Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Đề cương ôn tập khoa học điều tra hình sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.13 KB, 16 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
———————
Số: …/…

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độp lập – Tự do – Hạnh phúc\
————————————
Tp.Vinh, ngày 20/12/2017.

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI MÔN KHOA HỌC ĐIỀU TRA HÌNH SỰ
Người soạn: Hờ A Cháư
Lớp: K55b4 Luật Học
MSV: 145D3801010426
SĐT: 01665163144
CHƯƠNG 1.
ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ HỆ THỐNG
CỦA KHOA HỌC ĐIỀU TRA HÌNH SỰ

I.
-






ĐỐI TƯỢNG CỦA KHOA HỌC ĐIỀU TRA HÌNH SỰ.
Đối tượng nghiên cứu của khoa học điều tra hình sự là một nhóm các quy luật
khách quan được nghiên cứu để giải quyết những nhiệm vụ cụ thể, mà thực
tiễn khoa học điều tra hình sự nhận ra bao gồm:


Quy luật cấu trúc của một tội phạm là một hệ thống phức tạp được cấu tạo
bởi những hành vi phạm tội cùng các hiện tượng khác chi phối hành vi đó.
Quy luật hình thành, tồn tại và biến đổi của các dấu vết, hành vi phạm tội.
Quy luật về thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ và sử dụng chứng cứ trong
vụ án hình sự.
Các biện pháp chiến thuật hình sự, phương pháp điều tra và phòng ngừa tội
phạm.

II.
NHIỆM VỤ CỦA KHOA HỌC ĐIỀU TRA HÌNH SỰ.
- Hoàn thiên về hệ thống lý luận của khoa học điều tra hình sự.
- Giới thiệu những phương tiện kỹ thuật tiên tiến.
[1]


-

Các biện pháp chiến thuật.
Các Phương pháp điều tra mới.
Nghiên cứu và hoàn thiện về cơ sở lý luận và cơ quan điều tra hình sự.
Nghiên cứu và hoàn thiện các phương tiện, bieejnphasp phòng ngừa tội phạm.
Tham khảo có chọn lọc, lý luận thực tiễn công tác của các quốc gia khác.

CHƯƠNG 2.
DẤU VẾT TỘI PHẠM

I.

KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ Ý NGHĨA CỦA DẤU VẾT TỘI PHẠM
HÌNH SỰ.

1. Khái niệm.
- Trước khi có thể nêu được ý nghĩa của dấu về hình sự đối với hoạt động
chứng minh tội phạm của cơ quan điều tra ta cần nắm được khái niệm dấu vết
hình sự là gì: Là dấu vết hình sự, là những phản ánh vật chất của các vụ phạm
tội hoặc vụ việc có tính chất hình sự.
2. Phân loại.
Có nhiều cách phân loại dấu vết hình sự, sau đây nhóm em xin đưa ra 2 cách
phân loại phổ biến nhất (Theo Giáo trình Điều tra tội phạm học của Trường Đại
học Luật Hà Nội).
a. Phân loại theo các lĩnh vực kỹ thuật hình sự.
Theo cách phân loại này dấu vết hình sự được chia ra thành nhiều loại: dấu
vết đường vân, dấu vết đường cơ học, dấu vết súng đạn, dấu vết sinh vật, dấu
vết hơi, dấu vết hóa hình sự, chữ viết tay, chữ ký, tài liệu in, hình dấu, chữ đánh
máy.
b. Phân loại dấu vết căn cứ vào cấu trúc bề mặt của dấu vết và cơ chế hình
thành dấu vết.
Theo cách phân loại này dấu vết hình sự được chia ra thành nhiều loại: dấu
vết in, dấu vết lõm, dấu vết cắt, dấu vết trượt, dấu vết khớp.
c. Dựa vào trọng lượng và độ lớn của dấu vết : Theo cách phân loại này dấu
vết hình sự được chia ra thành hai loại: vi vết và vĩ vết.
d. Căn cứ vào tên của vật gây vết để gọi tên dấu vết.
Theo cách phân loại này dấu vết hình sự được chia ra thành nhiều loại: dấu
vết do sung, đạn gây ra gọi là dấu vết sung đạn….
[2]


3. Ý nghĩa.
Ý nghĩa chung của dấu vết hình sự.
Mỗi dấu vết hình sự la 1 phần của sự thật về các vụ phạm tội
hoặc vu việc có tính hình sự. Chúng chính là những nhân chứng

câm của các vụ việc đó. Việc phát hiện đầy đủ các loại dấu vết và
khai thác triệt để mọi thông tin về chúng sẽ tạo điều kiện thuận
lợi cho công tác điều tra, xử lý các vụ án hình sự. Qua việc nghiên
cứu dấu vết hình sự, có thể làm rõ được 1 số vấn dể sau:
- Nội dung tính chất của vụ việc, quá trình diễn biến của vụ
việc đó.
- Phương thức thủ đoạn và công cụ, phương tiện phạm tội,
thời gian địa điểm sảy ra vụ việc. Truy nguyên đối tượng để lại
dấu vết.
- Nhận định về điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tội
phạm trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp phòng ngừa.
- Những thông tin từ các loại dấu vết được phát hiện, thu
lượm còn là cơ sở để dựng lại hiện trường phục vụ cho việc điều
tra vụ án sau này.
b) Ý nghĩa của dấu vết hình sự đối với hoạt động chứng
minh tội phạm của cơ quan điều tra.
Ý nghĩa của dấu vết hình sự đối với hoạt động chứng minh
tội phạm của cơ quan điều tra mang một số ý nghĩa chung của
dấu vết hình sự là.
- Nội dung tính chất của vụ việc, quá trình diễn biến của vụ
việc đó.
Với ý nghĩa này, dấu vết hình sự đã thể hiện vai trò quan
trọng của mình đối với hoạt động chứng minh tội phạm của cơ
quan điều tra Thông qua dấu vết hình sự không chỉ xác định được
tính chất của vụ việc mà còn làm rõ được quá trình diễn biến của
vụ án. Bất cứ một vụ án nào, để có thể chứng minh một cách
hoàn thiện nhất hành vi phạm tội do tội phạm gây ra cũng đều
phải làm rõ được quá trình diễn biến của vụ việc đó để kẻ phạm
tội không còn cơ hội chối cãi.
- Phương thức thủ đoạn và công cụ, phương tiện phạm tội,

thời gian địa điểm sảy ra vụ việc. Truy nguyên đối tượng để lại
dấu vết.
Để chứng minh được hành vi phạm tội cơ quan điều tra
không thể không chỉ ra được phương thức, thủ đoạn, công cụ
a)

[3]


phạm tội của tội phạm, không thể không xác định được thời gian
địa điểm sảy ra vụ việc. Để có thể làm rõ được những vấn đề này,
cần có sự hỗ trợ đắc lực của các dấu vết hình sự để lại. Đồnh thời
từ những dấu vết hình sự, cơ quan điều tra truy nguyên đối tượng
để lại dấu vết. Từ đó có thể xác định được ai là người thực hiện
hành vi phạm tội, chứng minh tội phạm một cách chính xác.
- Những thông tin từ các loại dấu vết được phát hiện, thu
lượm còn là cơ sở để dựng lại hiện trường phục vụ cho việc điều
tra vụ án sau này.
Chính những dấu vết hình sự là cơ sở cho việc dựng lại hiện
trường. Việc dựng lại hiện trường đóng một vai trò quan trọng
trong hoạt động chứng minh tội phạm của cơ quan điều tra. Việc
dựng lại hiện trường một cách chính xác không chỉ giúp choc ơ
quan điều tra nắm bắt được tình tiết của vụ án, hoàn thiện hồ sơ
ngoài ra còn hỗ trợ xác định được người thực hiện hành vi phạm
tội.
Qua những phân tích nêu trên, ta có thể nhận thấy rằng, tuy
mang ý nghĩa chung, song đối với hoạt động chứng minh tội phạm
của cơ quan điều tra dấu vết hình sự đã thể hiện được những vai
trò của mình. Dấu vết hình sự đóng một vai trò quan trọng trong
việc chứng minh tội phạm của cơ quan điều tra. Nếu thiếu đi

những dấu vết này, việc chứng minh tội phạm của cơ quan điều
tra sẽ trở nên vô cùng khó khăn, thậm chí nhiều vụ án sẽ lâm vào
tình trạng bế tắc, không có lời giải đáp, nhiều hành vi phạm tội bị
che giấu, nhiều kẻ phạm tội vẫn được nhởn nhơ ngoài vòng pháp
luật.
II.

DẤU VẾT HÌNH SỰ CÓ VAI TRÒ QUAN TRỌNG TRONG HOẠT
ĐỘNG CHỨNG MINH TỘI PHẠM CỦA CƠ QUAN ĐIỀU TRA.

Từ những phân tích trên, ta có thể nhận thấy rằng hoạt động
chứng minh tội phạm của cơ quan điều tra không thể thiếu được
những dấu vết hình sự. Để có thể chứng minh được vai trò quan
trọng của dấu vết hình sự, tôi xin đi vào phân tích các tình huống
cụ thể để làm rõ vai trò của chúng.
1. Dấu vết hình sự làm rõ nội dung, tính chất của vụ việc,
quá trình diễn biến của vụ việc.
Để chứng minh ý nghĩa này, chúng em xin đưa ra một ví dụ
cụ thể. Loại dấu vết trong trường hợp này là dấu vết do sung đạn
gây ra.
[4]


Vụ án nã đạn vào đêm 12/04 tại phường Long Bình, TP. Biên
Hòa, VietNamNet đưa tin. Vào khoảng 20h30’ ngày 12/03 tại khu
vực trên xảy ra một vụ va quẹt giao thông. Theo trình bày của các
nạn nhân, thời điểm này, nhóm bạn gồm có Trần Thanh Chương
(SN 1982, quê Nghệ An, tạm trú phường Long Bình), Trần Hồng
Đang (SN 1983, quê Nghệ An), Trần Văn Hòa (SN 1987, cùng quê
Nghệ An) đang đứng nói chuyện với nhau thì bất ngờ, có 2 xe

máy đi đến. Một trong 2 xe máy này đâm vào chân của anh Hòa.
Lúc này Hòa đang đứng nghe điện thoại. Thấy vậy, nhóm bạn của
Hòa liền nhìn nhóm người kia tỏ vẻ thiếu thiện chí. Đáp lại thái độ
này, một người trong nhóm mặc quần Jeans, áo sơ mi xuống xe và
hỏi: “Tụi mày tụm ba, tụm bẩy ở đây làm gì, giải tán đi”. Chương
trả lời: “Giờ này còn sớm, đứng đây có ảnh hưởng gì đâu” và 2
bên xảy ra mâu thuẫn.
Do không giải quyết được nên Chương và người thanh niên
này đã đứng mặt đối mặt với nhau và Chương đã đấm người
thanh niên này trước. Sau khi bị tấn công, người thanh niên đã
bất ngờ rút súng bắn 3 phát vào người Chương khiến nạn nhân
gục xuống tại chỗ. Ngay sau đó, nhóm bạn cùng người thanh niên
gây án đã bỏ trốn khỏi hiện trường.
Với những dấu vết đầu đạn trong người nạn nhân, vỏ đạn thu
được tại hiện trường, sau khi cơ quan điều tra giám định : dấu vết
trượt, chạy song song với trục và dấu vết của rãnh xoắn dưới
dạng những đường xước nhỏ, nghiêng theo một góc nhất định
trên đầu đạn, kết hợp với giả định lực bắn từ vết thương trên
người nạn nhân, khoảng cách bắn tại hiện trường… đã xác định
được loại súng sử dụng là K54.Xem xét các thông số: cỡ đạn, năm
sản xuất… ở đáy vỏ đạn. Cơ quan giám định đã kết luận được :
loại súng sử dụng là k54 được trang bị cho lực lượng công an.
Điều này đã giúp cơ quan điều tra nhanh chóng truy tìm được
người thanh niên rút súng gây ra vụ việc trên là trung sĩ Nguyễn
Hoài Tân (SN 1989) hiện là cảnh sát khu vực phụ trách địa bàn
khu phố 5, phường Long Bình, TP. Biên Hòa.
Theo lời khai của Tân, anh này khẳng định đã bị một nhóm đối
tượng khoảng 6-7 người xông vào tấn công nên phải rút súng bắn
chỉ thiên sau đó bắn tiếp vào người đối tượng để tự vệ trong khi
đang làm nhiệm vụ. Tuy nhiên, căn cứ vào dấu vết 3 đầu đạn trên

người nạn nhân và với sự giám định của cơ quan giám định : cự
ly bắn là tương đối gần. Tân không thể biện hộ được lý do chỉ là tự
[5]


vệ của mình, cũng như khẳng định việc th hành nhiệm vụ của
mình khi: không mặc quân phục cảnh sát, mang thẻ ngành để
chứng minh than phận khi đó.
Với những tình tiết của vụ án trên mà chúng em đưa ra, có
thể nhận thấy rằng, nhờ có dấu vết hình sự (ở đây là dấu vết do
súng đạn gây ra) có thể xác định được nội dung, tính chất của vụ
việc ở đây chính là việc Tân lợi dụng công cụ do ngành cấp để
thực hiện hành vi cố ý gây thương tích chứ không phải là việc thi
hành công vụ như Tân khai với cơ quan điều tra. Chính nhờ có dấu
vết này, cơ quan điều tra có thể chứng minh được Tân là người
phạm tội và tính chất hành vi mà Tân gây ra, từ đó xác định được
quá trình diễn biến của vụ việc.
1.2. Dấu vết hình sự giúp xác định phương thức, thủ đoạn
và công cụ, phương tiện phạm tội, thời gian, địa điểm xảy
ra vụ việc phạm tội
Để chứng minh ý nghĩa này, chúng em xin đưa ra một ví dụ
cụ thể. Loại dấu vết trong trường hợp này là dấu vết hóa hình sự
và dấu vết cơ học….
Anh Nguyễn Văn A và Chị Nguyễn Thị B là 2 vợ chồng. 6h
sáng ngày 25/8/2009 anh A có gọi chị B dậy làm cơm sáng rồi đi
chợ (Tiếng gọi khá to khiến cho hàng xóm liền kề nhà anh A đều
nghe thấy). Sau đó anh A đi ra khỏi nhà, tâm 8h sáng anh A quay
về nhà, thấy chị B nằm trên sàn nhà, tay cầm chai thuốc trừ sâu,
trên miệng chị B vẫn còn nồng mùi thuốc trừ sâu. Thấy vậy, anh A
liền hô hoán hàng xóm giúp đỡ nhưng chị B đã tắt thở. Sau đó

công an đã đến khám nghiệm hiện trường vụ án. Theo lời khai của
anh A, sáng anh A vẫn gọi chị B dậy song không thấy chị B nói gì,
sợ vợ mệt nên anh A để chị B ngủ thêm và ra ngoài chạy xe ôm,
khi về đến nhà thì thấy chị B đã uống thuốc trừ sâu tự tử.
Tuy nhiên, sau khi khám nghiệm tử thi, kết quả khám
nghiệm lại kết luận rằng : thuốc trừ sâu chỉ có ở trong miệng và
một chút ở trong cổ họng của chị B, chứ không hề có trong ruột.
Chị B không có bất kỳ một dấu hiệu nào của việc bị trúng độc.
Đồng thời, phát hiện cổ chị B có một vết lằn mảnh màu tím bầm.
Thức ăn trong ruột chị B chưa được tiêu hóa hết, và các loại thức
ăn trong ruột chị Bphù hợp với các loại thức ăn của nhà chị B tối
hôm trước. Từ những kết quả này, cơ quan điều tra đã xác định
được : chị B không phải chết do trúng độc thuốc trừ sâu, nguyên
[6]


nhân dẫn đến cái chết của chị là do bị ngạt thở do một sợi dây
mảnh gây ra, thời gian chết là khoảng từ 8h đến 9h ngày hôm
trước (24.8.2010).
Vậy từ những kết luận này, có thể chứng minh được rằng
chị B không phải chết do uống thuốc sâu tự tử, mà do bị sát hại.
Những dấu vết này đã phản bác toàn bộ những lời khai của anh A
về việc phát hiện ra cái chết của chị B. Nhờ có các dấu vết này,
có thể chứng minh được thủ đoạn giết vợ và tạo hiện trường giả
của anh A, xác định công cụ phạm tội của anh A, nguyên nhân
cái chết của chị B và thời gian xảy ra hành vi phạm tội.
1.3. Truy nguyên đối tượng để lại dấu vết
Từ những dấu vết rất nhỏ để lại cũng có thể truy nguyên
được tội phạm. Có những vụ án gần như đi vào bế tắc nhưng nhờ
có dấu vết hình sự có thể truy nguyên hung thủ đã thực hiện

hành vi phạm tội.
Để chứng minh ý nghĩa này, chúng em xin đưa ra một ví dụ
cụ thể. Loại dấu vết trong trường hợp này là dấu vết hình sự thuộc
loại vi vết : dấu vết AND (gen).
Một vụ án xảy ra trên địa bàn các huyện Bến Cát, Tân Uyên
và thị xã Thủ Dầu Một (Bình Dương).
Từ 2001 đến 2005 tại đây đã xảy ra 13 vụ hiếp dâm cướp tài sản
nhưng cảnh sát vẫn chưa tìm ra được hung thủ gây án. Trong quá
trình khám nghiệm hiện trường, những mẫu tinh dịch trong âm
đạo của nạn nhân, mẫu lông và tóc nghi của kẻ gây án đều cho
thấy là của một người đàn ông.
Theo công an, trong một lần gây án tên phạm tội này đã bị nạn
nhân cắn đứt một mẩu tai rồi chạy thoát. Mẩu tai này cũng đã
được gửi về Viện Khoa học hình sự để giám định.
Trong quá trình điều tra, một người đàn ông tên Vui đã đến
trình diện và khai nhận mình chính là thủ phạm của tất cả các vụ
hiếp dâm trên. Người đàn ông này cũng có đặc điểm bị mất một
mẩu tai.Tuy nhiên khi đưa mẫu giám định của người đàn ông tên
Vui này tới Trung tâm giám định pháp y sinh học, gen của ông Vui
lại không trùng với các mẫu gen, kể cả của mẩu tai mà cơ quan
công an đã thu thập được trong các vụ án trước đó. Lúc này ông
Vui mới thú nhận, trong một lần hai vợ chồng âu yếm nhau quá
đà, ông đã bị vợ cắn đứt lìa một mẩu tai. Do chán nản và bị quan
với cuộc sống người đàn ông này đã đến công an để nhận tội thay
cho người khác.
[7]


Qua 20 lần tiến hành làm giám định gen, cuối cùng hung thủ
cũng đã được xác định là Nguyễn Văn Điền (30 tuổi) ở tỉnh Bình

Dương. Trước những bằng chứng AND được phân tích tại Trung
tâm giám định pháp y sinh học, Điền đã cúi đầu nhận tội.
Từ ví dụ trên, ta có thể nhận thấy vai trò quan trọng của dấu
vết hình sự, nếu như không có các dấu vết hình sự này thì việc
xác định hung thủ của vụ án trên là vô cùng khó khăng thậm chí
có thể là không thể xác định được. Tuy nhiên, quá trình nghiên
cứu dấu vết hình sự để lại đã góp phần to lớn cho cơ quan điều tra
truy nguyên đối tượng để lại dấu vết và chứng minh tội phạm.
1.4. Những thông tin từ các loại dấu vết được phát hiện,
thu lượm là cơ sở để dựng lại hiện trường phụ vụ cho việc
chứng minh tội phạm của cơ quan điều tra
Những dấu vết rất nhỏ ơ hiện trường cũng là cơ sở để dựng
lại hiện trường giúp cơ quan điều tra chứng minh tội phạm
Để chứng minh ý nghĩa này, chúng em xin đưa ra một ví dụ
cụ thể. Loại dấu vết trong trường hợp này là dấu lốp xe hằn lên
trên nền đường, vết dép của nạn nhân.
Ngày 15 tháng 8 năm 2011, anh Nguyễn Ngọc Thắng điều
khiển một chiếc máy Wave anpha đâm vào chị Đào Thị Lệ (vợ
anh Thắng đi làm ruộng về) khiến chị Lệ đập đầu xuống nền
đường, bị xuất huyết máu não và qua đời.
Theo lời kể của anh Thắng, do trời tối đèn xe pha không tốt, nên
tầm nhìn bị hạn chế, anh Thắng đã va phải chị Lệ khiến chị Lệ
ngã và tử vong. Nhưng khi nghiên cứu hiện trường, các điều tra
viên phát hiện ra khoảng cách đâm của anh Thắng với chỗ nạn
nhân ngã là rất gần, có nhiều phanh gấp quay đầu xe lại và tiến
lên, đồng thời có những vết ủng dính bùn của nạn nhân để lại gần
hiện trường song không để lại một cách bình thường mà vòng từ
trái sang phải, phải sang trái sải bước dài như chạy chứ không
bước đi bình thường được để lại một đoạn khá dài. Từ những dấu
vết này, cơ quan điều tra đã dưng lại hiện trường vụ án, với những

lời khai của anh Thắng thì khoảng cách giữa xe anh và chỗ chị Lệ
ngã là rất gần, việc tầm nhìn bị hạn chế do anh nói là không hợp
lý, đồng thời, dù trời nhá nhem tối xong trong xóm vẫn có đèn
đường của khu. Vết ủng dính bùn của chị Lệ để lại đã chứng tỏ chị
Lệ đã chạy trốn khỏi những cú đâm của anh Thắng. Dấu quay đầu

[8]


xe và lao mạnh trên nền đường chứng minh việc anh Thắng cố
tình đâm xe vào vợ mình.
Vậy từ những dấu vết hình sự để lại, đã giúp cơ quan điều
tra dựng lại được hiện trường, chứng minh được tội phạm.

CHƯƠNG 3.
KHÁM NGHIỆM HIỆN TRƯỜNG

I.

KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI, PHẠM VI KHÔNG GIAN XẢY RA
1. Khái niệm.
- Hiện trường là nơi xảy ra vụ án, nơi phát hiện ra việc mang tính hình sự, là
nơi mà cơ quan tiến hành tố tụng cần kháng nghiệm để phát hiện, thu thập,
kiểm tra, đánh giá chứng cứ cũng như những thông tin làm sang tỏ các tình
tiết của vụ án hình sự.
- Trong nhiều trường hợp phát hiện vụ việc không phải nơi xảy ra vụ án.
- Nơi phát hiện vụ án là địa điểm tồn tại dấu vết, phản ánh có vụ việc xảy ra.
2. Phân loại hiện trường.
- Căn cứ để phân loại hiện trường.
- Căn cứ vào tính chất vụ việc xảy ra.

 Vụ có người chết xảy ra.
 Vụ có người bị thương.
 Hiện trường của một vụ tai nạn giao thông.
 Một vụ lao động.
 Một vụ trộm cắt tài sản.
 Một vụ hiếp dâm.
 Những vụ vi phạm về môi trường,…
3. Phạm vi nơi không gian xảy ra.
- Đặc điểm phạm vi không gian nơi xảy ra vụ việc.
- Căn cứ vào diễn biến vụ việc, khu vực chuẩn bị phạm tội, hành vi chê dấu tội
phạm.
[9]


 Hiện trường nơi xảy ra vụ án là nơi trực tiếp diễn ra các hành vi phạm tội và
chịu sự tác động của các đối tượng vật chất khác có liên quan.
 Hiện trường nơi phát hiện vụ án mang tính chất hình sự.
 Như vậy: Xét về diễn biến thì thông thường diễn ra qua các giai đoạn:
+ Chuẩn bị
+ Thực hiện.
+ Che dấu.
- Căn cứ vào khu vực:
+ Chuẩn bị
+ Thực hiện hành vi, che dấu tội phạm.
II.
KHÁM NGHIỆM HIỆN TRƯỜNG
1. Khái niệm.
a) Vị trí khám nghiêm hiện trường.
- Hoạt động điều tra hình sự là hoạt động thu thập thông tin, nơi xảy r vụ án
hoặc nơi phát hiện ra vụ án hình sự.

b) Nội dung.
- Chụp ảnh, vẽ sơ đồ, mô tả hoạt động, đo đà, dự mô hình, thu lượng.
c) Đối tượng.
- Là những phản ứng vật chất có ý nghĩa hình sự tồn tại ở hiện trường.
2. Nhiệm vụ.
 Điều tra, thu thập, phân tích có chọn lọc những tin tức có liên quan đến vấn
đề hiện trường.
- Định hướng cho các hoạt động chiến thuật tiếp theo
- Người phát hiện tung tích.
- Đặc điểm nhận dạng.
 Ghi nhận vị trí, trạng thái của hiện trường bằng cách mô tả vẽ sơ đồ, chụp
ảnh, quay phim và điều tra những địa điểm vùng lân cận
 Áp dụng những biện pháp và phương pháp khoa học và sử dụng những
Phương tiện kỹ thuật chuyên dung hỗ trợ việc phát hiện thu lượng và bảo
quản.
 Nghiên cứu đánh giá dấu vết, xác lập chứng cứ pháp lý.
 Lập hồ sơ khám nghiệm theo đúng yêu cầu của pháp luật.
[10]


Hồ sơ gồm có:
+ Biên bản khám nghiệm hiện trường.
+ Bản ảnh hiện trường.
+ Sơ đồ hiện trường.
+ Báo cáo khám nghiệm gồm:
1. Biên bản khám nghiệm tử thi
2. ảnh tử thi
3. phát hiện những sơ hở thiếu sót trong công tác khám nghiệm và báo
cáo đánh giá.
3. Một số yêu cầu

- Khẩm trương, nhanh chóng, kịp thời
- Đảm bảo đúng kế hoạch, bí mật và chặt chẽ với cá lực lượng nhiệm vụ.
4. Phương pháp khám nghiệm hiện trường.
- Phương pháp dựa theo diễn biến của vụ việc: từ điểm bắt đầu đến điểm tiếp
theo. Những hoạt động khác tại hiện trường.
- Phương pháp khám nghiệm theo hình xoáy óc: từ trong ra ngoài và từ ngoài
vào trong.
- Phương pháp khám nghiệm theo đường song song: là lực lượng khám nghiệm
bắt đầu của hiện trường, các khu vực, và đồ vật theo một đường đối diện.
- Phương pháp cuốn chiếu: khám nghiệm chia theo từng nhóm với những
phương tiện khám nghiệm dàn ngang từ đầu dedn cuối.
- Phương pháp khám nghiệm chia theo từng khu vực,…
5. Các hoạt động cụ thể.
- Quan sát xung quanh: là quá trình trực tiếp và phát hiện ra các dấu vết bằng
các sự cảm nhận.
- Tiến hành đo đặc nhằm xác định vị trí, khoảng cách, kích thước.
- Phương pháo ghi nhận: là những biện pháp sao chép lưu trữ thị trường, dấu
vết tự thi, mô tả tỉ mỉ vào biên bản, miêu tả bằng cách vẽ sơ đồ phúc họa, chụp
ảnh, quay phim,…
6. Phân tích tổng hợp và so sánh.
- Thực nghiệm nhằm xác định mối quan hệ nhân quả.

[11]


7. Những chủ thể tham gia khám nghiệm hiện trường.
- Người chủ trì khám nghiệm hiện trường là: Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ
quan điều tra, Điều tra viên, Cục trưởng, Phó cục trưởng, Uỷ viên, Trưởng
phòng cấp tỉnh thuộc đơn vị Cảnh sát điều tra, Cảnh sát đường thủy, Cảnh sát
quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội, Cán bộ trại giam, Cảnh sát phòng

cháy chữa cháy,…

8. Lực lượng tham gia khám nghiệm hiện trường.
- Điều tra viên, Cán bộ cảnh sát đường sát, đường bộ, Cán bộ quản lý hoạt động
tư pháp, cán bộ quản lý hành chính về trật tự.
- Người chứng kiến: bị can, người bị hại nếu cần thiết.
- Các phương tiện tham gia khám nghiệm: Valy khám nghiệm tử thi, valy khám
nghiệm thu thập dấu vết sự thật, ma túy,…
- Trong valy có các dụng cụ, phương tiện phát hiện làm rõ, ghi nhận, thu lương
bảo quản như: thước đo các loại, la bàn, búa, kìm, kéo, tuất tơvít, các loại bột,
chuổi quét bột, các loại hóa chất, máy tính tiển để phát hiện dấu vân tay, các
chai lọ, ban dám,…
- Phương tiện ghi hình: máy ảnh, máy quay, phương tiện chiếu sang, đèn
phạm,đèn chiếu riêng, đèn nhiều màu,…
- Phương tiện thông tin: bệ đám,…
- Phương tiện dụng cụ bảo hộ: mặt nạ bảo hộ chất độc, khẩu trang, kính, gan
tay, ủng,..
- Các phương tiện giao thông khác,…
III. QUY TRÌNH KHÁM NGHIỆM HIỆN TRƯỜNG
1. Giai đoạn chuẩn bị khám nghiệm hiện trường.
- Chuẩn bị lực lượng.
- Chuẩn bị phương tiện.
2. Tiến hành khám nghiệm hiện trường.
- Quan sát hiện trường.
- Khám nghiệm một cách tỉ mỷ.
3. Hồ sơ khám nghiệm hiện trường.
- Biên bản khám nghiệm hiện trường, tài liệu ghi nhận hiện trường bằng hình
thức mô tả.
- Cấu trúc của biên bản gồm 3 phần:
[12]



+ Phần mở đầu bao gồm:
Tên cơ quan thụ lý vụ án, thời điểm xảy ra vụ án: ngày, tháng, năm và địa
điểm tiến hành khám nghiệm, tên, chức vụ của người tham gia khám nghiệm, khí
hậu, thời tiết, ánh sang,…
+ Phần nội dung gồm:
1. Hiện trường của qua trình khám nghiệm.
2. Dấu vết và tài liệu thu được.
+ Phần kết luận gồm:
Ghi rõ công việc biện pháp đã được thi hành, thống kê các sơ đồ, hình ảnh
và ý kiến đề xuất bổ sung thêm, lời kết của biên bản, chữ ký, họ tên các thành viên
tham dự,…
IV.
-

MỘT SỐ HIỆN TRƯỜNG
Khám nghiệm hiện trường tai nạn giao thông
Khám nghiệm hiện trường vụ cướp tài sản.
Khám nghiệm hiện trường vụ hiếp dâm
Khám nghiệm hiệm trường vụ giết người,…

CHƯƠNG 4.
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA CÁC TỘI XÂM PHẠM NHÂN THÂN

I.
ĐẶC ĐIỂM HÌNH SỰ TỘI XÂM PHẠM NHÂN THÂN.
1. Đặc điểm của các tội xâm phạm nhân thân chi phối phương pháp điều tra.
- Xâm phạm trực tiếp đến quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về sức khỏe,
thân thể, danh dự, nhân phẩm của con người. Hậu quả do tội phạm gậy ra là

chết người hoặc có tổn hại về danh dự, nhân phẩm,…
- Thường thể hiện bằng các hành động tác động trực tiếp lên thân thể, danh dự,
nhân phẩm của con người,… gây ra các tổn hại, thực hiện bằng các công cụ,
phương tiện, vũ khí,…
- Đặc điểm về hiện trường các vụ án có ý nghĩa đăkc biệt trong giai đoạn điều
tra ban đầu.

[13]


- Giữa các đối tượng và người bị hại thường có quan hệ hoặc tiếp xúc với nhau
trước khi đối tượng thực hiệ hành vi phạm tội, nhiều trường hợp là nhân thân,
họ hàng,…
- Các dấu vết phổ biến của các vụ xâm phạm nhân thân: dấu vết sinh vật, các
dấu vết thương tích, … do hành vi phạm tội của đói tượng để lại,..
- Đối tượng phạm tội xâm phạm nhân thân, thường có tâm lý lì lợm, coi thường
tính mang, sức khỏe của người khác.
- Đặc điểm về người bị hại trong các vụ án xâm phạm nhân thân cũng đa dạng,
hành vi của người bị hạn chính là nguyên nhân chính là nguyên nhân chính
thúc đẩy đối tượng thực hiện hành vi.
 Đây chính là những đặc điểm chính chi phối phương pháp điều tra các tội xâm
phạm nhân thân,chính những đặc điể,này trong quá trình điều tra cần phải khai
thác triệt để, từ đó định hướng cho hoạt động điều tra thu thập chứng cứ, nhất là
giai đoạn điều tra ban đầu.
2. Đặc điểm về đối tượng phạm tội xâm phạm nhân thân.
- Thành phần đối tượng phạm tội:
 Tính đa dạng, phức tạp về thành phần đối tượng phạm tội và động cơ mục
đích gay án.
 Những đối tượng phạm tội xâm phạm nhân thân ở trong tất cả các thành phần
xã hội khác như: dân tộc, giới tính, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, địa vị xã

hội, lứa tuổi, tôn giáo, hoàn cảnh kinh tế,…
- Động cơ – Mục đích.
 Nhiều mục đích khác nhau do động cơ khác nhau.
 Các vụ xâm phạm nhân thân vì mục đích khác: xâm phạm vì mâu thuẫn thù
tức, vì ghen tuông,…
- Đặc điểm tâm lý:
 Tâm lý của thủ phạm trước khi và sau khi gây án xâm phạm nhân thân
thường có những diễn biến khác thường, bộ lộ ra ngoài rất rễ nhận biết. Đó là
sự hoang mang lo lắng, căng thẳng, dao động, hoảng loạn, thay đổi quy
hoạch sinh hoạt, thăm rò cơ quan điều tra, thông tin đánh lạc hướng, mua
chuộc, đe dọa người biết việc,…
3. Đặc điểm về thủ đoạn phạm tội xâm phạm nhân thân.
- Các vụ xâm phạm nhân thân vì ghen tuông, mâu thuẫn, xóa các dấu vết, tiêu
hủy các vật chứng nhằm che dấu tội phạm.
- Sau khi nghiên cứu kỹ về nạn nhân, thủ phạm tính toán và lựa chọn hình thức
gây án và chuẩn bị hung khí,…
[14]






Hình thức gây án, quy định hung khí gây án.
Các giai đoạn sau khi gây án:
Thủ tiêu các loại giấy tờ.
Thủ tiêu hung khí, giữ bí mật.
Bỏ đi khỏi địa bàn cư trú.

4. Hiện trường các dấu vết của vụ án xâm phạm nhân thân.

- Hiện trường vụ án gắn liền với dấu vết của vụ án và phản ánh một cách khách
quan, động cơ, mục đích, diễn biến, hình thức, thủ đoạn, hung khí phương
tiện,…và những tình tiết khác của vụ án,…
- Các dấu vết phổ biến trong các vụ án:
 Dấu vết sinh vật.
 Dấu vân tay, vết chân, vết dày dép,…
 Súng, đạm,…
 Chất axit, các chất độc, chất thải khác,…
II.
TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA.
1. Giai đoạn tiến hành hoạt động điều tra ban đầu.
- Tiếp nhận tố giác tin báo về tội phạm.
- Tiến hành những biện pháp cấp bách.
 Bảo vệ hiện trường.
 Khám nghiệm hiện trường.
 Dấu vết nóng: dấu vân tây, dấu dày, dép,…
- Xác định và lấy lời khai ban đầu cuae người làm chứng và người phạm tội.
- Truy lùng tung tích nạn nhân. Ví dụ: trường hợp giết người không thấy xác,…
- Khởi tố vụ án hình sự: khi xác minh được các tình tiết của vụ án,…
- Tiến hành các hoạt động trinh sát, phối hợp trong điều ta các tội phạm.
 Xác lập và xác minh hiện nghi đối với những đối tượng theo các dâu hiệu cụ
thể: kiểm tra dấu hiệu thời gian, kiểm tra đối tượng dấu vết trên người, xem
xét dấu vết trên thân thể, xem xét những diễn biến tư tưởng của đối tượng.
 Nghiên cứu về căn cướp, lai lịch, quan hệ nhân thân của người bị hại.
 Sử dụng biện pháp trinh sát, phát minh.
 Sử dụng đặc tình, cở sở bí mật, công tác danh dựu để phát hiện và thu thập
thông tin,…
- Khởi tố bị can: là một người nào đó đã bị khởi tố,…
2. Giai đoạn điều tra tiếp theo.
- Tổng hợp tài liệu, chứng cứ, đã thu thập về vụ án, lập kế hoạch điều tra.

[15]


- Bắt, khám xét, thu thập chứng cứ, tài liệu.
- Hỏi cung bị can: cần phải nghiên cứu kỹ về thông tin ban đầu, xác định diễn
biến của vụ án, nghiên cứu kỹ về hiện trường tài liệu thu thập được, kết luận
giám định,…
- Thực nghiệm điều tra ( là hoạt động dừng lại ở giai đoạn điều tra ).
 Trung cầu về giám định chuyên môn. Ví dụ: Giết người chưa đạt. người bị
bệnh tâm thần, người bị hiếp dâm,…
 Trung cầu giám định pháp y về tử thi: Ví dụ: Xác định về nguyên nhân chết,
thời gian chết,…
 Trưng cầu giám định về sung đạm, dấu vân tay,…
- Nhận dạng người phạm tội, tử thi,…
- Đối chất: khi có mâu thuẫn với nhau thì sẽ cho đối chất với nhau để làm sang
tỏ vụ việc,…
3. Giai đoạn kết thúc điều tra.
- Tổng hợp tài liệu và đối chiếu với những vấn đề cần phải chứng minh, hoàn
chỉnh hồ sơ. Đánh giá đối tượng, mức độ tội phạm, toàn bộ tài liệu thu thập
được đã đủ để kết luận tội phạm chưa. Ví dụ: Các tình tiết tang nặng, giảm
nhẹ trách nhiệm hình sự,…
- Viết bản kết luận điều tra.
 Nếu có đủ cơ sở thì đề nghi truy tố.
 Nếu không có đủ cơ sở thì phải đình chỉ vụ án.
- Tổng kết kinh nghiệm.
III.





PHƯƠNG PHÁO ĐIỀU TRA CÁC TÔI XÂM PHẠM QUYỀN SƠ
HỮU.
Quy định cụ thể từ Điều 133 đến 145 Bộ luật hình sự.
Đặc điểm hình sự
Đối tượng: thường là những người có tiền án tiền sự,…
Thời điểm và địa điểm gây án.
Dấu vết.
Công cụ Phuong tiện.Ví dụ: Chìa khóa vạn năng.
Nghĩa vụ chứng minh.
Tiến hành hoạt động điều tra:
Điều tra ban đầu
Điều tra tiếp theo
Kết thúc điều tra

[16]



×