Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Bao cao so ket hoc ky 1 năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.21 KB, 6 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CỦ CHI
TRƯỜNG ………………….

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
, ngày 19 tháng 12 năm 2017

Số:
BÁO CÁO SƠ KẾT HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2017 - 2018
1. Việc tăng cường giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh. Tiếp tục xây
dựng và quản lý môi trường giáo dục lành mạnh, dân chủ, an toàn, thân thiện, chất
lượng và bình đẳng.
- Nhà trường xây dựng kế hoạch và quản lý tốt môi trường giáo dục dân chủ, an
toàn và thân thiện.
- Luôn chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, giáo dục giá trị sống, kĩ
năng sống, kĩ năng tự bảo vệ bản thân tránh bị xâm hại, bạo lực; thực hiện tốt công tác
chăm sóc sức khỏe và y tế trường học,...
- Giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh thông qua các môn học, hoạt động
giáo dục và xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa. Nhà trường chủ động phối hợp với gia đình
và cộng đồng cùng tham gia chăm sóc giáo dục đạo đức và kĩ năng sống cho học sinh.
Thực hiện Chỉ thị 1537/CT-BGDĐT ngày 05/5/2014 của Bộ GD&ĐT về tăng cường và
nâng cao hiệu quả một số hoạt động giáo dục cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo
dục, đào tạo; Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/02/2014 ban hành quy định về
quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa và
các văn bản hướng dẫn của Sở GD&ĐT; Thông tư số 07/2014/TT-BGDĐT ngày
14/3/2014 quy định về hoạt động chữ thập đỏ trong trường học. Quyết định 410/QĐBGDĐT ban hành kế hoạch triển khai Quyết định 1501/QĐ-TTg ngày 28/8/2015 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Đề án ”Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối
sống cho thanh thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015-2020” của ngành giáo dục.
- Tiếp tục triển khai việc tổ chức giảng dạy và giáo dục đạo đức cho học sinh thông
qua các sự kiện, tình hình thời sự trong nước và quốc tế.


- Thực hiện công văn số 3325/BGDĐT-GDCTHSSV ngày 27/7/2017 của Bộ
GD&ĐT yêu cầu sử dụng bộ tài liệu “Thực hành kỹ năng sống” từ năm học 2017-2018
trong hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
- Thực hiện các giải pháp nhằm xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, tạo không
gian giáo dục, môi trường sư phạm; thường xuyên quan tâm sắp xếp nơi làm việc, lớp học
gọn gàng, ngăn nắp, trang trí trường, lớp đúng quy định. Đảm bảo hệ thống nước, nhà vệ
sinh sạch và văn minh. Có kế hoạch định kỳ tổ chức cho học sinh thực hiện lao động vệ
sinh trường, lớp học và các công trình trong khuôn viên nhà trường; có đủ nhà vệ sinh
sạch sẽ cho học sinh và giáo viên, có chỗ vệ sinh phù hợp cho học sinh khuyết tật. Căn tin
nhà trường đảm bảo văn minh, sạch sẽ, thẩm mỹ và hiện đại.
- Tổ chức cho học sinh hát Quốc ca tại Lễ chào Cờ Tổ quốc; hướng dẫn học sinh tập
hát Quốc ca, Đội ca đúng nhạc và lời để hát tại các buổi lễ theo đúng nghi thức, thể hiện
nhiệt huyết, lòng tự hào dân tộc của tuổi trẻ Việt Nam. Thực hiện có nền nếp việc tập bài
thể dục sáng và bài thể dục giữa giờ, các bài thể dục tại chỗ trong học tập, sinh hoạt của
học sinh theo Kế hoạch số 3082/KH-GDĐT-CTTT ngày 22/8/2017 của Sở Giáo dục- Đào
tạo Thành phố Hồ Chí Minh.
-1-


- Đưa các nội dung giáo dục văn hóa truyền thống, giáo dục thông qua di sản vào
nhà trường. Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí tích cực, các hoạt động văn nghệ, thể
thao, trò chơi dân gian, dân ca, âm nhạc dân tộc, phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà
trường và địa phương. Hướng dẫn học sinh tự quản, chủ động tự tổ chức, điều khiển các
hoạt động tập thể và hoạt động giáo dục trên lớp và ngoài giờ lên lớp.
- Tổ chức 1-2 "Tuần làm quen" đầu năm học mới đối với lớp 1 nhằm giúp các em
thích nghi với môi trường học tập mới, từng bước giúp các em quen dần với cách học ở
tiểu học và vui thích khi được đi học.
- Tổ chức Lễ khai giảng năm học (cả phần lễ và phần hội) gọn nhẹ, vui tươi, tạo
không khí phấn khởi cho học sinh bước vào năm học mới. Trong đó, dành thời gian tổ
chức lễ đón học sinh lớp 1, tạo ấn tượng và cảm xúc cho học sinh.

- Hiệu trưởng đã xây dựng kế hoạch và thành lập Ban công tác thực hiện phong trào
thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Hiệu trưởng làm Trưởng
ban. Phát động phong trào thi đua đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.
- Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Chủ tịch công đoàn, Bí thư chi đoàn, Tổng phụ
trách Đội, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, cán bộ thư viện thiết bị, nhân viên của
trường có trách nhiệm phối hợp thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực”.
- Nâng cao tinh thần trách nhiệm của giáo viên nhất là giáo viên chủ nhiệm, giáo
viên tư vấn học đường nhằm kịp thời phát hiện mâu thuẫn của học sinh để tư vấn tâm lý,
phối hợp với gia đình và địa phương giải quyết mâu thuẫn không để xảy ra xung đột đáng
tiếc.
- TPT Đội, giáo viên chủ nhiệm thông qua các tiết chào cờ đầu tuần, tiết sinh hoạt
tập thể lớp thường xuyên giáo dục học sinh về ý thức giữ gìn vệ sinh trường, lớp. Biểu
dương khen ngợi học sinh có thái độ và ý thức tốt trong việc giữ gìn vệ sinh trường, lớp để
các học sinh khác học tập và làm theo.
- Giáo dục, nhắc nhở học sinh thực hiện tốt nội quy học sinh. Giáo viên chủ nhiệm, TPT
Đội tổ chức cho học sinh thuộc, nhớ, hiểu và làm theo 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng,
nhắc nhở học sinh ý thức giữ gìn vệ sinh trường, lớp. Không chửi thề, không đánh bạn. Biết
ngoan ngoãn, lễ phép, giúp bạn, giáo dục lòng yêu biển đảo, yêu quê hương, đất nước, qua tiết
sinh hoạt lớp, sinh hoạt chào cờ thứ hai đầu tuần, các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp, …
- Học sinh của trường tích cực tham gia các phong trào, các cuộc vận động do
ngành giáo dục và Hội đồng Đội phát động.
- Tuyên truyền giáo dục sức khỏe, phòng chống dịch bệnh cho học sinh nhất là việc
phòng chống bệnh sốt xuất huyết, Zika, tay chân miệng qua tiết chào cờ thứ hai hàng tuần
- Công tác giáo dục kỹ năng sống: Được tiến hành qua hoạt động ngoại khóa được
cụ thể bằng các trò chơi, đóng tiểu phẩm, tổng vệ sinh trường, lớp, chăm sóc vườn
trường,... Qua đó đã giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
2. Đổi mới phương pháp dạy học, đẩy mạnh các phương pháp dạy học tích cực,
phương pháp “Bàn tay nặn bột”, vận dụng mô hình trường học mới (VNEN) vào việc
dạy học, tổ chức lớp học; dạy học Luyện từ và câu, dạy học Mỹ thuật theo phương pháp

Đan Mạch, dạy tập làm văn theo đề mở,...
- Nhà trường nghiên cứu, vận dụng linh hoạt, sáng tạo các mô hình, các phương
pháp dạy học tích cực như: mô hình trường học mới (VNEN), phương pháp “Bàn tay nặn
bột”, dạy học theo hướng phát triển năng lực trong dạy Toán tiểu học, dạy học Luyện từ và
-2-


câu dạy, dạy học và khắc phục lỗi chính tả theo phương ngữ ở Tiểu học, soạn giảng, dạy
học Mĩ thuật theo chủ đề, dạy học Mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch, dạy tập làm văn
theo đề mở,... một cách linh hoạt, phù hợp và hiệu quả; không áp đặt một cách máy móc,
rập khuôn.
- Tổ chức và thực hiện đánh giá hiệu quả các chuyên đề đã được triển khai: Dạy học theo hướng
phát triển năng lực trong dạy Toán tiểu học, dạy học Luyện từ và câu dạy, dạy học và khắc
phục lỗi chính tả theo phương ngữ ở Tiểu học, soạn giảng, dạy học Mĩ thuật theo chủ đề,
dạy học Mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch, vận dụng phương pháp kiến tạo trong dạy
học Toán, dạy tập làm văn theo đề mở,...
- Trường khuyến khích giáo viên thiết kế, tổ chức các giờ học cho học sinh thực
hành, thí nghiệm với các vật liệu đơn giản, dễ thực hiện. Tiếp tục củng cố, vận dụng các kĩ
thuật dạy học tích cực theo dự án Việt Bỉ vào giảng dạy (Kĩ thuật dạy học “Các mảnh
ghép”, “Dạy học theo góc”, “Khăn phủ bàn”; kĩ thuật KWL, Dạy học theo dự án,...).
- Giáo viên đã tích cực đổi mới phương pháp dạy học, đẩy mạnh các phương pháp
dạy học tích cực, phương pháp “Bàn tay nặn bột”, các phương pháp và hình thức tổ chức
lớp học qua các chuyên đề huyện đã được tập huấn vào các tiết dạy trên lớp qua các môn
học như: Tiếng việt, Toán, TNXH, Khoa học, Mĩ thuật, Thủ công – Kĩ thuật, …
- Tổ chức các chuyên đề cấp trường, tham gia các chuyên đề cụm, huyện có nội
dung về vận dụng phương pháp dạy học tích cực, phương pháp “Bàn tay nặn bột”, vận
dụng mô hình trường học mới VNEN,... vào việc dạy học, tổ chức lớp học qua đó giáo
viên và học sinh nắm được phương pháp dạy và học.
- Trường đã tiếp tục tổ chức cho 100% giáo viên thực hiện dạy theo mô hình VNEN
ở khối 2, khối 3, khối 4, khối 5.

- Trường đã tiếp tục thực hiện việc dạy học Mĩ thuật theo phương pháp mới.Hiệu
trưởng tạo điều kiện cho giáo viên chủ động sắp xếp bài dạy theo tinh thần nhóm các bài
học thành các chủ đề, lập kế hoạch cho từng hoạt động hoặc cho toàn quy trình mĩ thuật
phù hợp với tình hình thực tế. Có sử dụng tài liệu “Dạy học Mĩ thuật dành cho giáo viên
tiểu học” và sử dụng các quy trình của phương pháp mới để thực hiện các bài dạy.
- 100% giáo viên được tập huấn, tham dự các chuyên đề về phương pháp “Bàn tay
nặn bột”, vận dụng mô hình trường học mới (VNEN), dạy học theo hướng phát triển năng
lực trong dạy Toán tiểu học, dạy học Luyện từ và câu dạy, dạy học và khắc phục lỗi chính
tả theo phương ngữ ở Tiểu học, soạn giảng, dạy học Mĩ thuật theo chủ đề, dạy học Mĩ
thuật theo phương pháp Đan Mạch, dạy tập làm văn theo đề mở,...
- Giáo viên bộ môn Mĩ thuật đã thực hiện dạy Mĩ thuật theo phương pháp mới của
Đan Mạch, soạn giảng, dạy học Mĩ thuật theo chủ đề theo chỉ đạo của Sở GD&ĐT và
Phòng GD&ĐT.
@ Nhận xét:
- Qua tham dự các tiết chuyên đề của trường, cụm, huyện, các tổ chuyên môn được
thảo luận, góp ý, nhận xét những ưu điểm, tồn tại về phương pháp, hình thức tổ chức các
hoạt động của giáo viên và học sinh, việc ứng dụng CNTT, sử dụng ĐDDH,... để có sự
thống nhất chung qua tiết dự và ứng dụng vào việc giảng dạy theo thực tế của lớp mình
phụ trách. Từ đó, tay nghề chuyên môn của giáo viên và năng lực tự quản, tự học của học
sinh chuyển biến tốt.
3. Việc đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt chuyên môn.
-3-


- Tổ chuyên môn sinh hoạt định kỳ theo Điều lệ trường tiểu học, các tổ chuyên môn
có chú trọng đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt chuyên môn. Tập trung trọng tâm
vào các nội dung chuyên môn.
- Tổ chức họp chuyên môn theo nội dung công văn số 1430/GDĐT-TH ngày
13/10/2014 của Phòng GD&ĐT về Hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn ở các trường triển
khai mô hình VNEN.

- Cán bộ quản lý chỉ đạo các tổ chuyên môn thảo luận, xây dựng kế hoạch giảng
dạy đảm bảo tính vừa sức học sinh về thời lượng từng môn, từng bài trong ngày, trong
tuần.
- Cán bộ quản lý tham dự họp tổ chuyên môn để kiểm tra, đồng thời ghi nhận và
giải quyết những khó khăn, thắc mắc của giáo viên trong việc thực hiện chuyên môn.
4. Việc dạy học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em khuyết tật đến
trường và hòa nhập vào cuộc sống.
@ Số lượng:
Lớp 1
Lớp
HS
2
2

Lớp 2
Lớp HS
2
2

Lớp 3
Lớp HS
2
2

Lớp 4
Lớp
HS
1
1


Lớp 5
Lớp
HS
0
0

Cộng
Lớp
HS
7
7

@ Những việc làm được:
- Trong quá trình giảng dạy, giáo viên có nhiều quan tâm, hỗ trợ, giúp đỡ các em
trong các hoạt động học tập.
- Nhà trường luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh khó khăn và trẻ
khuyết tật được tham gia học tập và hòa nhập với cộng đồng.
- Phối hợp chặt chẽ với gia đình, các tổ chức xã hội và các lực lượng cộng đồng để
hỗ trợ, chăm lo, giáo dục cho trẻ khuyết tật.
@ Tồn tại:
- Giáo viên còn gặp nhiều khó khăn nhất là về thời gian, về một số kỹ năng và
nghiệp vụ cơ bản để dạy cho trẻ khuyết tật vì chưa được tập huấn chuyên sâu nghiệp vụ
dạy trẻ khuyết tật.
- Giáo viên chưa thực hiện đủ các hồ sơ học sinh khuyết tật theo hướng dẫn.
5. Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, việc đưa giáo dục văn hóa truyền
thống, âm nhạc dân tộc vào nhà trường, phổ cập bơi lội,…
- Nhà trường xây dựng kế hoạch, chỉ đạo hoạt động cho từng nội dung. Phân công
giao trách nhiệm cụ thể cho từng bộ phận và cá nhân thực hiện .
- Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: Phân công giáo viên chủ nhiện và TPT
Đội phụ trách. Các tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được lồng ghép vào tiết sinh

hoạt đầu tuần và tiết dạy buổi thứ hai (buổi chiều).
- Trang trí cảnh quan trường học, thực hiện trường học là nơi em học tập và vui
chơi. Trang trí lớp học theo mô hình thân thiện với các em, trình bày sản phẩm học tập của
học sinh, góc thư viện của lớp, giáo dục học sinh biết giữ gìn môi trường qua việc thực
hiện “Bỏ rác đúng chỗ, trường lớp sạch đẹp “.
- Tuyên truyền giáo dục, nhắc nhở học sinh về việc bảo vệ môi trường qua việc học
sinh có thói quen bỏ rác đúng nơi quy định, bằng hành động thiết thực tại trường với 5
phút mỗi ngày theo phương châm ”mắt thấy rác, tay nhặt bỏ vào thùng”.
-4-


- Các hoạt động Đội thiếu niên tiền Phong Hồ Chí Minh: Thực hiện theo kế hoạch
của Hội đồng Đội huyện.
- Giáo dục An toàn giao thông thực hiện ở các tiết thứ 2 (tiết đạo đức), thường
xuyên nhắc nhở các em về an toàn khi lên, xuống xe buýt.
- 100% học sinh được khám sức khỏe đầu năm. Nhà trường thường xuyên tuyên
truyền, giáo dục học sinh về các biện pháp phòng chống các loại bệnh như: Sởi, rubella,
Zika, sốt xuất huyết, bệnh tay chân miệng. Giáo dục, nhắc nhở học sinh thói quen giữ gìn
vệ sinh cá nhân, rèn kĩ năng sống cho học sinh qua các môn học và qua hoạt động giáo dục
ngoại khóa .
- Giáo dục sức khoẻ cho học sinh Tiểu học tổ chức tuyên truyền ăn sạch, uống sạch,
biết giữ gìn vệ sinh cá nhân và phòng chống bệnh học đường. Thực hiện nhà vệ sinh sạch
sẽ, không có mùi hôi, giáo dục, hướng dẫn học sinh biết vệ sinh cá nhân sau khi đi vệ sinh.
- Bảo hiểm tai nạn: 484/597 học sinh
Tỉ lệ: 81,10%.
- Bảo hiểm y tế: 342/597 học sinh
Tỉ lệ: 57,30%.
- Ổn định và duy trì tốt thể dục giữa giờ. Thường xuyên tập các bài thể dục kết hợp
những bài hát dân ca vào giờ chơi, vào những ngày lễ hội của trường tổ chức nhằm giáo
dục cho học sinh biết trân trọng và giữ gìn bản sắc dân hóa truyền thống của dân tộc.

- Trong học kì 1, học sinh đã tham gia hội thi TDTT cấp tiểu học do trung tâm thể
dục thể thao huyện Củ Chi tổ chức môn điền kinh.
@ Kết quả: Học sinh lớp 5/2 đạt giải Nhì môn điền kinh (chạy 100 mét - nam) cấp
huyện.
- Tổ chức hội thao chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 với các nội dung: Thi
kéo co dành cho khối 5, thi nhảy bao bố dành cho khối 4, thi kẹp bóng bằng hai chân tiếp
sức dành cho khối 3, thi chuyền bóng tiếp sức dành cho khối 2, thì chuyền bóng dành cho
khối 1.
@ Kết quả: Giải Nhất khối 5: Lớp 5/2, giải Nhất khối 4: Lớp 4/4, giải Nhất khối 3:
Lớp 3/4, giải Nhất khối 2: Lớp 2/1, giải Nhất khối 1: Lớp 1/2.
- Phối hợp với bộ phận thư viện tổ chức hội thi “Kể chuyện sách” cấp trường chào
mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11”. Có 16/20 lớp tham gia.
@Kết quả: Giải Nhất: Lớp 4/2, giải Nhì:Lớp 5/1, giải Ba: Lớp 5/4.
- Tổ chức phát động thực hiện“ Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2017”.
- Tổ chức lễ “Tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông” năm 2017.
- Tổ chức cho học sinh Lễ hưởng ứng “Tháng quốc tế đi bộ đến trường”.
- Ngày 15/12/2017 trường tổ chức cho HS tiêu biểu đi thăm và tặng quà cho 01 Bà
Mẹ Việt Nam Anh Hùng Bùi Thị Hãnh tại ấp Phú Lợi, xã Phú Mỹ Hưng.
- Ngày 26/12/2017 TPT Đội phối hợp với tổ chuyên môn, Chi đoàn trường tổ chức
cho 235 em Đội viên thăm viếng Đền Gia Định, đền Bến Dược nhân ngày Lễ 22/12.
- Phổ cập bơi lội: Nhà trường đã xây dựng kế hoạch phổ cập bơi lội năm học 20172018 (Văn bản số: 303/KH-THPMH ngày 03 tháng 11 năm 2017 về Kế hoạch phổ cập bơi
lội, năm học 2017-2018 của Trường Tểu học Phú Mỹ Hưng). Tuy nhiên chưa tổ chức được
việc học bơi cho học sinh trong học kỳ 1.
@ Nguyên nhân đạt được:
- Giáo viên chủ nhiệm lớp, Tổng phụ trách Đội, bộ phận y tế học đường, bộ phận
phục vụ, bảo vệ có sự phối hợp tốt trong khâu chuẩn bị tổ chức thực hiện.
-5-


- Ban giám hiệu có kế hoạch định hướng để tổ chức thực hiện và có kiểm tra, tạo

mọi điều kiện thuận lợi cho các bộ phận chuyên môn và các đoàn thể thực hiện kế hoạch.
@ Nguyên nhân tồn tại:
- Trường chưa tổ chức được việc học bơi cho học sinh trong học kỳ 1 do giáo viên
Thể dục đang phối hợp với GVCN các lớp thông báo cha mẹ học sinh đăng kí học bơi cho
học sinh để tổng hợp số lượng học sinh tham gia học bơi.
6. Công tác bán trú:
- Thông qua họp cha mẹ học sinh các lớp đầu năm học, giáo viên chủ nhiệm tuyên
truyền, phổ biến đến cha mẹ học sinh ý nghĩa, mục đích việc tổ chức bán trú của nhà
trường. Từ đó, cha mẹ học sinh có sự đồng thuận và đăng ký cho con em học bán trú.

- Trường chưa tổ chức được bán trú (do nhu cầu của cha mẹ học sinh quá ít).
Lớp 1

Lớp 2

Lớp 3

Lớp 4

Lớp 5

0

0

0

0

0


So với năm học trước

Cộng
0

0

0,00%

0,00%

Trên đây là báo cáo sơ kết học kì 1 năm học 2017-2018 của Trường Tiểu học Phú
Mỹ Hưng./.
Nơi nhận:
- Phòng GD&ĐT (bộ phận tiểu học);
- Lưu: VT, CM.

HIỆU TRƯỞNG
(Đã ký tên, đóng dấu)
Phan Văn Chí

-6-



×