Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Gián án Báo cáo sơ kết học kỳ I, năm học 2010-2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.91 KB, 10 trang )

Báo cáo sơ kết học kỳ I_ Năm học 2010 – 2011

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ĐĂKGLEI
TRƯỜNG TIỂU HỌC XÃ ĐĂKBLÔ
Số:…../BC-TrTH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
ĐăkBLô, ngày ….. tháng …… năm 2010

BÁO CÁO SƠ KẾT HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2010 - 2011
- Căn cứ Quyết định số 2091/QĐ-BGD&ĐT ngày 25 tháng 05 năm 2010 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành khung kế hoạch thời gian năm học
2010 - 2011 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên;
- Căn cứ Chỉ thị số 3399/CT-BGD&ĐT ngày 16 tháng 08 năm 2010 về nhiệm vụ
trong tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo
dục chuyên nghiệp năm học 2010 -2011;
- Căn cứ công văn số 4919/BGD&ĐT ngày 17 tháng 08 năm 2010 về việc hướng
dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2010 - 2011 đối với giáo dục tiểu học;
- Căn cứ Công văn số 399/PGD&ĐT-GDTH ngày 28 tháng 09 năm 2010 của
Phòng GD&ĐT huyện ĐăkGLei về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2010-
2011 đối với giáo dục Tiểu học;
- Căn cứ Kế hoạch số 443/KH-PGD&ĐT, ngày 19/10/2010 của Trưởng phòng
GD&ĐT huyện Đăkglei về kế hoạch công tác năm học 2010 – 2011;
- Căn cứ Kế hoạch số 02/KH-TrTH, ngày 20/08/2010 của Hiệu trưởng trường Tiểu
học xã ĐăkBLô về kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2010 – 2011;
- Căn cứ kết quả thực tế cuối học kỳ I năm học 2010 – 2011 của đơn vị. Nay
Trường tiểu học xã ĐăkBLô báo cáo sơ kết học kỳ I năm học 2010 – 2011 với những
nội dung như sau:
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
1. Thuận lợi.


+ Nhà trường:
- Trường có chi bộ Đảng riêng. Chi bộ có 6/16 CBGV-CNV chiếm tỷ lệ: 37.5%
- Hội đồng giáo viên có truyền thống đoàn kết tương thân tương ái, giúp đỡ nhau
cùng tiến bộ. Là một tập thể giáo viên có lòng nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ có ý thức tổ
chức có kỷ luật, có phẩm chất đạo đức và sức khỏe tốt.
- Có 15/16 cán bộ, giáo viên đạt chuẩn trở lên, trong đó: 8 đồng chí đạt trên chuẩn,
chiếm tỷ lệ 50%.
- CSVC khang trang và tương đối đầy đủ để phục vụ dạy và học.
- Trường lớp sạch, đẹp.
- Có số lớp ít nên thuận tiện trong việc quản lí.
1
Báo cáo sơ kết học kỳ I_ Năm học 2010 – 2011

- Có tỷ lệ giáo viên/lớp đạt là 1.3
+ Địa phương
- Nhân dân trong xã có tinh thần hiếu học, học sinh ít bỏ học.
- Đảng bộ, chính quyền địa phương và hội cha mẹ học sinh quan tâm ủng hộ đưa
phong trào giáo dục đi lên.
- Có sự phối kết hợp tốt giữa nhà trường và các đoàn thể đóng chân trên địa bàn xã.
Đặc biệt là đồn biên phòng 665 và 663 trong công tác vận độ học sinh ra lớp.
2. Khó khăn:
+ Nhà trường:
- Có 100% giáo viên đứng lớp đạt chuẩn và trên chuẩn song chất lượng chưa cao
vẫn còn một số điểm hạn chế trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy, hình thức tổ
chức lớp chưa linh hoạt... Số giáo viên yếu về chuyên môn nghiệp vụ chiếm tương đối
nhiều. Hiệu trưởng đang có trình độ chuyên môn sơ cấp, năng lực lãnh đạo, điều hành,
nắm bắt sự đổi mới còn hạn chế không đáp ứng được nhu cầu công việc hiện nay.
- Trong học kỳ vừa qua, đồng chí phó hiệu trưởng đi học nên việc triển khai thực
hiện nhiệm vụ còn tồn đọng, chưa được kịp thời.
- Không có giáo viên chuyên các phân môn nghệ thuật, âm nhạc, mỹ thuật, thể

dục...
- CSVC tuy được nâng cấp nhưng vẫn còn thiếu các phòng chức năng phục vụ cho
dạy và học ; đồ dùng dạy học, các thiết bị phục vụ cho công tác văn phòng, công tác
quản lý như máy vi tính, máy in, máy phô tô coppy... còn thiếu.
+ Địa phương:
- Địa bàn trải dài rải rác, đặc biệt có một xóm dân sống xa trung tâm, vào mùa mưa
đường xá đi lại khó khăn, lớp học ít học sinh.
- Thu nhập trên đầu người của một số người dân tương đối thấp. (Thu nhập chủ yếu
từ sản xuất nông nghiệp). Hơn nữa, sự nhận thức của nhiều phụ huynh học sinh về giáo
dục và việc học của con em mình chưa sâu sắc nên việc đầu tư, chăm lo cho các em còn
nhiềm hạn chế.
II. NHỮNG GIẢI PHÁP, NHỮNG VIỆC ĐÃ LÀM ĐƯỢC VÀ NHỮNG TỒN
TẠI TRONG VIỆC THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ VÀ NGUYÊN NHÂN TỒN
TẠI
1. Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” lồng
ghép với cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong
giáo dục”; rèn luyện đạo đức nhân cách nhà giáo.
1.1/ Những việc đã làm được:
Ngay từ đầu năm học nhà trường đã lập kế hoạch cụ thể thực hiện cuộc vận động
“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và làm bảng biểu, khẩu hiệu
2
Báo cáo sơ kết học kỳ I_ Năm học 2010 – 2011

nhằm tuyên truyền sâu sắc đến toàn thể cán bộ, giáo viên và nhân dân trên địa bàn về
cuộc vận động.
Về cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong
giáo dục” nhà trường trường đã chỉ đạo đến toàn thể giáo viên việc dạy thật, học thật,
kiểm tra đánh giá thật và báo cáo thật kết quả, chất lượng học sinh của lớp mình phụ
trách ngay từ đầu năm và các buổi họp hội đồng hàng tháng. Đã chỉ đạo cho các khối
trưởng ra đề kiểm tra các kỳ và nộp về chuyên môn nhà trường để duyệt ; tiến hành phân

công coi kiểm tra và chấm chéo giữa các lớp.
Việc rèn luyện đạo đức, nhân cách của người thầy giáo. Nhà trường cũng đã quán
triệt ngay từ đầu năm học và làm bảng, biểu tuyên truyền; mỗi buổi họp hội đồng đều
tuyên truyền, nhắc nhở, vận động cán bộ, giáo viên rèn luyện tu dưỡng. Trong học kỳ
không có giáo viên nào vi phạm đạo đức nhà giáo.
1.2/ Những tồn tại:
- Nhà trường chưa tổ chức cho giáo viên ký cam kết thực hiện cuộc vận động, chưa
triển khai thực hiện cuộc vận động theo kế hoạch đề ra. Nguyên nhân là đồng chí hiệu
trưởng có hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ, năng lực tổ chức, lãnh đạo, điều hành. Hơn
nữa, trong thời gian qua đồng chí phó hiệu trưởng đi học nên không có thời gian trực
tiếp điều hành công việc giúp hiệu trưởng. Giáo viên chưa tự giác tìm tòi, học hỏi, sưu
tầm những mẩu chuyện về Chủ tịch Hồ Chí Minh, chưa tự giác tổ chức cho học sinh
thực hiện cuộc vận động.
- Việc dạy thật, học thật chưa thể hiện đúng tinh thần, giáo viên chưa nhiệt tình
trong việc kèm cặp, giúp đỡ học sinh yếu kém, học sinh khuyết tật.
2. Phong trào thi đua ‘Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực’; Trường
tiểu học đạt chuẩn quốc gia.
2.1/ Những việc đã làm được :
Nhà trường đã lập được kế hoạch thực hiện cho năm học dựa trên bản đăng ký tiến
trình thực hiện với Phòng GD&ĐT. Đã xây dựng môi trường sạch đẹp; có biển tên
trường ở tất cả các điểm trường, tường rào ở điểm trường chính, đã chỉ đạo cho giáo
viên các lớp trang trí lớp học, lập bảng thi đua để khuyến khích học sinh trong học tập,
có nhà vệ sinh hợp vệ sinh đạt yêu cầu ở tất cả các điểm trường; tổ chức 3 đợt trồng cây
với tổng số cây là 120 cây.
Việc xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia: Nhà trường thường xuyên tham
mưu với chính quyền địa phương có kế hoạch đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho nhà
trường. Đến nay nhà trường đã tham mưu cho UBND xã xây kế hoạch đổ bê tông sân
trường chính và làm tường rào, cổng trường ở điểm trường ĐăkBook vào năm 2011.
Hàng năm nhà trường đều tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên tham gia học các lớp nâng
chuẩn, tuyên truyền để giáo viên tự học, tự bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cũng

như kiến thức...
2.2/ Những tồn tại:
3
Báo cáo sơ kết học kỳ I_ Năm học 2010 – 2011

Tuy trong học kỳ vừa qua, nhà trường đã có kế hoạch thực hiện nhưng vẫn còn một
số tồn tại trong việc thực hiện như: chưa có kế hoạch phân công cụ thể cho các đoàn thể,
cá nhân phụ trách từng công việc, chưa chỉ đạo sát sao và sơ kết, tổng kết cuộc vận
động, chưa tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi dân gian, chưa nhận chăm sóc các
công trình văn hóa....số cây trồng sống ít đến nay lại mới trồng nên còn nhỏ chưa có
bóng mát, việc trang trí lớp học của giáo viên chưa đồng đều, có lớp chưa khoa học.
2.3/ Những giải pháp:
Tổ chức cho giáo viên thảo luận về lộ trình thực hiện cuộc vận động.
Có kế hoạch phân công cụ thể từng công việc cho các đoàn thể trong nhà trường và
cá nhân phụ trách.
Nhà trường thường xuyên kiểm tra giám sát việc thực hiện để kịp thời đôn đốc, quy
định về việc báo cáo hàng tháng, rút kinh nghiệm và kịp thời có phương hướng chỉnh
sửa, điều hành.
Tiến hành kiểm tra việc thực hiện trang trí lớp học, kịp thời chỉ đạo giáo viên thực
hiện nghiêm túc.
Tiếp tục tổ chức cho giáo viên trông cây xanh trong sân trường ở cả điểm trường
chính và các điểm trường lẻ.
Chỉ đạo cho Đoàn thanh niên và Đội TNTPHCM tìm hiểu các trò chơi dân gian địa
phương để tổ chức cho học sinh vui chơi lồng ghép vào hoạt động Đội, hoạt động Đoàn.
Tham mưu với chính quyền địa phương nhận và chăm sóc các nhà rông văn hóa ở
các thôn.
Đối với việc xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia, tiến hành xây dựng lại
kế hoạch, bám sát lộ trình để tham mưu cho các cấp có liên quan phối hợp thực hiện.
3. Công tác phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi:
a. Đánh giá chung một số tiêu chí:

Một số tiêu chí cần đánh giá
Số lượng, tỷ lệ
chung của xã
So năm
trước,
tỷ lệ
Riêng về DTTS
Tổng số Đạt tỷ lệ Tổng số Đạt tỷ lệ
Huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 20 100% 20 100%
Độ tuổi 6 – 14 tuổi đang học tiểu học 131 100% 131 100%
Độ tuổi 11 – 14 tuổi tốt nghiệp tiểu học 113 94,17% 113 94,17%
Riêng 11 tuổi tốt nghiệp tiểu học 25 83,33% 25 83,33%
Riêng 14 tuổi tốt nghiệp tiểu học 29 96,67% 29 96,67%
b. Trường đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi vào năm 2008.
4
Báo cáo sơ kết học kỳ I_ Năm học 2010 – 2011

c. Các biện pháp và điều kiện để triển khai thực nhiện hiệm vụ :
- Phối kết hợp với các ban ngành đoàn thể trên địa bàn làm tốt công tác vận động
học sinh ra lớp.
- Chỉ đạo cho giáo viên tăng cường đổi mới công tác giáo dục học sinh, tuyên
truyền phụ huynh học sinh chăm lo cho con em trong việc học hành.
- Thường xuyên cập nhật số liệu để kịp thời xử lý và có kế hoạch mở lớp.
Tuy đã đạt chuẩn về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi từ năm 2008,
nhưng việc duy trì và nâng cao còn khó khăn bất cập, vì: số học sinh của nhà trường quá
ít nên việc học sinh bỏ học mặc dù ít nhưng sẽ ảnh hưởng đến các tiêu chí của chuẩn;
việc mở các lớp linh hoạt rất khó khăn vì số trong độ tuổi rải rác ở nhiều làng, không tập
trung, số lượng ít.
4. Đảm bảo chất lượng giáo dục tiểu học:
4.1/ Dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình; đổi mới phương

pháp dạy học phát huy tính tích cực học sinh, phù hợp với từng đối tượng học sinh. Việc
ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
* Những việc đã làm được:
- 100% giáo viên của nhà trường dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn
học. Một số giáo viên đã tích cực đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực
của học sinh, dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh. Trên 90% giáo viên của nhà
trường sử dụng máy vi tính để soạn giáo án.
* Những tồn tại:
- Giáo viên chưa nhiệt tình đầu tư, nghiên cứu và mạnh dạn trong việc đổi mới
phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh, chưa linh hoạt trong việc dạy
học phù hợp với từng đối tượng học sinh. Chất lượng giáo án thấp, chưa sát thực tế đặc
điểm tình hình học sinh.
- Chưa ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, vì: nhà trường không có các
thiết bị như máy vi tính, máy chiếu…
* Những giải pháp:
- Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra giáo viên việc đổi mới phương pháp dạy học, linh
hoạt trong việc tổ chức các hình thức dạy học; việc soạn giáo án trên máy tính.
- Tăng cường công tác tham mưu với các cấp lãnh đạo đầu tư trang thiết bị máy
móc đáp ưng nhu cầu công tác giảng dạy ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà
trường.
4.2/ Đánh giá kết quả, xếp loại học sinh tiểu học:
* Những việc đã làm được:
5

×