LỜI CẢM ƠN
Trong thời kỳ khoa học công nghệ đã và đang phát triển, việc ứng dụng
các thành tựu, phát minh sáng chế kỹ thuật vào các mặt của đời sống xã hội,
trong đó có hoạt động quản lý ngày càng phổ biến và đối với công tác quản trị
văn phòng cũng vậy. Đó không chỉ đơn thuần là việc đưa vào sử dụng các loại
máy móc trang thiết bị để giảm bớt sức lao động, nâng cao hiệu quả công việc
mà còn là sự kết nối hai chiều, là sự tác động giữa chủ thể quản trị - nhà quản trị
văn phòng lên đối tượng quản trị-máy móc, thiết bị. Là một nhà quản trị văn
phòng tương lai, tôi đã ý thức được vai trò, tầm quan trọng của các trang thiết bị
văn phòng, và càng chú trọng hơn tới công tác quản trị trang thiết bị văn phòng.
Bởi vậy, dưới sự hướng dẫn của Thầy giáo Nguyễn Mạnh Cường, tôi đã chọn
nghiên cứu đề tài “Công tác quản trị trang thiết bị văn phòng tại Công ty
TNHH Hồ Tây một thành viên”.
Đề tài nghiên cứu của tôi đi vào nghiên cứu, tìm hiểu một vấn đề không
hề xa lạ với các nhà quản trị văn phòng nhưng lại khá mới mẻ đối với các nhà
nghiên cứu khoa học khác. Chính vì vậy, khi tìm hiểu công tác quản trị trang
thiết bị văn phòng, tôi đã gặp không ít khó khăn về nguồn tư liệu, cơ sở khoa
học của đề tài. Tuy nhiên, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ dạy nhiệt tình của
các cán bộ, công chức của Công ty TNHH Hồ Tây một thành viên. Tôi xin
được cảm ơn tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty TNHH Hồ Tây một
thành viên đã nhiệt tình hướng dẫn, hỗ trợ và cung cấp thông tin liên quan
đến đề tài nghiên cứu này.
Qua đây, tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo
Nguyễn Mạnh Cường. Thầy đã luôn đồng hành và hướng dẫn tôi hoàn thành tốt
đề tài nghiên cứu của mình.
Trải qua một thời gian dài nghiên cứu, tôi đã hoàn thành công trình nghiên
cứu “Công tác quản trị trang thiết bị văn phòng tại Công ty TNHH Hồ Tây
một thành viên”. Tôi hi vọng đây sẽ là nguồn tư liệu hữu ích cho các nhà quản
trị văn phòng tương lai và Công ty. Trong quá trình nghiên cứu, tôi khó tránh
khỏi những thiếu sót và hạn chế, vì vậy, tôi hi vọng có thể nhận được phản hồi
từ phía độc giả để hoàn thiện hơn nữa công trình nghiên cứu này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Nguyễn Thị Nhàn
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Công tác quản trị trang thiết bị văn phòng tại
Công ty TNHH Hồ Tây một thành viên” là kết quả nghiên cứu khoa học của
riêng tôi. Ngoài một số thông tin, tài liệu được trích dẫn từ các nguồn sách báo
thì đề tài của tôi không có sự sao chép kết quả nghiên cứu khoa học của các tác
giả khác. Nếu phát hiện có sai phạm trong bản quyền nghiên cứu, tôi xin hoàn
toàn chịu trách nhiệm.
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài..........................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu......................................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu............................................3
4. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................3
6. Đóng góp của đề tài....................................................................................4
7. Cấu trúc của đề tài.......................................................................................4
PHẦN NỘI DUNG..............................................................................................5
CHƯƠNG 1: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, CƠ CẤU TỔ CHỨC, CHỨC
NĂNG NHIỆM VỤ VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH HỒ TÂY
MỘT THÀNH VIÊN...........................................................................................5
1.1. Lịch sử hình thành....................................................................................5
1.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ và hoạt động công ty....................6
1.2.1. Cơ cấu tổ chức......................................................................................6
1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ............................................................................6
1.2.3. Hoạt động của công ty.........................................................................11
Tiểu kết..........................................................................................................12
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TRANG THIẾT BỊ
VĂN PHÒNG TẠI CÔNG TY TNHH HỒ TÂY MỘT THÀNH VIÊN.......13
2.1. Khái niệm và quy định về công tác quản trị trang thiết bị văn phòng.........13
2.1.1. Khái niệm............................................................................................13
2.1.2. Quy định về công tác quản trị trang thiết bị văn phòng......................14
2.2. Vai trò và ý nghĩa của công tác quản trị trang thiết bị văn phòng..........15
2.3. Các loại trang thiết bị văn phòng...........................................................16
2.3.1. Thiết bị truyền thông...........................................................................16
2.3.2. Thiết bị sao chụp, in ấn, hủy tài liệu...................................................16
2.3.3. Các trang thiết bị văn phòng khác.......................................................16
2.4. Nội dung công tác quản trị trang thiết bị văn phòng..............................16
2.4.1. Tổ chức quản lý quá trình hình thành trang thiết bị............................16
2.4.2. Thanh lý trang thiết bị.........................................................................18
2.4.3. Tổ chức sử dụng và quản lí trang thiết bị............................................19
2.4.4. Tổ chức sửa chữa trang thiết bị...........................................................19
2.4.5. Thống kê tài sản, trang thiết bị............................................................19
2.5. Thực trạng công tác quản trị trang thiết bị văn phòng tại Công ty TNHH
Hồ Tây một thành viên..................................................................................20
2.5.1. Tổ chức bộ phận quản lý trang thiết bị...............................................20
2.5.2. Tổ chức mua sắm trang thiết bị...........................................................22
2.5.2.1. Nguồn kinh phí.................................................................................22
2.5.2.2. Hình thức mua sắm..........................................................................22
2.5.2.3. Quy trình mua sắm trang thiết bị văn phòng tại Công ty TNHH Hồ
Tây một thành viên.......................................................................................23
2.5.3. Tổ chức thanh lý trang thiết bị............................................................25
2.5.4. Tổ chức sử dụng, bảo quản và quản lí trang thiết bị văn phòng.........27
2.5.4.1. Bộ phận thực hiện............................................................................27
2.5.4.2. Nội quy, quy chế sử dụng, bảo quản và quản lí trang thiết bị văn
phòng.............................................................................................................27
2.5.5. Tổ chức sửa chữa trang thiết bị...........................................................28
2.5.6. Thống kê tài sản, trang thiết bị............................................................31
Tiểu kết..........................................................................................................33
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC
QUẢN TRỊ TRANG THIẾT BỊ VĂN PHÒNG TẠI CÔNG TY TNHH HỒ
TÂY MỘT THÀNH VIÊN................................................................................34
3.1. Đánh giá ưu điểm và nhược điểm của công tác quản lý trang thiết bị.......34
3.1.1. Ưu điểm...............................................................................................34
3.1.2. Nhược điểm.........................................................................................34
3.2. Đề xuất giải pháp...................................................................................36
Tiểu kết..........................................................................................................45
KẾT LUẬN........................................................................................................46
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................47
PHỤ LỤC...........................................................................................................48
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
13
Chữ viết tắt
UBND
QTTB
TSCĐ
NSNN
HC-QT
CP
CT
QĐ
TW
TCQT
HSC
NĐ
TNHH
Chữ viết đầy đủ
Uỷ ban nhân dân
Quản trị thiết bị
Tài sản cố định
Ngân sách nhà nước
Hành chính – Quản trị
Chính phủ
Chỉ thị
Quyết định
Trung ương
Tài chính quản trị
Tên viết tắt của Công ty dịch vụ - sản
xuất Hồ Tây
Nghị định
Trách nhiệm hữu hạn
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tài sản, thiết bị của cơ quan bao gồm: nhà, đất, vật kiến trúc, phương
tiện, trang thiết bị trong phòng làm việc, nhà ăn, nhà để xe, … nhằm phục vụ
cho hoạt động của cơ quan, doanh nghiệp. Trong cơ quan, doanh nghiệp các
trang thiết bị, tài sản đó được trang bị rất nhiều; chủng loại rất đa dạng và phong
phú. Đặc biệt, trang thiết bị văn phòng là một trong những yếu tố quan trọng bảo
đảm năng suất, chất lượng của công tác văn phòng, là một yếu tố quan trọng hỗ
trợ nhân viên, cán bộ Công ty hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Ví dụ, thay vì
soạn thảo văn bản bằng tay như thời xa xưa thì ngày nay nhờ có máy vi tính và
các ứng dụng hỗ trợ, nhân viên văn phòng có thể trình bày văn bản một cách
nhanh chóng, đảm bảo tính thẩm mỹ. Hoặc đơn giản hơn trong công tác nhân
bản tài liệu, trước kia, người ta phải dùng nhiều kỹ thuật thì ngày nay chỉ với
một số thao tác trên máy vi tính kết hợp với máy in hoặc máy phô tô, ta có thể
nhân bản văn bản, tài liệu với số lượng lớn, nhanh chóng và chính xác. Các
trang thiết bị văn phòng quan trọng như vậy, hữu ích như vậy nên để có thể sử
dụng một cách hiệu quả tính năng của tất cả các trang thiết bị và tài sản của cơ
quan thì phải tiến hành công tác quản trị trang thiết bị văn phòng. Những trang
thiết bị này phải được quản lí chặt chẽ và phải được tính khấu hao tài sản hàng
năm, phải được tổ chức khai thác sử dụng và bảo quản nhằm phát huy được hiệu
quả tối đa để nâng cao năng suất, chất lượng công việc của cơ quan, tổ chức.
Không cá nhân nào có thể làm việc nếu thiếu các trang thiết bị, cơ sở vật chất
phụ trợ. Do đó phải tiến hành quản lý tài sản để tăng năng suất lao động và giảm
thiểu các chi phí khác cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Quản trị trang thiết bị văn phòng là một đề tài nghiên cứu khá mới mẻ,
là lĩnh vực nghiên cứu trước đây chưa được khai thác và tìm hiểu kĩ càng. Song
trên thực tế lại có ý nghĩa và vai trò to lớn, là hoạt động không thể thiếu để duy
trì hoạt động của cơ quan, tổ chức diễn ra bình thường. Vì vậy, nó thực sự gây
hứng thú và niềm đam mê nghiên cứu đối với tôi. Hơn nữa, bản thân tôi là một
1
sinh viên ngành Quản trị văn phòng, tôi còn mong muốn đóng góp cho ngành
một công trình nghiên cứu có giá trị tham khảo, ứng dụng trong thực tiễn.
Lựa chọn đề tài nghiên cứu công tác quản trị trang thiết bị văn phòng tại
Công ty TNHH Hồ Tây một thành viên, tôi muốn tìm hiểu mặt hoạt động
chuyên môn thuộc chức năng, nhiệm vụ của văn phòng và quản trị văn phòngchuyên ngành mà tôi đang được đào tạo. Do đó, nghiên cứu vấn đề này sẽ giúp
ích rất lớn cho tôi trong việc nâng cao kiến thức chuyên ngành, là một lần tập
dượt cho công việc sau này sẽ đảm nhận.
Với những lí do trên, tôi đã chọn đề tài “Công tác quản trị trang thiết bị
văn phòng tại Công ty TNHH Hồ Tây một thành viên”.
2. Lịch sử nghiên cứu
Nghiên cứu về công tác quản trị trang thiết bị văn phòng nói chung và
công tác quản trị trang thiết bị văn phòng tại Công ty TNHH Hồ Tây một thành
viên nói riêng tính tới thời điểm hiện tại chưa có công trình nghiên cứu nào được
công bố, cũng như chưa có nhà nghiên cứu nào khai thác đề tài này.
Cơ sở pháp lý để tôi thực hiện nghiên cứu thông qua các văn bản hướng
dẫn của các cơ quan trung ương, bao gồm:
- Thông tư 89/2010/TT-BTC ngày 16/6/2010 của Bộ Tài chính về việc
hướng dẫn chế độ báo cáo công khai quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại các cơ
quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức được giao quản lý, sử dụng
tài sản nhà nước;
- Thông tư 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài chính về việc
hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định;
- Thông tư 94/2006/TT-BTC ngày 09/10/2009 của Bộ Tài chính về việc
hướng dẫn thực hiện Quyết định số 170/2006/QĐ-TTg ngày 18/7/2006 của Thủ
tướng Chính phủ về việc ban hành tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương
tiện làm việc của cơ quan và cán bộ, công chức, viên chức nhà nước;
- Quyết định số 170/2006/QĐ-TTg ngày 18/7/2006 của Thủ tướng Chính
phủ về việc ban hành tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm
2
việc của cơ quan và cán bộ, công chức, viên chức nhà nước.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản trị trang thiết bị văn phòng tại
Công ty TNHH Hồ Tây một thành viên
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về thời gian: năm 2016
+ Về không gian: Công ty TNHH Hồ Tây một thành viên
+ Về nội dung: Công tác quản trị trang thiết bị văn phòng bao gồm: quản
lý quá trình hình thành, mua sắm trang thiết bị; quản lý khai thác, sử dụng, bảo
quản trang thiết bị văn phòng; sửa chữa trang thiết bị; thống kê tình hình trang
thiết bị; thanh lý trang thiết bị văn phòng.
4. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài như sau:
- Tìm hiểu những vấn đề lí luận chung về công tác quản trị trang thiết bị
văn phòng và khái quát về Công ty TNHH Hồ Tây một thành viên
- Đánh giá thực trạng công tác quản trị trang thiết bị văn phòng tại Công
ty TNHH Hồ Tây một thành viên năm 2016
- Đề xuất giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản trị trang
thiết bị văn phòng tại Công ty TNHH Hồ Tây một thành viên
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng phương pháp:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu;
- Phương pháp quan sát;
- Phương pháp phỏng vấn;
- Phương pháp thống kê;
- Phương pháp so sánh;
- Phương pháp tổng hợp;
- Phương pháp phân tích;
- Phương pháp điểu tra bằng bảng hỏi.
3
6. Đóng góp của đề tài
Đề tài “Công tác quản trị trang thiết bị văn phòng tại Công ty TNHH Hồ
Tây một thành viên” trở thành công trình nghiên cứu cho các nhà nghiên cứu
tìm hiểu về vấn đề quản trị trang thiết bị văn phòng. Đồng trời cũng là nguồn tư
liệu tham khảo cho các công trình nghiên cứu về sau.
Đề tài đã nêu lên tầm quan trọng của công tác quản trị trang thiết bị văn
phòng trong cơ quan, doanh nghiệp qua đó giúp các nhà lãnh đạo quan tâm đúng
mức tới vấn đề này.
Đề tài đã đánh giá tổng quát và cụ thể các mặt của công tác quản trị trang
thiết bị văn phòng tại Công ty TNHH Hồ Tây một thành viên để lãnh đạo văn
phòng thấy rõ hơn ưu và nhược điểm trong hoạt động quản lí, điều hành và tổ
chức quản lý tài sản tại cơ quan.
Những đề xuất trong đề tài có thể áp dụng vào thực tiễn nhằm nâng cao
hiệu quả công tác quản trị trang thiết bị văn phòng tại Công ty TNHH Hồ Tây
một thành viên nói riêng và các cơ quan, tổ chức khác nói chung.
7. Cấu trúc của đề tài
Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
đề tài có cấu trúc gồm 3 chương:
CHƯƠNG 1. Lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ và
hoạt động của Công ty TNHH Hồ Tây một thành viên.
CHƯƠNG 2. Thực trạng công tác quản trị trang thiết bị văn phòng tại
Công ty TNHH Hồ Tây một thành viên
CHƯƠNG 3. Giải pháp nâng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của
công tác quản trị trang thiết bị văn phòng tại công ty TNHH Hồ Tây một thành
viên
4
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, CƠ CẤU TỔ CHỨC, CHỨC
NĂNG NHIỆM VỤ VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH HỒ TÂY
MỘT THÀNH VIÊN
1.1. Lịch sử hình thành
Thực hiện Chỉ thị 12 – CT/TW ngày 31/01/1987 của Ban Bí thư TW
Đảng về Công tác tài chính và tổ chức sản xuất kinh doanh xây dựng ngân sách
Đảng ngày 02/02/1989 Ban Tài chính – Quản trị trung ương đã có quyết định
số11-QĐ/TCQT thành lập Công ty Dịch vụ - Sản xuất Hồ Tây (HSC).
Ngày 08/4/1993, Công ty HSC được thành lập lại trên sơ sở sáp nhập với
Công ty sản xuất dịch vụ Hữu Nghị thuộc Ban Đối ngoại Trung ương theo
Quyết định số 1467 QĐ/UB của UBND thành phố Hà Nội. Tháng 6/1995 trên
cơ sở sự phát triển của các doanh nghiệp Đảng UBND thành phố Hà Nội ra
quyết định số 1661-QĐ/UB thành lập Tổng công ty Hồ Tây thuộc Ban Tài chính
– Quản trị trung ương trên cơ sở sáp nhập Công ty Dịch vụ Sản xuất Hồ Tây;
Công ty Trường An; Xí nghiệp nước khoáng Ba Đình với mô hình và cơ cấu tổ
chức của Tổng công ty theo quyết định 90- TTg ngày 07/3/1994 của Thủ tướng
Chính phủ.
Thực hiện chủ trương sắp xếp đổi mới doanh nghiệp của Đảng theo Nghị
quyết Trung ương 3 khóa IX, Nghị định 63/2001/NĐ-CP ngày 14/9/2001 của
Thủ tướng Chính phủ về chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp của
tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành Công ty trách nhiệm hữu hạn
một thành viên, ngày 29 tháng 1 năm 2004 Ban Tài chính Quản trị TW đã ra
quyết định số 42/ QĐ – TCQT về việc chuyển đổi Tổng công ty Hồ Tây thành
Công ty trách nhiệm hữu hạn Hồ Tây một thành viên 100% vốn của Đảng ( gọi
tắt là Công ty Hồ Tây). Công ty Hồ Tây có trách nhiệm kế thừa các quyền, nghĩa
vụ và sử lý vấn đề tồn tại của Tổng công ty Hồ Tây chuyển sang.
Ngày 11/4/2007, Bộ chính trị đã ra quyết định số 45- QĐ/TW hợp nhất
ban kinh tế Trung ương, Ban Nội chính Trung ương, Ban Tài chính quản trị
5
Trung ương và văn phòng Trung ương thành Văn phòng Trug ương Đảng nên
hiện nay Công ty Hồ Tây là một doanh nghiệp trực thuộc Văn phòng Trung
ương Đảng, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, chịu sự kiểm tra, kiểm soát của
các cơ quan chức năng Nhà nước và của Đảng.
1.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ và hoạt động công ty
1.2.1. Cơ cấu tổ chức
- Ban lãnh đạo Công ty bao gồm: Chủ tịch, Tổng giám đốc và các Phó
Tổng giám đốc.
- Các phòng ban, đơn vị, chi nhánh bao gồm:
+ Văn phòng công ty;
+ Văn phòng Đảng - Đoàn thể;
+ Phòng Tài chính Kế Toán;
+ Ban Quản lý dự án;
+ Chi nhánh trung tâm quản lý và cho thuê nhà;
+ Chi nhánh Xí nghiệp 2-9;
1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ
- Chủ tịch, Tổng Giám đốc:
+ Do Văn phòng Trung ương bổ nhiệm có thời hạn. Tổng Giám đốc chịu
trách nhiệm trước Chủ tịch Công ty và pháp luật về điều hành hoạt động của
Công ty, Tổng Giám đốc có quyền quyết định các vấn đề liên quan đến các hoạt
động thường xuyên của Công ty.
+ Tổ chức thực hiện chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn và kế hoạch
kinh doanh hằng năm, phương án đầu tư huy động vốn.
+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm, thuyên chuyển, khen thưởng, kỉ luật quyết định
mức lương và phụ cấp đối với các chức danh quản lí theo quy chế công ty….
- Phó Tổng giám đốc:
+ Do Chủ tịch Công ty bổ nhiệm có thời hạn, giúp Tổng giám đốc điều
hành hoạt động của công ty theo sự phân công và ủy quyền của Tổng giám đốc;
6
chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được
giao.
- Văn phòng công ty:
+ Có chức năng tham mưu và giúp việc cho Chủ Tịch và Tổng Giám đốc
Công ty về công tác văn phòng; tổ chức cán bộ; kế hoạch; lao động tiền lương
của Công ty.
+ Là đầu mối tổng hợp thông tin, số liệu báo cáo giúp cho việc quản lí,
chỉ đạo điều hành của Lãnh đạo Công ty.
+ Phối hợp hoạt động của các đơn vị, phòng, ban đảm bảo tính thống
nhất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Sắp xếp kế hoạch và chương trình
làm việc của công ty, lịch làm việc của Lãnh đạo Công ty.
+ Chủ trì phối hợp với các phòng ban chức năng và các đơn vị trực thuộc
xây dựng, bổ sung hoàn thiện hệ thống văn bản về quản lí chỉ đạo, điều hành của
công ty.
+ Kiểm tra đôn đốc việc thực hiện chương trình công tác của các phòng,
ban nghiệp vụ, chi nhánh và đơn vị trực thuộc.
+ Dự thảo văn bản được Chủ tịch và Ban Tổng Giám đốc giao, các báo
cáo phục vụ cho họp giao ban, sơ kết, tổng kết năm. Tổ chức các cuộc họp giao
ban và các hội nghị, hội thảo của Công ty, ghi các biên bản theo yêu cầu của
Lãnh đạo công ty.
+ Tiếp nhận và trình lãnh đạo công ty xử lí các công văn tài liệu gửi đến,
phát hành các văn bản của công ty.
+ Thực hiện việc lưu trữ hồ sơ, sử dụng và bảo quản con dấu theo quy
định của công ty.
- Văn phòng Đảng – Đoàn thể:
+ Văn phòng Đảng – Đoàn thể có chức năng tham mưu, giúp việc cho
Ban chấp hành Đảng bộ, Ban chấp hành công đoàn Công ty Hồ Tây trong lãnh
đạo chỉ đạo, điều hành công tác Đảng và Công đoàn.
7
+ Chủ trì phối hợp với các ban tham mưu của Đảng ủy, các ban chuyên
môn của Công đoàn xây dựng thực hiện quy chế làm việc, chương trình công tác
của Đảng và Công đoàn.
+ Giúp ban chấp hành Đảng bộ, ban chấp hành Công đoàn phối hợp thực
hiện các hoạt động của Đảng và Công đoàn. Tổ chức phục vụ đại hội, các hội
nghị Ban chấp hành, Ban thường vụ các cuộc họp do Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch
công đoàn chủ trì; tổ chức ghi biên bản, lập hồ sơ hội nghị và văn bản hóa các
kết luận hội nghị Ban thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ và Ban chấp hành
Công đoàn.
+ Chủ trì hoặc phối hợp với các ban tham mưu của Đảng ủy, ban chuyên
môn của Công đoàn xây dựng nghị quyết, kết luận, chương trình hành động…
do Đảng ủy, Công đoàn giao.
+ Phối hợp với các ban tham mưu Đảng ủy, các ban chuyên môn của
Công đoàn theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện các nghị quyết, kết luận,
chương trình hành động, quyết định… của Đảng ủy, cấp ủy và Công đoàn cấp
trên; tham mưu cho ban chấp hành Đảng bộ, Ban chấp hành Công đoàn chỉ đạo
công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết việc thực hiện các nghị quyết kết
luận của Đảng ủy và Công đoàn.
+ Giúp Ban chấp hành Đảng bộ, Ban chấp hành Công đoàn thực hiện chế
độ thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất; theo dõi, đôn đốc các ban tham mưu
của Đảng ủy, các Chi bộ trực thuộc, các ban chuyên môn của Công đoàn thực
hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban chấp hành Đảng bộ và Ban chấp
hành Công đoàn giao.
- Phòng Tài chính Kế toán:
+ Thực hiện những công việc về nhiệm vụ chuyên môn tài chính kế toán
theo đúng quy định của Nhà nước hiện hành về chuẩn mực kế toán, nguyên tắc
kế toán.
8
+ Theo dõi phản ánh sự vận động vốn kinh doanh của công ty dưới mọi
hình thái và tham mưu cho Tổng Giám đốc các vấn đề liên quan.
+ Thu thập và xử lí thông tin có liên quan đến nghiệp vụ kinh tế tài chính
phát sinh trong Công ty.
+ Báo cáo Tổng Giám đốc về việc đảm bảo nguồn vốn phục vụ hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty.
+ Đôn đốc thu hồi công nợ để hạn chế tình trạng Công ty bị chiếm dụng
vốn.
+ Theo dõi nguồn vốn của công ty trong các công ty liên doanh, công ty
cổ phần và các khoản vốn đầu tư ra ngoài công ty theo đúng hợp đồng liên
doanh hoặc Điều lệ Công ty Cổ phần đã ban hành.
+ Giữ bí mật về số tài liệu kế toán tài chính và bí mật kinh doanh của
công ty.
+ Hướng dẫn kiểm tra, giám sát nghiệp vụ công tác tài chính kế toán tại
các chi nhánh theo Điều lệ tổ chức hoạt động, Quy chế tài chính của Công ty và
quy định hiện hành.
+ Quản lý hoạt động tài chính tại Văn phòng công ty và các Chi nhánh
của Công ty theo phân cấp của quy chế Tài chính.
+ Xây dựng kế hoạch tài chính phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty. Quan hệ với Ngân hàng và các tổ chứ tín dụng trông hoạt động lưu
chuyển tiền tệ và vay vốn của Công ty khi cần.
+ Ghi chép và hoạch toán đúng đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế tài chính
phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty, phù hợp với quy định
của Nhà nước và quy chế tài cính của Công ty.
+ Phối hợp với các phòng ban chức năng công ty xây dựng kế hoạch sản
xuất kinh doanh hàng năm; thẩm định giá mua, giá bán tài sản, vật tư, hàng hóa
khi được phân công. Phối hợp thực hiện thủ tục mua sắm thiết bị, sữa chữa tài
sản theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước và Công ty. Tiến hành các thủ
tục, thanh quyết toán các loại thuế với cơ quan thuế.
9
+ Sử dụng phần mềm kế toán và các phần mềm có liên quan đối với công
tác kế toán, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ kế toán của Công ty và
Các chi nhánh.
- Chức năng nhiệm vụ của Ban Quản lý dự án:
+ Tham mưu cho Chủ tịch và Tổng Giám đốc công ty trong lĩnh vực quản
lí đầu tư xây dựng.
+ Tổ chức thực hiện, quản lý điều hành các dự án xây dựng được giao.
+ Thống nhất việc quản lí đầu tư xây dựng trong công ty tuân thủ các quy
định của Nhà nước và của Công ty về quản lí đầu tư xây dựng nhằm đảm bảo
hiệu quả đầu tư, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
+ Nghiên cứu, tham mưu, đề xuất với lãnh đạo về các dụ án đầu tư xây
dựng của công ty.
+ Triển khai thực hiện các dự án đầu tư lập dự án trình duyệt tổ chức thực
hiện các bước đầu tư xây dựng, trực tiếp hoặc phối hợp theo dõi giám sát công
trình, thực hiện nghiệm thu, quyết toán, bàn giao đưa công trình vào sử dụng.
+ Xác định khối lượng, chất lượng, chủng loại, vật tư vật liệu, thiết bị
trong quá trình thực hiện dự án.
+ Hướng dẫn và giám sát việc thực hiện đầu tư xây dựng của các chi
nhánh.
+ Tập hợp và lưu trữ hồ sơ dự án, đất đai của Công ty.
- Chức năng nhiệm vụ của Chi nhánh Trung tâm Quản lí cho thuê
nhà.
+ Có chức năng kinh doanh cho thuê nhà ở, cửa hàn kho bãi.
+ Kinh doanh cho thuê hội trường phục vụ hội nghị, hội thảo.
+ Dịch vụ tư vấn, môi giới cho thuê nhà, đất và kinh doanh bất động sản.
+ Kinh doanh dịch vụ ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí, thẻ dục thể
thao….
+ Tổ chức quản lý, khai thác và cho thuê cơ sở vật chất.
10
+ Thẩm định giá cho thuê nhà và tài sản; thương thảo với khách thuê về
giá cho thuê.
+ Tổ chức tốt công tác chăm sóc khách hành sửa chữa trang thiết bị và
đầu tư trang thiết bị phục vụ hoạt đông kinh doanh theo phân cấp của công ty.
- Chức năng nhiệm vụ của Xí nghiệp 2-9:
+ Kinh doanh dịch vụ vận tải, vận chuyển hành khách.
+ Kinh doanh dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa ô tô.
+ Tổ chức quảng cáo tiếp thị tìm kiếm khách hang đáp ứng nhu cầu kinh
doanh vận chuyển khách và sửa chữa bảo dưỡng ô tô.
+ Cung cấp phương tiện phục vụ nhu cầu vận chuyển của khách hàng.
+ Tổ chức sửa chữa, bảo dưỡng, trùng tu, đại tu ô tô.
+ Quản lí duy trì nhà xưởng, phương tiện vận tải, trang thiết bị phục vụ
cho yêu cầu vận chuyển và sửa chữa.
+ Tổ chức thi công xây dựng mới và sửa chữa các công trình do Công ty
giao nhằm đáp ứng nhu cầu và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
+ Sử dụng khả năng về nhân lực, nguồn vốn để nhận thầu và tổ chức thi
công xây lắp các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.
+ Cải tạo sửa chữa các công trình, khai thác các công trình bên ngoài
nhằm phát huy và sử dụng tối đa nguồn nhân lực phù hợp với khả năng kinh
doanh.
+ Tổ chức bộ máy để quản lí và thi công các công trình đảm bảo chất
lượng theo đúng quy trình, quy định của Pháp luật.
+ Tổ chức việc quảng cáo, tiếp thị phục vụ cho kinh doanh xây lắp.
+ Đảm bảo thu nhập và quyền lợi hợp pháp của CBCNV và người lao
động trong đơn vị.
1.2.3. Hoạt động của công ty
- Tên gọi đầy đủ của Công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn Hồ tây một
thành viên.
- Tên gọi viết tắt: Công ty Hồ Tây
11
- Tên giao dịch tiếng anh: Hotay Company Limited.
- Tên giao dịch quốc tế viết tắt: HTC
- Địa chỉ: Nhà số 1, Khu biệt thự hồ tây, đường Đặng Thai Mai, phường
Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
- Điện thoại: 0437194595; Fax: 0437194593
- Website: hotay.dcs.vn
- Công ty Hồ tây tổ chức và hoạt động dưới hình thức công ty trách nhiệm
hữu hạn một thành viên theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật có
liên quan.
- Công ty có tư cách pháp nhân, con dấu riêng và được mở tài khoản tiền
đồng Việt Nam và ngoại tệ tại Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng trong và ngoài
nước theo các quy định pháp luật có liên quan.
- Công ty có vốn và tài sản riêng, chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ
và các nghĩa vụ tài chính khác bằng toàn bộ tài sản của mình.
Một số hình ảnh về công ty (Phụ lục 1)
Tiểu kết
Như vậy ở chương 1 tôi trình bày khái quát lịch sử hình thành, cơ cấu tổ
chức, chức năng nhiệm vụ và phương thức hoạt động của Công ty TNHH Hồ
Tây một thành viên. Mục đích của chương này là nhằm làm rõ đặc điểm tổ chức
và hoạt động của Công ty. Thông qua việc giới thiệu về sự phát triển và những
đóng góp của Công ty trong nền kinh tế chung của đất nước để thấy được giá trị
của công tác quản trị thiết bị văn phòng không thể thiếu trong mọi hoạt động của
Công ty.
12
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TRANG THIẾT BỊ
VĂN PHÒNG TẠI CÔNG TY TNHH HỒ TÂY MỘT THÀNH VIÊN
2.1. Khái niệm và quy định về công tác quản trị trang thiết bị văn phòng
2.1.1. Khái niệm
- Trang thiết bị:
Có nhiều quan điểm về trang thiết bị văn phòng, có thể kể đến một số
quan điểm sau:
Trang thiết bị và phương tiện làm việc của cơ quan và cán bộ, công chức,
viên chức bao gồm: bàn ghế ngồi làm việc, tủ đựng tài liệu, tủ trưng bày, giá
đựng công văn, giá đựng tài liệu, bộ bàn ghế họp, tiếp khách; thiết bị văn phòng:
máy vi tính để bàn, máy vi tính xách tay, máy in, máy fax, máy photocopy, điện
thoại cố định; trang thiết bị cho phòng họp, phòng hội trường cơ quan: bàn ghế,
thiết bị âm thanh, máy chiếu và các trang thiết bị khác. (Quy định về tiêu chuẩn,
định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc của cơ quan và cán bộ, công
chức, viên chức nhà nước, ban hành kèm theo Quyết định số 170/2006/QĐ-TTg
ngày 18 tháng 7 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ, trang 01)
Theo tác giả Vương Thị Kim Thanh trong cuốn “Quản trị hành chính văn
phòng”, trang thiết bị văn phòng là yếu tố vật chất cần thiết cho hoạt động của
văn phòng. Tùy theo mức độ phát triển của nền kinh tế và nhu cầu thực tiễn mà
người ta trang bị những máy móc, đồ dùng cần thiết khác nhau. Có 3 nhóm trang
thiết bị văn phòng bao gồm: các thiết bị văn phòng (máy in, máy phô tô, máy vi
tính, máy scan, máy fax, máy hủy hồ sơ, điện thoại, máy ghi âm, ghi hình, thiết
bị hội nghị); các đồ dùng văn phòng (bàn ghế, tủ đựng hồ sơ, giá đựng tài liệu,
tủ/mắc áo) và phương tiện chuyên chở.
Trang thiết bị văn phòng được giao cho từng cán bộ, công chức sử dụng
(bàn làm việc, tủ đựng hồ sơ, máy tính để bàn, máy ghi âm, ...) và các trang thiết
bị làm việc sử dụng chung trong đơn vị (máy in, máy phô tô, máy fax, điện
thoại,...).
Trang thiết bị văn phòng là tất cả các loại trang thiết bị, máy móc bao
13
gồm: máy phô tô, máy in, máy vi tính, máy chiếu, thiết bị dân dụng, điều hòa, tủ
lạnh, ti vi và các loại công cụ, dụng cụ phục vụ cho sinh hoạt, điều kiện làm việc
trong quá trình hoạt động của cơ quan.
- Quản trị:
Quản trị là quá trình tác động có tổ chức, có định hướng và có mục đích
của chủ thể quản trị lên đối tượng quản trị nhằm sử dụng hiệu quả nhất các điều
kiện và cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đà đề ra của tổ chức Quản trị
trang thiết bị văn phòng:
Quản trị trang thiết bị văn phòng là sự tác động có ý thức của nhà quản trị
đối với các trang thiết bị của cơ quan, tổ chức theo các cách thức khác nhau
hoặc phối hợp các yếu tố đó nhằm đạt được mục tiêu chung của cơ quan, tổ
chức. Quản trị trang thiết bị văn phòng bao gồm quản lý công tác mua sắm, tổ
chức sử dụng, bảo quản, sửa chữa, thanh lí và thống kê trang thiết bị văn phòng.
2.1.2. Quy định về công tác quản trị trang thiết bị văn phòng
Các văn bản của nhà nước quy định về công tác quản trị trang thiết bị văn
phòng bao gồm:
- Quyết định số 170/2006/QĐ-TTg ngày 18 tháng 7 năm 2006 của Thủ
tướng Chính phủ về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị
và phương tiện làm việc của cơ quan và cán bộ, công chức, viên chức nhà nước;
- Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước số 09/2008/QH12 của Quốc hội
ngày 03/06/2008;
- Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ
Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng
tài sản nhà nước;
- Quyết định số 32/2008/QĐ-BTC ngày 29 tháng 5 năm 2008 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố
định trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử
dụng ngân sách nhà nước;
- Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ
14
về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;
- Thông tư 184/2014/TT-BTC hướng dẫn việc quản lý, sử dụng, khai thác
phần mềm quản lý đăng ký tài sản nhà nước;
- Thông tư liên tịch số 06/2008/TTLT-BKHCN-BTC-BNV ngày
18/6/2008 của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ;
- Quyết định số 115/2008/QĐ-TTg ngày 27/8/2008 của Thủ tướng Chính
phủ về việc ban hành Quy định về công khai quản lý, sử dụng tài sản nhà nước
tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được giao quản lý,
sử dụng tài sản nhà nước;
- Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ hướng
dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu;
- Thông tư 68/2012/TT-BTC quy định việc đấu thầu để mua sắm tài sản
nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị;
- Công văn số 6923/BTC-QLCS về việc hướng dẫn mua sắm tài sản từ
nguồn NSNN theo nghị quyết số 13/NQ-CP của Bộ tài chính ngày 23/5/2012.
2.2. Vai trò và ý nghĩa của công tác quản trị trang thiết bị văn phòng
Quản trị trang thiết bị văn phòng giúp cơ quan, tổ chức sử dụng có hiệu quả
các nguồn lực về cơ sở vật chất của mình nhằm đem lại hiệu quả công việc một
cách tối ưu, hạn chế việc lãng phí cơ sở vật chất, tài sản, trang thiết bị hoặc kịp thời
phát hiện những thiếu sót trong quy trình quản lí, tổ chức sử dụng thiết bị.
Hoạt động quản lý trang thiết bị giúp các cá nhân ý thức tốt hơn trách
nhiệm của mình trong việc sử dụng, bảo quản tài sản chung của cơ quan; đồng
thời biết cách sử dụng trang thiết bị phù hợp với công việc thông qua nội quy,
quy chế sử dụng tài sản nhằm đem lại hiệu quả công việc mong muốn.
Quản trị trang thiết bị tốt sẽ giúp cơ quan hạn chế các chi phí để mua sắm,
sửa chữa trang thiết bị.
Bên cạnh đó, quản trị trang thiết bị nhanh chóng, chính xác, hiệu quả còn
hỗ trợ nhà lãnh đạo trong việc nắm bắt thông tin về tài sản của cơ quan, từ đó
đưa ra những định hướng phát triển hoặc quyết định sử dụng tài sản kịp thời,
15
đúng đắn, tránh lãng phí, dư thừa.
2.3. Các loại trang thiết bị văn phòng
2.3.1. Thiết bị truyền thông
- Máy ghi âm văn phòng: dùng để ghi lại lời nói, bài phát biểu, cuộc điện
thoại,…nhằm ghi lại thông tin phục vụ công tác.
- Điện thoại: dùng để giao dịch, trao đổi trực tiếp với người nghe. Đây là
thiết bị được sử dụng phổ biến trong các công sở, văn phòng và đòi hỏi người sử
dụng phải rèn luyện kỹ năng giao tiếp qua điện thoại.
- Máy fax: là thiết bị có khả năng nhận diện kí tự và vẽ lại như bản gốc.
- Máy vi tính
- Máy chụp ảnh: là thiết bị văn phòng dùng để ghi lại hình ảnh trong các
cuộc họp, hội nghị, hội thảo hay các sự kiện trọng đại của cơ quan, tổ chức.
2.3.2. Thiết bị sao chụp, in ấn, hủy tài liệu
- Máy in
- Máy hủy tài liệu: dùng để cắt tài liệu cần hủy thành các dải nhỏ đến mức
không thể khôi phục lại nội dung nhằm mục đích bảo mật.
2.3.3. Các trang thiết bị văn phòng khác
- Máy quét hình ảnh (máy scan): là thiết bị có khả năng số hóa hình ảnh,
tài liệu, đưa vào máy tính để lưu hoặc xử lý chung.
- Máy chiếu đa năng: Dùng kết hợp với máy tính và các phần mềm trình
chiếu để tạo nên nhiều hiệu ứng sinh động.
- Các vật dụng dùng cho công việc hàng ngày của những người làm công
tác văn phòng: cặp, kẹp, ghim, bút,...
- Máy chấm công (máy chấm vân tay khi đến làm và ra về của cán bộ
công nhân viên công ty).
Hình ảnh máy chấm công (phụ lục 2)
2.4. Nội dung công tác quản trị trang thiết bị văn phòng
2.4.1. Tổ chức quản lý quá trình hình thành trang thiết bị
Khi cơ quan được thành lập, có chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy thì
16
sẽ được cấp phát một số tài sản, trang thiết bị ban đầu nhất định, trong đó có
trang thiết bị phục vụ công tác văn phòng như: máy tính, máy in, máy
photocopy,...
Những trang thiết bị này được quản lý theo quy chế do cơ quan xây dựng
trên cơ sở chế độ của Nhà nước và đặc thù hoạt động của cơ quan, tổ chức.
Ngoài ra, hàng năm cơ quan còn được mua sắm bổ sung xuất phát từ nhu cầu sử
dụng thực tế và thực hiện thông qua kế hoạch hàng năm.
- Nguyên tắc mua sắm trang thiết bị:
+ Đáp ứng nhu cầu làm việc của cá nhân theo chức năng, nhiệm vụ được
giao;
+ Thực hiện công khai, minh bạch trong mua sắm tài sản;
+ Tiết kiệm, phù hợp với tiêu chuẩn và định mức.
- Nguồn kinh phí mua sắm: hình thành từ nhiều nguồn khác nhau: kinh
phí do ngân sách nhà nước cấp; kinh phí hình thành từ nguồn thu hợp lệ của cơ
quan, tổ chức; nguồn kinh phí do được tặng, biếu, cho.
- Nội dung mua sắm:
+ Trang thiết bị, phương tiện làm việc;
+ Vật tư, công cụ, dụng cụ;
+ Máy móc, trang thiết bị phục vụ công tác chuyên môn, phục vụ an toàn
lao động và phòng cháy chữa cháy;
+ Các sản phẩm công nghệ thông tin;
+ Phương tiện vận chuyển;
+ Sản phẩm in, tài liệu, sách,.. phục vụ cho công tác chuyên môn;
+ Các loại tài sản khác
- Hình thức mua sắm tài sản: khi thực hiện mua sắm tài sản, thủ trưởng
cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quyết định mua sắm được quyền lựa chọn một
trong các hình thức mua sắm sau:
+ Đấu thầu rộng rãi
+ Đấu thầu hạn chế
17
+ Chỉ định thầu
+ Mua sắm trực tiếp
Các hình thức mua sắm nêu trên được quy định tại Thông tư số
63/2007/TT-BTC ngày 15 tháng 6 năm 2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực
hiện đấu thầu mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ
quan nhà nước bằng vốn nhà nước.
2.4.2. Thanh lý trang thiết bị
Hằng năm, phòng quản lý tài sản sẽ có trách nhiệm tổng hợp đễ xuất danh
mục tài sản phải thanh lý qua công tác kiểm kê tài sản hằng năm của cơ
quan.Tài sản, trang thiết bị được đem ra thanh lý là tài sản dư thừa, hết hạn sử
dụng, không có nhu cầu sử dụng, tài sản đã hư hỏng, không thể sử dụng hoặc chi
phí sửa chữa không đảm bảo hiệu quả.
Thủ tục trước khi thanh lý tài sản, trang thiết bị phải theo trình tự sau:
+ Các đơn vị có tài sản cần thanh lý có văn bản thanh lý, kèm theo một
bản thông tin theo mẫu như tên tài sản, hãng sản xuất, số lượng, tình trạng.
+ Phòng quản lý tài sản làm thủ tục nhập kho, thống kê số lượng, phân
loại thiết bị theo nhóm thiết bị.
+ Kế toán tài sản cố định, rà soát và tính khấu hao tài sản về giá trị.
Tiếp theophải thành lập hội đồng thanh lý và triển khai thanh lý, thủ
trưởng cơ quan ra quyết định thành lập Hội đồng thanh lý.
Hội đồng thanh lý gồm các thành viên sau:
+ Đại diện lãnh đạo các đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp
+ Đại diện lãnh đạo phòng QTTB
+Đại diện lãnh đạo phòng kế hoạch tài chính.
+Đại diện công đoàn.
Hội đồng thanh lý có trách nhiệm lập biên bản đánh giá tình trạng thiết bị,
mức độ hư hỏng và khả năng khắc phục, sau đó trình thủ trưởng ra quyết định
thanh lý tài sản.
Căn cứ vào quyết định thanh lý, phòng Tài chính kế toán kết hợp với Hội
18