Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO KINH tế CHÍNH TRỊ tập bài GIẢNG môn LỊCH sử các học THUYẾT KINH tế SAU đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.75 KB, 72 trang )

3

Chuyên đề 1
SỰ PHÁT TRIỂN LÝ LUẬN GIÁ TRỊ - LAO ĐỘNG VÀ LÝ LUẬN
GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TRONG LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ
1. Sự phát triển lý luận giá trị - lao động trong lịch sử các học
thuyết kinh tế
1.1. Lý luận giá trị - lao động của các trường phái kinh tế trước
C.Mác
1.1.1. Lý luận giá trị lao động từ Petty, Smith, Ricardo, kinh tế
chính trị tiểu tư sản
- Kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh ra đời vào cuối thế kỷ XVII tồn
tại và phát triển cho đến giữa TK XIX với các các tác giả chủ yếu: W. Petty,
A. Smith và D. Ricardo. Lần Đầu tiên các nhà kinh tế này xây dựng hệ thống
phạm trù, quy luật của kinh tế thị trường, trong đó có học thuyết giá trị- lao
động với những nội dung chủ yếu sau:
+ Đã vạch ra nguồn gốc của giá trị hàng hoá là lao động. Phát hiện
này được bắt đầu từ quan niệm về giá cả tự nhiên của W. Petty. ông viết, giá
cả tự nhiên do hao phí lao động quyết định.
Đến A. Smith quan niệm về giá trị được xác định rõ ràng hơn. Ông
khẳng định giá trị trao đổi của hàng hoá do lao động tạo ra, lao động là thước
đo duy nhất, cuối cùng của giá trị trao đổi.
D. Ricardo đứng vững trên lập trường này của A. Smith và nhấn
mạnh giá trị là do lao động hao phí để sản xuất hàng hoá quyết định, lao động
là thước đo thực tế của mọi giá trị. Ông đã gạt bỏ sai lầm của A. Smith về
quan niệm giá trị và cho rằng giá trị do lao động quyết định không chỉ đúng
trong trong kinh tế hàng hoá giản đơn, mà còn đúng cả trong nền kinh tế hàng
hoá phát triển.
+ Đã phân biệt được hai thuộc tính của hàng hoá là giá trị sử dụng và



4

giá trị trao đổi. A. Smith là đầu tiên phát hiện ra hai thuộc tính này và khẳng
định giá trị sử dụng không quyết định giá trị trao đổi. Tuy nhiên, ông vẫn
chưa thấy được mối quan hệ giữa giá trị sử dụng và giá trị trao đổi, nên đã cho
rằng, ích lợi của vật không có quan hệ gì đến giá trị trao đổi. D. Ricardo đã
khắc phục được hạn chế này và khẳng định giá trị sử dụng rất cần thiết cho
giá trị trao đổi, nhưng không phải là thước đo của giá trị trao đổi.
+ Các ông đã quan tâm nghiên cứu lượng giá trị và các nhân tố ảnh
hưởng đến lượng giá trị hàng hoá.
A. Smith khẳng định, lượng giá trị hàng hoá do hao phí lao động
trung bình cần thiết quyết định. Lao động giản đơn và lao động phức tạp có
ảnh hưởng khác nhau đến lượng giá trị hàng hoá. Trong cùng một thời gian,
lao động chuyên môn, phức tạp tạo ra một lượng giá trị nhiều hơn lao động
không có chuyên môn hay lao động giản đơn.
D. Ricardo phát triển quan niệm này và cho rằng lượng giá trị hàng
hoá không chỉ do lao động trực tiếp (Lao động sống) mà còn do lao động
trước đó tạo ra (Như máy móc, thiết bị, nhà xưởng, công trình sản xuất...).
Năng suất lao động có ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hoá. Khi năng suất
lao động trong một phân xưởng tăng lên thì khối lượng sản phẩm làm ra tăng
lên, nhưng giá trị của mỗi đơn vị hàng hoá giảm xuống. Ông có ý định phân
tích lao động giản đơn và lao động phức tạp, quy lao động phức tạp thành lao
động giản đơn trung bình. Ông nói rằng, lao động xã hội cần thiết do điều
kiện sản xuất xấu nhất quyết định.
+ Về hình thức của giá trị hàng hoá:
W. Petty xác định giá cả tự nhiên của hàng hoá bằng cách so sánh
lượng lao động hao phí để sản xuất ra bạc hay vàng, tức là còn lẫn lộn giữa
giá trị hàng hoá với giá cả của nó.
A. Smith đã phân biệt giá cả với giá trị. Theo ông, giá trị trao đổi của



5

một hàng hoá thể hiện trong tương quan trao đổi giữa lượng hàng hoá này với
lượng giá trị của hàng hoá khác, còn trong nền kinh tế hàng hoá phát triển thì
nó được biểu hiện ở tiền. Ông phân biệt giá cả tự nhiên với giá cả thực tế.
D. Ricardo đã phân biệt rõ giá trị với giá trị trao đổi. Vì giá trị trao
đổi là giá trị tương đối được biểu hiện ở một số lượng nhất định của hàng hoá
khác (hay tiền tệ) nên D. Ricardo đặt vấn đề là bên cạnh giá trị tương đối, còn
có giá trị tuyệt đối. Đó là thực thể của giá trị, là số lượng lao động kết tinh,
giá trị trao đổi là hình thức cần thiết và có khả năng duy nhất để biểu hiện giá
trị tuyệt đối.
Tuy nhiên, học thuyết giá trị lao động của trường phái cổ điển Anh
còn có những hạn chế:
- Học thuyết giá trị lao động của A. Smith còn trộn lẫn hai yếu tố
khoa học và tầm thường, không nhất quán trong khái niệm về giá trị hàng hoá,
lẫn lộn trong phân phối giá trị và cấu thành giá trị, đã để cho hai yếu tố khoa
học và tầm thường sống yên ổn bên nhau.
- Học thuyết của D. Ricardo tuy đứng vững trên cơ sở giá trị lao
động, nhưng ông vẫn không giải quyết triệt để lý luận này.
+ Ông không thấy được mâu thuẫn giữa giá trị sử dụng và giá trị hàng
hoá, chưa làm rõ mặt chất của giá trị do chưa biết đến tính chất 2 mặt của lao
động sản xuất hàng hoá, chưa chỉ ra được giá trị là biểu hiện quan hệ xã hội
của những người sản xuất hàng hoá.
+ Mặc dù đã nêu ra khái niệm thời gian lao động xã hội cần thiết, lao
động phức tạp và lao động giản đơn, nhưng chưa xác định đúng nội hàm của
các phạm này. Tuy đã quan tâm đến ảnh hưởng của năng suất lao động tới
lượng giá trị hàng hoá.
+ Chưa nghiên cứu có hệ thống các hình thái giá trị, nên chưa thấy
được nguồn gốc và bản chất của tiền.



6

+ Lý luận của D. Ricardo còn mang tính siêu hình, phi lịch sử, cho
rằng giá trị là phạm trù vĩnh viễn, là thuộc tính của mọi vật.
1.1.2. Lý luận giá trị lao động của kinh tế chính trị tiểu tư sản
- Lý luận giá trị lao động của Sismondi: Ông giải quyết các vấn đề
kinh tế trên cơ sở lý luận giá trị lao động. Lấy lao động làm thước đo giá trị
của hàng hoá, thấy được mâu thuẫn giữa giá trị sử dụng và giá trị của hàng
hoá. Ông đã tiến thêm một bước so với D. Ricardo khi cho rằng, thước đo giá
trị hàng hoá là do thời gian lao động xã hội cần thiết quy định.
Tuy nhiên, D. Ricardo coi giá trị tương đối của hàng hoá được đo
bằng lượng lao động chi phí để sản xuất ra hàng hoá, còn Sismondi cho giá
trị tương đối của hàng hoá được quy định bởi cạnh tranh, lượng cầu, tỷ lệ
giữa thu nhập và lượng cung về hàng hoá. Ông đồng nhất giữa giá trị với giá
cả. Ông còn đưa ra khái niệm giá trị tuyệt đối hay chân chính, điều mà D.
Ricardo không đề cập. Nhưng Sísmondi giải thích khái niệm đó theo kiểu tự
nhiên và đi tìm giá trị đó trong một đơn vị kinh tế độc lập, theo kiểu
Rôbinxơn.
- Lý luận giá trị lao động của Proudon
Lý luận kinh tế của Proudon tập trung vào lý thuyết “ Giá trị tổng
hợp” hay “Giá trị cấu thành”, nó thể hiện 2 tư tưởng là tư tưởng giá trị sử
dụng và tư tưởng giá trị trao đổi. Giá trị sử dụng thể hiện sự dư thừa, giá trị
trao đổi thể hiện sự khan hiếm. Điều đó tạo khó khăn cho trao đổi.
Ông đưa ra khái niệm “ Giá trị trao đổi” được tạo ra trong sản xuất và
được thị trường chấp nhận; chỉ sản phẩm nào được thị trường chấp nhận mới
được coi là “ Giá trị cấu thành”. Việc sản xuất “ Giá trị cấu thành” sẽ giải
quyết được các mâu thuẫn của sản xuất hàng hoá.
Qua đó thấy rõ, trong lý luận “Giá trị cấu thành” về thực chất



7

Proudhon muốn xoá bỏ mâu thuẫn giữa giá trị sử dụng và giá trị của hàng
hoá, xoá bỏ mâu thuẫn giữa hàng hoá và tiền tệ. Quan điểm của ông thể hiện
rõ những sai lầm về mặt phương pháp luận: Bảo vệ sản xuất hàng hoá (Mặt
tốt), xoá bỏ mâu thuẫn giữa giá trị sử dụng và giá trị (Mặt xấu). Về cơ bản
ông muốn kết hợp giá trị lao động, để từ đó coi cả lao động và trao đổi đều là
nguồn gốc của giá trị.
1.1.3. Học thuyết giá trị lao động của C. Mác
- C.Mác đã phân biệt hai thuộc tính của hàng hoá là giá trị sử dụng
và giá trị; khẳng định hai thuộc tính này không chỉ đơn thuần có quan hệ
với nhau mà đó là một quan hệ biện chứng vừa thống nhất vừa mâu thuẫn
với nhau.
- Đứng vững trên quan điểm của kinh tế chính trị tư sản cổ điển về
nguồn gốc của giá trị hàng hoá là lao động và trên cơ sở phát hiện tính chất
hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá là lao động cụ thể và lao động trừu
tượng, C. Mác đã chỉ ra giá trị hàng hoá do lao động trừu tượng của người sản
xuất hàng hoá quyết định.
- C. Mác đã phân tích, đánh giá những ưu điểm và hạn chế của lý
luận giá trị của các học giả trước ông. Đồng thời nhấn mạnh những công lao
của phái cổ điển trong lý luận lao động là nguồn gốc của giá trị và chỉ ra
những hạn chế của họ khi nghiên cứu giá trị về mặt lượng. C.Mác định nghĩa
lượng giá trị hàng hoá được đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết. Chỉ
ra các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hoá.
+ Phát triển nhận thức về hình thức biểu hiện của giá trị hàng hoá,
xác định hình thái giá trị, lịch sử của nó, sự ra đời và bản chất của tiền;
+ Phát triển quan điểm giá trị hàng hoá, chứng minh quy luật giá trị là
quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và lưu thông hàng hoá.



8

1.1.4. Lý luận giá trị của các trường phái kinh tế chính trị sau
C.Mác
* Lý luận giá trị của trường phái cổ điển mới
+ Lý thuyết giá trị của trường phái thành Viene là lý thuyết giá trị- ích
lợi, giá trị chủ quan. Trong lịch sử, đã có nhiều nhà kinh tế học ủng hộ lý
thuyết giá trị - ích lợi. Từ những năm 444 – 356 trước công nguyên Xenophon
đã nêu lên tư tưởng này. Ở thế kỷ XVII – XIX, các nhà kinh tế học Pháp như
Anne Robert Jacques Turgor (1727 – 1781) và Jean Baptic Say (1767 – 1832)
cũng ủng hộ lý thuyết giá trị - ích lợi. Tuy nhiên, lý thuyết giá trị của phái
thành Viên có nét khác biệt. Bằng cách kết hợp phạm trù kinh tế và phạm trù
toán học họ đưa ra phạm trù “ích lợi giới hạn” và “giá trị - ích lợi giới hạn”.
Phạm trù ích lợi giới hạn được K.Meger (1840 – 1921) phân tích và đưa ra:
ích lợi giới hạn là ích lợi của vật cuối cùng đưa ra thoả mãn nhu cầu, ích lợi
đó là nhỏ nhất, nó quyết định ích lợi của tất cả các vật phẩm khác.
Trên cơ sở lý thuyết “ích lợi giới hạn” các nhà kinh tế học trường
phái thành Viene xây dựng lý thuyết giá trị “giới hạn”. Lý thuyết này phủ
nhận lý thuyết giá trị lao động của trường phái “tư sản cổ điển” và của C.Mác.
Trong lịch sử đã có các nhà kinh tế học thế kỷ XVIII quan niệm rằng ích lợi
quyết định giá trị. Điểm mới ở chỗ, các nhà kinh tế trường phái thành Viene
cho rằng “ích lợi giới hạn” tức là ích lợi của sản phẩm cuối cùng quyết định
giá trị của sản phẩm. Vì vậy “giá trị giới hạn” chính là giá trị của “sản phẩm
giới hạn”. Nó quyết định giá trị của tất cả các sản phẩm khác.
Như vậy, khi sản phẩm tăng lên thì “giá trị giới hạn” cũng giảm dần.
Vì thế họ đi đến kết luận muốn có nhiều giá trị phải tạo ra sự khan hiếm.
Sự thực, lý luận giá trị - ích lợi giới hạn không giải quyết được vấn
đề. Trên thực tế, sự đánh giá chủ quan về 1 kg lương thực đối với người no đủ

khác cơ bản đối với người nghèo đói, nhưng cả hai đều mua 1 kg lương thực


9

và đều phải trả tiền như nhau, mà cơ sở của giá cả đó là giá trị và giá trị lớn
hay nhỏ không phụ thuộc vào sự đánh giá chủ quan.
Lý luận “ích lợi giới hạn” làm cho số lượng giá trị hàng hoá phụ
thuộc vào giá trị cao của hàng hoá ấy, mà giá trị hàng hoá là do hao phí lao
động xã hội cần thiết quyết định. Thông qua giá cả thị trường, giá trị hàng hoá
tác động đến quy mô sức mua và sự cung cấp hàng hoá cũng sẽ thích ứng
được với quy mô của nhu cầu.
* Lý thuyết giá trị của Leon Walras
Leon Waras dựa trên cơ sở lý thuyết giá trị của trường phái thành
Viene và lý thuyết “khan hiếm” của Auguste Walras (cha của Leon Walras).
Theo A. Walras, khan hiếm là một quan niệm khách quan, theo đó,
giá trị phát sinh từ tình trạng bất cân xứng giữa cung và cầu. Một vật có giá trị
khi cầu lớn hơn cung. Nếu cung lớn hơn cầu, thì vật đó trở nên dư thừa, mất
giá trị.
Kết hợp các quan điểm này, Leon Walras cho rằng: “giá trị là tất cả
những vật hữu hình hay vô hình đang ở trong tình trạng khan hiếm. Các vật
đó có ích đối với ta và số lượng của vật có hạn”.
Mức độ có ích lợi của vật đối với cá nhân tuỳ thuộc vào tương quan
giữa vật và khả năng của vật trong sự thoả thuận nhu cầu cá nhân. Ông lập
luận rằng, có một sự trùng hợp giữa ý niệm khan hiếm và cường độ của nhu
cầu cuối cùng được thoả mãn.
* Lý thuyết giá trị lao động của kinh tế học cấp tiến
Năm 1968 ở Mỹ thành lập Liên hiệp kinh tế học Cấp tiến (Union of
Radical Political Economy).
Thành viên của xu hướng này xuất thân từ nhiều tầng lớp dân cư ở

thành thị và nông thôn. Họ bao gồm cả giáo sư các trường đại học, những nhà
nghiên cứu khoa học và tầng lớp sinh viên đông đảo. Cơ sở của xu hướng này rất
phức tạp. Nó được xây dựng trên các quan điểm kinh tế tiểu tư sản và tư sản.


10

Một trong những đặc trưng của nền kinh tế cấp tiến là thừa nhận lý
thuyết giá trị - lao động của C.Mác và các nhà kinh tế học tư sản cổ điển. Họ
coi lý thuyết giá trị - lao động là một trong những nguồn gốc hình thành lý
thuyết kinh tế học cấp tiến. Vì vậy họ tự coi mình là người kế tục và phát triển
C.Mác. Theo họ, nhiệm vụ của kinh tế học cấp tiến là trên cơ sở lý thuyết của
C.Mác phải sử dụng tất cả các khoa học và kinh nghiệm lịch sử để nghiên cứu
các vấn đề sống còn của Châu Âu hiện đại.
1.2. Sự phát triển lý luận giá trị thặng dư trong lịch sử các học
thuyết kinh tế
1.2.1. Lý luận giá trị thặng dư của trường phái kinh tế chính trị tư sản
cổ điển
* Lý luận địa tô của kinh tế chính trị học tư sản cổ điển
- Lý luận này được bắt đầu từ W.Petty
Ông đã tìm thấy nguồn gốc của địa tô trong sản xuất. Theo ông: Địa
tô là số chênh lệch giữa giá trị của sản phẩm và chi phí sản xuất bao gồm chi
phí tiền công và cây, con giống; về chất, địa tô là giá trị dôi ra ngoài tiền
công, là sản phẩm của lao động thặng dư; ông đã nghiên cứu địa tô chênh lệch
và cho rằng các mảnh ruộng xa gần khác nhau có mức địa tô khác nhau. Ông
chưa biết đến địa tô tuyệt đối.
- Sự phát triển lý luận địa tô của A. Smith
Thành tựu:
+ A. Smith cho rằng khi ruộng đất bị tư hữu thì địa tô là khoảng khấu
trừ thứ nhất vào sản phẩm lao động. Nó là tiền trả cho việc sử dụng đất.

+ Ông đã phát hiện ra độc quyền tư hữu ruộng đất là điều kiện để
chiếm hữu địa tô.
+ Ông còn cho rằng quy mô địa tô nhiều hay ít phụ thuộc vào giá cả
sản phẩm, địa tô là giá cả của độc quyền.


11

+ Phân biệt được địa tô chênh lệch do độ màu mỡ và vị trí của ruộng
đất đưa lại.
+ Ông đã chỉ ra mức địa tô trên một mảnh ruộng là do thu nhập của
mảnh ruộng đó đưa lại, phát hiện ra địa tô trên những ruộng canh tác chủ yếu
quyết định địa tô trên ruộng trồng cây khác.
Hạn chế:
+ Coi địa tô là phạm trù vĩnh viễn
+ Chưa hiểu đúng sự chuyển hoá của lợi nhuận thành địa tô.
+ Coi địa tô là một yếu tố cấu thành giá cả tự nhiên rồi lại coi nó là
một khoản dôi ra ngoài giá cả tự nhiên.
+ Chưa hiểu địa tô chênh lệch II và phủ nhận địa tô tuyệt đối
+ Còn bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa trọng nông khi cho rằng năng suất
lao động nông nghiệp cao hơn công nghiệp, do nông nghiệp được sự trợ giúp
của tự nhiên.
- D. Ricardo tiếp tục phát triển lý luận về địa tô của W. Petty và A.
Smith
Ông bác bỏ luận điểm cho rằng địa tô là sản vật của những lực lượng
tự nhiên hoặc do năng suất lao động đặc biệt trong nông nghiệp mang lại và
đã giải thích địa tô trên cơ sở lý luận giá trị lao động.
Theo ông, địa tô được hình thành theo quy luật giá trị. Giá trị nông
sản được hình thành trên điều kiện ruộng đất xấu nhất. Vì diện tích ruộng đất
có hạn nên xã hội phải canh tác cả trên ruộng đất xấu. Do tư bản kinh doanh

trên ruộng đất tốt và trung bình thu được lợi nhuận siêu ngạch, khoản này
phải nộp cho địa chủ gọi là địa tô.
Đã phân biệt địa tô với tiền tô và cho rằng chúng phục tùng những
quy luật khác nhau và thay đổi theo chiều hướng ngược chiều nhau.
Sai lầm của D. Ricardo: Gắn lý luận địa tô với quy luật màu mỡ của đất


12

đai ngày càng giảm sút; chưa biết đến địa tô chênh lệch II và phủ nhận địa tô tuyệt
đối, cho rằng thừa nhận địa tô tuyệt đối là vi phạm quy luật giá trị.
* Lý luận lợi nhuận của kinh tế chính trị học tư sản cổ điển
- Lý luận về lợi nhuận của A. Smith:
+ S. Mith cho rằng: lợi nhuận là khoản khấu trừ thứ hai vào sản phẩm
của lao động. P, R, lợi tức chỉ là những hình thái khác nhau của giá trị thặng dư.
+ P là một phần lấy vào cái giá trị mà công nhân đã gia thêm vào vật
liệu lao động.
C.Mác: Đánh giá cao S. Mith “Nêu được nguồn gốc thật sự của giá trị
thặng dư đẻ ra từ lao động”
+ S. Mith cho rằng, không chỉ có lao động nông nghiệp mà cả lao
động trong công nghiệp cũng tạo ra P ( Khác với chủ nghĩa trọng nông).
+ P tăng hay giảm tuỳ thuộc vào sự giầu có tăng hay giảm của xã hội.
Thừa nhận sự đói lập giữa tiền công và lợi nhuận
+ Thấy khuynh hướng thường xuyên đi đến chỗ ngang nhau của " Tỷ
suất lợi nhuận" trên cơ sở sự cạnh tranh giữa các ngành và khuynh hướng tỷ
suất lợi nhuận giảm sút. Theo ông, tư bản đầu tư càng nhiều thì tỷ suất lợi
nhuận càng thấp.
Hạn chế:
- Về lý luận lợi nhuận như: Không thấy sự khác nhau giữa P và giá trị
thặng dư. Bởi vì, Ông không phân biệt tư bản bất biến và tư bản khả biến và

Ông cho rằng nguồn gốc của lợi nhuận là do toàn bộ tư bản đẻ ra. Ông
không gắn liền lợi nhuận với việc bóc lột công nhân làm thuê ( S. Mith lẫn
lộn là: Chỉ coi lợi nhuận và địa tô là những hình thái đặc thù của M nói
chung, là " những khoản khấu trừ vào lao động mà người công nhân đã nhập
thêm vào vật liệu". Vì vậy giá trị mà người công nhân nhập thêm vào vật
liệu giờ đây được chia thành hai bộ phận, trong đó một bộ phận trả cho tiền


13

công của họ, còn bộ phận kia trả cho lợi nhuận của nhà kinh doanh tính theo
tổng số tư bản đã ứng trước dưới hình thái tiền công và vật liệu dùng việc
chế biến. Như vậy phần thặng dư đó chỉ là phát sinh từ bộ phận tư bản đã đã
chi phí cho tiền công.
- Không phân biệt được lĩnh vực sản xuất và lưu thông, tư bản trong
sản xuất cũng như trong lưu thông đều đẻ ra lợi nhuận như nhau.
- Coi P trong phần lớn trường hợp chỉ là món tiền thưởng cho việc
mạo hiểm và cho lao động khi đầu tư tư bản. P là một trong những nguồn gốc
đầu tiên của mọi thu nhập cũng như mọi giá trị trao đổi.
- Lý luận lợi nhuận của D. Ricardo
+ P là phần giá trị thừa ra ngoài tiền công. Ông chưa biết đến phạm
trù giá trị thặng dư, nhưng trước sau cho rằng: Giá trị là do công nhân tạo ra
lớn hơn số tiền công mà họ nhận được
C.Mác nhận xét: So với A.S Mith thì D.Ricacđô đã đi xa hơn nhiều "
Ông coi lao động không được trả công của công nhân
+ D.Ricardo có những nhận xét tiến gần đến P bình quân. Ông cho
rằng: Những tư bản có đại lượng bằng nhau thì đem lại lợi nhuận như nhau.
Nhưng Ông không chứng minh được vì ông không hiểu được giá cả sản xuất.
Theo ông sự chênh lệch giữa giá trị và giá cả sản xuất chỉ là ngoại lệ. Trên
thực tế chỉ có giá trị chứ không có giá cả sản xuất.

Hạn chế
+ Mô tả lợi nhuận căn cứ vào năng suất lao động, cho đó là quy luật
vốn có của mọi nền sản xuất, chứ không căn cứ vào quy luật đặc thù của
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa: quy luật giá trị thặng dư.
+ Không phân biệt được lợi nhuận với giá trị thặng dư, chỉ nhìn
thấy có hình thức giá trị thặng dư tương đối, không nhìn thấy giá trị thặng
dư tuyệt đối


14

+ Không phân biệt tỷ suất giá trị thặng dư và tỷ suất lợi nhuận lại
giảm sút, Ông giải thích là do tăng tiền lương.
+ Không chú ý đến cấu tạo hữu cơ của tư bản
- Sự phát triển lý luận lợi nhuận của C.Mác
+ Lợi nhuận chính là giá trị thặng dư được quan niệm là kết quả của
toàn bộ tư bản ứng trước. Nếu ký hiệu lợi nhuận là P thì công thức G = c + v
+ m sẽ chuyển thành G = k + P ( tức là giá trị hàng hoá tư bản chủ nghĩa bằng
chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa cộng với lợi nhuận). Như vậy P là hình thức
biến tướng của M, nó phản ánh sai lệch bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản
+ Khi giá trị thặng dư chuyển thành lợi nhuận thì tỷ suất giá trị thặng
dư chuyển thành tỷ suất lợi nhuận.
+ Nghiên cứu sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân, do cạnh
tranh giữa các ngành. Khi hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân thì giá trị
hàng hoá chuyển thành giá cả sản xuất.
+ Giá trị là cơ sở của giá cả sản xuất. Giá cả sản xuất là phạm trù kinh
tế tương đương với giá cả. Nó cũng là cơ sở của giá cả thị trường. Giá cả sản
xuất điều tiết giá cả thị trường. Giá cả thị trường xoay quanh giá cả sản xuất.
Khi giá trị hàng hoá chuyển thành giá cả sản xuất thì quy luật giá trị biểu hiện
thành quy luật giá cả sản xuất.

*Lý luận về giá cả ruộng đất và lợi tức cho vay
- Về giá cả ruộng đất
Dựa trên những thành tựu của nghiên cứu lợi nhuận, lợi tức, địa tô
Uyliam Pét ty còn cố gắng tìm cách tính giá cả ruộng đất. Ông đã khẳng định
một cách đúng đắn rằng, giá cả ruộng đất phải được quy định một cách đặc
biệt, vì đất đai là sản phẩm của tự nhiên, kết quả vận động lâu dài của vũ trụ,
người ta không thể sản xuất ra đất đai và những chi phí về lao động không
quyết định được giá cả của ruộng đất. Ông cho rằng giá cả ruộng đất gắn với


15

mức sinh lời của ruộng đất, do đó bán ruộng đất là bán quyền thu địa tô. Vì
vậy giá cả ruộng đất là do mức địa tô quyết định.
Tuy nhiên, khi đưa ra công thức tính giá cả ruộng đất bằng địa tô
nhân 20, ông lại dựa vào thống kê dân số. Ông thấy trong một gia đình con 7
tuổi, cha 27 tuổi, ông 47 tuổi. Họ cách nhau 20 tuổi, ba thế hệ đó sống với
nhau 20 năm nữa. Do đó, ông đã lấy số 20 để tính giá cả ruộng đất, đó là điều
không đúng.
- Về lợi tức
A.Smith cho rằng, lợi tức là một bộ phận của lợi nhuận, được đẻ ra từ
lợi nhuận. Lợi tức của tư bản đi vay được trả bằng cách lấy vào lợi nhuận
thuần tuý và do mức lợi nhuận thuần tuý quyết định. Đó là quan điểm đúng,
nhưng ông chưa phân tích một cách đầy đủ.
1.2.2. Lý luận giá trị thặng dư của kinh tế chính trị tầm thường và
tiểu tư sản
* Lý luận giá trị thặng dư của các nhà kinh tế chính trị tầm thường
- Lý luận về lợi nhuận của Man tuýt
+ Man tuýt đã lợi dụng yếu tố tầm thường của S. Mith về việc quy
định giá trị lao động. Cái mới của Mantuýt là: giải thích thước đo giá trị. Theo

Ông, lao động có thể mua được bằng hàng hoá là do chi phí để sản xuất ra
hàng hoá đó quyết định. Chi phí đó bao gồm: lao động sống và lao động vật
hoá đã chi phí để sản xuất ra hàng hoá cộng với lợi nhuận của tư bản ứng
trước. Như vậy, Mantuýt phủ nhận vai trò của lao động là nguồn gốc tạo ra
giá trị và coi lợi nhuận là yếu tố cấu thành khác của giá trị. Từ đó Ông giải
thích lợi nhuận như là khoản thặng dư ngoài số lao động đã hao phí để sản
xuất hàng hoá. Theo cách giải thích này, lợi nhuận chỉ là khoản cộng thêm
danh nghĩa vào giá cả; lưu thông là lĩnh vực trong đó lợi nhuận xuất hiện, nhờ
bán hàng hoá đắt hơn khi mua.


16

* Lý luận giá trị thặng dư của kinh tế chính trị tiểu tư sản
- Lý luận của Símondi về giá trị thặng dư
Lý luận về tiền công, lợi nhuận, địa tô của Sismondi: Đây là công lao
của Sismondi, ông hiểu vấn đề này hơn cả A. Smith và D. Ricardo.
Về lợi nhuận: A. Smith coi lợi nhuận là bộ phận của sản phẩm lao động.
Sismondi đã phát triển tư tưởng đó và cho rằng lợi nhuận là khoản khấu trừ từ
sản phẩm lao động. Đó là thu nhập không lao động, là kết quả của sự cướp bóc
công nhân, là tai hoạ kinh tế của giai cấp vô sản. Hạn chế của ông là chưa thấy
được nguồn gốc của lợi nhuận, còn lặp lại sai lầm của A. Smith coi lợi nhuận là
tiền công của nhà tư bản.
- Về địa tô: Ông cho rằng, địa tô cũng là kết quả sự bóc lột công nhân
làm thuê. Ông phê phán D. Ricardo về ruộng đất xấu không đưa lại địa tô. Đó
là một tiến bộ. Ông hiểu sâu sắc độc quyền sở hữu ruộng đất và cho rằng,
ruộng đất xấu cũng phải nộp tô. Điều đó thể hiện Sismondi có tư tưởng địa tô
tuyệt đối.
Tuy nhiên, Sismondi còn có những hạn chế như lặp lại luận điểm sai
lầm của A. Smith, địa tô là tặng thưởng của tự nhiên, tự nhiên (Đất đai) cũng

tạo ra giá trị phụ thêm. Từ đó, ông đưa ra luận điểm hình như địa tô từ dưới đất
mọc lên, tức là ông không hiểu địa tô tuyệt đối và bộ máy chiếm hữu địa tô.
- Về tiền lương: Sismondi bảo vệ quan điểm của A. Smith cho rằng,
tiền lương phụ thuộc vào tích luỹ tư bản, số lượng công nhân, cung – cầu về
lao động. Ông công khai nói lên tình trạng điêu đứng của công nhân do sự
phát triển sản xuất cơ khí theo lối tư bản chủ nghĩa.
Hạn chế:
Sismondi là lặp lại quan điểm tầm thường về sự tác động qua lại trực
tiếp giữa sự tăng tiền công và tăng dân số. Ông rơi vào chủ nghĩa Malthus.
Sismondi truyền bá tư tưởng hoà hợp chủ thợ, tăng bảo hiểm xã hội, coi công


17

nhân là người thân trong gia đình. Đây là tư tưởng cải lương, thủ tiêu đấu
tranh. Ông chống lại quan điểm cho rằng, việc dùng máy móc làm giảm lao
động ở ngành này, lại tăng nhu cầu lao động ở ngành khác.
1.2.3. Lý luận giá trị thặng dư của C.Mác
- Trước đó, dã có nhiều nhà kinh tế học nêu ra phạm trù giá trị thặng dư
dưới những hình thái đặc thù của nó là: Lợi nhuận, địa tô, lợi tức. C.Mác đã tiến
hành nghiên cứu giá trị thặng dư dưới dạng thuần tuý của nó. Ông cho rằng, giá
trị thặng dư là giá trị dôi ra ngoài giá trị hàng hoá sức lao động do người công
nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm đoạt. Nhờ vậy, chỉ có C.Mác mới có
thể vạch ra được nguồn gốc giá trị thặng dư, từ đó phân tích một cách sâu sắc
bản chất bóc lột lao động không công của công nhân làm thuê và diễn tả được
quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư về mặt chất, mặt lượng và chỉ ra được quy
luật vận động của nó.
- C.Mác đã vạch ra bản chất của tiền lương tư bản chủ nghĩa là giá cả
của sức lao động chứ không phải là giá cả của lao động. Nhờ đó chỉ ra được bản
chất bóc lột của tiền lương tư bản chủ nghĩa. Từ đó, theo C.Mác khi trả đúng giá

trị của sức lao động, nhà tư bản vẫn bóc lột công nhân làm thuê, vì kết quả của
quá trình lao động đã tạo ra một lượng giá trị lớn hơn nhiều lần giá trị sức lao
động của người công nhân.
- C.Mác đã phân tích một cách sâu sắc và khoa học các hình thái của giá
trị thặng dư: Lợi nhuận, địa tô, lợi tức. Do đó, làm rõ cái bề ngoài giả dối tựa hồ
như: Tiền lương là giá cả của lao động, lợi nhuận là do tự tư bản tự sinh ra, địa tô
cũng do ruộng đất và lợi tức cũng do tiền tệ sinh ra.
- C.Mác cũng vạch ra cơ chế chuyển hoá giá trị thặng dư thành lợi
nhuận và lợi nhuận bình quân, giá cả hàng hoá thành giá cả sản xuất trong điều
kiện tự do cạnh tranh, từ đó làm cơ sở lý luận để giải quyết vấn đề địa tô tuyệt
đối, mà các nhà lý luận kinh tế trước không thể giải quyết được.


18

- Lý luận giá trị thặng dư là : “Hòn đá tảng” của học thuyết kinh tế của
Mác, nó đã vạch trần nguồn gốc, bản chất của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Nó trở thành lý luận sắc bén của giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh chống giai
cấp tư sản bóc lột.
- C.Mác là người đầu tiên vạch trần được bản chất của tư bản. Tư bản là
giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột lao động không công của
người khác. Có nghĩa là, tư bản là quan hệ xã hội, quan hệ giữa nhà tư bản và
người công nhân làm thuê, nó là một phạm trù lịch sử chỉ tồn tại trong chủ nghĩa
tư bản. Ông đã phân chia tư bản thành: tư bản bất biến (c), bộ phận tư bản thể
hiện dưới dạng máy móc, vật liệu, tư bản khả biến (v) là bộ phận tư bản tồn tại
dưới hình thức tiền lương mà nhà tư bản bỏ ra mua hàng hoá sức lao động. Nhờ
lao động cụ thể của người công nhân mà giá trị của bộ phận tư bản bất biến được
bảo tồn và di chuyển vào giá trị của hàng hoá mới một cách từ từ hoặc ngay một
lúc, có nghĩa là giá trị của nó không lớn lên, không biến đổi trong quá trình lao
động sản xuất. Nhưng trong quá trình lao động, bằng lao động trừu tượng của

người công nhân đã tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó, đó là
giá trị thặng dư cho nhà tư bản. Từ đó, C.Mác vạch ra nguồn gốc của giá trị
thặng dư là do tư bản khả biến, chứ không phải do tư bản ứng trước. Tư bản bất
biến chỉ là điều kiện, chứ không phải là nguồn gốc của giá trị thặng dư.
C.Mác không những nghiên cứu giá trị thặng dư dưới dạng thuần tuý,
mà còn phát triển lý luận thặng dư dưới các hình thái lợi nhuận, địa tô, lợi tức.
- Về địa tô:
+ Đã phân biệt được địa tô tư bản chủ nghĩa và địa tô phong kiến.
Cho rằng, sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa là cơ sở hình thành
địa tô tư bản chủ nghĩa.
+ Địa tô tư bản chủ nghĩa chính là phần giá trị thặng dư còn lại sau
khi đã trừ đi phần lợi nhuận bình quân mà các nhà tư bản kinh doanh trong
nông nghiệp phải nộp cho địa chủ


19

+ Phân biệt được hai hình thức địa tô: Chênh lệch và tuyệt đối ( Địa
tô chênh lệch là một phần của giá trị thặng dư do công nhân nông nghiệp tạo
ra được biểu hiện thành lợi nhuận siêu ngạch mà địa chủ thu được trên
những ruộng đất có điều kiện sản xuất thuận lợi. Nó là số chênh lệch giữa
giá cả sản xuất chung được quyết định bởi điều kiện sản xuất trên ruộng đất
bất lợi nhất và giá cả sản xuất cá biệt trên ruộng đất có điều kiện thuận lợi.
Loại địa tô này được hình thành do đặc điểm vận động của quy luật giá trị
trong nông nghiệp và do độc quyền kinh doanh ruộng đất tư bản chủ nghĩa.
Ông phân biệt R chênh lệch I và địa tô chênh lệch II. Khẳng định địa tô
chênh lệch I, địa chủ chỉ thu được khi cho thuê kinh doanh các mảnh đất có
điều kiện tự nhiên thuận lợi, còn R chênh lệch II lại xuất hiện trên các khu
đất đã được thâm canh.
R tuyệt đối là một phần của giá trị thặng dư, biểu hiện thành lợi

nhuận siêu ngạch mà nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp phải nộp cho địa
chủ để được quyền thuê đất trong một thời gian. Khác với địa tô chênh lệch,
loại địa tô này địa chủ thu được trên tất cả các loại ruộng đất sau khi cho thuê
kinh doanh. Cơ sở của loại địa tô này do cấu tạo hữu cơ trong nông nghiệp<
trong công nghiệp làm cho cùng lượng tư bản và tỷ suất giá trị thặng dư như
nhau nhưng kinh doanh trong nông nghiệp lại thu được lợi nhuận siêu ngạch.
Phần siêu ngạch này phải nộp cho địa chủ do chế độ tư hữu độc quyền ruộng
đất quy định.
- Ngoài ra, C. Mác còn phát hiện ra địa tô đất xây dựng, địa tô hầm
mỏ và địa tô độc quyền ( Là hình thức đặc biệt của địa tô tư bản chủ nghĩa, có
thể tồn tại trong nông nghiệp, công nghiệp khai thác và ở các khu đất trong
thành thị. Chỉ ra nguồn gốc của các loại địa tô này cũng là lợi nhuận siêu
ngạch do giá cả độc quyền của sản phẩm thu được trên đất đai ấy mà nhà tư
bản phải nộp cho địa chủ.


20

- Trên cơ sở lý luận địa tô, C. Mác đã xây dựng lý luận giá cả ruộng đất.
+ Giá cả ruộng đất là hình thức địa tô tư bản hoá. Bởi ruộng đất đem
lại địa tô, tức là đem lại một thu nhập ổn định bằng tiền nên nó được xem như
một loại tư bản đặc biệt. Còn địa tô chính là lợi tức của tư bản đó. Do vậy, giá
cả ruộng đất chỉ là giá mua địa tô do ruộng đất mang lại theo tỷ suất lợi tức
hiện hành. Nó tỷ lệ thuận với địa tô và tỷ lệ nghịch với tỷ suất lợi tức tư bản
gửi vào ngân hàng.
Ví dụ: Một mảnh đất hàng năm đem lại một địa tô là 200 USD, tỷ
suất lợi tức gửi vào ngân hàng là 5%, thì giá cả mảnh đất là: 200X 100/ 5 =
4000 USD.
Với số tiền 4000 USD đó đem gửi vào ngân hàng với lãi suất 5%/
năm cũng thu được một lợi tức 200 USD ngang bằng địa tô thu được khi cho

thuê ruộng đất.
- Lý luận về lợi nhuận
+ Lợi nhuận chính là giá trị thặng dư được quan niệm là kết quả của
toàn bộ tư bản ứng trước. Nếu ký hiệu lợi nhuận là P thì công thức G = c + v
+ m sẽ chuyển thành G = k + P ( tức là giá trị hàng hoá tư bản chủ nghĩa bằng
chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa cộng với lợi nhuận). Như vậy P là hình thức
biến tướng của M, nó phản ánh sai lệch bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản
+ Khi giá trị thặng dư chuyển thành lợi nhuận thì tỷ suất giá trị thặng
dư chuyển thành tỷ suất lợi nhuận.
+ Nghiên cứu sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân, do cạnh
tranh giữa các ngành. Khi hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân thì giá trị
hàng hoá chuyển thành giá cả sản xuất.
+ Giá trị là cơ sở của giá cả sản xuất. Giá cả sản xuất là phạm trù kinh
tế tương đương với giá cả. Nó cũng là cơ sở của giá cả thị trường. Giá cả sản


21

xuất điều tiết giá cả thị trường. Giá cả thị trường xoay quanh giá cả sản xuất.
Khi giá trị hàng hoá chuyển thành giá cả sản xuất thì quy luật giá trị biểu hiện
thành quy luật giá cả sản xuất.
1.2.4. Lý luận giá trị thặng dư của trường phái kinh tế học sau
C.Mác
- Lý luận giá trị thặng dư của kinh tế học cấp tiến
Kinh tế học cấp tiến không phủ nhận giá trị thặng dư. Họ đưa ra
phạm trù “thặng dư kinh tế” để thay cho phạm trù giá trị thặng dư của C.Mác
và bác bỏ quy luật giá trị thặng dư trong điều kiện của chủ nghĩa tư bản hiện
đại. Theo các đại biểu cấp tiến “thặng dư kinh tế” là sự chênh lệch giữa sản
phẩm do xã hội sản xuất ra và chi phí cần thiết để sản xuất ra chúng. Quy mô
của thặng dư kinh tế là chỉ tiêu do lường năng suất lao động và sự giầu có của

xã hội. Theo họ, thoạt nhìn “thặng dư kinh tế” gần giống với phạm trù “giá trị
thặng dư” trong kinh tế học của C.Mác. Nhưng thực ra thì không phải như
vậy. Giá trị thặng dư chỉ là một phần của “thặng dư kinh tế”. Bởi vì, trong
“thặng dư kinh tế” còn có “tiền lương siêu ngạch” của công nhân.
Như vậy, thặng dư kinh tế = Giá trị thặng dư + tiền lương siêu ngạch
Những người cấp tiến, dựa vào quan điểm của D. Ricardo về tiền
lương, cho rằng, tiền lương công nhân được xác định ở mức tối thiểu để nuôi
sống anh ta và gia đình. Họ gọi đó là mức “tồn tại tối thiểu”. Như vậy, họ bỏ
qua yếu tố tinh thần, lịch sử mà chỉ tính tới yếu tố vật chất trong tiền lương.
Vì cho tiền lương chỉ là mức “tồn tại tối thiểu”, nên tiền lương của công nhân
ở các nước công nghiệp phát triển bao gồm hai phần: một phần là mức “tồn
tại tối thiểu. Họ coi đó là mức mà nhà tư bản trả lại công nhân. Phần thứ hai là
tiền lương siêu ngạch. Họ coi đây là phần thưởng mà nhà tư bản trả cho công
nhân. Phần này phải lấy từ lợi nhuận độc quyền của nhà tư bản.


22

TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1. Giáo trình lịch sử các học thuyết kinh tế. Nxb thống kê. HN. 2003.
2. Lịch sử các học thuyết kinh tế. Nxb thống kê. HN. 1996.
3. Lịch sử các học thuyết kinh tế (tập bài giảng). Nxb chính trị quốc
gia. HN. 1997.
4 C.Mác và Ph. Ăngghen, toàn tập, tập 26 (phần I, II, III, IV). Nxb
chính trị quốc gia. HN. 1995.
VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Vì sao nói học thuyết giá trị thặng dư là hòn đá tảng của học thuyết
kinh tế của C.Mác
2. Học thuyết giá trị thặng dư và ý nghĩa lý luận, thực tiễn của giá trị
thặng dư với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta

hiện nay?
3. Sản xuất giá trị thặng dư có đồng nghĩa với bóc lột giá trị thặng dư
không?


23

Chuyên đề 2
SỰ PHÁT TRIỂN LÝ LUẬN TÁI SẢN XUẤT TRONG LỊCH SỬ CÁC
HỌC THUYẾT KINH TẾ
1. Lý luận tái sản xuất của các trường phái kinh tế chính trị trước
C.Mác
1.1. Lý luận tái sản xuất của kinh tế chính trị tư sản cổ điển
* Biểu kinh tế của F.Kene
“Biểu kinh tế’ được đánh giá là một trong những cống hiến to lớn đối
với lịch sử các tư tưởng kinh tế của nhân loại. C.Mác nhận xét: Việc làm này
thực hiện vào giữa thế kỷ XVIII thuộc thời kỳ ấu trĩ của kinh tế chính trị, là
một tư tưởng hết sức thiên tài, rõ ràng, là một tư tưởng thiên tài nhất trong tư
tưởng mà khoa kinh tế chính trị đã đề ra cho đến bây giờ. Mitabeau, một
người theo trường phái trọng nông đã ca ngợi biểu kinh tế của F. Kene, xem
nó là một trong 3 phát minh quan trọng nhất: Phát minh ra tiền tệ; phát minh
ra nghề in; biểu kinh tế của F. Kene.
- Những giả định của F.Kene khi nghiên cứu tái sản xuất
+ Chỉ nghiên cứu tái sản xuất giản đơn. Bởi như C.Mác phân tích sau
này nghiên cứu tái sản xuất giản đơn là nghiên cứu yếu tố hiện thực của tích
luỹ, của tái sản xuất mở rộng.
+ Lấy tư bản hàng hoá làm điểm xuất phát, sau này C. Mác cũng đã
làm như vậy.
+ Không tính đến biến động về giá cả (giá cả bằng giá trị).
+ Không tính đến ngoại thương, đây là giả định cần thiết mà sau này

Sismondi và phái dân tuý Nga đã không hiểu khi phân tích lý luận tái sản xuất.
+ Tái sản xuất là quá trình thực hiện tổng sản phẩm xã hội cả về hiện
vật và giá trị. Quá trình lưu thông sản phẩm gắn với lưu thông tiền tệ, tiền trở
về điểm xuất phát ban đầu khi hết một chu kỳ tái sản xuất.


24

+ Trao đổi tổng sản phẩm xã hội là sự trao đổi giữa ba giai cấp: Giai
cấp sở hữu, giai cấp sản xuất, giai cấp không sản xuất.
+ Giá trị tổng sản phẩm xã hội gồm 7 tỷ Frăng, trong đó 5 tỷ là sản
phẩm nông nghiệp, 2 tỷ là sản phẩm của giai cấp không sản xuất.
+ Trong 5 tỷ sản phẩm nông nghiệp có: 1 tỷ bù đắp tư bản ứng trước
đầu tiên; 2 tỷ để bù đắp khoản ứng ra hàng năm (tư bản lưu động); 2 tỷ sản
phẩm thuần tuý nộp cho giai cấp sở hữu.
+ Trong 2 tỷ sản phẩm công nghiệp của giai cấp không sản xuất
được phân thành: 1 tỷ để bù đắp hao phí nguyên vật liệu; 1 tỷ để bù đắp tư
liệu tiêu dùng.
-

Để lưu thông 7 tỷ sản phẩm trên, giai cấp sản xuất có 2 tỷ tiền

mặt với tư cách là tiền tô để trả cho giai cấp sở hữu.
* Biểu kinh tế của F.Kene phân tích quá trình vận động của tổng sản
phẩm xã hội trong tái sản xuất giản đơn được thể hiện thông qua 5 hành vi và
có thể minh hoạ bằng sơ đồ sau:
* Quá trình tái sản xuất diễn ra như sau:
- Giai cấp sản xuất trả cho giai cấp sở hữu 2 tỷ tiền tô. Giai cấp sở hữu
không sản xuất gì chỉ tiêu dùng sản phẩm thuần tuý:
+ Hành vi 1: Giai cấp sở hữu dùng 1 tỷ mua hàng tiêu dùng ở giai cấp

sản xuất. Vậy là 1 tỷ sản phẩm nông nghiệp ra khỏi lưu thông đi vào tiêu dùng
của giai cấp sở hữu.
+ Hành vi 2: Giai cấp sở hữu dùng 1 tỷ tiền còn lại tiếp tục mua hàng
công nghệ của giai cấp không sản xuất. Như vậy là 1 tỷ trong 2 tỷ sản phẩm
công nghiệp đi vào tiêu dùng của giai cấp sở hữu.
+ Hành vi 3: Sau khi nhận được 1 tỷ của giai cấp sở hữu, giai cấp
không sản xuất đem tiền đó mua tư liệu sinh hoạt của giai cấp sản xuất. Như
vậy, giai cấp sản xuất đã thực hiện được 2/5 sản phẩm của mình


25

Mua 1 tû nguyªn liÖu (Hµnh vi 5)
1 tû mua n«ng
s¶n
(Hµnh vi 1)

GCSH

GCSX

1 tû mua
hµng c«ng
nghÖ phÈm
(Hµnh vi
2)

2 tû
tiÒn


5 tû SP

GCKSX
2 tû
SP

Mua 1 tû n«ng s¶n (Hµnh vi 3)
1 tû TLSX (Hµnh vi 4)

+ Hành vi 4: Giai cấp sản xuất lại dùng 1 tỷ vừa nhận được mua tư liệu
sản xuất của giai cấp không sản xuất. Vậy là đã thực hiện xong sản phẩm của
của giai cấp không sản xuất.
+ Hành vi 5: Giai cấp không sản xuất lại đem 1 tỷ vừa nhận được mua
nguyên liệu nông nghiệp của giai cấp sản xuất. Như vậy, kết quả là giai cấp
sản xuất đã bán 3 tỷ sản phẩm, còn 2 tỷ sản phẩm để bù đắp chi phí hàng năm
và số tiền mặt là 2 tỷ.
Như vậy có thể tiếp tục quá trình tái sản xuất giản đơn.
* Những nhận xét rút ra từ việc nghiên cứu biểu kinh tế của F.Kene:
những công lao của F. Kene là:
- Đã sử dụng khá thành thạo phương pháp trừu tượng hoá khoa học.
Đưa ra những giả định cơ bản là đúng và chỉ trên cơ sở những giả định đó


26

mới nghiên cứu được quá trình tái sản xuất tư bản xã hội.
- Đã phân tích sự vận động của tổng sản phẩm xã hội trên cả hai mặt
giá trị và hiện vật, nghiên cứu sự vận động của sản phẩm kết hợp với sự vận
động ngược chiều của tiền tệ.
- Phân tích sự lưu thông tiền tệ phải theo quy luật tiền bỏ vào lưu thông

phải quay về điểm xuất phát ban đầu, vì nếu tiền không quay về điểm xuất
phát ban đầu thì quá trình tái sản xuất sẽ không thể diễn ra.
Tuy vậy, trong phân tích biểu kinh tế, F. Kene còn có hạn chế là chưa
thấy được cơ sở tái sản xuất mở rộng trong nông nghiệp, thậm chí tái sản xuất
giản đơn trong công nghiệp cũng khó thực hiện được; đánh giá sai vai trò sản
xuất công nghiệp.
* Lý thuyết tái sản xuất của A.Smith
A.Smíth dựa trên cơ sở lý luận về giá trị lao động để xây dựng lý luận
tái sản xuất, song cho rằng giá trị của hàng hoá bao gồm các thu nhập: tiền công, lợi nhuận, địa tô. Theo ông “tiền công, lợi nhuận và địa tô là ba cái
nguồn ban đầu của bất cứ thu nhập nào... tổng giá trị trao đổi hay giá cả của
sản phẩm hàng năm, nhất thiết phải chia thành ba bộ phận đó”. Như vậy tổng
giá trị của hàng hoá chỉ có ( v + m), chỉ bằng giá trị mới sáng tạo ra, còn bộ
phận giá trị cũ tham gia vào quá trình sản xuất đã bị A.Smíth loại ra khỏi giá
trị của hàng hoá. Ông coi giá trị của tư liệu sản xuất nằm trong tiền lương, lợi
nhuận và địa tô.
Sai lầm của A.Smíth là ông lẫn lộn toàn bộ giá trị của sản phẩm với
giá trị mới sáng tạo ra; ông không thấy được tính chất hai mặt của lao động
sản xuất hàng hoá, không thấy được sự chuyển dịch giá trị cũ và sự sáng tạo
ra giá trị mới. A.Smíth đã vấp phải vấn đề cần phải phân biệt trong lý luận, đó
là hai hình thức lao động, một thứ cung cấp những vật phẩm tiêu dùng, còn
một thứ cung cấp những sản phẩm không phải để tiêu dùng (máy móc, công


27

cụ). Lênin cho rằng, chỉ cần tiến một bước nữa là thừa nhận hai hình thức tiêu
dùng. Tiêu dùng cho cá nhân và tiêu dùng cho sản xuất.
Như vậy, A.Smíth đã có một bước tiến dài so với những người trước
ông. Ở ông đã có mầm mống thiên tài về sự phân chia nền sản xuất thành hai
khu vực. Chính K.Marx đã bắt gặp “gợi ý” của A.Smíth và đã phát triển lên

thành một lý luận đặc sắc về sự thực hiện sản phẩm xã hội trong xã hội tư bản
chủ nghĩa. Về tái sản xuất mở rộng, C. Mác đánh giá cao A.Smith đã phân
biệt được tích luỹ và cất trữ, tích luỹ thì phải giành một phần giá trị thặng dư
để thuê thêm công nhân. Luận điểm này của A.Smith nói rõ nguồn gốc của
tích luỹ tư bản là lao động. Nhưng ông đã phạm sai lầm cho rằng việc tích luỹ
tư bản chỉ là việc biến giá trị thặng dư thành tư bản khả biến phụ thêm, không
có tư bản bất biến phụ thêm.
Lý luận tái sản xuất của A.Smith đã đề cập đến sản phẩm - chia làm hai
nhóm tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng; giá trị sản phẩm gồm có c + v +
m, phân chia nền sản xuất xã hội 2 khu vực, nhưng phân tích lý giải đầy đủ,
đúng đắn những vấn đề này phải chờ đến Mác mới giải quyết được.
- Đánh giá những sai lầm của A.Smith về lý luận tái sản xuất của
C.Mác: A.Smith mắc phải sai lầm mà C.Mác gọi là sai lầm “Tính điều” là đã
bỏ C ra ngoài giá trị hàng hoá. Ông xây dựng lý luận tái sản xuất trên cơ sở
cho rằng giá trị của hàng hoá gồm các khoản thu nhập: Tiền lương, lợi nhuận,
địa tô. Đôi lúc ông thấy sự trái ngược sai lầm “Tính điều”, ông đã dùng khái
niệm tổng thu nhập “Để lén lút”đưa C vào.
Nguồn gốc sai lầm của A.Smith là ông đã lẫn lộn toàn bộ giá trị của sản
phẩm với giá trị mới sáng tạo ra, ông không thấy được tính chất 2 mặt của lao
động sản xuất hàng hoá.
* Lý luận tái sản xuất của D.Ricardo
- Không hiểu được sự phân chia C, V nên đã sai lầm giống như A.


×