Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi văn lới 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (460.24 KB, 32 trang )

MÔN NGỮ VĂN – MÃ CHẤM: V08a

CHUYÊN ĐỀ: QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI
TRONG TIẾN TRÌNH VĂN HỌC TRUNG ĐẠI

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn chuyên đề
Văn học là loại hình nghệ thuật đặc biệt, lấy ngôn từ làm chất liệu và mang
những đặc trưng riêng biệt, không giống bất cứ ngành nghệ thuật nào khác. Một
trong những yếu tố quan trọng làm nên sự riêng biệt đó chính là đối tượng của văn
học.
Lí luận văn học hiện đại khẳng định rằng đối tượng của văn học là toàn bộ
đời sống hiện thực, nhưng chỉ là hiện thực mang giá trị, có ý nghĩa đối với đời
sống tâm hồn, tình cảm con người. Văn học không miêu tả thế giới trong ý nghĩa
chung nhất của sự vật. Điều mà văn học chú ý chính là một “quan hệ người kết tinh
trong sự vật”. Tức là, dù văn học có miêu tả thế giới bên ngoài như thiên nhiên,
lịch sử, chiến tranh, hòa bình... văn học cũng chỉ chú ý tới quan hệ của chúng đối
với con người.Thiên nhiên nơi lầu Ngưng Bích (Truyện Kiều – Nguyễn Du) gợi
bao sóng gió cuộc đời Kiều cũng như tâm trạng cô đơn, đau khổ của nàng. Âm
thanh “Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom” (Tự tình – Hồ Xuân Hương) diễn tả cái
tĩnh lặng vắng vẻ của đêm và góp phần làm nổi bật tâm trạng "oán hận" của người
phụ nữ “duyên để mõm mòm”…Như vậy, con người với toàn bộ các quan hệ của
nó là đối tượng trung tâm của văn học. Nhà văn Nguyễn Minh Châu khẳng định
“Văn học và đời sống là những đường tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người”.
Biêlinxki cũng cho rằng:“Thiên nhiên là mẫu mực vĩnh hằng của nghệ thuật và
trong thiên nhiên thì đẹp nhất và cao quý nhất vẫn là con người”.


Mỗi một thời đại, mỗi một giai đoạn văn học đều có những quan niệm nghệ
thuật riêng chi phối việc người nghệ sĩ ngôn từ xây dựng, hình thành nên đối tượng
nghệ thuật cũng như nội dung của tác phẩm nghệ thuật. Trong lịch sử văn học Việt


Nam, văn học trung đại là một giai đoạn vô cùng quan trọng và không ngoại lệ, nó
cũng mang những quan niệm riêng biệt, độc đáo về con người.
Ở chương trình Ngữ văn Trung học phổ thông, phần đọc hiểu văn bản văn
học trung đại chiếm thời lượng khá lớn và đây cũng là phần kiến thức tương đối
khó tiếp nhận nếu giáo viên và học sinh không có được cái nhìn tổng quan mang
tính hệ thống. Theo khảo sát của chúng tôi, học sinh thường có tâm lí chán, ngại
khi tiếp nhận phần kiến thức này. Trước khi chuyển sang phần văn học Việt Nam
hiện đại, học sinh có một đến hai tiết ôn tập văn học trung đại. Với thời lượng ít ỏi
để tổng hợp lại khối kiến thức lớn khiến không ít giáo viên và học sinh gặp khó
khăn. Dựa vào thực tế giảng dạy, chúng tôi nhận thấy rằng giờ ôn tập không nên
chỉ dừng ở việc ôn lại kiến thức mà quan trọng là phải xâu chuỗi, tổng hợp kiến
thức mới có thể mang đến cho học sinh một giờ học thú vị, ý nghĩa, giúp các em có
thể hiểu sâu sắc về vấn đề.
Thấy được những thực tế này, chúng tôi đã quyết định lựa chọn chuyên đề:
Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiến trình văn học trung đại
2. Mục đích của chuyên đề
Trên cơ sở tiếp thu và kế thừa những thành tựu về việc nghiên cứu văn học
trung đại, chúng tôi xây dựng chuyên đề Quan niệm nghệ thuật về con người trong
tiến trình văn học trung đại với mong muốn sẽ góp phần mang đến một cái nhìn
tổng hợp trong quan niệm nghệ thuật về con người thời kì văn học trung đại. Từ
đó, sẽ phần nào xóa đi tâm lí ngại ngần khi tiếp xúc với những tác phẩm hay nhưng
khó này, đồng thời nâng cao hiệu quả dạy học.


3. Phạm vi nghiên cứu
Tiến trình văn học trung đại trải dài trên mười thế kỉ với rất nhiều những tác
giả, tác phẩm có vị trí và đóng góp quan trọng. Tuy nhiên, trong phạm vi của một
chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi THPT, khi nghiên cứu, chúng tôi chỉ giới hạn ở
việc tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người trong một số sáng tác của các tác
giả và tác phẩm có mặt trong chương trình Ngữ văn lớp 10 và 11 Nâng cao.

4. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành chuyên đề Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiến
trình văn học trung đại, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp sau đây:
- Phương pháp nghiên cứu lí luận
- Phương pháp điều tra khảo sát
- Phương pháp thống kê, phân loại
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
5. Đóng góp
- Chuyên đềgiúp cho giáo viên và học sinh có được sự hiểu biết sâu sắc hơn
về các vấn đề lí luận, như: tiến trình văn học, đối tượng của văn học, quan niệm
nghệ thuật,…

3


- Thấy được hình tượng con người công dân và con người cá nhân trong các
sáng tác văn học trung đại.
- Đề xuất và đưa ra đáp án gợi ý cho một số đề bài về hình tượng con người
trong văn học trung đại, giúp các em biết cách tổng hợp, vận dụng kiến thức vào
những bài tập thực hành một cách hiệu quả.
6. Cấu trúc
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, chuyên đề có những nội dung chính
sau đây:
1/ Giới thuyết một số khái niệm
2/ Con người phi cá nhân
3/ Con người cá nhân


B. PHẦN NỘI DUNG

1. Giới thuyết chung về một số khái niệm
1.1 Tiến trình văn học
Tiến trình văn học là sự tồn tại, vận động của bản thân nền văn học như
những hệ thống chỉnh thể không ngừng phát triển, tiến hóa trong các mối lien hệ
tương tác vô cùng đa dạng và phức tạp. Trên phạm vi thế giới cũng như ở mỗi khu
vực, mỗi dân tộc, mỗi vùng lại có tiến trình văn học của từng giai đoạn, từng thời
kì, từng thời đại lịch sử.
Qua toàn bộ tổng thể tiến trình văn học, ta thấy sự hình thành, phát triển của
văn học như một hình thái ý thức xã hội đặc thù, một loại hình nghệ thuật, trong đó
có quá trình tiến hóa, đổi thay về bản chất, chức năng văn học, ý thức văn học, tiếp
nhận văn học, hình thức văn học. Nghiên cứu tiến trình văn học cho ta thấy sự xuất
hiện của các hiện tượng văn học như tác giả văn học, các quan niệm văn học, ý
thức về đặc trưng văn học, ngôn ngữ văn học, các kiểu sáng tác, các loại hình, trào
lưu văn học, phong cách, phương pháp sáng tác, phê bình văn học…
1.2 Văn học trung đại
Văn học trung đại Việt Nam là một thời kỳ văn học, một quá trình của văn
học dân tộc, trải dài suốt mười thế kỷ(từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX), chịu sự chi
phối của tư tưởng, quan điểm thẩm mỹ thời trung đại.
Văn học trung đại Việt Nam hình thành và phát triển tương ứng với thời kì ra
đời và phát triển của chế độ phong kiến Việt Nam. Nó lấy văn học dân gian làm
nền tảng; tiếp thu, kế thừa một cách có chọn lọc và sáng tạo tinh hoa văn hóa của
các nước trong khu vực, gắn với sự phát triển của văn tự, quá trình phát triển và
5


phân hóa các thể loại văn học, quá trình phát triển phương thức tư duy nghệ thuật,
gắn liền với nhiệm vu chính trị mà thời đại và dân tộc đặt ra. Hết TK XIX, văn học
trung đại cũng hết vai trò lịch sử và nó được thay thế bằng văn học hiện đại.
1.3 Quan niệm nghệ thuật về con người
“Quan niệm nghệ thuật là hình thức bên trong của sự chiếm lĩnh đời sống,

là hệ quy chiếu ấn chìm trong hình thức nghệ thuật. Nó gắn với các phạm trù
phương pháp sáng tác, phong cách nghệ thuật, làm thành thước đo của hình thức
văn học và là cơ sở của tư duy nghệ thuật” (Từ điển thuật ngữ văn học- tr274)
Thi pháp học cho rằng: Văn học là nhân học, là nghệ thuật miêu tả, biểu
hiện con người. Con người là đối tượng chủ yếu của văn học. Dù miêu tả thần linh,
ma quỉ, đồ vật…văn học đều thể hiện con người. Mặt khác, người ta không thể
miêu tả về con người nếu không có sự hiểu biết, cảm nhận và có các phương tiện,
biện pháp nhất định. Điều này tạo thành chiều sâu, tính độc đáo của hình tượng con
người trong văn học.
Như vậy, có thể hiểu quan niệm nghệ thuật về con người là sự lý giải, cắt
nghĩa, sự cảm nhận về con người đã được hóa thân thành các nguyên tắc, phương
tiện, biện pháp thể hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm
mỹ cho các hình tượng nhân vật.
Trong văn học trung đại, quan niệm nghệ thuật về con ngườicó nhiều cách
thống kê, phân chia nhưng chúng tôi cho rằng hợp lí hơn cả là việc phân loại xoay
quanh yếu tố cá nhân.Chịu sự chi phối của các yếu tố lịch sử, văn hóa, xã hội…văn
học trung đại hướng đến xây dựng hình tượng con người phi cá nhân và một đối
cực khác của nó: con người cá nhân.


2. Con người phi cá nhân
2.1 Con người vũ trụ
Thời trung đại, con người chủ yếu sống bằng nông nghiệp nên họ thường
dựa vào tự nhiên, khai thác tự nhiên để sống. Mặt khác, chủ trương vô vi, sống hoà
vào thiên nhiên của Lão Trang đã gieo vào tâm thức người trung đại một ý thức rất
coi trọng không gian thiên nhiên. Thiên nhiên vừa rất huyền bí lại vừa rất gần gũi
với con người.Do vậy con người trung đại tin ở sự thống nhất trong thế giới, tin
rằng con người và thiên nhiên là một khối thống nhất. Thiên nhiên là bạn tri âm tri
kỷ, có mối giao hòa giao cảm với con người, con người là một "tiểu vũ trụ" có
quan hệ tương thông tương cảm với "đại vũ trụ" - thiên nhiên ngoại giới. Với họ,

“thiên nhân tương cảm, thiên nhân tương dữ, thiên nhân tương chi, thiên nhân hợp
nhất”. Con người là một yếu tố trong mô hình vũ trụ: Thiên - Địa - Nhân hợp
thành "Tam Tài" và sống trong vòng"Thiên phú địa tái" (Trời che, đất chở). Điều
này đã hình thành nên quan niệm con người vũ trụ trong văn học trung đại.
Tầm vóc con người được đo theo chiều kích sông núi. Họ tự tin, khỏe
khoắn, vững chãi, hiên ngang, lẫm liệt trong không gian đất trời rộng với những
khát vọng lớn lao. Đó là hình ảnh người anh hùng Lí Trầncắp ngang ngọn giáo trấn
giữ gian sơn đã mấy thu:
Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu
Tam quân tỳ hổ khí thôn Ngưu.
(Thuật hoài, Phạm Ngũ Lão)
Không gian mở theo chiều rộng của non sông, thời gian trải dài theo năm
tháng. Đứng giữa không gian ấy, con người không bị nuốt trôi mà trái lại, tầm vóc
lớn lao càng được tô đậm. Hình ảnh người anh hùng trong câu thơ gợi liên tưởng
đến hình ảnh thần trụ trời nhưng điều khác biệt là họ không có sức mạnh thần
7


thánh mà chỉ có tình yêu nước và khát vọng công danh. Khát vọng ấy không chỉ
tồn tại ở những thanh niên trai tráng mà còn luôn sục sôi trong những “người anh
hùng tóc bạc”:
Quốc thù vị báo đầu tiên bạch
Kỉ độ long tuyền đái nguyệt ma.
(Cảm hoài, Đặng Dung)
Hai câu thơ trên được đánh giá là hai câu hay nhất trong bài thơ với hình
tượng chủ thể trữ tình hiện lên sinh động và đẹp đẽ nhất, có sức lay động lòng
người và để lại dư vị đậm đà. Trên con đường cứu nước, tuy chưa tìm ra lối đi, tuổi
đã lại cao nhưng hùng tâm tráng trí chẳng phút giây phai nhạt. Hình ảnh người anh
hùng tóc đã bạc, bao lần mang gươm báu mài dưới ánh trăng, như Phan Huy Ích ca
ngợi “dù sau trăm đời vẫn còn thấy sinh khí lẫm liệt”

Quan niệm con người vũ trụ với thế đứng "Đỉnh thiên lập địa" (Đầu đội trời
chân đạp đất) không chỉ xuất hiện trong thơ văn Lí Trần - giai đoạn đầu thời kì văn
học trung đại mà kéo dài suốt bao thế kỉ trung đại. Mãi đến thế kỉ XVIII, XIX,
chúng ta vẫn thấy hình tượng con người sánh ngang tầm vũ trụ trong thơ Nguyễn
Du, Nguyễn Công Trứ. Hình ảnh người anh hùng giang hồ Từ Hải thật hiên ngang
lẫm liệt giữa đất trời:
Đội trời đạp đất ở đời,
Họ Từ, tên Hải vốn người Việt Đông.
Giang hồ quen thói vẫy vùng,
Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo
(Truyện Kiều, Nguyễn Du)


Theo quan niệm của người phương Đông xưa, đã là đấng nam nhi đều phải
mang nợ tang bồng, phải có chí lớn bốn phương, tung hoành giữa trời đất chứ
không thể quẩn quanh, mang thói nữ nhi thường tình:
Vòng trời đất dọc ngang ngang dọc
Nợ tang bồng vay trả trả vay
Chí làm trai nam bắc đông tây
Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể.
(Chí anh hùng, Nguyễn Công Trứ)
Trường đua tranh tài chí của trang nam tử vô cùng rộng lớn, đó là “vòng trời
đất”, “nam, bắc, đông, tây” “bốn bể”. Và đã “nợ tang bồng” thì phải nỗ lực hết
mình để “trả” sòng phẳng. Với giọng điệu hào hùng, nghệ thuật điệp từ, luyến láy
tài tình: “dọc ngang ngang dọc”, “vay trả trả vay”, Nguyễn Công Trứ đã khắc họa
trước mắt người đọc hình ảnh đấng nam nhi đang tung hoành, vùng vẫy trong
“vòng trời đất”.
Xuất phát từ quan niệm cho rằng thế giới là một thể thống nhất, trong đó con
người là “tiểu vũ trụ” và luôn hướng đến “đại vũ trụ”- thế giới tự nhiên nên văn
học trung đại lấy vẻ đẹp của thiên nhiên làm chuẩn mực của mọi cái đẹp. Nguyễn

Du đã có những câu thơ thật tài tình khi tả vẻ đẹp của Thúy Vân, Thúy Kiều:
Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.
Hoa cười, ngọc thốt, đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
9


Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
(Truyện Kiều, Nguyễn Du)
Bút pháp ước lệ tượng trưng đã gợi tả vẻ đẹp phúc hậu của Thúy Vân, với
khuôn mặt tròn trịa, đầy đặn như mặt trăng đêm rằm; đôi lông mày minh bạch, rõ
ràng, uốn cong thanh tú, miệng cười đẹp như hoa, lời nói sáng trong như ngọc; mái
tóc dài, xanh mượt; làn da trắng tinh khiết…Nàng là hương sắc của tạo hóa, báu
vật của nhân gian với vẻ đẹp tuyệt mĩ vượt trên cả tạo hóa nhưng là vẻ đẹp trong sự
hòa hợp, êm đềm với thiên nhiên nên nàng sẽ có một cuộc đời bình lặng, suôn sẻ.
Với bút pháp lý tưởng hoá, Kiều hiện ra trước mắt người đọc bằng hình ảnh một
thiếu nữ có đôi mắt trong sáng, bình lặng như mặt nước hồ thu; nét mày uốn cong
thanh tú như dáng núi mùa xuân. Sắc đẹp của nàng tuyệt mĩ đến nỗi “hoa ghen”,
“liễu hờn” nên cuộc đời nàng sẽ chẳng thể bình lặng, ấm êm.
Người cung nữ trong Cung oán ngâm– Nguyễn Gia Thiều cũng mang vẻ
đẹp toàn bích khiến “cá lờ đờ lặn”, “nhạn ngẩn ngơ sa”:
Chìm đáy nước cá lờ đờ lặn
Lửng da trời nhạn ngẩn ngơ sa
Hương trời đắm nguyệt say hoa
Tây Thi mất vía, Hằng Nga giật mình
(Cung oán ngâm– Nguyễn Gia Thiều)



Phải chăng, cũng vì thế mà nàng mang số kiếp bạc mệnh của những kẻ hồng
nhan để rồi phải cất lên khúc ca ai oán xót thương cho số phận mình.Vốn là người
cung nữ có tài sắc, lúc đầu nàng được nhà vua yêu chuộng, ái ân hết sức nồng nàn
thắm thiết "mây mưa mấy giọt chung tình - đình trầm hương khoá một cành mẫu
đơn", nhưng chẳng bao lâu đã bị ruồng bỏ. Ở trong cung, nàng xót thương cho thân
phận mình và oán trách nhà vua phụ bạc "chơi hoa cho rữa nhuỵ dần lại thôi".
Người cung nữ khát khao muốn "đạp tiêu phòng mà ra" để trở về với cảnh
đời "cục mịch nhà quê" thuở trước, nhưng nàng vẫn tiếp tục bị giam cầm trong
cung điện vàng son, trong nỗi buồn đau sầu thảm và oán hờn chất chứa.
Con người trong văn học trung đại luôn ứng xử theo quy luật tuần hoàn của
vũ trụ. Họ sống theo đạo trời, bước đi cùng tạo hóa. Họ khoan thai, ung dung, hòa
mình vào thiên nhiên, vũ trụ, “xuất xử”, “hành tàng” một cách ung dung thanh
thản. Bởi vậy, trước quy luật sinh tử, thiền sư Mãn Giác vẫn thật an nhiên:
Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhãn tiền quá
Lão tòng đầu thượng lai.
(Cáo tật thị chúng)
Thiên nhiên luân hồi theo vòng biến chuyển một năm. Cuộc sống con người
luân hồi theo vòng biến chuyển sinh-lão-bệnh-tử. Nhận thức được quy luật khách
quan ấy, thiền sư chẳng hề đau khổ, kêu than hay nuối tiếc mà bình thản đón nhận.
Theo quan niệm của Phật giáo, thể xác con người có thể không tồn tại nhưng “chân
thân” của người tu hành chính quả sẽ vượt vòng luân hồi mà đến cõi vĩnh hằng của
vũ trụ.
11


Thiên nhiên trong văn học trung đại trở thành người bạn tri âm tri kỉ, là chốn

nương thân để con người tìm thấy sự an yên. Chẳng thế mà khi Nguyễn Trãi không
được vua tin dùng, chỉ phong cho những chức “nhàn quan” đã tìm về Côn Sơn ở
ẩn; Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm sau khi dâng sớ xin chém đầu mười tám lộng
thần không được chấp thuận cũng tìm về nơi thôn dã, sống cuộc sống đạm bạc,
giản dị, mùa nào thức nấy… như một lão nông thực thụ:
Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào
…Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
(Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Quan niệmcon người là tiểu vũ trụ, văn học trung đại đã mang đến hình
tượng con người kì vĩ “đầu đội trời chân đạp đất”, con người với vẻ đẹp sánh với
sự chuẩn mực, hoàn hảo của thiên nhiên và con người sống hòa hợp với thiên
nhiên trong quy luật tuần hoàn của vũ trụ.
2.2 Con người đạo đức
Nước ta là một nước nông nghiệp nên mọi hoạt động sinh hoạt, lao động sản
xuất của con người đều gắn bó và phụ thuộc và thế giới tự nhiên. Nền kinh tế tự
cấp, tự túc đã hình thành ở con người văn hóa làng xã, gia đình, tộc họ và tất yếu
đã hình thành ở họ nhu cầu liên kết với cộng đồng. Con người thời cổ luôn có xu
hướng hoà nhập vào cộng động, họ tìm thấy sự tồn tại đích thực của mình trong
cộng đồng và ý thức rõ trách nhiệm của mình với cộng đồng.


Trong mười thế kỷ trung đại, dân tộc ta không ngừng chiến đấu chống xâm
lăng bảo vệ Tổ quốc, xây dựng đất nước thống nhất. Mặt khác lực lượng sáng tác
văn học thời kì này phần lớn là vua, quan lại, những người theo “cửa Khổng, sân
Trình”… Chính vì thế, hình tượng mà họ trực tiếp tạo ra gắn liền với công việc,
nhiệm vụ của cả dân tộc.
Tam giáo đồng nguyên (Nho, Phật, Lão) với tất cả những gì ưu tú nhất của
nó đã được người Việt Nam tiếp nhận. Trong đó, ảnh hưởng mạnh mẽ nhấn đến

văn hóa Việt Nam là Nho giáo. Nho giáo lấy chữ “Lễ” làm nội dung cốt yếu để xây
dựng, tổ chức cuộc sống. Nho giáo chủ trương “khắc kỷ phục lễ” (thắng mình - tức
là “Tôi” để phục tùng “Lễ”). Khổng Tử (trong thiên Tử hãn) chủ trương “tuyệt tứ”
(4 điều dứt bỏ do Khổng Tử chủ trương): vô ý, vô tất, vô cố, vô ngã. Trong đó, vô
ngã (ngã: cái tôi) là điều cốt yếu nhất của Tử tuyệt tứ. Khổng Tử không bao giờ đặt
chữ ngã trong lòng. Vậy nên, trong xã hội phong kiến, giá trị cá nhân không được
xem xét từ bản thân phẩm chất cá nhân mà ở vai trò của cá nhân trong mối quan hệ
giai tầng. Điều đó khiến con người sống đồng trục, đồng dạng về tư tưởng tình
cảm.
Với ý thức công dân phát triển khá mạnh mẽ, con người trung đại có ý thức
sâu sắc về trách nhiệm với vận mệnh của dân tộc. Ý thức ấy xuất hiện ở mọi tầng
lớp trong xã hội, từ nhà vua đến các tướng sĩ, binh lính và thậm chí có trong cả
những người nông dân vốn chỉ biết cấy hái.
Trong Chiếu dời đô, vua Lí Công Uẩn đã thể hiện sự suy ngẫm về vận nước,
địa thế của kinh đô Hoa Lư, cuộc sống của muôn dân, chiêm nghiệm về lịch sử và
sự nghiệp của hai triều Đinh, Tiền Lê và nhận ra nơi đây không còn đáp ứng với
yêu cầu phát triển mới của đất nước. Bằng tầm nhìn xa trông rộng, với sự cẩn
trọng, lòng lo lắng cho hạnh phúc muôn dân và ý thức trách nhiệm với quốc gia
dân tộc, vua Lí Công Uẩn đã quyết định dời đô đến Đại La, chốn “địa linh”, “địa
lợi” duy nhất của nước Việt. Bài chiếu không chỉ là mệnh lênh mà còn là lời tâm
13


tình của đấng minh quân. Tác phẩm được đánh giá là áng văn chính luận súc tích,
có kết cấu chặt chẽ, lập luận logic, thấu tình đạt lí, giàu sức thuyết phục, tràn đầy
tinh thần tự tin, tự hào dân tộc, phản ánh khát vọng về đất nước độc lập, thống
nhất, thịnh vượng.
Trong Hịch tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn đã bày tỏ lòng yêu nước, căm thù giặc của
mình thật xúc động:
"Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt

đầm đìa; chỉ căm tức chưa được xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu
cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui
lòng."
Có thể xem đây là đoạn văn hay nhất của bài hịch. Nó đã thể hiện nỗi đau
trước cảnh nước mất nhà tan:quên ăn, mất ngủ, lòng đau như dao cắt, nước mắt
đầm đìa; lòng căm thù giặc cực độ: chỉ căm tức chưa được xả thịt lột da, nuốt gan
uống máu quân thù; tinh thần hi sinh thân mình cho đất nước: Dẫu cho trăm thân
phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác gói trong da ngựa…Những lời tâm huyết, gan ruột
của vị tướng có sức lay động mạnh mẽ, truyền cho tướng sĩ tinh thần yêu nước
nồng nàn, lòng căm thù giặc sục sôi và một thái độ xả thân, chấp nhận hi sinh vì
non sông xã tắc.
Mang những người dân ấm láp sình lầy ấy vào văn thơ, Nguyễn Đình Chiểu
đã vinh danh những con người, vốn chỉ là “dân ấp, dân lân” mà nồng nàn yêu nước
trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Từ người nông dân “Cui cút làm ăn, toan lo
nghèo khó / Chẳng quen cung ngựa đâu tới trường nhung, chỉ biết ruộng trâu ở
theo làng bộ / Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm; tập khiên,
tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó”, họ vụt đứng dậy trở thành những
người nghĩa sĩ phi thường đầy ý thức quyết tâm: “Một mối xa thư đồ sộ, há để ai
chém rắn đuổi hươu; hai vầng nhật nguyệt chói lòa, đâu dung lũ treo dê bán chó /


Nào đợi ai đòi ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình; chẳng thèm trốn ngược trốn
xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ”.
Người nông dân nghĩa sĩ được vũ trang rất thô sơ nhưng không khí xung trận
quyết liệt, sôi nổi và hào hứng. Hành động dứt khoát, mạnh mẽ và liên tiếp là
những chiến thắng vang dội “Hỏa mai đánh bằng rơm con cúi cũng đốt xong nhà
dạy đạo kia; gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay cũng chém rớt đầu quan hai nọ./
Chi nhọc quan quản gióng trống kỳ trống giục, đạp rào lướt tới coi giặc cũng như
không; nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ đạn to, xô cửa xông vào liều mình chư
chẳng có./ Kẻ đâm ngang người chém ngược làm cho mã tà ma ní hồn kinh, bọn hè

trước lũ ó sau trối kệ tàu thiếc tàu đồng súng nổ”.
Trước cụ Đồ Chiểu khoảng bốn trăm năm, khi Nguyễn Trãi thay mặt Lê Lợi
viết Bình Ngô đại cáo đã nhắc đến manh lệ: “Yết can vi kỳ manh lệ chi đồ tứ tập”
(Dựng gậy làm cờ, dân lưu tán và nô lệ bốn phương tụ họp lại), thì “lực lượng
chính” của các cuộc kháng chiến giữ nước đã được nhắc tới nhưng còn ở dạng khái
niệm. Trong lịch sử văn học chống ngoại xâm thời trung đại Việt Nam, đây là lần
đầu tiên người dân nghèo chân đất áo vải hiện lên như những vị anh hùng cứu
nước bằng xương bằng thịt.
Sự gắn bó với vận mệnh dân tộc đã hình thành ở con người lòng yêu nước
sâu sắc. Đây chính là một trong những cảm hứng quan trọng của văn học trung đại
Việt Nam.
Quan niệm “văn dĩ tải đạo”, “thi dĩ ngôn chí” khiến cho chức năng giáo dục
của văn học được đặt lên hàng đầu. Văn chương gần như minh họa cho đạo đức,
khẳng định triết lý: Ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ; khuyên con người tích thiện,
hành thiện. Chủ đề đạo đức, khuynh hướng giáo huấn có tính phổ biến. Nguyễn
Đình Chiểu nhắc nhở:
Trai thời trung hiếu làm đầu

15


Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình.
Nguyễn Du cũng viết
Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.
(Nguyễn Du)
Cái tài là thứ đáng quý nhưng thứ khiến người ta khẳng định được vẻ đẹp,
giá trị con người chính là cái “tâm”. Nguyễn Du đã xây dựng thành công nhân vật
Vương Thúy Kiều, người con gái hiếu nghĩa. Trong cơntai biến của gia đình, Kiều
đã quyết định bán mình để chuộc cha. Nếu như việc đem lại sự yên ổn cho gia đình

là một sự hy sinh ở nàng với tấm lòng hiếu thảo thì nổi đau khổ, ái ngại vì lời hẹn
ước không tròn với Kim Trọng và việc phải trao duyên cho em là một biểu hiện
của tấm lòng chung thuỷ sắt son, sự hi sinh rất đáng trân trọng.Việc miêu tả cuộc
sống ê chề, tủi nhục, với tâm trạng đau đớn xót xa của Thuý Kiều, con người tài
hoa đã bị dập vùi trong cuộc đời ô nhục, Nguyễn Du đã cho thấy giữa cuộc đời bùn
nhơ, con người lương thiện vẫn giữ được đạo lý làm người. Càng trong hoàn cảnh
éo le, phẩm chất đáng quý của Kiều càng tỏa rạng: lòng hiếu thảo với cha mẹ"Xót
người tựa cửa hôm mai, / Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ? / Sân Lai cách mấy
nắng mưa, / Có khi gốc tử đã vừa người ôm", lòng chung thủy với người
yêu"Tưởng người dưới nguyệt chén đồng / Tin sương luống những rày trông mai
chờ / Bên trời góc bể bơ vơ / Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.” Và ý thức sâu
sắc của nàng về phẩm giá khi nhân vật tự soi mình, tự đau khổ, giày vò “Khi tỉnh
rượu lúc tàn canh/ Giật mình mình lại thương mình xót xa”
Nói chung, với quan niệm về con người đạo đức, văn chương không nhằm
mục đích nhận thức hiện thực mà chỉ để chuyên chở, đấu tranh cho đạo lý.


3. Con người cá nhân
Mặc dù chịu sự chi phối nặng nền của quan niệm thẩm mĩ thời trung đại nên
hình tượng con người phi cá nhân đã trở thành một đặc trưng thi pháp xuyên suốt
văn học trung đại. Tuy nhiên, những yếu tố cá nhân đã có sự nhen nhóm trong
nhiều tác phẩm giai đoạn đầu, bởi dẫu sao chủ thể sáng tác cũng là một cá nhân
hoặc nhóm cá nhân chứ không mang tính tập thể, vô danh như văn học dân gian.
Càng về giai đoạn cuối, hình tượng con người cá nhân càng trở nên rõ rệt khi xã
hội phong kiến Việt Nam có những dấu hiệu suy thoái rồi rơi vào sự khủng hoảng
trầm trọng.
Chế độ phong kiến Việt Nam cực thịnh vào thế kỷ XV. Sang thế kỷ XVI,
XVII chế độ này đã bộc lộ những dấu hiệu của sự suy yếu. Mầm mống của cuộc
khủng hoảng nội bộ đã xuất hiện. Ðây là hai thế kỷ nội chiến phong kiến.Ðến nửa
cuối thế kỷ XVIII, nửa đầu thế kỷ XIX thì sự suy yếu này không còn là dấu hiệu

nữa. Có thể nói chế độ phong kiến Việt Nam đã bước vào thời kỳ khủng hoảng,
suy vong trầm trọng, chuẩn bị cho sự sụp đổ toàn diện của chế độ này vào cuối thế
kỷ XIX. Sự khủng hoảng này được bộc lộ trên nhiều phương diện nhưng nổi bật
nhất là tính chất thối nát, suy thoái trong toàn bộ cơ cấu của chế độ phong kiến.
Nền kinh tế bị đình đốn, kìm hãm; chính trị hỗn loạn khiến những mâu thuẫn vốn
có, chứa chất lâu ngày trong lòng chế độ phong kiến Việt Nam đến đây đã có dịp
bùng nổ dữ dội; văn hóa bị o bế với những cấm đoán về mặt tư tưởng...Trước thực
trạng ngột ngạt đó, những cuộc đấu tranh của quần chúng đã diễn ra liên tục, mạnh
mẽ, rộng khắp…chủ yếu là khởi nghĩa nông dân. Ðỉnh cao của phong trào khởi
nghĩa lúc này là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn Cuộc khởi nghĩa này đã dành được
những thắng lợi vẻ vang: Ðánh đổ ba tập đoàn phong kiến thống trị trong nước;
đánh tan hơn hai mươi vạn quân Thanh xâm lược, lập nên một vương triều phong
kiến mới với nhiều chính sách tiến bộ.Nhưng đáng tiếc là Quang Trung chỉ ở ngôi
17


được mấy năm. Sau khi Quang Trung mất, nhà Tây Sơn lại trở nên lục đục. Nhân
cơ hội ấy, Nguyễn Ánh đã trở lại tấn công nhà Tây Sơn, lập nên triều đại nhà
Nguyễn (1802). Triều Nguyễn là một tân triều, nhưng triều Nguyễn không đại diện
cho cái mới. Buổi đầu, để củng cố địa vị thống trị của mình nhà Nguyễn còn thực
hiện được một số chính sách tiến bộ nhưng càng về sau nhà Nguyễn càng đi vào
con đường phản động để rồi trở thành một triều đại phản động nhất trong các triều
đại phong kiến Việt Nam. Vì thế dưới triều Nguyễn các cuộc khởi nghĩa của nông
dân vẫn liên tiếp xảy ra. Tuy khởi nghĩa nông dân trong hoàn cảnh xã hội đương
thời không thể đi đến thắng lợi hoàn toàn và triệt để nhưng nó là động lực thúc đẩy
xã hội phát triển.
Giai cấp phong kiến Việt Nam vốn lấy Nho giáo làm ý thức hệ chính thống,
lấy Nho giáo làm quốc giáo, dựa vào Nho giáo để thống trị nhân dân. Trong mấy
thế kỷ trước, khi chế độ phong kiến đang đi lên thì Nho giáo có uy lực của nó.
Nhưng đến thời kỳ này chế độ phong kiến đã bước vào thời kỳ suy vong, khủng

hoảng thì Nho giáo cũng bị đả kích, bị lung lay dữ dội. Những cái được gọi là “tam
cương, ngũ thường” của Nho giáo đều bị sụp đổ một cách thảm hại. Trong khi
Nho giáo bị sụp đổ như vậy thì một khuynh hướng tư tưởng bảo vệ, khẳng định
quyền sống và giá trị, phẩm chất con người đã phát triền thành một khuynh hướng
mạnh mẽ. Ý thức cá nhân trỗi dậy, con người cá thể cảm thấy bị trói buộc nặng nề
bởi lễ giáo phong kiến, của hệ thống ước lệ thẩm mỹ phong kiến…Có thể nói, chỉ
đến giai đoạn văn học này, vấn đề con người mới được đưa lên hàng đầu và sự
khám phá ra con người mới xuất hiện như một tất yếu lịch sử.
Như vậy, con người cá nhân có sự xuất hiện ít nhiều trong toàn bộ nềnvăn
học trung đại nhưng biểu hiện tập trung nhất là ở trong các tác phẩm văn học nửa
sau thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX, đặc biệt là trong những tác phẩm thơ.


3.1Con người cá nhân với nỗi niềm tâm sự
Thơ được coi là địa hạt hợp pháp của tâm hồn, nơi con người ta có thể giãi
bày mọi tâm tư, tình cảm nên con người cá nhân với bao nỗi niềm riêng tư, thầm
kín đã xuất hiện nhiều nhất qua những tiếng nói trữ tình của thơ. Những nỗi niềm
ấy manh nha xuất hiện từ những tác phẩm văn học Lí Trần và ngày càng sâu sắc
qua những sáng tác trở về cuối giai đoạn văn học trung đại.
Nguyễn Trãi đã bỏ vào túi thơ biết bao nỗi niềm, từ những bộc bạch về tấm
lòng kiên trinh ưu dân ái quốc:
Bui một tấc ưu ái cũ
Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông
(Thuật hứng 5)
khát vọng sống hết mình cho lý tưởng:
Những vì chúa thánh âu đời trị
Há kể thân nhàn tiếc tuôit tàn
(Tự thán 2)
cho đến những tâm sự về nhân tâm, thế sự:
Ngoài chưng mọi chốn đều thông hết

Bui một lòng người cực hiểm thay
(Mạn thuật 4)
Miệng thế nhọn hơn chông mác nhọn
Lòng người quanh nữa nước non quanh
(Bảo kính cảnh giới 9)
19


Phượng những tiếc cao diều hay liệng
Hoa thường hay héo cỏ thường tươi
(Tự thuật 9)
Nguyễn Bỉnh Khiêm đưa ra quan niệm,thái độ cá nhân trong triết lí sống nhàn dật.
Cái « dại » trong thơ ông cũng chứa đựng bao nỗi niềm :
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao.
(Nhàn)
“Chốn lao xao” chính là nơi quan trường, chốn giành giật tư lợi, tấp nập
ngựa xe, kẻ hầu người hạ, nơi bon chen, luồn lọt, hãm hại nhau; “nơi vắng vẻ” là
nơi tĩnh tại của thiên nhiên, nơi tâm hồn tìm thấy sự thảnh thơi, nơi không có sự
cầu cạnh về danh lợi. Cái “dại” và “khôn” ở đây thật ra là cách nói ngược, thâm
trầm, ý vị, vừa tự tin, vừa hóm hỉnh, pha chút mỉa mai. Sự khôn, dại cũng được nói
đến trong Thơ Nôm - bài số 94:
“Khôn mà hiểm độc là khôn dại
Dại vốn hiền lành ấy dại khôn”.
Nguyễn Bỉnh Khiêm là bậc thức giả với trí tuệ vô cùng tỉnh táo. Tỉnh táo
trong sự lựa chọn của mình, tỉnh táo trong cách nói vui đùa, ngược nghĩa, dại thực
chất là khôn, còn khôn mà hóa dại. Là bậc triết gia với trí tuệ uyên thâm, bậc đại
nho, đại trí này nắm vững, hiểu thấu quy luật: hoạ / phúc, bỉ / thái,cùng / thông,
táng / đắc nên cuộc sống nhàn dật của nhà thơ thực chất là kết quả của một nhân
cách, trí tuệ. Không chỉ xa lánh danh lợi mà dường như tác giả còn cười cợt cả cái

“chốn lao xao”chỉ lo giành giật nhau:
Rượu đến cội cây ta sẽ uống


Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.
(Nhàn)
Danh lợi cũng chỉ như giấc mơ dưới gốc cây hòe. Hai chữ “nhìn xem” biểu
hiện một thế đứng cao hơn để mà phán xét. Dường như điều đó đã được tiên liệu
ngay từ khi nhà thơ chọn lối sống của một người tự cho mình là “dại”.
Nguyễn Du cũng gửi gắm bao trăn trở về người, về minh trong bài thơ chữ
Hán chứa chan tinh thần nhân đạo – Độc Tiểu Thanh kí. Từ số phận của Tiểu
Thanh, Nguyễn Du đã khái quát thành cái nhìn về con người trong xã hội phong
kiến :
Cổ kim hận sự thiên nan vấn
Phong vận kỳ oan ngã tự cư
(Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi
Cái án phong lưu khách tự mang)
Mối hận từ xưa đến nay, của người xưa và của người nay. Nỗi oan của Tiểu
Thanh không phải chỉ của riêng nàng mà còn là kết cục chung của những người có
tài từ “cổ” chí “kim”. Nhà thơ gọi đó là “hận sự”, một mối hận suốt đời nhắm mắt
chưa yên. Trong suy nghĩ ấy, có lẽ Nguyễn Du còn liên tưởng đến bao cuộc đời
như Khuất Nguyên, Đỗ Phủ – những người có tài mà ông hằng ngưỡng mộ – và
bao người tài hoa bạc mệnh khác nữa. Khóc người để thương mình, cảm xúc đồng
điệu đã làm thành câu thơ bất hủ “phong vận kỳ oan ngã tự cư”. Không phải chỉ
một lần nhà thơ nói lên điều này. Ông đã từng hóa thân vào nàng Kiều để khóc
thay nhân vật. Cách trông người mà ngẫm đến ta ấy, trong thi văn cổ điển Việt
Nam trước ông có lẽ hiếm ai thể hiện sâu sắc như vậy. Tự đặt mình “đồng hội đồng
21



thuyền” với Tiểu Thanh, Nguyễn Du đã tự phơi bày lòng mình cùng nhân thế. Tâm
sự chung của những ngưòi mắc “kỳ oan” đã đưọc bộc bạch trực tiếp mạnh mẽ
trong tiếng nói riêng tư khiến người đọc cũng không khỏi ngậm ngùi. Tâm sự ấy
không chỉ của riêng Nguyễn Du mà còn là nỗi niềm của các nhà thơ thời bấy giờ.
Khép lại bài thơ là những suy tư của Nguyễn Du về thời thế :
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hà hà nhân khấp Tố Như
(Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa
Ngưòi đời ai khóc Tố Như chăng)
Khóc cho nàng Tiểu Thanh ba trăm năm trước bằng giọt lệ chân thành của
trái tim đồng điệu, dòng suy tưởng đã đưa nhà thơ đến ba trăm năm sau cùng một
mối hồ nghi khó giải tỏa. Tiểu Thanh còn có tấm lòng tri kỷ của Nguyễn Du tìm
đến để rửa những oan khiên bằng giọt nưóc mắt đồng cảm. Còn nhà thơ tự cảm
thấy sự cô độc lẻ loi trong hiện tại. Câu hỏi người đời sau ẩn chứa một khát khao
tìm gặp tấm lòng tri âm tri kỷ giữa cuộc đời. Nhà thơ tự thể hiện mình bằng tên
chữ “Tố Như” không phải mong “lưu danh thiên cổ” mà chỉ là tâm sự của một nỗi
lòng tha thiết với cuộc đời. Câu thơ còn là tâm trạng cô đơn, bi phẫn của nhà thơ
trước thời cuộc. Khóc ngưòi xưa, nhà thơ tự khóc cho chính mình, giọt lệ chảy
quanh kết lại một bóng hình Nguyễn Du, lặng lẽ cô đơn khiến người đọc phải se
lòng khi ngẫm đến những nỗi đau thấm thía và dày vò tinh thần của những người
tài hoa phải sống trong bóng đêm hắc ám của một xã hội rẻ rúng tài năng.


3.2Con người cá nhân với ý thức khẳng định vẻ đẹp và tài năng
Ngợi ca vẻ đẹp hình thức, tâm hồn, tài năng của con người là cảm hứng xuất
hiện từ khá sớm trong văn học trung đại Việt Nam nhưng phải đến giai đoạn cuối
thời kì trung đại, tiếng nói ấy mới được cất lên một cách rõ nét, mạnh mẽ.
Hồ Xuân Hương là nữ sĩ đầu tiên đưa cái tôi của mình vào thơ, đã trưng ra
cá tính nổi lọan trên những trang viết của mình, làm vỡ tung hệ thống ước lệ
nghiêm ngặt của văn học trung đại. Bài thơ Bánh trôi nước đã thay lời Hồ Xuân

Hương biểu đạt, ngợi ca vẻ đẹp hình thức cũng như tâm hồn người phụ nữ.
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
(Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương)
Bài thơ có mô-típ “Thân em…” gợi nhắc đến những bài ca dao than thân
trong văn học dân gian. Điểm giống giữa Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương với
những bài ca dao trữ tình là đều gợi lên hình ảnh người phụ nữ đẹp nhưng không
được quyền làm chủ số phận, cuộc đời mình. Nhưng cái hay của bài thơ chính là ở
những điểm giống này cộng thêm những khác biệt. Ca dao không mấy khi ca ngợi
người phụ nữ ở cả vẻ đẹp hình thức và tâm hồn như trong thơ Hồ Xuân Hương,
cũng không có hình ảnh so sánh nào táo bạo, gợi hình và gợi nhiều sự tưởng tượng
phong phú mà thế tục như trong thơ Bà chúa thơ Nôm.
Khi ý thức cá nhân được đề cao, các nhà văn đã lên tiếng khẳng định tài
năng của con người.Nguyễn Du ngợi ca vẻ đẹp tài năng của Kiều với những thanh
âm, cung bậc lay động lòng người:

23


Trong như tiếng hạc bay qua,
Đục như tiếng suối mới sa nửa vời.
Tiếng khoan như gió thoảng ngoài,
Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa.
Ngọn đèn khi tỏ khi mờ,
Khiến người ngồi đó cũng ngơ ngẩn sầu.
Khi tựa gối khi cúi đầu.
Khi vò chín khúc khi chau đôi mày.
(Truyện Kiều, Nguyễn Du)

Đến Hồ Xuân Hương, sự khẳng định tài năng qua giọng cao ngạo của cái tôi cá
nhân người đã thực sự phá vỡ tính qui phạm trong hệ thống thi pháp văn học trung
đại:
Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ,
Lại đây cho chị dạy làm thơ.
Ong non ngứa nọc châm hoa rữa,
Dê cỏn buồn sừng húc dậu thưa.
(Mắng học trò dốt)
Xưng “chị”, gọi lũ học trò là “lũ ngẩn ngơ”, so sánh chúng với “ong non ngứa
nọc”, “dê cỏn buồn sừng”, Xuân Hương đã vứt đi thứ sĩ diện màu mè vốn được
khoác lên lũ học trò. Đằng sau sự mỉa mai và tiếng cười hài hước là tiếng nói đòi


quyền bình đẳng của người phụ nữ thời phong kiến. Táo bạo và quyết liệt đã làm
nên sức hấp dẫn trong thơ Xuân Hương.
Nói đến cái tôi tự ý thức về mặt tài năng trong văn học trung đại, sẽ là thiếu
sót nếu không nhắc đến Nguyễn Công Trứ:
Vũ trụ nội mạc phi phận sự
Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng
Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông
Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng
Lúc bình Tây, cờ đại tướng
Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên…
(Bài ca ngất ngưởng)
Vẫn dáng dấp của con người sánh ngang tầm vũ trụ nhưng Nguyễn Công
Trứ đã mang dáng dấp tự đắc của con người tự xem mình đã trả xong món nợ công
danh. Tự xưng tên, tự xem mình là người tài giỏi, coi mọi việc trong trời đất không
việc nào không phải của ta…Nguyễn Công Trứ đã tạo nên sự “ngất ngưởng” đáng
nể phục.
3.3Con người cá nhân với khát vọngtình yêu và hạnh phúc

Xã hội phong kiến với tam tòng, tứ đức không cho phép người phụ nữ được
quyền làm chủ tình yêu, hạnh phúc cuộc đời. Họ bị ép gả, bị xem như đồ vật có giá
trị trao đổi, mua bán. Vậy nên khi Nguyễn Du để nàng Kiều đi theo tiếng gọi tình
yêu mà “Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” cũng là lúc ông gạt bỏ mọi quy
tắc cũ mòn, hà khắc mà giải phóng cho con người cá nhân.

25


×