Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

CHUYÊN ĐỀ VẬT LÝ 8: CƠ NĂNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.6 KB, 4 trang )

CƠ NĂNG
 NHẬN BIẾT CÁC DẠNG CƠ NĂNG.
o Khi vật ở độ cao h so với vật làm mốc (thường là mặt đất): Vật có thế năng hấp dẫn.
o Khi vật bị biến dạng đàn hồi: Vật có thế năng đàn hồi.
o Khi vật đang chuyển động so với vật làm mốc: Vật có Động năng.
ÁP DỤNG:
Câu 1. Ngân và Hằng quan sát một khách ngồi trong một toa tàu đang chuyển động:
Ngân nói: “Người hành khách có động năng vì đang chuyển động”.
Hằng phản đối: “Người hành khách không có động năng vì đang ngồi yên trên tàu”.
Hỏi ai đúng, ai sai. Tại sao?
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
Câu 2. Mũi tên được bắn đi từ cái cung là nhờ năng lượng của mũi tên hay của cánh cung? Đó
là dạng năng lượng nào?
.........................................................................................................................................................
Câu 3. Búa đập vào đinh làm đinh ngập sau vào gỗ. Đinh ngập sâu vào gỗ là nhờ năng lượng
nào? Đó là dạng năng lượng gì?
.........................................................................................................................................................
Câu 4. Muốn đồng hồ chạy, hàng ngày ta phải lên dây cót cho nó. Đồng hồ hoạt động suốt một
ngày nhờ dạng năng lượng nào?
.........................................................................................................................................................
Câu 5. Một vật có khối lượng m được nâng lên độ cao h rổi thả rơi.
a) Tính công mà vật thực hiện được cho đến khi chạm mặt đất.
b) Lập công thức tính thế năng của vật ở độ cao h.
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
TRẮC NGHIỆM:
Câu 1. Trong các vật sau đây, vật nào không có thế năng?
A. Viên đạn đang bay.
B. Lò xo để tự nhiên ở một độ cao so với mặt đất.


C. Hòn bi đang lăn trên mặt phẳng nằm ngang.
D. Lò xo bị ép đặt ngay trên mặt đất.
Câu 2. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Động năng là cơ năng của vật có được do đang chuyển động.
B. Vật có động năng có khả năng sinh công.
C. Động năng của vật không thay đổi khi vật chuyển động đều.
D. Động năng của vật chỉ phụ thuộc vận tốc, không phụ thuộc khối lượng của vật.
Câu 3. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Cơ năng của vật phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất gọi là thế năng hấp dẫn.
B. Một vật chỉ có khả năng sinh công khi có thế năng hấp dẫn.
C. Một vật càng lên cao thì thế năng hấp dẫn càng lớn.
D. Thế năng hấp dẫn của một vật phụ thuộc vào mốc tính độ cao.
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................


.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................

.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÝ 8 HỌC KÌ II 2016 - 2017
I. LÍ THUYẾT:

1) Khi nào có công cơ học? Viết công thức tính công giải thích các kí hiệu và nêu đơn vị.
2) Phát biểu định luật về công.
3) Nêu khái niệm công suất? Viết công thức tính công suất.
4) Khi nào vật có cơ năng? Thế nào là thế năng hấp dẫn? Thế nào là thế năng đàn hồi? Thế nào là
động năng?


5) Nêu bốn nội dung cơ bản về cấu tạo chất?
6) Nhiệt năng là gì? Nêu các cách làm thay đổi nhiệt năng của vật? Cho ví dụ mỗi cách
7) Nhiệt lượng là gì? Viết công thức tính nhiệt lượng thu vào, tỏa ra? Nói nhiệt dung riêng của
nước là 4200J/kg.K có nghĩa như thế nào?
8) Phát biểu nguyên lí truyền nhiệt?
II. CÂU HỎI VẬN DỤNG:
Câu 1: Về mùa hè, ở một số nước Châu Phi rất nóng, người ta thường mặc quần áo trùm kín cả
người, còn ở nước ta, mùa hè thường mặc quần áo ngắn. Tại sao?
Câu 2: Nhỏ giọt mực vào cốc nước. Dù không khuấy cũng chỉ sau một thời gian ngắn toàn bộ
nước trong cốc đã có màu mực. Giải thích?
Câu 3: Tại sao nồi xoong làm bằng kim loại còn bát đĩa thì làm bằng sứ?
Câu 4: Hãy giải thích tại sao thả một cục đường vào nước rồi khuấy lên, đường tan và nước có vị
ngọt?
Câu 5: Muốn giữ cho nước đá lâu tan, người ta thường bỏ vào thùng làm bằng loại nhựa xốp hay
vùi nó trong mạt cưa hoặc trấu. Hãy giải thích?
Câu 6: Tại sao về mùa đông mặc nhiều áo mỏng ấm hơn mặc một áo dày?
Câu 7: Tại sao vào những ngày trời rét khi sờ tay vào kim loại để ngoài trời ta thấy lạnh, còn trời
nắng thì ta thấy nóng? Giải thích?
Câu 8: Tại sao một vật không phải lúc nào cũng có cơ năng nhưng lúc nào cũng có nhiệt năng?
III.BÀI TẬP:
Bài 1: Một người kéo một vật từ giếng sâu 14m lên đều trong 40giây. Người ấy phải dùng một
lực 160N. Tính công và công suất của người kéo.
Bài 2: Cần cẩu A nâng được 1100kg lên cao 6m trong 1 phút. Cần cẩu B nâng được 800kg lên cao

5m trong 30 giây. Tính công suất của hai cần cẩu và cho biết cần cẩu nào có công suất lớn hơn?
Bài 3: Tính công suất của dòng nước chảy qua đập ngăn cao 25m xuống dưới, biết rằng lưu lượng
dòng nước là 120m3/phút, khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3.
Bài 4: Để đưa một vật nặng có khối lượng 50kg lên cao theo phương thẳng đứng bằng ròng rọc
động, người công nhân phải kéo đầu dây đi một đoạn là 8m mất thời gian 10 giây.
1. Bỏ qua ma sát và trọng lượng của ròng rọc. Hãy tính:
a) Tính lực kéo và độ cao đưa vật lên.
b) Tính công và công suất của người kéo.
2. Do ròng rọc có trọng lượng nên hiệu suất của hệ là 92%. Tính trọng lượng của ròng rọc.
Bài 5: Đưa một vật lên cao 8m bằng ròng rọc động, người ta phải thực hiện một công là 2400J.
Biết hiệu suật của ròng rọc là 92%.
a) Tính lực kéo vật lên ở ròng rọc động.
b) Tính trọng lượng của vật.
c) Tính trọng lượng của ròng rọc động.
Bài 6: Đưa một vật có trọng lượng 40kg lên cao 10m bằng ròng rọc động. Biết ròng rọc có trọng
lượng 30N.
a) Tính lực kéo vật lên bằng ròng rọc đó.
b) Tính công thực hiện để kéo vật lên bằng ròng rọc.
c) Tính hiệu suất của ròng rọc.
Bài 7: Người ta phải dùng một lực 400N để đưa một vật nặng 75 kg lên cao bằng mặt phẳng
nghiêng có chiều dài 3,5m độ cao 0,8m
a) Tính hiệu suất của mặt phẳng nghiêng.
b) Tính công thắng lực ma sát và độ lớn của lực ma sát đó


Bài 8: Một cái máy khi hoạt động với công suất P = 850W thì nâng được một vật nặng m = 75kg
lên độ cao 14m trong 20 giây.
a) Tính công mà máy đã thực hiện trong thời gian nâng vật.
b) Tìm hiệu suất của máy.
Bài 9: Thả một quả cầu nhôm có khối lượng m1 = 4,3kg ở nhiệt độ ban đầu 270C vào nước có khối

lượng m2 = 1,5kg. Sau một thời gian nhiệt độ cân bằng là 32 0C. Biết nhiệt dung riêng của nhôm là
C1=880J/kg.K nước C2 = 4200J/kg.K (chỉ có quả cầu và nước truyền nhiệt cho nhau)
a) Hãy xác định vật nào thu nhiệt, vật nào tỏa nhiệt và cho biết dấu hiệu nào gíup em xác định
được?
b) Tính nhiệt độ ban đầu của nước.
Bài 10:Người ta thả một miếng đồng khối lượng 0,5 kg vào nước . Miếng đồng nguội từ 80 0C
xuống còn 200C . Biết nhiệt độ ban đầu của nước là 150C, nhiệt dung riêng của đồng là 380J/Kg.K
của nước là 4200J/Kg.K. Tính khối lượng của nước.
Bài 11: Trong khi làm thí nghiệm để xác định nhiệt dung riêng của chì, một học sinh thả một
miếng chì có khối lượng 0,31kg ở 1000C vào 0,25kg nước ở 58,50C. Khi bắt đầu có sự cân bằng
nhiệt thì nhiệt độ của nước và chì là 600C.
a) Tính nhiệt lượng nước thu vào, biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K
b) Tính nhiệt dung riêng của chì.
Bài 12: Để có 30 lít nước ở 350C tắm cho em bé, người ta dùng bao nhiêu lít nước sôi pha với nước
ở 200C.
Bài 13: Dùng một bếp than để đun sôi 2 lit nước có nhiệt độ ban đầu 20 0C đựng trong ấm nhôm có
khối lượng 400g. Tính khối lượng than cần dùng. Cho biết hiệu suất của bếp than là 35%, nhiệt
dung riêng của nhôm là 880J/kg.K, của nước là 4200J/kg.K, năng suất toả nhiệt của than đá là
27.106 J/kg.
Bài 14: Cho một quả cầu 2kg ở 40oC có nhiệt dung riêng là 460J/kg.K. Bỏ qua mọi sự mất nhiệt.
a. Tính nhiệt lượng cần cung cấp cho quả cầu nói trên để nó tăng nhiệt độ đến 80 oC.
b. Sau khi quả cầu đã ở nhiệt độ 80oC thì thả quả cầu vào thùng chứa 1,65lít nước ở 20 oC. Tính
nhiệt độ cuối cùng của hệ quả cầu và nước nói trên. Nước có c 2 = 4200J/kg.K.
c. Lấy quả cầu ra, muốn đun sôi lượng nước còn lại trong thùng ở câu b thì cần bao nhiêu dầu
hỏa ? Biết năng suất tỏa nhiệt của dầu hỏa là 44.10 6J/kg.
Bài 15: Dùng bếp than gỗ.để đun sôi 1,5 lít nước ở 200C chứa trong ấm nhôm có khối lượng 0,5kg.
a) Tính nhiệt lượng cần đun sôi ấm nước, biết nhiệt dung riêng của ấm là 880J/kg.K, của nước
4200J/kg.K.
b) Tính lượng than gỗ cần đốt. Biết chỉ có 40% nhiệt lượng do than gỗ cháy tỏa ra là làm nóng
ấm và nước, biết năng suất tỏa nhiệt của than gỗ là 34.10 6J/kg.




×