Tải bản đầy đủ (.pptx) (86 trang)

các hình thức sinh sản ở thực vật, vô tính, hữu tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.91 MB, 86 trang )

TIỂU LUẬN
SINH SẢN Ở THỰC VẬT

Giảng viên hướng dẫn

Học viên thực hiện

PGS.TS. Nguyễn Khoa Lân

Phan Nữ Ngọc Đoan Huyền
Khóa: K26
Chuyên ngành: Thực Vật Học


I. KHÁI NIỆM SINH SẢN

II. CÁC ĐẶC TRƯNG SINH SẢN CỦA THỰC VẬT TRÊN CẠN

III. CÁC HÌNH THỨC SINH SẢN Ở THỰC VẬT

IV. SINH SẢN Ở MỘT SỐ NHÓM THỰC VẬT

V. ƯU THẾ SINH SẢN Ở THỰC VẬT CÓ HẠT


I. KHÁI NIỆM SINH SẢN

Sinh sản là quá trình hình thành cơ thể mới, đảm bảo sự phát triển liên tục của
loài.

Cơ sở của sự sinh sản dựa trên sự phân chia, phân hóa tế bào.




Phôi đa bào,
phụ thuộc

Xen kẽ thế hệ

CÁC ĐẶC TRƯNG

Bào tử thành

SINH SẢN CỦA

dày, nằm

THỰC VẬT TRÊN

trong túi bào

CẠN

Túi giao tử đa
bào

tử


II. CÁC ĐẶC TRƯNG SINH SẢN CỦA THỰC VẬT TRÊN CẠN
1. Sự xen kẽ thế hệ


Chu trình sống của mọi thực vật trên đất liền được đan xen nhau bởi hai thế hệ
cơ thể đa bào đó là: thể giao tử và thể bào tử. Thế hệ này sinh ra thế hệ kia
nên quá trình này được gọi là sự xen kẽ thế hệ.


Giao tử từ cây khác

Thể giao tử
(n)
Nguyên phân

Nguyên phân

n
n
n

n
Bào tử

Giao tử

GIẢM PHÂN

THỤ TINH

2n

Hợp tử


Nguyên phân
Chu trình sống
của thực vật
Thể bào tử
(2n)

Sự xen kẽ thế hệ

ở cạn


II. CÁC ĐẶC TRƯNG SINH SẢN CỦA THỰC VẬT TRÊN CẠN
1. Sự xen kẽ thế hệ

Trong giới thực vật, không phải mọi cơ thể trưởng thành đều ở giai đoạn lưỡng
bội. Do đó, xen kẽ thế hệ biểu hiện khác nhau ở các nhóm TV từ thấp đến cao.

Trong quá trình tiến hóa, thể bào tử ngày càng chiếm ưu thế trong chu trình
sống còn thể giao tử ngày càng tiêu giảm.

Ý nghĩa: Đảm bảo sự tồn tại của loài trong cuộc đấu tranh sinh tồn do sự kết
hợp tính ưu việt của hai hình thức sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính (khả
năng thích ứng cao, hệ số sinh sản lớn, hình thức phát tán rộng...)


II. CÁC ĐẶC TRƯNG SINH SẢN CỦA THỰC VẬT TRÊN CẠN
2. Phôi đa bào, sống phụ thuộc

Phôi đa bào, phụ thuộc là dấu hiệu đặc trưng cho thực vật sống trên cạn hay
còn gọi là thực vật có phôi.


Phôi đa bào phát triển từ hợp tử, được giữ lại trong mô của cây cái (thể giao
tử).

Thể giao tử cái cung cấp chất dinh dưỡng cho phôi.
Phôi có các tế bào vận chuyển theo giá noãn để tăng cường sự vận chuyển
dinh dưỡng từ cây mẹ đến.


Phôi đa bào sống phụ thuộc

Phôi
2 µm

Mô mẹ

Phần phát triển
vào trong của vách
Tế bào vận chuyển theo giá noãn
(đường viền xanh)
Phôi (LM) và tế bào vận chuyển theo giá noãn (TEM)
của Marchantia (một rêu tản)

10 µm


II. CÁC ĐẶC TRƯNG SINH SẢN CỦA THỰC VẬT TRÊN CẠN
3. Bào tử có thành dày được hình thành trong túi bào tử

Thể bào tử mang túi bào tử, trong túi bào tử có các tế bào lưỡng bội gọi là

nguyên bào tử (tế bào mẹ bào tử) tiến hành giảm phân cho ra các bào tử.

Bào tử thực vật có chất sporopollenin cao phân tử làm cho thành bào tử dày
dặn và chịu được điều kiện môi trường khắc nghiệt. Đây là đặc điểm thích
nghi của nhóm thực vật sống trên cạn.


Bào tử có thành dày được hình thành trong túi bào tử

Bào tử
Túi bào tử

Bản cắt dọc túi bào tử
Sphagnum (LM)

Thể bào tử 2n
Thể giao tử n

Thể bào tử và túi bào tử ở Sphagnum (một loại rêu)


II. CÁC ĐẶC TRƯNG SINH SẢN CỦA THỰC VẬT TRÊN CẠN
4. Túi giao tử đa bào

Đặc điểm khác phân biệt thực vật ở cạn ban đầu với tổ tiên tảo của chúng là
sự hình thành giao tử trong cơ quan đa bào gọi là túi giao tử.

Túi giao tử cái gọi là túi trứng, sinh ra một trứng không chuyển động được giữ
lại bên trong phần phình của cơ quan.


Túi giao tử đực gọi là túi tinh, sinh ra tinh tử và phát tán chúng vào môi trường.
(Tinh tử tiến hóa hơn tinh trùng: Tinh trùng di chuyển phải phụ thuộc vào môi
trường. Đi kèm với tinh tử là thu tinh trong an toàn.)

Trứng

được thụ tinh bên trong túi trứng tạo thành hợp tử, sau đó phát triển
thành phôi.


Túi giao tử đa bào- ‘Cơ quan sinh sản’

Túi trứng

Thể giao tử cái

với trứng

Túi tinh với
tinh trùng

Thể giao tử đực

Túi trứng và Túi tinh ở Marchantia (một loại rêu tản)


SINH SẢN SINH DƯỠNG

SINH SẢN VÔ TÍNH


SINH SẢN BẰNG BÀO TỬ

CÁC HÌNH THỨC SINH SẢN

TIẾP HỢP

Ở THỰC VẬT

ĐẲNG GIAO

SINH
SINH SẢN
SẢN HỮU
HỮU TÍNH
TÍNH

DỊ GIAO

NOÃN GIAO


III. CÁC HÌNH THỨC SINH SẢN CỦA THỰC VẬT

1. Sinh sản vô tính
1.1. Khái niệm

Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa giao tử đực và
giao tử cái, con sinh ra giống nhau và giống cây mẹ.



III. CÁC HÌNH THỨC SINH SẢN CỦA THỰC VẬT
1. Sinh sản vô tính
1.1. Khái niệm
Ưu điểm

Cá

thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn có thể tạo ra con cháu. Vì vậy, có lợi trong
trường hợp mật độ quần thể thấp.

Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường sống ổn định, ít biến động, nhờ
vậy quần thể phát triển nhanh.

Tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống cá thể mẹ về các đặc điểm di truyền.
Tạo ra số lượng lớn con cháu giống nhau trong một thời gian ngắn.
Cho phép tăng hiệu suất sinh sản vì không phải tiêu tốn năng lượng cho việc
tạo giao tử và thụ tinh.


III. CÁC HÌNH THỨC SINH SẢN CỦA THỰC VẬT

1. Sinh sản vô tính
1.1. Khái niệm
Nhược điểm

Tạo ra thế hệ con cháu giống nhau về mặt di truyền vì vậy khi điều kiện sống
thay đổi, có thể dẫn đến hàng loạt cá thể bị chết.


III. CÁC HÌNH THỨC SINH SẢN CỦA THỰC VẬT


1. Sinh sản vô tính
1.2. Các hình thức sinh sản vô tính
1.2.1. Sinh sản sinh dưỡng

Là kiểu sinh sản gặp ở cả thực vật bậc thấp và thực vật bậc cao. Các cá thể
mới được sinh ra trực tiếp từ cơ quan sinh dưỡng hoặc một phần cơ quan sinh
dưỡng của cơ thể mẹ. Có 2 hình thức sinh sản sinh dưỡng: tự nhiên và nhân
tạo.

Cơ sở khoa học: dựa trên khả năng tái sinh của thực vật.


III. CÁC HÌNH THỨC SINH SẢN CỦA THỰC VẬT
1. Sinh sản vô tính
1.2. Các hình thức sinh sản vô tính
1.2.1. Sinh sản sinh dưỡng

Ưu điểm: tạo thế hệ mới nhanh, cây con mang những đặc tính tốt của cây mẹ,
sinh trưởng nhanh, sớm ra hoa kết trái và tạo nên một quần thể đồng nhất. Các
cá thể trong quần thể có thể hỗ trợ nhau trong các hoạt động sống.

Nhược điểm: Hiệu suất sinh sản thấp, khả năng thích nghi của cây con với môi
trường mới kém, sự già hóa diễn ra nhanh chóng, khó phát tán xa chủ yếu ở
xung quanh cây mẹ, tạo ra tính cạnh tranh cùng loài.


III. CÁC HÌNH THỨC SINH SẢN CỦA THỰC VẬT

1. Sinh sản vô tính

1.2. Các hình thức sinh sản vô tính
1.2.1. Sinh sản sinh dưỡng

Ứng dụng: nhân giống vô tính như các phương pháp nuôi cấy mô, giâm cành,
chiết cành, ghép cành.


Một số hình thức sinh sản sinh dưỡng trong tự nhiên


Sinh sản sinh dưỡng nhân tạo


III. CÁC HÌNH THỨC SINH SẢN CỦA THỰC VẬT

1. Sinh sản vô tính
1.2. Các hình thức sinh sản vô tính
Lợi ích của việc ứng dụng SSVT ở TV:

Giữ nguyên đặc tính cây mẹ.
Rút ngắn thời gian sinh trưởng, phát triển, sớm thu hoạch.
Nhân giống nhanh, sạch bệnh
Nhờ vào những đặc tính hay cơ quan sinh sản sinh dưỡng tự nhiên của cây,
nhà trồng trọt áp dụng để trồng hay tạo cây mới.


III. CÁC HÌNH THỨC SINH SẢN CỦA THỰC VẬT

1. Sinh sản vô tính
1.2. Các hình thức sinh sản vô tính

1.2.2 Sinh sản bằng bào tử

Hình thức sinh sản này thường gặp ở thực vật có bào tử.
Bào tử được sinh ra trong túi bào tử, túi bào tử có thể hình thành ở một giai
đoạn nhất định trong quá trình phát triển hoặc có khi toàn bộ cơ thể là một túi
bào tử (tảo đơn bào).


III. CÁC HÌNH THỨC SINH SẢN CỦA THỰC VẬT

1. Sinh sản vô tính
1.2. Các hình thức sinh sản vô tính
1.2.2 Sinh sản bằng bào tử

Bào tử là 1 tế bào có màng dày, thấm cutin, bên trong có các thành phần: nhân,
các bào quan chất dự trữ lipit.

Sau khi phát tán, gặp điều kiện thuận lợi bào tử nảy mầm phát triển thành cơ
thể mới.


×