Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

PHÂN TÍCH THỰC TRANG về HOẠT ĐỘNG đào tạo và PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực tại cơ QUAN THANH TRA bộ tài CHÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.51 KB, 14 trang )

Câu hỏi: Hãy phân tích về thực trạng về một trong các hoạt động sau tại
tổ chức mà các anh/chị đang làm việc:
- Tuyển dụng.
- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
- Đánh giá thực hiện công việc.
- Thù lao lao động.
Trên cơ sở đó hãy nêu những hạn chế và đề xuất một số giải pháp để khắc
phục.
Hiện tại tôi đang công tác tại cơ quan quản lý nhà nướcđó là : Thanh tra
Bộ Tài chính; do đó với đề bài như trên tôi xin được chọn việc phân tích thực
trang về hoạt động Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại cơ quan Thanh tra
Bộ Tài chính.
BÀI LÀM
A. MỘT SỐ NÉT CHUNG VỀ CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ, CƠ CẤU TỔ
CHỨC BỘ MÁY.
- Vị trí chức năng:
+ Thanh tra Bộ tài chính là đơn vị thuộc Bộ Tài chính, có chức năng tham
mưu giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thông nhất quản lý Nhà nước về thanh tra,
giải quyết khiếu nại, phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng
phí; thực hiện thanh tra hành chính đối với tổ chức cá nhân thuộc quyền quản lý
trực tiếp của Bộ trưởng Bộ tài chính, Tài chính và thanh tra chuyên ngành
trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính.
+ Thanh tra Bộ tài chính chịu sự chỉ đạo trực tiếp trực tiếp của Bộ trưởng
Bộ tài chính, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác, tổ chức và
nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.
- Nhiệm vụ:
1


+ Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng các văn bản
quy phạm pháp luật về thanh tra và các lĩnh vực quản lý nhà nước khác theo sự


phân công của Bộ trưởng Bộ tài chính.
+ Hướng dẫn kiểm tra đôn đốc các cơ quan, đơn vị trong ngành tài chính
xây dựng, thực hiện chương trình, kế hoạch thanh tra, kiểm tra và xử lý sau
thanh tra, kiểm tra, hướng dân nghiệp vụ thanh tra kiểm tra tài chính
+ Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan,
đơn vị thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ Tài chính
+ Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành của cơ quan, tổ chức,
cá nhân trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính
...
+ Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính
giao và theo quy định của pháp luật.
- Cơ cấu tổ chức:
+ Thanh tra Bộ Tài chính có Chánh Thanh tra và một số Phó Chánh
Thanh tra.
+ Hiện nay Thanh tra Bộ tài chính có 150 người, được tổ chức thành 11
phòng chức năng: Phòng Tổng hợp, Phòng Khiếu Nại tố cáo, Phòng Thanh tra 1,
phòng Thanh tra 2, phòng Thanh tra 3, phòng Thanh tra 4, phòng Thanh tra 5,
Phòng Thanh tra 6, Phòng xử lý sau thanh tra, Đại diện thanh tra Bộ Tài chính
tại TP Hồ Chí Minh, Tạp chí Thanh tra Tài chính.
Lực lượng cán bộ viên chức trong cơ quan Thanh tra Bộ tài chính bao
gồn: công chức dự bị, cán bộ thanh tra, thanh tra viên, thanh tra viên chính và
thanh tra viên cao cấp.
B. PHÂN TÍCH THỰC TRANG VỀ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO VÀ
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CƠ QUAN THANH TRA BỘ TÀI
CHÍNH
Phần này được trình bày bao gồm những vấn đề như sau:
2


- Khái niệm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:

- Việc đào tạo tại cơ quan Thanh tra Bộ Tài chính
+ Đào tạo bên trong: với cán bộ mới tuyển dụng, với các thanh rta viên,
với các cán bộ thanh tra nói chung.
+ Đào tạo bên ngoài
- Việc phát triển tại cơ quan Thanh tra Bộ Tài chính:
+ Đào tạo tin học, ngoại ngữ
+ Đào tạo sau đại học và nghiên cứu sinh:
+ Hợp tác quốc tế
- Các hạn chế và giải pháp khắc phục
I. Khái niệm:
- Đào tạo và phát triển: Cốt lõi của một nổ lực liên tục nhằm nâng cao
năng lực của nhân viên và hiệu quả hoạt động của tổ chức.
- Đào tạo: Cung cấp cho người học những kiến thức và những kỹ năng
cần thiết cho công việc hiện tại của họ
- Phát triển: Việc học những kỹ năng mà vượt lên trên giới hạn của công
việc hiện tại và có mục tiêu lâu dài hơn.
II. Việc đào tạo tại cơ quan Thanh tra Bộ Tài chính
1. Đào tạo bên trong:
a. Đối với các cán bộ mới tuyển dụng:
Sau khi trúng tuyển kỳ thi công chức thì người lao động trở thành công
chức dự bị, thời gian để chuyển từ công chức dự bị thành công chức là 01 năm
(Trừ trường hợp công chức từ các cơ quan Nhà nước khác chuyển đến thì không
phải thi và không phải là công chức dự bị nhưng vẫn tuân thủ quy trình đào tạo
như nêu dưới đây). Trong thời gian đầu công chức chưa được phân công về các
phòng chức năng của cơ quan thanh tra mà tập trung sinh hoạt chung tại phòng

3


họp lớn của cơ quan dưới sự quản lý của Phòng Tổng hợp, thời gian này kéo dài

khoảng 2 tháng và công chức sẽ được đào tạo như sau:
- Tự học: Các công chức dự bị được cung cấp các tài liệu để nghiên cứu:
+ Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan trực tiếp tới ngành như: Luật
Thanh tra, Nghị định 41/2005/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thanh tra và các thông tư
hướng dẫn; Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ Tài
chính.
+ Các văn bản quy phạm pháp luật phục vụ trực tiếp cho công tác thanh
tra: Luật Khiếu nại, tố cáo; Luật phòng, chống tham nhũng; Luật ngân sách;
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật thuế Giá trị gia tăng;
+ Các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan như Luật đất đai,
luật đấu thầu, Luật xây dựng...
+ Các quy trình thanh tra, chuẩn mực xử lý thanh tra đã được phê duyệt
thuộc các lĩnh vực như: thanh tra vốn đầu tư xây dựng cơ bản, thanh tra các đơn
vị hành chính sự nghiệp, thanh tra quản lý ngân sách các địa phương, thanh tra
doanh nghiệp, thanh tra giá...
+ Các tài liệu, hồ sơ thanh tra của các đoàn thanh tra như biên bản làm
việc, biên bản thanh tra, báo cáo kết quả thanh tra, kết luận thanh tra,
Khi số lượng công chức dự bị mỗi lần tuyển dụng nhiều thì được chia
thành các nhóm để giúp nhau tìm hiểu cúng như thảo luận các câu hỏi tình
huống do phòng Tổng hợp soạn thảo sau đó lập thành biên bản của tổ; ngoài ra
các tổ còn phân chia thành 2 phía: một bên là đối tượng thanh tra và một bên là
Đoàn Thanh tra để tập phản biện các tình huống.
Sau khi nghiên cứu kỹ các văn bản trên, các công chức dự bị phải viết bản
thu hoạch về những chủ đề nhất định như khiếu nại tố cáo, quy chế dồan thanh
tra, chuẩn bị cuộc thanh tra... nộp cho lãnh đạo thanh tra; qua đó bước đầu xác

4


định được khả năng nhận thức, sự nhanh nhạy cần thiết, khả năng bao quát, tổng

hợp vấn đề của các công chức.
- Học dưới sự hướng dẫn của các trưởng, phó phòng thanh tra.
Sau khi đã nghiên cứu và viết bản thu hoạch lần thứ nhất, các công chức
được học tập trung với sự hướng dẫn của các trưởng, phó phòng thanh tra về các
chuyên đề quy trình thanh tra, chuẩn mức xử lý của các lĩnh vực. Trong các bài
giảng như vậy sẽ đi sâu phân tích mục đích và phương pháp thanh tra, các công
chức sẽ được chỉ định đặt các câu hỏi tình huống và giảng viên sẽ trả lời thông
qua lý luận chung cũng như thực tiễn đã diễn ra.
Qua việc học tập này sẽ giúp cho học viên nắm được kiến thức của tất cả
các lĩnh vực thanh tra, trang bị bước đầu hành trang cơ bản
Sau đó các học viên lại phải viết bản thu hoạch lần thứ 2 về những kiến
thức đã được giảng về các lĩnh vực thanh tra. Qua các báo cáo thu hoạch này
giúp cho lãnh đạo thanh tra định hướng được về thời gian, cách thức nghiên cứu
tài liệu, phương pháp giảng dạy, nội dung giảng dạy đã phù hợp chưa đồng thời
cũng đáng giá được chất lượng của từng công chức.
Sau khi hoàn thành 2 bản thu hoạch trên, các công chức dự bị được Chánh
thanh tra phân công về công tác tại các phòng chức năng của Thanh tra Bộ Tài
chính
- Đạo tạo hướng dẫn tại các phòng chức năng và qua các các cuộc thanh
tra.
Khi các công chức trên được điều về các phòng thì lãnh đạo các phòng có
trách nhiệm phân công người hướng dẫn, theo dõi, kèm cặp: cung cấp các văn
bản liên quan đến lĩnh vực hoạt động thanh tra của phòng như các văn bản quy
phạm pháp luật, hồ sơ thanh tra (được lưu tại ổ P); nếu người được giúp đỡ được
phân công tiến hành thanh tra tại một đơn vị nào đó thì người được giao giúp đỡ
kèm cặp cũng được phân công làm cùng để thuận lợi cho việc hướng dẫn cụ thể
5


trong việc thực hiện nghiên cứu các tài liệu của đối tượng thanh tra, các phương

pháp thanh tra, phương pháp viết biên bản, tổng hợp kết quả thanh tra ...(theo
hình thức cầm tay chỉ việc).
b. Đối với các thanh tra viên
- Đào tạo tại các phòng:
+ Học tập thông qua các cuộc thanh tra: Trên cơ sở các kiến thức đã có,
nhưng không thể áp dụng cứng nhắc vào bất kỳ cuộc thanh tra nào, mỗi cuộc
thanh tra đều có những tính chất và các đặc thù riêng, do đó phải nắm vững quy
trình nghiệp vụ, chính sách chế độ nhà nước, vận dụng một cách linh hoạt các kỹ
năng; khi phát hiện ra sai phạm dưới một dạng mới và phương pháp mới thì đó
chính là các kinh nghiệm quý báu cần được đúc kết và phổ biến cho cho toàn thể
công chức trong phòng thông qua buổi họp rút kinh nghiệm sau mỗi cuộc thanh
tra cũng như sẽ được biên soạn bổ sung vào quy trình nghiệp vụ thanh tra.
+ Tự học: Cũng như các công chức thì các thanh tra viên cũng phải
thường xuyên nghiên cứu các quy trình, chuẩn mực thanh tra, cập nhật các kiến
thức mới về chế độ kế toán, chính sách pháp luật,
- Tổ chức đào tạo toàn cơ quan:
Thanh tra Bộ hàng năm tổ chức rà soát, đánh giá cán bộ công chức thanh
tra tài chính toàn ngành để phân loại năng lực từng cán bộ; trên cơ sở đó có kế
hoạch đào tạo lại. Việc đào tạo lại cán bộ thanh tra tài chính chủ yếu tập trung
vào chuyên môn, nghiệp vụ thông qua việc tổ chức tập huấn nghiệp vụ, tập huấn
chế độ chính sách mới; bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra tài chính (nội dung,
phương pháp thanh tra từng lĩnh vực); đào tạo, bồ dưỡng kỹ năng sử dụng máy
tính, khai thác dữ liệu phục vụ công tác chuyên môn,...
c. Đối với toàn thể cán bộ thanh tra:
- Tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp:

6


Một vấn đề rất quan trọng, quyết định đến chất lượng của nguồn nhân lực

đó là tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp; để làm được việc đó Thanh
tra Bộ Tài chính luôn luôn tăng cường các biện pháp giáo dục cán bộ thanh tra
về tinh thần trách nhiệm, ý thức tận tâm, tận tuỵ với công tác thanh tra tài chính;
nâng cao tính chiến đấu và khả năng chống tham nhũng, chống tiêu cực, chống
thất thoát, lãng phí cho cán bộ toàn hệ thống. Xây dựng tiêu chuẩn đạo đức nghề
nghiệp, tôn vinh danh dự nghề nghiệp của cán bộ thanh tra tài chính.
- Tổ chức tập huấn nâng cao nghiệp vụ:
Hàng năm, Thanh tra Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên
quan tổ chức các đợt tổng kết, tập huấn nhằm kịp thời cập nhật thêm thông tin
mới, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng thanh tra tài chính cho cán bộ toàn hệ thống.
- Đào tạo tính nhạy cảm nghề nghiệp:
Theo quy định của Luật thanh tra thì thời gian thanh tra không quá 45
ngày; nhưng tài liệu của đối tượng thanh tra không những nhiều mà còn được
chuẩn bị (che giấu) trước hàng năm, khi cung cấp cho đoàn thanh tra thì luôn
chậm trễ, do đó ngoài việc truyền đạt phổ biến kinh nghiệm cần phải rèn luyện
các kỹ năng cần thiết để nâng cao tính nhạy cảm của nghề nghiệp của cán bộ
thanh tra thì mới đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ: Biết đọc qua để bao quát công
việc lại phải biết lựa chọn nội dung nào cần đi sâu phân tích, xác minh tính
đúng đắn, hợp pháp trong rất nhiều tài liệu...
- Luân chuyển công việc:
Hàng năm, những người có thời gian công tác trên 3 năm ở các phòng đều
được xem xét để luân chuyển sang các phòng chuyên môn nghiệp vụ khác; qua
việc luân chuyển này giúp cho các cán bộ thanh tra học và có thời gian thực
hành công việc trên nhiều lĩnh vực khác nhau, từ đó tạo ra một đội ngũ cán bộ
thanh tra khi cần có thể tham gia thanh tra trên tất cả các mặt: kinh tế, xã hội, y
tế, giáo dục, khiếu nại tố cáo, phòng chống tham nhũng. Tuy nhiên một số cán
7


bộ, lãnh đạo chủ chốt có thời gian luân chuyển dài hơn để làm nòng cốt cho các

hoạt động bình thường của phòng đó.
Qua việc đào tạo bên trong như vậy nhưng sau khi rà roát, đánh giá lại
toàn bộ cán bộ của các cơ thanh tra tài chính hàng năm: đối với những người
không thể đáp ứng được yêu cầu công việc cần phải sắp xếp lại, chuyển công tác
phù hợp hoặc giải quyết nghỉ chế độ, đối với cán bộ có năng lực nhưng chưa đủ
các tiêu chuẩn thì có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao đáp ứng yêu cầu tiêu
chuẩn đề ra và phù hợp với quy hoạch cán bộ
2. Việc đào tạo bên ngoài:
Do tính chất đặc thù của ngành thanh tra thì vấn đề ngạch bậc của thanh
tra viên là rất quan trọng, không chỉ đủ tiêu chuẩn về lương hay thời gian công
tác thì được thi chuyển ngạch từ thanh tra viên lên thanh tra viên chính hay từ
thanh tra viên chính lên thanh tra viên cao cấp còn phải tuỳ thuộc vào nhu cầu
của cơ quan; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp của từng cán
bộ thanh tra.
Để phục vụ tốt cho công việc, thì bổ sung các kiến thức cần thiết khi
chuyển ngạch lên thanh tra viên , thanh tra viên chính và thanh tra viên cao cấp,
căn cú chỉ tiêu được giao, Thanh tra Bộ đã tổ chức đào tạo như sau:
- Phối hợp với Học viện học viện Hành chính - Học viện chính trị, Hành
chính quốc gia Hồ Chí Minh mở các lớp đào tạo kiến thức về quản lý nhà nước
hệ chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp; thời gian đào tạo mỗi
lớp 3 tháng và được cấp chứng chỉ.
- Phối hợp với Trường Cán bộ Thanh tra thuộc Thanh tra Chính phủ để
đào tạo nghiệp vụ thanh tra viên, thanh tra viên chính và thanh tra viên cao cấp;
mỗi lớp đào tạo 1 tháng
- Khi có các chứng chỉ tương ứng, các cán bộ thanh tra sẽ tham gia các kỳ
thi chuyển ngạch, nếu đạt kết quả sẽ được bổ nhiệm vào các ngạch tương ứng.
8


(Đến năm 2010, mục tiêu thay đổi cơ cấu ngạch công chức thanh tra tài chính

như sau: Thanh tra Bộ cơ cấu 10% ngạch Thanh tra viên cao cấp, 45% ngạch
Thanh tra viên chính, 40% ngạch Thanh tra viên và 5% ngạch khác).
Việc đào tạo bên ngoài này giúp cho các cán bộ thanh tra (bao gồm công
chức, thanh tra viên, thanh tra viên chính, thanh tra viên cao cấp) vừa nắm vững
được các kiến thức quản lý nhà nước, vừa được mở rộng, học hỏi một cách bài
bản thông qua các giáo trình giảng dạy các kiến thức nghiệp vụ thanh tra của
ngành mình và của các ngành, các đơn vị khác.
III. Việc phát triển tại cơ quan Thanh tra Bộ Tài chính:
Để định hướng lâu dài cho nhiệm vụ của Thanh tra Bộ Tài chính trong
điều kiện hoà nhập với thế giới bên ngoài; Thanh tra Bộ tổ chức thực hiện chủ
trương:
1. Đào tạo tin học, ngoại ngữ:
a. Về tin học:
- Phối hợp với Cục Tin học Thống kê của Bộ để mở các lớp đào tạo và
cập nhật các kiến thức tin học mới.
Mặc dù hiện tại việc sử dụng tin học trong hoạt động thanh tra chủ yếu là tin
học văn phòng để soạn thảo các văn bản thanh tra, thu thập thông tin qua các trang
điện tử, sử dụng Excel phục vụ cho lập bảng biểu, tính toán; nhưng về lâu dài không
thể chỉ có như vậy, vì các cán bộ thanh tra phải sẵn sàng đáp ứng các nhiệm vụ liên
quan đến công nghệ thông tin với trình độ cao như thanh tra việc mua sắm phần mềm
thì phải hiểu sâu về nó...
- Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các cán bộ thanh tra tự học thông
qua việc cung cấp sách về công nghệ thông tin, trang bị đầy đủ máy tính thế hệ mới,
hỗ trợ kinh phí và thời gian cho việc tự học tại các trung tâm đào tạo bên ngoài
b. Về ngoại ngữ:
9


Hiện nay vấn đề kém ngoại ngữ là tình trạng chung của công chức các cơ
quan nhà nước trong đó có cơ quan Thanh tra; để khắc phục tình trạng này

Thanh tra Bộ đã có các giải pháp như sau:
- Động viên khuyến khích các cán bộ tự học thông qua bạn bè, đồng
nghiệp.
- Thanh tra Bộ hỗ trợ kinh phí và thời gian cho các cán bộ học thêm tại
các trường, các trung tâm ngoại ngữ.
- Coi việc học tập này là một trong các chỉ tiêu đánh giá mức độ hoàn
thành nhiệm vụ
- Tổ chức các cuộc thi nội bộ về khả năng đọc, viết và giao tiếp bằng
ngoại ngữ.
Việc khuyến khích động viên, đặt ra mục tiêu nhiệm vụ học ngoại ngữ rất
quan trọng vì trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay có rất nhiều
chương trình dự án có sử dụng nguồn vốn nước ngoài, có rất nhiều công ty liên
doanh mà đi kèm với nó là hồ sơ, và con ngưòi với ngôn ngữ bằng tiếng nước
ngoài, nếu cán bộ thanh tra không biết hoặc biết không vững sẽ rất khó khăn
trong việc tiến hành các biện pháp nghiệp vụ của mình
2. Đào tạo sau đại học và nghiên cứu sinh:
Thanh tra Bộ không phải là cơ quan nghiên cứu nhưng do nhu cầu nâng
cao về mặt lý luận, đúc rút các kinh nghiệp thực tiễn thành các bài học, thường
xuyên đổi mới, lập các dự báo lâu dài về hoạt động, đào tạo của ngành do đó
việc đào tạo các cán bộ thanh tra có trình độ thạc sỹ, tiến sỹ là hết sức cần thiết.
Hiện nay 100% các cán bộ lãnh đạo phòng, lãnh đạo thanh tra (Chánh thanh tra,
phó chánh thanh tra )đều có trình độ thạc sỹ kinh tế hoặc quản trị kinh doanh, có
2 tiến sỹ lãnh đạo cấp phòng. Để phát triển loại hình này, Thanh tra Bộ thực hiện
như sau:

10


- Các cán bộ thanh tra (nói chung) tự lo thời gian và kinh phí ôn thi đầu
vào sau khi được sự đồng ý của Lãnh đạo Thanh tra và của Bộ

- Khi đã đạt kết quả thi đầu vào thì cán bộ thanh tra được nhà nước trả
kinh phí đào tạo, thanh tra Bộ tào điều kiện về thời gian.
3. Hợp tác quốc tế
Khảo sát, học tập kinh nghiệm thanh tra, giám sát tài chính của nước
ngoài.
Để công tác thanh tra tài chính sớm bắt kịp với tiến trình hội nhập quốc tế
và khu vực, Thanh tra Bộ đẫ tổ chức nhiều chuyến đi nghiên cứu, học tập kinh
nghiệm của các nước như Pháp, Hàn Quốc; tổ chức cho các đoàn cán bộ đi
nghiên cứu, học tập ngắn hạn tại một số nước về: tổ chức bộ máy, chức năng,
nhiệm vụ của cơ quan thanh tra, kiểm tra tài chính; quy trình thanh tra, kiểm tra;
giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng ngừa, đấu tranh chống tham nhũng...
4. Đào tạo phát triển cán bộ quản lý
- Đối với chức danh phó trưởng phòng:
Qua giải quyết công việc thường ngày cũng như xử lý các công việc trong
các đoàn thanh tra và qua tổng kết đánh giá công tác cuối năm của các phòng từ
đó lãnh đạo thanh tra sẽ xác định được những cá nhân tiêu biểu, hội đủ điều
kiện, tố chất lãnh đạo để tạo điều kiện phát triển, thực hiện công tác quy hoạch
cán bộ; khi đạt được đầy đủ các điều kiện theo quy định thì sẽ đề nghị Bộ bổ
nhiệm vào vị trí lãnh đạo và được cử đi học lớp quản lý do Trường Quản lý cán
bộ của Bộ Tài chính tổ chức.
- Đối với phó trưởng phòng bổ nhiệm lên trưởng phòng hoặc từ trưởng
phòng lên phó chánh thanh tra và phó chánh thanh tra lên chánh thanh tra.

11


Các chức danh đó sẽ được quy hoạch và bổ nhiệm từ các chức danh thấp
hơn tương ứng và sẽ được đào tạo các lớp quản lý sau khi được Bộ bổ nhiệm
(quy trình giống như bổ nhiệm cấp phó trưởng phòng).
Bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo như trên tuân thủ theo nguyên tắc là bổ

nhiệm có thời hạn. sau 5 năm lại lấy phiếu tín nhiệm để đề nghị bổ nhiệm lại
hoặc đề nghị miễn nhiệm.
Quá trình đạo tạo và phát triển như nêu trên được tiến hành thường xuyên
liên tục, có sự kế thừa, phát huy nhưng cũng phải luôn luôn đổi mới để theo kịp
sự phát triển của xã hội
IV. Các hạn chế và giải pháp khắc phục
Các hình thức đào tạo và phát triển như trên của Thanh tra Bộ Tài chính
luôn luôn nhận được sự giúp đỡ của Lãnh đạo Bộ, nhận được sự đồng tình ủng
hộ của các cán bộ thanh tra vì nó là nhu cầu và quyền lợi thiết thực, là cơ hội để
thăng tiến. Tuy nhiên nó vẫn còn một số mặt hạn chế cần phải có biện pháp
khắc phục.
1. Hạn chế
- Việc đào tạo thi nâng ngạch thanh tra viên chính:
+ Hàng năm số cán bộ thanh tra là thanh tra viên có đủ các điều kiện để
thi nâng ngạch thanh tra viên chính là rất lớn nhưng chỉ tiêu phân bổ từ Thanh
tra Chính phủ và Bộ nội vụ lại rất hạn chế, năm trước dồn lại năm sau làm cho
số lượng ngày càng tăng.
+ Căn cứ vào các chỉ tiêu được giao thì Thanh tra Bộ cũng chỉ được cử
đúng số lượng như chỉ tiêu được giao tham gia học lớp thanh tra viên chính tại
Trường cán bộ Thanh tra và sau khi có chứng chỉ thì được thi nâng ngạch.
Việc thi nâng ngạch như trên không đảm bảo tính công bằng (vì thi là đỗ
theo chỉ tiêu)

12


- Chưa tổ chức đào tạo ngoại ngữ tập trung trong cơ quan do điều kiện
phải thường xuyên đi công tác.
2. Giải pháp khắc phục:
- Về đào tạo thi nâng ngạch thanh tra viên chính:

+ Thanh tra Bộ tài chính có quân số lớn hơn rất nhiều so với các Bộ
ngành khác (150 người so với Bộ ngành khác chỉ có 30 đến 40 người) nhưng chỉ
tiêu được giao về thi nâng ngạch lên thanh tra viên chính lại bằng các bộ ngành
khác, do đó phải kiến nghị với các cơ quan chức năng như Thanh tra Chính phủ,
Bộ Nội vụ có sự phân bổ chỉ tiêu hợp lý.
+ Khi chỉ tiêu được phân bổ (ít hơn, bằng so với nhu cầu) thì nên cho tổ
chức thi tuyển như thi đại học và lấy điểm từ cao xuống thấp và có mức sàn
khống chế.
- Về tổ chức đào tạo ngoại ngữ tập trung trong cơ quan:
Để khắc phục điều kiện phải thường xuyên đi công tác, nên tổ chức các
lớp học ngoại ngữ có thời gian học 3 tháng sau khi họp tổng kêt cuối năm đến
cuối tháng 3 năm sau là thời gian chuẩn bị cho thực hiện kế hoạch năm.
Trên đây là thực tế đào tạo và phát triển tại cơ quan Thanh tra Bộ Tài
chính, mỗi cơ quan, tổ chức đều có đặc thù riêng nên hình thức tổ chức, biện
pháp thực hiện có sự khác nhau nhưng mục đích cuối cùng của việc đào tạo và
phát triển là làm cho hoạt động của đơn vị, tổ chức đạt hiệu quả ngày càng tốt
hơn mà cụ thể của Thanh tra Bộ tài chính là tạo ra được được tập thể đoàn kết
nhất trí, có một đội ngũ cán bộ thanh tra và các cán bộ lãnh đạo nắm vững
chuyên môn nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm cao, có đạo đức nghề nghiệp
nhằm thực hiện tốt là một khâu quan trọng trong chu trình quản lý của Bộ (Ngăn
ngừa, phát hiện và xử lý các sai phạm trong công tác quản lý tài chính ngân
sách; phát hiện, kiến nghị sửa đổi kịp thời các chế độ, chính sách bất cập).

13


14




×