Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Quản lý khu nhà ở xã hội tại khu đấu giá, tái định cư và nhà ở xã hội kiến hưng, phường kiến hưng, quận hà đông, thành phố hà nội (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (475.1 KB, 21 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

LẠI TUẤN NGỌC

QUẢN LÝ SỬ DỤNG KHU NHÀ Ở XÃ HỘI TẠI
KHU ĐẤU GIÁ, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ NHÀ Ở XÃ HỘI KIẾN
HƯNG, PHƯỜNG KIẾN HƯNG, QUẬN HÀ ĐÔNG,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

Hà Nội - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

LẠI TUẤN NGỌC
KHÓA: 2015 – 2017

QUẢN LÝ SỬ DỤNG KHU NHÀ Ở XÃ HỘI TẠI
KHU ĐẤU GIÁ, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ NHÀ Ở XÃ HỘI KIẾN


HƯNG, PHƯỜNG KIẾN HƯNG, QUẬN HÀ ĐÔNG,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản lý đô thị & Công trình
Mã số: 60.58.01.06

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS TRẦN CHỦNG

Hà Nội - 2017


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới tập thể Khoa Sau
Đại học, các thầy cô là giảng viên chuyên ngành Quản lý đô thị và công trình Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội vì những dạy bảo của các thầy, cô trong trong
suốt quá trình học tập và hoàn thiện các kiến thức chuyên môn của tôi tại lớp
CH15QL2.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS Trần Chủng, người
trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình hình thành, xây dựng đề tài, về
những chỉ bảo mang tính xác thực cũng như những sửa chữa mang tính khoa học
của thầy trong quá trình hoàn thiện luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần đầu tư và
xây dựng Xuân Mai, Ban quản trị tòa nhà 19T3, 19T5, 19T6 Khu nhà ở xã hội
Kiến Hưng, phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, Hà Nội, vì đã tạo điều kiện giúp
đỡ và hướng dẫn nhiệt tình, đầy đủ trong quá trình thu thập tư liệu cũng như
những ý kiến sửa chữa phù hợp với yêu cầu thực tế nhằm phục vụ cho đề tài này.
Vì thời gian nghiên cứu cũng như kiến thức có hạn, trong khi vấn đề
nghiên cứu rộng, mới mẻ và phức tạp chắc chắn không thể tránh khỏi những
thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý chia sẻ của các quý thầy cô cũng như

quý đồng nghiệp và những người quan tâm đến lĩnh vực đầu tư xây dựng để đề
tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng
Học viên

Lại Tuấn Ngọc

năm 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học
độc lập của riêng tôi, các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của luận văn là
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.

Tác giả luận văn

Lại Tuấn Ngọc


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục hình minh họa

Danh mục sơ đồ
Danh mục bảng
MỞ ĐẦU .................................................................................................... ...1
Lý do lựa chọn đề tài .................................................................................. 1
Mục đích nghiên cứu của Luận văn............................................................. 3
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 3
Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 3
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ..................................................... 4
Cấu trúc luận văn ........................................................................................... 5
NỘI DUNG ................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NHÀ Ở XÃ HỘI VÀ THỰC TRẠNG
QUẢN LÝ NHÀ Ở XÃ HỘI TẠI KHU ĐẤU GIÁ, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ NHÀ
Ở XÃ HỘI KIẾN HƯNG, P. KIẾN HƯNG, Q. HÀ ĐÔNG, HÀ NỘI ...... 6
1.1. Tổng quan về nhà ở xã hội trên địa bàn cả nước................................... 6
1.2. Tổng quan về quá trình phát triển và thực trạng quản lý nhà ở xã hội tại
thành phố Hà Nội ...................................................................................... 10
1.2.1. Giai đoạn trước ngày Luật Nhà ở 2005 có hiệu lực ...................... 10
1.2.2. Giai đoạn sau ngày Luật Nhà ở 2006 đến nay .............................. 13
1.2.3. Một số mô hình quản lý sử dụng nhà ở đang áp dụng tại thành phố Hà Nội
hiện nay .................................................................................................. 15
1.2.4. Thực trạng quản lý sử dụng nhà ở xã hội tại thành phố Hà Nội ........... 20
1.3. Sơ bộ về dự án khu nhà ở xã hội Kiến Hưng, Hà Đông, Hà Nội......... 24
1.3.1. Vị trí ............................................................................................ 24
1.3.2. Quy mô dự án .............................................................................. 26
1.3.3. Đánh giá tổng hợp hiện trạng ....................................................... 28
1.3.4. Thực trạng quản lý không gian kiến trúc cảnh quan ..................... 29
1.4. Thực trạng công tác quản lý sử dụng nhà ở xã hội Kiến Hưng, Hà Đông,
Hà Nội… .................................................................................................. 31
1.4.1. Công tác xét duyệt, quản lý đối tượng mua nhà ........................... 31



1.4.2. Mô hình quản lý nhà ở …………………………………….......33
1.4.3. Thực trạng công tác quản lý vận hành.………………………..33
1.5. Các vấn đề cần nghiên cứu về công tác quản lý sử dụng tại dự án nhà ở xã
hội Kiến Hưng ....................................................................... …………....38
1.5.1. Công tác xét duyệt đối tượng mua nhà và quản lý sử dụng đúng đối
tượng tại dự án................................................................................... …39
1.5.2. Vấn đề sở hữu, chuyển nhượng ................................................... .39
1.5.3. Mô hình bộ máy quản lý sử dụng ..................................................................... .40
1.5.4. Công tác quản lý duy tu bảo trì ................................................... .40
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ ÁP DỤNG TRONG
QUẢN LÝ SỬ DỤNG NHÀ Ở XÃ HỘI CHO CÁC ĐỐI TƯỢNG THU
NHẬP THẤP………………………………………………………………41
2.1. Cơ sở khoa học .................................................................. ………….41
2.1.1. Các khái niệm về nhà ở xã hội, đối tượng thu nhập thấp và quản lý sử dụng
nhà chung cư............................................................................................... 41
2.1.2. Chiến lược phát triển nhà ở .......................................................... 44
2.1.3. Các yếu tố tác động đến công tác quản lý sử dụng nhà ở xã hội cho
các đối tượng theo quy định tại Hà Nội ..................................................... 47
2.1.4. Bài học kinh nghiệm .................................................................... 48
2.2. Cơ sở pháp lý ..................................................................................... 61
2.2.1. Quá trình điều chỉnh về chính sách nhà ở xã hội tại Việt Nam ..... 64
2.2.2. Cơ sở pháp lý liên quan đối tượng thụ hưởng và điều kiện tiếp cận
nhà ở xã hội tại Việt Nam ..................................................................... 67
2.2.3. Các quy định và yêu cầu trong việc xây dựng giải pháp quản lý sử
dụng khu nhà ở xã hội Kiến Hưng ............................................................ 68
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ SỬ DỤNG KHU NHÀ Ở XÃ HỘI
KIẾN HƯNG .............................................................................................. 70
3.1. Quan điểm và mục tiêu xây dựng giải pháp quản lý sử dụng khu nhà ở
cho người thu nhập thấp ............................................................................ 70

3.1.1. Quan điểm ................................................................................... 70
3.1.2. Mục tiêu....................................................................................... 70
3.2. Giải pháp quản lý sử dụng khu nhà ở xã hội Kiến Hưng .................... 71
3.2.1. Giải pháp về việc xét duyệt đối tượng mua nhà............................ 72
3.2.2. Giải pháp về việc sở hữu, chuyển nhượng căn hộ ........................ 75
3.2.3. Giải pháp về việc xây dựng bộ máy tổ chức quản lý dự án .......... 78


3.2.4. Giải pháp về việc xây dựng hệ thống quản lý duy tu bảo trì dự án 81
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 91
Kết luận .................................................................................................... 91
Kiến nghị .................................................................................................. 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

CP

Chính phủ

BXD

Bộ Xây dựng

UBND


Ủy ban nhân dân

TP

Thành phố

SXD

Sở Xây dựng



Nghị định

TT

Thông tư

KT-XH

Kinh tế - xã hội

BĐS

Bất động sản

KĐT

Khu đô thị


KCN, KCX

Khu công nghiệp; Khu chế xuất

NƠXH

Nhà ở xã hội

TĐC

Tái định cư

TNT

Thu nhập thấp

QH

Quy hoạch

QLDA

Quản lý dự án

HTX

Hợp tác xã

CBCNVC


Cán bộ công nhân viên chức

CĐT

Chủ đầu tư

BQT

Ban quản trị

TĐTDS

Tổng điều tra dân số

QLNN

Quản lý nhà nước


DANH MỤC HÌNH MINH HỌA
Số hiệu
hình
Hình 1.1

Chung cư TNT, KCN Linh Chung,Thủ Đức, TPHCM

7

Hình 1.2


Dự án NƠXH Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội

9

Hình 1.3

Khu tập thể Kim Liên – Trung Tự

10

Hình 1.4

Tập thể được nhà nước phân cho CBNN trước năm 1990

10

Hình 1.5

Khu NƠXH Bamboo Garden, Quốc Oai, Hà Nội

13

Hình 1.6

Dự án NƠXH Kiến Hưng bàn giao năm 2012

14

Hình 1.7


Dự án NƠXH Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội

22

Hình 1.8

Tình trạng tầng 1 của các nhà chung cư tái định cư bị chiếm dụng

23

Hình 1.9

Vị trí dự án ĐGTĐC&NƠXH Kiến Hưng với khu vực lân cận

25

Hình 1.10

Dự án NƠXH Kiến Hưng

26

Hình 1.11

Mặt bằng căn hộ điển hình (70m2)

28

Hình 1.12


Khu đấu giá, TĐC và NƠXH Kiến Hưng- Phối cảnh tổng thể

28

Hình 1.13

Khuôn viên cây xanh

29

Hình 1.14

Khu nhà về đêm không ánh sáng

30

Hình 1.15

Cây xanh trên hè tại dự án

30

Hình 1.16

Các dịch vụ tiện ích trong dự án

34

Hình 1.17


Tình trạng xuống cấp phổ biến ở nhiều căn hộ

35

Hình 1.18

Hình ảnh xuống cấp bên ngoài tòa nhà

36

Hình 1.19

Gạch ốp cửa thang máy bị bong

36

Hình 1.20

Tầng hầm bị thấm nước&hệ thống PCCC không đạt yêu cầu

37

Hình 1.21

Nước sinh hoạt bẩn và có nhiều cặn

37

Hình 1.22


38

Hình 2.1

Rác thải không được thu gom và “chợ tạm” mọc lên cạnh
tòa nhà
Nhà ở xã hội tại Hàn Quốc

Hình 2.2

Nhà ở xã hội tại Pháp

51

Hình 2.3

NƠXH Pinacle@Duxton- Singapore

52

Hình 2.4

Nhà ở xã hội tại Thụy Điển

55

Hình 2.5

Dự án NƠXH tại Đà Nẵng


66

Tên hình, sơ đồ

Trang

50


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Số hiệu sơ
đồ
Sơ đồ 1.1

Mô hình quản lý chung cư cao cấp Huyndai

16

Sơ đồ 1.2

Mô hình Chủ đầu tư trực tiếp quản lý vận hành tòa nhà

19

Sơ đồ 1.3

Mô hình Ban quản trị trực tiếp quản lý vận hành tòa nhà

20


Sơ đồ 2.1

Mô hình quản lý phát triển nhà xã hội tại Hàn Quốc

50

Sơ đồ 2.2

Mô hình quản lý phát triển nhà xã hội tại Singapore

53

Sơ đồ 2.3

Mô hình quản lý nhà HTX của Thuỵ Điển

55

Sơ đồ 2.4

Mô hình quản lý phát triển NƠXH tại Anh

57

Sơ đồ 3.1

Giải pháp quản lý sử dụng NƠXH Kiến Hưng

72


Sơ đồ 3.2

Đối tượng sử dụng NƠXH Kiến Hưng

73

Sơ đồ 3.3

Xác định đối tượng sử dụng

74

Sơ đồ 3.4

Quản lý đối tượng sử dụng

75

Sơ đồ 3.5

Quản lý vấn đề sở hữu, chuyển nhượng căn hộ

75

Sơ đồ 3.6

Quản lý vấn đề sở hữu căn hộ

76


Sơ đồ 3.7

Quản lý vấn đề chuyển nhượng căn hộ

77

Sơ đồ 3.8

Tổ chức Ban quản trị

79

Sơ đồ 3.9

Quản lý sử dụng khu nhà ở

82

Sơ đồ 3.10

Đội quản lý nhà ở

83

Sơ đồ 3.11

Đội quản lý hạ tầng kỹ thuật

85


Sơ đồ 3.12

Đội quản lý môi trường

87

Sơ đồ 3.13

Đội quản lý an ninh, trật tự

88

Tên hình, sơ đồ

Trang


DANH MỤC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

Trang

Bảng tổng hợp quỹ đất bàn giao Thành phố tại KĐT Việt

12

bảng, biểu
Bảng 1.1


Hưng
Bảng 1.2

Bảng thống kê diện tích sàn và số lượng căn hộ dự án

27

NƠXH Kiến Hưng
Bảng 1.3

Bảng thống kê các chỉ tiêu xây dựng của các toà nhà

27

19T3, 19T5, 19T6
Bảng 1.4

Bảng tổng hợp xét duyệt hồ sơ mua nhà dự án NƠXH Kiến

31

Hưng (GĐI)
Bảng 2.1

Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến NƠXH

62

Bảng 2.2


Những thay đổi về đối tượng thụ hưởng NƠXH và điều

67

kiện tiếp cận


1

MỞ ĐẦU
Lý do lựa chọn đề tài
Nhà ở là một trong những nhu cầu cơ bản không thể thiếu đối với mỗi
người, mỗi gia đình. Nó vừa là tài sản có giá trị, là nơi tái sản xuất sức lao
động, nơi phát triển nguồn lực con người và chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản
quốc gia. Dưới góc độ xã hội, quy mô và giá trị của ngôi nhà ở còn thể hiện
năng lực tài chính của mỗi cá nhân trong xã hội. Nhu cầu nhà ở luôn là vấn đề
của tầng lớp nhân dân từ đô thị đến nông thôn, đặc biệt là nhu cầu cải thiện
chỗ ở của các đối tượng có thu nhập thấp, người có công với cách mạng, công
nhân làm việc trong KCN, KCX, nhà ở của sinh viên, người nghèo, cận nghèo
ở các đô thị.
Trong thời gian qua nhìn chung các cơ chế, chính sách phát triểnNƠXH
dành cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị đã từng bước đáp ứng nhu
cầu của các đối tượng gặp khó khăn về chỗ ở. Đồng thời, chủ trương phát
triển NƠXH đã nhận được được sự đồng thuận cao của các tổ chức, cơ quan
Trung ương và chính quyền các địa phương cũng như các tầng lớp dân cư
trong xã hội. Tuy nhiên, hiện chính sách này đang gặp một số vướng mắc.
Các chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư phát triển NƠXH đã được ban
hành khá nhiều nhưng việc triển khai thực hiện trên thực tế còn gặp nhiều khó
khăn do các ưu đãi chưa hấp dẫn, chưa đủ sức khuyến khích các thành phần

kinh tế tham gia. Các ưu đãi chủ yếu dành cho các doanh nghiệp kinh doanh
nhà, chưa quan tâm đến người thụ hưởng, dẫn đến tình trạng đa số các doanh
nghiệp chỉ quan tâm đến lợi nhuận, chú trọng phát triển nhà ở thương mại,
nhà ở cao cấp để thu hồi vốn nhanh, phân khúc nhà ở dành cho người có thu
nhập trung bình và thu nhập thấp còn thiếu hụt, chưa đáp ứng được nhu cầu.
Các mô hình tổ chức và chính sách hỗ trợ chưa phổ biến rộng rãi cho các đối
tượng khi có nhu cầu nhà ở.


2

Hà Nội là thành phố trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá - khoa học
và công nghệ của cả nước, nơi đây tập trung nhiều cơ quan đầu não, xí
nghiệp, các KCN, văn phòng, thu hút một số lượng lớn cư dân tới lập nghiệp.
Với tốc độ gia tăng dân số cơ học ngày một cao tất yếu dẫn tới chủ đề nhà ở,
đặc biệt là NƠXH trở thành một trong những vấn đề nóng bỏng và đáng quan
tâm nhất của Hà Nội thời điểm hiện tại. Dự án khu NƠXH Kiến Hưng là dự
án về nhà ở cho người thu nhập thấp quy mô đầu tiên trên địa bàn thành phố
Hà Nội sử dụng nguồn vốn ngoài ngân sách. Dự án thuộc khu đấu giá, tái
định cư và NƠXH Kiến Hưng, phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, thành phố
Hà Nội gồm các lô CT-01 quy mô 1,26 ha và lô CT-02 quy mô 1,24 ha. Dự
án dự sẽ cung cấp 143.426 m2 sàn nhà ở cho 4.130 nhân khẩu, hiện nay đã
triển khai xong giai đoạn I (gồm các tòa 19T3, 19T5, 19T6), với tổng số 864
căn hộ được bàn giao đưa vào sử dụng từ cuối năm 2012. Nhà ở tại dự án
được đánh giá có thiết kế căn hộ phù hợp với nhu cầu thực tế, các tiện ích cơ
bản đáp ứng nhu cầu cho các hoạt động sinh sống của cư dân.
Tuy nhiên, trong quá trình quản lý sử dụng cho thấy còn nhiều bất cập
như: chất lượng công trình đã có hiện tượng xuống cấp, xảy ra các tình trạng
nứt, thấm nước ở nhiều căn hộ; công tác quản lý vận hành còn nhiều bất cập;
hạ tầng kỹ thuật chưa hoàn chỉnh, đồng bộ; tình trạng trang thiết bị tòa nhà

thường xuyên hỏng hóc dù mới đưa vào sử dụng; hạ tầng kỹ thuật chưa được
quan tâm đúng mức, bất đồng giữa BQT tòa nhà và CĐT trong công tác quản
lý vận hành, bảo hành công trình và bàn giao quỹ bảo trì tòa nhà. Do vậy, để
có thể quản lý sử dụng tốt khu nhà ở đúng với các tiêu chí, yêu cầu đồng thời
đáp ứng việc khai thác sử dụng khu nhà ở sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng
về mặt hành chính và sử dụng, việc xây dựng, đề xuất giải pháp nhằm hoàn
thiện công tác quản lý sử dụng khu NƠXH Kiến Hưng là thực sự cần thiết và
có ý nghĩa thực tiễn.


3

Ngoài ra việc nghiên cứu giải pháp quản lý sử dụng đối với các Dự án
NƠXH không chỉ có ý nghĩa thời sự, cần thiết nhằm nâng cao hơn chất lượng
phục vụ người dân của khu NƠXH Kiến Hưng nói riêng và tại các khu
NƠXH tại khu vực đô thị trên địa bàn Thành phố nói chung mà còn đưa ra
được những giải pháp giúp các cơ quan Nhà nước, cơ quan quản lý tại các địa
phương có thể áp dụng nghiên cứu này trong công tác QLNN đối với các dự
án phát triển NƠXH. Đề tài “Quản lý sử dụng khu nhà ở xã hội tại khu đấu
giá, tái định cư và nhà ở xã hội Kiến Hưng, phường Kiến Hưng, quận Hà
Đông, thành phố Hà Nội” sẽ được xem xét trong mối quan hệ tác động qua
lại giữa lý luận và thực tiễn, đề ra giải pháp khắc phục những tồn tại.
Mục đích nghiên cứu của Luận văn
Trên cơ sở phân tích thực trạng về công tác quản lý sử dụng NƠXH tại
khu đấu giá, tái định cư và nhà ở xã hội Kiến Hưng, Phường Kiến Hưng, Quận Hà
Đông, Thành phố Hà Nội, Luận văn nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp nhằm
hoàn thiện công tác quản lý sử dụng để đảm bảo vận hành sử dụng nhà chung
cư an toàn, hiệu quả, đồng bộ, và tuân thủ đúng các quy định của pháp luật.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: công tác quản lý sử dụng NƠXH, loại hình nhà

ở chung cư có những cơ chế riêng so với nhà ở thương mại và đang tiềm ẩn
nhiều vấn để về quản lý khi đưa công trình vào sử dụng.
- Phạm vi nghiên cứu: khu NƠXH tại khu đấu giá, tái định cư và nhà ở xã
hội Kiến Hưng , phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
Phương pháp nghiên cứu
Kết hợp nghiên cứu lý thuyết và điều tra thực tiễn:
- Phương pháp thu thập thông tin: Tiến hành thu thập thông tin, tài liệu
liên quan đến công tác quản lý sử dụng NƠXH cho các đối tượng thu nhập
thấp tại Việt Nam và một số nước trên thế giới.


4

- Phương pháp phân tích tổng hợp: Phân chia cái toàn thể của đối tượng
nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản
đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu
tố đó.
- Phương pháp chuyên gia: Thu thập ý kiến của các chuyên gia về
chính sách quản lý nhà ở theo những mẫu câu hỏi được in sẵn sau đó thu thập
tổng hợp kết quả để có những câu trả lời thiết thực.
- Phương pháp kế thừa: Hệ thống hóa và tiếp thu những kinh nghiệm ở
một số mô hình quản lý sử dụng NƠXH đã áp dụng trong nước và nước ngoài.
- Phương pháp điều tra cộng đồng: Thu thập ý kiến của các hộ gia đình;
BQT tòa nhà; CĐT tại dự án NƠXH Kiến Hưng và một số dự án NƠXH trên
địa bàn Hà Nội và tổng hợp kết quả để có những câu trả lời thiết thực.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
* Ý nghĩa khoa học:
Xác định rõ loại hình và đối tượng nhà ở cho người có thu nhập thấp từ
đó đưa ra các giải pháp trên cơ sở khoa học nhằm quản lý sử dụng sau đầu tư
một cách khoa học, hiệu quả đối với các khu nhà ở dành cho người có thu

nhập thấp.
* Ý nghĩa thực tiễn:
 Đối với các cơ quan chuyên môn, các nhà quản lý, chủ đầu tư:
- Xây dựng giải pháp quản lý sử dụng khu NƠXH tại khu đấu giá, tái
định cư và nhà ở xã hội Kiến Hưng , phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, thành
phố Hà Nội. Đặc biệt là vai trò của chính quyền địa phương và các tổ chức chính
trị xã hội khu dân cư trong công tác tuyên truyền, vận động chính sách; giám sát
quản lý sử dụng; giữ vai trò điều tiết, điều chỉnh các hoạt động trong thẩm quyền.


5

- Đề xuất giải pháp phối hợp giữa CĐT, BQT và cư dân trong quá trình
quản lý sử dụng NƠXH. Trong đó nhấn mạnh việc gắn trách nhiệm của CĐT
các dự án đối với công tác quản lý sử dụng nhà ở trong vòng đời của dự án.
- Hiểu được ý kiến đánh giá của người dân về quản lý sử dụng nhà ở, từ
đó đề xuất, khuyến cáo, đóng góp ý kiến xây dựng quy chế sử dụng nhà ở
chung cư. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho các cơ quan chuyên môn, hoạch
định chính sách, các nhà quản lý và các nhà thiết kế rà soát đánh giá lại các
tiêu chí, mô hình thiết kế và mô hình quản lý các khu chung cư để nâng cao
sự hài lòng của người dân nhằm thu hút, làm tăng nhu cầu người dân sinh
sống tại các khu chung cư.
 Đối với cư dân sống trong khu chung cư:
Giúp cư dân có thể thể hiện những quan điểm, ý kiến của họ về chất
lượng sống cũng như công tác quản lý sử dụng tại các khu chung cư nói
chung và tại dự án khu NƠXH Kiến Hưng nói riêng, nâng cao vai trò và tầm
ảnh hưởng của cộng đồng trong công tác quản lý sử dụng.
Cấu trúc Luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của luận
văn gồm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về nhà ở xã hội và thực trạng quản lý nhà ở xã
hội tại khu đấu giá, tái định cư và nhà ở xã hội Kiến Hưng, phường Kiến
Hưng, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
Chương 2: Cơ sở pháp lý và khoa học áp dụng quản lý sử dụng nhà ở
xã hội cho các đối tượng thu nhập thấp
Chương 3: Giải pháp quản lý sử dụng khu nhà ở xã hội Kiến Hưng


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


91

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Trong thời gian gần đây việc đầu tư xây dựng phát triển NƠXH tại Hà Nội đã
đạt được những kết quả nhất định. Nhiều Dự án đã, đang và sẽ được đầu tư xây dựng
để đưa vào sử dụng trong thời gian tới đáp ứng một phần nhu cầu về NƠXH trên địa
bàn Thành phố trong giai đoạn phát triển mới. Tuy nhiên, những vấn đề, sự việc nảy
sinh trong quá trình quản lý sử dụng nhà ở sau khi đưa vào khai thác tại một số Dự án
có thể thấy rằng việc quản lý khu NƠXH tuy đã có nhiều quy định, văn bản pháp quy
hướng dẫn quản lý nhưng vẫn tồn tại nhiều vấn đề cần phải khắc phục, điều chỉnh. Bên

cạnh đó việc áp dụng các quy định, quy chế còn chưa linh hoạt, sự phối hợp giữa các
bên liên quan trong công tác quản lý khai thác sử dụng khu NƠXH còn chưa đồng bộ,
chưa có quy định cụ thể, nhiều vấn đề nảy sinh trong công tác quản lý khai thác sử
dụng sau đầu tư cần phải được kiểm soát chặt chẽ hơn nữa.
Trên cơ sở nghiên cứu các quy định, cơ sở pháp lý, thực trạng nhà ở thu nhập
thấp và đối tượng sử dụng tại khu NƠXH Kiến Hưng. Luận văn đã lựa chọn, nghiên
cứu, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý sử dụng khu NƠXH
Kiến Hưng nói riêng và có thể áp dụng cho các Dự án khu NƠXH trên địa bàn Hà Nội.
Các giải pháp đề xuất đó là:
- Giải pháp về việc xét duyệt đối tượng mua nhà.
- Giải pháp về việc sở hữu, chuyển nhượng căn hộ.
- Giải pháp về việc xây dựng bộ máy tổ chức quản lý dự án.
- Giải pháp về việc xây dựng hệ thống quản lý duy tu bảo trì dự án.
Các giải pháp này có tính khả thi và có thể là cơ sở để việc quản lý các khu
NƠXH tại thủ đô Hà Nội dần đi vào chuyên nghiệp, góp phần nâng cao quản lý phát
triển chung cho các dự án nhà ở xã hội mới trên địa bàn Thành phố Hà Nội khi đưa
vào khai thác sử dụng.


92

KIẾN NGHỊ
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn xin đưa ra một số kiến nghị sau:
- Để ngày càng hoàn thiện các công tác quản lý khu nhà ở cho người có thu
nhập thấp, Nhà nước và các cấp chính quyền cần nghiên cứu và ban hành các văn bản
pháp lý quy định chi tiết, cụ thể hơn nữa về phần quản lý nhà chung cư, đặc biệt là quy
định quản lý đối với NƠXH để tránh tình trạng xảy ra một số vụ tranh chấp phần sở
hữu chung và sở hữu riêng trong các nhà ở thu nhập thấp cao tầng, nhà ở không đến
đúng đối tượng sử dụng cũng như chưa có sự thống nhất trong việc quản lý sử dụng và
bảo trì nhà ở thu nhập thấp.

- Chính quyền địa phương bao gồm cấp phường và cấp quận, có trách nhiệm
quản lý về nhân khẩu, đối tượng người có thu nhập thấp... quản lý tình hình căn hộ và
người cư trú trên địa bàn phải có trách nhiệm trong việc quản lý khu NƠXH vì đây là
đối tượng chiếm tỷ lệ lớn trong dân cư.
- Tăng cường sự tham gia của cộng đồng cư dân trong khu NƠXH vào việc
quản lý khu NƠXH, xử lý tranh chấp và hướng dẫn về lối sống cho người dân trong
khu nhà ở để tạo lập nếp sống văn minh đô thị.
- Phải gắn trách nhiệm của CĐT lâu dài đối với Dự án sau thời gian Bảo hành
theo quy định bằng việc kéo dài sự tham gia của đại diện CĐT trong thành phần BQT.
Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với việc thực hiện trách nhiệm tới cùng đối với sản
phẩm hàng hoá của doanh nghiệp cung cấp trên thị trường. Đồng thời phản ánh được
mối quan hệ giữa CĐT và khách hàng trong việc thay đổi cách ứng xử, xử lý thông tin
khi đưa dự án vào khai thác.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Hoài Anh, Đại học Lund Thụy Điển - Nhà ở xã hội và vai trò
của Nhà nước trong sự can thiệp vào chính sách nhà.
2. Định Ngọc Bách - Thực trạng nhà ở xã hội và một số giải pháp để phát
triển.
3. Nguyễn Hữu Châu - Quản lý đô thị, NXB xây dựng.
4. Công ty Cổ phần quản lý và khai thác tòa nhà PMC – Mô hình quản
lý chung cư.
5. Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Xuân Mai – Dự án đầu tư xây
dựng khu nhà ở xã hội Kiến Hưng, P. Kiến Hưng, Hà Đông, Hà Nội.
6. Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Xuân Mai – Báo cáo thực hiện
Dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở xã hội Kiến Hưng, P. Kiến Hưng, Hà Đông,
Hà Nội năm 2015.
7. Nguyễn Ngọc Điện - Nhà ở xã hội Kinh nghiệm của các nước phát
triển, bài báo trên Tạp chí Xây dựng năm 2010.

8. Nguyễn Mạnh Hà - Phát triển nhà ở xã hội một chính sách an sinh xã
hội, bài báo trên Tạp chí Thông tin đối ngoại năm 2008.
9. Kiểm toán Nhà nước – Kết luận Kiểm toán dự án đầu tư xây dựng
khu nhà ở xã hội Kiến Hưng, P. Kiến Hưng, Hà Đông, Hà Nội năm 2015.
10. Nguyễn Tố Lăng - Quản lý đô thị ở các nước đang phát triển.
11. Phạm Sỹ Liêm - Cần có chính sách nhà ở xã hội hoàn chỉnh, bài
báo đăng trên Tạp chí Người xây dựng năm 2007.
12. Phạm Sỹ Liêm - Tìm hiểu chính sách nhà ở các nước bài báo đăng
trên Tạp chí Người xây dựng năm 2009.
13. Đào Ngọc Nghiêm - Kết quả thực hiện công tác phát triển nhà ở
cho đối tượng nhà ở xã hội. Chính sách và giải pháp.
14. Lê Quân - Nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp ở đô thị.
15. Tổng Công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị - Báo cáo về quỹ nhà
bán giao thành phố Hà Nội (theo Quyết định 123/2001/QĐ-UB ngày
6/12/2001) năm 2012.
16. Bộ Xây dựng - Thông tư số 02/2016/TT-BXD ngày 15/02/2016 của
Bộ Xây dựng ban hành Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư.
17. Bộ Xây dựng - Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020
và tầm nhìn đến năm 2050.
18. Bộ Xây dựng - Đề án Phát triển nhà xã hội năm 2012.
19. Quốc hội - Luật Xây dựng 2014 và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi
hành.


20. Quốc hội - Luật Nhà ở 2014 và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi
hành.
21. UBND Thành phố Hà Nội - Quyết định số 6336/QĐ-UBND ngày
28/11/2014 về việc phê duyệt kế hoạch phát triển nhà ở thành phố Hà Nội
năm 2015 và các năm thiếp theo (giai đoạn 2016-2020).
22. UBND Thành phố Hà Nội - Báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội về

tình hình triển khai thực hiện các dự án phát triển nhà ở xã hội (nhà ở cho
người thu nhập thấp) trên địa bàn Thành phố năm 2015 và kế hoạch thực hiện
năm 2016.
23. Viện nghiên cứu kiến trúc, Đề tài NCKH cấp Bộ nghiên cứu các
giải pháp đồng bộ phát triển nhà ở thu nhập thấp tại các đô thị Việt Nam.
24. Viện nghiên cứu kiến trúc, Đề tài NCKH cấp Bộ Nhà ở xã hội và
nhà ở chính sách – Đánh giá về chính sách nhà ở và các dự án nhà ở xã hội tại
Hà Nội.
25. Một số tài liệu thu thập từ nguồn Internet.



×