Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Chương 12 Tổ chức thi công công trình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.81 KB, 6 trang )

Chương 12. Tổ chức thi công công trình
12-1
Chương 12
TỔ CHỨC THI CÔNG CÔNG TRÌNH
Ngành giao thông vận tải sử dụng một nguồn vốn đầu tư rất lớn cho các công trình
xây dựng: bến cảng, các nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu thuỷ, luồng lạch… do đó đòi
hỏi các cán bộ thi công cần phải:
- Làm đúng thiết kế, phát hiện ra những bất hợp lý so với thiết kế để đề xuất biện
pháp khắc phục.
- Có các biện pháp thi công tốt để
hoàn thành công trình đúng thời hạn và đạt chất
lượng tốt. Biết tận dụng và cải tiến kỹ thuật để nâng cao hiệu suất công tác của
thiết bị và nhân lực, làm giảm giá thành xây dựng, tăng cường an toàn lao động.
- Từ những yêu cầu trên đòi hỏi người cán bộ thi công cần phải biết động viên và
giáo dục công nhân làm theo kỹ thuật và tiến độ đã đề ra, có nhiều sáng kiến để
nâng cao năng suất lao động.
- Lập kế hoạch một cách sâu sắc và tỉ mỉ, có dự kiến đến những bất trắc có thể
xảy ra và có biến pháp, kế hoạch để khắc phục, để chủ động trong mọi công tác.
12.1. Thiết kế tổ chức thi công
12.1.1. Lập thiết kế tổ chức thi công toàn bộ công trình
Sau khi nhận hồ sơ thiết kế kỹ thuật, tiến hành nghiên cứu hồ sơ và ra hiện trường
xem xét thực địa, từ đó xác lập được các tài liệu sau đây:
12.1.1.1. Thuyết minh chung
Tên công trình, vị trí, cấu tạo, khối lượng và kích thước các bộ phận chính, phương
pháp thi công và thời hạn hoàn thành.
- Phương pháp thi công: Căn cứ vào cấu tạo của kết cấu, điều kiện tự nhiên, khả
năng thi công… để lựa chọn phương pháp thi công hợp lý.
- Về thời hạn thi công phải xác định được thời hạn thi công của từng hạng mục
công trình, mối quan hệ của các hạ
ng mục đó.
- Tổng giá thành xây dựng công trình phải tiến hành phân tích đơn giá của nguyên


vật liệu, máy móc, nhân lực trực tiếp và gián tiếp, sự phân bổ kinh phí theo thời
gian.
- Điều kiện thi công: cấp điện, cấp nước, đường đi lại trong công trường và ngoài
công trường, điều kiện về địa chất khí tượng thuỷ văn, phương tiện vận tải.
- Trình bày về tình hình tổ
chức cán bộ công trường: tuỳ thuộc vào quy mô của
công trình, vị trí địa lý, mô hình quản lý của doanh nghiệp mà lựa chọn mô hình
tổ chức bộ máy công trường cho hợp lý (đội ban chỉ huy công trường, ban điều
hành…).
Chng 12. T chc thi cụng cụng trỡnh
12-2
12.1.1.2. Bn k hoch tin ton b cụng trỡnh

Hỡnh 12.1. Biu tin v nhõn lc.
1. Đo đạc định vị công trình
2. Phá rỡ tờng gạch
3. Khai hoang chặt phá cây cối
4. Thi công đóng cọc cừ
5. Thi công đê (bao cát)
9. Đóng cọc BTCT
15. Thi công bản đà tàu
16. Thi công phân đoạn nằm ngang
Nội dung công việc
khối
lợng công
nhân
Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5
520m3
80.9m2
772.86m3

18
3
25
864cọc
15
32
620.88m3
20
30
1784.56m3
5
5436.96m3
25
1356.76m3
10
64m3
20
507.51m3
15
thời gian
35
18
28
339 ngày
ngời
ngày
bảng tiến độ thi công - bố trí nhân lực
Biểu đồ nhân lực
3/5
32/20

18/10
15/66
8. Chuẩn bị và đổ cấu kiện đúc sẵn
6. Đúc cọc thử
7. Đóng cọc thử
13. Thi công tờng góc
12. Thi công hệ dầm, giằng đờng trợt
11. Thi công nạo vét
10. Đục phá đầu cọc
18. Thi công tháo dỡ đê vây
17.Thi công dầm đờng cần trục
14. Thi công lấp cát trong lòng đà
20. Hoàn thiện và bàn giao công trình
19. Thi công lắp đặt nắp hào công nghệ
10 cọc
65.92m3
11340m
2559.92m3
15418.6m3
864cọc
232 Tấm
11340m
30
14
30
25
30/4
25/10
25/62
30/197

3/2
6
6/72
10/11
10
10/9
25/86
5/17
30/88
20/46
hố thế+bệ tời +bệ puly
15/8
3/5
8/4
3
8
Tháng 7Tháng 6 Tháng 10 Tháng 11Tháng 9Tháng 8
Tháng 12
3/62
3/84
32
25
10/2
10
30
36
56
66
68
56

84
78
63
58
70
78
55
25
3
Chương 12. Tổ chức thi công công trình
12-3
Trình tự thi công, thời hạn thi công khống chế cho toàn bộ công trình và từng hạng
mục công trình được phân bổ theo hang tuần, hàng tháng.
Kế hoạch về nhân lực và thiết bị cho từng loại công việc (loại thợ, loại máy, số
lượng yêu cầu của từng công việc), phù hợp với tiến độ thi công đã lập.
12.1.1.3. Phương pháp thi công, biện pháp kỹ thuật
Tổ chức cơ giới hoá và công xưởng hoá: Ở đây phải tính toán xác định số lượng
thiết bị, chủng loại thiết bị, chế độ công tác, năng suất dự kiến. Tính toán lực chọn
phương án sản xuất, diện tích kho bãi và các công trình phụcvụ.
Thiết kế xây dựng các công trình phụ trợ cho công trường: kho, bãi, bến vận
chuyển…
Công tác cẩu lắp vận chuyển:
- Tính số lượng ph
ương tiện, sức cẩu, tầm với, phương pháp cẩu, các thiết bị phục
vụ để cẩu.
- Phương tiện số lượng các thiết bị vận chuyển, ở đây phải xác định được chu kỳ
vận chuyển để từ đó xác định được số lượng.
Công tác khảo sát đo đạc: Phải dựa vào bình đồ và các mốc được bàn giao, đồng
thời ph
ải căn cứ vào tính chất của công trình để định ra mạng lưới đo đạc và phương

pháp đo. Cần phải nghiên cứu kỹ điều kiện địa hình cụ thể xem xét có phải làm cầu đo
đạc hay không và nêu ra các loại máy có thể sử dụng đảm bảo độ chính xác theo yêu cầu
thiết kế.
Biện pháp thi công trong mùa mưa lũ:
- Xem xét điều kiện thi công của các phương tiện vận chuy
ển cẩu lắp.
- Nghiên cứu tính toán sự dao động của mực nước và ảnh hưởng của nó đến công
việc thi công.
- Tính toán đưa ra các kết cấu bảo vệ cho công trình đặc biệt là trong điều kiện
mưa bão.
Công tác chế tạo và thử nghiệm:
- Các loại vật liệu được sử dụng vào công trình đều phải làm các thí nghiệm cần
thiết theo quy định để chứng minh chất l
ượng.
- Trong quá trình thi công, tuỳ theo tính chất của công việc cần phải xác định các
mẫu thử cần thiết để khẳng định chất lượng của các cấu kiện, vật liệu sử dụng
vào công trình, làm cơ sở cho việc nghiệm thu và bàn giao công trình.
12.1.1.4. Kế hoạch về vật liệu, thiết bị máy móc
Căn cứ vào tiến độ thi công để xác định khối lượng vật liệu, máy móc, thiết bị cho
từng thời gian thi công, từ đó có kế hoạch sử dụng và sửa chữa, có kế hoạch dự trữ các
loại vật tư, thiết bị máy móc, bố trí các điều kiện về cung cấp điện nước, nhiên liệu, bố trí
mặt bằng.
12.1.1.5. Kế hoạch về nhân lực
Căn cứ vào khối lượng thi công và khối lượng cần thực hiện để tính toán và sử dụng
nhân lực cho phù hợp với từng thời gian thi công. Ở đây cần xác định khối lượng cụ thể
từng loại thợ, trình độ tay nghề phù hợp với tính chất công việc.
Chương 12. Tổ chức thi công công trình
12-4
Xác định nguồn cung cấp và tuyển dụng, có kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng tay nghề
cho công nhân, từ đó tổ chức biên chế cho toàn công trường.

12.1.1.6. Thiết kế công trình tạm thời phục vụ thi công
Nhà ở của công nhân, nhà ở và nhà làm việc của ban chỉ huy công trường, các
xưởng gia công, kho tàng, bến bãi, đường vận chuyển… Về nguyên tắc phải đảm bảo
thoả mãn nhu cầu sử dụng, thuận lợi cho công tác quản lý và yêu cầu tiết kiệm cao nhất.
Bố trí mặt bằng tổng thể của công trường bao gồm các công trình xây dựng chính,
các công trình tạm thời, các hệ thống kỹ thuật.
12.1.2.Thiết kế tổ chức thi công từng hạng mục công trình
Căn cứ vào bản thiết kế kỹ thuật, bản vẽ thiết kế tổ chức thi công của từng hạng
mục công trình, căn cứ vào bản vẽ tổ chức thi công của toàn bộ công trình để tính toán và
lập tiến độ xây dựng cho từng hạng mục công trình, thời gian được tính đến ngày kèm
theo đó là kế hoạch về vật tư, máy móc, thiết bị.
Thiết kế cụ thể các bi
ện pháp kỹ thuật, ván khuôn, dàn giáo, cẩu lắp cấu kiện, tính
toán các thiết bị thi công, công tác chế tạo thử, kế hoạch kiểm tra và nghiệm thu.
Tính toán vận chuyển: Xác định số lượng phương tiện, chu kỳ vận chuyển, cự ly
vận chuyển và phương pháp xếp dỡ.
12.2. Công tác quản lý thi công
Công tác quản lý cơ bản mang tính chất công nghiệp nhưng có các đặc điểm xuất
phát từ sản phẩm xây dựng và sả
n xuất xây dựng như:
- Công trình đứng yên tại nơi sử dụng cho nên công tác xây dựng không ổn định,
luôn phải lưu động theo các công trình.
- Công trình chịu tác động của nhiều yếu tố tự nhiên đặc biệt là điều kiện thời tiết.
- Kết cấu công trình gồm nhiều loại hoặc phải sửa đổi cho phù hợp với điều kiện
thực tế nên công tác thi công cầ
n phải linh hoạt và kịp thời đối phó với những
thay đổi đó.
- Số lượng cán bộ công nhân lớn, khối lượng vật tư, thiết bị nhiều cho nên cần
phải có biện pháp lãnh đạo khoa học, phát huy tinh thần sáng tạo của từng người
và đảm bảo thực hiện công việc đúng tiến độ.

Công tác quản lý thi công cần đạt các yêu cầu sau đây:
- Xây dựng công trình hoàn thành đúng theo k
ế hoạch.
- Đảm bảo chất lượng công trình.
- Nâng cao năng suất lao động, giảm giá thành xây dựng công trình.
Việc quản lý thi công sau khi nhận được hồ sơ thiết kế được tiến hành qua 3 giai
đoạn sau đây:
- Giai đoạn chuẩn bị công trường.
- Giai đoạn tổ chức thi công.
- Giai đoạn hoàn thiện và bàn giao công trình.
Chương 12. Tổ chức thi công công trình
12-5
12.2.1. Giai đoạn chuẩn bị công trường
Sau khi nhận được văn bản hồ sơ thiết kế kỹ thuật và thiết kế tổ chức thi công cần
phải nghiên cứu quy mô tính chất của từng công trình, ý đồ của người thiết kế.
Tiến hành điều tra cơ bản:
- Xác định địa điểm xây dựng, vị trí xây dựng, điều kiện địa chất - khí tượng -
thuỷ văn.
- Đi
ều kiện cung cấp điện nước, nguyên vật liệu, nhân lực.
- Điều kiện về phương tiện vận chuyển, khả năng di chuyển của thiết bị.
Làm một số công tác chuẩn bị bao gồm:
- Khoanh vùng xây dựng công trình, san lấp địa điểm và xây dựng các đường vận
chuyển, lán trại, bãi gia công, các bến bốc dỡ.
- Lắp đặt các đường cấp đ
iện, cấp nước, thông tin.
- Xây dựng các xưởng gia công, lắp đặt các thiết bị phục vụ cho quá trình thi
công.
- Cung cấp một số vật tư làm cơ sở cho quá trình thi công ban đầu.
- Sắp xếp bộ máy tổ chức thi công công trường, xây dựng hệ thống các phòng

ban, tổ đội sản xuất.
- Liên hệ với các cấp lãnh đạo địa phương và các ngành chức năng để xây dựng
các mố
i quan hệ công tác.
- Lập các loại sổ sách bảng biểu trong quá trình thi công.
- Mở các lớp huấn luyện đào tạo cho công nhân.
- Làm các thí nghiệm với các loại vật tư theo yêu cầu kỹ thuật.
- Lập mạng lưới đo đạc trong công trường.
- Chọn ngày khởi công công trình.
12.2.2. Giai đoạn thi công
Trong quá trình thi công cần chú ý các công việc sau đây:
- Phải phổ biến kế hoạch một cách tỉ mỉ, phát động được tinh thần lao động nhằm
cải tiến kỹ thuật nâng cao hiệu suất của máy móc, áp dụng các biện pháp kỹ
thuật tiên tiến để nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm vật tư.
- Tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình:
o Tự kiểm tra chất lượ
ng công trường.
o Tự kiểm tra chất lượng của nhà thầu.
o Tự kiểm tra chất lượng của chủ đầu tư.
- Làm các văn bản để làm căn cứ để kiểm tra chất lượng công trình bao gồm: hồ
sơ thiết kế kỹ thuật, các quy trình quy phạm thi công nghiệm thu các loại công
tác, các bảng hướng dẫn kỹ thuật.
Chú ý: Việc kiểm tra là một công việc có ý ngh
ĩa quan trọng, vừa phải động viên
hướng dẫn, vừa phải kiên quyết để đảm bảo chất lượng công trình. Cần phải chú ý đến

×