Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO đề án KINH tế CHÍNH TRỊ, tái cơ cấu KINH tế TỈNH THANH hóa GIAI đoạn 2010 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 79 trang )

Phần thứ nhất
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

- Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 19/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình
tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh
giai đoạn 2013 - 2020.
- Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 19 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính
phủ về một số nhiệm vụ triển khai trong ba năm 2013 - 2015 nhằm thực hiện Đề
án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo
hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 2020.
II. XÁC ĐỊNH NỘI HÀM CỦA TÁI CƠ CẤU KINH TẾ

Hiện nay, khái niệm tái cơ cấu kinh tế chưa được quy định cụ thể trong
các văn bản quy phạm pháp luật nên còn nhiều cách hiểu khác nhau và chưa có
sự thống nhất về khái niệm tái cơ cấu kinh tế.
Theo quan điểm của Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cơ quan tham mưu cho Chính phủ ban hành Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế
của cả nước: “Tái cơ cấu kinh tế là quá trình thay đổi tỷ trọng, vị trí các ngành,
lĩnh vực, bộ phận kinh tế và hình thành các mối quan hệ hữu cơ tương đối ổn
định hợp thành. Tái cơ cấu kinh tế có thể được hình thành tự nhiên trong quá
trình phát triển cũng có thể được hoạch định để chuyển dịch theo một chiến
lược được định trước. Quá trình tác động để đạt mục tiêu này gọi là tái cơ cấu
nền kinh tế”.
Một số nhà khoa học, chuyên gia kinh tế đưa ra các khái niệm tái cơ cấu
kinh tế như sau:
- “Tái cơ cấu kinh tế được hiểu là cải tiến việc làm cho người lao động,
cải tiến cơ cấu ngành nghề cũng như cải tiến cơ cấu doanh nghiệp theo hướng
từ khu vực có năng suất lao động thấp sang khu vực có năng suất lao động cao
hơn với phương châm hiện đại hoá ngày càng cao, đạt hiệu suất phát triển ngày
càng lớn. Đó là tư tưởng có tính nguyên tắc đối với việc tái cơ cấu kinh tế của


bất kể quốc gia nào trong điều kiện toàn cầu hoá mạnh mẽ và xu thế phát triển
nền kinh tế tri thức đang thịnh hành. Trong thế giới ngày nay việc tái cơ cấu
kinh tế của một quốc gia phải tính tới quan hệ kinh tế quốc tế”.

1


- “Tái cơ cấu kinh tế là quá trình phân bố lại nguồn lực trước hết là vốn
đầu tư trên phạm vi quốc gia nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng các
nguồn lực nói riêng và của toàn bộ nền kinh tế nói chung. Để làm được điều đó,
về chính sách cần cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường đầu tư kinh
doanh (ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực và
cải cách thể chế...) để cơ chế thị trường được vận hành tốt và phát huy đầy đủ
hiệu lực trong huy động và phân bố nguồn lực. Khởi động của tái cơ cấu kinh tế
phải là đổi mới hệ thống đòn bẩy khuyến khích, thúc đẩy nguồn lực phân bố
đến những nơi sử dụng có hiệu quả cao hơn, đồng thời buộc các doanh nghiệp,
các nhà đầu tư phải đổi mới cách thức sử dụng nguồn lực, đổi mới cách thức
quản lý...để nâng cao hiệu quả, năng suất và năng lực cạnh tranh”.
- “Tái cơ cấu nền kinh tế là một quá trình tổ chức lại cơ cấu kinh tế bằng
cách hình thành mới, cắt bỏ đi, tăng hay giảm các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh
tế. Về bản chất, tái cơ cấu là cuộc cải cách mạnh mẽ, quyết liệt để nguồn lực,
đặc biệt là nguồn vốn đầu tư được phân bổ hiệu quả và tạo ra một sự khích lệ,
động lực mới, gắn bó một cách sâu sắc với hội nhập và hoàn thiện thể chế kinh
tế thị trường. Mục đích của tái cơ cấu kinh tế là giúp nền kinh tế phân bổ nguồn
lực hiệu quả hơn”.
- “Tại một thời điểm nhất định, cơ cấu kinh tế của một quốc gia là kết quả
của cơ cấu các nhân tố sản xuất hiện có, tạo thành lợi thế so sánh của một quốc
gia. Cơ cấu kinh tế hợp lý, có hiệu quả là cơ cấu hình thành trên cơ sở khai thác,
tận dụng tốt các ngành có lợi thế của nền kinh tế; và trong trường hợp ngược lại
thì đó là một cơ cấu kinh tế bất hợp lý, kém hiệu quả. Việc điều chỉnh có quy

mô lớn và toàn diện trong thời gian tương đối ngắn cơ cấu kinh tế để chuyển từ
bất hợp lý, kém hiệu quả thành cơ cấu kinh tế hợp lý, hiệu quả hơn được coi là
tái cơ cấu kinh tế”.
Như vậy, các khái niệm tái cơ cấu kinh tế đều có điểm chung là chuyển
dịch cơ cấu kinh tế để khai thác tốt hơn tiềm năng, lợi thế hiện có và nâng cao
hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Trong đề án này, tiếp cận khái niệm tái cơ cấu kinh tế với 2 nội hàm
chính là chuyển dịch cơ cấu (thay đổi cơ cấu) các ngành kinh tế và nâng cao
chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, năng lực của nền kinh tế (chuyển đổi
mô hình tăng trưởng).
III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ SỐ LIỆU SỬ DỤNG
TRONG ĐỀ ÁN

1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu này tập trung phân tích và xem xét trên bình diện tổng thể
nền kinh tế tỉnh Thanh Hóa.
2. Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt không gian: Tỉnh Thanh Hóa trong mối quan hệ với vùng kinh
tế trọng điểm Bắc Bộ, Trung Bộ và cả nước.

2


- Về mặt thời gian: Đánh giá thực trạng giai đoạn 2010 - 2013; xác định
mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp tái cơ cấu kinh tế đến năm 2020, định hướng
đến năm 2025.
- Về mặt nội dung: Đề án tập trung đề cập và xác định mục tiêu, nhiệm
vụ, giải pháp tái cơ cấu đối với: cơ cấu ngành kinh tế; cơ cấu kinh tế vùng; cơ
cấu đầu tư; cơ cấu doanh nghiệp.
3. Số liệu sử dụng trong đề án

Đề án sử dụng số liệu do Cục Thống kê Thanh Hóa cung cấp; các tài liệu,
số liệu do các Bộ, ngành Trung ương, Tổng cục Thống kê, các tổ chức, doanh
nghiệp công bố theo quy định của pháp luật và các tài liệu pháp lý khác. Trong
đề án sử dụng số liệu theo giá so sánh năm 2010 để phù hợp với Thông tư số
02/2012/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định năm 2010 làm năm
gốc thay cho năm gốc 1994 để tính các chỉ tiêu thống kê theo giá so sánh.

3


Phần thứ hai
THỰC TRẠNG CƠ CẤU KINH TẾ TỈNH THANH HÓA
GIAI ĐOẠN 2010 - 2013
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TĂNG TRƯỞNG VÀ QUY MÔ KINH TẾ

Giai đoạn 2010 - 2013, kinh tế Thanh Hóa đạt tốc độ tăng trưởng cao,
bình quân giai đoạn này là 11,7%. Ngành dịch vụ là ngành đóng góp cho tăng
trưởng cao nhất với 5,8 điểm phần trăm, tiếp đến là ngành công nghiệp - xây
dựng 5,1% và ngành nông, lâm, thủy sản đóng góp 0,8%. Duy trì tốc độ tăng
trưởng cao trong thời gian dài đã giúp quy mô kinh tế của tỉnh tăng nhanh, GDP
theo giá so sánh năm 2013 đạt 69.264 tỷ đồng, gấp 1,4 lần năm 2010.
Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) (giá so sánh 2010)
Năm
2010
2011
2012
2013
Bình quân
2010-2013
2010

2011
2012
2013
Bình quân
2010-2013

Nông, lâm,
thủy sản
1,4
2,6
6,3
3,4
3,4

Công nghiệp
và xây dựng
Tăng trưởng (%)
21,0
11,4
13,2
11,4
14,2

Dịch vụ

Tăng trưởng
chung

15,0
18,7

9,8
14,4
14,4

13,4
12,2
10,3
11,0
11,7

Đóng góp vào tăng trưởng chung (điểm %)
0,4
7,1
5,9
0,6
4,2
7,4
1,4
4,8
4,1
0,7
4,3
6,0
0,8
5,1
5,8

4

13,4

12,2
10,3
11,0
11,7


So với các tỉnh, thành phố trong cả nước, quy mô kinh tế của tỉnh Thanh
Hóa đứng thứ 7 (đứng sau: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng
Nai, Hải Phòng, Bình Dương). Trong các tỉnh Bắc Trung Bộ, Thanh Hóa có quy
mô kinh tế lớn nhất. Năm 2010, GDP theo giá so sánh của Thanh Hóa gấp 1,2
lần Nghệ An, 2,8 lần Hà Tĩnh, 5,3 lần Quảng Bình và 3,3 lần Thừa Thiên Huế.
Đến năm 2013, GDP của Thanh Hóa gấp 1,3 lần Nghệ An, 2,9 lần Hà Tĩnh, 5,8
lần Quảng Bình và 3,3 lần Thừa Thiên Huế. Song GDP bình quân đầu người
của Thanh Hóa vẫn thấp hơn bình quân chung cả nước (năm 2013 đạt 1.180
USD, bằng khoảng 60% bình quân cả nước); giá trị xuất khẩu xếp thứ 19, thu
ngân sách xếp thứ 14, tỷ lệ lao động qua đào tạo xếp thứ 18 trong số 63 tỉnh,
thành phố.
Thực tế trên cho thấy quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thanh
Hóa đạt khá nhưng chất lượng, hiệu quả nền kinh tế còn thấp và còn nhiều điểm
hạn chế.
II. CƠ CẤU CÁC NGÀNH KINH TẾ

1. Tổng quan về chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế
Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng
tích cực, tỷ trọng nông, lâm, thủy sản giảm, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và
dịch vụ tăng. Năm 2013, tỷ trọng của ngành nông, lâm, thủy sản trong GDP là
19,5%, công nghiệp - xây dựng là 41%, dịch vụ là 39,5%; so với năm 2010, tỷ
trọng ngành nông, lâm, thủy sản giảm 4,6%; công nghiệp - xây dựng tăng 2,7%
và dịch vụ tăng 1,9%.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh tuy đúng hướng, song tốc độ còn

chậm; tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp trong GDP còn lớn, tốc độ phát triển các
ngành công nghiệp, dịch vụ chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh.
Chi phí trung gian trong ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ còn cao và có
xu hướng tăng, năm sau cao hơn năm trước, làm giảm hiệu quả kinh tế. Chi phí
trung gian tăng, phản ánh việc chậm chuyển đổi, áp dụng máy móc, thiết bị hiện
đại vào sản xuất, còn sử dụng nhiều công nghệ lạc hậu, tiêu hao nhiều nguyên,
nhiên vật liệu.
Bảng 2: Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế giai đoạn 2010 - 2013
Ngành kinh tế
Nông, lâm, thủy sản
Công nghiệp - Xây dựng
Dịch vụ
Tổng cộng

Năm
2010
24,1
38,3
37,6
100

Năm
2011
23,3
38,6
38,1
100

5


Năm
2012
20,8
40,2
39,0
100

Năm
2013
19,5
41,0
39,5
100

BQ 20102013
21,5
39,4
39,1
100


2. Cơ cấu trong nội bộ các ngành kinh tế
2.1. Ngành nông, lâm, thủy sản (khu vực I)
a) Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành
Cơ cấu ngành nông, lâm, thủy sản chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ
trọng giá trị sản xuất và giá trị gia tăng dịch chuyển từ nông nghiệp sang thủy
sản và lâm nghiệp. Năm 2010, ngành nông nghiệp chiếm 84,1%, lâm nghiệp
chiếm 5,5%, thủy sản chiếm 10,4% trong tổng GDP khu vực I; đến năm 2013,
nông nghiệp giảm còn 79,9%, lâm nghiệp và thủy sản tăng lên tương ứng là
7,7% và 12,4%.

- Cơ cấu giá trị sản xuất trong nội bộ ngành nông nghiệp có sự dịch
chuyển rõ nét từ trồng trọt sang chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp. Tỷ trọng
ngành trồng trọt trong giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2010 là 70,7%, năm
2013 giảm còn 64,1%; tỷ trọng ngành chăn nuôi năm 2013 tăng 5,9% so với
năm 2010; dịch vụ trong nông nghiệp có xu hướng tăng nhẹ, từ 2,7% lên 3,4%.
Nhìn chung, xu hướng chuyển dịch trong nội bộ ngành nông nghiệp là khá tích
cực, phù hợp với xu thế thị trường và định hướng phát triển của tỉnh. Song, cơ
cấu dịch vụ trong ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất nhỏ, bình quân giai
đoạn 2010 - 2013 là 2,9%; phản ánh mức độ áp dụng cơ giới hóa, các tiến bộ
khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp còn thấp.
Bảng 3: Cơ cấu giá trị sản xuất trong nội bộ ngành nông nghiệp
(Đơn vị: %)

Năm
2010
2011
2012
2013
BQ 2010 - 2013

Trồng trọt
70,7
68,6
65,5
64,1
66,9

Chăn nuôi
26,6
28,9

31,4
32,5
30,2

Dịch vụ
2,7
2,5
3,1
3,4
2,9

- Trong cơ cấu ngành lâm nghiệp, công tác trồng và chăm sóc rừng những
năm gần đây có xu hướng giảm do nguồn vốn cho công tác này còn hạn hẹp;
giá trị khai thác lâm sản tăng dần nhờ đến kỳ thu hoạch. Lâm nghiệp đã góp
phần tạo công ăn việc làm cho người dân nhưng thu nhập của người làm lâm
nghiệp nhìn chung vẫn còn thấp.
Bảng 4: Cơ cấu giá trị sản xuất trong nội bộ ngành lâm nghiệp
Năm

Trồng và chăm
sóc rừng

Khai thác lâm
sản

(Đơn vị: %)
Dịch vụ và các hoạt
động lâm nghiệp khác

2010

2011
2012
2013
BQ 2010 - 2013

30,2
26,1
20,8
8,0
19,1

68,5
72,6
77,8
85,7
77,8

1,3
1,3
1,4
6,3
3,0

6


- Cơ cấu ngành thủy sản: Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành thủy sản chưa
rõ nét; tỷ trọng khai thác còn cao, chiếm 2/3 tổng giá trị sản xuất ngành thủy
sản; nuôi trồng và dịch vụ chỉ chiếm 1/3, trong đó tỷ trọng dịch vụ trong ngành
thủy sản còn rất thấp (khoảng 3%). Khai thác thủy sản chủ yếu là gần bờ,

phương tiện khai thác ít được đổi mới nên năng lực đánh bắt xa bờ còn hạn chế
và hiệu quả không cao. Tiềm năng nuôi trồng thủy sản chưa được khai thác hiệu
quả, cơ cấu đối tượng nuôi chậm chuyển dịch để thích ứng với yêu cầu thị
trường; việc áp dụng công nghệ và kỹ thuật vào nuôi trồng thủy sản tuy được
quan tâm hơn nhưng chưa thực sự hiệu quả và chưa được nhân ra diện rộng.
Dịch vụ thủy sản như cơ sở hạ tầng, kiểm soát giống, phòng chống dịch bệnh…
chưa đáp ứng được yêu cầu. Ngành thủy sản chưa có các sản phẩm đặc thù có
sức cạnh tranh trên thị trường.
Bảng 5: Cơ cấu giá trị sản xuất của nội bộ ngành thủy sản
(Đơn vị: %)

Năm
2010
2011
2012
2013
BQ 2010 2013

Khai thác
60,3
61,4
63,8
60,8

Nuôi trồng
37,0
36,5
33,0
35,6


Dịch vụ
2,7
2,1
3,2
3,6

61,7

35,3

3,0

7


Nhìn chung, cơ cấu kinh tế trong nội bộ khu vực I tuy có bước chuyển
dịch tích cực và đúng hướng nhưng tốc độ còn chậm; dịch vụ trong khu vực I
chưa có bước phát triển mạnh mẽ và hiện chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ; điều này
phản ánh các dịch vụ quan trọng như: dịch vụ khoa học - kỹ thuật; dịch vụ thu
mua, bảo quản nông, lâm, thủy sản; dịch vụ hậu cần nghề cá… còn chưa phát
triển và chưa theo kịp yêu cầu của thị trường; chưa tạo ra bước đột phá để khai
thác tiềm năng, thế mạnh về nông, lâm, thủy sản của tỉnh.
b) Chất lượng tăng trưởng
Trong giai đoạn 2010 - 2013, khu vực I có tốc độ tăng của giá trị gia tăng
thấp hơn tốc độ tăng của giá trị sản xuất, cho thấy chi phí trung gian ngày một
tăng trong giá trị sản xuất. Bên cạnh đó, tỷ lệ chi phí trung gian trong GTSX
chiếm tỷ trọng cao và tăng từ 44,7% năm 2010 lên 46,3% năm 2013, cho thấy
chất lượng tăng trưởng còn hạn chế, chủ yếu dựa vào lao động giản đơn, năng
suất thấp, không áp dụng nhiều tiến bộ khoa học công nghệ.
Bảng 6: Tốc độ tăng giá trị sản xuất (GO), giá trị gia tăng (VA), chi phí trung gian

(IC) và tỷ trọng VA, IC trong GO của khu vực I giai đoạn 2010-2013
Năm

2010
2011
2012
2013
Bình quân
2010-2013

(Đơn vị tính: %)
Tỷ trọng
Tỷ trọng
VA/GO
IC/GO

Tốc độ
tăng GO

Tốc độ
tăng VA

Tốc độ
tăng IC

1,6
4,2
7,0
4,1


1,4
2,6
6,3
3,4

1,7
6,3
7,9
4,9

55,3
54,4
54,1
53,7

44,7
45,6
45,9
46,3

4,2

3,4

5,2

54,4

45,6


2.2. Ngành công nghiệp - xây dựng (khu vực II)
a) Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành
Trong nội bộ khu vực II, ngành công nghiệp chiếm tỷ lệ chi phối, khoảng
trên 60% tổng giá trị sản xuất; tốc độ chuyển dịch của ngành công nghiệp cũng
nhanh hơn ngành xây dựng; năm 2010, ngành công nghiệp chiếm 61,7% giá trị
sản xuất của khu vực II, đến năm 2013, công nghiệp tăng lên 67,6%, trong khi
ngành xây dựng có tỷ trọng giảm từ 38,3% xuống còn 32,4% năm 2013.
Bảng 7: Cơ cấu giá trị sản xuất của khu vực II
(Đơn vị tính: %)

Năm
2010
2011
2012
2013
Bình quân 2010-2013

Công nghiệp
61,7
64,2
65,3
67,6
65,2

8

Xây dựng
38,3
35,8
34,7

32,4
34,8


- Trong nội bộ ngành công nghiệp, công nghiệp chế biến - chế tạo chiếm tỷ
lệ chi phối (trên 90%); các ngành công nghiệp: Khai khoáng; Sản xuất và phân
phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí; Cung cấp nước,
hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải có xu hướng giảm về mặt tỷ trọng.
Bảng 8: Cơ cấu giá trị sản xuất trong ngành công nghiệp
TT
1
2
3
4

Ngành
Khai khoáng
Công nghiệp chế biến, chế tạo
Sản xuất và phân phối điện, khí
đốt, nước nóng, hơi nước và
điều hòa không khí.
Cung cấp nước, hoạt động quản
lý và xử lý rác thải, nước thải.
Tổng

2010
2,97
90,89

2011

2,43
92,66

(Đơn vị tính: %)
2012
2013
3,17
2,87
91,56
91,89

5,55

4,44

4,74

4,78

0,59

0,47

0,53

0,46

100

100


100

100

Nhìn chung, thời gian qua ngành công nghiệp của Thanh Hóa đã khai thác
các lợi thế của địa phương và đóng góp lớn vào tăng trưởng của tỉnh; tiêu biểu là
một số sản phẩm như: xi măng, đường, bia, thuốc lá, sản xuất điện năng, dệt may,
da giày..., trong đó một số sản phẩm đã xây dựng được thương hiệu và có khả năng
cạnh tranh trên thị trường trong nước như: đường, xi măng...; một số sản phẩm có
thị trường xuất khẩu ổn định và giải quyết việc làm cho nhiều lao động như: may
mặc, da giày, thủy sản...; cơ cấu công nghiệp đã và đang hình thành phù hợp với
tiềm năng lợi thế của tỉnh gồm công nghiệp chế biến, chế tạo và công nghiệp
sản xuất điện nước. Tăng trưởng của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đã có
tác động lan tỏa đến các ngành khác phát triển (các ngành cung cấp nguyên vật
liệu đầu vào, vật liệu xây dựng…) và hình thành các vùng chuyên canh, vùng
cây nguyên liệu, xây dựng được mô hình liên kết sản xuất nông - công nghiệp…
góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển với tốc độ cao và chuyển dịch cơ cấu kinh
tế theo hướng công nghiệp hóa.
- Tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành xây dựng trong khu vực II (công
nghiệp - xây dựng) có xu hướng giảm, đến năm 2013 còn 32,4%. Tuy nhiên,
ngành xây dựng đã góp phần quan trọng tạo điều kiện cho các ngành kinh tế
khác phát triển; trong giai đoạn 2010 - 2013, Thanh Hóa đã thu hút được một
lượng vốn đầu tư lớn xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao
thông, thủy lợi, cấp điện, cấp nước, các công trình giáo dục, y tế… nhờ đó đã
làm tăng năng lực sản xuất của các ngành và lĩnh vực khác.
b) Chất lượng tăng trưởng

9



Giá trị sản xuất của khu vực II giai đoạn 2010 - 2013 đạt 15%, tốc độ
tăng của giá trị gia tăng đạt 13,8%. Tuy nhiên, cũng như khu vực I, tốc độ tăng
của giá trị gia tăng khu vực II thấp hơn tốc độ tăng của chi phí trung gian. Tỷ
trọng chi phí trung gian trong giá trị sản xuất còn ở mức cao và chưa có chiều
hướng giảm, tỷ trọng bình quân ở mức 64,5%. Điều này phần lớn do máy móc
thiết bị sản xuất là công nghệ cũ; tiêu hao nhiều năng lượng và nguyên vật liệu;
năng suất lao động thấp; đầu vào của sản xuất còn chịu nhiều chi phí dẫn đến
chi phí trung gian tăng qua từng năm, phản ánh hiệu quả kinh tế còn thấp.
Bảng 9: Tốc độ tăng GO, VA, IC và tỷ trọng VA/GO, IC/GO
của khu vực II giai đoạn 2010 - 2013.
Năm

Tốc độ
tăng GO

2010
2011
2012
2013
BQ 2010 - 2013

21,7
14,2
13,5
12,3
15,4

2010
2011

2012
2013
BQ 2010 - 2013

25,9
18,2
13,6
14,5
18,7

2010
2011
2012
2013
BQ 2010 - 2013

12,7
7,7
13,4
8,4
10,2

Tốc độ
Tốc độ
tăng VA
tăng IC
Khu vực II
21,0
22,1
11,4

15,8
13,2
13,7
11,4
12,7
14,2
16
Ngành công nghiệp
22,8
22,7
15,2
25,9
13,6
13,6
13,7
14,9
16,3
19,2
Ngành xây dựng
11,5
11,5
6,0
8,8
12,5
14,0
8,1
8,5
9,5
10,7


10

Đơn vị tính: %
Tỷ trọng
Tỷ trọng
VA/GO
IC/GO
36,3
35,4
35,3
35,1
35,5

63,7
64,6
64,7
64,9
64,5

37,5
33,4
33,4
33,2
34,2

62,5
66,6
66,6
66,8
65,8


39,6
39,0
38,7
38,6
38,9

60,4
61,0
61,3
61,4
61,1


2.3. Ngành dịch vụ (khu vực III)
a) Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành
Trong cơ cấu nội bộ khu vực III, tỷ trọng của các ngành ít biến động và
chưa cho thấy xu hướng chuyển dịch rõ nét. Ngành bán buôn, bán lẻ; sửa chữa ô
tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác chiếm tỷ trọng cao và ổn định trên
15%; ngành vận tải kho bãi duy trì tỷ trọng khoảng 10,5%; các ngành khác như:
dịch vụ lưu trú và ăn uống, thông tin và truyền thông cũng giữ tỷ trọng khá ổn
định, lần lượt khoảng 8% và 6%. Duy nhất có dịch vụ về kinh doanh bất động
sản là giảm từ 17,2% năm 2010 xuống còn 12,3% năm 2013.
Các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao như ngân hàng, bảo hiểm,
khoa học công nghệ, thông tin và truyền thông, vui chơi giải trí… chiếm tỷ
trọng thấp, trong khi các dịch vụ công như: Hoạt động của Đảng cộng sản, tổ
chức chính trị - xã hội, quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng và bảo đảm xã
hội bắt buộc; giáo dục và đào tạo; y tế và hoạt động cứu trợ xã hội chiếm tỷ
trọng rất cao (chiếm tới 40% ngành dịch vụ), cho thấy dịch vụ của Thanh
Hóa còn dựa nhiều vào ngân sách nhà nước; các dịch vụ của khu vực tư nhân

kém phát triển.
Bảng 10: Cơ cấu giá trị sản xuất của khu vực III
TT
Ngành
1 Bán buôn, bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và
xe có động cơ khác
2 Vận tải kho bãi
3 Dịch vụ lưu trú và ăn uống
4 Thông tin và truyền thông
5 Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm
6
7
8
9

Hoạt động kinh doanh bất động sản
Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ
Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ
Hoạt động của Đảng cộng sản, tổ chức chính trị,
quản lý nhà nước, ANQP và bảo đảm xã hội.
10 Giáo dục và Đào tạo
11 Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội
12 Nghệ thuật, vui chơi và giải trí
13 Hoạt động dịch vụ khác
14 Hoạt động làm thuê công việc gia đình trong các
hộ gia đình; sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ
tự tiêu dùng của hộ gia đình
Tổng

11


Đơn vị tính: %
2010 2011 2012 2013
15

15,5

15,6

15,2

10,3
8,0
6,0

10,6
8,3
5,9

10,5
8,5
5,7

10,5
8,6
5,6

3,7

3,7


3,4

3,1

17,2
1,0
0,3

15,4
1,0
0,3

13,7
1,0
0,3

12,3
1,0
0,3

12,8

13,1

14,0

14,7

13,1

10,1
0,7
1,7

13,4
10,2
0,8
1,7

14,1
10,5
0,8
1,8

14,8
10,7
0,9
2,0

0,2

0,2

0,2

0,2

100

100


100

100


b) Chất lượng tăng trưởng
Giai đoạn 2010 - 2013, khu vực III duy trì tốc độ tăng giá trị sản xuất, giá
trị gia tăng ở mức khá cao, bình quân đạt 15,9% và 14,4%; tỷ trọng chi phí
trung gian trên giá trị sản xuất là 33,5%. So với khu vực I thì ngành dịch vụ có
tỷ trọng chi phí trung gian thấp hơn nhưng chi phí trung gian cũng tăng dần qua
các năm; năm 2010, chi phí trung gian là 31,5% nhưng đến năm 2013 đã tăng
lên 34,7%; phản ánh chất lượng tăng trưởng còn hạn chế.
Bảng 11: Tốc độ tăng GO, VA và IC và tỷ trọng VA/GO, IC/GO
của khu vực III giai đoạn 2010 - 2013
Năm
2010
2011
2012
2013
Bình quân
2010-2013

Tốc độ
tăng GO
15,4
21,5
11,4
15,5


Tốc độ
tăng VA
15,0
18,7
9,8
14,4

Tốc độ
tăng IC
16,3
27,6
14,5
17,7

Tỷ trọng
VA/GO
68,5
66,9
66,0
65,3

Tỷ trọng
IC/GO
31,5
33,1
34,0
34,7

15,9


14,4

18,9

66,5

33,5

12


3. Một số ngành, sản phẩm đóng góp chi phối trong cơ cấu kinh tế
của tỉnh Thanh Hóa
Trên cơ sở sản lượng, giá trị sản xuất và dựa vào số liệu điều tra doanh
nghiệp, các ngành/sản phẩm có giá trị cao nhất theo các chỉ tiêu doanh thu, lợi
nhuận, nộp ngân sách và lao động của Thanh Hóa là sản xuất xi măng 1, sản
xuất đường2, may trang phục3, sản xuất thuốc lá, sản xuất bia, điện năng.
3.1. Sản xuất xi măng
Ngành sản xuất xi măng là ngành có năng lực cạnh tranh cao ở Thanh
Hóa, so sánh dựa trên các chỉ tiêu phân tích thì các doanh nghiệp ở Thanh Hóa
đều dẫn đầu các tỉnh trong vùng và cao hơn so với trung bình cả nước. Nếu so
với các doanh nghiệp có lợi nhuận trong ngành xi măng thì lợi nhuận trung
bình của doanh nghiệp ở Thanh Hóa cao gấp 7 lần doanh nghiệp ở Nghệ An và
2 lần ở Thừa Thiên Huế.
Bảng 12: Một số chỉ tiêu của các doanh nghiệp sản xuất xi măng
ở các tỉnh Bắc Trung bộ4 và bình quân cả nước

Tỉnh

Lao

động/
doanh
nghiệp
(người)

Thanh Hóa

Lợi
nhuận/
lao
động
(tr.đ/
năm)

Tài sản/
doanh
nghiệp
(tr.đ)

Lợi
nhuận/
doanh
nghiệp
(tr.đ)

Doanh
Doanh
Thuế đã
thu/lao
thu/doanh nộp/doanh động

nghiệp
nghiệp
(tr.đ
(tr.đ)
(tr.đ)
/năm)

964

5.134.730

140.474

2.972.723

90.273

3.084

146

Nghệ An

318

472.933

18.536,2

363.162


26.739

1.142

58

Quảng Bình

923

1.423.117

-7.491,6

671.954

11.033

728

-8

Quảng Trị

579

55.126

-5.047


125.638

2.582

217

-9

TT Huế

879

1.626.099

73.595

913.221

50.613

1.039

84

Bình quân
cả nước

426


1.090.193

-1.813,1

591.536

21.480

1.389

-4

1

thuộc phân ngành Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác
Thuộc phân ngành Sản xuất chế biến thực phẩm
3
Thuộc phân ngành Sản xuất trang phục
4
Các tỉnh Bắc Trung bộ không có trong bảng là do không có doanh nghiệp ngành đó ở tỉnh
2

13


3.2. Sản xuất đường
Trong vùng Bắc Trung Bộ chỉ có Thanh Hóa và Nghệ An có các doanh
nghiệp đầu tư vào ngành sản xuất đường. So với các doanh nghiệp trong cả
nước thì các doanh nghiệp ở Thanh Hóa có giá trị cao hơn mức trung bình của
cả nước trên tất cả các tiêu chí phân tích. Tuy nhiên, so với Nghệ An thì năng

suất lao động của các doanh nghiệp Thanh Hóa thấp hơn.
Bảng 13: Một số chỉ tiêu của các doanh nghiệp sản xuất đường
ở các tỉnh Bắc Trung Bộ và bình quân cả nước

Tỉnh

Lao
động/
doanh
nghiệp
(người)

Tài
sản/
doanh
nghiệp
(tr.đ)

Lợi
nhuận/
doanh
nghiệp
(tr.đ)

Thanh Hóa
Nghệ An
BQ cả nước

624
336

421

990.076
623.549
409.101

192.587
104.301
75.905

Thuế
đã
nộp/
doanh
nghiệp
(tr.đ)
958.939 238.613
547.862 72.896
602.339 32.732
Doanh
thu/
doanh
nghiệp
(tr.đ)

Doanh
thu/lao
động
(tr.đ/
năm)

1.537
1.631
1.431

Lợi
nhuận
/lao
động
(tr.đ
/năm)
309
310
180

3.3. May trang phục
Đối với ngành may mặc, xét về tất cả các chỉ tiêu thì Thanh Hóa cao hơn
so với mức trung bình trong cả nước, cao hơn hầu hết các tỉnh trong vùng, trừ
Thừa Thiên Huế.
Bảng 14: Một số chỉ tiêu của các doanh nghiệp trong ngành may trang phục
ở các tỉnh Bắc Trung Bộ và bình quân cả nước

Tỉnh

Lao động/
doanh
nghiệp
(người)

Tài
sản/doan

h nghiệp
(tr.đ)

Thanh Hóa
Nghệ An
Hà Tĩnh
Quảng Bình
Quảng Trị
TT Huế
BQ cả nước

212
104
110
10
409
484
206

20.740
5.795
10.627
1.621,4
23.347,1
121.247,1
22.530

Lợi
nhuận/
Doanh

nghiệp
(tr.đ)
843,1
-1.337
41,85
-71,2
-635,3
8.345,5
593

14

Doanh
Thuế đã
thu/doanh nộp/doanh
nghiệp
nghiệp
(tr.đ)
(tr.đ)
37.967
7.535
6.110,5
334,7
16.738,6
185.836,6
30.739,7

337,9
218,5
447,1

21,8
1.152,2
5.499,4
650,8

Doanh
thu/lao
động
(tr.đ/
năm)
179
72
56
33
41
384
149

Lợi
nhuận/
lao động
(tr.đ/
năm)
4,0
-12,9
0,4
-7,1
-1,6
17,2
2,9



3.4. Sản xuất thuốc lá
Sản xuất thuốc lá là ngành đóng góp cao nhất về thuế cho ngân sách tỉnh,
tuy nhiên so với Nghệ An thì lợi nhuận trung bình và năng suất lao động (lợi
nhuận/lao động) của doanh nghiệp ngành này ở Thanh Hóa thấp hơn và cũng
thấp hơn so với mức trung bình của cả nước.
Bảng 15: Một số chỉ tiêu của các doanh nghiệp trong ngành sản xuất thuốc lá ở các
tỉnh Bắc Trung Bộ và bình quân cả nước

Tỉnh
Thanh Hóa
Nghệ An
BQ cả nước

Lao
động/
doanh
nghiệp
(người)
700
313
667

Tài sản/
doanh
nghiệp
(tr.đ)
289.814
82.501

797.741

Lợi
nhuận/
Doanh
nghiệp
(tr.đ)
3.515
7.163
47.613

Doanh
thu/
doanh
nghiệp
(tr.đ)
755.597
219.320
1.640.911

Doanh
Thuế
đã
thu/lao
nộp/doanh
động
nghiệp
(tr.đ/
(tr.đ)
năm)

316.762
1.079
45.300
701
710.961
2.460

Lợi
nhuận/
lao động
(tr.đ/
năm)
5
23
71

3.5. Sản xuất bia
Doanh nghiệp sản xuất bia cũng có đóng góp lớn cho ngân sách của tỉnh
Thanh Hóa, tuy nhiên nếu so sánh về lợi nhuận và doanh thu trung bình thì các
doanh nghiệp này thấp hơn so với mức trung bình cả nước và cũng thấp hơn cả về
năng suất lao động.
Bảng 16: Một số chỉ tiêu của các doanh nghiệp trong ngành sản xuất bia
ở các tỉnh Bắc Trung Bộ và bình quân cả nước

Tỉnh
Thanh Hóa
Nghệ An
Hà Tĩnh
Quảng Bình
TT Huế

Bình quân
cả nước

Lao
động/
doanh
nghiệp
(người)
177
88
128
106
558
119

Tài sản/
doanh
nghiệp
(tr.đ)
109.026
364.661
31.240,5
64.826,2
1.092.460
332.479

Lợi
nhuận/
Doanh
nghiệp

(tr.đ)
7.393,6
-7.018
3.765
4.104
299.855
45.471,8

Doanh
thu/
doanh
nghiệp
(tr.đ)
151.205
311.910
73.671
78.163,5
2.053.076
359.081,5

15

Thuế đã
nộp/doanh
nghiệp
(tr.đ)
52.412,5
98.225
30.794
29.644

534.120
73.899

Doanh
thu/lao
động
(tr.đ/
năm)
854
3.544
576
737
3.679
3.017

Lợi
nhuận/
lao động
(tr.đ/
năm)
42
-80
29
39
537
382


3.6. Sản xuất điện năng
Các chỉ tiêu trong ngành sản xuất điện cho thấy các doanh nghiệp ở

Thanh Hóa đều có lợi nhuận trong khi cả nước và các tỉnh trong vùng (trừ Thừa
Thiên Huế) không có lợi nhuận. So với Thừa Thiên Huế thì năng suất lao động
trong ngành sản xuất điện của Thanh Hóa thấp hơn.
[

Bảng 17: Một số chỉ tiêu của các doanh nghiệp trong ngành sản xuất điện ở
các tỉnh Bắc Trung bộ và bình quân cả nước

Tỉnh

Thanh
Hóa
Nghệ An
Quảng Trị
TT Huế
Cả nước

Lao
động/
doanh
nghiệp
(người)
16

Tài sản/
doanh
nghiệp
(tr.đ)

Lợi

nhuận/
Doanh
nghiệp
(tr.đ)

Doanh
thu/doanh
nghiệp
(tr.đ)

Lợi
Doanh
Thuế đã
nhuận/
thu/lao
nộp/doanh
lao
động
nghiệp
động
(tr.đ/
(tr.đ)
(tr.đ/
năm)
năm)

13.290

78


3.635

118

227

5

60
520.181
21
163.835
57
949.358
323 1.965.496

-6.356
-2.171
3.483
-1.747

13.902
15.239
123.099
930.132

1.399
1.163
6.119
27.180


232
726
2.160
2.880

-106
-103
61
-5

16


4. Ngành/sản phẩm tiềm năng và lợi thế cạnh tranh của Thanh Hóa
Các ngành/sản phẩm có tiềm năng và lợi thế cạnh là các ngành có trong
nhóm ngành kinh tế có triển vọng trên thế giới5, của Việt Nam và quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đây là các ngành được xác định có năng
lực cạnh tranh ở thời điểm hiện tại, có khả năng tăng năng suất lao động, có tiềm
năng mở rộng liên kết sản xuất và hình thành các cụm ngành liên kết. Dựa trên
các tiêu chí trên thì các ngành sản xuất xi măng, sản xuất đường, may mặc, sản
xuất điện, lọc hóa dầu, chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa là các ngành tiềm năng
và đóng vai trò trụ cột trong phát triển kinh tế của tỉnh Thanh Hóa, cụ thể là:
- Ngành xi măng: Các nhà máy xi măng ở Thanh Hóa có nhiều lợi thế
như: gần nguồn nguyên liệu, các yếu tố đầu vào (đá vôi, cát, sét…) ổn định về
chất lượng, nhà máy có quy mô, công suất lớn, sử dụng công nghệ mới ít gây ô
nhiễm, gần cảng biển để tận dụng vận tải đường thủy, tiết kiệm được chi phí và
dễ dàng tiếp cận thị trường trong nước và xuất khẩu nên có năng lực cạnh tranh
cao so với sản phẩm của các tỉnh khác. Tham gia vào giá trị chuỗi sản xuất xi
măng, các doanh nghiệp trong tỉnh có thể đóng góp vào các khâu: khai thác (mỏ

đá vôi, sét, cát); vận tải nguyên liệu, vận tải thành phẩm, sản xuất bao bì. Nếu
xét về hiệu quả, chuỗi sản xuất xi măng tương đối hẹp và về lâu dài đang dần
khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên của tỉnh. Tuy nhiên, do Việt Nam là nước
đang phát triển, nhu cầu nguyên vật liệu xây dựng lớn, nên xi măng có thị
trường trong nước. Mặt khác, sản phẩm xi măng của các nhà máy ở Thanh Hóa
hiện có chất lượng tốt, năng lực cạnh tranh cao và đã xây dựng được thương
hiệu trên toàn quốc như: xi măng Nghi Sơn, xi măng Bỉm Sơn, do đó ngành này
có tiềm năng phát triển trong giai đoạn tới.

5

34 ngành kinh tế có triển vọng trên thế giới, gồm: Dược phẩm; Các công cụ phân tích; Thiết bị y tế; Xuất bản
và in ấn; Giáo dục và đào tạo; Các dịch vụ kinh doanh, tài chính; Tin học, viễn thông; Điện tử; Thiết bị thông tin
liên lạc; Đồ thêu ren; Sản phẩm da; Giày dép; Dệt may; Sản phẩm da; Đồ nội thất; Nông-lâm-thủy sản; Bán
buôn, bán lẻ; Du lịch và dịch vụ; Giải trí; Giao thông vận tải và hậu cần; Khung thiết bị cho xây dựng; Xây
dựng và bất động sản; Đồ nhựa; Hóa chất; Dầu mỏ và khí đốt; Sản xuất và truyền năng lượng điện; Tự động
hóa; Động cơ, các phương tiện hàng không và quốc phòng; Sản xuất kim loại; Khai thác mỏ và khoáng sản;
Công nghệ sản xuất; Các sản phẩm chạy bằng động cơ; Công nghiệp nặng

17


- Ngành mía đường: Mía đường là ngành có tiềm năng ở Thanh Hóa. Các
nhà máy sản xuất đường ở Thanh Hóa có khả năng cạnh tranh so các doanh nghiệp
cùng ngành ở trong nước. Quan sát chuỗi giá trị mía đường ở Thanh Hóa, có thể
thấy các bên tham gia vào chuỗi là người trồng mía, thương lái, nhà máy đường, đại
lý phân phối, nhà máy sản xuất dùng đường là nguyên liệu trung gian (như sản xuất
đồ uống, bánh kẹo, sữa…), và người tiêu dùng cuối cùng. Các doanh nghiệp khác
phục vụ cho nhà máy sản xuất là doanh nghiệp vận tải, doanh nghiệp sản xuất bao
bì. Tiềm năng mở rộng sự liên kết trong ngành mía đường để hình thành chuỗi liên

kết ngành hàng: Mía nguyên liệu - Chế biến đường - Chế biến thực phẩm (cồn, bánh
kẹo, sữa, đồ uống…) là hoàn toàn có khả năng và là một lợi thế đối với ngành mía
đường của Thanh Hóa. Vì vậy, ngành mía đường là ngành có lợi thế phát triển trong
tương lai. Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất hiện nay là chưa áp dụng được khoa học kỹ
thuật và công nghệ tiên tiến trong việc trồng, chăm sóc mía để tăng năng suất và
chất lượng mía, do diện tích trồng mía của các hộ nông dân nhỏ hẹp chưa kết hợp
được với nhau để tạo thành các cánh đồng lớn dẫn đến khó khăn trong việc tăng
năng suất trồng mía đạt trên 100 tấn mía/ha6, và chữ đường trên 10 CCS; bên cạnh
đó là việc phân chia lợi nhuận giữa người trồng mía và doanh nghiệp sản xuất
đường chưa hợp lý nên nhiều nơi người dân chưa thực sự mặn mà với cây mía.
- May mặc và da giày: Thanh Hóa hiện có 61 doanh nghiệp hoạt động
trong ngành may mặc, da giày; đây là ngành thu hút được nhiều lao động. Hiện
nay, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào ngành may mặc ở
Việt Nam nói chung và Thanh Hóa nói riêng là để tận dụng nhân công giá rẻ.
Thanh Hóa là tỉnh đông dân, việc phát triển ngành may mặc và giày da là do có
lợi thế cạnh tranh về nguồn lao động để cải thiện được công ăn việc làm. Vì
vậy, ngành này được xác định là có tiềm năng và lợi thế cạnh tranh nhưng chỉ
trong ngắn hạn còn về dài hạn thì ngành này không phải là ngành làm động lực
cho phát triển kinh tế của tỉnh.
- Sản xuất điện: Thanh Hóa có 3 nhà máy sản xuất điện đang hoạt động
là thủy điện Cửa Đạt, thủy điện Bá Thước 2 và nhiệt điện Nghi Sơn 1; trong
thời gian tới sẽ có thêm nhiệt điện Nghi Sơn 2, thủy điện Bá Thước 1, thủy điện
Trung Sơn, thủy điện Hồi Xuân và một số các dự án thủy điện vừa và nhỏ khác
đi vào hoạt động, đóng góp cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Đối với
thủy điện, Thanh Hóa có lợi thế là có hệ thống sông ngòi với độ dốc phù hợp để
phát triển thủy điện; đối với nhiệt điện, với cảng nước sâu Nghi Sơn thuận lợi
cho vận chuyển nguyên liệu phục vụ các nhà máy nhiệt điện hoạt động. Vì vậy,
với nhu cầu sử dụng điện của cả nước, của tỉnh là rất lớn, ngành này được xem
là có nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển.


6

Hiện nay mới đạt khoảng 50-70 tấn/ ha

18


- Ngành Lọc hóa dầu: Công nghiệp lọc hóa dầu trong dài hạn được xác
định là ngành công nghiệp trọng điểm và có triển vọng nhất của Thanh Hóa. Đây
là ngành công nghiệp mũi nhọn đóng vai trò nền tảng để tạo ra sự đột phá trong
tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Dự kiến khi đi vào hoạt động,
ngành lọc hóa dầu sẽ đóng góp lớn cho nguồn thu ngân sách của tỉnh và chiếm tỷ
lệ chi phối trong giá trị sản xuất ngành công nghiệp của tỉnh. Bên cạnh đó, ngành
này còn thu hút các dự án công nghiệp phụ trợ và công nghiệp sau hóa dầu như:
sản xuất polypropylene, sợi tổng hợp, plastic, phân bón tổng hợp, chất tẩy rửa
tổng hợp, sơn tổng hợp, vật liệu nhựa và các sản phẩm sau lọc dầu khác.
- Ngành chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa: Thanh Hóa có lợi thế về đất
đai, đồng cỏ và điều kiện tự nhiên để phát triển và chăn nuôi bò sữa; đây là ngành
có tiềm năng, lợi thế để tạo bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Theo đó, sẽ phát triển chăn nuôi bò sữa ở vùng trung du, miền núi theo hướng tập
trung, quy mô lớn, áp dụng kỹ thuật, công nghệ cao, đảm bảo tiêu chuẩn chất
lượng; trọng tâm là 2 dự án chăn nuôi bò sữa của Vinamilk và THtrue milk.
III. CƠ CẤU KINH TẾ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ

1. Thực trạng phát triển và hoạt động của doanh nghiệp
Trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 6.733 doanh nghiệp đang hoạt động,
trong đó: 98,5% là doanh nghiệp dân doanh; 49 doanh nghiệp nhà nước (gồm:
18 doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý, 31 doanh nghiệp nhà nước
Trung ương đóng trên địa bàn) và 34 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
(0,6%). Phân theo địa bàn: số doanh nghiệp hoạt động ở miền xuôi chiếm

khoảng 90%; số doanh nghiệp hoạt động ở miền núi 10%. Doanh nghiệp đang
hoạt động tại Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh
(KCN Lễ Môn, Đình Hương - Tây Bắc Ga, Bỉm Sơn, Hoàng Long) là 182
doanh nghiệp, trong đó có 2 doanh nghiệp nhà nước, 11 doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài, còn lại là các doanh nghiệp ngoài nhà nước.
Về ngành nghề kinh doanh, ước có khoảng gần 1.000 doanh nghiệp hoạt
động trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, hơn 1.100 doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực xây dựng, khoảng gần 2.600 doanh nghiệp hoạt động bán
buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô xe máy và xe có động cơ khác; số doanh
nghiệp còn lại hoạt động trong các ngành nghề, lĩnh vực khác.

19


Tổng vốn sản xuất kinh doanh bình quân hàng năm của các doanh nghiệp
khoảng trên 84 nghìn tỷ đồng, trong đó doanh nghiệp nhà nước chiếm 22,2%,
doanh nghiệp dân doanh 59,4% và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là
18,4%. Hầu hết, các doanh nghiệp có quy mô vốn nhỏ, dưới 5 tỷ đồng (74,4%);
11,9% số doanh nghiệp có mức vốn 5 - 10 tỉ đồng; 11% số doanh nghiệp có qui
mô vốn 10 - 50 tỷ đồng và 3,7% số doanh nghiệp có mức vốn từ 50 tỷ đồng trở
lên. Thu nhập bình quân của người lao động trong các doanh nghiệp ước đạt 3,1
triệu đồng/tháng. Một số doanh nghiệp luôn nằm trong nhóm có doanh thu lớn
nhất trong tỉnh những năm gần đây là Công ty CP xi măng Nghi Sơn, Công ty
CP xi măng Bỉm Sơn, Công ty xăng dầu Thanh Hoá, Công ty CP Mía Đường
Lam Sơn, Công ty Điện Lực Thanh Hoá, Công ty TNHH giầy Sunjade Việt Nam,
Công ty thương mại và ĐTPT miền núi Thanh Hoá.
Nhìn chung, trong những năm qua, lực lượng doanh nghiệp của tỉnh đã có
bước phát triển nhưng tốc độ còn chậm, quy mô doanh nghiệp chủ yếu là vừa,
nhỏ và siêu nhỏ. Thiếu doanh nghiệp quy mô lớn, hoạt động đa ngành nghề với
trình độ tổ chức quản lý, khoa học công nghệ hiện đại; các doanh nghiệp chủ yếu

chỉ hoạt động trong tỉnh, rất ít doanh nghiệp dám vươn ra liên kết, mở rộng thị
trường, hoạt động ở các tỉnh khác và ngoài nước. Tỷ lệ doanh nghiệp đang hoạt
động/ 1 vạn dân hiện tại mới đạt 18 doanh nghiệp/1 vạn dân, thấp hơn nhiều so
với trung bình cả nước (42 doanh nghiệp/1 vạn dân) và thấp hơn các tỉnh lân cận
như: Ninh Bình: 26,2 doanh nghiệp/1 vạn dân; Nghệ An: 21,2 doanh nghiệp/1
vạn dân; Hà Tĩnh: 20,5 doanh nghiệp/1 vạn dân.
2. Công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước
- Công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước cơ bản hoàn thành
theo phương án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại văn bản số 1959/TTgĐMDN ngày 27/10/2011. Trong 3 năm (2011 - 2013), đã hoàn thành chuyển đổi
sang hình thức Công ty TNHH hai thành viên đối với 01 doanh nghiệp, thực
hiện cổ phần hóa 04 doanh nghiệp; trong đó, có 02 doanh nghiệp nhà nước nắm
giữ trên 50% vốn điều lệ (Công ty CP thương mại và ĐTPT miền núi Thanh
Hóa, Công ty CP Cảng Thanh Hóa) và 02 doanh nghiệp nhà nước không cần
nắm giữ cổ phần (Công ty CP Sông Mã và Công ty CP In báo Thanh Hóa). Giai
đoạn 2014 - 2015, sẽ tiếp tục thực hiện cổ phần hóa đối với 03 doanh nghiệp
nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, gồm: Công ty TNHH MTV cấp nước
Thanh Hóa, Công ty TNHH MTV môi trường và công trình đô thị, Công ty
TNHH MTV phát triển hạ tầng.
Hiện nay, toàn tỉnh có 12 Công ty TNHH một thành viên hoạt động theo
Luật doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, hoạt động chủ yếu
trong lĩnh vực công ích như: nông nghiệp, thủy lợi, môi trường và công trình đô
thị, cấp thoát nước, xổ số.

20


- Nhìn chung, công tác sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đã
mang lại cho doanh nghiệp cơ chế quản lý mới, năng động, hiệu quả hơn và thích
ứng với cơ chế thị trường; tạo thêm động lực và tính năng động trong sản xuất kinh
doanh, thể hiện rõ nét trong các hoạt động như phân phối cổ tức, tổ chức sản xuất,

tổ chức cán bộ, đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh... Các công ty cổ phần đã xây
dựng và ban hành mới quy chế quản lý tài chính, tuyển dụng và quản lý lao động;
xác định rõ trách nhiệm và quyền hạn, nghĩa vụ và quyền lợi của Ban lãnh đạo, của
cổ đông, người lao động, có quy định rõ ràng tổ chức hợp lý các bộ phận và sắp
xếp lại dây chuyền sản xuất kinh doanh... từ đó tăng năng suất lao động, hạ giá
thành, nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất kinh doanh, sức cạnh
tranh của doanh nghiệp. Nộp ngân sách nhà nước và thu nhập của người lao động
được đảm bảo và có xu hướng tăng so với trước khi chuyển đổi.
- Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, công tác sắp xếp, đổi mới
doanh nghiệp nhà nước vẫn còn những tồn tại, hạn chế đó là: Công tác cổ phần
hóa doanh nghiệp nhà nước còn chậm so với kế hoạch đề ra. Một số lãnh đạo
doanh nghiệp có biểu hiện trì hoãn, kéo dài thời gian sắp xếp, chuyển đổi doanh
nghiệp. Trong quá trình xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa doanh
nghiệp còn một số vướng mắc như: tài sản là nhà cửa, vật kiến trúc của doanh
nghiệp thời gian sử dụng đã lâu, giá trị sổ sách thấp khi thực hiện đánh giá lại đã
làm tăng giá trị doanh nghiệp; việc đối chiếu xác định giá trị công nợ phải thu,
phải trả còn kéo dài, gây khó khăn cho việc xác định giá trị doanh nghiệp. Trong
lĩnh vực xuất bản phẩm mặc dù hoàn thành kế hoạch theo đơn đặt hàng của Nhà
nước giao nhưng việc khai thác kinh doanh sách chưa hiệu quả nên phát sinh lỗ
trong nhiều năm. Việc sắp xếp, đổi mới nông, lâm trường hiệu quả chưa rõ nét;
một số nơi có tình trạng buông lỏng quản lý đất đai, giao khoán và sử dụng đất
sai mục đích; việc làm, thu nhập của người lao động thấp.
3. Tăng trưởng và đóng góp của các thành phần kinh tế trong GDP
Trong những năm qua, cùng với tiến trình cổ phần hóa và chuyển đổi các
doanh nghiệp nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa các dịch vụ công; tỷ trọng đóng
góp của thành phần kinh tế nhà nước trong GDP giảm dần từ 23,1% năm 2010
xuống còn 19,4% năm 2013. Thành phần kinh tế ngoài nhà nước ngày một tăng
và chiếm vị trí chủ đạo trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, năm 2013, kinh tế ngoài
nhà nước chiếm gần 74% GDP. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài duy trì mức
đóng góp vào GDP bình quân cả giai đoạn 2010 - 2013 khoảng 7%; thành phần

kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong những năm qua tuy có tốc độ phát triển
nhanh, với nhiều dự án đi vào hoạt động nhưng chủ yếu là các dự án may mặc,
da giày với hoạt động chính là gia công nên mức độ đóng góp vào GDP rất hạn
chế. Xét theo tốc độ tăng trưởng GDP cũng cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của
khu vực kinh tế ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài với tốc độ
tăng trưởng GDP ở 2 khu vực kinh tế này tương ứng là 9,8%/năm và 38%/năm
và đang là đầu tầu tăng trưởng kinh tế của Thanh Hóa; trong 11,7% tăng trưởng
kinh tế của tỉnh giai đoạn 2010 - 2013, khu vực kinh tế ngoài nhà nước và khu
vực có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp tới 9,6 điểm %.
Hình 1: GDP theo thành phần kinh tế giai đoạn 2010 - 2013
21


Bảng 18: Tăng trưởng và đóng góp vào GDP của các thành phần kinh tế
Nội dung\Năm
Tốc độ tăng GDP
- Nhà nước
- Ngoài nhà nước

2010
13,4
12,1
9,5

2011
12,2
11,9
8,7

2012

10,3
8,1
9,9

2013
11
3,7
11,2

BQ 2010 - 2013
11,7
8,9
9,8

- FDI

73,5

43,1

17,4

24,8

38,1

Đóng góp vào GDP theo điểm % tăng trưởng
- Nhà nước
2,8
2,8

2
0,8
- Ngoài nhà nước
6,8
6
7,4
7,5

2,1
6,9

- FDI

2,7

2,7

Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế (%)
100
100
100
100
23,1
20,3
18,5
17,6
69
73
75,2
75,5


100
19,4
73,7

GDP
- Nhà nước
- Ngoài nhà nước
- FDI

3,8

7,9

3,4

6,7

22

0,9

6,3

6,9

6,9


Khu vực kinh tế ngoài nhà nước chiếm khoảng 45% vốn đầu tư nhưng

thu hút tới 93% lực lượng lao động. Điều này cho thấy vai trò đặc biệt quan
trọng của khu vực kinh tế tư nhân, không chỉ dưới góc độ đóng góp vào tăng
trưởng GDP mà quan trọng hơn nữa là tạo công ăn việc làm cho đại bộ phận lao
động. Xét về khía cạnh này thì khu vực kinh tế nhà nước kém hiệu quả hơn,
năm 2013, khu vực kinh tế nhà nước sử dụng hơn 38% tổng vốn đầu tư nhưng
chỉ thu hút 5,8% lực lượng lao động; do đầu tư qua khu vực kinh tế nhà nước ở
địa phương chủ yếu là đầu tư kết cấu hạ tầng, chi tiêu công, chi cho quản lý nhà
nước, an sinh xã hội.
Bảng 19: Cơ cấu vốn và lao động của các thành phần kinh tế
Nội dung\Năm

2010

2011

2012

2013

Cơ cấu vốn (%)
- Nhà nước
- Ngoài nhà nước
- FDI
Cơ cấu lao động (%)
- Nhà nước
- Ngoài nhà nước
- FDI

100
52

33,3
14,7
100
6,2
93,2
0,6

100
46,1
40,4
13,4
100
5,9
93,2
0,8

100
46,1
46,8
7,1
100
5,9
93,2
0,9

100
38,1
45
16,9
100

5,8
93,3
0,9

23

Bình quân
2010 - 2013
100
44,6
42,3
13,1
100
6,0
93,2
0,8


IV. CƠ CẤU KINH TẾ VÙNG

1. Tổng quan chung về tăng trưởng và phát triển kinh tế vùng
Trong giai đoạn 2010 - 2013, Thanh Hóa luôn duy trì được tốc độ tăng
trưởng kinh tế hai con số, đạt mức 11,7%/năm; cả ba vùng kinh tế của tỉnh là
vùng đồng bằng, vùng ven biển và vùng miền núi đều có mức tăng trưởng khá,
nhất là vùng đồng bằng và vùng ven biển. Vùng đồng bằng hiện đang là đầu tàu
của tăng trưởng với mức đóng góp tới 7,2 điểm phần trăm trong tốc độ tăng
trưởng kinh tế 11,7% của toàn tỉnh, gấp 1,5 lần đóng góp của hai vùng ven biển
và miền núi cộng lại. Tính bình quân cả giai đoạn 2010 - 2013, đóng góp của
khu vực đồng bằng vào GDP toàn tỉnh là 59,3%, lớn hơn hai khu vực miền biển
và miền núi cộng lại. Khu vực miền núi mặc dù duy trì tốc độ tăng trưởng khá,

bình quân khoảng 10,4%/năm nhưng đóng góp vào tăng trưởng chung còn hết
sức hạn chế, trung bình chiếm khoảng 15% GDP toàn tỉnh, do xuất phát điểm
thấp, quy mô kinh tế nhỏ.
Bảng 20: Tăng trưởng GDP và đóng góp vào GDP theo vùng miền
Năm
GDP toàn tỉnh
Đồng bằng
Ven biển
Miền núi
Đồng bằng
Ven biển
Miền núi
Đồng bằng
Ven biển
Miền núi

2010

2011
2012
2013
Tốc độ tăng trưởng GDP (%)
13,4
12,2
10,3
11
15,4
12,9
11,6
10,8

12
11,1
8,2
10,4
9,1
11,4
9
12,3
Đóng góp vào tăng trưởng GDP theo điểm %
8,8
7,1
6,6
6,2
3,3
3
2,2
2,7
1,3
2
1,5
2
Cơ cấu GDP của các vùng trong GDP toàn tỉnh
56,6
58,2
60,7
60,5
27,1
25,9
24,7
24,9

16,3
15,9
14,6
14,6

24

BQ 2010-2013
11,7
12,7
10,4
10,3
7,2
2,8
1,7
59,3
25,5
15,2


GDP bình quân đầu người có xu hướng tăng dần ở cả 3 vùng kinh tế; tuy
nhiên, điều đáng chú ý là khoảng cách chênh lệnh ngày càng lớn giữa GDP bình
quân đầu người ở vùng đồng bằng và ven biển so với vùng miền núi. Hình 2
cho thấy GDP bình quân đầu người vùng đồng bằng gấp khoảng 2,3 lần so với
khu vực miền núi.
Hình 2: GDP bình quân đầu người theo vùng miền 2010-2013

2. Vùng đồng bằng
2.1. Đặc điểm tự nhiên và tiềm năng/lợi thế phát triển
Vùng đồng bằng gồm 10 huyện, thị xã (Thọ Xuân, Thiệu Hóa, Yên Định,

Đông Sơn, Vĩnh Lộc, Triệu Sơn, Nông Cống, Hà Trung, TP. Thanh Hóa và TX.
Bỉm Sơn) với diện tích tự nhiên 1.905 km2 (bằng 17,1% diện tích cả tỉnh).
Vùng đồng bằng có địa hình tương đối bằng phẳng, các vùng đất bằng xen kẽ
với các đồi thấp và núi đá vôi độc lập, độ cao trung bình từ 5-15 mét, cá biệt có
một vài nơi trũng như ở huyện Hà Trung có độ cao chỉ 0-1 mét. Có thể nói đặc
điểm địa hình và khí hậu vùng đồng bằng phù hợp với sinh trưởng và phát triển
của nhiều loại cây trồng, vật nuôi, thuận tiện cho phát triển nông nghiệp và công
nghiệp. Đây là vùng trọng điểm lúa và cây công nghiệp ngắn ngày.
Vùng đồng bằng là nơi tập trung chủ yếu các KCN, thuận lợi cho phát
triển công nghiệp, tạo thành mạng lưới các khu, cụm công nghiệp, các cực tăng
trưởng của vùng và cả tỉnh. KCN Lễ Môn đến nay đã cơ bản lấp đầy diện tích
đất công nghiệp cho thuê và hoạt động tương đối hiệu quả; các KCN Bỉm Sơn,
Hoằng Long đang từng bước được hoàn thiện kết cấu hạ tầng và đã thu hút
được nhiều dự án lớn như: dự án sản xuất ô tô, da giày, phân bón... ; Khu công
nghiệp công nghệ cao Lam Sơn - Sao Vàng cũng đang được tập trung nguồn lực
đầu tư kết cấu hạ tầng và kêu gọi các nhà đầu tư; đây là những thuận lợi, tạo
động lực để khu vực đồng bằng phát triển kinh tế.
Bên cạnh đó, khu vực đồng bằng có thuận lợi với hệ thống cơ sở hạ tầng
tương đối đồng bộ hơn so với 2 vùng còn lại; là khu vực tập trung các đô thị và
các cơ sở dịch vụ thương mại lớn của tỉnh nên có điều kiện phát triển các ngành
dịch vụ, nhất là các dịch vụ có giá trị gia tăng cao như: tài chính, ngân hàng,
viễn thông, công nghệ thông tin, các dịch vụ lưu trú, vui chơi giải trí...
2.2. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

25


×