LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những
sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác.
Trong lời đầu tiên của của bài luận “ Lịch sử các biểu trượng quốc gia
Việt Nam và hệ thống biểu tượng quốc gia của một số nước trên thế giới” này,
em muốn gửi lời cảm ơn và biết ơn chân thành nhất của mình tới tất cả những
người đã hỗ trợ, giúp đỡ em về kiến thức và tinh thần trong quá trình thực
hiện bài luận.
Trước hết em xin chân thành cảm ơn cô GV.TS Đinh Thị Hải Yến,
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã hướng dẫn, nhận xét, giúp đỡ em trong quá
trình học tập để thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô trong
Khoa Quản trị Văn phòng và các phòng ban nhà trường đã tạo điều kiện tốt
nhất cho em trong suốt thời gian học tập.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, người thân đã
giúp đỡ, động viên em rất nhiều trong quá trình làm đề tài. Do thời gian thực
hiện có hạn, kiến thức còn nhiều hạn chế nên Bài luận chắc chắn không tránh
khỏi những thiếu xót nhất định.
Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô giáo và các bạn
để em có thêm kinh nghiệm và tiếp tục hoàn thiện đề tài của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự
hướng dẫn khoa học của Ths. Đinh Thị Hải Yến. Các nội dung nghiên cứu,
kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức
nào trước đây.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm về nội dung luận văn của mình. Trường Đại học Nội vụ Hà Nội không
liên quan đến những vi phạm tác quyền, bản quyền do tôi gây ra trong quá
trình thực hiện (nếu có).
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................1
1. Lí do chọn đề tài..................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu..............................................................................1
3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu........................................1
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu......................................................1
5. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................1
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn.................................................................2
7. Kết cấu bài tiểu luận............................................................................2
PHẦN II: NỘI DUNG.....................................................................................3
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CÁC BIỂU TƯỢNG QUỐC GIA
VIỆT NAM.......................................................................................................3
1.1. Các khái niệm...................................................................................3
1.1.1
Biểu tượng....................................................................................3
1.1.2
Biểu tượng quốc gia......................................................................4
1.2. Phân loại biểu tượng quốc gia..........................................................4
CHƯƠNG II: LỊCH SỬ CÁC BIỂU TƯỢNG QUỐC GIA VIỆT NAM...6
VÀ HỆ THỐNG BIỂU TƯỢNG QUỐC GIA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN
THẾ GIỚI........................................................................................................6
2.1. Lịch sử các biểu tượng quốc gia Việt Nam........................................6
2.1.1. Biểu tượng chính thức:....................................................................6
2.1.1.1. Quốc kì.........................................................................................6
2.1.1.2. Quốc hiệu.....................................................................................7
2.1.1.3.
Quốc ca....................................................................................10
2.1.1.4. Quốc thiều..................................................................................13
2.1.1.5. Quốc huy....................................................................................14
2.1.2. Biểu tượng không chính thức:....................................................16
2.1.2.1. Quốc hoa....................................................................................16
2.1.2.2. Quốc phục..................................................................................17
2.1.2.3.
Quốc điểu................................................................................18
2.1.2.4.
Cây tre.....................................................................................18
2.2. Hệ thống biểu tượng quốc gia của một số nước trên thế giới........19
2.2.1. Lào..............................................................................................19
2.2.2. Hàn Quốc....................................................................................21
2.2.3. Nhật Bản.....................................................................................22
2.2.4. Campuchia..................................................................................24
CHƯƠNG III: NHẬN XÉT- ĐÁNH GIÁ...................................................27
PHẦN III: KẾT LUẬN.................................................................................29
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................30
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trên thế giới bao gồm rất nhiều quốc gia. Trong mỗi quốc gia lại mang
những bản sắc văn hóa riêng biệt. Điều làm nên nét riêng biệt đó chính là các
biểu tượng quốc gia.
Việt Nam cũng vậy, biểu tượng quốc gia đã cho nhân loại thấy được
một Việt Nam hào hùng, đa dạng và tươi đẹp.
Để có thể hiểu hơn về ý nghĩa của các biểu tượng đó, em đã chọn đề tài
“ Lịch sử các biểu tượng quốc gia Việt Nam và Hệ thống biểu tượng quốc gia
của một số quốc gia trên thế giới”
2. Lịch sử nghiên cứu
_ Nghiên cứu về các biểu tượng quốc gia của Việt Nam và ý nghĩa của
nó trong lịch sử và hiện tại
_ Hệ thống một số biểu tượng quốc gia trên thế giới
3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: “ Lich sử các biểu tượng quốc gia Việt Nam
và hệ thống biểu tượng quốc gia của một số nước trên thế giới”
Phạm vi nghiên cứu:
- Trình bày lịch sử các biểu tượng quốc gia
- Ý nghĩa các biểu tượng quốc gia
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
_ Mục đích: biết và hiểu hơn về các biểu tượng của Việt Nam, biết
được một số biểu tượng của các nước trên thế giới
_ Nhiệm vụ: phân tích rõ các biểu tượng và ý nghĩa của nó
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được kết hợp các phương pháp chủ yếu: thu thập tài liệu, phân
tích, tổng hợp, phương pháp lịch sử và phương pháp logic trong quá trình
thực hiện đề tài.
1
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn
Ý nghĩa lí luận: hiểu về ý nghĩa các biểu tượng Việt Nam
Ý nghĩa thực tiễn: biết được một số biểu tượng trên thế giới
7. Kết cấu bài tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
chính của bài gồm 03 chương chính:
Chương I. Cơ sở lí luận về các biểu tượng quốc gia Việt Nam
Chương II. Lịch sử các biểu tượng quốc gia Việt Nam và Hệ
thống biểu tượng quốc gia một số nước trên thế giới
Chương III. Nhận xét- Đánh giá
2
PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CÁC BIỂU TƯỢNG QUỐC GIA
VIỆT NAM
1.1. Các khái niệm
1.1.1 Biểu tượng
Biểu tượng trong tiếng Hán: Biểu có nghĩa là: "bày ra", "trình bày",
"dấu hiệu", để người ta dễ nhận biết một điều gì đó. Tượng có nghĩa là "hình
tượng". Biểu tượng là một hình tượng nào đó được phô bày ra trở thành một
dấu hiệu, ký hiệu tượng trưng, nhằm để diễn đạt về một ý nghĩa mang tính
trừu tượng.
Khởi nguyên, biểu tượng bắt nguồn từ một tập quán Hy Lạp cổ đại, nói
về một phiến đá bị đập vỡ ra thành nhiều mảnh và chia đều cho mỗi thành
viên trong một bộ tộc nào đó, trước sự phân tán của họ, sau này khi được triệu
tập trở lại thì những mảnh đá vỡ đó được ghép lại (Sumballein) nhằm xác
nhận sự hiện diện trở lại của toàn nhóm.
Bản chất khó xác định và sống động của biểu tượng chính là sự chia ra
và kết lại với nhau, nó hàm chứa hai ý tưởng phân ly và tái hợp. Mọi biểu
tượng đều chứa đựng dấu hiệu bị đập vỡ, ý nghĩa của biểu tượng luôn biến ảo,
nó bộc lộ ra trong cái vừa gãy vỡ vừa là nối kết, vừa xuất hiện lại vừa mất đi,
khiến cho tư duy luôn phải truy tìm, liên tưởng và muốn nắm bắt lấy vô vàn
những ý nghĩa đang còn tiềm ẩn ngay trong lòng của nó.
Jean Chevalier và Alain Gheerbrant cho rằng : "Tự bản chất của biểu
tượng, nó phá vỡ các khuôn khổ định sẵn và tập hợp các thái cực lại trong
cùng một ý niệm. Nó giống như mũi tên bay mà không bay đứng im mà biến
ảo, hiển nhiên mà không nắm bắt được. Ta sẽ cần phải dùng các từ để gợi ra
một hay nhiều ý nghĩa của một biểu tượng"
Nói như Georges Gurvitch: "Các biểu tượng tiết lộ mà che giấu và che
giấu mà tiết lộ"
3
Theo quan niệm của Freud: "Biểu tượng diễn đạt một cách gián tiếp,
bóng gió và ít nhiều khó nhận ra niềm ham muốn hay các xung đột. Biểu
tượng là mối liên kết thống nhất nội dung rõ rệt của một hành vi, một tư
tưởng, mọi lời nói với ý nghĩa tiềm ẩn của chúng"
Đối với C. G. Jung, ông cho rằng: "Biểu tượng không phải là một
phúng dụ, cũng chẳng phải một dấu hiệu đơn giản, mà đúng hơn là một hình
ảnh thích hợp để chỉ ra đúng hơn cả cái bản chất, ta mơ hồ nghi hoặc của tâm
linh"
Vậy, có thể hiểu biểu tượng là những hình ảnh tượng trưng được phô
bày khiến người ta có thể cảm nhận một giá trị trừu xuất nào đó đang tiềm ẩn
trong lòng của nó.
Tự điển Larousse cho rằng : "Biểu tượng là một dấu hiệu hình ảnh, con
vật sống động, hay đồ vật, biểu hiện một điều trừu tượng, nó là hình ảnh cụ
thể của một sự vật hay một điều gì đó"
Một định nghĩa khác của nhà tâm phân học C. G. Jung về biểu tượng
như sau: "Cái mà chúng ta gọi là biểu tượng là một từ ngữ, một danh từ hay
một hình ảnh, ngay cả khi chúng là quen thuộc trong đời sống hàng ngày vẫn
chứa đựng những ý nghĩa khác, bổ sung vào cái ý nghĩa ước định hiển nhiên
và trực tiếp của nó"
Theo Chu Hy, nhà triết học Trung Quốc nổi tiếng đời Tống (1131 1200) trong "Dịch thuyết cương lĩnh" khi bàn về biểu tượng đã viết: "Tượng
là lấy hình này để tỏ nghĩa kia"
1.1.2 Biểu tượng quốc gia
Biểu tượng quốc gia là hình ảnh tượng trưng và đại diện cho một quốc
gia, được thể hiện với các hình thức phong phú và đa dạng.
1.2. Phân loại biểu tượng quốc gia
- Biểu tượng quốc gia chính thức:quốc kì, quốc huy, quốc hiệu, quốc
ca, quốc thiều
Quốc kỳ của một quốc gia dân tộc.
4
Quốc huy của một vùng dất chủ quyền và/hoặc triều đại cầm quyền.
Quốc ca, Quốc thiều- thánh ca hoàng gia và triều đình; cùng với các
phong tục thánh ca chính thức như vậy cũng có thể nhận ra những giá trị biểu
tượng quốc gia của ca khúc rất nổi tiếng.
-
Biểu tượng quốc gia không chính thức: quốc hoa, quốc phục, quốc
điểu, cây tre, quốc thú…
Quốc hoa là loài hoa biểu trưng cho một nước, được mọi người dân
yêu thích. Ngoài các loài hoa ra còn có các loài thực vật thân thảo, cỏ. Được
cho là bắt nguồn từ biểu tượng của nhà vua thời Trung cổ ở châu Âu. Mỗi
nước có những quy định về quốc hoa khác nhau.
Quốc phục:
Mỗi nước đều có trang phgucj đặc trưng cho đất nước mình
Quốc điểu: Là các loài chim biểu tượng của các nước, trong đó hầu
hết là chính thức, riêng một số là không chính thức.
5
CHƯƠNG II: LỊCH SỬ CÁC BIỂU TƯỢNG QUỐC GIA VIỆT NAM
VÀ HỆ THỐNG BIỂU TƯỢNG QUỐC GIA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN
THẾ GIỚI
2.1. Lịch sử các biểu tượng quốc gia Việt Nam
2.1.1. Biểu tượng chính thức:
2.1.1.1. Quốc kì
_ Lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc khởi nghĩa Nam
Kỳ chống thực dân Pháp (23-11-1940). Tác giả sáng tạo ra lá cờ nền đỏ, ở
giữa có ngôi sao vàng năm cánh này là đồng chí Nguyễn Hữu Tiến (sinh ngày
5-3-1901 tại Hà Nam. Tâm huyết của tác giả khi sáng tạo ra lá cờ Tổ quốc
được khắc họa rõ nét trong bài thơ của ông
Hỡi những ai máu đỏ da vàng
Hãy chiến đấu dưới cờ thiêng Tổ quốc
Nền cờ thắm máu đào vì nước
Sao vàng tươi, da của giống nòi
Đứng lên mau hồn nước gọi ta rồi
Hỡi sỹ nông công thương binh
Đoàn kết lại như sao vàng năm cánh.
_ Tháng 5-1941 tại Khui Nậm, Cao Bằng, Lãnh tụ Hồ Chí Minh chủ trì
hội nghị Trung ương VIII quyết định thành lập tổ chức Việt Nam độc Lập
6
đồng minh - đoạn mở đầu chương trình Việt Minh ghi rõ: "Sau khi đánh đuổi
đế quốc Pháp, Nhật, sẽ lập nên Chính phủ nhân dân của nước Việt Nam dân
chủ cộng hòa, lấy cờ đỏ sao vàng 5 cánh làm Quốc kỳ". Đây là văn bản đầu
tiên, chính thức quy định Quốc kỳ của nước Việt Nam là cờ đỏ sao vàng.
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Quốc hội khóa đầu tiên
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1946 đã ghi vào Hiến pháp: "Quốc kỳ
Việt Nam dân chủ cộng hòa hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều
dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh".
Sau ngày 30-4-1975, miền Nam được hoàn toàn giải phóng, non sông
Việt Nam đã liền một dải. Từ ngày 24-6 đến 3-7-1976, Quốc hội nước Việt
Nam thống nhất họp tại Thủ đô Hà Nội, đã thông qua nhiều Nghị quyết quan
trọng, trong đó công nhận Lá cờ đỏ sao vàng là Quốc kỳ nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam.
_ Ý nghĩa:
+ Nền đỏ tượng trưng cho cách mạng, màu vàng là màu truyền thống
tượng trưng cho dân tộc Việt Nam, và năm cánh sao tượng trưng cho năm
tầng lớp sĩ, nông, công, thương, binh cùng đoàn kết trong đại gia đình các dân
tộc Việt Nam.
+ Lá cờ đỏ sao vàng năm cánh - đó là hồn nước, là niềm tự hào, là biểu
tượng thiêng liêng bất khả xâm phạm của bản sắc dân tộc Việt Nam.
2.1.1.2. Quốc hiệu
_ Xích quy: Thời Kinh Dương Vương vào năm 2879 TCN
_ Văn Lang- Tồn tại 2671 năm (2876 trước CN - 258 trước CN):
Văn Lang, tự xưng là vua - mà sử cũ gọi là Hùng Vương và con cháu
ông nhiều đời về sau vẫn nối truyền danh hiệu đó.
Căn cứ vào các tài liệu sử học, có thể tạm xác định địa bàn nước Văn
Lang tương ứng với vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nước ta hiện nay cùng với
một phần phía nam Quảng Ðông, Quảng Tây (Trung Quốc).
_ Âu Lạc - Tồn tại 50 năm (257 trước CN - 207 trước CN):
7
Năm 221 TCN, Tần Thuỷ Hoàng cho quân xâm lược đất của toàn bộ
các nhóm người Việt. Thục Phán - thủ lĩnh liên minh các bộ lạc Âu Việt được tôn làm người lãnh đạo cuộc chiến chống Tần. Năm 208 TCN, quân Tần
phải rút lui. Với uy thế của mình, Thục Phán xưng vương (An Dương
Vương), liên kết các bộ lạc Lạc Việt và Âu Việt lại, dựng nên nước Âu Lạc.
Năm 207 TCN, Triệu Đà - vua nước Nam Việt - tung quân đánh chiếm
Âu Lạc. Cuộc kháng cự của An Dương Vương thất bại. Suốt 7 thế kỷ tiếp đó,
mặc dù các thế lực phong kiến phương Bắc thay nhau đô hộ, chia nước ta
thành nhiều châu, quận với những tên gọi khác lạ mà chúng đặt ra, nhưng vẫn
không xoá nổi cái tên "Âu Lạc" trong ý thức, tình cảm và sinh hoạt thường
ngày của nhân dân ta.
_ Vạn Xuân- Tồn tại 58 năm (544-602)
Mùa xuân năm 542, Lý Bí khởi nghĩa đánh đuổi quân Lương, giải
phóng lãnh thổ. Tháng 2/544, Lý Bí lên ngôi Hoàng đế, đặt quốc hiệu là Vạn
Xuân, khẳng định niềm tự tôn dân tộc, tinh thần độc lập và mong muốn đất
nước được bền vững muôn đời.
Chính quyền Lý Bí tồn tại không lâu rồi lại rơi vào vòng đô hộ của các
triều đại phong kiến Trung Quốc (từ năm 602). Quốc hiệu Vạn Xuân bị vùi
dập và chỉ được khôi phục sau khi Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán bằng
chiến thắng Bạch Ðằng năm 938, chấm dứt thời kỳ Bắc thuộc.
_ Đại Cồ Việt- Tồn tại 86 năm (968-1054)
Năm 968, Ðinh Bộ Lĩnh dẹp yên các sứ quân cát cứ, thống nhất quốc
gia, lên ngôi Hoàng đế và cho đổi quốc hiệu là Ðại Cồ Việt (nước Việt lớn).
Quốc hiệu này duy trì suốt đời Ðinh (968-979), Tiền Lê (980-1009) và đầu
thời Lý (1010-1053).
_ Đại Việt - Tồn tại 748 năm (1054-1804)
Năm 1054, nhân điềm lành lớn là việc xuất hiện một ngôi sao sáng chói
nhiều ngày mới tắt, nhà Lý liền cho đổi tên nước là Ðại Việt và quốc hiệu Ðại
Việt được giữ nguyên đến hết thời Trần…
Sau 10 năm kháng chiến (1418-1427), cuộc khởi nghĩa chống Minh của
Lê Lợi toàn thắng. Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi, đặt tên nước là Ðại Việt (lãnh
8
thổ nước ta lúc này về phía Nam đã tới Huế).
Quốc hiệu Ðại Việt được giữ qua suốt thời Hậu Lê (1428-1787) và thời
Tây Sơn (1788-1802).
_ Đại Ngu - Tồn tại 7 năm (1400-1406)
Tháng 3/1400, Hồ Quý Ly phế Trần Thiếu Ðế, lập ra nhà Hồ và cho đổi
tên nước thành Ðại Ngu ("ngu" tiếng cổ có nghĩa là "sự yên vui"). Quốc hiệu
đó tồn tại đến khi giặc Minh đánh bại triều Hồ (tháng 4/1407).
_ Việt Nam- Tồn tại 80 năm (1804-1884)
Năm 1802, Nguyễn Ánh đăng quang, mở đầu thời Nguyễn và cho đổi
tên nước là Việt Nam, Quốc hiệu Việt Nam được công nhận hoàn toàn về mặt
ngoại giao để trở thành chính thức vào năm 1804. Tuy nhiên, hai tiếng
"Việt Nam" lại thấy xuất hiện từ khá sớm trong lịch sử nước ta. Ngay từ cuối
thế kỷ 14 đã có một bộ sách nhan đề Việt Nam thế chí do trạng nguyên Hồ
Tông Thốc biên soạn. Cuốn Dư địa chí của Nguyễn Trãi (đầu thế kỷ 15) nhiều
lần nhắc đến hai chữ "Việt Nam". Ðiều này còn được đề cập rõ ràng trong
những tác phẩm của trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), chẳng hạn
ngay trang mở đầu tập Trình tiên sinh quốc ngữ đã có câu: "Việt Nam khởi tổ
xây nền". Người ta cũng tìm thấy hai chữ "Việt Nam" trên một số tấm bia
khắc từ thế kỷ 16-17 như bia chùa Bảo Lâm (1558) ở Hải Phòng, bia chùa
Cam Lộ (1590) ở Hà Tây, bia chùa Phúc Thành (1664) ở Bắc Ninh.... Ðặc biệt
bia Thuỷ Môn Ðình (1670) ở biên giới Lạng Sơn có câu đầu: "Việt Nam hầu
thiệt, trấn Bắc ải quan" (đây là cửa ngõ yết hầu của nước Việt Nam và là tiền
đồn trấn giữ phương Bắc). Về ý nghĩa, phần lớn các giả thuyết đều cho rằng
từ "Việt Nam" kiến tạo bởi hai yếu tố: chủng tộc và địa lý (người Việt ở
phương Nam).
_ Đại Nam- Tồn tại trên lý thuyết 107 năm (1838-1945)
Ðến đời vua Minh Mạng (1820-1840), quốc hiệu được đổi thành
Ðại Nam. Dù vậy, hai tiếng "Việt Nam" vẫn được sử dụng rộng rãi trong các
tác phẩm văn học, trong nhiều giao dịch dân sự và quan hệ xã hội.
_ Việt Nam Cộng Hòa Dân Chủ
Ngày 19/8/1945, Cách mạng Tháng Tám thành công, lật đổ hoàn toàn
9
ách thống trị phong kiến và thực dân, mở ra một kỷ nguyên mới. Ngày
02/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Suốt 30 năm tiếp theo, tuy đất nước lâm vào cảnh chiến tranh, rồi chia
cắt, hai tiếng "Việt nam" vẫn được phổ biến từ Bắc chí Nam và trở thành thân
thiết, thiêng liêng với mọi người.
_ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
Ngày 30/4/1975, miền Nam được giải phóng, non sông quy về một
mối. Ngày 02/7/1976, trong kỳ họp đầu tiên của Quốc hội nước Việt Nam
thống nhất, toàn thể Quốc hội đã nhất trí lấy tên nước là Cộng hoà Xã hội chủ
nghĩa Việt Nam. Hiến pháp năm 1980 và hiến pháp năm 1992 tiếp tục khẳng
định quốc hiệu đó, đưa nó trở thành chính thức cả về pháp lý lẫn trên thực tế.
2.1.1.3. Quốc ca
10
Quốc ca Việt Nam là bài Tiến Quân Ca do Văn Cao sáng tác, bắt nguồn
từ lúc phong trào Việt Minh sử dụng bài hát này cho tới khi trở thành quốc
ca Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sau đó sử dụng cho toàn nước Việt
Nam sau khi Quốc hội Việt Nam họp và chính thức thống nhất năm 1976. Bài
quốc ca đem lại không khí hào hùng, sôi nổi, vẻ vang của những năm nhân
dân ta anh dũng chiến đấu bảo vệ quê hương
Trong quá khứ, Việt Nam chỉ mới bắt đầu có quốc ca từ giữa thế kỷ 20.
Trước đó, Việt Nam không có truyền thống chỉ định một bài nhạc làm quốc
ca, theo nghĩa được hiểu hiện
_ Bản quốc ca đầu tiên
Thời Chiến tranh thế giới thứ hai, hoàng đế Bảo Đại xuống chiếu chọn
một quốc kỳ và quốc ca. Quốc kỳ là cờ long tinh còn quốc ca là bài Đăng đàn
cung.
Đăng đàn cung là một bản cổ nhạc Việt Nam, hiện vẫn được sử dụng
trong hầu hết các giáo trình dạy cổ nhạc và nhạc cụ cổ truyền. Đây là bài nhạc
nằm trong nghi thức lễ tế Nam Giao, được dùng khi vua ngự đến đài tế lễ. Lễ
tế Nam Giao, thực hiện ba năm một lần vào ngày đông chí, là lễ quan trọng
nhất trong nghi thức của triều đình, khi nhà vua thay mặt quốc dân làm lễ tế
trời.
Bài Đăng đàn cung được dùng cho nước Đại Nam, gồm Trung kỳ và
Bắc kỳ, chứ không dùng cho Nam kỳ vì Nam kỳ là đất thuộc địa, một lãnh thổ
hải ngoại của Pháp.
Khi được chọn làm quốc ca, bài Đăng đàn cung có lời bắt đầu với:
Bên núi sông hùng vĩ trời Nam.
Đã bao đời vết anh hùng chưa hề tan.
Vì đâu máu ai ghi ngàn thu.
Còn tỏ tường bên núi sông.
Xác thân tan tành.
Vì nước quên mình.
11
_ Giai đoạn 1945 – 1954
Năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, chính quyền Nhật tuyên bố "trao trả
độc lập" cho Việt Nam. Chính phủ Đế quốc Việt Nam được thành lập, tuyên
bố độc lập trên danh nghĩa, và đổi quốc kỳ ra cờ Quẻ Ly nhưng vẫn giữ quốc
ca là bài Đăng đàn cung.
Đồng thời, tại Nam kỳ, sau khi Nhật đảo chính Pháp thì tại đây dấy
lên Đoàn Thanh niên Tiền phong, quy tụ thanh niên yêu nước muốn giành độc
lập thật sự. Nhiều người từng là sinh viên tại Viện đại học Hà Nội, là đại học
duy nhất cho toàn cõi Đông Dương khi đó. Tại đây, họ đã quen với bài Sinh
viên hành khúc hay Tiếng gọi sinh viên, bài nhạc tranh đấu của Tổng hội sinh
viên. Bài nhạc có lời (cả tiếng Pháp tên Marche des étudiants và tiếng Việt)
do một nhóm sinh viên soạn, gồm Đặng Ngọc Tốt, Mai Văn Bộ, Huỳnh Văn
Tiểng, Phan Thanh Hòa, Hoàng Xuân Nhị, và nhạc do Lưu Hữu Phước soạn.
Do đó, phong trào Thanh niên Tiền phong lấy bài Tiếng gọi sinh viên, đổi chữ
"sinh viên" thành "thanh niên," và dùng làm đoàn ca.Đoàn kỳ là cờ vàng sao
đỏ. Đoàn Thanh niên Tiền phong sau đó gia nhập Việt Minh để chống Pháp
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.
_ Sau Cách mạng tháng Tám, khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa thì bài Tiến quân ca được chọn làm quốc ca Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa. Điều này được ghi vào hiến pháp ngày 9 tháng 11 năm 1946
_ Trong khi đó, năm 1946, tại Nam kỳ, Pháp thành lập Nam Kỳ quốc.
Chính phủ Nam kỳ Cộng hòa quốc được thành lập ngày 23 tháng 6
do Nguyễn Văn Thinh lãnh đạo. Chính phủ này dùng quốc ca là một bài hát
của giáo sư Võ Văn Lúa, lời dựa trên đoạn đầu Chinh phụ ngâm khúc. Chính
phủ này tồn tại hai năm.
_ Năm 1948, chính phủ Quốc gia Việt Nam ra đời, với Bảo
Đại làm quốc trưởng và tướng Nguyễn Văn Xuân làm thủ tướng. Chính phủ
này sau đó đã chọn bài Tiếng gọi thanh niên, đồng thời thay chữ "thanh niên"
bằng chữ "công dân", thành bàiTiếng gọi công dân, làm quốc ca.
12
_ Giai đoạn 1954 - 1976
+ Năm 1954, hiệp định Genève chia đất nước ra hai vùng tập kết quân
sự. Tại miền Bắc, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiếp tục dùng
bài Tiến quân ca làm quốc ca. Tại miền Nam, chính phủ Quốc gia Việt
Nam do Bảo Đại làm quốc trưởng tiếp tục sử dụng bài Tiếng gọi công dân.
+ Năm 1956, Quốc hội Lập Hiến tại miền Nam lập nên chế độ cộng
hòa, hiến pháp 1956 thành lập nước Việt Nam Cộng Hòa, bài Tiếng gọi công
dân vẫn giữ làm quốc ca.
+ Năm 1960, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam được thành lập.
Năm 1969, mặt trận thành lập Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền
Nam Việt Nam để đối chọi với Hoa Kỳ và chính phủ Việt Nam Cộng Hòa.
Chính phủ này sử dụng quốc ca là bài Giải phóng miền Nam, cũng của Lưu
Hữu Phước viết dưới bút hiệu Huỳnh Minh Siêng, khi đó là Chủ tịch Hội Văn
nghệ Giải phóng.
+ Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa sụp
đổ, bài Giải phóng miền Nam trở thành quốc ca cho cả miền Nam trong nước
Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Cho tới khi hai miền thống nhất ngày 2 tháng
7 năm 1976 thành nướcCộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và quốc ca
là Tiến quân ca.
_ Ý nghĩa:
Quốc ca góp phần tuyên bố sự tồn tại của một nhà nước. Có thể qua
thời gian, quốc gia đó sẽ biến đổi, nhưng sự thật về lý do ra đời của nhà nước
sẽ không thay đổi hay chối bỏ được, cũng như con người không thể tự chọn
ngày sinh tháng đẻ của mình. Những sự thật ấy, đôi khi sẽ được biểu đạt lên lá
cờ, hoặc bài hát của đất nước để nhắc nhở các thế hệ tương lai đừng quên quá
khứ.
2.1.1.4. Quốc thiều
Quốc thiều là nhạc của bài quốc ca (bài ca chính thức) của một nước.
Quốc thiều thường được sử dụng để mở đầu các buổi nghi lễ của các cơ quan
13
nhà nước; lễ kéo cờ ở các công sở, trường học; lễ đón nhận các nguyên thủ
quốc gia nước khác đến thăm chính thức nước sở tại. Quốc thiều của Việt
Nam thời Nhà Nguyễn là bài Đăng đàn cung. Bài Đăng đàn cung cũng được
sử dụng là Quốc thiều của nước Đế quốc Vịêt Nam dưới thời Chính phủ Trần
Trọng Kim.
Quốc thiều của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (1945 - 1976) và
nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1976 đến nay) là nhạc của bài
quốc ca - bài "Tiến quân ca", do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác.
2.1.1.5. Quốc huy
Quốc huy Việt Nam hiện nay (nguyên thủy là Quốc huy Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa) được Quốc hội Việt Nam khóa 1, kỳ họp Quốc hội thứ VI (từ
ngày 15 đến ngày 20 tháng 9 năm 1955), phê chuẩn từ mẫu quốc huy do
chính phủ đề nghị. Mẫu quốc huy này do họa sĩ Bùi Trang Chước vẽ mẫu và
họa sĩ Trần Văn Cẩn chỉnh sửa
_ Theo Di bút “Tôi vẽ mẫu Quốc huy” của hoạ sĩ Bùi Trang Chước viết
ngày 26/ 4/1985, tiếp thu những ý kiến đóng góp của Chủ tịch Hồ Chí Minh
vào mẫu vẽ số 1 - mẫu vẽ cuối cùng trong số 15 mẫu vẽ; “Hình tượng cái đe
là thủ công nghiệp cá thể, nên dùng hình tượng tượng trưng cho nền công
nghiệp hiện đại” sau 3 lần chỉnh sửa, từ đầu năm 1955 đến tháng 9/1955, hoạ
sĩ Bùi Trang Chước đã hoàn thành mẫu Quốc huy cuối cùng gồm 1 bản màu
14
và 2 bản tách màu đen trắng. Về mẫu vẽ Quốc huy cuối cùng này, trong Di
bút của mình, Ông Bùi Trang Chước viết: “Mẫu Quốc huy lần này tôi cũng vẽ
hình tròn, chung quanh 2 bên có thêm những bông lúa kéo dài lên trên tiếp
giáp với nhau ở đỉnh trục đường vòng tròn, 2 bên vẫn giữ những bông lúa rủ
xuống vào trong ôm lấy bánh xe thay cho cái Đe, ở phía dưới, giải lụa ở giữa
có chữ “Việt Nam dân chủ cộng hoà”, hai đầu giải lụa vẫn quấn lên các bông
lúa mỗi bên 2 đoạn, gốc các bông lúa bắt chéo nhau tạo thành đế Quốc huy
thót 2 đầu cho gọn. Phía bên trong nền là ngôi sao, dưới ngôi sao để trống cho
thoáng, không có mặt trời và tia chiếu sáng chung quanh. Về màu sắc, riêng
nền bên trong Quốc huy và giải lụa là màu đỏ, còn các hoạ tiết khác như các
bông lúa, ngôi sao và bánh xe đều là màu vàng”. Sau khi hoàn thành bản vẽ
mẫu Quốc huy cuối cùng này, do nhiệm vụ đặc biệt và tuyệt mật của Chính
phủ giao, ông lên đường sang Trung Quốc để vẽ tiền và in tiền. Chính vì vậy,
Ông không có điều kiện chỉnh sửa, hoàn thiện Quốc huy theo sự góp ý của
Trung ương sau kỳ họp Quốc hội vào tháng 9/1955. Nhiệm vụ chỉnh sửa,
hoàn thiện này sau đó được giao cho hoạ sĩ Trần Văn Cẩn.
_ Năm 1976, khi Việt Nam thống nhất, mẫu Quốc huy được sửa đổi
phần quốc hiệu (theo phê chuẩn của Quốc hội Việt Nam khóa VI).
_ Ý nghĩa:
Quốc huy Việt Nam hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm
cánh tượng trưng cho Đảng Cộng sản Việt Nam, cho lịch sử cách mạng của
dân tộc Việt và tiền đồ sáng lạng của quốc gia; bông lúa vàng bao quanh
tượng trưng cho nông nghiệp; bánh xe tượng trưng cho công nghiệp và chính
giữa, phía dưới là dòng chữ tên nước
15
2.1.2. Biểu tượng không chính thức:
2.1.2.1. Quốc hoa
Để trở thành quốc hoa của một đất nước thì ngoài vẻ đẹp kì diệu ra thì
loài hoa ấy phải mang ý nghĩa biểu tượng cho dân tộc. Hoa sen, đã trở thành
chủ nhân của chiếc vương miện quốc hoa của Việt Nam và đó là loài hoa
được ưa chuộng nhất bởi vẻ đẹp không những bình dị mà thanh cao.
Biểu tượng cao quý của phẩm cách
Đạo Phật lấy hoa sen làm Phật đài. Vì sao bông hoa sen sinh trưởng
trong ao hồ bùn nước kia lại được xem làm một biểu tượng linh thiêng, cao
quý nhường ấy?
Phật giáo lấy hoa sen làm Phật đài, biểu tượng tinh thần về 5 điều cơ
bản.
Ngoài Phật học, sen còn mang giá trị triết học về âm dương ngũ hành
và đây cũng là một cơ sở Phật học dụng nghĩa cho Phật đài - Yên hoa tạng thế
giới.
Về âm - dương, từ phần gốc, thân sen chìm trong nước, trong tối khuất,
thuộc âm, phần lá và hoa nở trên mặt nước, khoe hình sắc dưới ánh mặt trời là
thuộc dương.
Loài hoa nhân sinh:
16
Về ý nghĩa nhân sinh, nhân chủng và xã hội học. Tôi nghĩ, trong thế
giới cơ bản cũng có năm loại người.
2.1.2.2. Quốc phục
Áo dài là trang phục truyền thống của Việt Nam, mặc cùng với quần
dài, che thân từ cổ đến hoặc quá đầu gối và dành cho cả nam lẫn nữ nhưng
hiện nay thường được biết đến nhiều hơn với tư cách là trang phục nữ. Áo dài
thường được mặc vào các dịp lễ hội, trình diễn; hoặc tại những môi trường
đòi hỏi sự trang trọng, lịch sử; hoặc là đồng phục nữ sinh tại một số trường
trung học cơ sở hay đại học; hoặc đại diện cho trang phục quốc gia trong các
quan hệ quốc tế. Các người đẹp Việt Nam hầu hết đều chọn áo dài cho phần
thi trang phục dân tộc tại các cuộc thi sắc đẹp quốc tế.
17
2.1.2.3. Quốc điểu
Vào thời xa xưa, chim Lạc được xem là biểu tượng của nước Âu Lạc,
một loại chim trong truyền thuyết. Hình ảnh con chim Lạc cũng là biểu tượng
tìm thấy trên mặt Trống Đồng.Chim lạc tượng trưng cho tinh thần và văn hóa
thuần Việt.
Với truyền thống lịch sử bốn ngàn năm của dân tộc, người Việt dù ở
phương trời nào, tuy có nhiều sự khác biệt về chính kiến nhưng đều chung
một cội nguồn, một ngày Giỗ Tổ, một tình cảm tự nhiên, một khát vọng bay
lên như hình ảnh con chim Hồng, chim Lạc được trạm trổ trên bề mặt trống
đồng thể hiện sự vĩnh hằng của dân tộc.
2.1.2.4. Cây tre
Cây tre cũng được xem là biểu tượng của Việt Nam. Cây tre tượng
trưng "cho tính chất, bản sắc riêng của con người Việt Nam, của dân tộc Việt
18
Nam" như là tính kiên cường, bất khuất đối mặt với nhiều khó khăn gian khổ
của người Việt. Cây tre còn là biểu tượng cho tâm hồn Việt.
Trong thơ ca, cây tre được nhắc đến trong bài "Cây tre Việt Nam" của
tác giả Nguyễn Duy:
Tre xanh
xanh tự bao giờ
chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh?
Thân gày guộc, lá mong manh
mà sao nên lũy nên thành tre ơi?
ở đâu tre cũng xanh tươi
cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu?
Ngoài ra còn một số biểu tượng khác: con trâu, quốc tửu, nón lá…
2.2. Hệ thống biểu tượng quốc gia của một số nước trên thế giới
2.2.1. Lào
_ Quốc kì: Lào bắt đầu sử dụng lá cờ hiện nay từ 2 tháng 12 năm 1975.
Đây cũng là lá cờ mà chính phủ quốc gia Lào sử dụng năm 1945.
Lá cờ này hình chữ nhật, tỷ lệ hai cạnh là 2:3. Lá cờ được chia thành 3
dải ngang gồm một dải màu xanh ở giữa có chiều rộng bằng hai lần chiều
rộng của hai dải màu đỏ ở phía trên và phía dưới. Ở giữa dải xanh có một hình
tròn màu trắng (đường kính bằng 0,8 lần chiều rộng dải xanh).
Màu đỏ trên lá cờ tượng trưng cho máu của người Lào đã hy sinh cho
độc lập, còn màu xanh tượng trưng cho sự thịnh vượng của đất nước. Vòng
tròn trắng tượng trưng cho Mặt Trăng trên dòng sông Mekong cũng như sự
thống nhất đất nước.
19
_ Quốc huy:
Quốc huy Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay có dạng hình tròn,
viền ngoài bởi hai bó lúa và dải đỏ quấn quanh quốc huy, tượng trưng nước
Lào vẫn là một nước nông nghiệp. Phía bên trong là các biểu tượng của Lào
như ngọn tháp Thạt Luổng, đập nước Nậm Ngừm. Ngoài ra, còn có hình ảnh
của một kên thủy lợi, con đường trải nhựa, cánh đồng ruộng vuông vắn và
biểu tượng rừng già, tượng trưng cho nguồn tài nguyên thiên nhiên, rừng và
nước phong phú của đất nước Lào.
Phía dưới quốc huy có biểu tượng nửa bánh răng. Trên dải đỏ, có viết
ສສນຕຕພາບ ເອກະລາດ ປະຊາທຕປະໄຕ ("Hòa bình, Độc lập, Dân chủ") ở phía
bên trái và ເອກະພາບ ວສດຖະນາຖາວອນ ("Thống nhất, Thịnh vượng") ở phía
bên phải. Phía dưới là dòng chữ ສາທາລະນະລສດ ປະຊາທຕປະໄຕ ປະຊາຊຊົນລາວ
("Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào").
_ Quốc hoa( hoa Chămpa):
Hoa Chămpa có 5 cánh hoa xoè ra còn thể hiện sự đoàn kết dân tộc.
Màu sắc và vẻ đẹp của hoa Chăm pa còn được người dân nước Lào ví như
mối tình sáng trong của những đôi trái gái.
Quốc hoa của Lào là Chăm pa là yêu biết bao sự trắng trong, thuần
khiết của tâm hồn của người dân Lào, nâng cánh Chăm pa như đón chào điều
trong lành, thanh khiết, gợi cho ta những cảm xúc thanh cao mà đắm say.
20
2.2.2. Hàn Quốc
_ Quốc kì: Quốc kỳ Đại Hàn Dân quốc là hình chữ nhật có nền trắng, ở
giữa có hình âm dương (màu đỏ ở trên và màu xanh dương ở dưới), bốn góc
có 4 quẻ Bát Quái. Lá cờ này được sử dụng từ năm 1950 đến nay.
_ Quốc huy: gồm có biểu tượng taeguk trên quốc kỳ xung quanh là 5
cánh hoa cách điệu và dây ruy băng mang dòng chữ "Đại Hàn Dân Quốc"
(Daehan Minguk), tên chính thức của quốc gia, bằng Hangul. Thái cực đại
diện cho hòa bình và hòa hợp. Năm cánh hoa đều mang ý nghĩa và liên quan
đến quốc gia Hàn Quốc
21