục đích của việc xử phạt sẽ
không thể đạt được.
Sự phù họp giữa pháp luật về các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường và điều kiện kinh tế - xã hội phản ánh rõ mối tương quan giữa trình độ pháp
luật với trình độ phát triển kinh tế xã hội. Nếu quy định về các biện pháp xử phạt VPHC
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường chứa đựng các nội dung phù họp với tình hình phát
triển kinh tế - xã hội và yêu cầu quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường thì không
những bảo vệ được môi trường mà còn tạo ra đòn bẩy phát triến kinh tế - xã hội. Ngược
lại nếu quy định pháp luật về vấn đề này không phù họp, không phản ánh đầy đủ các
hướng vận động của đời sống xã hội mà quy định quá cao hoặc lỗi thời thì sẽ không hạn
chế được các VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, làm môi trường xuống cấp, từ đó
kìm hãm sự phát triển của kinh tế - xã hội.
Như vậy khi xây dựng các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường, các quy định này phải căn cứ vào thực tế, phù họp với ý trí và nguyện vọng của
nhân dân để khi đưa vào thực hiện trong thực tế nó phát huy được va trò và góp phần
thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.


1.4. Cơ sở áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
bảo vệ môi trường.
1.4.1. Cơ sở pháp lý
Khó có thể liệt kê các biện pháp mà các quốc gia đã thực hiện để bảo vệ có hiệu quả
môi trường. Tuy nhiên, khi nói đến bảo vệ môi trường, chúng ta không thể không kể đến
biện pháp pháp lý. Vai trò của pháp luật trong bảo vệ môi trường có vị trí vô cùng quan
trọng. Môi trường bị hủy hoại chủ yếu là do sự phá hoại của con người, chính con người
trong quá trình khai thác các yếu tố của môi trường đã làm mất sự cân bằng sinh thái,

gây ô nhiễm. Vì vậy, muốn bảo vệ môi trường trước hết phải tác động đến con người.
Việc đưa các tiêu chuẩn đế định hướng hành vi khai thác và sử dụng môi trường có
ý nghĩa quan trọng; tuy nhiên không phải trong mọi tình huống các tiêu chuẩn này đều
được các chủ thể tuân thủ và chấp hành. Sự vi phạm xảy ra thường xuyên hơn đối với
các yếu tố môi trường mà ở đó hiện diện mâu thuẫn giữa nhu cầu bức bách của cuộc
sống và yêu cầu bảo vệ môi trường. Đây là lí do ra đời quy định pháp luật về các biện
pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Đe thực hiện được vai trò của
mình, pháp luật về các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường phải
đáp ứng những điều kiện nhất định về nội dung:
Thứ nhất, phải xác định rõ các biện pháp xử phạt.
Các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là thái độ của Nhà
nước đối với đối tượng vi phạm; và việc áp dụng các biện pháp này không phải do một
chủ thể áp dụng, để tránh hiện tượng mỗi chủ thể lại đưa ra các biện pháp khác nhau,
làm ảnh hưởng đến tính công bằng của pháp luật thì việc xác định rõ các biện xử phạt
VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là vô cùng quan trọng.Ngoài ra, việc quy định
rõ các biện pháp xử phạt còn giúp người dân nhận thức được hậu quả pháp lý khi thực
hiện các hành vi VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường - tính giáo dục.


Không những phải xác định mà pháp luật về các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh
vực bảo vệ môi trường phải xác định một lượng các biện pháp xử phạt nhất định. VPHC
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường rất đa dạng, ảnh hưởng của mỗi loại vi phạm đối với
môi trường là khác nhau vì vậy để việc xử phạt có hiệu quả thì các biện pháp xử phạt ở
những mức độ tác động khác nhau mới có thể có tác dụng răn đe, giáo dục đối với tất cả
các vi phạm đó.
Thứ hai, phải xác định rõ thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử phạt.
“Nhà nước” là một khái niệm Pháp lý trừu tượng, tất cả những hoạt động của Nhà
nước đều do những con người cụ thể thực hiện, hoạt động áp dụng các biện pháp xử
phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường cũng vậy. Tuy nhiên, việc quy định cơ
quan nào có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ

môi trường cũng có nhiều quan điểm.
Có quốc gia, quy định quyền này cho cơ quan hành chính với lý do các cơ quan này
có số lượng lớn; lĩnh vực, địa bàn hoạt động rộng sẽ rễ ràng phát hiện và xử lý.
Trong khi đó, một số nước lại giao quyền này cho tòa án, tiến hành theo trình tự thủ
tục tố tụng. Những quốc gia này cho rằng, nếu quy định như vậy sẽ bảo vệ quyền lợi
cho người dân, vì theo thủ tục tố tụng người dân có điều kiện để bảo vệ quyền lợi của
mình (Dược trình bày ý kiến, thuê luật sư,..). Tuy nhiên, quy định như vậy sẽ kéo dài
thời gian giải quyết vụ việc, tốn kém tiền của của Nhà nước và nhân dân, hơn nữa hệ
thống tòa án hiện nay chưa đảm đương được nhiệm vụ này.
Theo tôi, VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường rất phổ biến, xuất hiện trên hầu
hết các lĩnh vực, các địa phương vì vậy nên giao quyền áp dụng các biện pháp xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường cho cơ quan hành chính Nhà
nước. Nếu quy định như vậy không những việc xử lý nhanh chóng mà người dân vẫn có
thể bảo vệ được quyền lợi của mình bằng quyền khiếu nại, tố cáo, nếu các cơ quan áp
dụng không đúng xâm hại đến quyền và lợi ích họp pháp của họ.


Tuy nhiên phương án này cũng có khuyết điểm là việc xử phạt quá rễ ràng, nhiều
trường họp khó khắc phục hậu quả do sai sót; hờ giải quyết khiếu nại, tố cáo thì rất lâu.
Điều 51 dự án Luật xử lý VPHC có đưa ra các phương án để hạn chế khuyết điểm này
như sau: Phương án một; trước khi ban hành quyết định áp dụng hình thức xử phạt tạm
đình chỉ sản xuất và hoạt động kinh doanh, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ
hành nghề, phạt tiền từ 10 triệu đồng trở lên thì người có thẩm quyền xử phạt phải
thông báo cho đối tượng vi phạm về quyền của họ được trình bày. Việc giải trình có thế
bằng văn bản hoặc tại cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt trong thời hạn 10 ngày
kế từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính...Phương án hai; quy định xử lý theo hướng
“bán tư pháp” đối với các vụ việc có tính chất nghiêm họng. Cụ thể, đối với một số hình
thức xử phạt liên quan đến hạn chế quyền của cá nhân, tổ chức, phạt tiền số lượng lớn
(từ 50 triệu đồng trở lên) thì cơ quan có thẩm quyền thông báo các bên liên quan có mặt
đế xem xét công khai trước khi ra quyết định xử phạt. Tại phiên xem xét công khai,

người tiến hành xác minh và các bên tiến hành tranh luận về các tình tiết liên quan đến
vụ vi phạm. ..[41] Theo tôi nên áp dụng phương án thứ 2 là hợp lý, vì theo phương án
thứ nhất việc hao đổi chỉ là một chiều khó có thể thể hạn chế được khuyết điểm trên.
Thứ ba, phải xác định những hành vi bị coi là VPHC về môi hường.
Pháp luật là một trong các công cụ để nhà nước điều chỉnh hành vi của tổ chức, cá
nhân trong xã hội vì vậy việc xác định cho các chủ thể này biết đâu là hành vi được
phép và đâu là hành vi không được phép là yêu cầu đạt ra đối với các quy phạm pháp
luật. Pháp luật về các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nhằm
hạn chế VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nên việc quy định hành vi nào là hành
vi VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là điều cần thiết.


Hơn nữa “không có luật không có tội; không có luật định không có hình phạt” là
một trong những tu tuởng chỉ đạo quan trọng bậc nhất khi xây dựng Nhà nuớc pháp
quyền, đồng thời cũng là một bảo đảm quan trọng cho việc thực hiện quyền con nguời
đối với mỗi công dân trong xã hội; việc quy định các biện pháp xử phạt, thẩm quyền xử
phạt, hành vi VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi truờng sẽ là cơ sở cho các cơ quan có
thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử phạt.
1.4.2. Cơ sở thực tiễn
VPHC là một loại vi phạm khá phổ biến trong đời sống xã hội, đuợc khoa học luật
hành chính nghiên cứu nhu một đối tuợng, một nội dung cơ bản. Có rất nhiều khái niệm
về VPHC đuợc đua ra, tuy có khác biệt về cách diễn đạt nhung các định nghĩa này đều
thống nhất với nhau về những dấu hiệu bản chất của loại VPHC. Trên cơ sở đó có thể
đua ra định nghĩa về VPHC nhu sau: “ VPHC là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện
với lỗi cổ ỷ hoặc vô ỷ, vi phạm các quỵ định của pháp luật về quản lý nhà nước mà
không phải tội phạm và theo quy định của pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chỉnh ” [3,
tr 301]
Lĩnh vực môi truờng luôn là lĩnh vực đuợc xã hội quan tâm. Đe bảo vệ hiệu quả môi
truờng, các chủ thể thiết lập với nhau nhiều mối quan hệ nhằm thực hiện mục tiêu này.
Đây là những quan hệ giữa Nhà nuớc với các chủ thế khác mà hoạt động của họ liên

quan đến quá trình tác động vào môi truờng nhu: khai thác khoáng sản, sinh vật biển;
thải các chất thải rắn, các chất thải độc hại ra môi truờng xung quanh....
Trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý trong từng quan hệ cụ thể,
không ít các truờng họp các chủ thế của quan hệ pháp luật hành chính về môi truờng đã
thực hiện diều pháp luật môi truờng ngăn cấm. Những vi phạm đó đã và đang xảy ra phổ
biến, phức tạp và trong nhiều truờng họp không thể dễ dàng nhận biết đuợc. Đó có thể là
việc xả thải bừa bãi, xả nuớc thải không đúng nơi quy định của hộ gia đình; hay việc sử
dụng hóa chất để đánh bắt thủy sản của ngu dân;


nghiêm họng hơn nữa là hành vi xử thải, khí bụi của các nhà máy, các khu công nghiệp
ra môi trường...Tất cả các hành vi đó đều gây ra các hậu quả xấu, ảnh hưởng đến lợi ích
của các thành viên và lợi ích chung của toàn xã hội. Nhưng phải chăng tất cả các hành
vi đó đều là những hành vi VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi truờng?
Ở mức độ khái quát, hành vi vi phạm môi hường bao gồm những hành vi vi phạm
pháp luật về nguồn nước, không khí, đất đai, làm suy thoái rừng hay những hành vi làm
ảnh hưởng tới nguồn thủy sinh, nguồn gen, việc bảo tồn di sản...
VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ
đặc biệt - quan hệ trách nhiệm hành chính giữa một bên là Nhà nước (thông qua các cơ
quan và cán bộ Nhà nước có thẩm quyền xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi
hường) và một bên là cá nhân hoặc tố chức có hành vi VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường. Trong đó bên VPHC có nghĩa vụ phải gánh chịu những hậu qua bất lợi do bị áp
dụng những biện pháp cưỡng chế Nhà nước được ghi nhận trong chế tài của các quy
phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi truờng.
Là một dạng cụ thể của vi phạm pháp luật VPHC có những đặc điểm chung sau đây:
- VPHC là hành vi hái pháp luật xâm hại các quan hệ xã hội (QHXH) được quan hệ
hành chính bảo vệ nhưng mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn so với tội phạm hình
sự.
Tính trái pháp luật của VPHC thể hiện ở chỗ chủ thể VPHC đã thực hiện hành vi mà
pháp luật hành chính ngăn cấm, hoặc không thực hiện hành vi mà pháp luật hành chính

yêu cầu, hoặc thực hiện những hành vi vượt quá giới hạn pháp luật hành chính cho
phép.
Bất kỳ một hành vi vi phạm pháp luật nào cũng xâm hại các quan hệ pháp luật và
VPHC là loại vi phạm xâm hại hoặc nguy cơ xâm hại đến các QHXH hình thành trong
lĩnh vực quản lý nhà nước được quan hệ pháp luật (QHPL) hành chính bảo


vệ. Tính xâm hại đó thể hiện ở việc chúng đã phá vỡ trật tự quản lý hành chính Nhà
nước đã được Nhà nước thiết lập trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, gây thiệt hại
hoặc đe dọa gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, tập thế hay cá nhân. Tuy nhiên tính
chất, mức độ nguy hiểm của hành vi VPHC là thấp hơn so với tội phạm hình sự
- VPHC là hành vi có lỗi.
Lỗi là dấu hiệu pháp lý bắt buộc để xác định hành vi vi phạm pháp luật. Sẽ không có
đủ cơ sỏ truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với đối tượng vi phạm pháp luật khi đối
tượng thực hiện hành vi không có lỗi. Hành vi xâm hại QHPL do cá nhân, tổ chức thực
hiện phải có lỗi, hành vi đó phải là kết quả của sự lựa chọn, tự quyết định của đối tượng
trong khi có đầy đủ điều kiện để quyết định cách xử sự theo đúng quy định của pháp
luật nhưng thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nghĩa vụ đó.
- VPHC là hành vi theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính.
Đây là đặc điểm mang tính chất quy kết đối với VPHC. Như vậy, hành vi trái
pháp luật phải là hành vi được quy định bị xử phạt hành chính và ngược lại. Điều này
đòi hỏi các nhà lập quy bên cạnh việc dự liệu các hành vi trái pháp luật, phải dự liệu cả
hình thức xử phạt hành chính. Sẽ là vô lí nếu một hành vi hái pháp luật hành chính mà
không có hình thức xử phạt nào. Cũng là bất họp lý nếu tồn tại một hành vi bị xử phạt
mà không trái pháp luật và không có lỗi. Do vậy khi xem xét đặc điểm này cũng nên dặt
chúng trong mối quan hệ biện chứng để có cách nhìn tổng thể, khách quan nhất.
Là một dạng của vi phạm pháp luật hành chính nên ngoài những đặc điếm chung
của VPHC thì VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường còn có các đặc điếm riêng mà
đây là dấu hiệu cơ bản để phân biệt với các dạng VPHC khác.
Trước hết, VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường xâm hại các quan hệ trong lĩnh

vực bảo vệ môi hường được pháp luật hành chính bảo vệ.


VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là loại vi phạm xâm hại hoặc có nguy cơ
xâm hại đến các quan hệ xã hội trong quản lý Nhà nước về môi trường. Các quan hệ
loại này rất đa dạng , phức tạp và diễn ra trong mọi khía cạnh của lĩnh vực môi trường.
Tuy vậy, chúng vẫn được sắp xếp, phân loại thành từng nhóm nhất định; mỗi nhóm gồm
những quan hệ xã hội có hoặc gần tính chất với nhau, tương ứng với chúng là các nhóm
quy phạm pháp luật hành chính thích họp điều chỉnh, tạo nên trật tự quản lý Nhà nước
về môi trường.
Nói đến tính xâm hại quy tắc quản lý Nhà nước của hành vi VPHC về môi trường
tức là nói đến khả năng vi phạm trật tự quản lý Nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường, làm tổn hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Sự xâm hại này xảy
ra thường xuyên mọi lúc mọi nơi, tạo nên một hở lực lớn cho việc duy trì, củng cố trật
tự, kỷ cương Nhà nước, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển chung của xã hội, tạo tâm lý lo
ngại, bất ổn trong nhân dân.
Thứ hai, nhìn chung các VPHC trong lĩnh vực môi trường thường tinh vi, phức tạp,
dễ bị bỏ qua.
Khác với nhiều loại VPHC thông thường khác, việc phát hiện và xử lý được những
vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường gặp không ít khó khăn, phức tạp. Muốn xử lý
đúng đắn các VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, trong nhiều trường họp cần đến
sự phân tích, đánh giá, nhận định của các chuyên gia trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Hơn nữa tác hại của các loại vi phạm này gây ra cho môi trường là không thể thấy được
ngay lập tức mà hậu quả đó ảnh hưởng dần về sau này. Do vậy, hành vi VPHC trong
lĩnh vực bảo vệ môi trường dễ đẫn đến tình trạng không xử lý hoặc xử lý không đến nơi
thận trí bỏ qua vi phạm.
Thứ ba, chủ thế thường xuyên của VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là các tổ
chức.
Một trong những đặc điếm chung của VPHC là các chủ thế của VPHC là các cá
nhân và tổ chức. Tuy nhiên có lĩnh vực chủ thể vi phạm chủ yếu là cá nhân, ví dụ



như những hành vi VPHC trong lĩnh vực giao thông đường (vượt đèn đỏ, chạy quá tốc
độ, lái xe khi say r ư ợ u . . n h ư n g có những lĩnh vực chủ thể vi phạm có sự tham gia
thường xuyên của tổ chức như lĩnh vực bảo vệ môi trường (thải các chất thải độc hại ra
môi trường của các doanh nghiệp, không đăng ký báo cáo đánh giá tác động môi
trường...)


CHƯƠNG II.
THựC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CÁC BIỆN PHÁP xử PHẠT VPHC
TRONG LĨNH vực BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ THựC TIỄN THI HÀNH
Môi trường và bảo vệ môi trường đang là vấn đề nóng thu hút sự quan tâm của mỗi
quốc gia và cộng đồng quốc tế. Ngày càng xuất hiện nhiều hiện tượng đe dọa sự sống
còn của nhân loại; nổi bật hiện nay là hiện tượng nước biển dâng cao do băng tan, rất
nhiều quốc gia đứng hước nguy cơ bị biển nhấn chìm một phần diện tích trong đó có
Việt Nam. Trước những nguy cơ đó vấn đề xử lý đúng mức vi phạm trong lĩnh vực bảo
vệ môi trường ở nước ta càng trở nên quan trọng và cấp thiết.
Luật bảo vệ môi hường đã được thông qua ngày 27/12/1993 tại kỳ họp thứ IV Quốc
hội khóa IX và đã được thay thế bởi Luật Bảo vệ môi trường năm 2005. Luật bảo vệ
môi trường đánh dấu một bước tiến quan trọng trong hoạt động bảo vệ môi trường ở
Việt Nam. Để đưa luật vào đời sống hàng loạt các văn bản hướng dẫn đã được ban hành
như: NĐ 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ về chi phí bảo vệ môi trường
đối với nước thải; QĐ 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
kế hoạch giải quyết triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm họng; Pháp lệnh
2002 sửa đối,bố sung năm 2008 về xử lý VPHC trong các lĩnh vực; NĐ 81/2006/NĐ-CP
về xử lý VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Gần đây nhất, ngày 31/12/2009; căn cứ vào kết quả nghiên cứu điều kiện kinh tế, xã
hội và quy định tại một số văn bản pháp luật do Quốc hội, ủy ban thường vụ Quốc hội
ban hành gần đây (Luật bảo vệ môi trường 2005, Pháp lệnh xử lý VPHC sửa đổi, bổ

sung 2008...); Chính phủ ban hành Nghị định 177 thay thế Nghị định 81 - văn bản pháp
luật chủ yếu điều chỉnh việc xử lý VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi hường. Văn bản
này đã quy định khá cụ thể các biện pháp xử phạt VPHC


trong lĩnh vực bảo vệ môi hường tạo cơ sở cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử
phạt.
( Ngoài ra còn một số văn bản trong các lĩnh vực cụ thể như: Nghị định về xử phạt
VPHC trong lĩnh vực Đất đai 105/2009; Nghị định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực Du
lịch số 149/2007; Nghị định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực Khoáng sản số 150/2004
đã được sủa đổi bổ sung bởi Nghị định 77/2007; Nghị định về xử phạt VPHC trong lĩnh
vực quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sản số 159/2007;... )
2.1. Thực trạng pháp luật về các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực bảo vệ môi trường.
2.1.1. Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường.
Xử phạt hành chính là hoạt động cưỡng chế của nhà nước do cơ quan Nhà nước,
người có thẩm quyền tiến hành áp dụng các biện pháp xử phạt đối với cá nhân, tổ chức
thực hiện hành vi VPHC cho phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi vi
phạm gây ra cho tố chức, cá nhân và toàn xã hội. Pháp lệnh 2002 sửa đổi, bổ sung năm
2008 và Nghị định 177 đã quy định về các biện pháp xử phạt VPHC gồm các biện pháp
xử phạt chính và các biện pháp xử phạt bổ sung.
a. Các biên pháp xửphat chỉnh.
Tại Điều 3 Khoản 1 Nghị định 177 và Điều 12 Khoản 1 Pháp lệnh 2002 sửa đổi, bổ
sung 2008 thì đối với mỗi VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường các cá nhân, tổ chức
đều phải chịu một trong các biện pháp xử phạt chính sau đây:
♦♦♦ Phạt cảnh cáo.
Cảnh cáo trong xử phạt VPHC là biện pháp xử phạt chính, được áp dụng đối với tổ
chức, cá nhân vi phạm nhỏ, do sơ suất; vi phạm lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ và chưa
gây tác hại vật chất; do không hiểu biết hoặc do tác động của nguyên nhân khách quan

hoặc đối với mọi hành vi VPHC do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16
tuổi thực hiện - Đây là quy định rất chung chung của Pháp lệnh về


cơ sở áp dụng biện pháp cảnh cáo. Nghị định 177 không có giải thích gì thêm, gây khó
khăn không nhỏ cho việc áp dụng biện pháp này. Vi phạm lần đầu thì có thể hiểu đuợc
nhung thế nào là vi phạm nhỏ, có tình tiết giảm nhẹ trong lĩnh vực bảo vệ môi truờng thì
cần có huớng dẫn cụ thế.
Do hên thực tiễn việc áp dụng biện pháp này so với phạt tiền là rất ít cũng nhu do
nhận thức coi nhẹ biện pháp này , cho rằng nó không đạt mục đích của chế tài nên có ý
kiến đang muốn đua ra khỏi hệ thống các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo
vệ môi trường. Tuy nhiên nhiều nhà nghiên cứu lại có quan điếm biện pháp cảnh cáo áp
dụng trong xử phạt hành chính về môi trường là hợp lý. Mục đích của xử phạt hành
chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường không phải nhằm mục tiêu chính là trừng trị đối
với người vi phạm mà cái chính là nhắc nhở, giáo dục việc tôn trọng và chấp hành trật
tự quản lý Nhà nước về môi trường. Cảnh cáo là biện pháp xử phạt thích họp đối với
các vi phạm nhỏ, lần đầu và với hẻ vị thành niên. Việc áp dụng biện pháp này sẽ làm
cho người vi phạm thấy được sự nghiêm minh cũng như độ lượng của pháp luật mà hở
nên cẩn trọng, tự giác chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường hơn. Nhiều khi phạt
cảnh cáo có hiệu quả hơn phạt tiền tràn lan. [13]
Biện pháp phạt cảnh cáo do cơ quan Nhà nước, nhân viên cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền quyết định bằng văn bản tức là bằng quyết định xử phạt hành chính dưới
hình thức viết. Như vậy, những hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường mà bị cơ quan,
nhân viên Nhà nước có thẩm quyền xử phạt nhắc nhở bằng lời nói thì không coi là phạt
cảnh cáo.
Biện pháp phạt cảnh cáo là một biện pháp xử phạt nhẹ và chỉ có tính chất giáo dục
thuyết phục người vi phạm không thực hiện những hành vi vi phạm chứ chưa có tính
răn đe, chế tài cao nên tâm lý người vi phạm thường coi thường, bỏ qua những quy định
pháp luật để thực hiện hành vi sai phạm của mình. Bởi vậy, biện pháp này chỉ áp dụng
đối với vi phạm mà tính chất, mức độ gây hại của hành vi đó



là chưa cao hoặc chưa nghiêm trọng, gây ảnh hưởng chưa lớn cho môi hường và đặc
biệt là có thể khắc phục được. Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, biện pháp cảnh cáo có
thể được áp dụng đối với một số vi phạm như:
- Hành vi xả nước thải vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 2 lần
trong trường họp thải lượng nước thải nhỏ hơn 10m 3/ngày (24 giờ) (Điều 10
Nghị định 177);
- Hành vi quấn, ưóp, di chuyển, chôn cất thi thể, hài cốt không bảo đảm yêu cầu về
vệ sinh môi trường theo quy định. (Điều 25);
- Hành vi gây ảnh hưởng xấu đến môi trường tại khu du lịch, điểm du lịch sinh thái
trong khu bảo tồn thiên nhiên. (Điều 26);

♦♦♦ Phạt tiền.
Trong các biện pháp xử phạt hành chính thì phạt tiền là một biện pháp đã, đang và
sẽ mang lại hiệu quả to lớn đối với việc đấu tranh phòng chống VPHC trong lĩnh vực
bảo vệ môi trường. Biện pháp này được áp dụng trong tất cả các lĩnh vực về môi trường.
Mặc dù vậy, điều kiện và đối tượng áp dụng biện pháp này lại chưa được quy định rõ
ràng và họp lý. Theo quy định của Pháp lệnh thì ngoài các trường họp phạt cảnh cáo là
các trường họp phạt tiền; trong khi đó như phân tích ở hên thì các trường họp áp dụng
biện pháp cảnh cáo cũng chưa thật sự rõ ràng - Như vậy có thể xử phạt VPHC trong lĩnh
vực bảo vệ môi trường chính xác và thống nhất được không?
Phạt tiền được quy định tại Điều 14 Pháp lệnh 2008 và Nghị định 177; theo đó thì
phạt tiền là biện pháp tác động mang tính tài sản thế hiện ở chỗ nó tước bỏ ở người vi
phạm một khoản tiền thuộc sở hữu của họ, tức là thể hiện một sự hạn chế về mặt pháp
luật đối với người đó. Sự hạn chế này chứng tỏ phạt tiền là biện pháp


×