Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX đến 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (45.89 KB, 2 trang )

Văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX đến 1945
1. Phần tích để chứng minh nghệ thuật tuyên truyền là một cống hiến lớn
của Phan Bội Châu cho văn học nước nhà .
- Phan Bội Châu là người mở đầu và xác lập một kiểu nhà văn mới trong thế kỷ
xx , đó là kiểu nhà văn không lấy văn chương làm mục đích tự thân , làm thú
vui tiêu khiển mà lấy văn chương làm vũ khí tuyên truyền , thức tỉnh sự nghiệp
cứu nước “ ba tấc lưỡi mà gươm mà súng …” “ Một ngòi long vừa trống vừa
chiêng …”( Văn tế Phan Châu Trinh ) . Đó chinihs là kiểu nhà văn – chiến sĩ ,
nhà văn – cách mạng mà cuộc đời và thơ văn của ông gắn làm một với vận
mệnh của đất nước và dân tộc .
- Phan Bội Châu sử dụng lối nói dân gian trong sáng tác thơ của mình và lồng
vào đó là mục đích tuyên truyền
- Những sáng tác văn học của Phan Bội Châu gắn liền với nghệ thuật tuyền
truyền , tư tưởng yêu nước gắn với cách mạng.
- Trong” Bài ca chú tết thanh niên “ bằng vũ khí văn nghệ giàu sức thức tỉnh ,
ông đã đem đến cho tuổi trẻ giữa đên đen nô lệ một lý tưởng sống cao cả , phải
có gan gánh vác lấy công việc giang sơn
- “ Những câu thơ dậy sóng “ của Phan Bội Châu như .
“ Thân ấy hãy còn , còn sự nghiệp
Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu “
Những câu chữ đầy sức hấp dẫn và đậm tinh thần yêu nước đã mang lại sức cỗ
vũ và thức tỉnh vô cùng to lớn đối với đồng bào .
Văn học nước nhà đã có thêm những tác phẩm có giá trị to lớn bởi chính
phong cách văn thơ Phan Bội Châu – một nghệ thuật tuyên truyền cổ động
bằng sự kết tính nhiệt huyết , tư tưởng , khát vọng lớn của dân tộc.
2. Hãy chỉ ra những nội dung gắn liền với ý thức về cái tôi trong sáng tác của
Tản Đà .
- Cái tôi chất chứa nổi sầu gồm cái tôi sầu thời thế cà cái tôi sâu thân phận kiếp
người .
+ Mạnh sầu của Tản Đà bắt nguồn từ mạch sầu tuyền thống , đó là cái sầu về kiếp
người ngắn ngủi . Tản Đà chấp nhận bi kịch này như một tất yếu của kiếp người .


Và càng về sau , cảm giác về sự hữu hạn của kiếp người càng giày vò nhà thơ , nó
khiến ông bâng khuâng trước cảnh tượng của bông hoa
“ Đương ở trên cành bỗng chốc rơi “ ( Hoa rụng ) Ý niệm về kiếp người ngắn ngủi
màu sác cảm nhận về thời gian khiến Tản Đà ngay cả khi khai thác những đề tài
rất quen thuộc trong truyền thống vẫn có được những nét riêng của mình qua cách
triển từ thơ và phô diễn cảm xúc.


+ Mạch sầu của Tản Đà được phô diễn một cách thấm thía hơn khi nó gắn với sầu
về thân thế sư nghiệp – nổi sầu được chắt ra từ những trải nghiệm rất riêng của
cuộc đời Tản Đà . Là người ôm ấp nhiều cao vọng những thực tế cuộc đời lại
khiến cho Tản Đà nhiều pha phải dối diện với ự lở dở , thất bại
-

Cái tôi mộng tường – thoát li và cái tôi trong tình yêu ( mộng yêu )
+ Ngay từ lời tựa trong cuốn tiểu thuyết đầu tay “ Giấc mộng con “ , Tản Đà đã
tự gợi mình là người mộng. Cõi mộng là không gian nghệ thuật của Tản Đà .
Sự quan tâm của Tản Đà đến cõi mộng gắn liền với ý thức cái tôi.
+ Những điều hấp dẫ và sau mê Tản Đà hơn cả là giấc mộng tình ái , những
cảnh yêu đương trong cõi mộng đã làm phát lộ cái tôi đa tình , tục lụy nơi Tản
Đà . Cõi mộng là không gian ở đó cái tôi của Tản Đà phải trải những ước mong
, sở thích của mình .
- Tản Đà thể hiện cái Tôi “ Ngông “ trong sáng tác của mình , đặc biệt thể hiện
rõ trong “ Hầu trời “ .
3. Tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh có đi được đến tận cùng của Chủ Nghĩa
hiện thực không? Vì sao?
Tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh không thể đi đến tận cùng của chủ nghĩa hiện
thực.Vì chất tiểu thuyết trong sáng của tác giả luôn gắn liền với đời sống hiện
thực xã hội Việt Nam trong một giai đoạn nhất định.Giai đoạn của sự giao thời
giữa lối sống cổ truyền và lối sống chạy theo danh vị,đồng tiền trong thời buổi

du nhập những cái mới mẻ trong xã hội.
4. Vị trí của “Tố Tâm” Hoàng Ngọc Phách trong tiến trình phát triển tiểu
thuyết Việt Nam?
Tiểu thuyết “Tố Tâm” của Hoàng Ngọc Phách được xem là tác phẩm mở đầu
cho trào lưu văn xuôi lãng mạn Việt Nam ,là một trong những cuốn tiểu thuyết
lôi cuốn thanh niên Việt Nam một thời,tác phẩm này đã làm nên vị trí tác giả
của Hoàng Ngọc Phách trên văn đàn.Tác phẩm ”Tố Tâm” đã làm cho tác giả
trở thành nhà cách tân tiểu thuyết về ý tưởng,nội dung,nghệ thức và nó như
một bước ngoặc lớn nhằm đánh dấu và báo hiệu cho một bước phát triển mới
của thể loại văn xuôi,tự sự,sức mạnh hấp dẫn của tiểu thuyết hiện đại.



×