Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Phân tích thực trạng về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại cục thuế thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.63 KB, 9 trang )

Phân tích thực trạng về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Cục thuế
thành phố Hà nội.
BÀI LÀM

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực được coi là yếu tố đặc biệt quan trong
và mang tính then chốt trong toàn thể bộ máy cơ quan nhà nước nói chung và các
cơ quan nhà nước nói riêng. Quản lý định hướng đào tạo và phát triển tốt nguồn
nhân lực vào đung mục tiêu là yếu tố quyết định tới sự thành công của một thể chế
chính trị của một quốc gia nói chung và hệ thống các cơ quan nhà nước nói riêng.
Cục thuế thành phố Hà nội là một cơ quan trực thuộc Tổng cục thuế là một
cơ quan Nhà nước có nhệm vụ chính trị là, quản lý thu thuế nộp vào ngân sách nhà
Nước trên địa bàn toàn thành phố Hà Nội theo quy định của Pháp luật. Về mô hình
tổ chức của hệ thống quản lý thu thuế từ Cục thuế đến các Chi cục thuế bao gồm
văn phòng Cục thuế thành phố Hà Nội và 29 Chi cục thuế quận, huyện trực thuộc,
mô hình tổ chức của văn phòng Cục thuế gồm 21 phòng ban chức năng và mỗi
phòng chức năng đều được phân định rõ chức năng nhiệm vụ cụ thể, 29 Chi cục
thuế quận, huyên trực thuộc Cục thuế đều có mô hình tổ chức giống nhau mỗi cục


thuế đều bao gồm các tổ đội và các tổ đội và các tổ đội này đều được phân định rõ
chức năng nhiệm vụ cụ thể. Như chúng ta đã biết Thuế là một công cụ điều tiết vĩ
của nền kinh tế của nhà Nước và thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà
Nước, cũng xuất phát từ tầm quan trọng của Thuế như vậy việc tổ chức quản lý thu
thuế là một công việc hết sức nặng nề và tiểm ẩn rất nhiều rủi ro ảnh hưởng đến
nhiệm vụ chính trị của ngành, bởi lẽ hoạt động thu thuế có ảnh hướng đến toàn bộ
người dân trên địa bàn thành phố. Như chúng ta đã biết thực trạng ở nước ta hiện
nay ý thức tự giác chấp hành nghĩa vụ thuế của người dân chưa cao, trình độ dân trí
còn thấp và không đồng đều và đây là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới việc thực
hiện nhiệm vụ của cơ quan thuế, đồng thời chính sách thuế còn có nhiều thay đổi
và còn tồn tại nhiều bất cập cần phải khắc phục. Do vậy việc quản lý thu thuế gặp
khá nhiều khó khăn và thách thức gặp phải trong quá trình quản lý thu thuế. Đứng


trước khó khăn thách thức này ngành thuế luôn coi trọng tính tuân thủ nghiêm ngặt
các quy định của luật quản lý thuế và các quy trình quản lý, đồng thời luôn quán
triệt tinh thần cho đội ngũ cán bộ thuế từ Cục thuế đến các Chi cục thuế phải luôn
có ý thức tuân thủ đúng các quy định của luật quản lý thuế trong quá trình thi hành
công vụ và hướng dẫn các tổ chức cá nhân người nộp thuế chấp hành nghĩa vụ thuế
đối với nhà Nước, tránh tối đa những phiền hà cho người nộp thuế. Để thực hiện tốt
việc hướng dẫn người dân tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà Nước một
cách thuận lới và nhanh nhất Ngành thuế đã chủ động đề suất với chính phủ và Nhà


nước các giải pháp cải cách hiện đại hoá ngành thuế, bằng cách áp dụng sâu rộng
Công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý thu thuế, cụ thể trong các khâu kê
khai nộp thuế và tính thuế đảm bảo nhanh, chính xác và minh bạch trong quá trình
thực hiện việc quản lý thu thuế, tạo thuận điều kiện thuận lợi nhât cho các tổ chức
cá nhân người nộp thuế trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế của mình, thiết lập các
kênh tuyên truyền sâu rộng luật quản lý thuế và các chính sách chế độ liên quan
đến thuế tới các tổ chức cá nhân người nộp thuế và người dân biết để trên cơ sở đó
người dân nâng cao được ý thức về chấp hành nghĩa vụ thuế đối với nhà Nước.
Như chúng ta đã biết việc quản lý thu thuế và chống thất thu thuế cho ngân sách
nhà Nước và tình trạng trốn thuế, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thuế đây là một
nhiệm vụ đặt lên hành đầu của ngành thuế, thực tế việc trốn thuế, vi phạm pháp luật
trong lĩnh vực thuế còn thường sảy ra phổ biến để ngăn chặn triệt để tình trạng này
phải có được sự phối hợp đồng bộ từ các cơ quan bảo vệ pháp luật và chính quyền
địa phương, trong việc ngăn chặn phòng ngừa hiện tượng chốn thuế, vi phạm pháp
luật trong lĩnh vực thuế. Và để tiến tới khắc phục tối đa việc trốn thuế ngành thuế
đã thực hiện triển khai đồng bộ các giải pháp và biện pháp quản lý đó là:
+ Đẩy mạnh công tác tuuyên truyền các chủ chương, chính sách pháp luật về
thuế, các luật thuế mới sâu rộng đến người dân để người dân hiểu được và tự giác
thực hiện.



+ Đẩy mạnh công tác hỗ trợ, giải quyết các khó khăn vước mắc mà người
nộp thuế gặp phải trong việc kê khai nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ thuế của mình
đối với nhà Nước.
+ Thực hiện tốt việc quản lý chặt chẽ hoá đơn ấn chỉ để tránh tối đa việc sử
dụng hoá đơn bất hợp pháp, tình trạng mua bán hoá đơn để hợp thức hoá đầu vào
để được khấu trừ thuế bất hợp pháp dẫn đến thất thu cho ngân sách nhà nước.
+ Tăng cường công các thanh tra, kiểm tra, quyết toán thuế tại các cơ sở kinh
doanh để sớm phát hiện, ngăn ngừa các sai phạm trong lĩnh vực thuế để thực hiện
truy thu thuế nộp vào ngân sách nhà nước và chống thất thu thuế cho ngân sách.
+ Xây dựng chuẩn hoá các quy trình nghiệp vụ quản lý thu thuế để đảm bảo
việc quản lý thu thuế theo đúng quy định của Pháp luật.
+ Đưa công nghệ thông tin áp dụng vào các khâu quản lý để đảm bảo tính
chính xác, nhanh nhậy kịp thời và quan trọng hơn là đảm bảo tính minh bạch,
khách quan trong quá trính quản lý thu thuế.
+ Luôn quan tâm đến việc chăm lo, đào tạo cho đội ngũ cán bộ thuế từ Cục
thuế đến các Chi cục thuế về phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong, đạo đức nghề
nghiệp và trình độ chuyên môn nghiệp vụ thuế, để ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu
cầu của công việc.


+ Tăng cường các biện pháp để tạo nguồn và nuôi dưỡng nguồn thu.
Bên cạnh những giải pháp tích cực về việc đề ra các giải pháp đồng bộ phục
vụ công tác quản lý thu thuế, còn bộc lộ những hạn chế thiếu sót sau:
- Việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chưa được quan tâm đúng mức
đó là:
+ Việc thiết kế các chương trình đào tạo chưa bám sát với yêu cầu đòi hỏi
của thực tế nên dẫn đến chất lượng hiệu quả của việc đào tạo chưa cao.
+ Thiếu sự quan tấm một cách đúng mức đến việc đào tạo nâng cao nghiệp
vụ chuyên môn trong lĩnh vực thuế cho cán bộ thuế.

+ Thiếu sự đào chuyên sâu cho cán bộ dự nguồn thay thế các vị trí lãnh đạo
chủ chốt.
+ Việc quy hoạch bổ nhiệm cán bộ còn thiếu tính hợp lý đôi khi còn bị động

Để thực hiện tốt các giải pháp, biện pháp nêu trên và hoàn tốt nhiệm vụ
chính trị của Đảng và nhà nước giao cho ngành thuế cần phải quan tâm đến các
công việc sau:


*Quan tấm đến việc sắp xếp kiện toạn bộ máy tổ chức từ Cục thuế đến các
Chi cục thuế, phải đảm bảo tính tinh gọn hiệu lực hiệu quả phù hợp với từng địa
bàn. Đây là một công việc cực kỳ quan trọng nó quyết định sự thành công hay thất
bại của một tổ chức trong việc thực thi nhiệm vụ chính trị của cơ quan tổ chức
mình và đã nói đến bộ máy tổ chức là công việc liên quan đến con người, mà việc
liên quan đến con người là một vấn đề rất phức tạp và nhậy cảm, nếu không kiện
toàn sắp xếp tốt cơ cấu tổ chức thì sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc thực
thi nhiệm vụ ngược lại nếu bộ máy tổ chức tinh gọn hiệu quả nó ảnh hưởng rất
nhiều đến kết quả thực hiện công việc.
* Quan tâm đúng mức đến việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cụ thể
là:
- Phải thiết kế một chương trình đào một cách khoa học hợp lý đảm bảo phủ
rộng khắp tất cả các lĩnh vực chuyên môn trong công tác quản lý thuế cho đội ngũ
cán bộ thuế, để đảm bảo cho cán bộ thuế có nghiệp vụ chuyên môn cao trong lĩnh
vực thuế góp phần hạn chế tối đa những sai lầm mắc phải trong việc thực thi nhiệm
vụ.
- Tăng cường tổ chức các lớp giáo dục về phẩm chính trị, tư tưởng, đạo đức,
lối sống cho đội ngũ cán bộ thuế từ Cục thuế đến các Chi cục thuế, để đảm bảo cho


đội ngũ cán bộ thuế luôn có đủ phẩm chất chính trị vững vàng luôn thực hiện tốt

nhiệm vụ được giao.
- Có kế hoạch lựa chọn các cán bộ có năng lực chuyên môn giỏi, phẩm chất
đạo đức tốt, có phẩm chất chính trị vững vàng cử đi đào tạo các lớp nâng cao trình
độ để phục vụ công tác quy hoạch cán bộ dự nguồn thay thế các vị trí chủ chốt của
Cục thuế và các Chi cục thuế.
- Kiện toàn bộ máy tổ chức bộ máy từ Cục thuế đến các Chi cục thuế theo
hướng ngọn nhẹ hiệu lực, hiệu quả.
- Luôn chú trọng chăm lo đến việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đảm
bảo luôn luôn thích ứng được với sự thay đổi của chính sách chế độ và luôn luôn
đáp ứng được những đòi hỏi của công việc, và phải coi phát triển nguồn nhân lực là
yếu tố cốt lõi được quan tâm hàng đầu, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có chất
lượng cao luôn góp một phần không nhỏ trong việc phát triển đất nước và tăng
trưởng bền vững.

Tóm lại như chúng ta đã biết việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có
một vai trò đặc biệt quang trọng đối với sự phát triển đất nước, bởi lẽ nguồn nhân
lực có tính chất quyết định sự hưng thịnh hoặc suy vong của quốc gia dân tộc hay


nói một cách khác đi đào tạo và phát triển giữ một vai trò then chốt và là động lực
cho sự phát triển, nguồn nhân lực của một quốc gia nào đó mà yếu đồng nghĩa với
quốc gia đó yếu, nguồn nhân lực của quốc gia nào mạnh đồng nghĩa với quốc gia
đó mạnh. Từ tầm quan trong của việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực thì một
quốc gia muốn tồn tại và phát triển một cách bền vững thì phải cần quan tâm đặc
biệt đến việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho đất nước, đồng nghĩa với
việc phải làm sao có được một hệ thống giáo dục tiên tiến phù hợp để đào tạo ra
một lực lương lao động có chất lượng cao vừa có tài vừa có đức phục vụ đất nước
vì “Hiền tài” là nguyên khí quốc gia. Muốn có được nguồn nhân lực chất lược cao
phục vụ đất nước cần phải quan tâm kiện toàn hoàn thiện hệ thống giáo dục một
cách hợp lý từ việc xây dựng thiết kế các chương trình đào tạo, đền việc đào tạo

phải đạt được mục tiêu là đáp ứng được các đòi hỏi trong thực tiễn, và phải coi phát
triển nền giáo dục vững mạnh hiệu lực, hiệu quả là quốc sách hàng đầu, đối với các
cơ quan tổ chức thì cần phải chú trọng đến việc đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực chất lượng cao phải được quan tâm hàng đầu bởi vì nguồn nhân lực chất lượng
cao là sức mạnh và cũng là tài sản vô giá của tổ chức.




×