Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Tiểu luận môn quản trị chiến lược phân tích chiến lược sản phẩm o tô mercedes benz c class của công ty mercedes benz việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.51 KB, 28 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
KHOA QUẢN TRỊ

TIỂU LUẬN
QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC
SẢN PHẨM Ô TÔ MERCEDES-BENZ
C – CLASS CỦA CÔNG TY
MERCEDES-BENZ VIỆT NAM

Giảng viên:

Th.S NGUYỄN THIỆN DUY

Lớp:

Quản trị – VB19BAD01

Khoá:

19B

TP. Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2018

0


1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY MERCERDES – BENZ VIỆT NAM
1.1.


Công ty TNHH Mercedes-Benz Việt Nam liên doanh (MBV)
Công ty TNHH Mercedes-Benz Việt Nam liên doanh (gọi tắt là MBV) được

thành lập vào ngày 14 tháng 4 năm 1995, là một thành viên của tập đoàn
DaimlerChrysler.
Công ty MBV là liên doanh giữa Tổng Công ty Cơ khí Giao thông Vận tải Sài
Gòn – TNHH MTV (SAMCO) (giữ 30% vốn) và Tập đoàn Daimler AG (Đức – giữ
70% vốn). Công ty sản xuất và bán ra thị trường Việt Nam các loại xe du lịch 5 chỗ,
(từ năm 2013 MBV đã ngừng sản xuất các dòng xe mini – bus 16 chỗ, xe bus nội
thành và xe bus du lịch).
Nhà máy của MBV đặt tại Đường Quang Trung, Quận Gò Vấp, TP. HCM. Với
diên tích 105000 m2, nhà máy có công suất 4000 xe/năm. Nhà máy có Trung tâm
đào tạo với chức năng huấn luyện và đào tạo về bán hàng, marketing và kỹ thuật
nhằm đảm bảo đội ngũ nhân viên có trình độ cao.
1.2.

Sứ mệnh và tầm nhìn của công ty
Hướng đến sự hài lòng không ngừng của khách hàng với các tiêu chuẩn chất

lượng cao cấp, sản phẩm cải tiến và dịch vụ khách hàng tuyệt hảo nhờ vào quy trình
và nguồn nhân lực ưu tú.
Mong muốn không chỉ đáp ứng mà còn vượt trên cả hài lòng của khách hàng,
tạo ra môi trường đầy động lực và định hướng làm việc nhóm cho nhân viên. Vì
vậy, MBV luôn không ngừng tập trung nâng cao kỹ năng cho nguồn nhân lực cũng
như sự chuyên nghiệp trong cung cách làm việc.
Mercedes-Benz Việt Nam luôn nỗ lực để trở thành nhà sản xuất ô tô thành
công nhất cùng định hướng hỗ trợ khách hàng hiệu quả.
Để thực hiện điều đó, MBV luôn hướng tới sự tối ưu hóa và cải tiến không
ngừng nhằm khẳng định chất lượng cao cấp lâu đời của Mercedes-Benz mà thế giới
đã biết đến. Sự thành công này nhờ vào những nhân viên tay nghề cao, có thể đáp

ứng tiêu chuẩn khắt khe của tập đoàn và được đào tạo thường xuyên thông qua các
khóa huấn luyện thường kỳ của công ty.

1


Nhờ những điều kiện tiên quyết này, MBV có thể mang lại dịch vụ tuyệt hảo
cho khách hàng và đa dạng danh mục sản phẩm.
Các hoạt động này lý giải cho chất lượng đẳng cấp thế giới mà Mercedes-Benz
đã đặt ra và là cốt lõi của sự thành công. Mức độ hài lòng của khách hàng và khả
năng đáp ứng vượt xa ngoài mong đợi của họ luôn là mục tiêu hàng đầu của MBV.
1.3.

Trách nhiệm xã hội của công ty
Quan trọng hơn cả những thành công vượt trội về sản xuất và kinh doanh,

thành công lớn nhất của MBV là sự tăng trưởng bền vững và đóng góp của nó đến
sự phát triển của đất nước. Năm 2016, MBV đã đầu tư thêm 2 dây chuyền sản xuất
mới cho dòng xe GLC và dòng E – Class mới trị giá hàng trăm tỷ đồng. Việc mở
rộng sản xuất này giúp MBV tạo ra hơn 1000 việc làm tại Việt Nam (chưa bao gồm
mạng lưới đại lý ủy quyền). Bốn sản phẩm chủ đạo bao gồm C – Class, GLC, E –
Class mới và S – Class đều được lắp ráp nội địa và đóng góp đáng kể vào nguồn thu
cho đất nước. Tháng 12 năm 2016, MBV vinh dự được vinh danh bởi Ủy ban Nhân
dân TP. Hồ Chí Minh, là một trong số 21 đơn vị đóng góp số tiền thuế lớn nhất cho
thành phố, với số tiền hơn 6 nghìn tỷ đồng. Đáng chú ý, số lượng xe được lắp ráp
tại nhà máy đặt ở thành phố tăng lên đến 77% trong năm 2016, là thành quả của quá
trình đầu tư dài hạn của MBV. Nhà máy của MBV đã nhận được đánh giá “Xuất
sắc” trong một cuộc điều tra chất lượng nội bộ của tập đoàn Daimler, một minh
chứng cụ thể cho chất lượng sản phẩm của nhà máy.
Năm 2016, MBV tiếp tục đổi mới và nâng cấp cơ sở cho 12 trung tâm Bán

hàng và Dịch vụ với tiêu chuẩn toàn cầu mới nhất và thương hiệu CI. MBV hiện
nay không chỉ sở hữu mạng lưới đại lý ủy quyền lớn nhất trong số các thương hiệu
cao cấp mà còn là nhà tiên phong trong việc nâng cao kinh nghiệm của khách hàng
với tiêu chuẩn 5 sao. Đặc biệt, MBV đã đầu tư vào xưởng sơn hoàn thiện khung xe
đầu tiên với cơ sở thiết bị hiện đại nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ sửa chữa cho
khách hàng.
Công ty MBV mới đây cũng đã triển khai trên toàn quốc chương trình thu hồi
các sản phẩm thải bỏ từ ô tô: khách có thể mang các sản phẩm thải bỏ từ xe ô tô du
lịch do các đại lý ủy quyền chính hãng của Mercedes-Benz Việt Nam cung cấp bao
2


gồm: ắc quy ô tô, dầu nhớt, lốp ô tô, đầu đĩa DVD, CD dùng cho ô tô và máy điều
hòa nhiệt độ trên ô tô đã hết thời hạn sử dụng hoặc được thải bỏ đến các địa điểm
thu hồi sau đây để được xử lý và bảo vệ môi trường
1.4.

Mục tiêu, chiến lược của dòng sản phẩm ô tô C – Class
Thiết kế của C – Class luôn có những nét tương đồng với các dòng sedan cỡ

lớn khác của Mercedes-Benz. Và điều này vẫn đúng cho đến ngày nay, khi xe C –
Class sở hữu phong cách đặc trưng mà Mercedes-Benz dùng để thiết kế xe S –
Class. Mercedes-Benz C – Class trước khi cải tiến mẫu sản phẩm bao gồm có C180,
C250, C300 AMG…
Năm 2015 là thời điểm đánh dấu sự bức phá mạnh mẽ của hãng MercedesBenz tại Viêt Nam trong 6 tháng đầu năm đạt 1522 xe tăng 37,6% so với cùng kỳ
năm 2014. Và hãng tuyên bố chiếm thị phần từ 54% thành 72% thị phần xe sang tại
thị trường Việt Nam. Tăng trưởng này đến từ dòng Mercedes C – Class với 570 xe
được giao chiếm 1/3 tổng số xe được bán ra tại thị trường VN tăng 107% so với
cùng kỳ năm trước và chiếm 84% thị phần trong cùng phân khúc.
Cùng năm 2015 với sự cải tiến đáng kể về nội ngoại thất 1 bước đột phá mới

về thiết kế đã mang lại số lượng đơn hàng khá ấn tượng của dòng C – Class tại
Triển lãm ô tô vào tháng 10 tại hội chợ triển lãm SECC Quận 7 đó là 03 phiên bản
Mercedes C200, Mercedes C250 Exclusive, Mercedes C300 AMG…
Từ sự kiện ra mắt Mercedes-Benz đã hoàn toàn loại bỏ mọi thành kiến mà đa
số người sử dụng ô tô tại Việt Nam dành cho Mercedes đó là “Mercedes nhìn già”
(khảo sát trên các người dùng ô tô nhưng chưa từng lái qua ô tô Mercedes).
Dòng xe Mercedes C – Class đã đáp ứng hầu hết mọi phân khúc khách hàng
như các khách hàng trẻ thành đạt, hay những khách hàng lần đầu tiên sở hữu xe
hạng sang, các khách hàng nâng cấp dòng xe từ những hãng bình dân như
TOYOTA, Mazda, KIA… thì có thể chọn dòng C200 hay C250 Exclusive.
Các khách hàng doanh nhân với nhu cầu công việc cần đi giao tế làm ăn, hay
những khách hàng yêu vẻ đẹp cổ điển dòng Mercedes đó là logo ngôi sao 3 cánh
thẳng đứng trên nắp ca-pô có thể chọn dòng C250 Exclusive và tổng quan xe nhìn

3


chung C250 Exclusive giống với dòng S – Class đẳng cấp nhất và được mệnh danh
là tiểu S – Class.
Dòng C300 AMG với danh tiếng AMG dòng xe hiệu suất cao luôn thu hút giới
đam mê về công nghệ và “công lực” mà xe mang lại. Thích hợp với những ai đam
mê dòng xe công suất cao nhưng vẫn chưa đủ vấn đề tài chính để sử hữu 1 chiếc xe
AMG thực thụ.
Có thể thấy được, dòng xe C – Class của MBV vừa mang được những yếu tố
đỉnh cao của dòng S – Class siêu sang, nhưng lại có đủ các sản phẩm riêng biệt để
phủ sóng hầu hết phân khúc khách hàng. Chiến lược này của MBV đến nay có thể
xem là thành công khi hãng đã chiếm được thị phần và nhanh chóng vượt qua các
đối thủ cạnh tranh trực tiếp như BMW Series 3, Audi A4,…

4



2. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG DOANH NGHIỆP
2.1.

Môi trường vĩ mô

2.1.1.

Cơ hội

Kinh tế Việt Nam đang phát triển mạnh, GDP năm 2017 đạt 225 tỉ USD, thu
nhập đầu người tăng cao khoảng 2400 USD/ năm. Điều này giúp cho càng ngày
càng nhiều người dân Việt Nam có khả năng tiếp cận việc sử dụng ô tô làm phương
tiện đi lại chủ yếu, đồng thời khiến cho thị trường ô tô ngày càng sôi động. Theo số
liệu thống kê được Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) công bố ngày
11/1/2016, doanh số bán của toàn thị trường ô tô Việt Nam năm 2015 đạt 244.914
xe, tăng 55% so với năm 2014 và bỏ xa kỷ lục cũ (khoảng 160.000 xe năm 2009).
Như vậy, thị trường ô tô Việt Nam đã tăng nhanh và thực sự sôi động trong những
năm gần đây
Trong xu hướng phát triển của xã hội hiện đại, Việt Nam coi công nghiệp ô tô
là ngành quan trọng, cần ưu tiên phát triển để góp phần công nghiệp hóa đất nước.
Chính phủ Việt Nam dành nhiều ưu ái cho ngành công nghiệp ô tô trong nước. Cụ
thể, kể từ ngày 1/1/2018, các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước sẽ được
hưởng ưu đãi nhập khẩu linh kiện bằng 0% nếu đáp ứng được các điều kiện mà
Chính phủ đề ra theo Nghị định 125/2017/NĐ-CP. Nghị định này sẽ làm tăng dung
lượng thị trường ôtô trong nước, giảm chi phí đầu vào, giúp nâng cao sức cạnh
tranh của ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước, góp phần cân bằng cán cân thương mại
trước làn sóng xe nhập khẩu từ các nước trong khu vực ASEAN.
Ngoài các chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp ô tô trong nước, đồng thời

chính phủ Việt Nam cũng đưa ra các quy định hạn chế ô tô nhập khẩu. Việc này có
thể vô tình khiến người tiêu dùng trong nước khó có cơ hội tiếp xúc, sử dụng các
mẫu xe có công nghệ vượt trội trên thế giới, nhưng sẽ tạo điều kiện để ngành sản
xuất ô tô trong nước phát triển, và dần dần sẽ mang đến các công nghệ mới nhất cho
các mẫu ô tô được sản xuất, lắp ráp trong nước.
Dự báo được thị trường ô tô nội địa sẽ phát triển, việc đầu tư của các hãng ô tô
nước ngoài vào Việt Nam cũng đang phát triển khá nhanh nên liên tục nhiều năm

5


qua ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô (Công nghệ ô tô) được đưa vào danh mục các
ngành “nóng” về nhu cầu lao động, và nhanh chóng trở thành xu thế lựa chọn của
các bạn trẻ. Hiện nay, rất nhiều trường đại học kỹ thuật ở Việt Nam đều có triển
khai đào tạo ngành Kỹ thuật ô tô với hy vọng sẽ cung cấp được cho ngành công
nghiệp ô tô Việt Nam nguồn nhân lực có kỹ thuật cao.
2.1.2.

Nguy cơ

Mặc dù kinh tế ở Việt Nam phát triển nhanh, tuy nhiên thu nhập của người dân
so với thế giới chỉ ở mức thấp, tỉ lệ người dân sở hữu ô tô chỉ khoảng 1,6% theo
thống kê năm 2016. Đa số các phương tiện ô tô lưu thông ở Việt Nam là những
dòng ô tô giá rẻ hoặc bình dân, với các tiêu chuẩn thấp, chất lượng và sự an toàn
còn kém xa so với các nước phát triển. Người tiêu dùng có điều kiện để tiếp cận các
dòng ô tô hạng sang, cao cấp với chất lượng vượt trội là rất ít.
Từ ngày 01/01/2018, thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc từ một số thị trường
truyền thống sẽ về mức 0%. Bên cạnh đó, tình hình nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ
các nước trong và ngoài ATIGA (là hiệp định toàn diện đầu tiên của ASEAN điều
chỉnh toàn bộ thương mại hàng hóa trong nội khối và được xây dựng trên cơ sở tổng

hợp các cam kết đã được thống nhất trong CEPT/AFTA cùng các hiệp định, nghị
định thư có liên quan) đang tăng đột biến. Điều này tạo sức ép rất lớn đối với các
doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp xe trong nước.
Bên cạnh các khó khăn về chính sách, một khó khăn nữa cho ngành ô tô đó là
hạn chế về công nghệ, kỹ thuật và nhân lực. Dù đã qua 20 năm ngành ô tô trong
nước được bảo hộ, nhưng các doanh nghiệp ô tô trong nước vẫn chưa thể làm chủ
được công nghệ sản xuất mà chỉ hoàn toàn nhập khẩu linh kiện và lắp ráp. Các
ngành công nghiệp phụ trợ cũng không phát triển khiến cho tỉ lệ nội địa hóa linh
kiện ô tô cực thấp. Cuối cùng là nguồn nhân lực kỹ thuật cao thiếu hụt, không đủ để
tạo động lực cho ngành sản xuất ô tô phát triển.

6


2.2.

Môi trường vi mô

2.2.1.

Nguy cơ nhập cuộc của các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng

Hiện nay, ôtô là ngành có rào cản nhập cuộc khá cao, cả về chi phí đầu tư cơ
sở hạ tầng, sự trung thành về nhãn hiệu đối với các công ty hiện có trên thị trường,
những công ty lớn và đã có uy tín trên thị trường ôtô Việt Nam. Cộng với chi phí
chuyển đổi sản phẩm này là khá lớn, muốn khách hàng từ bỏ những nhãn hiệu ôtô
cũ để đổi sang một nhãn hiệu ôtô hoàn toàn mới là một điều khó khăn. Do đó, đối
với ngành ôtô nói chung hiện nay, công ty MBV nói riêng thì sự đe doạ nhập cuộc
của các công ty cạnh tranh tiềm tàng là tương đối yếu và không rõ ràng (trong năm
2017 mới có sự xuất hiện của 1 thương hiệu mới là VinFast tuy nhiên vẫn chưa

chính thức hoạt động), điều này là một lợi thế lớn cho các công ty trong ngành nói
chung, MBV nói riêng chuyên tâm sản xuất và tiếp tục phát triển.
Tuy vậy, nếu xét trong cùng ngành sản xuất ô tô thì đối với thị trường xe hơi
hạng sang mà lâu nay MBV kinh doanh, hiện nay đã xuất hiện khá nhiều những
biến động bất lợi. Nhiều công ty lâu nay không quan tâm và không tham gia vào
miếng bánh màu mỡ là thị trường xe ôtô hạng sang, hiện nay đã chuyển hướng tấn
công mạnh vào phân khúc thị trường nhiều tiềm năng, lợi nhuận lớn này. Trong số
này có thể kể tới những cái tên như là Hyundai, Kia, Chevrolet, Mazda... (có dây
chuyền lắp ráp trong nước, nhưng chưa sản xuất các dòng xe hạng sang trong phân
khúc của Mercedes-Benz C - Class mà chỉ mới nhập khẩu). Ngoài ra, trên thị trường
cũng đã tồn tại các sản phẩm cùng phân khúc từ các đối thủ cạnh tranh khác như
Audi A4, BMW M3, Lexus GS Series,… (là các thương hiệu xe sang nhập khẩu).
Tuy nhiên, trong thị trường xe sang thì thị phần và doanh số vẫn nằm trong tay của
một số ông lớn (như MBV với dòng C – Class) và với rào cản nhập ngành cao vì
phải có một số lượng lớn đầu tư cho dây chuyền sản xuất và công nghệ, cũng như
kinh nghiệm quản lý được tích luỹ qua hàng trăm năm, các hãng khác sẽ gặp nhiều
khó khăn đi muốn thâm nhập phân khúc thị trường này.

7


2.2.2.

Nguy cơ từ các sản phẩm thay thế

Ngành công nghiệp xe hơi thế giới ra đời đã đánh dấu một bước chuyển mình
lớn trong việc di chuyển của con người. Câu hỏi đặt ra là “liệu rằng trong tương lai,
sẽ xuất hiện một phương thức di chuyển mới làm thay đổi ngành công nghiệp xe hơi
thế giới hay không?”. Câu hỏi đó đang dần dần được trả lời khi mà sự phát triển của
khoa học công nghệ ngày càng nhanh và mạnh mẽ như hiện nay. Thuận lợi cho các

nhà sản xuất xe hơi chính là việc di chuyển bằng xe hơi là rất thuận tiện, linh hoạt
và cơ động. Ngoài ra, tầm quan trọng xe hơi còn được nâng lên nhiều bởi sự di
chuyển bằng các phương tiện khác còn nhiều khó khăn như: Di chuyển hàng không
có lợi thế là nhanh chóng nhưng chi phí lại đắt đỏ, thiếu sự linh hoạt và thuận tiện,
di chuyền bằng đường sắt tuy chi phi không cao nhưng tính linh hoạt thấp, chỉ có
những tuyến và ga cố định, di chuyên bằng đường thủy thì ko đi sâu được vào các
trung tâm, khu buôn bán, gặp nhiều bất lợi… Thực tế ở Việt Nam hiện nay, các
phương tiện giao thông công cộng chưa phát triển đúng với yêu cầu xã hội, không
thể đáp ứng đủ yêu cầu về số lượng lẫn chất lượng của người dân. Vì vậy, có thể nói
rằng tại Việt Nam hiện nay, xe hơi là một phương tiện chưa thể thay thế, bên cạnh
xe máy vốn là phương tiện phổ biến nhất trong xã hội.
Tuy nhiên, trong tương lai thì không thế nói trước được, theo xu thế mới hiện
nay, tại một số nước phát triển như Nhật Bản… Những chiếc xe hơi sành điệu bị
“bỏ quên, lạnh nhạt”, phương tiện công cộng “lên đời”, đi xe đạp trở thành mốt..., ít
ai ngờ đây lại là xu hướng mới của thanh niên Nhật. Nguyên nhân có nhiều, nào là
vì tiền xăng, tiền thuê điểm đỗ xe, bảo trì, sửa chữa nhưng một nguyên nhân không
kém phần quan trọng là vì hệ thống phương tiện giao thông công cộng quá xuất sắc.
Thay vì đi làm bằng xe hơi cho sang trọng, quý phái thì giới trẻ Nhật nay lại chuộng
đi làm bằng xe buýt hay xe đạp cho tiện. Cùng với những bất lợi đang dần nảy sinh
trong việc di chuyển bằng xe hơi, khoa học thế giới còn đang chứng kiến nhiều phát
minh mang tính đột phá nhằm tìm ra phương tiện di chuyển mới trong tương lai, tốt
hơn, thuận tiện hơn để thay thế xe hơi. Một số phương tiện hiện đại có thể được
triển khai trong vòng vài năm tới như xe hơi tự lái. Vào năm 2020, các chuyên gia
dự đoán sẽ có 10 triệu xe hơi tự lái xuất hiện trên đường phố. Hơn 250 triệu xe hơi
8


thông minh sẽ được sử dụng rộng rãi. Ngày nay, đã có những chiếc xe tự lái được
phát triển bởi các hãng như Tesla, Volvo, và BMW… Ở Việt Nam, FPT là đơn vị
tiên phong trong nghiên cứu về công nghệ xe tự lái.

Xa hơn, hiện nay Dubai hợp tác với Volocopter thử nghiệm thành công dự án
taxi trên không. Trong tương lai không xa con người có thể thực hiện những chuyến
taxi như cách Uber hoạt động, nhưng sẽ được thay thế bằng hệ thống các phương
tiện bay trên cao.
2.2.3.

Mức độ cạnh tranh của các công ty hiện có trong ngành

Hiện nay, đặc điểm chính của thị trường ôtô hạng sang đó là sự thay đổi nhanh
chóng của công nghệ, các công ty trong ngành liên tục phát triển và cải tiến các
dòng xe mới. Tuy rằng, MBV vẫn đang chiếm ưu thế tại phân khúc thị trường hạng
sang nhưng thách thức đặt ra cho MBV trong tương lai là không hể nhỏ, khi mà các
đối thủ trong ngành đều có những sự quan tâm đặc biệt và không hề muốn chia sẻ
phân khúc giàu tiềm năng và lợi nhuận này.
Có thể nói, cạnh tranh trong thị trường ôtô hạng sang là hết sức nóng bỏng
trong giai đoạn hiện nay, sự khốc liệt diễn ra trên từng dòng xe với các tính năng,
kiểu dáng và giá cả tương tự nhau. Một vài cái tên điển hình như Rolls-Royce,
Bentley, Lamborghini, Maserati rồi Jaguar, Infiniti gần đây chính thức tham gia thị
trường Việt Nam. Dễ nhận thấy các đối thủ của MBV là rất mạnh và khó khăn còn
đến với công ty từ các chiến lược phát triển và kinh doanh của các đối thủ như liên
tục củng cố, sáng tạo và đổi mới dòng xe, nâng cấp và áp dùng nhiều công nghệ
mới, đồng thời đưa ra những hình thức khuyến mãi, giảm giá hấp dẫn và đi kèm với
nó là dịch vụ hậu mãi ngày càng tốt hơn…
Vậy nên, để tồn tại, phát triển và tiếp tục giữ vững vị thế của mình ở hiện tại
và trong tương lai, MBV sẽ cần phải nỗ lực rất nhiều.
2.2.4.

Năng lực thương lượng của người mua

Nhu cầu xe ôtô hạng sang đang tăng nhanh: Do kinh tế phát triển cùng với

mức sống của người dân tăng cao đồng thời sự xuất hiện ngày càng nhiều của giới
“siêu giàu” dẫn đến nhu cầu về các dòng sản phẩm cao cấp tăng cao trong những
9


năm qua. Theo báo cáo Thịnh Vượng năm 2017 Knight Frank, Việt Nam hiện có
13.400 triệu phú dollar, trong đó số người có tài sản trên 10 triệu dollar là 610
người, số người sở hữu tài sản trên 30 triệu dollar là 200 người. Theo tính toán và
dự báo thì trong 10 năm nữa số lượng triệu phú tại Việt Nam sẽ tăng lên khoảng
40.000 người. Qua đó có thể thấy được tiềm năng phát triển cho các hãng xe hạng
sang tại Việt Nam là rất lớn.
Các công ty sản xuất xe hơi hạng sang trong ngành còn ít: Phân khúc thị
trường xe hơi hạng sang đang diễn ra cạnh tranh khốc liệt trên thị trường. Tuy
nhiên, đó không phải là sự cạnh tranh của tất cả các hãng xe hơi, mà chỉ là sự hơn
thua của một vài cái tên lớn đã quá quen thuộc, lâu nay vẫn nắm giữ gần như toàn
bộ thị phần xe hơi hạng sang này như: BMW, Audi, Mercedes-Benz, Lexus... Các
công ty này hiện vẫn đang làm rất tốt chiến lược phát triển của mình và với việc có
một vài công ty khác nhòm ngó và bắt đầu lăm le bước vào thị trường xe hạng sang
này cũng không làm họ quá quan tâm. Cuộc chiến sẽ vẫn tiếp tục, nhưng chủ yếu là
giữa với các ông lớn với nhau.
Chi phí chuyển đổi một chiếc xe hơi là lớn: Đặc biệt là đối với các loại xe hơi
hạng sang. Đối với các dòng xe có tính năng, kiểu dáng và giá cả tương tự nhau thì
khách hàng có thể dễ dàng chuyển đổi từ quyết định mua một chiếc xe Corolla Altis
sang một chiếc Ford Mondeo có kiểu dáng và giá cả tương tự nhau. Tuy nhiên, với
những chiếc xe hạng sang có những thiết kế và chất lượng vượt trội như các công ty
BMW, Audi, Mercedes,…đang sản xuất thì chi phí chuyển đổi từ một chiếc xe
thuộc các nhãn hiệu trên qua một nhãn hiệu khác là rất đắt đỏ bởi giá cả của những
dòng xe đó cao, đồng thời việc mua đi bán lại chúng sẽ có sự chệnh lệch giá lớn.
Với những thuận lợi như trên, cộng với việc MBV hiện đang là thương hiệu xe
hạng sang chiếm thị phần lớn nhất tại Việt Nam, với nhiều dòng xe đã làm nên danh

tiếng của hãng như C – Class, GLC, E – Class, S – Class... giúp cho MBV đứng ở vị
thế thương lượng có phần trội hơn so với khách hàng của hãng, năng lực thương
lượng của khách hàng mua xe bị hạ thấp đáng kể.
Cạnh tranh trong thị trường xe hơi hạng sang tăng mạnh: Điều này chúng ta
có thể thấy qua mảng phân tích cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành ở trên.
10


Cuộc cạnh tranh này sẽ tạo áp lực khiến các nhà sản xuất ôtô sẽ phải cắt giảm giá
xe, đồng thời phải tăng mạnh các khuyến mãi, dịch vụ hậu mãi…điều này là hết sức
có lợi đối với người tiêu dùng.
Với những khó khăn như trên, buộc các nhà sản xuất xe hơi hạng sang nói
chung, MBV nói riêng cần có những điều chỉnh nhanh chóng và cần thiết để cải
thiện tình hình. Việc các công ty sản xuất xe hơi chú trọng đến khách hàng hơn là
một vấn đề không nhỏ cần cải thiện trong tương lai và chính điều này, sẽ nâng cao
năng lực thương lượng cho khách hàng, một điều mà các công ty sản xuất xe hơi và
MBV không thực sự mong muốn.
2.2.5.

Sức mạnh thương lượng của nhà cung ứng

Đặc điểm nổi bật trong vấn đề này chính là năng lực thương lượng của các nhà
cung cấp đối với các công ty sản xuất xe hơi trong ngành là rất yếu. Những nhà
cung cấp chi tiết xe hơi thì đông đảo và nói chung là quy mô nhỏ, những khách
hàng của họ chỉ là một vài hãng chế tạo xe hơi lớn như General Motor, Toyota,
MBV…Dễ nhận thấy rằng, một công ty sản xuất xe hơi có thế kinh doanh với hàng
nghìn nhà cung cấp khác nhau và các hợp đồng thông thường với một số nhà cung
cấp khác nhau là về cùng một chi tiết. Các công ty xe hơi lớn có thể dùng vị thế đầy
quyền lực của mình để kích các nhà cung cấp cạnh tranh lẫn nhau, thúc ép giảm giá
mà họ phải trả cho các bộ phận chi tiết và yêu cầu chất lượng cao hơn. Nếu một nhà

cung cấp phản ứng, thì công ty xe hơi lớn sử dụng đe dọa chuyển đến các nhà cung
cấp khác như một công cụ thương lượng. Hơn nữa, để giữ giá các chi tiết thấp, các
công ty lớn đều sử dụng đe dọa tự chế tạo các chi tiết hơn là mua sắm từ các nhà
cung cấp chi tiết xe hơi. Với năng lực thương lượng thấp như vậy, các nhà sản xuất
linh kiện thực sự lép vế đối với các công ty sản xuất xe hơi, những công ty mà họ
cung cấp linh kiện. Điều này giúp cho các công ty sản xuất xe hơi trong ngành nói
chung, MBV nói riêng có được nhiều lợi thế hơn trong việc đòi hỏi yêu cầu chất
lượng cao, thúc ép giảm giá, yêu cầu dịch vụ, khuyến mãi… đối với các nhà sản
xuất linh kiện.

11


Tuy nhiên, không phải tất cả đều là thuận lợi đối với các nhà sản xuất xe hơi
nói chung, MBV nói riêng. Đặc biệt là với MBV, khi mà thị trường thực sự của họ
là phân khúc xe hơi hạng sang, cần có những cải tiến, những linh kiện riêng biệt thể
hiện đẳng cấp sang trọng và sự mạnh mẽ trong cấu trúc của xe…và vì thế MBV
cũng cần một số những nhà cung cấp linh kiện đặc biệt, chuyên sản xuất những linh
kiện mang sự khác biệt lớn đối với các hãng khác. Điều này mang đến cho một số
nhà cung cấp linh kiện có được năng lực thương lượng cao hơn đối với BMW và họ
hoàn toàn có thể gây ra khó khăn không nhỏ cho công ty.
2.3.

Môi trường bên trong doanh nghiệp
Về yếu tố con người và văn hóa doanh nghiệp, MBV hiện tại có hơn 1000

nhân viên (không bao gồm hệ thống đại lý ủy quyền), với chính sách đào tạo đa
dạng và thường xuyên có các buổi đào tạo, tập huấn cho nhân viên. Theo công bố
của Mạng cộng đồng nghề nghiệp Anphabe và Công ty nghiên cứu thị trường
Nielsen, Mercedes-Benz Việt Nam (MBV) tiếp tục là môi trường làm việc tốt nhất

của ngành Ô tô/ Phụ tùng và đạt vị trí thứ 15 trong 100 môi trường làm việc tốt nhất
Việt Nam năm 2016 (Vietnam Best Places To Work 2016). Trước đó, MBV đạt vị trí
thứ 43 (năm 2013), vị trí thứ 27 (năm 2014) và vị trí thứ 15 (năm 2015) trong danh
sách 100 môi trường làm việc tốt nhất. Như vậy, môi trường làm việc của MBV
được đánh giá cao hơn qua từng năm. Tuy nhiên, hiện tại MBV đang gặp khó khăn
trong việc tìm kiếm nhân lực trong 2 mảng là sale và sản xuất.
Về mặt tài chính, MBV Việt Nam là liên doanh giữa Việt Nam và tập đoàn
Daimler AG nên hầu như không gặp khó khăn về năng lực tài chính. Ngoài ra, tình
hình sản xuất và kinh doanh rất tốt trong nhiều năm trở lại đây (năm 2016 MBV bán
được 4400 xe, tăng 22% so với năm 2015, đóng hơn 6000 tỷ đồng tiền thuế) cũng là
một sự đảm bảo cho khả năng tài chính của MBV.
Về năng lực sản xuất, nhà máy của MBV đã nhận được xếp hạng “Xuất sắc”
trong khảo sát chất lượng nội bộ của Tập đoàn Daimler, giúp MBV duy trì chất
lượng sản phẩm Mercedes-Benz đúng với triết lý “The best or nothing” ngay tại
Việt Nam.

12


Về hoạt động nghiên cứu, phát triển, bản thân MBV là doanh nghiệp lắp ráp ô
tô thương hiệu Mercedes nên sẽ được tiếp nhận các thành tựu nghiên cứu từ
Mercedes Global cũng như tập đoàn Daimler AG. Đây có thể xem là lợi thế vì MBV
vừa được thừa hưởng thành quả từ một trong những tập đoàn ô tô lớn nhất thế giới
nhưng vừa tiết kiệm được chi phí cho các hoạt động R&D.
Về hoạt động marketing, MBV hiện kết hợp với 4 đại lý ủy quyền là Haxaco,
Công ty TNHH ô tô Ngôi Sao Việt Nam, An Du – GAMI Group và Vinamotor Nghệ
An để thực hiện các chiến lược marketing của mình. Với hơn 14 chi nhánh tập trung
ở các thành phố lớn là Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng và mới đây nhất là ở Nghệ An,
MBV thường xuyên triển khai tổ chức các sự kiện, chương trình ra mắt xe mới,
chăm sóc khách hàng, tham gia các triển lãm hàng năm.


13


3. PHÂN TÍCH SWOT
3.1.

Xác định các yếu tố then chốt

3.1.1.

Điểm mạnh then chốt (S)

 S1: Thương hiệu mạnh, danh tiếng toàn cầu.
Không cần phải nói nhiều về yếu tố thương hiệu của Mercedes vốn đã nổi
danh trên toàn thế giới. Mercedes-Benz C – Class được nhiều người dùng ưa thích
và đạt doanh số tốt trong nhiều năm.
 S2: Nguồn nhân lực dồi dào.
Với tổng nhân sự hơn 1000 người, MBV vừa đáp ứng được khả năng sản xuất,
vừa có thể nhanh chóng hỗ trợ khách hàng khi có vấn đề xuất hiện.
 S3: Nhân lực được đào tạo, tập huấn và sát hạch thường xuyên.
Nâng cao được chất lượng dịch vụ khách hàng.
 S4: Năng lực tài chính vững mạnh.
Giúp MBV chủ động cho phép triển khai nhiều hình thức thanh toán đến
khách hàng mua xe nói chung và dòng C – Class nói riêng.
 S5: Công nghệ sản xuất hiện đại.
Đây là yếu tố tiên quyết để cho ra đời những chất xe C – Class có chất lượng
và độ an toàn cao nhất.
 S6: Năng lực cạnh tranh cao.
Những tính năng tiên tiến và hiện đại nhất, tinh hoa nhất của Mercedes đều

được đưa vào dòng xe C – Class giúp sản phẩm có tính cạnh tranh cao so với các
đối thủ.
S7: Thành quả R&D thừa hưởng từ tập đoàn Daimler AG.
Như đã phân tích, yếu tố này giúp cho MBV vừa tiết kiệm được chi phí R&D,
vừa có khả năng áp dụng được các công nghệ hiện đại và tiên tiến nhất lên sản
phẩm của mình, trong đó có thể kể các phiên bản AMG của dòng C – Class.
 S8: Giá linh hoạt, nhiều lựa chọn.

14


Riêng đối với dòng C – Class, giá dao động từ 1,5 tỷ cho phiên bản thấp nhất
(C200) đến khoảng 2 tỷ đồng cho phiên bản cao cấp nhất (C300 – AMG) và 2,7 tỷ
đồng cho phiên bản C300 Coupe (nhập khẩu).
 S9: Dịch vụ khách hàng tốt.
Với dây chuyền sản xuất lắp ráp trong nước, cùng với hệ thống phân phối
tương đối rộng giúp cho các dịch vụ kiểm tra, bảo dưỡng, bảo hành xe,… thuận lợi,
nhanh chóng và tiết kiệm hơn cho khách hàng.
3.1.2.

Điểm yếu cốt lõi (W)

 W1: Giá cao so với thu nhập người dùng.
Mặc dù giá bán của dòng Mercedes-Benz C – Class khá linh hoạt, dao động từ
1,5 tỷ đến 2,7 tỷ đồng, nhưng đây vẫn là một mức giá tương đối cao đối với thu
nhập của đại đa số người Việt Nam. Một phần vì chiến lược sản phẩm của hãng
cũng như của tập đoàn là hướng đến phân khúc xe sang.
 W2: Đội ngũ sản xuất trình độ chưa cao.
Đây là tình hình chung của thị trường lao động Việt Nam. Việc thiếu hụt
nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, tương xứng với công nghệ sản xuất

hiện đại của Mercedes là lý do khiến MBV hiện vẫn chưa thể đầu tư mở rộng hoạt
động sản xuất tại Việt Nam. Đồng thời cũng khiến MBV phải nhập khẩu một số sản
phẩm khác của dòng C – Class như E250 Exclusive hay các phiên bản C – AMG.
Ngoài ra, một phần đông khách hàng có quan điểm cho rằng chất lượng xe lắp ráp
trong nước không tốt so với xe nhập khẩu.
 W3: Mạng lưới phân phối còn hạn chế.
Mặc dù hiện nay có 15 đại lý phân phối ở Việt Nam nhưng chỉ tập trung ở một
số thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,… Đây cũng là một rào
cản khiến cho khách hàng khó lòng tiếp cận để sử dụng các sản phẩm của MBV nói
chung cũng như dòng xe C – Class nói riêng.
3.1.3.

Cơ hội chủ yếu (O)

 O1: Thị trường ô tô, đặc biệt là ô tô hạng sang ở Việt Nam phát triển nhanh.

15


Đi cùng với tốc độ phát triển kinh tế, thu nhập của người dân tại thị trường
Việt Nam đang ngày một tăng, là tiền đề cho sự phát triển của thị trường ô tô nói
chung và phân khúc xe sang mà Mercedes-Benz C – Class đang góp mặt.
 O2: Chính phủ dành nhiều ưu đãi cho các doanh nghiệp ô tô trong nước.
Nhằm bảo hộ cho nền công nghiệp ô tô trong nước, chính phủ Việt Nam trong
năm 2017 đã ban hành các chính sách ưu đãi thuế nhập khẩu linh kiện cho các
doanh nghiệp ô tô trong nước đồng thời hạn chế lượng ô tô nhập khẩu bằng các rào
cản phi thuế quan.
 O3: Các đối thủ cạnh tranh tương đối yếu, sự xuất hiện của các đối thủ tiềm
ẩn chưa rõ ràng.
Trong phân khúc mà Mercedes-Benz C – Class góp mặt, hiện chỉ có một số ít

đối thủ cạnh tranh như Audi A4, BMW Series 3, một số dòng xe Lexus. Tuy nhiên
tất cả các sản phẩm cạnh tranh đó đều phải nhập khẩu thông qua các đại lý hoặc nhà
phân phối chứ không được sản xuất trong nước. Điều này khiến chi phí mà người
tiêu dùng phải bỏ ra cho các sản phẩm này là lớn hơn rất nhiều so với những chiếc
C – Class.
Ngoài ra, các nhà sản xuất ô tô trong nước khác hiện không có kế hoạch đưa ra
các dòng xe cạnh tranh cùng phân khúc C – Class do các yếu tố sản xuất không phù
hợp. Trong khi đó, một đối thủ tiềm ẩn vừa mới ra mắt năm 2017 là VinFast, hiện
vẫn chưa đi vào sản xuất và vẫn chưa có định hướng chiến lược sản phẩm rõ ràng.
 O4: Các sản phẩm thay thế chưa đủ mạnh để cạnh tranh.
Các sản phẩm thay thế ô tô ở Việt Nam hiện nay (ngoại trừ xe máy), hoặc
không được ưa chuộng vì chất lượng kém (giao thông công cộng), hoặc chưa thể
mở rộng thị trường (tàu hỏa, máy bay, tàu thủy,…) nên chưa có khả năng đe dọa đến
thị trường ô tô nói chung.
 O5: Các đối thủ chậm đổi mới sản phẩm cạnh tranh
Đây cũng là thời cơ cho MBV chiếm lĩnh toàn bộ thị trường ở phân khúc này
để đánh bật các sản phẩm nhập khẩu cạnh tranh cùng phân khúc.

16


3.1.4.

Nguy cơ chủ yếu (T)

 T1: Thu nhập của đa số người dân còn thấp, khó tiếp cận được các sản
phẩm xe ô tô hạng sang như C – Class và các dòng sản phẩm khác của MBV nói
chung.
 T2: Hạ tầng giao thông tại Việt Nam còn yếu kém và nhiều vấn đề khác.
Ngành giao thông tại Việt Nam đang đối mặt với khá nhiều vấn đề về quản lý

giao thông khiến một bộ phận khách hàng tiềm năng dè dặt khi có ý định mua ô tô.
 T3: Các phương tiện công cộng thay thế ô tô cá nhân sắp được triển khai.
Để giải quyết sức ép đến từ việc quản lý giao thông nói chung, Việt Nam đang
nỗ lực triển khai các dự án giao thông công cộng – đồng thời cũng là sản phẩm thay
thế cho ô tô cá nhân: dự án nâng cấp và thay thế các xe bus cũ ở TP. Hồ Chí Minh,
các dự án Metro tại TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai; dự án đường sắt trên
cao và các tuyến xe bus nhanh BRT ở Hà Nội,…
 T4: Sự cạnh tranh của các sản phẩm nhập khẩu
Quá trình hội nhập cùng với việc ký kết các hiệp định thương mại bắt buộc
Việt Nam phải triển khai giảm thuế nhập khẩu đối với một số loại ô tô và đó là mối
đe dọa đối với các sản phẩm ô tô trong nước trong đó có sản phẩm C – Class của
MBV.
 T5: Giá nhiên liệu có xu hướng tăng và sự phát triển của nhiêu liệu thay thế.
Xu hướng các dòng xe hiện đại (sử dụng động cơ hybrid) trên thế giới dần dần
chuyển sang sử dụng các loại năng lượng sạch (điển hình là điện mặt trời), cũng
như sự cạn kiệt dần của các nguồn nhiêu liệu hóa thạch góp phần đẩy giá nhiên liệu
ngày càng tăng gây ra một số lo ngại cho người dùng muốn sở hữu ô tô tại Việt
Nam.
 T6: Thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam.
Đây là tình hình chung của thị trường lao động Việt Nam khiến cho nhiều
ngành công nghiệp không phát triển được. Ngành ô tô trong nước hiện nay vẫn
đang rất khát nhân lực có trình độ chuyên môn cao. Đây là rào cản khiến cho MBV
chưa thể đầu tư mở rộng sản xuất tại Việt Nam, cũng là nguyên nhân khiến MBV
17


phải nhập khẩu một số mẫu xe trong dòng C – Class như C250 Exclusive hay C300
Coupé…
3.2.


Xây dựng chiến lược

3.2.1.

Chiến lược S – O
Sử dụng S2, S3, S4, S5 để tận dụng thời cơ O1 và O2, O4: Bên cạnh các chính

sách ưu đãi mà Chính phủ dành cho các doanh nghiệp ô tô trong nước, đây cũng là
thời điểm nhu cầu về xe ô tô đặc biệt là phân khúc mà các xe C – Class có mặt đang
tăng trưởng mạnh, MBV cần tăng cường khả năng cung ứng cho thị trường (bao
gồm cả sản xuất nội địa và nhập khẩu) để tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận.
Các phương tiện giao thông công cộng hiện đại tại Việt Nam chưa phát triển
cũng là thời điểm hợp lý để MBV tăng cường độ phủ sóng của các sản phẩm của
mình, bao gồm dòng xe C – Class.
Sử dụng S1, S4, S5 và S6, S9 để tận dụng cơ hội O3 và O5: hiện tại, các đối thủ
cạnh tranh trực tiếp của MBV là Audi và BMW, Lexus vẫn chưa đầu tư lắp ráp
trong nước, đồng thời các sản phẩm cạnh tranh trực tiếp với dòng C – Class là Audi
A4 hay BWM Series 3 vẫn còn thất thế về các yếu tố giá bán và dịch vụ sau bán
hàng. MBV cần tận dụng cơ hội này để đưa dòng C – Class độc chiếm phân khúc.
3.2.2.

Chiến lược S – T
Sử dụng điểm mạnh S4 và S8 để hạn chế các nguy cơ từ T 1: với khả năng tài

chính vững mạnh, cùng chiến lược linh hoạt về giá của dòng xe C – Class. MBV có
đủ khả năng để hỗ trợ các khách hàng tiếp cận sản phẩm của mình bằng các hình
thức thanh toán linh hoạt.
Tận dụng S5, S6, S7, S9 để hạn chế thách thức T 2: MBV cần sử dụng các ưu
thế về nguồn lực R&D và sản xuất của mình để cải tiến các sản phẩm của mình nói
chung cũng như dòng C – Class nói riêng để phù hợp với hạ tầng đường bộ của Việt

Nam.
Sử dụng S4, S5, S6, S7, S8, S9 để hạn chế tối đa nguy cơ đến từ T 4: MBV có
đầy đủ các yếu tố để chiến thắng mối đe dọa đến từ các đối thủ cạnh tranh trực tiếp
18


của dòng C – Class. Nổi bật nhất so với các sản phẩm cạnh tranh nhập khẩu đó
chính là các xe C – Class có giá thấp hơn và có chế độ dịch vụ sau bán hàng, sửa
chữa, bảo dưỡng tốt hơn hẳn các đối thủ của mình.
Sử dụng S5 và S7 để hạn chế nguy cơ T5: Hiện tại, MBV đã áp dụng tiêu
chuẩn khí thải Euro 5 vào các dòng xe C – Class của mình, cùng với các công nghệ
tiết kiệm nhiên liệu như công nghệ BlueEfficiency.
Sử dụng S2 và S3, S4 để khắc phục nguy cơ T6: với sức mạnh tài chính, đội
ngũ nhân lực hùng hậu và các chương trình đào tạo hiệu quả, MBV sẽ có thể hoàn
toàn chủ động được nguồn lao động với chất lượng như ý của mình nếu như chú
trọng vào việc phát triển nguồn nhân lực.
3.2.3.

Chiến lược W – O
Để tận dụng được cơ hội O 1, O3, O4, O5, MBV cần phải vượt qua được các

điểm yếu W1 và W3: nhằm tận dụng cơ hội từ thị trường ô tô Việt Nam, các đối thủ
cạnh tranh còn yếu, hệ thống giao thông công cộng của Việt Nam còn chưa phát
triển và đưa dòng xe C – Class chiếm lĩnh thị trường, MBV phải tìm cách giải quyết
được vấn đề giá bán tương đối cao và hệ thống phân phối còn đang hạn chế của
mình.
Để tận dụng thời cơ O2, MBV cần khắc phục điểm yếu W 2 của mình, đó là
thiếu nguồn nhân lực chất lượng để phát triển sản xuất trong nước.
3.2.4.


Chiến lược W – T
Để tránh nguy cơ T1 kết hợp với điểm yếu W1 đe dọa trực tiếp đến doanh số

dòng C – Class nói riêng và các dòng xe khác nói chung, MBV cần phải có các
chiến lược linh hoạt về giá bán và các hình thức thanh toán cho khách hàng.
Để hạn chế ảnh hưởng của T2 tác động đến điểm yếu W2, MBV cần phải có
chiến lược nâng cao chất lượng đội ngũ sản xuất của mình, để từ đó lấy lòng tin nơi
khách hàng đối với chất lượng các dòng xe lắp ráp nội địa, bao gồm một số model
trong dòng C – Class.

19


Các sản phẩm nhập khẩu (T 4) cũng có thể được các đối thủ tận dụng nhằm
đánh vào điểm yếu về giá (W1) và chất lượng lắp ráp trong nước so với hàng nhập
khẩu (W2) của MBV.
Cuối cùng, để tránh ảnh hưởng lâu dài từ T 6 đến W2, MBV cần sớm đưa ra
các phương án riêng cho mình để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng nhằm nâng cao
năng lực sản xuất, hơn là chờ đợi những cải thiện về chất lượng nhân lực từ thị
trường lao động Việt Nam.
4. PHÂN TÍCH MA TRẬN
4.1.

Ma trận phân tích các yếu tố bên trong
STT

Yếu tố tác động
(1)

Tầm quan trọng

(2)

Hệ số
(3)

Giá trị
(4)

Điểm mạnh then chốt
1

Thương hiệu mạnh, danh tiếng
toàn cầu

0.15

4

0.60

2

Nguồn nhân lực dồi dào

0.04

3

0.12


3

Chính sách nhân lực tốt

0.04

3

0.12

4

Năng lực tài chính vững mạnh

0.15

4

0.60

5

Công nghệ sản xuất hiện đại

0.10

4

0.40


6

Sản phẩm có tính cạnh tranh
cao

0.15

3

0.45

7

Năng lực R&D

0.10

4

0.40

8

Giá bán linh hoạt, nhiều lựa
chọn

0.05

3


0.15

9

Dịch vụ khách hàng chất lượng

0.10

4

0.40

Điểm yếu cốt lõi
10

Giá tương đối cao so với thu
nhập người dùng

0.10

2

0.20

11

Năng lực, trình độ chuyên môn
đội ngũ sản xuất chưa cao

0.08


1

0.08

12

Mạng lưới phân phối hạn chế

0.04

1

0.04

Tổng giá trị

1.00

3.56

20


Tổng số điểm trên 2.5 và rất gần với 4.0, chứng tỏ doanh nghiệp có môi
trường nội bộ mạnh và nổi bật hơn các đối thủ cùng ngành.

21



4.2.

Ma trận phân tích các yếu tố bên ngoài
STT

Yếu tố tác động
(1)

Tầm quan trọng
(2)

Hệ số
(3)

Giá trị
(4)

Cơ hội chủ yếu
1

Thị trường ô tô tăng trưởng
nhanh

0.10

4

0.32

2


Thu nhập của người dân tăng
trưởng theo nền kinh tế

0.08

4

0.40

3

Chính sách bảo hộ của chính phủ

0.08

3

0.24

4

Các đối thủ cạnh tranh và đối thủ
tiềm ẩn còn yếu, chưa xứng tầm

0.05

2

0.10


5

Các sản phẩm thay thế chưa xuất
hiện trên thị trường

0.05

1

0.05

6

Khách hàng ngày càng quan tâm
đến các vấn đề môi trường

0.05

2

0.10

Nguy cơ chính
7

Phần lớn người dân thu nhập
thấp

0.10


4

0.40

8

Hạ tầng giao thông yếu kém

0.10

4

0.40

9

Thiếu nguồn nhân lực chất lượng

0.05

2

0.10

10

Các dòng ô tô cận phân khúc
được nhập khẩu ồ ạt


0.10

4

0.40

11

Sự phát triển của giao thông
công cộng

0.05

2

0.10

12

Giá nhiên liệu tăng và sự xuất
hiện các nhiên liệu thay thế

0.10

3

0.30

13


Sự rời rạc phân khúc của khách
hàng

0.04

1

0.05

14

Thuế tiêu thụ đặc biệt với các
dòng xe dung tích trên 2.0L

0.05

2

0.10

Tổng giá trị
1.00
3.05
Tổng số điểm xấp xỉ 3.00 chứng tỏ các chiến lược mà công ty đang triển khai
phản ứng ở mức khá đối với các yếu tố bên ngoài.

22


5. NHẬN XÉT, KẾT LUẬN

Bài tiểu luận cơ bản đã phân tích cái nhìn toàn cảnh về môi trường vĩ mô của
ngành ô tô Việt Nam, mà trong đó Mercedes-Benz Việt Nam là một trong những
thương hiệu hàng đầu. Nhìn chung, trong bối cảnh thị trường ô tô đang rất cạnh
tranh, những năm vừa qua dòng xe C – Class của Mercedes-Benz có những bước
phát triển mạnh mẽ về định hướng chiến lược đúng đắn và phù hợp với thị trường
Việt Nam trong từng giai đoạn. Hiện tại, C – Class đã phát triển đến thế hệ thứ 5 với
tên mã W205. Để đạt được những thành tích này, chính là nhờ vào các chiến lược
đúng đắn của MBV. Họ đã tạo nên và tận dụng rất tốt sức mạnh từ bên trong để
chớp lấy các thời cơ phát triển tại thị trường Việt Nam.
Mercedes toàn cầu đánh giá thị trường Việt Nam đầy tiềm năng và màu mỡ
nên họ đã có những đường lối và định hướng đầu tư dài hạn và nghiêm túc tại Việt
Nam. Như xây dựng nhà xưởng, nhà máy sơn với qui mô và công nghệ cao hàng
đầu thế giới, hệ thống đại lý nhà phân phối càng ngày mở rộng để tiếp cận thêm
khách hàng.
Và đây chính là lời cam kết lâu dài của hãng dành cho thị trường Việt Nam và
người tiêu dùng đã lựa chọn các dòng sản phẩm Mercedes-Benz.
Bên cạnh đó, mặc dù môi trường kinh doanh cũng còn khá nhiều hạn chế về
luật, chính sách thuế, nhưng nhu cầu về xe ô tô vẫn đang lớn dần trên thị trường. Đó
cũng là cơ hội và thách thức lớn mà nhà máy Mercedes-Benz Việt Nam phải vượt
qua và chiến thắng trong trận chiến xe sang trong năm 2018 về sự thay đổi thuế và
nhiều đối thủ tiềm ẩn cũng như những đối thủ cạnh tranh đang vực dậy.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

23


[1]

O. Jurevicius, "SWOT analysis of BMW," 2016. [Online]. Available:

/>
[2]

B. Norling, R. Wickham, R. Chambers and D. S. Chatfield, "BMW
Strategic Management Analysis".

[3]

MBASkool, "Mercedes Benz SWOT Analysis, USP & Competitors,"
[Online].

Available:

/>[4]

MBASkool, "Mercedes Benz C Class SWOT Analysis, USP &
Competitors,"

[Online].

Available:

/>[5]

BusinessEssay.net, "A Strategic Analysis for Mercedes-Benz," 2016.
[Online].

Available:

/>

strategic-analysis-for-mercedes-benz/.
[6]

Mercedes-Benz Việt Nam, "Mercedes-Benz Việt Nam," [Online].
Available: .

[7]

Mercedes-Benz Việt Nam, "Mercedes-Benz achieved sustainable
growth in Vietnam market," 2016. [Online]. Available: />ssengercars/home/passengercars_world/news_and_events/news_and_events_2
017/MercedesBenz_achieved_sustainable_growth_in_Vietnam_market_.html.

[8]

D. Duy, "Mercedes-Benz Vietnam breaks sales record in premium
segment," The SaigonTimes, 2016.

[9]

Mercedes-Benz Việt Nam, "Mercedes-Benz Việt Nam giới thiệu GLA

24


×