Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Đánh giá rủi ro sức khỏe do tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật tại xã Vĩnh Long, Huyện Vĩnh Lộc, Tỉnh Thanh Hóa (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 92 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
ĐÁNH GIÁ RỦI RO SỨC KHỎE DO TỒN LƯU HÓA CHẤT
BẢO VỆ THỰC VẬT TẠI XÃ VĨNH LONG,
HUYỆN VĨNH LỘC, TỈNH THANH HÓA
MAI ĐỨC MẠNH
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ: 60440301
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. LÊ THỊ HẢI LÊ

HÀ NỘI, NĂM 2017


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
Cán bộ hướng dẫn: TS. Lê Thị Hải Lê
Cán bộ chấm phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Thảo
Cán bộ chấm phản biện 2: TS. Trần Mạnh Trí

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại:
HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
Ngày 05 tháng 01 năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu của cá nhân
tôi, được sự hướng dẫn khoa học của TS. Lê Thị Hải Lê – Giảng viên khoa Môi trường


– Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.
Kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất
ký công trình nào khác. Các số liệu được sử dụng trong luận văn được chính tác giả
thu thập từ nhiều nguồn khác nhau và có chú thích rõ nguồn gốc. Nếu phát hiện có bất
kỳ sự gian lận nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước các nội dung về bài luận
văn của mình.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Học viên thực hiện

Mai Đức Mạnh

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em đã nhận
được rất nhiều sự giúp đỡ nhiệt tình từ tập thể, cá nhân trong và ngoài trường.
Lời đầu tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu, các thầy cô
giáo Khoa Môi trường, trường Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội đã tạo
điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Lê Thị Hải Lê, người đã dành
nhiều thời gian, công sức, tận tình hướng dẫn em hoàn thành luận văn này. Cùng với
đó, em cũng nhận được thêm sự chỉ bảo tận tình của TS. Lê Thị Trinh - Trưởng khoa
Môi trường cùng các thầy, cô giáo trong Tổ Quản lý phòng thí nghiệm - Khoa Môi

trường, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội trong quá trình tiến hành
nghiên cứu.
Em xin gửi lời cảm ơn tới Công ty Cổ phần tư vấn Tài nguyên và Môi trường,
UBND xã Vĩnh Long, Trạm Y tế xã Vĩnh Long, Trưởng Thôn Thành Phong và người
dân khu vực nghiên cứu đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho em trong quá trình
thực hiện luận văn.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân và bạn bè đã động viên,
cổ vũ em trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Trong quá trình thực hiện luận văn, do thời gian và kinh nghiệm thực tế còn hạn
chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các
thầy cô giáo để luận văn của em được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Học viên thực hiện

Mai Đức Mạnh

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................v

DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH...................................................................................................... vii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...........................................3
1.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu ..........................................3
1.2. Tổng quan về đối tượng nghiên cứu .........................................................................6
1.2.1. Đặc điểm của hóa chất bảo vệ thực vật .............................................................6
1.2.2. Tình hình quản lý và sử dụng hóa chất BVTV tại Việt Nam ..........................16
1.2.3. Hiện trạng tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật tại Việt Nam và huyện Vĩnh Lộc,
tỉnh Thanh Hóa ..........................................................................................................17
1.2.4. Các phương pháp xử lý hóa chất BVTV tồn lưu trong đất .............................23
1.3. Tổng quan về phương pháp đánh giá đánh giá rủi ro sức khỏe con người ............26
1.3.1. Khái niệm ........................................................................................................26
1.3.2. Các yếu tố của rủi ro sức khỏe ........................................................................27
1.3.3. Mô hình đánh giá rủi ro sức khỏe ....................................................................28
1.4. Các nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam về đánh giá rủi ro sức khỏe do phơi
nhiễm hóa chất BVTV ...................................................................................................31
1.4.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ..................................................................31
1.4.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam .................................................................32
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................36
2.1. Đối tượng, địa điểm nghiên cứu .............................................................................36
2.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................37
2.2.1. Phương pháp thu thập và kế thừa tài liệu ........................................................37
2.2.2. Phương pháp điều tra xã hội học .....................................................................38
2.2.3. Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu thực tế..............................................38
iii


2.2.4. Phương pháp xây dựng mô hình đánh giá rủi ro sức khỏe cho vùng nghiên
cứu .............................................................................................................................43

2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu ...............................................................................50
2.2.6. Phương pháp phân tích, thảo luận tổng hợp ....................................................50
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................51
3.1. Đánh giá hiện trạng mức độ tồn lưu HCBVTV tại địa điểm nghiên cứu ...............51
3.1.1. Nồng độ hóa chất BVTV trong môi trường đất...............................................51
3.1.2. Nồng độ hóa chất BVTV trong môi trường nước ...........................................54
3.1.3. Nồng độ hóa chất BVTV trong mẫu rau .........................................................55
3.2. Đánh giá rủi ro sức khỏe vùng nghiên cứu .............................................................57
3.2.1. Nhận diện mối nguy hại ..................................................................................57
3.2.2. Đánh giá độc tính.............................................................................................59
3.2.3. Đánh giá phơi nhiễm .......................................................................................64
3.2.4. Đánh giá rủi ro .................................................................................................66
3.3. Quản lý rủi ro ..........................................................................................................71
3.3.1. Công cụ pháp lý ...............................................................................................71
3.3.2. Công cụ kỹ thuật ..............................................................................................72
3.3.3. Công cụ truyền thông ......................................................................................77
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ...........................................................................................79
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................81
PHỤ LỤC

iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BNNPTNT Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
BTC

Bộ Tài chính

BTNMT


Bộ Tài nguyên và Môi trường

BVTV

Bảo vệ thực vật

BYT

Bộ Y tế

DDD

Dichloro Diphenyl Dichloroethane

DDE

Dichloro Diphenyl TrichloroEthylene

DDT

Dichloro Diphenyl Trichloroethane

ĐTP

Mẫu đất thôn Thành Phong

EPA

Environmental Protection Agency – Cơ quan Bảo vệ Môi trường

Hoa Kỳ

GC

Sắc ký khí

HCH

Hexa Cloroxyclo Hexane

HRA

Health Risk Assessment - Đánh giá rủi ro sức khỏe

HTX

Hợp tác xã

LC50

Nồng độ gây chết 50%

LD50

Liều độc gây chết 50%

NMTP

Mẫu nước mặt thôn Thành Phong


NNTP

Mẫu nước ngầm thôn Thành Phong

OCPs

Organo Chlorine Pesticides

ONMT

Ô nhiễm môi trường

PCBs

Poly Chlorinated Biphenyls

POPs

Persistent organic pollutants - Các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy

QCVN

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

RTP

Mẫu rau thôn Thành Phong

SOP


Standard Operation Proceduce – Quy trình vận hành chuẩn

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

UBND

Ủy ban nhân dân

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Biểu hiện lâm sàng và các triệu chứng nhiễm độc thuốc BVTV ..................12
Bảng 1.2. Các cở sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cần phải xử lý trên địa bàn
huyện Vĩnh Lộc .............................................................................................................19
Bảng 1.3. Các phương pháp xử lý hóa chất BVTV trong đất .......................................26
Bảng 2.1. Vị trí các điểm lấy mẫu nước mặt .................................................................40
Bảng 2.2. Vị trí các điểm lấy mẫu nước dưới đất..........................................................40
Bảng 2.3. Vị trí các điểm lấy mẫu rau ...........................................................................41
Bảng 3.1. Phân vùng ô nhiễm theo nồng độ đối với thông số DDT .............................52
Bảng 3.2. Giá trị lựa chọn dùng tính toán rủi ro từ môi trường đất ..............................57
Bảng 3.3. Hệ số rủi ro qua con đường tiêu hóa từ môi trường đất ................................57
Bảng 3.4. Giá trị lựa chọn dùng tính toán rủi ro từ nước dưới đất ................................58
Bảng 3.5. Hệ số rủi ro qua đường tiêu hóa từ môi trường nước ...................................58
Bảng 3.6. Giá trị lựa chọn dùng tính toán rủi ro từ rau .................................................58
Bảng 3.7. Hệ số rủi ro qua đường tiêu hóa khi sử dụng rau ..........................................59
Bảng 3.8.Tuổi thọ tử vong trung bình của người dân tại thôn Thành Phong từ năm
2012 đến năm 2016........................................................................................................60

Bảng 3.9. Tỷ lệ tử vong tại Thành Phong chia theo nguyên nhân từ năm 2012 đến năm
2016 ...............................................................................................................................60
Bảng 3.10. Nồng độ phơi nhiễm với đất ô nhiễm qua đường tiêu hóa .........................64
Bảng 3.11. Nồng độ các chất phơi nhiễm qua đường tiêu hóa đối với nguồn nước bị ô
nhiễm .............................................................................................................................65
Bảng 3.12. Nồng độ phơi nhiễm với rau qua đường tiêu hóa .......................................66
Bảng 3.13. Đặc tính rủi ro của Lindan khi phơi nhiễm qua tiêu hóa trong môi trường
đất, nước và rau .............................................................................................................67
Bảng 3.14. Đặc tính rủi ro của DDT khi phơi nhiễm qua tiêu hóa trong môi trường đất,
nước và rau ....................................................................................................................68
Bảng 3.15. Rủi ro tổng các chất không gây ung thư của môi trường đất, nước dưới đất
và thực phẩm tới sức khỏe con người ............................................................................69
Bảng 3.16. Đặc tính rủi ro của chất gây ung thư Dieldrin trong môi trường nước khi
phơi nhiễm qua con đường tiêu hóa ..............................................................................70
Bảng 3.17. Các lớp kết cấu hố xử lý đất ô nhiễm..........................................................76
Bảng 3.18. Các lớp kết cấu hố xử lý, chôn cô lập đất ô nhiễm .....................................77
vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Chu trình phát tán của hóa chất BVTV trong hệ sinh thái nông nghiệp .......10
Hình 1.2. Các bước đánh giá rủi ro sức khỏe ................................................................28
Hình 2.1. Hiện trạng kho thuốc .....................................................................................37
Hình 2.2. Tường bao quanh kho thuốc ..........................................................................37
Hình 2.3. Vị trí các điểm lấy mẫu đất tại thôn Thành Phong ........................................39
Hình 2.4. Vị trí các điểm lấy mẫu nước tại thôn Thành Phong .....................................41
Hình 2.5. Vị trí các điểm lấy mẫu rau tại thôn Thành Phong ........................................42
Hình 3.1. Nồng độ hóa chất BVTV trong môi trường đất theo độ sâu ........................51
Hình 3.2. Bản đồ khoanh vùng ô nhiễm ........................................................................53
Hình 3.3. Biểu đồ kết quả phân tích mẫu nước mặt thôn Thành Phong .......................54

Hình 3.4. Biểu đồ kết quả phân tích mẫu nước dưới đất thôn Thành Phong ................55
Hình 3.5. Biểu đồ kết quả phân tích mẫu rau thôn Thành Phong .................................55
Hình 3.6. Biểu đồ tỷ lệ tử vong theo nguyên nhân của người dân thôn Thành Phong từ
năm 2012 đến năm 2016 ................................................................................................61
Hình 3.7. Biểu đồ tổng hợp phiếu điều tra ....................................................................62
Hình 3.8. Rủi ro tổng của môi trường đất, nước dưới đất và thực phẩm tới sức khỏe
con người với chất không gây ung thư ..........................................................................70
Hình 3.9. Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý đất ô nhiễm ...............................................74

vii


MỞ ĐẦU
Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công
nghiệp theo hướng hiện đại, trong những năm qua đất nước ta đã đạt được nhiều
thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên,
tăng trưởng kinh tế vẫn còn dựa nhiều vào các yếu tố phát triển theo chiều rộng,
chậm chuyển sang phát triển theo chiều sâu. Cùng với đó, Việt Nam cũng đang phải
đối mặt với nhiều thách thức lớn từ các vấn nạn ô nhiễm môi trường. Trong đó, ô
nhiễm môi trường do hoá chất bảo vệ thực vật tồn lưu gây ra đang ngày càng được
quan tâm.
Trong những năm 1960-1990, một lượng lớn hóa chất BVTV có độc tính
cao, bền vững trong môi trường, rất khó phân hủy như DDT, Lindan, Aldrin,
Heptachlor, Endrin, Hecxanclobenzen…đã được sử dụng tại Việt Nam. Đây là
những chất nằm trong nhóm 9 hóa chất BVTV trên tổng số 23 nhóm chất hữu cơ
khó phân hủy có mặt trong Công ước Stockhom (tính đến năm 2012). Do công tác
quản lý lỏng lẻo, chưa chú ý đến công tác môi trường, hóa chất BVTV đã phát tán
ra môi trường, gây ô nhiễm đất, nguồn nước và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân
sống xung quanh.
Nhận thức được những hiểm họa do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu gây ra

đến môi trường và sức khỏe con người, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ
trương, chính sách nhằm ngăn chặn và giảm thiểu tác động của hóa chất BVTV tồn
lưu nói riêng và các chất hữu cơ khó phân hủy nói chung. Đặc biệt riêng đối với hóa
chất bảo vệ thực vật tồn lưu, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số
1946/QĐ-TTg ngày 21/10/2010 về việc phê duyệt Kế hoạch xử lý, phòng ngừa ô
nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu trên phạm vi cả nước.
Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường tính đến tháng 6 năm 2015
trên địa bàn toàn quốc có 1.562 điểm tồn lưu do hóa chất bảo vệ thực vật tại 46 tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương. Căn cứ theo QCVN 54:2013/BTNMT của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về ngưỡng xử lý hóa chất bảo vệ thực vật hữu cơ theo mục
đích sử dụng đất thì hiện có hàng trăm điểm ô nhiễm tồn lưu do hóa chất BVTV có
mức độ rủi ro cao gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng,
ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe cộng đồng [1]. Trong đó tỉnh Thanh Hóa có
7 điểm tồn lưu thuộc danh mục các điểm gây ô nhiễm nghiêm trọng và đặc biệt
nghiêm trọng.
Kho thuốc BVTV tại điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật thôn Thành
Phong, xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc được xây dựng từ những năm 1970 phục vụ
1


sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Vĩnh Long. Đến nay kho đã được phá dỡ, chỉ
còn nền kho là bãi trống trong khuôn viên của gia đình ông Trịnh Quang Trung.
Tuy nhiên, theo phản ánh của gia đình ông Trung và một số hộ dân, mỗi khi thời
tiết thay đổi, mùi thuốc BVTV vẫn bốc lên, gây cảm giác khó chịu. Do vậy, để tìm
hiểu mức độ tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật và đánh giá rủi ro của chúng đối với
sức khỏe người dân đang sống lân cận kho hóa chất và từ đó đề xuất các giải pháp
giảm thiểu, phòng ngừa cho người dân, học viên đã lựa chọn đề tài “Đánh giá rủi
ro sức khỏe do tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật tại xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh
Lộc, tỉnh Thanh Hóa” cho luận văn của mình.
Mục tiêu nghiên cứu

-

Nhận diện nguy cơ rủi ro, đánh giá phơi nhiễm và chỉ số rủi ro do tồn lưu

hóa chất BVTV (nhóm clo hữu cơ) đến sức khỏe người dân tại thôn Thành Phong,
xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.
-

Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu tác động của hóa chất bảo vệ thực vật

tại điểm tồn lưu đến sức khỏe người dân tại Thôn Thành Phong, xã Vĩnh Long,
huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.
Nội dung nghiên cứu
1. Khảo sát, thu thập số liệu thông tin về điều kiện tự nhiên-kinh tế xã hội xã
Vĩnh Long, các điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh
Thanh Hóa.
2. Lấy mẫu, phân tích và đánh giá hiện trạng tồn lưu hóa chất BVTV nhóm clo
hữu cơ trong môi trường đất, môi trường nước và mẫu rau tại điểm tồn lưu hóa chất
BVTV thôn Thành Phong, xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.
3. Đánh giá rủi ro sức khỏe người dân thôn Thành Phong, xã Vĩnh Long, huyện
Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.
4. Đề xuất giải pháp xử lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm tại điểm tồn lưu hóa chất
BVTV thôn Thành Phong, xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu
a. Điều kiện tự nhiên [2]

Vĩnh Long là xã thuộc vùng đất châu thổ có sự bồi đắp phù sa của sông Mã
và sông Bưởi.Vị trí tiếp giáp với các xã như sau:
Phía Đông tiếp giáp xã Vĩnh Hưng và sông Bưởi làm ranh giới;
Phía Tây tiếp giáp với xã Vĩnh Tiến, Vĩnh Yên;
Phía Bắc tiếp giáp với xã Thạch Long, huyện Thạch Thành;
Phía Nam tiếp giáp với xã Vĩnh Phúc, Vĩnh Thành huyện Vĩnh Lộc.
Vĩnh Long có tổng diện tích tự nhiên là 1.485,39 ha. Trong đó có 16 ha năm
trong khu vực di tích Thành Nhà Hồ. Đất nông nghiệp có diện tích 924,88 ha, đất
thổ cư là 115,17 ha. Các loại đất khác là 445,34 ha.
Đất tự nhiên của xã chủ yếu là đất phù sa biến đổi Limon. Đất đai được hình
thành trên sản phẩm phong hóa của các loại đá mẹ và mẫu trầm tích tụ từ các tác
động của sông. Các loại đá mẹ và mẫu trầm tích hình thành đất bao gồm: Đá gabro,
đá phiến, đá vôi, sản phẩm dốc tụ của các loại đá phiến cát kết - gabro, phù sa cổ,
phù sa mới.
Xã Vĩnh Long nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, mùa hạ khí hậu nóng ẩm
và có chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng. Mùa đông khô hanh có sương giá,
sương muối. Xen kẽ giữa hai mùa chính là khí hậu chuyển tiếp: Giữa hạ sang đông
là mùa thu ngắn thường có bão lụt. Giữa đông sang hạ là mùa xuân không rõ rệt
thường có mưa phùn.
Nhiệt độ không khí trung bình năm là 23,4oC. Lượng mưa trung bình năm từ
1600-1700 mm, hàng năm có khoảng 137 ngày có mưa, tháng có lượng mưa cao
nhất là tháng 9 xấp xỉ 400 mm, thấp nhất là tháng 01 dưới 20 mm.
Độ ẩm không khí: Độ ẩm tương đối trung bình năm là 86%. Mùa đông,
những ngày khô hanh độ ẩm xuống thấp dưới 50% (thường xảy ra vào tháng 12).
Cuối đông sang xuân vào những ngày mưa phùn độ ẩm lên tới 89%.
Trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc có 2 con sông: Sông Mã và sông Bưởi. Đây là
nguồn nước ngọt cung cấp nước cho sản xuất và đời sống của nhân dân của huyện
cũng như cho xã Vĩnh Long.
Ngoài ra nguồn nước dưới đất cung cấp nước sinh hoạt cho các giếng khơi,
giếng khoan phục vụ sinh hoạt trong nhân dân trong xã.


3


Hiện tại, người dân xã Vĩnh Long chưa được sử dụng nước máy. Nhà máy
nước sạch của huyện hiện khai thác nguồn nước dưới đất để xử lý và cung cấp nước
sạch cho người dân thị trấn và xã Vĩnh Thành.
b. Điều kiện kinh tế-xã hội [2]
Tình hình phát triển kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2016: 14,9%. Tổng giá trị sản xuất là: 333,0 tỷ
đồng. Trong đó:
Nông-lâm-thủy sản: 111,6 tỷ đồng
Công nghiệp-Tiểu thủ công nghiệp-Xây dựng: 118,2 tỷ đồng
Thương mại-Dịch vụ: 103,2 tỷ đồng
Bình quân thu nhập đầu người: 33,8 triệu đồng
Sản xuất nông nghiệp
Tổng diện tích gieo trồng năm 2016 là: 1.636,23 ha
Trong đó, diện tích cây lúa: 1.394,93 ha. Diện tích cây ngô: 56 ha. Diện tích
cây khoai lang, sắn, rau, màu: 125,3 ha. Diện tích cây mía: 60 ha
Về năng suất cây trồng
Năng suất cây lúa: 64 tạ/ha. Năng suất cây ngô xuân: 52tạ/ha. Năng suất cây
ngô đông: 52 tạ/ha. Năng suất cây mía: 640 tạ/ha
Sản lượng cây trồng
Sản lượng cây lương thực có hạt: 10.038,06 tấn. Sản lượng thóc là: 8.927,55
tấn. Sản lượng ngô: 1.110,51 tấn. Sản lượng cây mía: 3.840 tấn.
Ngành chăn nuôi đang có chiều hướng phát triển tốt theo mô hình trang trại.
Việc thực hiện tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm đã được thực hiện đạt trên 80%
kế hoạch. Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường từ chăn nuôi trong các khu dân cư
đang dần được khắc phục.
Tổng đàn trâu, bò cả xã có: 1.892 con

Tổng đàn lợn có: 4.949 con
Toàn bộ diện tích rừng được chăm sóc và bảo vệ tốt, không có tình trạng
đốt, phá và cháy rừng xảy ra. Quyền lợi của người trồng rừng được đảm bảo.
Năm 2016 xã được UBND Huyện hỗ trợ 01 vạn cây keo lá tràm để trồng bổ
sung tại các thôn có diện tích rừng đã khai thác nhằm khép kín diện tích đã khai
thác đảm bảo đúng tiến độ và phấn đấu tỉ lệ che phủ rừng tại địa phương đạt 20,7%
vào năm 2020.
4


Triển khai kế hoạch lập quy hoạch bố trí đất đai cho việc chuyển đổi cơ cấu
sản xuất, cây trồng đối với diện tích đất lúa ở vùng trũng thấp sang trồng lúa kết
hợp với nuôi trồng thủy sản tại thôn Đông Môn, thôn Cẩm Bào với diện tích 9,2ha.
Các thôn đang có quy hoạch với quy mô lớn như thôn Bèo, Đông Môn, Xuân
Áng với diện tích lên đến gần 30ha. UBND xã đã chỉ đạo cho các hộ có mô hình cá
lúa nâng cao chất lượng sản xuất, mạnh dạn đầu tư xây dựng bờ bao và các công
trình hỗ trợ cho phát triển kinh tế mang tính liên kết, bao tiêu sản phẩm tạo đầu ra
ổn định cho các hộ.
Nâng cao chất lượng 11 tiêu chí đã hoàn thành trong năm 2015. Các tiêu chí
còn lại đạt thêm từ 15 - 20% so với năm 2015. Năm 2016 xã đã đăng ký hoàn thành
thêm 1 tiêu chí là tiêu chí giao thông, từ ngay những ngày đầu năm UBND xã đã
định hướng cho các thôn xây dựng kế hoạch làm đường giao thông nông thôn, đôn
đốc các thôn tích cực vận động nhân dân đóng góp để xây dựng các tuyến đường
giao thông theo kế hoạch của từng thôn.
Ngành dịch vụ thương mại
Thương mại dịch vụ tiếp tục phát triển, thị trường hàng hóa, dịch vụ ổn định,
đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Hoạt động kinh doanh của các
doanh nghiệp, các hộ gia đình có nhiều khởi sắc, các mặt hàng kinh doanh đa dạng
như: Bán hàng tạp hóa, dịch vụ ăn uống, vận tải, nhà trọ,....Hiện tại trên địa bàn xã
có 255 hộ gia đình kinh doanh cá thể với doanh thu bình quân trên 14,5 triệu

đồng/hộ/tháng.
Công tác văn hóa xã hội
Duy trì kết quả phổ cập tiểu học và trung học cơ sở hoàn thành tốt nhiệm vụ
và mục tiêu năm học 2015 – 2016. Trường Tiểu học Vĩnh Long 1 được Giám đốc
Sở Giáo dục và Đào tạo tặng Giấy khen.
Công tác khám chữa bệnh: Tổng số lượt người được khám bệnh tại xã:
5.037 lượt người. Trong đó:
Khám tại trạm: 1.471 lượt người
Khám tại thôn: 3.566 lượt người
Phòng chống dịch bệnh
UBND xã đã phối hợp với Ban quản lý Di sản Thành nhà Hồ tổ chức liên
hoan nghệ thuật vùng di sản tại Lễ hội làng Đông Môn năm 2016 với sự tham gia
của các thôn Đông Môn, Xuân Áng, Cẩm Bào, Bèo.
Năm 2016 UBND xã đã làm tốt công tác tuyên truyền cho nhân dân phòng
chống dịch bệnh nên không có dịch bệnh xảy ra. Tổ chức khám và cấp thuốc BHYT
5


cho nhân dân là: 63.000.000 đồng. Chấm điểm tiêu chí về xã chuẩn quốc gia giai
đoạn 2 được: 72/100 điểm.
1.2. Tổng quan về đối tượng nghiên cứu
1.2.1. Đặc điểm của hóa chất bảo vệ thực vật
a. Khái niệm hóa chất BTVT
Hóa chất bảo vệ thực vật hay nông dược là những hợp chất hoá học (vô cơ,
hữu cơ), những chế phẩm sinh học (chất kháng sinh, vi khuẩn, nấm, siêu vi trùng,
tuyến trùng,…), những chất có nguồn gốc thực vật, động vật được dùng để bảo vệ
cây trồng và nông sản, chống lại sự phá hoại của những sinh vật gây hại đến tài
nguyên thực vật, chủ yếu gồm côn trùng, nhện, tuyến trùng, chuột, chim, thú rừng,
nấm, vi khuẩn, rong rêu, cỏ dại [3].
Ngoài tác dụng phòng trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật, thuốc BVTV

còn bao gồm cả những chế phẩm có tác dụng điều hoà sinh trưởng thực vật, các
chất làm rụng lá, làm khô cây, giúp cho việc thu hoạch mùa màng bằng cơ giới
được thuận tiện (thu hoạch bông vải, khoai tây bằng máy móc,...).
b. Phân loại hóa chất BVTV
Có nhiều cách để phân loại hóa chất BVTV phụ thuộc vào các mục đích khác
nhau. Thông thường, người ta sử dụng các cách phân loại như sau:
-

Phân loại theo đối tượng sinh vật muốn tiêu diệt

-

Phân loại theo nhóm chức hóa học chính có tác dụng trừ dịch hại

-

Phân loại theo độc tính của các loại hóa chất
Phân loại theo đối tượng sinh vật muốn tiêu diệt
Thuốc BVTV được chia thành từng nhóm tuỳ theo công dụng của chúng.

Các nhóm này bao gồm thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh, thuốc trừ cỏ dại, thuốc trừ
nhện hại cây, thuốc trừ thân cây mộc, thuốc trừ tuyến trùng, thuốc làm rụng lá cây,
thuốc trừ ốc sên, hóa chất kích thích sinh trưởng, hóa chất chống bệnh vi khuẩn
thực vật , thuốc trừ chuột, thuốc điều hoà sinh trưởng cây, thuốc trừ chim hại mùa
màng...[4]
Phân loại theo nhóm chức hoá học chính có tác dụng trừ dịch hại
Hóa chất nhóm clo hữu cơ
Hóa chất bảo vệ thực vật nhóm cơ clo thường có độ độc mức độ I hoặc II.
Các hợp chất trong nhóm này gồm: Aldrin, BHC, Chlordan, DDE, DDT, Dieldrin,
Endrin, Endosulphan, Heptachlor, Keltan, Lidan, Methoxyclor, Rothan, Perthan,

Toxaphen v.v. là những hợp chất mà trong cấu trúc phân tử của chúng có chứa một
6


hoặc nhiều nguyên tử Clo liên kết trực tiếp với nguyên tử Cacbon. Trong các hợp
chất trên Lindan và DDT là những loại hóa chất được sử dụng nhiều nhất ở Việt
Nam từ trước những năm 1960-1993 [1].
Hóa chất trừ sâu clo hữu cơ phân giải trong cây chậm, nhất là những chất có
áp suất bay hơi thấp. Độ bền vững của hóa chất trừ sâu clo hữu cơ trong môi trường
sống theo thứ tự sau: Aldrin > Dieldrin > Heptacloepoxit > HCH kĩ thuật > DDT>
Clodan > Lindan > Endrin > Heptaclo > Toxaphen > Methoxyclo [3]. Sản phẩm
chuyển hoá hóa chất trừ sâu cơ clo ít độc hơn hợp chất ban đầu, trừ nhóm xiclodien
như Dieldrin. Các loại hóa chất trừ sâu Cơ clo tích luỹ lâu trong mô mỡ, trong lipit,
lipoprotein, dầu thực vật, trong sữa. Các hóa chất BVTV clo hữu cơ điển hình có
thể được liệt kê gồm:
DDT: có tác dụng diệt trừ sâu bệnh, duy trì hoạt tính trong vài tháng, nó rất
bền vững trong môi trường, tích lũy khá lâu ở các mô mỡ và gan, thuộc nhóm độc
nhóm II. Sự hòa tan trong mỡ nhờ nhóm Triclometyl, còn độc tính của nó do nhóm
p-clophenyl quyết định. Lượng DDT hấp thụ hàng ngày tối đa cho phép không quá
5g/kg trọng lượng cơ thể. Mức dư lượng tối đa cho phép đối với tổng DDT trong
đất là 0,1mg/kg và trong nước là 1g/l.
DDT, DDE, DDD có khả năng hoà tan trong mỡ cao. Đặc tính ưa mỡ kết
hợp với thời gian bán phân huỷ rất dài làm cho các hợp chất có khả năng tích luỹ
sinh học cao trong sinh vật sống dưới nước. Điều đó dẫn tới sự khuếch đại sinh học
của DDT ở sinh vật trong cùng một chuỗi thức ăn. Trong số các hóa chất trừ sâu cơ
clo, tác dụng sinh học của DDT đối với môi trường đã được nghiên cứu rất nhiều.
DDT có tác dụng lên hệ thần kinh trung ương, làm tê liệt hệ thần kinh và dẫn tới tử
vong [1].
Công thức phân tử: C14H9Cl5 Khối lượng phân tử: M = 354,5.
Cl

Cl
Cl

C
C

Cl
Cl

H

Tên hóa học: 1,1,1-trichloro-2,2-bis(4-chlorophenyl) ethane
DDT có hai đồng phân chính là o,p’-DDT và p,p’-DDT. Song chỉ có o,p’DDT có tác dụng diệt trừ sâu bệnh.
7


DDD
Công thức phân tử : C14H8Cl4, khối lượng phân tử : M = 318
H
Cl

Cl

C

Cl

C

Cl


H

1,1-dichloro-2,2-bis(4-chlorophenyl) ethene
DDE
Công thức phân tử: C14H8Cl4, khối lượng phân tử: M = 318
Cl

Cl
C

Cl

C

Cl

H

1,1-dichloro-2,2-bis(4-chlorophenyl) ethane
DDE và DDD là sản phẩm chuyển hoá chính của DDT, thường bền với sự
phân hủy bằng sinh vật hiếu khí và yếm khí.
Hàng năm sự phân huỷ DDT thành DDE trong môi trường chỉ chiếm vài
phần trăm [1].
Lindan, với công thức hoá học là C6H6Cl6. Các dẫn xuất của hợp chất này gồm
có Gama-BHC, Gama - HCH, Gama 666. Lindan có tác dụng trừ được nhiều loại
nhóm sâu hại thực vật, xông hơi, tiếp xúc, nhóm độc II. Giá trị LD50 qua miệng: 88125 mg/kg, qua da: 1.000 mg/kg.
Methoxychlor có thể tác dụng tiếp xúc, trừ nhiều loại sâu hại thực vật. Thuộc
nhóm độc bảng IV. LD50 qua miệng: 6.000 mg/kg.
Perthane có thể tác dụng tiếp xúc, trừ nhiều loại sâu miệng nhai và chích hút.

Thuộc nhóm độc IV. LD50 qua miệng: 8170 mg/kg.
Thiodan hay còn gọi là Endosulfan, với công thức hoá học là C9H6Cl6O3S, hợp
chất này có thể tác dụng tiếp xúc, trừ côn trùng và nhện đỏ hại thực vật, nhóm độc I.
LD50 qua miệng: 30-110 mg/kg, qua da: 359 mg/kg.
8


Hợp chất nhóm Chloxiclodien bao gồm các hợp chất:
Chlodane: có tác động qua đường ruột, tiếp xúc, xông hơi, rất bền vững trong
môi trường sống, dùng chủ yếu trừ mối, LD50 qua miệng: 457-590 mg/kg, qua da:
200- 2000 mg/kg.
Heptachlo: tác động qua tiếp xúc và xông hơi, dùng trừ kiến, mối, mọt, ít
được dùng cho cây. LD50 qua miệng: 147-220 mg/kg, qua da: 2000 mg/kg.
Aldrin: có tác dụng qua đường ruột, tiếp xúc và xông hơi, chủ yếu dùng để
trừ mối. Trong môi trường sống Aldrin chuyển hoá thành Dieldrin. LD50 qua miệng:
38-67 mg/kg (chuột), qua da: 98 mg/kg.
Dieldin: có tác dụng chủ yếu trừ mối, tác dụng qua tiếp xúc. Rất bền vững
trong môi trường, kích thích tế bào ung thư. LD50 qua miệng: 37-87 mg/kg, qua da:
60-90 mg/kg.
Endin: có tác động tiếp xúc, hiệu lực kéo dài. LD50 qua miệng: 10-12 mg/kg,
qua da: 60-120 mg/kg.
Hóa chất nhóm Photpho (lân) hữu cơ: điển hình là Thiophos, Wofatox,
Sythox,Fenamiphos, Fenitrothion, Diazinon, Dimethoat, Fenamiphos, Fenotrothion,
Fenthion, Isofenphos, ...
Hóa chất nhóm carbamat: Bendicard, Butocarboxim, Carbaryl, Fenobucarb,
Isoprocarb, Methicarb, Pirimicarb, Propoxur, Carbofuran, Cabosulfan, Thiofanox...
Hóa chất Pyrethroid: Pyrethrin, Acrinathrin, Acrinathrin, Alphamethrin,
Cyhalothrin, Cyprmethrin, Fenpopathrin, Flucinthrinat, Fluvatinat,...
Phân loại theo độc tính của các loại hóa chất
Theo Hội nghị Y tế thế giới lần thứ 8 năm 1975, tổ chức WHO đã đưa ra bảng

phân loại hóa chất BVTV theo độc tính đối với các loại sinh vật căn cứ trên giá trị
LD50 và LC50, trong đó có các loại :
- LD50 được tính khi thâm nhập qua đường tiêu hoá.
- LC50 được tính khi thâm nhập qua da.
Trong đó, LD50 được định nghĩa là liều lượng gây chết trung bình một nửa số
lượng cá thể của hóa chất và được tính bằng mg hoạt chất khi sử dụng trên trọng
lượng cơ thể loài. Do vậy, khi giá trị LD50 càng thấp, có nghĩa là khả năng gây hại
của chất đó càng lớn.
Qua nghiên cứu ảnh hưởng của chất độc lên cơ thể chuột, các chuyên gia về
độc học đã đưa ra 5 nhóm độc theo tác động của độc tố qua đường miệng và qua da.
9


Tất cả các loại hóa chất BVTV đều độc với người và động vật máu nóng, tuy nhiên
mức độ gây độc đối với mỗi loại khác nhau và tùy theo cách xâm nhập vào cơ thể.
Các loại hóa chất BVTV thường bền vững ở nhiệt độ thường nhưng dễ bị kiềm
thủy phân. Chúng không bị phân hủy sinh học, tích tụ trong các mô mỡ và khuếch
đại sinh học trong chuỗi thức ăn sinh học từ phiêu sinh vật đến các loài chim nồng
độ tăng lên trên hàng triệu lần [1].
c. Tác động của hóa chất BVTV đến môi trường và sức khỏe cộng đồng
Tác động đến môi trường
Hoá chất BVTV cũng được những cây cối và động vật hấp thụ và theo chuỗi
thức ăn sẽ xâm nhập và tích luỹ trong cơ thể người. Đặc biệt, trong chuỗi thức ăn
này cứ qua mỗi bậc dinh dưỡng, hoá chất BVTV lại được tích luỹ với số lượng theo
cấp số nhân và được gọi là khuếch đại sinh học.

Hình 1.1. Chu trình phát tán của hóa chất BVTV trong hệ sinh thái nông nghiệp
Nguồn: [1]

Tác động đến môi trường đất

Sự tồn tại và chuyển vận hoá chất BVTV trong đất phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Trong đó các yếu tố như cấu trúc hóa học của hoạt chất, các dạng thành phẩm,
loại đất, điều kiện tiết thủy lợi, loại cây trồng và các vi sinh vật trong đất đóng vai
trò quan trọng.
Hoá chất BVTV có thể hấp thụ từ đất vào cây trồng, đặc biệt các loại rễ của rau
như củ cà rốt và cỏ. Hoá chất BVTV được hấp thu từ đất vào cỏ, súc vật ăn cỏ như
trâu bò sẽ hấp thu toàn bộ dư lượng hoá chất BVTV trong cỏ vào thịt và sữa.
10


Nhiều thuốc bảo vệ thực vật có thể tồn lưu lâu dài trong đất, ví dụ DDT và
các chất clo hữu cơ sau khi đi vào môi trường sẽ tồn tại ở các dạng hợp chất liên kết
trong môi trường, mà những chất mới thường có độc tính cao hơn hẳn, xâm nhập
vào cây trồng và tích luỹ ở quả, hạt, củ sau đó di truyền theo thực phẩm đi vào gây
hại cho người, vật như ung thư, quái thai, đột biến gen...[3].
Tác động đến môi trường nước
Hoá chất BVTV có thể trực tiếp đi vào nước do phun hoặc xử lý nước bề mặt
với hoá chất BVTV để tiêu diệt một số sinh vật truyền bệnh cho người; thải bỏ hoá
chất BVTV thừa sau khi phun; nước dùng để cọ rửa thiết bị phun được đổ vào sông,
hồ, ao, ngòi; cây trồng được phun ngay ở bờ nước; rò rỉ hoặc đất được xử lý bị xói
mòn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng 25% tổng lượng DDT đã sử dụng được chuyển
vào đại dương [3].
Tác động đến môi trường không khí
Ô nhiễm không khí do hoá chất BVTV chủ yếu do phun thuốc. Ngay trong
quá trình phun thuốc, các hạt nhỏ bay hơi tạo thành những hạt mù lỏng có thể bay
rất xa theo gió.
Thông thường hoá chất BVTV loại tương đối ít bay hơi như DDT cũng bay
hơi trong không khí rất nhanh khi ở vùng khí hậu nóng gây ô nhiễm không khí và
rất nguy hiểm nếu hít phải hoá chất BVTV trong không khí [1]. Tuy vậy, hoá chất
BVTV cũng có thể bám dính theo các hạt bụi và xâm nhập cơ thể con người qua hít

thở hoặc bám lên rau quả xâm nhập cơ thể người qua ăn uống.
Tác động đến sức khỏe cộng đồng
Hóa chất BVTV clo hữu cơ thường có khả năng chống lại sự thoái hoá, do
đó chúng có thể tồn tại lâu dài trong môi trường. Chúng có thể tích tụ trong mô mỡ
của động vật và tích tụ dần qua chuỗi thức ăn.
Vì thế, có thể thấy những tác động nguy hại của chúng ở những mắt xích cao
nhất của chuỗi thức ăn, như các loài chim săn mồi hay con người.
Những nguy cơ liên quan đến chế độ ăn uống
Khi hóa chất BVTV được sử dụng với nồng độ lớn và với mức độ thường
xuyên hay vào thời điểm gần thu hoạch, lượng hóa chất tồn dư rất cao trong các sản
phẩm thu được. Người tiêu dùng do đó cũng có nguy cơ bị nhiễm độc cao.
Nước uống cũng có thể bị ô nhiễm, dù đó là ô nhiễm trực tiếp từ hệ
thống đường cấp nước hay do sử dụng chung thùng chứa và vận chuyển nước uống
với hóa chất BVTV. Một nguy cơ lớn, đặc biệt ở các nước đang phát triển, là các

11


bữa ăn kiêng với lượng protein thấp có thể làm tăng độ mẫn cảm của con người với
những tác động của một loại hóa chất BVTV nào đó.
Các chất phá vỡ tuyến nội tiết
Các hoóc môn như hoóc môn nữ (oestrogens), hoóc môn nam (testosterone)
và hoóc môn giới tính duy trì thai (progesterone) đặc biệt quan trọng đối với việc
quy định giới tính ban đầu, sự phát triển của bào thai cũng như sự thu nhận và duy
trì những đặc tính về giới thứ hai ở người trưởng thành. Do đó, việc đảm bảo cho
các hoóc môn này thực hiện đúng chức năng là hết sức quan trọng để quá trình sinh
sản diễn ra thành công [3].
Các chất hoá học, bao gồm nhiều loại hóa chất BVTV, có cấu trúc tương tự
như các loại hoóc môn này có thể can thiệp vào chức năng của các chất nói trên và
dẫn tới những bất thường trong phát triển và sinh sản. Ảnh hưởng của các chất gây

rối loạn nội tiết bao gồm: giảm khả năng sinh sản, rối loạn chức năng tuyến giáp,
giảm tính nam ở đàn ông, giảm tính nữ và nam tính hoá ở phụ nữ.
Nhiễm độc cấp tính và mãn tính
Các loại hóa chất BVTV có thể gây ảnh hưởng cấp tính và mãn tính đến sức
khoẻ con người, tuỳ thuộc vào phạm vi ảnh hưởng của hóa chất [1]. Nhiễm độc mãn
tính do tiếp xúc với hóa chất BVTV trong thời gian dài gồm: suy giảm trí nhớ và
khả năng tập trung, mất phương hướng, suy nhược nghiêm trọng, dễ bị kích động,
rối loạn, đau đầu, nói khó, phản ứng chậm, hay gặp ác mộng, mộng du, thờ thẫn và
mất ngủ.
Bảng 1.1. Biểu hiện lâm sàng và các triệu chứng nhiễm độc thuốc BVTV

Triệu
chứng

Tác động

Tác động gây độc

Thần kinh

Rối loạn thần kinh trung ương: Thủy ngân hữu cơ, lân hữu cơ,
nhức đầu, mất ngủ, rùng mình, clo hữu cơ, Arsen vô cơ,
giảm trí nhớ, tổn thương thần kinh Diquat, Thiabendazole...
ngoại biên dẫn đến liệt, hôn mê,
cáu gắt, mất tự chủ

Máu

Thiếu máu, giảm bạch cầu, xuất Lân hữu cơ, carbamat, cresol,
huyết, thay đổi hoạt tính men sodium cloate...

(Acetyl cholinestaza)

Hô hấp

Viêm đường hô hấp trên, đau rát Paraquat, Carbamat, lân hữu
cổ, khát nước, thở khò khè, khó cơ, clo hữu cơ, acrolein,...
thở, viêm mũi, suy hô hấp cấp

Da

Ngứa, đỏ, vàng da, nổi mẩn, ăn Lân
12

hữu

cơ,

Paraquat,


Triệu
chứng

Tác động

Tác động gây độc

mòn da, nứt nẻ, sưng rộp, chai Hecxachrophine, Endothall...
cứng, rụng tóc
Tim mạch


Co thắt ngoại vi, ngẽn mạch tim, Lân hữu cơ, Clo hữu cơ,
nhiễm độc cơ tim, rối loạn nhịp Nicotine, ethylene oxyde...
tim, suy tim

Tiêu hóa

Viêm dạ dày, viêm gan, sưng gan, Lân hữu cơ, carbamate, diquat,
co thắt đường mật nôn mửa, tiêu borate, arsen vô cơ...
chảy, ăn kém ngon

Mắt

Viêm màng kết, sa mi mắt, giãn Lân hữu cơ, Carbamate, thủy
tròng mắt, chảy nước mắt, teo cơ ngân
hữu
cơ,
diquat,
mắt
nitrophenol

Thận

Tăng ure, bí tiểu, tiểu nhiều

Asen vô cơ, Naphtalene

Sinh sản

Giảm tinh trùng, sảy thai


Kepone, Clo hữu cơ
Nguồn: [3]

Các nhà khoa học cũng đã ghi nhận các triệu chứng giống bệnh cúm như đau
đầu, buồn nôn, mệt mỏi, chán ăn và khó ở. Những thí nghiệm trên động vật cho
thấy sự nhiễm độc loại hoá chất bị cấm cholinesterase có thể gây ra những tổn hại
cho gan, thận và não.
Dù tác động đến người lớn hay trẻ nhỏ, hậu quả của việc nhiễm độc hóa chất
BVTV có thể chỉ xuất hiện rất muộn sau nhiều năm, hay thậm chí tới tận thế hệ sau,
gây ra những khó khăn trong học tập, điều khiển hành vi ứng xử và khả năng sinh
sản (ví dụ sớm dậy thì, mau lão hoá) và tăng khả năng mắc bệnh ung thư [3]. Ngoài
ra, còn có một số tác động lâu dài khác như gây quái thai (cơ thể bị dị tật từ trong
phôi thai) và đột biến gen (gây ra đột biến gen hoặc đột biến nhiễm sắc thể).
Các chất trơ và chất gây ô nhiễm
Các chất trơ là các hoá chất được sử dụng làm tăng hiệu quả của hóa chất
BVTV và khiến chúng dễ sử dụng hơn, bao gồm các chất dung môi, chất hoạt tính
bề mặt, chất kích nổ và dẫn xuất. Hơn 1/4 các chất trơ trong hóa chất BVTV được
sử dụng ở Mỹ được các cơ quan quản lý cấp quốc gia, cấp bang và các tổ chức quốc
tế đánh giá là độc hại.
Ở nồng độ thấp, hóa chất BVTV ít gây biểu hiện độc cấp tính cho con người;
tuy nhiên chúng có khả năng bắt chước một số hocmon của con người ví dụ
estrogen, hoặc có khả năng ảnh hưởng lâu dài đối với sức khoẻ. Do có khả năng hoà
13


tan trong mỡ cao, người ta còn có thể tìm thấy hóa chất BVTV ở nồng độ cao trong
thực phẩm chứa chất béo. Các thực phẩm như sữa, sản phẩm của sữa, cá, cá voi
nhiễm bẩn cũng chính là những nguồn có khả năng đưa dư lượng hóa chất BVTV
vào con người. Trẻ em có thể phải tiếp nhận hóa chất BVTV thông qua sữa mẹ.

Việc tiếp xúc với hóa chất BVTV liều cao trong thời gian ngắn cũng có thể
làm hại da, chẳng hạn như chất chloracne gây bệnh nám da và làm thay đổi chức
năng gan. Việc tiếp xúc hóa chất BVTV lâu dài có liên quan đến sự giảm sút hệ
miễn dịch, ảnh hưởng đến quá trình phát triển hệ thần kinh, tuyến nội tiết và chức
năng sinh sản.
Một số ví dụ: các chất trơ độc hại o-cresol có thể phá huỷ gene, ethoxylated
p-nonylphenol phá các hoóc môn, ethyl benzene tác động đến hệ thần kinh,
naphthalene gây các bệnh thiếu máu, vàng da, o-phenylphenol, toluen hydrocacbon
muối natri làm tăng độc tính của xylene đối với hệ thần kinh...
Nguy cơ đối với trẻ em
Trong giai đoạn phát triển, cơ thể nhạy cảm hơn đối với các phản ứng do hoá
chất phá vỡ tuyến nội tiết bởi vì một loạt các mô tách biệt dễ tổn thương trước sự
thay đổi mức độ hoóc môn. Do đó, trẻ em có nguy cơ mắc bệnh do nhiễm độc cao
hơn so với người lớn.
Trẻ em có tỉ lệ bề mặt tiếp xúc với môi trường cao hơn ở người lớn. Tính
trung bình trên mỗi kg cơ thể, trẻ em uống nhiều nước hơn, ăn nhiều hơn và thở
nhiều hơn. Khi trẻ chơi gần mặt đất, chúng có thể bị nhiễm độc hóa chất BVTV từ
đất. Đồng thời, một số hóa chất BVTV dạng hơi tạo thành một lớp khí tồn tại gần
mặt đất. Trẻ em thích tò mò khám phá và thường cho tay vào miệng nên có thể dễ
tiếp xúc trực tiếp và hấp thụ dư lượng hóa chất BVTV vào cơ thể và đối tượng này
cũng dễ bị tổn thương trước các tai nạn do hóa chất BVTV không được cất giữ cẩn
thận (chẳng hạn để vương vãi ở nơi chứa đồ ăn).
Ở nhiều quốc gia, trẻ em nông thôn có nguy cơ nhiễm độc hóa chất BVTV
cao, bởi chúng phải trực tiếp tham gia công việc đồng áng, liên quan đến việc trộn
và phun các hoá chất. Trong một cuộc điều tra năm 2000, 48% nông dân
Campuchia cho biết họ cho con cái mình tiếp xúc với hóa chất BVTV. Một nghiên
cứu ở trẻ em nông thôn Nicaragua cho thấy 40% trẻ bị giảm sút cholinesterase (loại
enzyme quan trọng giúp duy trì hoạt động của hệ thần kinh), một triệu chứng do
nhiễm độc hóa chất BVTV. Hiện tượng này cũng đã quan sát được ở trẻ sống gần
khu vực canh tác có phun hóa chất BVTV ở Colombia, Honduras, Bolivia và Costa

Rica [1],[3].
14


d. Con đường chuyển hoá và mất đi của hóa chất bảo vệ thực vật ở trong đất [4]
Thuốc BVTV, bằng nhiều con đường khác nhau sẽ bị chuyển hóa và mất
dần. Sự mất đi của thuốc BVTV có thể xảy ra do các yếu tố sinh học và phi sinh học
sau:
Sự bay hơi
Dựa theo khả năng bay hơi, các thuốc BVTV được chia thành 2 nhóm: bay
hơi và không bay hơi. Tốc độ bay hơi của một loại thuốc phụ thuộc vào áp suất hơi;
dạng hợp chất hóa học và điều kiện thời tiết (gió to, nhiệt độ cao dễ làm cho thuốc
bay hơi mạnh).
Sự quang phân
Quang phân hay còn gọi là bị ánh sáng phân hủy: Nhiều thuốc BVTV dễ bị
phân hủy khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, nhất là tia tử ngoại. Các thuốc trừ sâu
Permethrin thuộc nhóm pyrthroid dễ bị ánh sáng phân hủy. Thuốc trừ cỏ 2,4-D bị
ánh sáng phân hủy tạo thành sản phẩm cuối cùng là acid humic.
Sự cuốn trôi và lắng trôi
Sự cuốn trôi là hiện tượng thuốc BVTV bị cuốn từ trên lá xuống đất do tác
dụng của mưa hay nước tưới, hay thuốc ở trên mặt đất bị cuốn theo dòng chảy đi
nơi khác.
Sự lắng trôi là hiện tượng thuốc BVTV bị kéo xuống lớp đất sâu bởi nhiều
yếu tố. Cả hai quá trình này phụ thuộc trước hết vào lượng nước mưa hay nước
tưới, đặc điểm của thuốc và đặc điểm của đất.
Sự hoà loãng sinh học
Sau khi phun thuốc vào cây, cây trồng vẫn tiếp tục sinh truởng và phát triển,
diện tích lá tang, chồi mới xuất hiện, lượng chất xanh trong cây vẫn tăng. Nếu luợng
thuốc BVTV ở trên cây không bị phân hủy thì tỉ lệ % lượng thuốc trong cây vẫn bị
giảm. Sự hòa loãng sinh học sẽ làm giảm khả năng bảo vệ của thuốc nhưng cũng

làm giảm lượng độc chất có trong sản phẩm, giảm nguy cơ gây độc cho người và
gia súc. Trên những cây non có tốc độ sinh truởng mạnh, độ hòa loãng của thuốc
càng nhanh.
Sự chuyển hoá của thuốc ở trong cây
Dưới tác dụng của men, các thuốc BVTV ở trong cây bị chuyển hóa theo
nhiều cơ chế. Các phần tử thuốc có thể bị chuyển hóa thành những hợp chất mới có
cấu trúc đơn giản hay phức tạp hơn nhưng đều mất, giảm hoặc tăng tính sinh học
ban đầu.
15


1.2.2. Tình hình quản lý và sử dụng hóa chất BVTV tại Việt Nam
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý thuốc BVTV của nước ta
đã được xây dựng và hoàn thành trên cơ sở hướng dẫn của các tổ chức quốc tế, các
công ước mà Việt Nam là thành viên. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy
định việc quản lý thuốc BVTV hiện nay ở Việt Nam bao gồm:
Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 do Quốc hội ban hành
ngày 25 tháng 11 năm 2013;
Nghị định 116/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ
và kiểm dịch thực vật;
Nghị định 31/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
Thông tư số 77/2009/TT-BNNPTNT Hướng dẫn trình tự, thủ tục kiểm tra
nhà nước chất lượng thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu;
Thông tư số 223/2012/TT-BTC Quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng
phí, lệ phí trong lĩnh vực Bảo vệ thực vật;
Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT ngày11 tháng 01 năm 2013 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý thuốc bảo vệ thực vật;
Thông tư số 48/2015/TT-BNNPTNT Hướng dẫn chi tiết điều kiện hoạt động
dịch vụ bảo vệ thực vật;

Thông tư số 03/2015/TT-BNNPTNT Ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực
vật được phép sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam và công bố mã số HS đối với
thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam;
Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg Quyết định về một số chính sách hỗ trợ việc
áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm
nghiệp và thủy sản;
Ngoài các quy định trên, Việt Nam còn ban các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu
chuẩn về chất lượng thuốc BVTV, cửa hàng buôn bán thuốc BVTV, quy trình kiểm
tra sử dụng thuốc BVTV trên cây trồng và các văn bản hướng dẫn của Cục bảo vệ
thực vật. Đến nay Chính phủ và các Bộ đã có đủ các cơ sở pháp lý để quản lý thuốc
BVTV từ khâu sản xuất, gia công, sang chai đóng gói, kinh doanh đến khâu sử
dụng.
Tại Việt Nam, hóa chất BVTV được sử dụng từ những năm 40 của thế kỷ
XX nhằm bảo vệ cây trồng. Trước năm 1985 khối lượng thuốc BVTV dùng hàng
năm khoảng 6.500 đến 9.000 tấn thành phẩm quy đổi và lượng thuốc sử dụng bình
16


×