Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Phong cách lãnh đạo của ông Nguyễn Sơn – Giám đốc Công ty TNHH Nguyễn Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.62 KB, 26 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là bài tiểu luận của cá nhân em. Các dữ liệu trong
đề tài là trung thực. Những kết luận khoa học chưa được cơng bố trong bất kì
cơng trình nào.
Hà Nội, ngày 12 tháng 8 năm 2017
Sinh viên thực hiện


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài tiểu luận này em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến
ThS. Vi Tiến Cường - giảng viên học phần quản trị học đã hướng dẫn và chỉ dạy
giúp em hoàn thành tốt bài tiểu luận của mình.
Trong quá trình khảo sát em đã nhận được sự giúp đỡ của thầy cô và bạn
bè đã đóng góp ý kiến, giúp em có thêm kiến thức để hồn chỉnh nội dung và
hình thức. Tuy nhiên, do trình độ của mình cịn nhiều hạn chế thiếu sót nhất
định, mong q thầy cơ đóng góp ý kiến để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cám ơn!


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................1
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................2
MỤC LỤC............................................................................................................3
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
1.Lý do chọn đề tài.................................................................................................1
2.Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................2
3.Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................2
4. Mục đích nghiên cứu..........................................................................................2
5.Nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................................................2


6.Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................2
7.Kết cấu của đề tài................................................................................................3

Chương 1..............................................................................................................4
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO......................................4
1.1.KHÁI NIỆM....................................................................................................4
1.1.1.Lãnh đạo.......................................................................................................4
1.1.2.Phong cách lãnh đạo......................................................................................5
1.2.PHÂN LOẠI PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO....................................................5
1.2.1.Phong cách lãnh đạo độc đoán......................................................................6
1.2.2.Phong cách lãnh đạo dân chủ........................................................................7
1.2.3.Phong cách lãnh đạo tự do............................................................................9
1.3.CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO..............10
1.4.NHỮNG NGUỒN LỰC ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG
PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO..............................................................................11

Chương 2............................................................................................................12
THỰC TRẠNG VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA ÔNG NGUYỄN
SƠN – GIÁM ĐỐC CÔNG TY TNHH NGUYỄN SƠN................................12
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG..................................................................................12
2.1.1. Giới thiệu về Công ty TNHH Nguyễn Sơn................................................12
2.1.2. Giới thiệu về ông Nguyễn Sơn, Giám đốc Công ty TNHH Nguyễn Sơn....13
2.2. THỰC TRẠNG PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA ÔNG NGUYỄN SƠN –
GIÁM ĐỐC CÔNG TY TNHH NGUYỄN SƠN.................................................14
2.3. ĐÁNH GIÁ...................................................................................................17
2.3.1. Ưu điểm.....................................................................................................17
2.3.2. Nhược điểm................................................................................................18

Chương 3............................................................................................................19
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA ÔNG

NGUYỄN SƠN – GIÁM ĐỐC CÔNG TY TNHH NGUYỄN SƠN..............19


3.1.MỤC TIÊU....................................................................................................19
3.2.GIẢI PHÁP....................................................................................................19
3.2.1.Phát huy những ưu điểm của phong cách lãnh đạo.....................................19
3.2.2.Giải pháp khắc phục nhược điểm của phong cách lãnh đạo........................20

KẾT LUẬN........................................................................................................22


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong một tổ chức hay doanh nghiệp, luôn tập hợp những con người khác
nhau về trình độ chun mơn, trình độ văn hóa, mức độ nhận thức, quan hệ xã
hội, vùng miền địa lý, tư tưởng văn hóa,… chính sự khác nhau này tạo ra một
môi trường làm việc đa dạng và phức tạp. Vậy làm thế nào để tổ chức, doanh
nghiệp trở thành nơi tập hợp, phát huy mọi nguồn lực con người, làm gia tăng
giá trị của từng con người đơn lẻ, góp phần phát triển bền vững cho tổ chức,
doanh nghiệp?.
Để hoạt động kinh doanh phát triển cũng như gắn kết, phát huy được năng
lực của nhân viên, thì người lãnh đạo được coi là một nhân tố quyết định. Có thể
nói, chiếc ghế lãnh đạo khơng hề đơn giản, dù không trực tiếp thực hiện công
việc nhưng người lãnh đạo phải có cái nhìn tổng quan các hoạt động của công ty,
phải gánh vác nhiều trọng trách quan trọng. Người lãnh đạo khơng những phải
hồn thành tốt trách nhiệm của mình mà cịn phải đảm bảo chất lượng cơng việc
của người khác.
Có rất nhiều yếu tố làm nên người lãnh đạo giỏi, trong đó có yếu tổ phong
cách lãnh đạo. Đây là dạng hành vi của người lãnh đạo thể hiện các nỗ lực ảnh
hưởng tới hoạt động của những người khác, không chỉ thể hiện tính khoa học và

tổ chức mà còn thể hiện tài năng, chí hướng và nghệ thuật chỉ huy của người
lãnh đạo. Mỗi người lãnh đạo sẽ có một phong cách lãnh đạo khác nhau để phù
hợp với định hướng phát triển của doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp, giám đốc là người lãnh đạo có vai trò dẫn dắt, định
hướng, chỉ đạo và xây dựng mối quan hệ giữa những thành viên trong cùng một
tổ chức cùng vận động theo một hệ thống nhất định để đạt được mục tiêu chung.
Vậy nên phong cách lãnh đạo của giám đốc luôn là đề tài được nhiều người
quan tâm nghiên cứu bởi sự ảnh hưởng của nó đối với ý thức làm việc của nhân
viên, văn hóa doanh nghiệp cũng như kết quả hoạt động kinh doanh. Đây chính
là lý do em chọn nghiên cứu đề tài “Phong cách lãnh đạo của ông Nguyễn Sơn –
Giám đốc Công ty TNHH Nguyễn Sơn”.
1


2. Đối tượng nghiên cứu
Phong cách lãnh đạo của ông Nguyễn Sơn – Giám đốc Công ty TNHH
Nguyễn Sơn
3. Phạm vi nghiên cứu
Ơng Nguyễn Sơn – Giám đốc Cơng ty TNHH Nguyễn Sơn
4. Mục đích nghiên cứu
Nắm rõ lý luận cơ bản về phong cách lãnh đạo trong doang nghiệp.
Đánh giá thực trạng phong cách lãnh đạo của ông Nguyễn Sơn – Giám
đốc Công ty TNHH Nguyễn Sơn. Phân tích những ưu điểm cũng như những
nhược điểm trong phong cách lãnh đạo, đồng thời đưa ra các giải pháp phát huy
những ưu điểm và khắc phục nhược điểm của phong cách lãnh đạo được ông
Nguyễn Sơn áp dụng để lãnh đạo.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để làm rõ được nội dung đề tài, thực hiện được mục tiêu đã đặt ra, nhiệm
vụ mà đề tài phải làm được đó là:
Hệ thống hóa và phát triển những vấn đề lý luận về phong cách lãnh đạo,

các loại phong cách lãnh đạo và các yếu tố ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo.
Thu thập, xử lý và phân tích thông tin, dữ liệu về thực trạng phong cách
lãnh đạo của ông Nguyễn Sơn – Giám đốc công ty TNHH Nguyễn Sơn, đánh giá
được ưu điểm và chỉ ra những nhược điểm của những phong cách lãnh đạo được
áp dụng trong việc lãnh đạo.
Đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục nhược điểm của phong cách
lãnh đạo để hồn thiện bản thân, tìm ra được phong cách lãnh đạo phù hợp.
6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập dữ liệu thông tin trên mạng, sách về cơ sở lý luận
phong cách lãnh đạo.
Phương pháp quan sát, tư duy và thu thập ý kiến về một số thông tin liên
quan đến ông Nguyễn Sơn.
Phương pháp phân tích tổng hợp về ưu và nhược điểm trong phong cách
lãnh đạo của ông Nguyễn Sơn – Giám đốc Công ty TNHH Nguyễn Sơn.
2


7. Kết cấu của đề tài
Gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phong cách lãnh đạo
Chương 2: Thực trạng về phong cách lãnh đạo của ông Nguyễn Sơn –
Giám đốc Công ty TNHH Nguyễn Sơn
Chương 3: Giải pháp hồn thiện phong cách lãnh đạo của ơng Nguyễn
Sơn – Giám đốc Công ty TNHH Nguyễn Sơn

3


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO

1.1. KHÁI NIỆM
1.1.1. Lãnh đạo
Lãnh đạo là một trong những khái niệm quan trọng nhất trong khoa học
về tổ chức – nhân sự. Đó là một q trình ảnh hưởng mang tính xã hội trong đó
lãnh đạo tìm kiếm sự tham gia tự nguyện của cấp dưới nhằm đạt mục tiêu của tổ
chức (Theo Lãnh đạo trong tổ chức, Gary Yuki, 2002).
Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng và dẫn dắt hành vi của cá nhân hay
nhóm người nhằm hướng tới mục tiêu của tổ chức.
Lãnh đạo là chỉ dẫn, điều khiển, ra lệnh và đi trước. Lãnh đạo tác động
đến người khác, truyền cảm hứng, khơi dậy lòng nhiệt huyết của họ đối với công
việc, tổ chức và những người xung quanh.
Lãnh đạo là một nghệ thuật tác động vào con người sao cho họ không chỉ
tuân thủ các mệnh lệnh mà còn tự nguyện hăng hái làm việc (Theo Quản trị học,
TS. Trương Quang Dũng).
Ngay cả quân đội Mỹ cũng đã nghiên cứu vai trò lãnh đạo khá kĩ lưỡng.
Một trong những định nghĩa mà họ đưa ra về lãnh đạo đó là: Lãnh đạo là một
q trình mà một người lính ảnh hưởng đến những người lính khác để hoàn
thành một nhiệm vụ (Theo U.S. Army, 1983).
Trong các khái niệm này đều có chung quan điểm cho rằng, lãnh đạo
chính là chỉ huy hay tác động đến người khác để đạt được mục tiêu.
Warren Bennis từng nói: “Tôi đã từng nghĩ rằng, điều hành một tổ chức
cũng giống việc chỉ huy một dàn nhạc giao hưởng. Nhưng có lẽ khơng hẳn là
như vậy, việc này ln ẩn chứa những ngẫu hứng, và dường như, nó mang hơi
hướng của nhạc Jazz hơn”.
Để gây ảnh hưởng đến người khác và khiến người khác làm theo mục tiêu
của mình thì đó chính là qua cách hành xử, qua những quy tắc tổ chức và nhất là
phong cách của người lãnh đạo.
4



1.1.2. Phong cách lãnh đạo
Trong vấn đề quản lý, phong cách lãnh đạo là một nhân tố nổi bật trong
việc thành bại của người lãnh đạo. Vì vậy, có nhiều cơng trình nghiên cứu về
phong cách lãnh đạo. Khái niệm phong cách lãnh đạo, được hiểu theo các góc
độ khác nhau:
Phong cách lãnh đạo là một nhân tố quan trọng của người lãnh đạo và nó
gắn liền với kiểu người lãnh đạo và nghệ thuật lãnh đạo, quản lý con người.
Phong cách lãnh đạo không chỉ thể hiện về mặt khoa học và tổ chức lãnh
đạo, quản lý mà còn thể hiện tài năng, chí hướng, nghệ thuật điều khiển, tác
động người khác của người lãnh đạo.
Phong cách lãnh đạo là cách thức làm việc của người lãnh đạo.
Phong cách lãnh đạo là hệ thống các dấu hiệu đặc trưng về hoạt động
quản lý của người lãnh đạo, được quy định bởi các đặc điểm nhân cách của họ.
Phong cách lãnh đạo là kết quả của mối quan hệ giữa cá nhân và sự kiện,
được biểu hiện bằng công thức:
Phong cách lãnh đạo = Cá tính x Môi trường
1.2. PHÂN LOẠI PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO
Phong cách lãnh đạo là phương thức và cách tiếp cận của người lãnh đạo
để đề ra các phương hướng, thực hiện các kế hoạch và tạo động lực cho nhân
viên. Dưới góc nhìn của một nhân viên, phong cách đó thường được thể hiện
qua các hành động hoặc rõ ràng hoặc ngầm ý từ lãnh đạo của họ.
Vào năm 1939, các nghiên cứu quan trọng về phong cách lãnh đạo lần
đầu tiên được tiến hành bởi Kurt Lewin, người đứng đầu một nhóm các nhà
nghiên cứu về phong cách lãnh đạo khác nhau (Lewin, Lippit, White, 1939).
Cho đến nay, nghiên cứu ban đầu này vẫn có tầm ảnh hưởng sâu rộng bởi nó đã
tạo nên được ba phong cách lãnh đạo chủ chốt:
Quyền uy hoặc độc quyền: Các nhà lãnh đạo giao việc và chỉ ra ln cho
các nhân viên của mình cách thực hiện những cơng việc đó mà khơng cần lắng
nghe những góp ý từ nhân viên.
Tham gia đóng góp hoặc dân chủ: Người lãnh đạo cùng một hoặc nhiều

5


nhân viên sẽ thực hiện việc ra quyết định, nhưng người lãnh đạo sẽ là người đưa
ra quyết định cuối cùng.
Trao quyền tự do: Lãnh đạo cho phép các nhân viên đưa ra quyết định, tuy
nhiên, người lãnh đạo vẫn là người chịu trách nhiệm cuối cùng.
1.2.1. Phong cách lãnh đạo đợc đốn
“Tơi ḿn bạn phải....”
Phong cách lãnh đạo này là việc các nhà lãnh đạo nói với nhân viên họ
muốn gì và cách chúng được thực hiện ra sao mà khơng để tâm tới sự góp ý của
nhân viên.
Tập trung quyền lực: người lãnh đạo giữ hết quyền hành, lãnh đạo bằng ý
chí của mình, trấn áp ý chí và sáng kiến của mọi nhân viên.
Nhân viên chỉ thuần túy là người nhận và thi hành mệnh lệnh của người
lãnh đạo. Được cung cấp thông tin để thực hiện nhiệm vụ, các chỉ thị, mệnh lệnh
với thông tin một chiều từ trên xuống, rất ít hoặc có thể nói khơng có thơng tin
từ dưới lên.
Khi làm việc với cấp dưới, thưởng tỏ ra kiên quyết, các mệnh lệnh thường
ngắn gọn, rõ ràng và mong muốn nhân viên thực hiện các nhiệm vụ đã định
trước theo đúng kế hoạch.
Người lãnh đạo thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ nhân viên trong
quá trình thực hiện nhiệm vụ.
 Ưu điểm:
Dễ quản lý do tập trung quyền lực vào tay một người lãnh đạo.
Giải quyết vấn dề một cách nhanh chóng vì thực hiện trên kinh nghiệm, ý
chí của cá nhân của người lãnh đạo, khơng có sự góp ý của nhân viên.
Dễ kiểm soát được nhân viên cấp dưới.
 Nhược điểm:
Do khơng để nhân viên tham gia vào q trình bàn bạc, quyết định nên

không tập trung được sự sáng tạo, kinh nghiệm của nhân viên. Hiệu quả công
việc không cao, không kích thích được mọi người làm việc.
Dễ gây ra tình trạng bất ổn, phát sinh bè phái nên ảnh hưởng đến công
6


việc chung. Tạo khoảng cách giữa lãnh đạo và nhân viên do nhân viên ln có
tâm lý lo sợ, căng thẳng.
Dễ dẫn đến quan liêu trong tổ chức. Nhân viên dần trở nên thụ động hơn
trong công việc.
Phong cách lãnh đạo này phù hợp với những doanh nghiệp mới hình
thành chưa đi vào ổn định nề nếp hoạt động hoặc trong tình trạng trì trệ, thiếu kỉ
luật, tự giác cần chấn chỉnh kịp thời hay công việc cần giải quyết mang tính cấp
bách. Nhưng khi công ty đã phát triển, các nguyên tắc, quy tắc trong công ty đã
được công nhận thì phong cách độc đốn đã khơng cịn phù hợp nữa.
1.2.2. Phong cách lãnh đạo dân chủ
“Hãy cùng nhau giải quyết vấn đề này...”
Người lãnh đạo thu hút nhân viên vào việc tham gia thảo luận và lựa chọn
các phương án quyết định cũng như giải quyết nhiệm vụ của doanh nghiệp.
Công việc được phân công, giải quyết và đánh giá trên cơ sở có sự tham gia của
nhân viên. Người lãnh đạo luôn lắng nghe ý kiến phê bình hoặc góp ý của nhân
viên để tự điều chỉnh chương trình, kế hoạch và hành vi của mình.
Có thể hiểu, phong cách lãnh đạo này là sự phân chia quyền lực quản lý,
người lãnh đạo ít sử dụng quyền lực trước nhân viên, cùng một hoặc nhiều nhân
viên sẽ thực hiện quyết định (định hướng những điều họ cần làm cũng như cách
thức thực hiện những điều đó), nhưng người lãnh đạo sẽ là người đưa ra quyết
định cuối cùng.
Người lãnh đạo nắm trong tay một phần thông tin, và phần còn lại thuộc
về nhân viên. Tất nhiên, người lãnh đạo không thể biết tất cả mọi thứ và đó là lý
do tại sao họ tuyển dụng những người có kiến thức và tay nghề cao. Sử dụng

thơng tin hai chiều, từ trên xuống và có thể từ dưới lên trên.
Khơng có sự phân biệt rõ ràng trong quan hệ lãnh đạo và nhân viên vì họ
đã gắn bó với nhau thành một ê kíp làm việc. Người lãnh đạo thường khuyến
khích nhân viên tham gia vào quá trình quyết định theo khả năng, vai trò, vị trí
của từng người trong cơng ty hình thành nên phong cách làm việc tập thể.
Ln có ý thức tơn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân viên, coi đó là một
7


trong những yếu tố cần cân nhắc để người lãnh đạo ban hành các quyết định,
qua đó đề cao và tôn trọng sự tham gia của nhân viên trong quá trình làm việc.
Mặt khác, người lãnh đạo ln biết đưa ra những lời khuyên hoặc sự giúp
đỡ cần thiết nhằm duy trì tinh thần hợp tác giữa nhân viên. Sự phân cấp quản lý
được thực hiện rộng hơn trong phong cách lãnh đạo này nhưng khơng phải vì
thế mà người lãnh đạo trốn tránh trách nhiệm. Thậm chí qua đó cịn có được sự
cam kết và trách nhiệm của nhân viên trong q trình thực hiện cơng việc. Khi
có bất hịa, người lãnh đạo thường tìm ra ngun nhân gắn với môi trường hơn
là nguyên nhân thuộc tính cách con người.
 Ưu điểm:
Nhân viên thích người lãnh đạo. Khuyến khích được sự sáng tạo của nhân
viên nên khai thác được những sáng kiến, kinh nghiệm của nhân viên, từ đó tạo
ra thỏa mãn cho nhân viên vì được thực hiện cơng việc do chính mình đề ra.
Khơng khí thoải mái, thân thiện nên tăng sự gắn bó giữa lãnh đạo và nhân
viên, giữa nhân viên với nhau. Nâng cao tính tự giác của mỗi nhân viên, phối
hợp hoạt động của các nhân viên tốt nên làm giảm mâu thuẫn trong công ty. Dễ
huy động hiệu quả nguồn nhân lực vào thực hiện các mục tiêu chung của tổ
chức.
 Nhược điểm:
Tốc độ ra quyết định chậm do mất nhiều thời gian tham khảo ý kiến của
mọi người dẫn đến độ “trễ” về thời gian trong việc quyết định và bỏ lỡ cơ hội tốt

nhất.
Dễ lúng túng, khó dứt khốt trong việc ra quyết định khi nhân viên có
những ý kiến trái ngược nhau trong việc xử lý vấn đề. Ít kiểm soát được nhân
viên. Do tin tưởng vào nhân viên, người lãnh đạo sẽ ít chú ý hơn đến thực trạng
diễn biến của vấn đề.
Phong cách lãnh đạo này chỉ phù hợp với những nhân viên có tính tự giác
cao, thích sự tự do nhất định trong công việc. Không nên áp dụng ở những công
ty chưa thiết lập kỉ cương, nề nếp, tự giác hoặc trong trường hợp công việc
mang tính cấp bách cần giải quyết kịp thời. Muốn sử dụng được phong cách
8


lãnh đạo dân chủ mang lại hiệu quả, người lãnh đạo cần có đủ bản lĩnh để khơng
trở thành người thỏa hiệp vô nguyên tắc hay “theo đuôi” quần chúng.
1.2.3. Phong cách lãnh đạo tự do
“Bạn hãy thay tôi giải quyết vấn đề trong khi tôi vắng mặt...”
Phong cách này thì người lãnh đạo rất ít khi sử dụng quyền lực để tác
động đến nhân viên, thường giao hết quyền hạn và trách nhiệm cho nhân viên và
nhân viên được phép tự do hành động theo điều họ nghĩ, theo cách mà họ cho là
tốt nhất, tuy nhiên, người lãnh đạo vẫn là người chịu trách nhiệm cuối cùng.
Quyền lực được phân chia cho nhân viên, để nhân viên có sự độc lập cao
và quyền tự do hành động, người lãnh đạo thường ít tham gia vào hoạt động của
nhân viên, thường chỉ nêu ý tưởng rồi giao quyền hạn cho nhân viên.
Thông tin theo chiều ngang là chủ yếu giữa các nhân viên với nhau và tơn
trọng bình đẳng trong công việc, từ trên xuống rất ít.
Người lãnh đạo ở đây giữ vai trò là tư vấn, giúp đỡ tạo điều kiện cho nhân
viên hồn thành nhiệm vụ thơng qua việc cung cấp thông tin và các phương tiện
cần thiết khác. Khi có vấn đề nảy sinh, lãnh đạo đưa ra vấn đề, giao quyền cho
nhân viên giải quyết vấn đề và giới hạn thời gian hoàn thành.
Phong cách lãnh đạo này khuyến khích cao độ quyền tự chủ trong công

việc và tính sáng tạo của nhân viên. Người lãnh đạo cho phép nhân viên thực
hiện công việc khi thấy phù hợp mà không cần sự can thiệp trực tiếp của người
lãnh đạo trừ trường hợp cảm thấy cần thiết. Khi thực hiện cơng việc, người lãnh
đạo ln địi hỏi mọi người phải có tinh thần nỗ lực hợp tác và chia sẻ.
 Ưu điểm:
Tạo ra môi trường mở trong cơng ty, mỗi thành viên đều có khuynh
hướng trở thành chủ thể cung cấp những tư tưởng, ý kiến để giải quyết những
vấn đề cốt lõi do thực tiễn đặt ra.
Khuyến khích được tối đa sự chủ động, sáng tạo của nhân viên vì vậy có
nhiều cách để giải quyết công việc.
Quản lý ít tốn thời gian và công sức vì người lãnh đạo tin tưởng giao
quyền cho nhân viên, không tham gia quyết định của họ.
9


Vấn đề nảy sinh được phát hiện và giải quyết kịp thời, tạo điều kiện cho
nhân viên sử dụng tối ưu hóa khả năng và phát triển bản thân
 Nhược điểm:
Khó kiểm sốt được nhân viên và tiến độ cơng việc nên nhiều khi dẫn đến
hậu quả khó lường.
Phong cách lãnh đạo tự do dễ tạo ra tâm lý buồn chán cho người lãnh đạo,
dẫn tới tùy tiện, lơ là cơng việc.
Dễ xảy ra 2 tình trạng: Nhân viên qua mặt, vượt cấp lãnh đạo trong q
trình thực hiện cơng việc. Thứ 2, dễ dẫn đến vai trò người lãnh đạo bị nhân viên
coi thường, khó khăn trong cơng tác quản trị.
Phong cách này thường đem lại hiệu quả khi áp dụng với những nhân viên
có khả năng phân tích vấn đề, xác định những việc cần làm và biết cách thực
hiện chúng. Đồng thời thực hiện mang tính độc lập đòi hỏi phải chủ động và
sáng tạo để tự giải quyết công việc. Không nên áp dụng phong cách này trong
hoàn cảnh khi khả năng xử lý vấn đề của nhân viên cịn hạn chế sẽ khơng mang

lại hiệu quả, có thể dẫn đến sự trì trệ trong cơng việc.
1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO
Phong cách lãnh đạo được xem xét là một quá trình ln ln phát triển
dưới tác động của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. Những yếu tố ảnh
hưởng tới việc hình thành, sử dụng, thể hiện phong cách lãnh đạo nhất định đó
là cá tính, định hướng giá trị, động cơ lãnh đạo, các kinh nghiệm của lãnh đạo.
Phụ thuộc vào cá tính: mỗi người lãnh đạo sẽ có một cá tính riêng, chính
vì vậy nó ảnh hưởng đến định hướng phong cách lãnh đạo riêng của mỗi người.
Kiểu người tự tin, quyết đoán, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm sẽ chọn
phong cách lãnh đạo độc đốn, ra mệnh lệnh. Kiểu người sẵn lịng lắng nghe ý
kiến của nhân viên, muốn phát huy tính sáng tạo của nhân viên thì sẽ chọn
phong cách lãnh đạo dân chủ.
Phụ thuộc vào định hướng giá trị: Sự lựa chọn phong cách lãnh đạo là
phản ánh các giá trị cá nhân, niềm tin, lý tưởng mà người lãnh đạo muốn gắn bó.
Phụ thuộc vào năng lực: ảnh hưởng đến việc đề ra chiến lược, mục tiêu,
phương pháp lãnh đạo, phong cách cũng như uy tín người lãnh đạo.
Phụ thuộc vào môi trường hoạt động: Khi hoạt động trong môi trường tốt
10


sẽ phát huy khả năng vốn có của bản thân.
Phụ thuộc vào mối quan hệ, đối tượng, tình huống,...: những yếu tố ảnh
hưởng đến cách nhìn của người lãnh đạo và đi theo một chiều hướng nhất định.
1.4. NHỮNG NGUỒN LỰC ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SƯ
DỤNG PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO
Việc lựa chọn phong cách lãnh đạo thích hợp có vai trị quyết định đến sự
thành cơng của doanh nghiệp. Người lãnh đạo thành công sẽ biết kết hợp sử
dụng ba phong cách lãnh đạo phù hợp với từng đối tượng, hoàn cảnh cụ thể. Ví
dụ về áp dụng phong cách lãnh đạo đối với từng nhân viên:
Áp dụng phong cách lãnh đạo độc đoán với nhân viên mới, người đang

học việc. Khi đó, người lãnh đạo sẽ trở thành người hướng dẫn có năng lực và
tâm huyết. Nhờ đó, nhân viên mới được tạo động lực để học hỏi thêm kỹ năng.
Áp dụng phong cách lãnh đạo dân chủ đối với nhóm các nhân viên đã
nắm rõ cơng việc. Người lãnh đạo là người hiểu rõ vấn đề tuy nhiên chưa nắm
bắt được mọi thông tin để giải quyết vấn đề đó, các nhân viên đều tự biết việc
của mình và muốn là một phần của đội nhóm.
Áp dụng phong cách lãnh đạo tự do khi sở hữu những nhân viên có
chun mơn tốt. Lãnh đạo khơng cần làm mọi việc mà giao cho nhân viên, nhân
viên có tồn quyền quyết định với công việc của họ.
Những nguồn lực ảnh hưởng đến quyết định sử dụng phong cách lãnh
đạo gồm có:
Lượng thời gian cho phép.
Mối quan hệ trong doanh nghiệp: Tin tưởng tôn trọng hay coi thường bài
xích?.
Ai là người nắm được thông tin: Người lãnh đạo, nhân viên hay cả hai?.
Trình độ của nhân viên và việc người lãnh đạo hiểu nhiệm vụ đến đâu.
Xung đột nội bộ.
Mức độ áp lực của công việc.
Kiểu nhiệm vụ: Phức tạp hay đơn giản, có hay khơng có hệ thống?.
Luật lệ hay quy định?.

11


Chương 2
THỰC TRẠNG VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA ÔNG NGUYỄN
SƠN – GIÁM ĐỐC CÔNG TY TNHH NGUYỄN SƠN
2.1.

GIỚI THIỆU CHUNG


2.1.1. Giới thiệu về Công ty TNHH Nguyễn Sơn
Công ty TNHH Nguyễn Sơn được thành lập từ năm 2002, hoạt động kinh
doanh trong lĩnh vực thực phẩm chủ yếu về bánh ngọt, bánh mỳ, bánh tươi hàng
ngày theo công thức Châu Âu, nhất là Pháp. Cơng ty có một xưởng sản xuất tại
địa chỉ số 15, hẻm 76, ngách 51, ngõ Linh Quang, phường Văn Chương, quận
Đống Đa, Hà Nội. Các phòng ban như tổ bánh, kinh doanh, nhân sự, kế tốn đều
tập trung làm việc tại xưởng. Khi đó, nhân viên bên sản xuất chỉ khoảng 20
người, các phòng ban khác từ 3-5 người.
Sau hơn 10 năm hình thành và phát triển nên thương hiệu Nguyễn Sơn
Bakery đã có chỗ đứng trong thị trường bánh tại Hà Nội và được người tiêu
dùng đánh giá cao về chất lượng, mẫu mã sản phẩm. Để mở rộng kinh doanh,
năm 2015 công ty quyết định khởi công xây dựng nhà máy lấy tên là Nhà máy
sản xuất bánh kẹo thực phẩm SH tại địa chỉ Lô CN4, khu công nghiệp Yên
Phong, xã Đông Phong, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh với diện tích quy mơ
cơng trình: Diện tích khu đất là 8919 m 2. Diện tích xây dựng là 4380 m2. Diện
tích mặt sàn là 5485 m2.
Đồng thời trong khoảng thời gian đó, cơng ty mở thêm 5 cửa hàng tại Hà
Nội và 2 cửa hàng tại chi nhánh Hải Phòng. Tính đến thời điểm đó, hệ thống cửa
hàng Nguyễn Sơn Bakery là 13 cửa hàng với 11 cửa hàng tại Hà Nội trải khắp
các quận trên địa bàn Hà Nội, 2 cửa hàng tại Hải Phòng thuộc 2 phường: Lê
Chân và Ngô Quyền.
Năm 2016, khánh thành nhà máy Bắc Ninh và bắt đầu đi vào hoạt động
sản xuất, cùng với dây chuyển và trang thiết bị hiện đại. Các sản phẩm ngày
càng phong phú, đa dạng hơn về bánh quy khô, bánh bao, caramen,…
Năm 2017, quyết định mở thêm 3 chi nhánh mới tại Hoàng Ngân, Nguyễn
12


Hữu Huân, Phố Huế. Dừng kinh doanh ở cửa hàng Phan Bội Châu và chuyển

sang địa chỉ mới ở Trần Hưng Đạo.
Hiện tại, hệ thống Nguyễn Sơn Bakery là 14 cửa hàng tại Hà Nội và 2 cửa
hàng tại Hải Phòng. Đến nay, số lượng nhân viên đã tăng lên đáng kể:
Tại nhà máy có khoảng 150 nhân viên chuyên về sản xuất, 8 nhân viên kế
toán, 7 nhân viên văn phịng.
Tại Hà Nội có 1 tổng quản lý cả hệ thống, 6 quản lý cửa hàng, 8 giám sát,
43 nhân viên bán hàng, 10 nhân viên văn phòng, 11 nhân viên giao hàng và lái
xe.
Tại Hải Phòng gồm 1 quản lý, 2 giám sát, 8 nhân viên bán hàng và giao
hàng, 1 kế toán.
Tháng 4/2017, Nguyễn Sơn Bakery đã đạt được 3 chứng nhận ISO gồm:
Chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000:2005. Chứng nhận
hệ thống quản lý chất lượng – GMP. Chứng nhận hệ thống phân tích mối nguy
và điểm kiểm soát tới hạn – HACCP.
Tháng 7/2017, thành lập thêm thương hiệu Diet Cake về các sản phẩm
đông lạnh, bánh dành cho những người ăn kiêng.
2.1.2. Giới thiệu về ông Nguyễn Sơn, Giám đốc Công ty TNHH
Nguyễn Sơn
Họ và tên: Nguyễn Sơn
Sinh ngày: 26/09/1966
Quê quán: Làng Linh Quang, phường Văn Chương, quận Đống Đa, Hà
Nội
Về gia đình: Hiện gia đình chú đang sinh sống tại Hà Nội. Gồm có 4
thành viên là chú, vợ cùng 2 con. Vợ chú cũng giữ chức vị giám đốc Công ty
TNHH Nguyễn Sơn, 1 người con đang đi du học và 1 người con đang là học
sinh.
Về công việc: Là giám đốc cũng là người thành lập công ty, có thể nói chú
là một con người tài giỏi trong lĩnh vực kinh doanh, từ một thương hiệu chưa ai
biết đến, nhờ vào năng lực cũng như tố chất của mình, chú đã từng bước phát
13



triển thương hiệu Nguyễn Sơn Bakery trên thị trường bánh ngọt, dần được nhiều
người biết đến và tin dùng. Trong cơng việc, chú là người quyết đốn, theo thiên
hướng hành động, nói là làm ngay, khơng chờ đợi. Ln lắng nghe và thích
những ý kiến đóng góp của nhân viên về chất lượng, mẫu mã sản phẩm cũng
như chiến lược kinh doanh phát triển. Xem xét các ý kiến và đưa ra quyết định
cuối cùng của mình. Hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nên chú luôn hướng
tới phong cách lãnh đạo dân chủ để dễ dàng quản lý công việc nhưng vẫn không
làm mất đi sự tự do sáng tạo của nhân viên, tuy nhiên vẫn có những cơng việc
phải dùng đến phong cách lãnh đạo độc đoán.
2.2. THỰC TRẠNG PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA ÔNG
NGUYỄN SƠN – GIÁM ĐỚC CƠNG TY TNHH NGŨN SƠN
Cơng tác lãnh đạo được thể hiện ở tất cả các lĩnh vực trong đời sống, nhất
là trong hoạt động kinh doanh. Có những nét chung đồng thời cũng có những
đặc điểm riêng tùy thuộc vào người lãnh đạo. Giám đốc của một doanh nghiệp
chính là người chịu trách nhiệm gánh vác lãnh đạo trong tổ chức, ở mỗi người
lãnh đạo sẽ có một cách nghĩ riêng để thể hiện quyền hạn và trách nhiệm đối với
tập thể nhân viên. Chính điều này làm nên cái tôi trong phong cách lãnh đạo của
mỗi người.
Trong bối cảnh mới của sự phát triển, nền kinh tế thị trường đã có những
yêu cầu mới với các doanh nghiệp muốn thành công trong kinh doanh. Giám
đốc là người luôn phải có cái nhìn thực tế hơn về giá trị của mình đối với doanh
nghiệp mà họ quản lý. Họ phải có một phong cách lãnh đạo hợp lý, thay đổi phù
hợp với công việc. Phong cách lãnh đạo hợp lý chính là phong cách mà ở đó vừa
phát huy được sức mạnh cá nhân và tập thể nhân viên trong hoạt động sản xuất
kinh doanh. Vì vậy, phong cách lãnh đạo là một yếu tố quan trọng góp phần làm
nên sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp.
Làm việc tại Công ty TNHH Nguyễn Sơn được 2 năm, tiếp xúc từ giám
đốc, trưởng phòng đến các quản lý, giám sát. Nhận thấy rằng mỗi người đều có

một cách khác nhau tạo ảnh hưởng đến hành vi công việc của người khác. Mỗi
cách thể hiện, ứng xử đều riêng biệt mang bản chất tính cách khác nhau của mỗi
14


người, không ai giống ai. Dựa vào đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài vì
vậy sẽ tập trung phân tích phong cách lãnh đạo của giám đốc Nguyễn Sơn.
Theo quan điểm của em, chú Sơn là người kết hợp cả 2 phong cách lãnh
đạo là dân chủ và độc đoán. Để làm rõ và chứng minh về quan điểm của mình,
em sẽ trình bày cũng như đưa ra dẫn chứng về phong cách lãnh đạo của chú Sơn
trong việc lãnh đạo công ty.
Phong cách lãnh đạo dân chủ là phong cách mà người lãnh đạo biết phân
chia quyền lực quản lý của mình, tranh thủ ý kiến nhân viên, đưa họ tham gia
vào việc bàn bạc các quyết định.
• Dẫn chứng: Nguyễn Sơn Bakery mỗi tháng ln có một chương trình
khuyến mãi với tên “Deals of the month” hoặc “Cake of the month”. Chương
trình có nội dung chính là chọn một hoặc vài sản phẩm phù hợp với tháng hay
mùa làm bánh của tháng. Với rất nhiều sản phẩm, việc chọn ra được sản phẩm
phù hợp, hoặc điều kiện làm chương trình để giúp tăng doanh thu cũng như đem
thương hiệu đến người tiêu dùng thì đây cũng là vấn đề đáng suy nghĩ. Chú Sơn
luôn cùng các quản lý, bộ phận kinh doanh thảo luận về chương trình. Chọn
bánh nào hay sản phẩm nào phù hợp? Giảm giá hay tặng bánh khi đạt được điều
kiện nào đó? Hay sản xuất ra sản phẩm mới làm chương trình khuyến mãi? Tất
cả vấn đề đó mọi người đều tham gia thảo luận, đưa ra ý kiến của mình.
Việc để nhân viên tham gia lập kế hoạch đã tạo ra những điều kiện thuận
lợi để nhân viên phát huy ý kiến, tính sáng tạo, đồng thời tạo ra bầu không khí
tâm lý tích cực, thân thiện và nhân viên thấy bản thân được tơn trọng.
• Dẫn chứng: Tiếp xúc với nhân viên chú Sơn luôn vui vẻ, chào hỏi mọi
người từ nhân viên bán hàng đến quản lý. Đối với những nhân viên mới mà chú
gặp thì ln quan tâm xem đã thích ứng được với môi trường làm việc chưa? Có

gặp khó khăn gì trong cơng việc khơng? Và nhắc nên ăn uống đầy đủ để giữ sức
khỏe tốt.
Với phong cách lãnh đạo dân chủ, dù người lãnh đạo cùng một hoặc vài
nhân viên tham gia vào quá trình quyết định thì người lãnh đạo vẫn sẽ duy trì
cho mình quyền quyết định cuối cùng.
15


• Dẫn chứng: Khi lắng nghe những ý kiến của các quản lý và bộ phận
kinh doanh, chú Sơn nhận được nhiều thơng tin hữu ích liên quan đến chương
trình, sau đó xem xét các ý kiến đó có thực thi và phù hợp hay không. Cuối cùng
chú Sơn sẽ quyết định nội dung chương trình khuyến mãi vào tháng sau, lên kế
hoạch và phân chia công việc cụ thể cho từng người, từng bộ phận.
Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng người nhưng vẫn để nhân viên quyết định
cách thức thực hiện nhiệm vụ.
• Dẫn chứng: Chú Sơn để bộ phận Nhân sự chủ động trong việc tìm kiếm
nhân viên cho các cửa hàng, tổ chức tuyển chọn và phỏng vấn nhân viên.
Lãnh đạo bằng cách làm gương cho nhân viên.
• Dẫn chứng: Có một thời gian, sản phẩm bánh của Nguyễn Sơn Bakery
nhận được những phản ánh không tốt về cách trang trí bánh không cẩn thận,
nham nhở, kem lấm lem làm khách hàng nhìn vào khơng muốn mua bánh. Chú
Sơn đã trực tiếp vào tổ bánh, hướng dẫn chi tiết từng công đoạn một cách tỉ mỉ.
Chú nói: “Chúng ta khơng chỉ tạo ra sản phẩm ngon, mà cần phải đẹp. Vì làm ra
chiếc bánh cũng là một nghệ thuật, phải thu hút được ánh nhìn đầu tiên của
khách về cái đẹp bên ngồi thì chúng ta đã thành công được một nửa,...”
Một người lãnh đạo giỏi là người sẽ biết kết hợp các phong cách lãnh đạo,
đối với từng công việc sẽ áp dụng phong cách lãnh đạo phù hợp. Cơng ty gia
đình nên dù theo hướng dân chủ nhưng đơi khi có một số cơng việc vẫn áp đặt
sở thích cũng như quan điểm cá nhân lên nhân viên. Có thể nói theo phong cách
lãnh đạo độc đốn.

• Dẫn chứng: Chú Sơn thỉnh thoảng sẽ đi kiểm tra cửa hàng để xem hoạt
động kinh doanh cũng như cách làm việc của nhân viên như thế nào. Nếu chú
cảm thấy cửa hàng này chưa phù hợp, không hợp lý và cần sửa chữa lại, chú sẽ
thông báo quyết định sửa chữa cửa hàng vào ngày nào và các bộ phận cần chuẩn
bị những gì để tiến hành cho việc sửa chữa cửa hàng, không thông qua một ý
kiến nào của nhân viên. Trong quá trình sửa chữa cửa hàng, chú kiểm tra, giám
sát từng công việc từ nhỏ nhất như tủ này để đâu? dán giấy tường màu gì? trang
trí và sắp xếp các sản phẩm như thế nào? Chú yêu cầu mọi thứ phải thật chỉn
chu, theo đúng ý tưởng và kế hoạch đã đề ra từ trước.
Việc dừng hoạt động kinh doanh tại địa chỉ 16 Phan Bội Châu, dù chưa
16


chuẩn bị được đầy đủ mọi thứ để chuyển sang cửa hàng mới. Chú Sơn yêu cầu
trong vòng 4 ngày phải hồn thiện các cơng việc ch̉n bị khai trương cửa hàng
mới và dọn dẹp, vận chuyển mọi thứ ở Phan Bội Châu sang cửa hàng mới.
Với tính cách hành động ngay và luôn, dám nghĩ dám làm đã đem lại
“diện mạo mới” cho các cửa hàng, sự hài lòng của khách hàng về sự thay đổi, đã
khẳng định, dù độc đốn – áp đặt nhưng nó đem lại hiệu quả tốt và quyết định
của chú là đúng đắn.
2.3.

ĐÁNH GIÁ

2.3.1. Ưu điểm
Hoạt động kinh doanh cần có sự linh hoạt trong công việc, sự sáng tạo và
ý kiến của mỗi người đều có những cái hay riêng. Việc lắng nghe, tiếp thu
những ý kiến từ nhân viên sẽ góp phần tìm ra những giải pháp, kế hoạch để phát
triển kinh doanh của công ty. Là giám đốc công ty – người trực tiếp lãnh đạo
cũng như chịu trách nhiệm với tồn bộ hoạt động của cơng ty thì ơng Nguyễn

Sơn luôn phải đưa ra những chiến lược kinh doanh một cách chính xác, phù hợp
với mục tiêu hoạt động của công ty.
Một người lãnh đạo dù tài giỏi đến đâu, nhưng khi hoạt động kinh doanh
sẽ không thể biết được tất cả thông tin cũng như giỏi về mọi lĩnh vực trong xã
hội. Thị hiếu của người tiêu dùng đối với sản phẩm rất khác nhau và thay đổi
thường xuyên và với thị trường một người mua trăm người bán thì việc đưa ra
những kế hoạch, chương trình mà chỉ dựa vào quan điểm cá nhân của một người
thì khó có thể thành cơng cao. Với phong cách lãnh đạo dân chủ, rất dễ dàng có
những kế hoạch phát triển kinh doanh tốt, vì giám đốc đã tạo được bầu khơng
khí cởi mở, chân tình, sự tin cậy lẫn nhau trong tập thể, tạo tiền đề cho sự phát
huy sáng tạo nhờ đó mà giám đốc có những quyết định đúng đắn giúp cho kết
quả thực hiện công việc được hiệu quả hơn.
Xây dựng được sự tin tưởng, trung thành và sự tận tụy của nhân viên đối
với người lãnh đạo cũng như với cơng ty.
Tạo được tinh thần đồn kết, phát huy được sức mạnh tập thể nhân viên.
Đồng thời tạo sự tự tin cho nhân viên, giúp họ vượt qua được giới hạn bản
thân và phát huy sức mạnh tiềm ẩn mà họ chưa phát hiện ra.
Áp dụng phong cách lãnh đạo độc đốn đã giúp cơng ty nhanh chóng ổn
17


định tình hình (việc khai trương và dừng hoạt động kinh doanh tại cửa hàng).
Nắm bắt được thời cơ thuận lợi để tạo dựng hình ảnh Nguyễn Sơn Bakery mới.
Thể hiện sức mạnh của tinh thần đại đoàn kết của các bộ phận trong cơng
ty, chỉ cần đồn kết cùng cố gắng, mọi việc đều sẽ thành công
Đồng thời gia tăng uy tín, khả năng lãnh đạo của Giám đốc Nguyễn Sơn.
2.3.2. Nhược điểm
Sử dụng phong cách lãnh đạo dân chủ trong công việc đôi khi làm mất rất
nhiều thời gian cho việc thảo thuận, lắng nghe, phân tích các phương án để giải
quyết vấn đề. Làm chậm trễ nhiều kế hoạch, đôi khi thời gian quá gấp không kịp

để chuẩn bị mọi thứ.
Một chương trình khuyến mãi của tháng cần chuẩn bị sản phẩm, lên
chương trình đăng website và fanpage, làm market tờ phướn về chương trình,
hướng dẫn và thông báo nội dung cho các cửa hàng. Những công việc ch̉n bị
này ln phải hồn thành muộn nhất vào ngày cuối cùng của tháng. Nhưng đôi
khi không phải luôn theo đúng kế hoạch, việc thảo thuận về chương trình của
tháng có thể kéo dài từ ngày 20 đến 29, thậm chí ngày 30 của tháng mới có
chương trình. Nếu chương trình có sản phẩm mới thì chương trình có thể đã gửi
cho các cửa hàng, nhưng sản phẩm lại chưa mẫu, khi đưa sản phẩm ra cửa hàng
thì chưa có giá. Đơi khi phải cất đi để chờ đợi thơng báo về giá. Nhân viên thì
khơng kịp hiểu nội dung chương trình để giới thiệu đến khách hàng, khách hàng
khơng biết về chương trình khuyến mãi gây ra một số trường hợp khơng mong
muốn. Chương trình khuyến mãi hoạt động được 2-3 ngày thì mới có tờ phướn
khuyến mãi chuyển đến cửa hàng, lúc đó khách hàng mới biết được sản phẩm ưu
đãi của tháng. Việc chậm trễ như vậy làm cho hoạt động chương trình khuyến
mãi khơng diễn ra được như mong muốn kế hoạch ban đầu.
Sử dụng phong cách lãnh đạo độc đốn đơi khi gây áp lực, tạo cảm giác
căng thẳng cho nhân viên. Nhân viên phải gồng mình lên để hồn thành nhiệm
vụ được giao, tâm lý mệt mỏi và chán nản nên hiệu quả làm việc không tốt.

18


Chương 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA ÔNG
NGUYỄN SƠN – GIÁM ĐỐC CÔNG TY TNHH NGUYỄN SƠN
3.1.

MỤC TIÊU


Việc kết hợp hai phong cách lãnh đạo độc đoán và dân chủ đã cho thấy
những điểm tích cực đem lại hiệu quả trong q trình phát triển cơng ty, tuy
nhiên vẫn có một số hạn chế nhất định. Vì vậy, đưa ra các giải pháp nhằm hoàn
thiện phong cách lãnh đạo mà ông Nguyễn Sơn đã áp dụng, để đạt được mục
tiêu phát triển của công ty, đưa thương hiệu Nguyễn Sơn Bakery đến với nhiều
khách hàng tiềm năng cũng như duy trì hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách
hàng về chất lượng sản phẩm, chất lượng phục vụ, dịch vụ chăm sóc chăm
khách hàng.
3.2.

GIẢI PHÁP

3.2.1. Phát huy những ưu điểm của phong cách lãnh đạo
Tạo sự tự tin cho nhân viên, giúp họ vượt qua những giới hạn và hoàn
thiện bản thân: cần giao việc vừa sức, phù hợp với khả năng nhân viên. Ghi
nhận và đánh giá đúng đắn những nỗ lực của nhân viên trong q trình thực hiện
cơng việc. Những sai lầm của nhân viên trong q khứ thì khơng nên nhắc lại,
động viên và phân tích để nhân viên có thể xóa đi những sai lầm và hoài nghi về
năng lực bản thân. Đối với những quan điểm của mỗi nhân viên, cần có sự nhận
xét khách quan và bình đẳng, chỉ ra được ưu và khuyết điểm trong từng quan
điểm để nhân viên khắc phục, không phân biệt chức vụ của nhân viên để nhận
xét quan điểm gây ra sự mặc cảm, tự ti.
Xây dựng sự tin tưởng, trung thành và tận tụy của nhân viên: Trong ứng
xử phải nói thẳng thắn, chứng minh sự tôn trọng, tạo sự minh bạch, sửa những
lỗi sai, bày tỏ kết quả, làm rõ những mong muốn, có trách nhiệm giải trình khi
nhân viên thắc mắc, luôn lắng nghe ý kiến một cách chân thành, giữ lời hứa với
nhân viên. Khơng được có những hành vi ứng xử nào quá đáng hay thiếu tôn
trọng nhân viên. Luôn đảm bảo quyền lợi và lợi ích pháp luật cho nhân viên. Có
19



cơ chế phân chia lợi ích, trả lương, khen thưởng công bằng dựa trên kết quả sự
cống hiến của nhân viên.
Xây dựng tinh thần đoàn kết, sức mạnh tập thể trong nội bộ: Triệt để ngăn
chặn những tư tưởng bè phái trong nội bộ nhân viên, khuyến khích tinh thần tập
thể, tổ chức làm việc cùng nhau, các cửa hàng phụ giúp nhau trong hoạt động
kinh doanh. Tổ chức các hoạt động văn hóa, vui chơi,... tạo cơ hội để mọi người
hiểu nhau hơn. Truyền cảm hứng cho nhân viên để cùng nhau phát triển cơng ty.
Để nhanh chóng ổn định tình hình, giải quyết mâu thuẫn: Phân tích và xác
định tính cấp bách của vấn đề. Phải thể hiện sự quyết đốn, nhất qn trong
hành động. Thơng báo trước biện pháp xử lý các hành vi không làm đúng nhiệm
vụ được giao, triệt để tuân thủ xử lý để đảm bảo tính răn đe những nhân viên
khác.
Nắm bắt thời cơ thuận lợi để tạo dựng hinh ảnh Nguyễn Sơn Bakery mới:
Phân tích thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng, xây dựng kế hoạch thay đổi,
lựa chọn đúng thời cơ thuận lợi và tổ chức chuẩn bị lỹ càng để đón đầu thời cơ.
Thể hiện sức mạnh của tinh thần đại đồn kết của các bộ phận trong cơng
ty: Xây dựng văn hóa cơng ty, tổ chức các hoạt động thi đua.
Tăng uy tín và khẳng định tài năng lãnh đạo của Giám đốc Nguyễn Sơn:
Sự tham gia trực tiếp các hoạt động kinh doanh, xuyên suốt, nhất quán trong
việc ra và thực thi quyết định.
3.2.2. Giải pháp khắc phục nhược điểm của phong cách lãnh đạo
Tập trung đào tạo những nhân viên có tiềm năng lãnh đạo kế thừa, đảm
bảo kế thừa được các tư tưởng cốt lõi của người lãnh đạo. Phân quyền nhiều hơn
cho các quản lý để chia sẻ công việc. Một số công việc nên để nhân viên tự
quyết định cách giải quyết như vậy sẽ không làm chậm tiến độ kế hoạch đã định
trước.
Chỉ ra quyết định độc đoán trong những trường hợp cần thiết, không nên
quá lạm dụng. Sau khi ra quyết định nên giải thích, làm rõ mục tiêu trong quá
trình thực hiện để nhân viên hiểu rõ hơn. Đảm bảo nhân viên tiếp cận thông tin

một cách thoải mái, không bị gị bó, ép buộc.
20


Thông báo trước và thực hiện triệt để các biện pháp xử lý đối với những
nhân viên làm việc hời hợt, qua loa, khơng có trách nhiệm với cơng việc được
giao. Đối với nhân viên chống đối lại, nên nói chuyện rõ ràng quan điểm để hiểu
biết thêm tại sao họ lại không đồng ý trước khi ra quyết định nào đó.
Giao việc phù hợp, thường xuyên giám sát và ghi nhận phản hồi, thừa
nhận năng lực làm việc của nhân viên, luôn động viên khích lệ, đảm bảo luôn
sẵn sàng hỗ trợ khi nhân viên gặp khó khăn.
Dám chấp nhận khuyết điểm của mình và tích cực nghe góp ý của nhân
viên để sửa đổi, hoàn thiện bản thân. Người lãnh đạo giỏi, làm việc hiệu quả
chính là tấm gương để nhân viên học tập.

21


×