Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.92 KB, 17 trang )

MỤC LỤC

1


MỞ ĐẦU
Ở Việt Nam, các chế định về an sinh xã hội được chú trọng từ rất sớm và đóng
vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội đất nước. Hệ thống các
chính sách hướng tới tất cả các thành viên trong xã hội để họ được hưởng những
tương trợ, giúp đỡ hợp lý, nhất là khi bị giảm, bị mất thu nhập, khó khăn, hoạn nạn
trong cuộc sống. Trong đó đáng chú ý là chế độ bảo hiểm thất nghiệp và các chính
sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng, với người lao động. Để thấy cụ
thể hơn những chính sách này em xin đi vào giải quyêt các vấn đề trong bài tập học
kỳ số 4 dưới đây.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1.
a.

Câu 1: Phân tích đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp?
Khái niệm, ý nghĩa của bảo hiểm thất nghiệp
Khái niệm
Thứ nhất, cần hiểu thế nào là thất nghiệp?
Cho đến nay, nhiều nước, nhiều tổ chức, nhiều nhà khoa học định nghĩa khác
nhau về thất nghiệp.
Kinh tế học định nghĩa thất nghiệp là tình trạng người lao động muốn có việc
làm mà không tìm được việc làm (từ Hán-Việt thất: rỗng hết, nghiệp: công việc).1
Theo tổ chức Lao động quốc tế (ILO), “Thất nghiệp là tình trạng tồn tại một
số người trong lực lượng lao động muốn làm việc nhưng không thể tìm được việc
làm ở mức lương thịnh hành”.2


1 />2 />
2


Ở Việt nam, Luật việc làm 2013 đã định nghĩa Bảo hiểm thất nghiệp (viết tắt
là BHTN) là “chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị
mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc trên cơ sở
đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp” (Khoản 3 Điều 4).
Dưới góc độ pháp lý, chế độ BHTN là tổng thể các quy phạm pháp luật quy
định việc đóng góp và sử dụng quỹ BHTN, chi trả trợ cấp thất nghiệp để bù đắp thu
nhập cho người lao động bị mất việc làm và thực hiện các biện pháp đưa người thất
nghiệp trở lại làm việc.
Như vậy, BHTN được hiểu là biện pháp để giải quyết tình trạng thất nghiệp,
nhằm trợ giúp kịp thời cho những người thất nghiệp trong thời gian chưa tìm được
việc làm và tạo cơ hội cho họ học nghề, tìm kiếm công việc mới. Từ đó có thể thấy
bảo hiểm thất nghiệp có một số đặc điểm sau:
Thứ nhất, BHTN xuất phát từ quan hệ lao động nhưng việc chỉ trả trợ cấp luôn
gắn với vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động;
Thứ hai, BHTN còn hướng tới các biện pháp khác bên cạnh trợ chấp thất
nghiệp để giúp người lao động trở lại với thị trường lao động;
Thứ ba, đối tượng áp dụng chế độ BHTN là những người trong độ tuổi lao
động, có khả năng lao động nhưng bị mất việc làm và tạm thời không có thu nhập
và sẵn sàng trở lại làm việc;
Thứ tư, việc thực hiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp phức tạp và khó quản lý về
cả quy mô và tỷ lệ do không thể dự đoán chính xác, khó khăn trong hạch toán cân
dối thu chi;
Thứ năm, do những khó khăn trên mà việc xác định điều kiện hưởng trợ cấp
thất nghiệp cũng khó khăn hơn so với các chế độ bảo hiểm xã hội khác.
b. Ý nghĩa của bảo hiểm thất nghiệp
3



Tuy còn nhiều vấn đề xoay quanh BHTN, song, không thể phủ nhận đây là
chế định quan trọng đối với nười lao động nói riêng và với xã hội nói chung. Cụ
thể:
Thứ nhất, đối với người lao động, BHTN giúp đỡ người lao động ổn địnhcuộc
sống khi bị mất việc làm thông qua việc trả trợ cấp thất nghiệp, tạo cơ hội để họ có
thể tiếp tục tham gia thị trường lao động. Tạo ra chỗ dựa về vật chất và tinh thần
cho NLĐ khi lâm vào tình trạng mất việc làm.
Thứ hai, BHTN còn có ý nghĩa quan trọng đối với người sử dụng lao động,
khi thay đổi cơ cấu công nghệ, đặc biệt, trong hoàn cảnh doanh nghiệp gặp khó
khăn phải thu hẹp sản xuất, dẫn đến nhiều lao động bị mất việc thì họ không phải
bỏ ra một khoản tiền lớn để giải quyết chế độ cho những người lao động này.
Thứ ba, BHTN không chỉ có ý nghĩa đôi với người lao động mà còn có ý
nghĩa chi sẻ gánh nặng với Nhà nước trong việc thực hiện mục tiêu an sinh xã hội,
nhất là trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, mở rộng hội nhập, cạnh tranh lớn về
việc làm và thị trường lao động nhiều rủi ro như hiện nay.
Như vậy, BHTN không chỉ có ý nghĩa lớn đối với người lao động trực tiếp
được hưởng ưu đãi mà còn hướng tới thực hiện các mục tiêu an sinh xã hội lâu dài.
2.

Đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp
a. Cơ sở pháp lý
Điều 43 Luật Việc làm năm 2013 quy định về đối tượng bắt buộc tham gia bảo
hiểm thất nghiệp như sau:
“1. Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp
đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:
a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
4



c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời
hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng
lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của
hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất
nghiệp.
2. Người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này đang hưởng lương hưu,
giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm cơ quan
nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị,
tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ
chức xã hội – nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt
động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh
doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo
hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều này.”
Như vậy, những đối tượng bắt buộc phải tham gia BHTN là người lao động và
người sử dụng lao động. Trong đó:
Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp
đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc gồm:




Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ
đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Tuy nhiên, đối tượng là người lao động đang hưởng lương hưu, giúp việc gia

đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Người sử dụng lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp, gồm:
5




Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức




xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.
Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và
cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động.
b. Đối tượng là người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp
Người lao động là danh từ chung dùng để nói đến những người làm công ăn
lương bằng sức lao động hoặc trí óc làm ra các sản phẩm vật chất hoặc về tinh thần
cho người khác. Còn theo quy định của Bộ luật lao động 2012 thì “người lao động
là một bên chủ thể của quan hệ pháp luật lao động, có năng lực pháp luật và năng
lực hành vi theo quy định của pháp luật lao động.”
Theo quy định trên thì không phải mọi lao động phải tham gia BHTN mà chỉ
những người lao động là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động hoặc
hợp đồng làm việc không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ 12 tháng
đến 36 tháng, hoặc hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất
định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng. Sở dĩ nhà làm luật xác định
những người này phải tham gia đóng và được hưởng BHTN vì:
Thứ nhất, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm

việc từ 12 tháng trở lên mới có đủ thời hạn để tham gia đóng góp vào quỹ bảo hiểm
thất nghiệp trước khi hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp từ quỹ này. Theo quy định
của pháp luật hiện hành, để được hưởng BHTN thì người lao động phải tham gia
đóng góp vào quỹ BHTN trong một thời gian nhất định trước khi bị mất việc làm
(Khoản 2 Điều 49 Luật Việc làm 2013).
Thứ hai, quỹ bảo hiểm thất nghiệp huy động phần lớn từ người lao động, góp
phần đảm bảo cân đối mức thu chi của quỹ và giảm bớt gánh nặng cho Nhà nước
trong việc đóng bảo hiểm thất nghiệp cho những đối tượng được hưởng BHTN. Số
người trong độ tuổi lao động làm việc trong cơ quan nhà nước luôn hạn chế, phần
6


đông là người lao động thuộc diện đóng BHTN như trên mà nếu Nhà nước phải chi
trả toàn bộ cho họ thì không thể làm được. Trong khi đó, BHTN là nhằm đảm bảo
đời sống cho người lao động khi họ không may bị mất việc làm mà chưa tìm được
việc nên bản thân họ cũng phải đóng góp một phần, xem như khoản tiết kiệm
phòng khi gặp rủi ro mất việc làm.
Thứ ba, người lao động luôn là những người yếu thế hơn trong quan hệ lao
động, tham gia bảo hiểm thất nghiệp như đóng một khoản tiền tiết kiệm để khắc
phục rủi ro khi mất việc làm, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, hội nhập
kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay. Khác với đối tượng làm việc biên chế trong
cơ quan nhà nước (công chức, viên chức), người lao động làm việc theo hợp đồng
lao động hay hợp đồng việc làm có nhiều nguy cơ mất việc làm hơn. Thất nghiệp
đồng nghĩa với việc họ bị mất đi thu nhập, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của bản
thân và cả gia đình và ảnh hưởng đến an sinh xã hội. Vậy, nếu có tham gia BHTN
họ sẽ bớt khó khăn, có nhiều cơ hội trở lại với thị trường lao động.
Thứ tư, người lao động đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì pháp
luật không buộc họ phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Vì:
Trong quan hệ lao động giúp việc gia đình, việc đóng bảo hiểm thất nghiệp
hay không là phụ thuộc vào thỏa thuận của hai bên trong quan hệ lao động, nếu có

thỏa thuận, người giúp việc sẽ tham gia chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện. Hiện
nay, công việc này tuy đem lại thu nhập khá cao cho người lao động, song chưa
được thừa nhận là công việc mang tính chuyên nghiệp. Mặt khác, hợp đồng lao
động giữa người chủ và giúp việc chủ yếu thiết lập bằng miệng nên khó để kiểm
soát, trong khi người lao động chủ yếu xuất thân từ tỉnh lẻ, trình độ văn hóa còn rất
hạn chế, nhất là những hiểu biết về ý nghĩa, vai trò của BHTN. Do đó, chính sách
BHTN đối với người lao động giúp viêc gia đình hiện nay vẫn trong quá trình
nghiên cứu triển khai.3
3 />
7


Người lao động hưởng lương hưu là những người đã hết tuổi lao động và
đóng đủ số năm đóng bảo hiểm nên họ được hưởng chế độ hưu trí. Đối tượng này
vẫn có thể tham gia quan hệ lao động, song, họ không phải tham gia BHTN do: thứ
nhất, bản chất của BHTN là một chính sách an sinh xã hội của Nhà nước nhằm bảo
đảm hay bù đắp một phần thu nhập của người lao động thất nghiệp, tức là những
người đang trong độ tuổi lao động, có khả năng làm việc và có nhu cầu việc làm
nhưng họ bị mất việc một thời gian mà chưa tìm được việc làm mới; thứ hai, người
lao động hưởng lương hưu mà bị mất việc làm thì không thuộc đối tượng là lao
động thất nghiệp, và khi đó, lương hưu hoặc trợ cấp hàng tháng được hưởng đã
đảm bảo cho họ thu nhập ổn định và nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Do đó,người lao
động hưởng lương hưu không thuộc đối tượng tham gia BHTN.
c.

Đối tượng là người sử dụng lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp
BHTN là một chính sách rất nhân văn bởi nó huy động được trách nhiệm của
cộng đồng đối với lực lượng lao động. Việc đóng bảo hiểm thất nghiệp vừa là nghĩa
vụ vừa là quyền lợi của người sử dụng lao động. Nói như vậy là bởi:
Người lao động là nguồn lực chính cho sự phát triển, muốn nguồn lực này lớn

mạnh thì cần có sự chung tay không chỉ của bản thân người lao động là người trực
tiếp hưởng mà còn cần sự hiệp sức của Nhà nước và doanh nghiệp để giảm bớt
gánh nặng cho người lao động khi lâm vào khó khăn.
Mặt khác, việc người sử dụng lao động đóng góp thường xuyên, theo định kỳ
và với tỷ lệ nhất định vào quỹ BHTN còn có ý nghĩa với chính doanh nghiệp trong
việc giảm bớt gánh nặng khi phải trả trợ cấp mất việc làm, hoặc trợ cấp thôi việc
cho người lao động, nhất là khi có nhiều lao động trong doanh nghiệp bị thất
nghiệp.
Như vậy, chế độ BHTN áp dụng đối với người lao động thuộc mọi thành phần
kinh tế, không phân biệt hình thức sở hữu, đảm bảo sự công bằng đối với người lao
động. Qua đó cho thấy quy định hướng tới sự hài hòa về trách nhiệm, nghĩa vụ và
quyền lợi của các bên: Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động, hướng tới thực
8


hiện các mục tiêu an sinh xã hội.

Câu 2: Giải quyết tình huống
Tình huống như sau: Anh B là thương binh suy giảm khả năng lao động 26%.
Năm 1995 anh chuyển ngành làm việc tại một cơ quan nhà nước tỉnh H.
Tháng 5/ 2016, trên đường đi thăm gia đình một người bạn, anh B bị tai nạn
giao thông phải vào viện điều trị 20 ngày. Sau khi ra viện, anh được xác định suy
giảm 25% khả năng lao động. Do doanh nghiệp thay đổi công nghệ nên anh B bị
mất việc làm. Anh/chị hãy giải quyết quyền lợi cho anh B theo quy định của pháp
luật an sinh xã hội hiện hành. Được biết anh B 52 tuổi, thời gian đóng BHXH trong
lực lượng vũ trang trước khi chuyển ngành của anh B được chốt sổ là 7 năm.
Những quyền lợi an sinh mà anh B được hưởng là:
1.

Hưởng chế độ ưu đãi xã hội đối với thương binh;

Hưởng chế độ bảo hiểm xã hội;
Hưởng trợ cấp mất việc làm;
Hưởng trợ cấp thất nghiệp;
Hưởng chế độ bảo hiểm y tế.
Về chế độ ưu đãi xã hội đôi với thương binh

Anh B là thương binh bị suy giảm 26% khả năng lao động, theo quy định tại
tại Điều 19, Điều 20 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2005
(Sửa đổi bổ sung năm 2012) thì anh B được hưởng các chế độ ưu đãi đối với người
có công với cách mạng. Cụ thể:
Thứ nhất, hưởng trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng căn cứ vào mức độ
suy giảm khả năng lao động và loại thương binh.
Anh B là thương binh bị suy giảm 26% trước khi chuyển ngành làm việc, đến
năm 2016, sau khi ra viện do bị tai nạn giao thông mới giám định lại và tỷ lệ
thương tật lúc này là bị suy giảm 25% khả năng lao động. Vậy, mức trợ cấp đối với
9


anh B trước khi Nghị định 20/2015 có hiệu lực thì sẽ xác định theo quy định của
pháp luật trước đó, theo Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 101/2013/NĐCP, trợ cấp hàng tháng đối vơi anh B là 1.017.000 đồng/ tháng.
Từ khi Nghị định 20/2015 có hiệu lực đến khi có kết quả giám định lại tình
trạng sức khỏe, anh này được trợ cấp hàng tháng đối với đối tượng thương binh bị
suy giảm 26% khả năng lao động theo Phụ lục II Nghị định 20/2015 với mức trợ
cấp cụ thể là 1.098.000 đồng/ tháng.
Năm 2016, sau khi ra viện, anh được xác định suy giảm 25% khả năng lao
động nên chế độ ưu đãi mà anh này được hưởng thay đổi theo tỷ lệ thương tật hiện
tại là 25%, mức trợ cấp hàng tháng đôi với thương binh mà anh B được hưởng lúc
này là 1.057.000 đồng/ tháng.
Thứ hai, anh B còn được hưởng các chính sách ưu đãi theo khoản 2, 3 và 4
Điều 20 theo quy định của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng. Cụ thể:

Theo Anh B sẽ được hưởng bảo hiểm y tế với mức hưởng là 100% chi phí
khám, chữa bệnh theo Luật bảo hiểm y tế; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh


hình căn cứ vào thương tật của ông và khả năng của Nhà nước;
Theo Điều 4 Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC, do anh B là
thương binh nên sẽ được điều dưỡng phục hồi sức khỏe mỗi năm một lần; nếu điều
dưỡng tại nhà thì được trực tiếp 1.110.000 đồng/người/lần. Hoặc nếu điều dưỡng
tập trung thì thời gian từ 5– 10 ngày với mức hưởng là 2.220.000 đồng/người/lần;
tiền ăn sáng và 2 bữa chính; thuốc bổ và thuốc chữa bệnh thông thường; quà tặng
đối tượng; các khoản chi khác không quá 320.000 đồng (gồm: khăn mặt, xà phòng,
bàn chải, thuốc đánh răng, tham quan, chụp ảnh, báo, tạp chí và một số vật phẩm



khác).
Theo khoản 4 Điều 20: anh B được ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm; được hỗ
trợ để theo học tại cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân đến trình độ
đại học. Căn cứ vào thương tật và trình độ nghề nghiệp, còn được tạo điều kiện làm
10


việc trong cơ quan nhà nước, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về lao


động;
Theo khoản 5 Điều 20: anh B còn được ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt
nước biển, vay vốn ưu đãi để sản xuất, được miễn hoặc giảm thuế theo quy định
của pháp luật; được hỗ trợ về nhà ở quy định tại khoản 4 Điều 4 của Pháp lệnh




người có công với cách mạng;
Theo khoản 3 Điều 21 của Pháp lệnh, anh B chết thì người tổ chức mai táng được
nhận mai táng phí và trợ cấp tiền tuất một lần bằng 3 tháng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi.
2. Về chế độ bảo hiểm xã hội
Tình huống trên cho thấy anh B chuyển sang làm việc trong doanh nghiệp từ
năm 1995 nên anh thuộc đối tượng là người lao động phải tham gia bảo hiểm xã
hội theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014. Đến tháng 5/2016,
trên đường đi thăm gia đình một người bạn, anh B bị tai nạn giao thông phải vào
viện điều trị 20 ngày. Tính đến thời điểm này, anh B đã tham gia bảo hiểm xã hội
được 28 năm (thời gian chốt sổ bảo hiểm khi chuyển ngành là 7 năm cộng với 21
năm từ khi vào làm việc tại doanh nghiệp đến khi bị tai nạn là 21 năm).
Thứ nhất, anh B sẽ được hưởng chế độ trợ cấp ốm đau của người lao động
theo quy định tại Mục 1 Chương III Luật bảo hiểm xã hội 2014. Tuy nhiên, anh
B phải xuất trình giấy xác nhận của cơ quan y tế về 20 ngày điều trị này.
Thời gian hưởng chế độ trợ cấp ốm đau theo quy định tại Điều 26 Luật này
và hướng dẫn cụ thể tại Điều 6 Thông tư 59/2015 hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc. Thời gian tối đa
hưởng chế độ ốm đau trong một năm không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ
hàng tuần theo điểm a khoản 1 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014: “làm việc
trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội
dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã
đóng từ đủ 30 năm trở lên.” Theo tình huống trên, anh B đã đóng bảo hiểm xã hội
được 28 năm nên được nghỉ tối đa 40 ngày khi ốm đau.
11


Thứ hai, mức hưởng trong thời gian nghỉ ốm đau, anh B được hưởng 75%
mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ

việc theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật bảo hiểm xã hội.
Thứ ba, trong 30 ngày đầu sau khi nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau, anh B
còn được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05- 10 ngày, tuỳ thuộc
vào tình trạng sức khoẻ theo quy định tại Điều 29 Luật này. Tuy nhiên, khi nghỉ
anh B phải xin phép lãnh đạo doanh nghiệp và Ban chấp hành công đoàn cơ sở
để đồng ý và quyết định số ngày nghỉ theo quy định tại khoản 2 Điều này. Mức
hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau một ngày bằng 30% mức
lương cơ sở theo quy định tại khoản 3 (mức lương cơ sở từ 1/5/2016 là
1.210.000 đồng/tháng). Vậy, nếu nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe thì những
ngày này anh H vẫn được hưởng chế độ 1.210.000 x 30%= 363.000 đồng/ ngày
nghỉ.
3.

Về trợ cấp mất việc làm

Trợ cấp mất việc làm là khoản trợ cấp mà người sử dụng lao động có trách
nhiệm chi trả cho người lao động khi khi người lao động làm việc thường xuyên từ
12 tháng trở lên mà bị mất việc làm trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ
hoặc vì lý do kinh tế, trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp
tác xã (Điều 44, 45 Bộ luật lao động 2012).
Đối với trường hợp của anh B, do doanh nghiệp thay đổi công nghệ khiến anh
B bị mất việc làm nên anh này được hưởng trợ cấp mất việc làm theo quy tại Điều
49 Bộ luật lao động 2012.
Anh B đã làm việc cho doanh nghiệp 21 năm (từ năm 1995- 2016), đã đủ thời
gian theo quy định là 12 tháng trở lên làm việc cho doanh nghiệp để trả trợ cấp mất
việc khi phải chấm dứt hợp đồng lao động. Mức chi trả được tính như sau: mỗi năm
làm việc trả tương đương với 1 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng
12



tiền lương. Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm tính theo tiền lương bình quân
theo hợp đồng lao động của 6 tháng liền kề trước khi mất viêc làm.
Nhưng thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian anh B
đã làm việc thực tế cho doanh nghiệp là 21 năm trừ đi thời gian đã tham gia bảo
hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được chi trả trợ cấp thôi việc.
4.

Về chế độ trợ cấp thất nghiệp

Thất nghiệp là tình trạng người lao động trong độ tuổi lao động, có khả năng
làm việc, có nhu cầu việc làm nhưng không tìm được việc làm. Bảo hiểm thất
nghiệp là khoản hỗ trợ tài chính tạm thời dành cho những người bị mất việc mà
không phải do lỗi của họ, trong thời gian họ đang cố gắng tìm kiếm việc làm, sẵn
sàng nhận công việc mới và luôn nỗ lực nhằm chấm dứt tình trạng thất nghiệp.
Những người lao động này sẽ được hỗ trợ một khoản tiền theo tỉ lệ nhất định.
Ngoài ra, chính sách BHTN còn hỗ trợ học nghề và tìm việc làm đối với người lao
động tham gia BHTN.
Đối với trường hợp của anh B bị mất việc khi mới 52 tuổi, bị suy giảm 25%
khả năng lao động (chưa đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí), do doanh nghiệp thay
đổi công nghệ, không sắp xếp được công việc khác cho người lao động nên anh B
bị mất việc làm. Tuy nhiên, anh B chỉ được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy
định của Luật việc làm 2013 khi đủ các điều kiện:
Thứ nhất, do doanh nghiệp cho anh B thôi việc khi thay đổi công nghệ nên
anh này bị mất việc làm chứ không phải do lỗi của anh này nên nếu sau một thời
gian không tìm được việc làm mới thì được xác định là thất nghiệp.
Thứ hai, anh B thuộc đối tượng mà pháp luật quy định phải tham gia bảo hiểm
thất nghiệp quy định tại Điều 43 Luật việc làm 2013. Thời gian từ khi anh B vào
làm việc tại doanh nghiệp vào năm 1995 đến năm 2016 được tính là 21 năm tham
gia bảo hiểm thất nghiệp. Như vậy, anh B đáp ứng điều kiện về số năm đóng bảo
13



hiểm thất nghiệp “từ đủ 12 tháng trở lên tron thời gian 24 tháng trước khi chấm
dứt hợp đồng làm việc”.
Thứ ba, để được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì trong thời hạn 3 tháng kể từ
ngày chấm dứ hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, anh B phải nộp hồ sơ
hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm (khoản 1 Điều 46 Luật
việc làm 2013).
Thứ tư, anh B sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu sau 15 ngày kể từ khi
nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp và không thuộc các trường hợp không được
trả trợ cấp thất nghiệp quy định tại khoản 4 Điều 49 Luật việc làm 2013 (hồ sơ nộp
gồm: đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu; bản chính hoặc bản sao có
chứng thực giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động/hợp đồng làm
việc; sổ bảo hiểm xã hội).
Về mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng: anh B được hưởng trợ cấp thất
nghiệp bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6
tháng liền kề trước khi bị thất nghiệp nhưng tối đa không quá 5 lần mức lương tối
thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo
hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại
thời điểm chấm dứt hơp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
Thứ sáu, thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày
nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp và hưởng trợ cấp trong thời gian được xác
định theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 50
Luật việc làm 2013: “Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng
đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng
03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng
thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng”.

14



Theo đó, anh B đã đóng bảo hiểm thất nghiệp được 21 năm, vậy thời gian
hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ không quá 12 tháng.
Thứ bảy, trong thời gian thất nghiệp hưởng trợ cấp, anh B còn được hỗ trợ tư
vấn, giới thiệu việc làm; hỗ trợ học nghề; hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình
độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.
5.

Về chế độ bảo hiểm y tế

Anh B là người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn,
đồng thời là thương binh nên anh B thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế và
được hưởng các chế độ bảo hiểm y tế. Cụ thể:
Thứ nhất, là thương binh, khi ốm đau, anh B được bảo hiểm y tế với mức
hưởng là 100% chi phí khám, chữa bệnh theo Luật bảo hiểm y tế 2008;
Thứ hai, khi bị tai nạn giao thông phải nằm viện 20 ngày vào tháng 5/ 2016,
anh B còn được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 1 và khoản 9
Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế năm 2008. Theo khoản 1 Điều 22 Luật này, anh B
được ngân sách nhà nước chi trả 100% chi phí khám chữa bệnh với tư cách là
người có công với cách mạng. Để được hưởng chế độ bảo hiểm y tế, anh B phải
xuất trình thẻ bảo hiểm y tế (nếu bị mất, bị rách thì phải tiến hành làm lại).
Thứ ba, khi thất nghiệp anh B vẫn được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo chế
độ của thương binh được quy định theo Luật bảo hiểm y tế 2008.

15


KẾT LUẬN
Qua việc giải quyết vấn đề ở trên cho thấy được các chính sách an sinh mà
Nhà nước quy định đối với người có công với cách mạng và các chính sách xã hội

đối với người lao động. Các chính sách này không chỉ nhằm chia sẻ gánh nặng cho
những đối tượng được hưởng chính sách mà còn hướng tới mục tiêu an sinh xã hội
về lâu dài, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của đất nước. Do kiến thức còn
hạn chế nên bài làm không thể tránh khỏi những sai lầm, thiếu sót, rất mong nhận
được sự quan tâm, góp ý của thầy, cô để bài làm của em được hoàn thiện hơn. Em
xin cảm ơn!

16


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
-

Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014;
Nghị định số 115/2015/NĐ-CP Hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã

-

hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc;
Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2005;
Pháp lệnh sửa đổi bổ sung pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng

-

năm 2012;
Luật Bảo hiểm y tế năm 2008;
Luật số 46/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế;
Nghị định số 105/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một

-


số điều của Luật bảo hiểm y tế;
Nghị định 20/2015/NĐ- CP quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối vơi

-

người có công với cách mạng.
Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật An sinh xã hội, NXB CAND, năm 2013
Ngọc Sơn, Người lao động được 'tiếp sức' để tìm cơ hội mới
/>
-

lao-dong-duoc-tiep-suc-de-tim-co-hoi-moi-636270/
Báo lao động, Giảm tỷ lệ đóng bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao
động: không nên đặt thêm gánh nặng lên vai người lao động,
/>
-

nguoi-lao-dong-654510.bld
Người sử dụng lao động có bắt buộc phải đóng Bảo hiểm xã hội cho người lao
động? />
-

co-bat-buoc-phai-dong-bao-hiem-xa-hoi-cho-nguoi-lao-dong-.aspx
VŨ THU/Báo BHXH, Tham gia BHXH, BHYT, BH thất nghiệp: NLĐ được
hưởng nhiều lợi ích />
17




×