Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Tác phẩm kinh điển “những nhiệm vụ trước mắt của chính quyền xô viết”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.9 KB, 26 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do lực chọn đề tài
Tác phẩm “Những nhiệm vụ trước mắt của chinh quyền xô-viết” của
VI.Lênin là một tác phẩm nổi tiếng được viết vào cuối tháng 3 năm 1918, sau
khi hiệp ước Brét-li-tốp được kí kết, chiến tranh tạm ngừng, Lê-nin bắt đầu
viết tác phẩm để chỉ ra những nhiệm vụ cấp bách của nước Nga xô-viết. Cụ
thể là trong thời kỳ quá độ ở nước Nga. Mọi nhiệm vụ lúc này là phải tập
trung hết sức lực vào việc khôi phục và kinh tế nền kinh tế quốc dân bị chiến
tranh tàn phá, xây dựng và phát triển kinh tế, đưa đất nước thoát khỏi khó
khăn, khủng hoảng.
Nhiệm vụ đặt ra của Đảng cộng sản lúc này là phải làm cho toàn Đảng
và toàn thể nhân dân thấy rõ những đặc điểm của thời kỳ cách mạng chuyển
từ giai đoạn giành chính quyền sang giai đoạn nắm giữ chính quyền, từ
nhiệm vụ lật đổ chế độ cũ sang nhiệm vụ xây dựng chế độ mới và quản lý
đất nước. Toàn Đảng và toàn dân phải hiểu thấu đáo những nhiệm vụ chủ
yếu, trước mắt và những nhiệm vụ cơ bản, lâu dài của cách mạng xã hội
trong giai đoạn mới
Trong tác phẩm “Những nhiệm vụ trước mắt của chính quyền xô-viết” ,
Lê-nin đã phân tích những vấn đề vê xây dựng chính quyền nhà nước xô-viết,
những vấn đề quan trọng nhất của thời kỳ quá độ của chủ nghĩa tư bản sang
chủ nghĩa xã hội, những căn cứ lý luận của đường lối chính sách kinh tế của
nhà nước chuyên chính vô sản, ý nghĩa và nội dung của nhiệm vụ tổ chức
quản lý xã hội mới, tiếp tục đấu tranh tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa tư bản và
giành thắng lợi hoàn toàn cho chủ nghĩa xã hội. Những quan điểm của Lê-nin
trong tã phẩm đã cung cấp cho nước Nga xô-viết nói riêng và tất cả các nước
đang trang thời kỳ quá độ lên xã ội chủ nghĩa nói chung những tư tưởng về
xây dựng chính quyền nhà nước xô-viết để từ đó vận dụng sáng tạo những
quan điểm ấy vào thực tiễn của nước mình
1



Chính vì lí do đó mà tôi chọn đề tài : “Tư tưởng về xây dựng chính
quyền nhà nước xô viết trong tác phẩm “Những nhiệm vụ trước mắt của chính
quyền xô-viết”. Liên hệ với thực tiễn chính quyền nhà nước Việt Nam hiện
nay.”
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng chính quyền nhà nước xôviết từ đó vận dụng và liên hệ với thực tiễn xây dựng chính quyền nhà nước
Việt Nam hiện nay.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ những vấn đề lý luận về xây dựng chính quyền nhà nước xôviết trong tác phẩm “Những nhiệm vụ trước mắt của chính quyền xô-viết”.
- Nghiên cứu những tư tưởng, quan điểm của Lê-nin về xây dựng chính
quyền nhà nước xô-viết trong tác phẩm, những ưu điểm, hạn chế trong công
cuộc quản lý đất nước.
- Liên hệ thực tiễn trong xây dựng chính quyền nhà nước Việt nam
hiện nay.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: tư tưởng xây dựng chính quyền nhà nước xôviết trong tác phẩm “Những nhiệm vụ trước mắt của chính quyền xô-viết”,
liên hệ thực tiễn nước ta
5. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Đề tài dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mac-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những
quan điểm của Đảng và Nhà nước ta, kế thừa các nghiên cứu trong và ngoài
nước về vấn đề nghiên cứu.
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu:
-

Phương pháp logic-lịch sử
Phương pháp điều tra xã hội học

2



-

Phương pháp so sánh
Phương pháp thống kê
Phương pháp diễn dịch-quy nạp
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

-

Cung cấp cơ sở lý luận về xây dựng chính quyền nhà nước.
Vận dụng và liên hệ với thực tiễn Việt Nam hiện nay.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tham khảo, tiểu luận gồm 3
chương và 8 mục

3


NỘI DUNG
Chương I
GIỚI THIỆU TÁC GIẢ LÊ-NIN VÀ TÁC PHẨM “NHỮNG NHIỆM VỤ
TRƯỚC MẮT CỦA CHÍNH QUYỀN XÔ VIẾT
1.1 Tác giả
Lênin sinh tại Simbirsk, Nga (hiện là Ulyanovsk), là con trai của vợ
chồng Ilya Nikolaevich Ulyanov (1831–1886), một quan chức dân sự Nga
làm việc để mở rộng dân chủ và giáo dục đại chúng miễn phí ở Nga, và Maria
Alexandrovna Ulyanova (1835–1916)
Năm 24 tuổi, Lenin vào Đảng Xã hội dân chủ Nga. Từ đó, Lenin trở

thành người tổ chức, lãnh đạo cách mạng. Năm 1905, Lenin tham gia lãnh
đạo cách mạng tư sản dân chủ Nga đầu tiên. Năm 1917, Lenin lãnh đạo cách
mạng Tháng Mười Nga thành công.
Năm 1919, Lenin cùng các lãnh tụ cách mạng các nước lập nên Quốc tế
Cộng sản (Quốc tế thứ ba), để lãnh đạo phong trào cách mạng thế giới.
Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vai trò vĩ đại của Lenin:
“Lenin là người đã thực hiện và phát triển chủ nghĩa Marx - Engels. Là người
cha của cách mạng vô sản và cách mạng dân tộc giải phóng. Là người thầy đã
đào tạo ra những chiến sĩ cách mạng khắp thế giới, chẳng những bằng lý luận
cách mạng khoa học nhất, mà còn bằng đạo đức cách mạng cao cả nhất”. (Trích
bài của Bác Hồ viết đăng trên báo Nhân Dân số 42, ra ngày 24/1/1952).
Sau cách mạng tháng Mười 1917, Lê-nin luôn quan tâm đến việc trang
bị cho đảng, giai cấp công nhân những hiểu biết về cách mạng xã hội chủ
nghĩa, về những kế hoạch xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên xã hội
chủ nghĩa

4


5


1.2 Hoàn cảnh ra đời tác phẩm “Những nhiệm vụ trước mắt của
chính quyền xô-viết”
1.2.1 Tình hình thế giới
Trên thế giới lúc này, chiến tranh thế giới lần thứ I (1914-1918) đi vào
hồi kết. Lúc này, những mối quan hệ mới và những khối liên minh mới đang
được thiết lập
Hội nghị Véc – Xây được tiến hành nhằm phân chia lại thuộc địa. Thế
giới dần bước vào giai đoạn lắng dịu hơn

Những nhà lãnh tụ của chủ nghĩa yêu nước đã dần tiếp cận, truyền bá
lý luận cách mạng chủ nghĩa Mac – Lênin vào phong trào giành độc lập dân
tộc, dân chủCác tổ chức chính trị tiến bộ của phong trào giải phóng dân tộc
đang hướng về nước Nga, tìm hiểu và rút kinh nghiệm cho công cuộc đấu
tranh vì tiến bộ xã hội, dân chủ và chủ nghĩa xã hội
1.2.2 Tình hình nước Nga
Đầu năm 1918 chính quyền xô-viết đã được thiết lập ở khắp nước Nga,
song nước Nga đang đứng trước những khó khăn, thách thức vô cùng to lớn
Các thế lực thù địch, phản động trong nước, ngoài nước đang tìm mọi
cách để tiêu diệt chính quyền xô-viết. trong hoàn cảnh đó, Lê-nin buộc phải
ký hiệp ước brét-li-tốp với Đức. Đây là một hiệp ước theo VI Lê-nin là “vô
cùng nặng nề”. Nước Nga đang đứng trước một thách thức lớn
Trong hoàn cản ấy, Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản và Lênin đã nhận định cần phải có sách lược mềm dẻo để bảo vệ chính quyền xôviết, bảo vệ mục tiêu của cách mạng xã hội chủ nghĩa
Nhiệm vụ mới mẻ đặt ra trước Đảng cộng sản Nga để tổ chức, xây
dựng, quản lý nhà nước kiểu mới là: thiết lập củng cố chính quyền xô-viết; cải
tạo xã hội chủ nghĩa; tổ chức việc bảo vệ đất nước. Nhiệm vụ của chính
quyền xô-viết đặt ra : “Chúng ta phải dốc hết sức lực ra để lợi dụng thời gian
tạm ngừng chiến mà thời cơ đã đưa lại cho chúng ta, để hàn gắn những vết
thương cực kỳ trầm trọng do chiến tranh đã gây ra cho toàn bộ cơ thể xã hội
nước Nga” (tr 204)
6


Cuối tháng 3 năm 1918, khi hiệp ước Brét-li-tốp được kí kết, chiến
tranh tạm ngừng, Lê-nin bắt đầu viết tác phẩm “Những nhiệm vụ trước mắt
của chính quyền xô-viết”chỉ ra những nhiệm vụ cấp bách, cụ thể trong thời kỳ
quá độ ở nước Nga xô-viết.
1.3 Ý nghĩa tác phẩm “Những nhiệm vụ trước mắt của chính quyền
xô-viết”
Trong tác phẩm “Những nhiệm vụ trước mắt của chính quyền xô-viết”

Lê-nin đã vạch rõ ý nghĩa của tập trung dân chủ trong việc lãnh đạo kinh tế,
đồng thời giải thích rõ tầm quan trọng của năng suất lao động và thi đua xã
hội chủ nghĩa bởi nó là yếu tố đến cùng quyết định hoàn toàn thắng lợi của
chế độ mới.
Thứ nhất những tư tưởng của Lê-nin có vai trò quan trọng góp phần
định hướng hoạt động của đảng, chính quyền xô-viết khi bắt tay vào xây dựng
sự nghiệp xã hội mới. Trước những khó khăn thử thách đặt ra trong quá trình
phát triển của chính quyền xô-viết, Đảng cộng sản Nga phải trải qua nhiều
những giai đoạn khó khăn, thách thức, chính vè vậy những quan điểm của Lênin là kim chỉ nam cho mọi hoạt động xây dựng xã hội mới ở Nga
Thứ hai những tư tưởng đúng đắn ấy góp phần vào cuộc đấu tranh của
giai cấ vô sản chống lại giai cấp tư sản trên mặt trận tư tưởng, tổ chức
Thứ ba, những quan điểm của Lê-nin đã đáp ứng nhận thức về lý luận
cũng như những nhiệm vụ thực tiễn của Nga sau cách mạng. Như chúng ta đã
biết, sau cách mạng thành công, nước Nga phải đối mặt với vô vàn những khó
khăn, thử thách, đó không chỉ là những sự chống phá của các thế lực thù địch
bên ngoài, mà còn có cả những thế lực ở trong nước,nội chiến…trước hoàn
cảnh đặt ra như vậy, Lê-nin đã kịp thời trang bị cho Đảng, giai cấp công nhân
những hiểu biết về cách mạng xã hội chủ nghĩa, về kế hoạch xây dựng đất
nước trong thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa để đưa đất nước thoát khỏi
tình trạng khủng hoảng

7


Thứ tư, tư tưởng về xây dựng chính quyền nhà nước xô-viết của Lê-nin
đã giúp Đảng, chính quyền xô-viết vượt qua được những thử thách, khó khăn.
Dựa và những điều Lê-nin đã phân tích một cách đúng đắn, cụ thể đã cung
cấp cho đảng cơ sở để tháo gỡ những hạn chế trong công tác xây dựng chính
quyền, từ đó có thể vượt qua khó khăn.
Thực tiễn công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô đã chứng

minh rằng, nếu không trung thành và vận dụng sáng tạo những tư tưởng của
Lê-nin trong điều kiện lịch sử mới thì cách mạng sẽ bị vấp váp, sai lầm, thậm
chí thất bại.
Tác phẩm “Những nhiệm vụ trước mắt của chính quyền xô-viết có giá
trị lý luận và thực tiễn vô cùng to lớn, nó có sức sống lâu bền theo thời gian.
Tất cả các vấn đề Lê-nin trình bày trong tác phẩm là những vấn đề có tính quy
luật chẳng đối với nước Nga xô-viết mà còn đối với tất cả các nước bước vào
thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội

8


Chương II
TƯ TƯỞNG VỀ XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC XÔ VIẾT
TRONG TÁC PHẨM “NHỮNG NHIỆM VỤ TRƯỚC MẮT CỦA
CHÍNH QUYỀN XÔ-VIẾT”
2.1 Tư tưởng về tổ chức và quản lý đất nước của Lê-nin trong tác
phẩm
VI. Lê-nin đã chỉ ra nhiệm vụ của đảng bôn-sê-vích Nga qua các giai
đoạn cách mạng để đưa nước Nga thoát khỏi tình trạng khó khăn, xây dựng
nhà nước Nga xô-viết kiểu mới. Để đạt được điều đó, Lê-nin đã nêu ra các
nhiệm vụ:
Nhiệm vụ thứ nhất là thuyết phục đại đa số quần chúng nhân dân.
Trong tác phẩm, Lê-nin viết: “Nhiệm vụ thứ nhất của bất cứ một chính đảng
nào có trọng trách đối với tương lai là thuyết phục cho đại đa số nhân dân
thấy được sự đúng đắn của cương lĩnh và sách lược của mình” [1; 208]. Đây
là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong việc xây dựng chính quyền nhà nước
của bất kỳ một quốc gia nào chứ không phải chỉ đối với nước Nga xô-viết.
Nhiệm vụ thứ hai của đảng là : giành lấy chính quyền và đập tan sự
phản kháng của bọn bóc lột. Lê-nin đã nêu ra những điều chưa làm được và

đã làm được của đảng công sản trong việc thực hiện nhiêm vụ này
“Cả nhiệm vụ này nữa cũng vậy, chúng ta chưa hoàn thành xong xuôi
và không thể coi thường nó”[1; 209]
“Nhưng, về căn bản, nhiệm vụ đập tan sự phản kháng của bọn bóc lột
đã hoàn thành trong thời kỳ từ 25 tháng Mười 1917 đến (khoảng) tháng Hai
1918, hoặc đến ngày mà Bô-ga-ép-xki đầu hàng”[1; 209]
Nhiệm vụ thứ ba là nhiệm vụ tổ chức quản lý nước Nga: “Nhiệm vụ
thứ ba, - nhiệm vụ tổ chức quản lý nước Nga – hiện đang được đề ra trước
mắt chúng ta, đó là nhiệm vụ trước mắt, nói lên đặc điểm của tình thế hiện
nay”[1; 209]
9


Lê-nin đã giải thích “tổ chức, quản lý đất nước khó khăn, phức tạp” do
tình cơ sở kinh tế, tình hình chính trị phức tạp, việc phục hồi lực lượng sản
xuất bị chiến tranh và tàn phá, việc hàn gắn vết thương chiến tranh, sự thất bại
trong chiến tranh, do nạn đầu cơ và những mưu toan của giai cấp tư sản…
- “Nền hòa bình sở dĩ mỏng manh, là vì trong các nước đế quố sát biên
giới phía Tây và phía Đông nước Nga, tức là trong những nước có một lực
lượng quân sự to lớn, phái chủ chiến bất cứ lúc nào cũng có thể thắng thế;
phái này có lòng thèm muốn trước tình trạng suy yếu tạm thời của nước Nga
và được bọn tư sản đang căm ghét chủ nghĩa xã hội và hám cướp bóc, xúi
giục.” [1; 203-204]
“Khó khăn chủ yếu là ở trong lĩnh vực kinh tế: thực hiện khắp mọi nơi
và hết sức nghiêm ngặt sự kiểm kê và kiểm soát việc sản xuất và phân phối
sản phẩm, tăng năng suất lao động, thật sự xã hội hóa sản phẩm” [1; 208].
Lê-nin cũng nhấn mạnh rằng việc giành chính quyền dễ hơn việc quản
lý đất nước, bởi theo ông, giành chính quyền thì có thể mất nhiều ngày nhưng
việc tổ chức quản lý đất nước thì còn phải mất rất nhiều năm mới có được
thành công.

2.2 Vai trò của kiểm kê và kiểm soát đối với phát triển kinh tế
Lê-nin đã nêu lên vai trò của kiểm kê và kiểm soát đối với việc phát
triển kinh tế. Kiểm kê, kiểm soát do toàn dân thực hiện từ dưới lên trên là một
trong những phương pháp vô sản mới, không làm được việc này trong các xí
nghiệp và cơ sở sản xuất, trong các ngành và trong lĩnh vực kinh tế thì không
thể tăng năng suất lao động xã hội, đảm bảo việc thiết lập chủ nghĩa xã hội
được. Trong tác phẩm đã nêu lên những hạn chế trong công tác kiểm kê và
kiểm soát
Tiếp theo, về phương pháp lôi kéo các chuyên gia tư sản: “Nếu sau khi
năm được chính quyền, giai cấp vô sản ở nước ta giải quyết được nhanh
chóng nhiệm vụ kiểm kê, kiểm soát và tổ chức trong phạm vi toàn dân – ( điều
này, trước đây không thể nào làm được do chiến tranh và do tình trạng lạc
10


hậu của nước Nga) – thì sau khi đập tan được sự phá hoại ngầm, chúng ta sẽ
có thể nhờ tiến hành được rộng khắp việc kiểm kê và kiểm soát mà hoàn toàn
thu phục được các chuyên gia tư sản” [1; 217]
Trọng tâm của kiểm kê và kiểm soát là việc tổ chức : “Bây giờ, cái
được để lên hàng đầu, lại là tổ chức việc kiểm kê và kiểm soát trong các cơ sở
kinh doanh đã tước đoạt của bọn tư bản, cũng như mọi cơ sở kinh doanh
khác” [1; 214]
Thực trạng của kiểm kê, kiểm soát: “Công tác tổ chức của chúng ta
nhằm thiết lập chế độ toàn dân kiểm kê và kiểm soát sự sản xuẩ và phân phối
sản phẩm, - công tác mà chúng ta tiến hành dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô
sản – đang còn trậm chễ hơn nhiều so với công tác trực tiếp tước đoạt của kẻ
đi tước đoạt” [1; 221]
Theo Lê-nin trong các nhiệm vụ tổ chức quản lý đất nước thì nhiệm vụ
quản lý kinh tế phải đặt lên hàng đầu. Mà vấn đê mấu chốt là kiểm kê và kiểm
soát toàn dân, toàn diện:”Hãy tính toán tiền nong cho cẩn thận và thành thực,

hãy chi tiêu tiết kiệm, đừng lười biếng, đừng tham ô, hãy triệt để tuân theo kỷ
luật trong lao động” [1; 211]
“Vấn đề là thay đổi trọng tâm của công tác kinh tế và chính trị của
chúng ta. Cho đến nay, những biện pháp trực tiếp tước đoạt những kẻ đi tước
đoạt đã được đưa lên hàng đầu. Bây giờ cái đực đưa lên hàng đàu, lại là việc
tổ chức kiểm kê và kiểm soát trong các cơ sở kinh doanh đã tước đoạt của
bọn tư bản, cũng như trong mọi cơ sở kinh doanh khác” [1; 214]
Thực hiện nhiệm vụ kiểm kê và kiểm soát có ý nghĩa vô cùng quan
trọng trong việc quản lý, phát triển kinh tế đất nước. Thực hiện kiểm kê, kiểm
soát và phân phối sản phẩm còn là phương pháp để nắm sát tình hình tiến
hành kế hoạch hóa phát triển kinh tế. Lê-nin cũng nêu rõ rằng chương trình
của việc kiểm kê, kiểm soát ấy rất giản đơn, dễ dàng và dễ hiểu đối với mọi
người: phải làm sao cho mọi người có bánh ăn, đều có giày dép tốt và quần áo
lành, đều có nhà cửa ấm áp và đều làm việc có ý thức; phải làm sao cho
11


không một tên ăn cắp nào và không một tên trốn tránh lao động nào lại có thể
đi chơi nhởn nhơ mà không bị bỏ tù mà không bị phạt khổ sai thật nặng… ai
không làm thì không được ăn, đấy là điều lệnh thực tiễn của chủ nghĩa xã hội.
“Chỉ có xuất phát từ chỗ đó, mới có thể xác định được đúng đắn
những nhiệm vụ trước mắt của chính sách kinh tế và tài chính trong việc quốc
hữa hóa các ngân hàng, trong việc nhà nước kiểm soát sự lưu thông tiền tệ,
trong việc thiết lập một thứ thuế thỏa đáng, theo quan điểm của giai cấp vô
sản, là đánh vào tài sản và mức thu nhập, trong việc áp dụng một chế độ
nghĩa vụ lao động.” [1; 221-222]
“…rằng nếu nhà nước không tiến hành kiểm kê và kiểm soát toàn diện
đối với việc sản xuất và phân phối các sản phẩm, thì chính quyền của những
người lao động, nền tự do của họ, sẽ không thể nào duy trì được và nhất định
họ sẽ phải sống trở lại dưới ách của chủ nghĩa tư bản.” [1; 224]

“…không có chế độ kế toán và kiểm soát trong sự sản xuất và phân
phối sản phẩm, thì những mầm mống của chủ nghĩa xã hội sẽ bị tiêu diệt, thì
có nghĩa là ăn cắp quốc khố(vì tất cả của cải đều thuộc về quốc khố mà quốc
khố đây lại chính là chính quyền xô-viết, chính quyền của đa số những người
lao động)…” [1; 225]
Việc kiểm kê và kiểm soát thực hiện tốt sẽ giải quyết được nhiệm vụ then
chốt của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, nâng cao năng suất lao động:
“…, mà không làm được việc đó thì không thể nào nói đến điều kiện vật chất thứ
hai cũng không kém phần quan trọng để đảm bảo việc thiết lập chủ nghĩa xã
hội, tức là nâng cao năng suất lao động trong phạm vi cả nước.” [1; 213]
Tuy nhiên, việc kiểm kê và kiểm soát theo Lê-nin phải được tiến hành
cẩn thận, chu đáo bởi vì: “…rằng nếu nhà nước không tiến hành kiểm kê và
kiểm soát toàn diện đối với việc sản xuất và phân phối các sản phẩm, thì
chính quyền của những người lao động, nền tự do của họ, sẽ không thể nào
duy trì được và nhất định họ sẽ phải sống trở lại dưới ách của chủ nghĩa tư
bản.” [1; 224]
12


Thực hiện việc kiểm kê và kiểm soát là nhiệm vụ khó khăn, trong tác
phẩm Lê-nin đã đưa ra những dẫn chứng cụ thể:
“Cố nhiên, nhiệm vụ đó là một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất,
và vì nền kinh tế bị chiến ranh tàn phá, cho nên phải một thời gian lâu dài
mới có thể giải quyết được nhiêm vụ đó; nhưng không nên quên rằng chính
đó là chỗ mà giai cấp tư sản – nhất là giai cấp tiểu tư sản và giai cấp tư sản
nông dân đông đảo – chống lại chúng ta quyết liệt nhất, bằng cách phá hoại
công tác kiểm soát mà chúng ta đang tổ chức” [1; 222]
Để thực hiện tốt nhiệm vụ này Lê-nin nhắc nhở người cộng sản phải tập
trung mọi cố gắng: “Trước hết, phải thực hiện thiết thực những điều đơn giản
nhất, phải tổ chức cho tốt những cái đã có rồi, tiếp đó mới chuẩn bị làm

những cái phức tạp hơn” [1; 222]
Tiếp theo, Lê-nin nêu lên thực trạng của việc thực hiện nhiệm vụ kiểm
kê và kiểm soát vẫn còn chậm chễ, lạc hậu
“Chúng ta hết sức chậm chạp thực hiện cải tạo xã hội chủ nghĩa trong
các lĩnh vực ấy (mà những lĩnh vực này lại rất, rất quan trọng), và sở dĩ
chúng ta hết sức chậm chạp như thế, chính là vì, nói chung, công tác kiểm kê
và kiểm soát chưa được tổ chức đầy đủ” [1; 222]
“Về công tác thu các thứ thuế nói chung, và nhất là thuế đanh vào tài
sản và thuế thu nhập, chúng ta cũng còn làm rất chậm chạp.” [1; 223]
Công tác kiểm kê và kiểm soát lạc hậu dẫn đến thiệt hại nền kinh tế:
“…qua cuộc sống thực tiễn, họ đều biết rằng tình trạng tình trạng lạc hậu
của chúng ta tổn thất hàng tỷ rúp, rằng chúng ta chưa có được một trình độ
tổ chức kiểm kê và kiểm soát khiến cho toàn thể những ngôi sao trí thức tư
sản tự nguyện tham gia công tác của chúng ta” [1; 220]
2.3 Về các vấn đề thực hiện tăng cường kỷ luật, tăng cường năng
suất lao động sử dụng chuyên gia tư sản
Để xây dựng xã hội mới, Đảng của giai cấp công nhân còn phải biết sử
dụng hợp lý, có hiệu quả toàn bộ tri thức,phong phú về khoa học kỹ thuật mà
13


chủ nghĩa tư bản tích lũy được. Vấn đề then chốt của sự nghiệp xây dựng chủ
nghĩa xã hội là phải tăng cường kỷ luật lao động , đó là điều kiện để đảm bảo
hoàn toàn chiến thắng giai cấp tư sản. Việc tăng cường kỷ luậttrong lao động
góp phần tăng năng suất lao động:
“Đội tiền phong giác ngộ nhất của giai cấp vô sản Nga đã tự đắt cho
mình nhiệm vụ là nâng cao kỷ luạt lao động.” [1; 231]
“Chúng ta phải củng cố cái mà chúng ta đã ban bố trong các sác lệnh,
đã biến thành đạo luật, đã vạch ra; chúng ta phải củng cố tất cả những hinh
thức vững bền curakyr luật lao động hàng ngày” [1; 249]

“đó là nhiệm vụ khó khăn nhất, nhưng cao cả nhất, vì chỉ có hoàn
thành nhiệm vụ đó, chúng ta mới thiết lập được chế độ xã hội chủ nghĩa.”
[1; 249]
Tăng cường nâng cao kỷ luật lao động sẽ tạo nên sức mạnh để chiến
thắng xu hướng vô chính phủ của giai cấp tư sản. Chính đó là điều căn bản mà
chúng ta phải biết để hiểu được những đặc điểm của thời kỳ hiện nay và
những nhiệm vụ mà thời kỳ đó đề ra cho chính quyền xô-viết
“Trong bất cứ cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa nào, khi giai cấp vô
sản đã làm xong nhiệm vụ giành được chính quyền rồi, và trong chừng mực
mà nhiệm vụ tước đoạt những kẻ đi tước đoạt và nhiệm vụ đập tan sự phản
kháng của chúng…, nghĩa là nâng cao năng suất lao động và do đó ( và
nhằm mục đích đó) phải tổ chức lao động theo một trình độ cao hơn” [1;
228]
“Hai là, để đẩy mạnh phát triển kinh tế, chúng ta còn phải nâng cao
tinh thần kỷ luật của người lao động, kỹ năng lao động của họ, tính khéo léo
của họ, phải tăng thêm cường độ lao động và tổ chức lao động cho tốt hơn”
[1; 230]
Điều kiện để nâng cao năng suất lao động nghiệp:

14


“Việc nâng cao năng suất lao động trước hết đòi hỏi phải có cơ sở vật
chất của nền đại công nghiệp: phải phát triển ngành sản xuất nhiên liệu, sắt,
máy móc, công nghiệp hóa chất” [1; 229]
“Một điều kiện khác để nâng cao năng suất lao động, trước hết là việc
nâng cao trình độ học vấn và văn hóa của quần chúng nhân dân” [1; 230]
Kỹ năng lao động cũng là một trong những điều kiện quan trọng nâng
cao năng suất lao động
Lê-nin cho rằng: “So với các nước tiên tiến, thì người Nga lao động

kém. Và dưới chế độ Nga hoàng, trong điều kiện tàn tích của chế độ nông nô
còn tồn tại dai dẳng, thì không thể nào khác được” [1; 231]. Vì vậy hải học
các kỹ năng lao động, mà muốn có được những kỹ năng lao động thì nước
Nga cần phải tiếp thu cho bằng được tất cả những gì quý giá trong những
thành quả của khoa học và của kỹ thuật
Tiếp theo, Lê-nin chỉ ra rằng muốn xây dựng chính quyền nhà nước xô
viết, thì việc sử dụg chuyên gia tư sản là rất quan trọng. Muốn nâng cao năng
suất lao động, vấn đề đặt ra là chính quyền xô-viết phải biết sử dụng chuyên
gia tư sản:
“…, và khi chúng ta đang bước vào thời kỳ mà chính quyền nhà nước
của giai cấp vô sản sẽ phải sử dụng các chuyên gia tư sản để cày xới đất đai
sao cho không bao giờ còn có một giai cấp tư sản nào có thể mọc lên được
trên đất đai ấy cả” [1; 217]
Và nhiệm vụ của chính quyền xô-viết để có thể thu phục được giai cấp
tư sản được Lê-nin nêu ra đó là thu phục chuyên gia tu sản: “… thì sau khi
đập tan đước sự phá hoại ngầm, chúng ta có thể nhờ tiến hành được rộng
khắp việc kiểm kê và kiểm soát mà hoàn toàn thu phục được các chuyên gia
tư sản” [1; 217]
Việc sử dụng chuyên gia tư sản bằng hai cách: cách thứ nhất là trả cho
họ lương cao. Việc trả lương cao như vậy là một sự thỏa hiệp so với phương
thức phân phối của chủ nghĩa xã hội. Cach thứ hai là thu phục họ và dần lôi
15


kéo họ về phía chúng ta. Để xây dựng chính quyền nhà nước Nga vững mạnh,
Lê-nin đã chú trọng đề ra rất nhiều nhiệm vụ, tận dụng tất cả những yếu tố để
xây dựng chính quyền, và khéo léo, linh hoạt trong việc thực hiện các nhiệm
vụ đó.
“Giải thích công khai cho quần chúng biết tại sao chúng ta lại phải lùi
bước và đã lùi bước như thế nào, rồi sau đó, công khai thảo luận xem dùng

phương pháp nào để gỡ lại cái bị bỏ lỡ, - làm như thế là giáo dục quần chúng
và cùng với quần chúng học tập qua kinh nghiệm để xây dựng xã hội chủ
nghĩa” [1; 219]
Những điều kiện học tập ấy sẽ giúp chúng ta trút được khoản tiền cống
từ những phương pháp học được của các chuyên gia đó.
Phương thức để sử dụng chuyên gia tư sản: “Giờ đây, chúng ta buộc
phải dùng đến phương pháp cũ, phương pháp tư sản và bằng lòng trả một giá
rất cao về công phục vụ của những chuyên gia tư sản giàu kinh nghiệm
nhất.” [1; 218]
2.4 Tổ chức thi đua thực hiện chuyên chính vô sản
2.4.1 Tổ chức thi đua
Tổ chức thi đua là giải pháp thiết thực để tăng năng suất lao động. Vì
vậy, việc tổ chức thi đua là nhiệm vụ cấp bách của chính quyền xô-viết. Lênin cho rằng trong xã hội mới, xã hội xã hội chủ nghĩa, chính quyền xô-viết:
“Lấn đầu tiên đã tổ chức phong trào thi đua một cách rộng rãi” [1; 232]
Lê-nin cho rằng, về phương pháp tổ chức công khai : “Chúng ta hãy
lấy một phương pháp tổ chức thi đua mà nói, chẳng hạn như chế độ công bố,
công khai” [1; 232]. Tổ chức thi đua giữa các công xã: “Nhưng chúng ta
chưa bắt tay vào công tác to lớn, khó khăn nhưng cao cả này: tổ chức thi đua
giữa các công xã, áp dụng chế độ kế toán và công bố công khai…” [1; 232]
Một mặt, chính quyền xô-viết cần phải thúc đẩy phong trào thi đua, một
mặt nâng cao vai trò của báo chí: “…nhưng hầu như chúng ta chưa làm được
gì cả để sử dụng chế độ công bố công khai nhằm phục vụ việc thi đua kinh tế.
16


Chúng ta phải cố gắng một cách có hệ thống để có thể vừa thẳng tay đả phá
báo chí tư sản hoàn toàn giả dối và chyên vu khống vô liên sỉ, vừa cố gắng
tạo ra một thứ báo chí không giúp vui mà không lừa bịp quần chúng bằng
những câu chuyện lý thú mà vụn vặt về chính trị, mà sẽ đưa ra cho quần
chúng xem xét chính những vấn đề kinh tế hàng ngày và giúp họ nghiên cứu

một cách nghiêm túc những vấn đề ấy” [1; 233]. Báo chí có một vai trò quan
trọng, giúp tuyên truyền, nêu cao nhận thức, tác động vào tư tưởng để từ đó
nhân dân giác ngộ lý tưởng chính trị về xây dựng chính quyền nhà nước xã
hội chủ nghĩa
2.4.2 Thực hiện chuyên chính vô sản
Việc thực hiện chuyên chính vô sản là một tất yếu của nước Nga xôviết. Điều này xuất phát từ hoàn cảnh cụ thể của nước Nga xô viết trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội chính quyền xô-viết
“…; nhưng người ta thường không suy nghĩ kỹ rằng việc thi hành
những nghị quyết đó đòi hỏi hải có sự cưỡng bách, và sự cưỡng bách chính là
dưới hình thức chuyên chính” [1; 237]
“Thế mà ai tưởng rằng bước chuyển từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa
xã hội có thể thực hiện được, mà không cần đến cưỡng bách và chuyên chính,
thì sẽ phạm một điều dại dột hết sức to lớn và tỏ ra không tưởng một cách hết
sức vô lý” [1; 237]
Lê-nin đã chỉ rõ tính tất yếu, mục đích thực hcaast của chuyên chính vô
sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa là: trấn áp và cưỡng bức đối với bọn bóc lột,
bọn phá rối trật tự, kỷ luật và thực hiện một nền dân chủ mới, phát động quần
chúng lao động tham gia vào việc quản lý nhà nước xây dựng cơ sở xã hội
mới, đẩy mạnh sản xuất phát triển
Vậy vì sao chính quyền xô-viết tất yếu phải sử dụng chuyên chính vô
sản. Điều này được Lê-nin lý giải qua hai nguyên nhân chủ yếu:
Thứ nhất là “Trước hết, người ta không thể chiến thắng và diệt trừ
được chủ nghĩa tư bản nếu không thẳng tay đập tan sự phản kháng của bọn
17


bóc lột, là bọn mà chúng ta không thể nào tước hết ngay tất cả của cải của
chúng, những ưu thế của chúng về mặt tổ chức và mặt hiểu biết, và do đó
trong một thời gian khá dài, chúng không khỏi có những âm mưu lật đổ chính
quyền của những người nghèo khổ, chính quyền mà chúng rất thù ghét” [1;

238]
Nguyên nhân thứ hai: “Hai là, nếu ngay như không có chiến tranh với
nước ngoài, thì không thể nào có được một cuộc đại cách mạng nào nói
chung, và nhất là cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, mà lại không có một
cuộc chiến trong nước, nghĩa là một cuộc nội chiến gây ra một tình trạng tàn
phá kinh tế còn lớn hơn cả sự tàn phá của cuộc chiến tranh với nước ngoài
nữa…” [1; 238-239]
Lê-nin cũng đã nêu khái niệm về chuyên chính: “Chuyên chính là một
chính quyền sắt, có dũng khí cách mạng và nhanh chóng, thẳng tay khi cần
trấn áp bọn bóc lột cũng như bọn lưu manh.”[1; 240]
Qua tác phẩm này, Lê-nin đã nêu rõ tính tất yếu, mục đích thực chất
của chuyên chính vô sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa là trấn áp và cưỡng bức
đối với bọn bóc lột, bọn phá rối trật tự, kỷ luật và thực hiện một nền dân chủ
mới, phát động quần chúng lao động tham gia vào việc quản lý nhà nước và
xây dựng co sở xã hội mới, đẩy mạnh sản xuất phát triển
“Nhưng chúng ta sẽ không khờ dại đến nỗi lại đặt những phương pháp
xích vệ lên hàng đầu khi mà thời kỳ cần phải dùng đến những cuộc tấn công
như thế về cơ bản đã chấm dứt rồi” [1; 216-217]
Không những thế, Lê-nin còn chỉ ra những biểu hiện non yếu của chính
quyền xô-viết
Trong thời kỳ quá độ các thế lực tự phát tư sản và tiểu tư sản không
ngừng đấu tránh chống lại chính quyền xô-viết “Không một phút nào được
quên rằng thế lực tự phát tư sản và tiểu tư sản đang đấu tranh chống chính
quyền xô-viết bằng hai cách…và hỗn loạn càng thêm trầm trọng.” [1; 240241]. Vì vậy, cuộc đấu tranh chống thế lực đó, không thể chỉ tiến hành đơn
18


thuần bằng tuyên truyền và cổ động, đơn thuần bằng việc tổ chức thi đua và
lựa chọn các nhà tổ chức; mà cũng cần phải tiến hành cả bằng sự cưỡng bức.
Trong tác phẩm, Lê-nin đã chỉ ra sự khác nhau căn bản giữa chuyên

chính vô sản với chuyên chính tư sản. Đó là sự khác nhau về căn bản. Bản
chất của sự khác nhau giữa chuyên chính vô sản và chuyên chính tư sản, trước
hết, chính là ở chỗ chuyên chính vô sản, vì lợi ích của đa số những người bị
bóc lột, đã đánh vào thiểu số đi bóc lột, và sau nữa là ở chỗ người thực hiện
chuyên chính vô sản , cũng thông qua cả những cá nhân, không những chỉ là
quần chúng lao động và bị bóc lột, mà cả những tổ chức được xây dựng nên
chính là để thức tỉnh số quần chúng đó để nâng cao họ lên đến mức sáng tạo
của lịch sử.
“Ngày nay, chúng ta càng cương quyết chủ trương phải có một chính
quyền thẳng tay cứng rắn, phải thi hành chế độ chuyên chính cá nhân trong
những chương trình công tác nào đó, trong những chức năng thuần túy có
tính chất thực hành nào đó, - thì những hình thức và những phương pháp
kiểm tra từ dưới lên, càng phải hết sức muôn vẻ để làm tiêu diệt mọi khả
năng, dù nhỏ đến đâu, dẫn tới xuyên tạc chính quyền xô-viết, để tiếp tục và
luôn trừ cho tiệt cái thứ cỏ dại chủ nghĩa quan liêu” [1; 253-254]
Để thực hiện chức năng và mục đích của nhà nước chuyên chính vô
sản, Lê-nin đã nhấn mạnh phải tăng cường bộ máy nhà nước chuyên chính vô
sản, trong tác phẩm, Lê-nin đề cập đến một số nhiệm vụ
Một là cần phải có hệ thống tòa án mới, trước hết để chống lại bọn bóc
lột, tước bỏ hết đặc quyền, đặc lợi và ngăn chặn âm mưu khôi phục lại nền
thống trị của chúng. Một tác dụng quan trọng hơn là tòa án đảm bảo cho
người lao động chấp hành một cách nghiên ngặt nhất kỷ luật tự giác.
Hai là, đối với các cơ quan dân cử, các xô-viết cũng vậy. Mục đích của
cách mạng là làm cho quần chúng lao động đều được tham gia quản lý kin tế,
quản lý xã hội. Do đó mọi tổ chức,mọi biện pháp dùng để đạt được mục đích

19


đó đều phải được củng cố và phát triển, các cơ quan do họ dựng lên càng phải

tham gia thực sự việc quản lý.
Ba là, công đoàn và hợp tác xã trong điều kiện lịch sử mới là những tỏ
chức nằm trong hệ thống chuyên chính vô sản, dưới sự lãnh đạo của đảng
cũng đều phải biết thực hiện chuyên chính với kẻ thù, đồng thời củng cố và
phát triển mối quan hệ với quần chúng lao động, đoàn kết với họ để tiến hành
xây dựng và bảo vệ xã hội mới
Bốn là, chuyển sang thực hiện nhiệm vụ tổ chức và quản lý, đòi hỏi nhà
nước chuyên chính vô sản phải đào tạo được những cán bộ có tài, tổ chức đáp
ứng nhiệm vụ mới của người lãnh đạo, phải kiên quyết thay đổi những lề thói
cũ và phát hiện, khuyến khích và đề bạt những nhà tổ chức có tài trong quần
chúng nhân dân vào những cương vị chỉ đạo trong quá trình lao động sản
xuất, tạo điều kiện cần thiết để họ có thể trở thành người lãnh đạo những tập
thể lao động, phát huy được mọi sức mạnh sáng tạo dưới xã hội mới.
2.5 Vai trò tập trung dân chủ và việc áp dụng nguyên tắc tập trung
dân chủ vào lĩnh vực kinh tế
Vai trò tập trung dân chủ được thể hiện ở việc quần chúng được làm
chủ đất nước, hoàn toàn có quyền tự do bầu hoặc bãi miễn những đại biểu mà
họ đã bầu ra. Chính sự gần gũi của các xô-viết với nhân dân lao động đã tạo
ra những hình thức đặc biệt của sự bãi miễn và của thứ kiểm tra khác từ dưới
lên, những hình thức mà hiện nay chúng ta phải thật cố gắng phát triển.
“…trước hết, các cử tri đều phải là quần chúng lao động và bị bóc lột,
còn giai cấp tư sản thì bị loại ra; hai là, mọi thủ tục và những hạn chế có tính
chất quan liêu đều bị xóa bỏ, quần chúng tự quy định lấy thể thức và thời hạn
bầu cử, hoàn toàn có quyền tự do bãi miễn những người mà họ đã bầu ra.”
[1; 250]
Tập trung dân chủ còn đòi hỏi kếp hợp sự tham gia quản lý kinh tế,
quản lý xã hội của quần chúng lao động, với sự phụ trách của cá nhân người
lãnh đạo
20



21


Chương III
LIÊN HỆ THỰC TIỄN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM HIỆN NAY
Qua những tư tưởng quan điểm chỉ đạo đúng đắn, khoa học của VI. Lênin về xây dưng chính quyền nhà nước xô-viết, Việt Nam cũng đã vận dụng
một cách khéo léo,sáng tạo vào xây dựng chính quyền nhà nước Việt Nam
Thứ nhất, có thể thấy trong phương pháp lãnh đạo của Đảng trong xây
dựng chính quyền. Trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau, Đảng Cộng sản
Việt Nam có sự lãnh đạo khéo léo, linh hoạt, chuyển biến và thực hiện khi
tình hình thay đổi. Muốn làm đươc điều đó, việc quan trọng là Đảng ta phải
nắm được những khâu mắt xích, trọng tâm
Thực tế, trong lịch sử Việt Nam, tùy vào hoàn cảnh cụ thể, Đảng cộng
sản Việt Nam lại đề ra sách lược cụ thể để xây dựng và bảo vệ chính quyền
nhà nước.Đặc biệt sau khi cách mang tháng Tám năm 1945 thành công, ngày
02/9/1945 nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thành lập. Bên
cạnh những thuận lợi cơ bản như: Phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới
phát triển mạnh mẽ. Hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa hình thành. Chủ
nghĩa xã hội từ một nước là Liên Xô đang trong quá trinh hình thành hệ thống
thế giới.Hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa (trừ Mỹ) đa suy yếu nhiều. Có sự
lãnh đạo sáng suốt tài tình của đảng, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh. Ta đã
giành được chính quyền, nhân dân ta làm chủ và quyết tâm bảo vệ thành quả
của cách mạng tháng Tám..
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, nước ta phải đương đầu với vô
vàn những khó khăn, thử thách tưởng chừng như không thể vượt qua.
Thứ nhất là giặc ngoại xâm và nội phản

22



Sau cách mạng tháng tám thì quân đội các nước quân đồng minh lần
lược kéo vào nước ta với âm mưu là bao vây và can thiệp cách mạng nước ta:
Từ vĩ tuyến 16 trở ra 20 vạn quânTưởng kéo vào với âm mưu thủ tiêu
chính quyền cách mạng.
Từ vĩ tuyến 16 trở vào có hơn một vạn quân Anh chúng đã dung túng
và giúp đỡ cho Pháp quay trở lại xâm lược Nam Bộ.
Lúc này trên nước ta còn hơn 6 vạn quân Nhật đang chờ giải giáp trong
đó có một bộ phận giúp Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng ở Nam Bộ
Thực dân Pháp muốn khôi phục lại nền thổng trị cũ, đã xâm lược nước
ta ở Nam Bộ.
Các lực lượng phản cách mạng ở cả hai miền đều ngóc đầu dậy hoạt
động chống phá cách mạng như cướp bóc, giết người, tuyên truyền kích động,
làm tay sai cho Pháp…
Khó khăn về kinh tế - tài chính : Kinh tế nghèo nàn lạc hậu, bị chiến
tranh tàn phá nặng nề, thiên tai, lũ lụt nạn đói đang đe dọa nghiêm trọng.
Ngân sách nhà nước trống rỗng, lạm phát gia tăng, giá cả đắt đỏ ….
Khó khăn về kinh tế, tài chính: Chính quyền còn non trẻ , lực lượng
mỏng, thiếu kinh nghiệm quản lí.
Khó khăn về văn hóa – xã hội: Hơn 90% dân số mù chữ, các tệ nạn xã
hội như rượu chè, cờ bạc, nghiện hút khá phổ biến.
Do những khó khăn trên làm cho cách mạng nước ta đang đứng trước
những thử thách hết sức hiểm nghèo, trực tiếp đe dọa sự tồn vong của chính
quyền cách mạng. vận mệnh Tổ Quốc rơi vào tình trạng “nghìn cân treo sợi
tóc”
Trong hoàn cảnh đó, ngày 25/11/1945, Trung ương đảng ra bản chỉ thị
“Kháng chiến, kiến quốc”, xác định:
Tính chất và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam “vẫn là giải phóng dân
tộc”, khẩu hiệu của nhân dân là “dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết”

Trước những khó khăn trên, Đảng ta đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh
đã đề ra những biện pháp trước mắt và biện pháp lâu dài để bảo vệ chính
23


quyền non trẻ. Trước tiên, Đảng ta bước đều xây dựng chính quyền cách
mạng, giải quyết nạn đói, nạn dốt và những khó khăn trong tài chính. Song
song với quá trình đó Đảng ta đã đề ra sách lược đấu tranh chống ngoại xâm
và nội phản, bảo vệ chính quyền cách mạng. Bằng sự vận dung sáng tạo,linh
hoạt chủ nghĩa Mac-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn Việt Nam,
ta đã đạt được thành quả bước đầu, chính quyền được bảo vệ, giữ vững, nạn
đói , nạn dốt và những khó khăn trong tài chính bị đẩy lùi. Kẻ thù bị loại bớt,
tránh được tình thế bất lợi phải đấu tranh với nhiều kẻ thù cùng một lúc, tạo
thêm thời gian để xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng. Chuẩn bị thế
và lực cho cuộc kháng chiến toàn dân chống thực dân Pháp trường kỳ.
Trong thời kỳ hiện nay, khi nền hòa bình đã được ổn định, đất nước ta
đang trên đâng tiến hành công cuộc đổi mới đất nước,để đưa đất nước phát
triển và vươn xa trên thế giới, đặc biệt là quá trình hội nhập với nền kinh tế
quốc tế.Hội nhập kinh tế quốc tế là một chủ trương lớn của Đảng ta, là một
nội dung trọng tâm của phát triển kinh tế và là một công cuộc quan trọng
xuyên suốt công cuộc đổi mới. Trong gần 30 năm đổi mới, các chủ trương cơ
bản về hội nhập kinh tế quốc tế được nêu tại các kỳ của đại hội. Đại hội VI
mwor đầu cho thời kỳ đổi mới đất nước đã đưa ra những chủ trương tranh thủ
điều kiện hợp tác kinh tế và khoa học kỹ thuật
Để phát triển nền kinh tế, đặc biệt là nền kinh tế thi trường định hướng
xã hỗi chủ nghĩa ơ Việt Nam thì nhiệm vụ nâng cao năng suất lao động đươc
đặt lên hàng đầu. Cần nâng cao hơn nữa trình độ cho người lao động. Lao
động nước ta dồi dào chiếm khoảng hơn 50% tổng dân số cả nước, mỗi năm
tăng thêm khoảng hơn 1 triệu lao động. Tuy nhiên chỉ có khoảng 21% lao
động đã qua đào tạo. Đây là một con số thấp so với trình độ phát triển của

kinh tế- xã hội cũng như so với các nước khác trên thế giới và trong khu vực.
Trình độ lao động chưa cao, cùng với sự lãng phí về lao động của nước ta
đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Hiện nay, trên đất nước có khoảng
70 nghìn cử nhân không có việc làm, chất lượng lao động chưa cao, năng suất
thấp, tình trạng thất nghiệp cao… là những vấn đề thách thức đặt ra cho Đảng
24


cộng sản Việt Nam cần vận dụng một các linh hoạt, sáng tạo những tư tưởng
quan điểm của Lê-nin về quản lý đất nước, phát triển kinh tế để xây dựng nhà
nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, có những bước tiến xa hơn trên con
đường đi lên xây dựng xã hội chủ nghĩa.
KẾT LUẬN
Tác phẩm “Những nhiệm vụ trước mắt của chính quyền xô-viết” có giá
trị lý luận và thực tiễn vô cùng to lớn không chỉ riêng với nước Nga xô-viết
mà còn đối với tất cả các nước bước vào thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa
xã hội trên thế giới
Trong tác phẩm, Lê-nin đã nêu ra một số nội dung tư tưởng cơ bản về
xây dựng chính quyền nhà nước xô-viết. trang bị cho Đảng, giai cấp công
nhân những hiểu biết về cách mạng xã hội chủ nghĩa, về kế hoạch xây dựng
đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Những tư tưởng của Lê-nin là một co sở khoa học đúng đắn, cung cấp
cho nước Nga xô-viết nói chung và toàn thể các nước đang trong thời kỳ quá
độ lên xã hỗi chủ nghĩa học tập, và noi theo
Tất cả những vấn đề được Lê-nin nêu ra trong tác phẩm là vấn đề có
tính quy luật chẳng những với riêng nước Nga mà còn đối với tất cả các nước
bước vào thời kỳ quá độ chủ nghĩa

25



×