Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Phân tích và đưa ra giải pháp cho tình huống vi phạm đạo đức kinh doanh của công ty formosa hà tĩnh bằng algorithm đạo đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.72 KB, 8 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

--------

BÀI TẬP NHÓM
HỌC PHẦN VĂN HÓA ĐẠO ĐỨC
KINH DOANH
Đề tài: Phân tích, đánh giá và đề xuất giải pháp cho
đạo đức kinh doanh của một doanh nghiệp Việt Nam.
Lớp tín chỉ: Văn hóa đạo đức kinh doanh_4
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Dương Thị Liễu
Nhóm thực hiện:

Hoàng Thị Như Quỳnh (Nhóm
trưởng)

Nguyễn Thị Hạnh
Nguyễn Thị Hường

Hà Nội, ngày 6/3/2017


/>
I.
Sơ lược về Algorithm đạo đức
1. Algorithm đạo đức là gì?
a) Algorithm là gì ?
o Là hệ thống các bước đi có quy tắc, nguyên tắc, tạo thành chuỗi thao tác logic để

giải bài toán sáng tạo


o Là công cụ sử dụng toán học vào phương pháp suy luận trong các lĩnh vực nhất

định.
b) Algorithm ĐĐ là gì?
o Là một hệ thống các bước đi với một quy tắc, trật tự nhất định để chỉ ra những

quan điểm và giải pháp có giá trị về mặt ĐĐ.
o Là công cụ giúp nhận diện giải pháp ĐĐ tối ưu trong kinh doanh.

Trong nghiên cứu ĐĐ, algorithm gồm một tập hợp có hệ thống những câu hỏi logic
làm cơ sở xác định những nhân tố cơ bản của hành vi, quyết định sự khác nhau về
hành vi ĐĐ của các cá nhân trong các hoàn cảnh khác nhau.
2. Chuỗi các thao tác logic của Algorithm đạo đức

II.

Phân tích và đưa ra giải pháp cho tình huống vi phạm đạo đức kinh
doanh của công ty Formosa Hà Tĩnh bằng Algorithm đạo đức
1. Tổng quan về công ty Formosa Hà Tĩnh


Công ty Formosa Vũng Áng được thành lập vào năm 2008, là một công ty nằm
trong khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh. Formosa có tên chính thức là Công ty
TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS), chi nhánh của Tập đoàn
nhựa Formosa, Đài Loan.
Formosa là chủ đầu tư dự án khu liên hợp gang thép và cảng nước sâu Sơn Dương
bắt đầu từ năm 2008 với tổng vốn đầu tư gần 10 tỷ USD (công suất hơn 10 triệu
tấn/năm ở giai đoạn I) và đang có kế hoạch tăng vốn lên 27 tỷ USD (20 triệu
tấn/năm ở giai đoạn II) với các hạng mục công trình chính:
(i) Nhà máy liên hợp gang thép công suất 7,5 triệu tấn/năm, sau khi hoàn thành giai

đoạn 1, sẽ tiếp tục đầu tư nâng công suất Nhà máy liên hợp gang thép lên 22,5 triệu
tấn/năm;
(ii) Cụm cảng Sơn Dương với 11 bến tàu ở giai đoạn một trong tổng số 32 bến tàu;
(iii) Tổ hợp Nhà máy Nhiệt điện Formosa với tổng công suất 650MW, bao gồm 5
tổ máy phát điện.
Tổng diện tích thực hiện dự án hơn 3.300ha, bao gồm diện tích đất liền hơn
2.025ha và diện tích mặt nước hơn 1.293ha (cảng Sơn Dương). Thời gian thuê đất
là 70 năm, tiền thuê đất hơn 96 tỷ đồng cho toàn bộ thời gian thuê.
FHS đăng ký kinh doanh 11 ngành nghề, một số ngành nghề quan trọng như: chế
tạo và mua bán gang thép; kinh doanh cảng; sản xuất ximăng; kinh doanh nhà máy
nhiệt điện và nhà máy xử lý nước; xây dựng, lắp đặt, vận hành và kinh doanh nhà
máy khí, bán các khí nén và các khí chất lỏng sử dụng trong công nghiệp như oxy,
nitơ...; chế tạo, gia công, sản xuất, mua bán và xuất nhập khẩu các sản phẩm liên
quan quá trình luyện than cốc, hắc ín, dầu thô nhẹ, và kinh doanh bất động sản.
Theo Ban quản lý các khu kinh tế Hà Tĩnh, (7/2014) trên công trường Formosa có
24.000 lao động đến từ 31 quốc gia, vùng lãnh thổ đang làm việc, trong đó có
khoảng 22.000 lao động VN. Số lao động nước ngoài đến nay có 2.000 người,
trong đó phần lớn là chuyên gia Đài Loan với khoảng 1.200 người, Trung Quốc
đứng thứ nhì với khoảng 450 lao động...[2]
Môi trường
Formosa là một dự án thuộc lĩnh vực luyện kim (có gắn với cảng biển và sản xuất
nhiệt điện tự dùng). Công nghệ của nhà máy thuộc loại lạc hậu (phải sử dụng coke
để luyện gang). Quy trình sản xuất gang thuộc loại liên hoàn và liên tục. Khối
lượng chất thải các loại (rắn, lỏng, khí) rất lớn, có chứa nhiều chất độc hại, và được
thải ra liên tục. Chỉ riêng chất thải lỏng được phê duyệt thải ra môi trường tới hàng
chục nghìn m3/ngày.


Thế nhưng, việc quan trắc, giám sát từ phía các cơ quan của nhà nước lại chỉ thực
hiện theo chu kỳ. Đặc biệt, việc xử lý các chất cực độc phát sinh từ công nghệ

luyện coke-gang-thép đã không được kiểm soát khách quan và liên tục. Đây là một
kẽ hở lớn mà chủ đầu tư có thể lợi dụng để chỉ cần trong vòng vài phút có thể thải
hết ra biển hàng tấn chất cực độc như Chlorine, Phosphorous, Arsenic.
2. Thực trạng hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh của công ty Formosa Hà
Tĩnh
Vào ngày 6 tháng 4 năm 2016, bắt đầu xảy ra hiện tượng rất nhiều cá biển chết
hàng loạt rồi trôi dạt vào bờ tại vùng biển Vũng Áng (Hà Tĩnh). Hiện tượng này
sau đó lan ra vùng biển Quảng Bình, Quảng Trị, Huế. Ngày 25 tháng 4 năm 2016,
ông Hoàng Giật Thuyên - GĐ Phòng An toàn Vệ sinh môi trường của Tập đoàn
FHS ở Việt Nam - cho biết, Cty Formosa (Khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh) có
nhập 296 tấn hóa chất, gồm 45 loại, trong ba tháng đầu năm 2016 [19]. Điều đáng
nói là trong số này có nhiều loại hóa chất mà theo đánh giá của các nhà khoa học là
thuộc dạng "độc và cực độc". Trả lời báo chí, Formosa thừa nhận dùng axit để súc
rửa đường ống, đồng thời thừa nhận không thông báo cho chính quyền khi súc rửa
“vì không biết quy định này”. Chiều 30.6, cơ quan chức năng Việt Nam đã chính
thức xác nhận việc xả thải của nhà máy của Công ty TNHH Gang thép Hưng
Nghiệp Formosa tại Khu công nghiệp Vũng Áng (Hà Tĩnh) chính là nguyên nhân
gây ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng, gây ra hiện tượng hải sản chết hàng
loạt tại khu vực vùng biển 4 tình miền Trung.
Sau đó, Công ty Formosa Hà Tĩnh thừa nhận đã xả thải ra môi trường, làm hàng
trăm tấn cá chết hàng loạt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường biển. Formosa
đã không thực hiện đúng cam kết, thiếu trách nhiệm nên đã dẫn đến hậu quả nguy
hại rất lớn trực tiếp cho người dân bốn tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị,
Thừa Thiên Huế. (Theo Chính phủ Việt Nam thì Công ty Formosa Hà Tĩnh đã gây
tác động xấu đến cuộc sống của hơn 200.000 người dân, trong đó có 41.000 ngư
dân).
Formosa xả thải trên bờ
Hàng chục tấn chất thải của Công ty Formosa chôn lấp trái phép tại bãi rác thị trấn
Thiên Cầm, huyện Cẩm Xuyên vào tháng 5/2015. Bãi rác của thị trấn Thiên Cầm
chỉ được phép thu gom rác thải sinh hoạt ở 6 - 7 xã thuộc địa bàn huyện Cẩm

Xuyên để xử lý. Do vậy, trước việc Hợp tác xã Dịch vụ sinh thái Thiên Cầm chở
chất thải là mẫu bùn bánh được lấy từ xưởng xử lý nước thải sinh hoạt của Công ty
Formosa Hà Tĩnh về thì dù độc hại hay không cũng là sai phạm.
Ngày 13-7, ông Võ Tá Đinh, giám đốc Sở TN&MT Hà Tĩnh cho biết Công ty môi
trường đô thị Kỳ Anh đã tiếp nhận, vận chuyển xử lý 267,83 tấn bùn từ Công ty
Formosa, được chôn lấp ở trang trại tại phường Kỳ Trinh, Kỳ Anh. ông Lê Quang
Hòa, giám đốc công ty cam kết toàn bộ chất thải này được chôn lấp ở trang trại,
không có điểm nào khác. Formosa đã thừa nhận việc ký hợp đồng xử lý chất thải


với Công ty môi trường đô thị thị xã Kỳ Anh là sai phạm vì công ty này không có
chức năng xử lý chất thải công nghiệp.
Chiều ngày 28/7/2016, người dân địa phương phát hiện 4 xe tải đang đổ trộm chất
thải của Formosa gần khu dân cư, thuộc tổ dân phố Đông Trinh, phường Kỳ Trinh,
thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh). Được biết, sau khi bị nhà máy xử lý chất thải Phú Hà từ
chối, Chủ tịch UBND thị xã Kỳ Anh đã chỉ đạo: Cho xe đổ tạm chất thải ngay gần
nhà dân tại phường Kỳ Trinh.
3. Phân tích hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh bằng Algorithm đạo đức
3.1 Mục tiêu (Doanh nghiệp muốn đạt được điều gì?)
Mục tiêu lớn nhất của công ty Formosa Hà Tĩnh là tối đa hóa lợi nhuận thông qua
nâng cao công suất và cắt giảm chi phí. Cụ thể, công ty Formosa Hà Tĩnh đã cam
kết vào ngày thành lập rằng:
 Giai đoạn 1: Dự án sẽ được đầu tư 7,9 tỷ USD, với công suất hơn 7,5 triệu tấn
gang thép mỗi năm và năng lực bốc dỡ hàng hóa qua cảng Sơn Dương 30 triệu
tấn/năm.
 Giai đoạn 2: Nâng công suất của khu liên hợp gang thép này lên 22,5 triệu
tấn/năm, vốn đầu tư lên đến 28 tỷ USD.
 Phấn đấu đến năm 2015 sẽ sẽ hoàn thành 3 lò cao với công suất 10,5 triệu tấn
thép/năm, có 13 cầu cảng đi vào hoạt động và năm 2017 sẽ hoàn chỉnh 32 cầu
cảng, đáp ứng yêu cầu vận chuyển, xuất khẩu thành phẩm của nhà máy.

3.2 Biện pháp (Làm thế nào để theo đuổi mục tiêu?)
Để phục vụ mục đích tối đa hóa lợi nhuận, công ty Formosa Hà Tĩnh đã thực hiện
rất nhiều biện pháp nhằm cắt giảm chi phí như:
- Sử dụng hơn 3.000 lao động chui người Trung Quốc tại Vũng Áng. Năm 2014, cơ
quan chức năng điều tra 6.121 lao động tại Khu kinh tế Vũng Áng nhưng chỉ có
3.261 người lao động có giấy phép.
- Cắt giảm nguyên vật liệu và các cơ sở vật chất bảo hộ lao động, dẫn tới vụ sập
giàn giáo cảng Sơn Dương thuộc khu công nghiệp Formosa, Khu kinh tế Vũng
Áng ngày 25.3.2015 đã khiến 13 người chết, 29 người bị thương.
- Nghiêm trọng nhất là việc xả thải chất thải công nghiệp trực tiếp ra môi trường
nhằm cắt giảm chi phí xử lý chất thải, làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, gây
nên thảm họa cá chết hàng loạt bất thường tại khu vực vùng biển miền Trung gồm
4 tình: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.
3.3 Động cơ (Điều gì thôi thúc doanh nghiệp đạt được mục tiêu?)
- Công ty Formosa Hà Tĩnh là một doanh nghiệp kinh doanh thương mại, vì vậy
mục tiêu của công ty là tối đa hóa lợi nhuận.


- Động cơ của doanh nghiệp mang tính vị kỉ, vì quá mong muốn đạt được mục tiêu
tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp mà bỏ qua các trách nhiệm của doanh nghiệp
đối với xã hội.
3.4 Hệ quả (Dẫn đến những gì?)
a. Hậu quả đối với xã hội
Về kinh tế, riêng số hải sản chết dạt vào bờ được đánh giá khoảng 100 tấn. Ngoài
ra còn có 140 tấn cá và 70 tấn ngao nuôi chết. Chính phủ cho biết, đến nay, mức độ
ô nhiễm bởi các độc tố như Sắt, Phenol, Amoni… đã giảm dần, đảm bảo an toàn
cho người tắm biển. Tuy nhiên, khó xử lý hơn cả là đáy biển vẫn tồn tại lớp huyền
phù, màng bám keo tụ tại các khu vực san hô, đá cứng… cần tiếp tục đánh giá tính
chất, mức độ độc hại.
Tuy nhiên, lâu dài, do các rạn san hô, phù du sinh vật cũng chết nên có nguy cơ

làm gián đoạn chuỗi thức ăn biển, khiến suy giảm đa dạng sinh học và nguồn lợi
thủy sản khu vực, ảnh hưởng đến sinh kế lâu dài của dân. “Hệ sinh thái biển bị ảnh
hưởng nghiêm trọng” – thừa nhận thực tế trên, Chính phủ xác định có tới trên
17.600 tàu cá và gần 41.000 người đã bị ảnh hưởng trực tiếp. Trên 176.000 người
phụ thuộc bị ảnh hưởng theo.Do không thể đánh bắt trong phạm vi từ bờ đến 20
hải lý, có tới 90% tàu lắp máy công suất thấp và gần 4.000 tàu không lắp máy đã
phải nằm bờ. Sản lượng khai thác ven bờ thiệt hại khoảng 1.600 tấn/tháng.
Với hoạt động nuôi trồng thủy sản, có 9 triệu tôm giống bị chết, hàng ngàn lồng
nuôi cá cũng bị thiệt hại. Hoạt động du lịch thì không chỉ gây thiệt hại cho doanh
nghiệp ở 4 tỉnh miền Trung vì theo Chính phủ, nhiều doanh nghiệp du lịch ở Hà
Nội và TP.HCM cũng bị thiệt hại khi khách dự định đến 4 tỉnh miền Trung hủy
tour, khiến công suất sử dụng phòng tại bốn tỉnh trên mất 40-50%.
Riêng Hà Tĩnh sau sự cố, công suất phòng khách sạn chỉ còn 10-20%. Về xã hội,
Chính phủ thừa nhận sự việc đã khiến giảm lòng tin của các tầng lớp nhân dân.
Người dân nghi vấn về quá trình thẩm định, phê duyệt đầu tư; giảm cả lòng tin về
khả năng của các cơ quan chức năng trong ứng phó các tình huống khẩn cấp về
môi trường.
Một bộ phận không còn tin vào sự an toàn của cá biển và các sản phẩm liên quan
như nước mắm, rong tảo… Sự việc còn tiềm ẩn nguy cơ an ninh khi nhân dân lo
lắng về sinh kế, thất nghiệp, thậm chí nợ nần, phá sản do không tiêu thụ được hải
sản.
b. Hậu quả đối với doanh nghiệp
Công ty Formosa Hà Tĩnh phải chịu mức phạt là:
1. Công khai xin lỗi Chính phủ và nhân dân Việt Nam vì đã để xảy ra ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng.
2. Bồi thường thiệt hại cho dân và hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, bồi thường phục
hồi môi trường biển với tổng số tiền là 11.500 tỉ đồng, tương đương 500 triệu
USD.



3. Cam kết hoàn thiện công nghệ sản xuất để xử lý triệt để chất thải trước khi thải
ra môi trường, không để tái diễn sự cố môi trường như vừa qua.
4. Phối hợp bộ ngành Việt Nam và các tỉnh miền Trung xây dựng giải pháp đồng
bộ để phòng chống ô nhiễm, không xảy ra sự cố môi trường để tạo niềm tin với
người dân VN và bạn bè quốc tế.
5. Thực hiện đúng cam kết nêu trên, không tái diễn vi phạm, nếu vi phạm sẽ chịu
chế tài theo quy định pháp luật VN.
Thủ tướng cũng yêu cầu các cơ quan thực hiện ngay bồi thường, hỗ trợ chuyển
nghề cho dân theo đúng quy định, tinh thần là đảm bảo công khai, minh bạch, sát
thực tế, có giám sát của dân, mặt trận tổ quốc, cơ quan báo chí.Đồng thơi yêu cầu
Formosa thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các cam kết, bên cạnh đó triển khai lắp đặt
hệ thống giám sát môi trường biển ở 4 tỉnh và công khai số liệu.
Trước một sự cố như vậy, điều mà Formosa phải đương đầu, không chỉ là quy định
về môi trường mà còn là uy tín đạo đức với người dân và chính quyền. Ai cũng
muốn phát triển kinh tế, song chắc chắn không ai dám đánh đổi kinh tế thuần tuý
bằng mạng sống của mình và các thế hệ kế tiếp.
4. Đưa ra phương án xử lý, nhằm hạn chế các hành vi vi phạm đạo đức kinh
doanh tương tự
- Xử phạt mạnh tay đối với những công ty có hành vi kinh daoanh làm ô nhiễm
môi trường để những cá nhân tổ chức khác rút kinh nghiệm
- Bồi thường thiệt hại cho dân và hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, bồi thường phục
hồi môi trường . Như công ty Formosa đã làm là bồi thường tổng số tiền là 11.500
tỉ đồng, tương đương 500 triệu USD và cam kết chuyển tiền bồi thường làm 2 lần.
Lần đầu vào ngày 28 tháng 7, Formosa đã chuyển 250 triệu USD và lần 2 vào ngày
30 tháng 8 Formosa đã chuyển 250 triệu USD còn lại, hoàn thành việc chuyển 500
triệu USD bồi thường như cam kết.
- Thanh tra giám sát các cơ sở sản xuất quy mô xả thải lớn. Như năm 2016, Bộ tài
nguyên và Môi trường đã tiến hành thanh tra hàng loạt các cơ sở sản xuất có quy
mô xả thải lớn (200 m3/ngày đêm trở lên) trên phạm vi toàn quốc, bắt buộc họ
thực thi một cách nghiêm chỉnh các giải pháp được đưa ra trong báo cáo đánh giá

tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường
- Nâng cao nhận thức và văn hóa ứng xử với môi trường của doanh nghiệp sản
xuất, kinh doanh, của mỗi công dân thông qua việc lồng ghép nội dung bảo vệ môi
trường trong các chương trình phát triển đất nước. Đồng thời cũng cần có thêm
chính sách khuyến khích để các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh tự lắp đặt các
hệ thống quan trắc môi trường tự động.




×