Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Phong cách lãnh đạo của ông Hoàng Văn Hiêng – Chủ tịch UBND huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.85 KB, 29 trang )

MỤC LỤC


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Bối cảnh nước ta hiện nay, sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa – Hiện
đại hóa đất nước ta và việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở đang được triển khai
trên phạm vi toàn quốc cả bề rộng lẫn chiều sâu đã đưa lại nhiều thành công lớn
đối với công cuộc đổi mới nói chung và đổi mới nông nghiệp, nông thôn nói
riêng. Sự thay đổi này đã và đang đặt ra nhiều đòi hỏi và thách thức đối với chất
lượng của đội ngũ cán bộ lao động, quản lí, đặc biệt là chủ tịch UBND huyện người chủ chốt trong việc chỉ đạo hoạt động của các cán bộ, các phòng ban và
lãnh đạo UBND cấp huyện thực hiện những chủ trương, chính sách của Đảng,
Nhà nước một cách nghiêm chỉnh, chính xác và có hiệu quả.
Để đáp ứng những đòi hỏi và thách thức đó, người chủ tịch huyện cần có
những phẩm chất, năng lực và đặc biệt cần có phong cách lãnh đạo phù hợp,
khoa học, hiệu quả để đáp ứng được yêu cầu của công việc trên nhiều lĩnh vực
khác nhau cũng như các tình huống lãnh đạo đa dạng và phức tạp ở cấp huyện.
Người lãnh đạo phải nắm được trong tay mình một thứ vũ khí quan trọng, là
phong cách lãnh đạo hợp lí, mà ở đó người lãnh đạo vừa đáp ứng được các nhu
cầu khác nhau của người lao động, vừa phát huy được sức mạnh cá nhân và tập
thể. Như vậy, với cương vị là một người lãnh đạo, chủ tịch UBND huyện là
người phải ra quyết định trong nhiều vấn đề trọng yếu của huyện, chủ tịch huyện
phải cân nhắc mọi quyết định trên cơ sở lợi ích của huyện, của toàn thể nhân dân
các dân tộc trong huyện chứ không phải lợi ích của nhóm nhỏ và càng không thể
chỉ nhìn vào cái lợi của cá nhân mình.
Chủ tịch huyện là người lãnh đạo và dẫn dắt đội ngũ cán bộ công chức,
dẫn dắt các xã dưới quyền, các phòng ban có liên quan trong huyện thực hiện
nhiệm vụ được giao, giám sát các hoạt động trong việc tuân thủ pháp luật, tuân
thủ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí của Nhà nước, đưa ra những quyết định
đúng đắn để phát triển địa phương và đưa những quyết định đó thành kết quả
thực tế, là người lãnh đạo chính quyền cơ sở, quản lí bộ máy hành chính của nhà


nước tại địa phương, chịu trách nhiệm trước cơ quan cấp trên về mọi hoạt động
2


của UBND huyện.
Để làm được những điều đó, phong cách lãnh đạo của chủ tịch huyện là
mối quan tâm lớn đối với các cán bộ công chức và các phòng ban trong huyện
bởi tính ảnh hưởng của nó đối với việc tổ chức, điều hành, quản lí của chủ tịch
huyện, ảnh hưởng tới sự phát triển của tất cả các ngành, các lĩnh vực trong địa
bàn huyện. Phong cách lãnh đạo của chủ tịch huyện là những phương pháp hành
động, cách thức ứng xử tương đối ổn định và đặc trưng trong hoạt động chỉ đạo
của chủ tịch huyện đối với cán bộ, công chức huyện và người dân trong quá
trình lãnh đạo họ nhằm thực hiện thành công các nhiệm vụ quản lí hành chính
nhà nước tại địa phương.
Phong cách lãnh đạo là một cấu tạo tâm lý phức tạp bao gồm các nhân tố
bên trong của phong cách lãnh đạo là các đặc điểm tâm lý của chủ tịch huyện và
biểu hiện bên ngoài của phong cách lãnh đạo được thể hiện ở nhận thức, cách
thức xử lí tình huống, cách thức ứng xử của chủ tịch huyện, trong đó các nhân tố
bên trong là yếu tố cốt lõi quy định các nhân tố bên ngoài.
Vì vậy, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Phong cách lãnh đạo của ông
Hoàng Văn Hiêng – Chủ tịch UBND huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu” để làm
rõ hơn về vấn đề này.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.


Đối tượng nghiên cứu:
Phong cách lãnh đạo của ông Hoàng Văn Hiêng – Chủ tịch UBND huyện
Than Uyên, tỉnh Lai Châu.




Phạm vi nghiên cứu:
Ông Hoàng Văn Hiêng – Chủ tịch UBND huyện Than Uyên, tỉnh Lai
Châu và các cán bộ công chức, các phòng ban có liên quan từ khi ông Hoàng
Văn Hiêng nhận chức Chủ tịch huyện Than Uyên đến nay.
3. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp tư duy, thu thập ý kiến và một số tài liệu liên quan đến ông
Hoàng Văn Hiêng – Chủ tịch UBND huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu.

4.
3


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO
1.1.

Khái niệm về lãnh đạo.
Có nhiều khái niệm về lãnh đạo như:

-

Theo Drath và Palus (năm 1994) thì lãnh đạo là một quá trình làm cho mọi
người trong tổ chức cảm nhận được những gì họ đã làm, nhờ đó mọi người sẽ

-

thấu hiểu và cam kết thực hiện những gì họ đã làm.
Theo House và cộng sự (năm 1999) thì lãnh đạo là khả năng gây ảnh hưởng,
động viên, khuyến khích của một người nào đó để làm cho cấp dưới đóng góp


-

công sức của mình cho sự thành công của tổ chức.
Theo Bennis (năm 2002) thì lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng mang tính xã
hội nhằm tìm kiếm sự tham gia tự nguyện của cấp dưới để thực hiện một cách



tốt nhất mục tiêu của tổ chức.
Từ đó có thể rút ra một khái niệm tổng quát: Lãnh đạo là một quá trình, một
nghệ thuật tác động, gây ảnh hưởng đến con người làm cho họ tự nguyện, hăng
hái thực hiện thành công các nhiệm vụ, mục tiêu của tổ chức.
1.2.

Khái niệm về phong cách lãnh đạo.
Tùy theo mỗi góc nhìn, chúng ta lại thấy phong cách lãnh đạo được hiểu

theo những khía cạnh khác nhau, tuy nhiên vẫn chưa có được một định nghĩa
hoàn hảo cho phong cách lãnh đạo.
Gồm có những khái niệm cơ bản sau:
-

Phong cách lãnh đạo của một cá nhân là dạng hành vi của người đó thể hiện các

-

nỗ lực ảnh hưởng tới hoạt động của những người khác.
Phong cách lãnh đạo là hệ thống các dấu hiệu đặc trưng của hoạt động quản lí


-

của nhà lãnh đạo, được quy định bởi các đặc điểm nhân cách của họ.
Phong cách lãnh đạo là phương thức và cách tiếp cận của một nhà lãnh đạo để
đề ra các phương hướng, thực hiện các kế hoạch và tạo động lực cho nhân viên.
Từ những khái niệm trên, ta có thể rút ra một định nghĩa tổng quát về
phong cách lãnh đạo như sau: Phong cách lãnh đạo là kiểu hoạt động đặc thù
của người lãnh đạo được hình thành trên cơ sở kết hợp chặt chẽ và tác động qua
lại biện chứng giữa yếu tố tâm lí chủ quan của người lãnh đạo và yếu tố môi
trường xã hội trong hệ thống quản lí.
4


Điểm chung của các định nghĩa này là xem phong cách lãnh đạo là hệ
thống các phương pháp mà người lãnh đạo sử dụng trong hoạt động quản lí của
mình để tác động đến những người thừa hành.
Như vậy, có thể nói phong cách lãnh đạo là một hiện tượng hoàn toàn cụ
thể, không lặp đi lặp lại ở người khác một cách đầy đủ với mọi chi tiết, là nết
độc đáo riêng biệt trong cách thức tiến hành công việc lãnh đạo. Phong cách
lãnh đạo do tổng thể những phẩm chất của người lãnh đạo quyết định phần lớn,
phong cách lãnh đạo không tự phát hình thành, nó là quá trình luôn luôn phát
triển dưới tác động của những điều kiện khác quan và chủ quan.
1.3.

Các loại phong cách lãnh đạo.
Có rất nhiều phong cách lãnh đạo khác nhau, bao gồm: Quyết đoán

chuyên quyền, tổng thể, thủ lĩnh, đối tác, điều khiển, trực tiếp, ủy thác, tự do,
ủng hộ, định hướng... xong trên thực tế, theo các nhà nghiên cứu chỉ có 3
phương pháp lãnh đạo cơ bản là:

+ Phong cách lãnh đạo độc đoán (chuyên quyền);
+ Phong cách lãnh đạo dân chủ (dựa trên nền tảng của sự trao đổi thảo
luận);
+ Phong cách lãnh đạo tự do (ủy thác, giao phó).
Mỗi phong cách lãnh đạo trên đều có những điểm tích cực và hạn chế nhất
định. Xong chúng khác nhau ở một số điểm cơ bản như: cách truyền đạt mệnh
lệnh, cách thiết lập mục tiêu, ra quyết định, quá trình kiểm tra và sự ghi nhận kết
quả.
1.3.1. Phong cách lãnh đạo độc đoán.


Đặc điểm:
Thiên về sử dụng mệnh lệnh, đòi hỏi cấp dưới phải phục tùng tuyệt đối.
Người lãnh đạo vạch ra từng công việc cụ thể cho cấp dưới, cách thức và thời
gian thực hiện công việc đó và bắt cấp dưới phải thực hiện theo đúng mệnh lệnh
mình đã đưa ra.
Cách truyền đạt mệnh lệnh: nhà lãnh đạo nói, nhân viên lắng nghe và sau
đó phát biểu ý kiến của mình. Thông thường, những nhà lãnh đạo có phong cách
này thường đưa ra các chỉ dẫn chi tiết. Vì vậy, nhân viên biết chính xác họ phải
5


làm gì.
Cách giao tiếp của nhà lãnh đạo rõ ràng, ngắn gọn và súc tích.
Cách thiết lập mục tiêu: nhà lãnh đạo sẽ thường thiết lập mục tiêu ngắn
hạn với nhân viên. Nhà lãnh đạo tạo động lực cho nhân viên bằng cách giao cho
họ những mục tiêu cụ thể và thời gian để đạt được những mục tiêu đó. Việc này
là điều kiện khích lệ nhân viên làm việc, nhưng cũng tạo cho nhân viên một áp
lực công việc rất lớn.
Ra quyết định: Nhà lãnh đạo thường quyết định hầu hết mọi công việc của

cơ quan, tổ chức mà họ nắm quyền. Khi nảy sinh vấn đề cần giải quyết, nhà lãnh
đạo đánh giá các sự lựa chọn, ra quyết định và trực tiếp hướng dẫn nhân viên
những hành động họ cần phải thực hiện.
Quá trình kiểm soát: Những nhà lãnh đạo thường thiết lập các khâu kiểm
soát nhất định để điều khiển quá trình thực hiện công việc. Thường xuyên cung
cấp thông tin dưới dạng các hướng dẫn cụ thể về cách làm thế nào để cải tiến
công việc tốt hơn.
Môi trường phù hợp: Phong cách lãnh đạo độc đoán rất thích hợp khi có
mệnh lệnh từ cấp trên mô tả những gì cần phải làm và làm như thế nào. Khi đó,
nhà lãnh đạo là người chỉ huy thực hiện nhiệm vụ, làm đúng những gì được yêu
cầu. Phong cách lãnh đạo này cũng thích hợp trong trường hợp các nhân viên
còn hạn chế về kinh nghiệm và thiếu những kỹ năng cần thiết để hoàn thành
công việc. Nhà lãnh đạo theo phong cách này họ đưa ra các bước đi và hành
động, kiểm soát những khâu quan trọng để các nhân viên có thể dễ dàng hoàn
thành nhiệm vụ.

-

Ưu điểm:
Giải quyết mọi vấn đề một cách nhanh chóng, cần thiết khi tập thể mới được

-

thành lập.
Phong cách này cũng đặc biệt cần thiết khi giải quyết các vấn đề riêng, các vấn
đề cần phải giữ bí mật thuộc thẩm quyền trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo doanh


-


nghiệp.
Nhược điểm:
Không khí trong tổ chức: gây hấn, phụ thuộc vào định hướng của một các nhân.
Người lãnh đạo hay có thái độ ứng xử lạnh nhạt, quan cách, hay can thiệp vào
6


công việc của người khác nên không tận dụng được sức sáng tạo của người dưới
-

quyền, triệt tiêu sức sáng tạo của mọi người trong tổ chức.
Nhân viên ít thích lãnh đạo. Hiệu quả thấp khi không có mặt lãnh đạo.
Người lãnh đạo độc đoán dễ gây ra tình trạng bất ổn trong tổ chức, tạo cơ sở
phát sinh bè phái, ảnh hưởng đến công việc chung.
1.3.2. Phong cách lãnh đạo dân chủ.
Người lãnh đạo chỉ giải quyết những vấn đề quan trọng, còn lại giao cho
cấp dưới theo phân quyền.
Phong cách lãnh đạo dân chủ được đặc trưng bằng việc người quản lí biết
phân chia quyền lực của mình, tranh thủ ý kiến cấp dưới, đưa cho họ tham gia
vào việc khởi thảo các quyết định.
Tạo ra những điều kiện thuận lợi để cho những người cấp dưới được phát
huy sáng kiến, tham gia vào việc lập kế hoạch, đồng thời tạo ra bầu không khí
tâm lý tích cực trong quá trình quản lý.
Cho phép nhân viên tham gia đóng góp ý kiến và triển khai công việc theo
năng lực của mỗi người, luôn tham khảo ý kiến của nhân viên đối với các công
việc có liên quan đến chuyên môn của nhân viên, xây dựng cơ chế để nhân viên
có quyền hạn nhất định, có thể chủ động trong việc quyết định các công việc do
mình phụ trách. Do vậy mà người có phong cách lãnh đạo dân chủ thường là
những người hiền hòa, ít cáu giận, luôn tìm hiểu nguyên nhân sâu xa rồi giải
quyết một cách thấu đáo, môi trường làm việc thoải mái, năng động, chủ động.

Thông tin hai chiều từ trên xuống và từ dưới lên, các thành viên có quan
hệ chặt chẽ với nhau. Nhân viên đưa ra ý kiến, đặt câu hỏi, lắng nghe, cung cấp
thông tin, phản hồi lại thông tin để đưa đến một quyết định đúng đắn nhất cho cơ
quan, tổ chức. Nhà lãnh đạo đóng vai trò đảm bảo chắc chắn các ý kiến của cấp
dưới đều được mọi người quan tâm cùng thảo luận, người lãnh đạo là nhân tố
đảm bảo cho các cuộc thảo luận đó đi đúng hướng và tất cả các nhân viên đều có
cơ hội đóng góp ý kiến.
Cách truyền đạt mệnh lệnh: Giao tiếp hai chiều là quy tắc của các nhà
lãnh đạo thuộc phong cách này. Họ đi xung quang bàn và tạo cho mọi nghười có
cơ hội được những người khác thảo luận về ý kiến của mình. Nhà lãnh đạo sẽ
7


dành rất nhiều thời gian để đặt câu hỏi và lắng nghe, cùng hội thoại với nhân
viên và chia sẻ các ý kiến của mình. Đặt ra những câu hỏi đúng tập trung vào
vấn đề thảo luận và vẽ ra ý tưởng của mọi nhân viên.
Cách thiết lập mục tiêu: Sau khi thảo luận cặn kẽ, mục tiêu sẽ được thiết
lập. Tận dụng sự thảo luận của nhiều người để kết nối những tài năng và kiến
thức của từng nhân viên riêng lẻ dể đạt được mục tiêu đề ra là phong cách của
nhà lãnh đạo này.
Ra quyết định: Đặt câu hỏi trước khi ra quyết định là phong cách cảu các
nhà lãnh đạo dân chủ. Quyết định chỉ được đưa ra khi có sự cộng tác và phối
hợp của nhân viên. Cả nhà lãnh đạo và nhân viên đều đóng vai trò chủ động, tích
cực trong việc xác định vấn đề, đánh giá sự lựa chọn và ra quyết định.
Quá trình kiểm soát: Nhà lãnh đạo và nhân viên cùng kiểm soát quá trình
thực hiện và thảo luận xem cần phải tiến hành những hành động nào. Công việc
sẽ đạt được kết quả tốt nhất khi cả hai bên cùng cởi mở và có những điều chỉnh
khi thấy cần thiết. Sự ghi nhận kết quả: Các nhà lãnh đạo ghi nhận những thành
quả đóng góp của các nhân viên trong cuộc thảo luận, xây dựng ý tưởng cùng
với người khác và gợi mở ra những ý tưởng mới.

Phong cách lãnh đạo dựa trên trao đổi và thảo luận đặc biết thích hợp khi
cần câu trả lời cho các vấn đề. Phong cách thảo luận thường có kết quả khi nhân
viên là những người có chính kiến riêng và tự tin nói ra chính kiến của mình.
Nhà lãnh đạo sẽ xác định những gì cần phải làm và làm như thế nào để tăng sự
ràng buộc của nhân viên với những gì sẽ xảy ra.
Phong cách lãnh đạo dân chủ được đánh giá là phong cách mang lại hiệu
quả làm việc cao nhất. Tuy nhiên để áp dụng được phong cách này để đạt đựa
hiệu quả tối ưu thì cần đáp ứng các điều kiện sau: Người quản lí là người đã hiểu
rõ vấn đề nhưng cần thêm các ý kiến, thông tin từ cấp dưới để xử lí vấn đề đó.
Tổ chức phải tương đối ổn định về nề nếp và nhân sự, các thành viên trong tổ
chức phải là những người đã nắm rõ công việc, nhiệm vụ và cách thức tiến hành
công việc.
Tầm nhìn về phong cách lãnh đạo dân chủ: Phong cách lãnh đạo dân chủ
8


là xu thế tất yếu của phong cách lãnh đạo hiện đại, nên sử dụng phong cách lãnh
đạo dân chủ sẽ tập hợp được nhân sự tài năng toàn tâm, toàn ý lo cho công việc
của mình và của toàn tổ chức.


Ưu điểm:

-

Nhân viên làm việc hiệu quả hơn do được chủ động trong việc quyết định các
công việc do mình phụ trách nên công việc được xử lí một cách nhanh chóng

-


hơn, chính xác và hiệu quả hơn.
Phát huy được sức mạnh tập thể, phát huy được tính sáng tạo của nhân viên.
Không khí thân thiện, định hướng nhóm, định hướng nhiệm vụ, mọi người tập
trung vào việc xử lí công việc, phối hợp thực hiện công việc thay vì ganh ghét,
đố kị nhau.



Năng suất cao, kể cả không có mặt của lãnh đạo.
Nhược điểm:
- Nếu người cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp sử dụng phong cách này mà là
người nhu nhược sẽ dẫn đến tình trạng theo đuôi quần chúng, các quyết định đưa
ra chậm chạp để lỡ mọi cơ hội thuận tiện.
- Tốn nhiều thời gian và công sức cho việc thảo luận để những thành viên
trong tổ chứ đều được đóng góp ý kiến, nhiều ý kiến không khả quan do không
phù hợp với năng lực và trình độ chuyên môn của từng thành viên.
1.3.3. Phong cách lãnh đạo tự do
Những nhà lãnh đạo sử dụng phong cách này thường giải thích và có
những cam kết về công việc cần thực hiện và khi nào phải hoàn thành công việc
đó. Còn cách thức làm việc thì toàn quyền do người nhân viên đó quyết định.
Với phong cách lãnh đạo này thì các nhà lãnh đạo sẽ cho phép các nhân
viên được quyền ra quyết định, nhưng nhà lãnh đạo vẫn chịu trách nhiệm đối với
những quyết định được đưa ra. Phong cách lãnh đạo được sử dụng khi các nhân
viên có khả năng phân tích tình huống và xác định những gì cần và làm như thế
nào để giải quyết công việc đó một cách hiệu quả nhất.
Cách truyền đạt mệnh lệnh: Đối với những công việc cần thực hiện, các
giao tiếp có thể chỉ là một chiều. Trong những trường hợp khác lại là hai chiều.
Giao tiếp để xem xét lại những gì đã thực hiện và cách ngăn ngừa những cản trở
9



trong quá trình thực hiện.
Cách thiết lập mục tiêu: Cũng giống như cách thức giao tiếp, mục tiêu có
thể được nhà lãnh đạo thiết lập ngay hoặc có thể đưa ra sau khi đã thảo luận với
nhân viên.
Ra quyết định: Quyết định thực hiện nhiệm vụ được chuyển cho nhân
viên. Người nhân viên có quyền chọn lựa những phương cách thích hợp để đạt
được kết quả mong đợi. Nhà lãnh đạo phải tránh "tiếp tục duy trì sự giao phó"
khi nhân viên không muốn tự ra quyết định mà tìm cách "trả lại" quyền ra quyết
định cho nhà lãnh đạo.
Quá trình kiểm soát: Nhà lãnh đạo theo phong cách này thường quyết
định cách thức kiểm soát công việc. Số lần kiểm soát phụ thuộc vào tính ưu tiên
của nhiệm vụ và người thực hiện nó. Cung cấp thông tin phản hồi là trách nhiệm
của nhân viên.

-

Ưu điểm:
Mỗi thành viên trong nhóm đều có khuynh hướng trở thành chủ thể cung cấp

-

những tư tưởng, ý kiến để giải quyết những vấn đề cốt lõi do thữ tiễn đặt ra.
Các thành viên có quyền tham gia vào quyết định các việc lớn của tổ chức nên
khai thác được tính sáng tạo của nhân viên và vì vậy có nhiều phương án để giải
quyết một vấn đề. Tạo cho nhân viên thoải mái trong công việc, không bị gò bó,
dẫn đến hiệu quả công việc có thể co hơn.

-


Phong cách này phù hợp với các nhà lãnh đạo không có khả năng quyết đoán
cao và chính xác, mọi việc được đua ra bàn bạc và giảm được các sai lầm do

-

quyết định của nhà lanh đạo.
Không khí trong tổ chức thân thiện, định hướng nhóm, định hướng vui chơi.

-

Nhược điểm:
Đôi khi tự do quá, người lãnh đạo không kiểm soát được công việc, và dẫn đến

-

mục tiêu không hoàn thành.
Dễ tạo ra tâm lý buồn chán cho người lãnh đạo, dẫn đến tình cảm cô đơn, tùy

-

tiện, lơ là công việc cho dù bản thân rất phù hợp với công việc.
Năng suất lao động thấp, người lãnh đạo vắng mặt thường xuyên.



1.4.

Các yếu tố để lựa chọn phong cách lãnh đạo thích hợp.
Có thể dựa vào một số yếu tố sau để lựa chọn phong cách lãnh đạo phù
10



hợp như:

-

Dựa vào thời gian hình thành của tổ chức:
Giai đoạn bắt đầu hình thành: Là giai đoạn tập thể chưa ổn định, mọi thành viên
thường chỉ thực hiện công việc được giao theo nhiệm vụ, nhà lãnh đạo nên sử

-

dụng phong cách độc đoán.
Giai đoạn tương đối ổn định: Là khi các thành viên chưa có sự thống nhất, tự
giác trong hoạt độc, tính tích cực, sự đoàn kết chưa cao, nên dùng kiểu lãnh đạo

-

mềm dẻo, linh hoạt.
Giai đoạn tập thể phát triển cao: Là khi tập thể có bầu không khí thoải mái, tinh
thần đoàn kết cao, có khả năng tự quản, tự giác cao, nên dùng kiểu dân chủ hoặc

-

tự do.
Dựa vào trình độ của nhân viên:
Sử dụng phong cách lãnh đạo ủy thác đối với các nhân viên hiểu rõ công việc

-


hơn chính bản thân nhà lãnh đạo.
Sử dụng phong cách lãnh đạo độc đoán khi nhân viên còn ít kinh nghiệm, năng


-

lực thấp, chưa định hướng được công việc, thiếu nghị lực, tính sáng tạo kém.
Dựa vào tính cách của nhân viên:
Cần độc đoán với những người ưa chống đối, không có tính tự chủ, thiếu tự chủ,

-

thiếu tính sáng tạo.
Cần dân chủ với những người có tinh thân hợp tác, có lối sống tập thể.
Cần tự do với những người không thích giao thiệp, hay có đầo óc cá nhân chủ



nghĩa.

11


Chương 2
THỰC TRẠNG VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA
ÔNG HOÀNG VĂN HIÊNG – CHỦ TỊCH UBND HUYỆN THAN UYÊN,
TỈNH LAI CHÂU.
2.1. Giới thiệu chung.
2.1.1. Giới thiệu về huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu và UBND huyện
Than Uyên, tỉnh Lai Châu.



Giới thiệu về huyện Than Uyên:
Than Uyên là một huyện lị thuộc địa bản tình Lai Châu, có vị trí địa lí như
sau: Phía đông giáp huyện Văn Bàn (Lào Cai), huyện Mù Cang Chải (Yên Bái).
Phía tây giáp huyện Quỳnh Nhai (Sơn La). Phía nam giáp huyện Mường La
(Sơn La) và một phần của huyện Mù Cang Chải (Yên Bái). Phía bắc giáp huyện
Tân Uyên (Lai Châu).
Từ ngày 01/01/2008 huyện Than Uyên có 12 đơn vị hành chính trực
thuộc, bao gồm các xã: Hua Nà, Khoen On, Mường Cang, Mường Kim, Mường
Mít, Mường Than, Pha Mu, Phúc Than, Ta Gia, Tà Hừa, Tà Mung và thị trấn
Than Uyên. Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 79.687,6 ha. Dân số tính đến
ngày 31/12/2008 là 55.299 khẩu. Gồn có 10 dân tộc cùng sinh sống: Kinh 7.252
khẩu (13,1%), Thái 40.450 khẩu (73,2%), Mông 5.829 khẩu (10,5%), Khơ Mú
1.261 khẩu (2,3%), Dao 321 khẩu (0,6%), các dân tộc khác 161 khẩu (0,3%) gồn
các dân tộc: Tày, Lào, Cao Lan, Nùng.



Giới thiệu về UBND huyện Than Uyên.
* Về cơ cấu tổ chức
- UBND huyện Than Uyên có trụ sở đặt tại khu 2 thị trấn Than Uyên,
email:
- UBND huyện gồm Chủ tịch, Phó chủ tịch và các Uỷ viên:
Chủ tịch UBND huyện Than Uyên: Đồng chí Hoàng Văn Hiêng.
Phó chủ tịch UBND huyện Than Uyên: Trần Quang Chiến và Vương Thế
Mẫn.
12



Và các ủy viên của UBND là người đứng đầu các cơ quan chuyên môn
thuộc UBND huyện, ủy viên phụ trách quân sự, ủy viên phụ trách công an.
* Về chức năng
- UBND huyện Than Uyên là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân
huyện Than Uyên, cơ quan hành chính nhà nước ở huyện Than Uyên, chịu trách
nhiệm trước Hội đồng nhân dân huyện Than Uyên và các cơ quan nhà nước cấp
trên.
- UBND huyện Than Uyên chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật,
các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân
huyện Than Uyên nhằm đảm bảo thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển KT
- XH, củng cố quốc phòng an ninh và thực hiện những chính sách khác trên địa
bàn.
- UBND huyện Than Uyên thực hiện chức năng quản lí nhà nước ở địa
phương, góp phần đảm bảo sự chỉ đạo, quản lí thống nhất trong bộ máy hành
chính nhà nước từ trung ương tới cơ sở.
* Về nhiệm vụ, quyền hạn
- Trong việc thi hành pháp luật, UBND thực hiện những nhiệm vụ, quyền
hạn sau:
+Chỉ đạo, tổ chức công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật. Kiểm tra
việc chấp hành Hiếm pháp, pháp luật, các văn bản quy phạm pháp luật của cơ
quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp.
+Tổ chức,chỉ đạo việc thực hiện công tác hộ tịch trên địa bàn.
+Tổ chức, chỉ đạo thực hiện công tác thi hành án theo quy định của pháp
luật.
- Trong việc xây dựng chính quyền và quản lí địa giới hành chính, bảo vệ
và phát triển tài nguyên thiên nhiên, UBND huyện thực hiện những nhiệm vụ,
quyền hạn sau:
+Tổ chức thực hiện việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng
nhân dân các cấp.
+Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan

chuyên môn thuộc UBND huyện.
13


+Tổ chức thực hiện ngân sách huyện; thực hiện các nhiệm vụ phát
triểnKT - XH, phát triển công nghiệp, xây dựng, thương mại, du lịch, nông
nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, mạng lưới giao thông, thủy lợi, xây dựng điểm
dân cư nông thôn; quản lí và sử dụng tài nguyên sông hồ, tài nguyên nước, tài
nguyên khoáng sản, và các tài nguyên thiên nhiên khác; bảo vệ môi trường trên
địa bàn huyện theo quy định của pháp luật.
2.1.2. Giới thiệu về ông Hoàng Văn Hiêng.
-

Họ và tên: Hoàng Văn Hiêng.
Năm sinh: 1970.
Dân tộc: Thái.
Quê quán: Xã Mường Than, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu.
Sự nghiệp: Ông Hoàng Văn Hiêng hiện đang giữ chức Chủ tịch huyện Than
Uyên khóa XX nhiệm kỳ 2016 – 2021, được tái cử từ chức danh UBND huyện
khóa XIX nhiệm kỳ 2011 – 2016. Ông là một người lãnh đạo được nhân dân tin
tưởng vì đã đưa ra được những quyết định về những chính sách y tế, giáo dục,
xóa đói giảm nghèo, tiếp nhận và giải quyết khiếu nại của nhân dân, tổ chức
quản lí và giao quyền cho cán bộ công chức một cách hợp lí, vì vậy mà ông đã
được tin tưởng giữ chức danh Chủ tịch huyện liên tiếp trong 2 nhiệm kỳ là 2011

-

– 2016 và 2016 – 2021.
Trải qua nhiệm kỳ thứ nhất, ông đã đạt được nhiều thành tựu trong sự nghiệp
dẫn dắt hoạt động của UBND huyện, các UBND xã dưới quyền và dẫn dắt sự

phát triển của huyện trên nhiều lĩnh vực như nông thôn mới, xóa đói giảm

-

nghèo, văn hóa, y tế, giáo dục,…
Những đóng góp của ông là rất quan trọng, để đạt được những thành công đã có
được thì ngoài sự hậu thuẫn vững chắc của cán bộ công chức, các phòng ban
trong huyện thì ông còn là một người có phẩm chất đạo đức tốt, hết lòng vì nhân
dân, chăm lo cho nhân dân và nghĩ đến lợi ích của nhân dân đầu tiên; ông còn có
năng lực chuyên môn về quản lí, là một nhà quản lí tốt, để làm được như vậy
ông đã sử dụng phong cách lãnh đạo dân chủ.
2.2. Thực trạng phong cách lãnh đạo dân chủ của ông Hoàng Văn
Hiêng – Chủ tịch UBND huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu.
Chủ tịch UBND huyện là người đứng đầu UBND huyện và có nhiệm vụ
14


lãnh đạo và điều hành công việc của UBND, các thành viên UBND huyện, chỉ
đạo các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện. Chỉ đạo việc thực hiện các
nhiệm vụ thi hành hiến pháp và pháp luật, bảo đảm quốc phòng an ninh và trật
tự an toàn xã hội, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân,…
Huyện Than Uyên thuộc tỉnh Lai Châu là một trong số những huyện
nghèo của cả nước, thực hiện theo Nghị quyết số 22/2003/QH11 về việc chia và
điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh do Quốc Hội ban hành, ngày
26/12/2003, huyện Than Uyên tách ra khỏi tỉnh Lào Cai và sáp nhập vào tỉnh
Lai Châu, do tỉnh Lai Châu quản lí. Khi đó đời sống của đồng bào các dân tộc
trong huyện còn gặp rất nhiều khó khăn, nhân dân chủ yếu là người dân tộc
thiểu số, thu nhập chủ yếu từ canh tác lúa nước nên đời sống nhân dân rất chậm
phát triển, cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng của huyện còn rất hạn chế, ảnh hưởng
đến quá trình phát triển. Ông Hoàng Văn Hiêng bắt đầu nhận chức Chủ tịch

huyện từ năm 2011, ông đã kế thừa sự chỉ đạo của những chủ tịch huyện trước
đó cùng với những nỗ lực, cố gắng của bản thân, ông đã đưa ra nhuững quyết
định chỉ đạo sáng suốt, hợp lòng dân, nâng cao tầm phát triển của huyện, đưa
đời sống nhân dân được ổn định hơn, phát triển hơn. Để làm được những điều
đó, ông Hoàng Văn Hiêng đã sử dụng phong cách lãnh đạo dân chủ.
+ Điểm được chú ý đầu tiên về phong cách lãnh đạo dân chủ là thể hiện
sự thân thiện với các cán bộ công chức trong huyện, luôn thể hiện mình là thành
viên của tổ chức, cũng chính nhờ sự thân thiện này mà ông được cấp dưới và
nhân dân kính nể và đặt niềm tin vào sự lãnh đạo của mình.
Ấn tượng đầu tiên là điều vô cùng quan trọng, được xem là thời điểm then
chốt quyết định sự thành công hay thất bại của một nhà lãnh đạo, ông Hoàng
Văn Hiêng luôn xuất hiện với một hình tượng giản dị, gần gũi, cử chỉ khoan thai
khiến cho mọi người có cảm giác vô cùng thân thiện, tất cả đều toát lên sự bình
dị, gần dân.
+ Một nhà lãnh đạo gần dân là nhà lãnh đạo biết tôn trọng, lắng nghe ý
kiến và giải quyết kịp thời những kiến nghị chính đáng của nhân dân, tiếp thu và
tích cực sửa chữa những phê bình của quần chúng, không rời xa thực tế, không
15


rời xa quần chúng. Vì vậy mà mặc dù công việc rất bận rộn nhưng ông vẫn vẫn
thường xuyên dành thời gian để đi cơ sở nắm tình hình, hòa mình với cuộc sống
của nhân dân.
Ông Hoàng Văn Hiêng thường xuyên đến những xã khó khăn của huyện
để khảo sát tình hình sinh sống của người dân, thăm hỏi ý kiến của người dân,
xem người dân cần gì, muốn gì.
Vào những dịp lễ tết, ông cùng một số các bộ của UBND huyện về thăm
và chúc tết những gia đình có công với cách mạng, những gia đình có hoàn cảnh
đặc biệt khó khăn, trao những phần quà ý nghĩa để một phần nào đó giúp đỡ
những người dân của mình có một cái tết ấm no hơn. Gần đây nhất là nhân dịp

Tết cổ truyền Đinh Dậu, ngày 25 Tết, Chủ tịCh huyện Hoàng Văn Hiêng đã về
thăm và chúc tết các gia đình chính sách, hộ nghèo tại xã Khoen On, xã Khoen
On là xã hiện còn gặp nhiều khó khăn, tỉ lệ hộ nghèo ở mức cao, nằm xa trung
tâm huyện 40km, đường liên huyện mặc dù đã được rải bê tông nhưng đường
vẫn còn rất hẹp, nhiều khúc cua nguy hiểm đã cản trở việc giao lưu phát triển
với các xã khác của huyện và tiếp thu những tiến bộ mới của trung tâm huyện,
người dân 100% là người dân tộc thiểu số, chủ yếu sống bằng nông nghiệp tự
cung tự cấp. Ngoài việc thăm và chúc tết, ông Hoàng Văn Hiêng còn tiếp xúc
với người dân, hỏi về những khó khăn của người dân và tuyên truyền, khuyến
khích người dân tin vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, thực hiện đúng
Hiến pháp và pháp luật.
+ Trong quá trình lãnh đạo, ông luôn coi trọng nguyên tắc tập trung dân
chủ, tập thể lãnh đạo đi đôi với cá nhân phụ trách. Mỗi quyết định quan trọng
ông đều đưa ra bàn bạc trong các cuộc họp để thống nhất ý kiến của mọi người
trong ban lãnh đạo và trong các phòng ban chuyên môn có liên quan, sau đó mới
đưa ra quyết định cuối cùng nhất.
Trong việc thực hiện quyết định số: 1040/QĐ-UBND ngày 02 tháng 10
năm 2012 Quyết định của UBND tỉnh Lai Châu về phê duyệt chương trình xây
dựng nông thôn mới tỉnh Lai Châu đến năm 2020, nhận thấy tầm quan trọng của
chương trình xây dựng nông thôn mới vừa là mục tiêu vừa là chủ trương có tầm
16


chiến lược đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa
đất nước, tạo được sự đồng thuận và sức mạnh tổng hợp của toàn hệ thống chính
trị, sự đồng tâm hiệp lực của toàn xã hội trong việc xây dựng và phát triển đất
nước.
Xây dựng nông thôn mới là cơ hội và cũng là thách thức cho các cấp
chính quyền địa phương tạo nên một bộ mặt mới cho nông thôn, tạo điều kiện
xây dựng cơ sở vất chất, cơ sở hạ tầng. Thực hiện sự chỉ đạo của cấp trên, ông

Hoàng Văn Hiêng đã tiến hành cuộc họp gồm các phòng, ban trực thuộc gồm:
Văn phòng UBND, Phòng Tài chính – Kế hoạch, Phòng Nội vụ, Phòng Nông
nghiệp và phát triển nông thôn, Phòng Văn hóa – Thông tin để cùng thảo luận
trong cuộc họp, tạo ra những điều kiện thuận lợi để cho những người cấp dưới
được phát huy sáng kiến, tham gia vào việc lập kế hoạch và các hoạt động triển
khai thực hiện kế hoạch xây dựng nông thôn mới, đồng thời ông còn tạo ra bầu
không khí tâm lý tích cực trong những cuộc họp mà mình chỉ đạo để cấp dưới có
thể thoải mái đóng góp ý kiến, không câu nệ chủ tớ, cấp trên cấp dưới, mọi
người cũng tham gia bàn luận để đưa ra một phương án thực hiện khả thi nhất.
+ Cho phép nhân viên tham gia đóng góp ý kiến và triển khai công việc
theo năng lực của mỗi người, luôn tham khảo ý kiến của nhân viên đối với các
công việc có liên quan đến chuyên môn của nhân viên, xây dựng cơ chế để nhân
viên có quyền hạn nhất định, có thể chủ động trong việc quyết định các công
việc do mình phụ trách.
Khi thảo luận về kế hoạch và chi phí triển khai thực hiện kế hoạch xây
dựng nông thôn mới, ông đề cao những ý kiến đóng góp của Phòng Tài chính –
Kế hoạch. Khi bàn về vấn đề tuyên truyền, giáo dục nhân dân hiểu rõ chương
trình nông thôn mới là gì và tầm quan trọng của chương trình này ra sao thì ông
quan tâm đến ý kiến của Phòng Văn hóa – Thông tin, giao cho Phòng Văn hóa –
Thông tin thực hiện việc tuyên truyền, giáo dục ý thức của nhân dân, giao cho
Đài phát thanh truyền hình của huyện phát sóng những bản tin để nhân dân trong
huyện hiểu rõ hơn về chương trình nông thôn mới.
Ngoài ra ông còn thành lập Ban Quản lý, Ban Chỉ đạo xây dựng nông
17


thôn mới, giao nhiệm vụ cho các xã thực hiện quy trình xin ý kiến nhân dân và
thường trực HĐND trước khi đầu tư, xây dựng, nâng cấp cải tạo hệ thống đường
giao thông nông thôn phục vụ chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa
bàn.

+ Trong quá trình chỉ đạo, luôn quan tâm đến tiến trình đều đặn của công
việc, không thúc ép, quá trình thực hiện vừa phải, ông không hề áp đặt cấp dưới
phải thực hiện theo ý định của mình, cũng không quá buông lỏng cấp dưới mà
luôn có những thông tin hai chiều từ trên xuống và từ dưới lên, giữa chủ tịch
huyện và các cán bộ công chức, cơ quan chuyên môn trong huyện luôn có quan
hệ chặt chẽ với nhau. Cấp dưới đưa ra ý kiến, đặt câu hỏi, lắng nghe, cung cấp
thông tin, phản hồi lại thông tin để đưa đến một quyết định đúng đắn nhất cho cơ
quan. Chủ tịch đóng vai trò đảm bảo chắc chắn các ý kiến của cấp dưới đều
được mọi người quan tâm cùng thảo luận, người lãnh đạo là nhân tố đảm bảo
cho các cuộc thảo luận đó đi đúng hướng và tất cả các nhân viên đều có cơ hội
đóng góp ý kiến – Là đặc trưng của phong cách lãnh đạo dân chủ.
Nhờ phong cách lãnh đạo đúng đắn mà chương trình nông thôn mới ở
huyện Than Uyên đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể: Thực hiện được 100%
đường trục liên xã, nâng cấp 65,1% đường trục bản, liên bản, cứng hóa 17
đường nội đồng; huyện có 10/11 xã sử dụng điện lưới quốc gia; 83,4% dân số
được sử dụng nước hợp vệ sinh…
Sau khi nhận được quyết định số: 31/2016/QĐ-UBND ngày 01 tháng 9
năm 2016 của UBND tỉnh Lai Châu về phê duyệt chương trình giảm nghèo bền
vững tỉnh Lai Châu giai đoạn 2016-2020 gửi tới các cơ quan có trách nhiệm
thực hiện, trong đó bao gồm cả UBND huyện Than Uyên thì chủ tịch UBND
huyện Than Uyên – ông Hoàng Văn Hiêng đã mở cuộc họp để bàn luận về công
tác xóa đói giảm nghèo trong huyện. Ông không tự mình quyết định mọi công
việc mà luôn tạo điều kiện cho mọi cán bộ công chức, mọi phòng, ban đưa ra
quan điểm của mình, tiếp xúc với nhân dân để biết được nguyện vọng thật sự
của nhân dân là gì. Sau khi đã biết được mục tiêu cần đạt được thì ông tiếp tục
phân chia công việc cho từng phòng, ban và các cán bộ công chức. Do vậy mà
18


cấp dưới có điều kiện để phát huy những sáng kiến của họ về việc xóa đói giảm

nghèo, họ hiểu rõ và quyết định được phải làm thế nào để công tác xóa đói giảm
nghèo đạt hiệu quả tốt, xóa đói giảm nghèo bền vững, làm thế nào để tạo việc
làm cho nhân dân trong thời gian dài chứ không phải tạm thời, họ phát huy năng
lực bằng sự đúc kết kinh nghiệm của bản thân, bằng thực tế chứ không phải phát
huy năng lực thông qua sự lãnh đạo cặn kẽ từng đường đi nước bước mà chủ
tịch UBND huyện đã vạch ra. Nhờ vậy mà năng lực của họ được phát huy một
cách tối đa, không bị hạn chế. Các cán bộ, công chức và từng phòng, ban có
quyền tham gia vào việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch, do đó bầu không
khí trong UBND luôn thoải mái, tích cực, chủ tịch Hoàng Văn Hiêng luôn được
cấp dưới kính trọng và có cái nhìn tốt đẹp, được cấp dưới tin tưởng và làm theo.
Ông sẽ không đưa ra quyết định cuối cùng khi chưa có sự đồng thuận của cấp
dưới.
Trong việc thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo, chủ tịch Hoàng Văn
Hiêng đã chỉ đạo thành lập Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo, đồng thời trực tiếp
phân công các cơ sở, ban ngành, lực lượng vũ trang giúp đỡ những xã có tỉ lệ hộ
nghèo cao, chỉ đạo lực lượng vũ trang kết hợp với phòng Văn hóa – Thông tin
tích cực tuyên truyền cho người dân, giúp di dân, tái định cư, xây dựng nhà đại
đoàn kết, mái ấm tình thương,… Nhờ sự chỉ đạo sáng suốt của chủ tịch huyện và
những nỗ lực của các cấp, các ngành thì công tác xóa đói giảm nghèo trên địa
bàn huyện Than Uyên đã đạt được những thành tựu quan trọng, nhân dân càng
có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế cải thiện đời sống và càng có niềm tin
vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước nói chung và chủ tịch Hoàng Văn Hiêng
nói riêng.
Trên đây là một số ví dụ điển hình cho phong cách lãnh đạo dân chủ của
chủ tịch Hoàng Văn Hiêng. Trong suốt quá trình lãnh đạo của mình, ông đóng
vai trò như một người giám sát một cách tổng quát công việc của cấp dưới,
không quá khắt khe cũng không quá xa rời, trong các cuộc họp, ông đóng vai trò
như người điều hành cuộc họp, lắng nghe ý kiến thảo luận, là người nhận xét
một cách công bằng những ý kiến được nêu ra và tìm ra ý kiến nào là khả quan
19



nhất để đi đến quyết định cuối cùng.
Ông không ôm đồm tất cả mọi việc để một mình giải quyết tất cả, ông tin
vào năng lực của những người dưới quyền và giao nhiệm vụ cho họ, ông để cho
cấp dưới hoàn thành nhiệm vụ theo cách thực hiện riêng, theo lối tư duy riêng
của họ, tuy nhiên ông vẫn luôn giám sát và điều chỉnh kịp thời những sai lệch
của cấp dưới để đạt được kết quả tốt nhất trong quá trình làm việc.
2.3. Đánh giá.
2.3.1. Ưu điểm của phong cách lãnh đạo dân chủ của ông Hoàng Văn
Hiêng.
Chủ tịch Hoàng Văn Hiêng luôn tạo cơ hội cho cấp dưới tham gia vào quá
trình ra quyết định.
Phân quyền hợp lí cho cấp dưới. Tùy thuộc vào năng lực của từng cán bộ,
công chức mà ông giao việc khó hay dễ, tầm quan trọng cao hay thấp. Tùy vào
chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban để ông giao nhiệm vụ cụ thể. Ví dụ
như để tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân về một chủ trương, chính sách nào
đó thì ông giao nhiệm vụ cho Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Văn hóa –
Thông tin và Đài phát thanh truyền hình huyện; để thực hiện tổ chức bộ máy, vị
trí việc làm, biên chế công chức, tiền lương, thường đối với cán bộ, công chức
thì ông giao nhiệm vụ cho Phòng Nội vụ huyện.
Ông luôn quan tâm đến tính đều đặc của công việc, không thúc ép, cường
độ lao động vừa phải, không quá tạo áp lực để họ hoàn thành công việc trong
một khoảng thời gian đã định sẵn.
Ông thường xuyên giúp đỡ cấp dưới. Đối với những nhiệm vụ mà các cán
bộ, công chức chưa nắm rõ thì ông sẽ giải thích tường tận, giúp họ giải quyết
những vấn đề còn chưa hiểu, giúp họ hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Phát huy tính độc lập, sáng tạo đối với cấp dưới. Khi giao cho cấp dưới
một công việc nào đó, ông không hề bắt ép họ phải thực hiện theo từng bước mà
mình đã đặt ra, ông luôn tạo cho họ một khoảng không gian sáng tạo riêng, một

cách thực hiện công việc riêng trong khuôn khổ chủ trương của Đảng, Nhà nước
và pháp luật cho phép. Ví dụ như khi chỉ đạo các xã thực hiện công tác xóa đói
20


giảm nghèo thì ông không quy định tất cả các xã phải thay đổi cách canh tác
chuyển từ trồng lúa nước sang đào ao nuôi cá mà tùy theo địa hình địa thế, điều
kiện tự nhiên và nguyện vọng của nhân dân từng xã mà các cán bộ xã chỉ đạo
nhân dân chuyển đổi canh tác theo các hướng khác nhau, xã có nhiều đồi núi thì
phát triển lâm nghiệp, xã có nhiều sông, suối thì phát triển nuôi trồng thủy sản,

Ông luôn thể hiện mình là thành viên của tổ chức, ông không hề tách
mình ra khỏi tổ chức mà cùng tham gia bàn luận, cùng sinh hoạt, cùng giải quyết
vấn đề,…
2.3.2. Nhược điểm của phong cách lãnh đạo dân chủ của ông Hoàng Văn
Hiêng.
Phong cách lãnh đạo dân chủ có nhiều ưu điểm nhưng không hẳn là
không có nhược điểm.
Phong cách này làm cho người lãnh đạo tốn khá nhiều thời gian để đưa ra
được một quyết định, và đôi khi cũng khó đi đến thống nhất ý kiến trong một số
vấn đề cụ thể nếu không có người điều hành đủ chuyên môn, hiểu biết và sự
quyết đoán. Với phong cách lãnh đạo này, trước khi đưa ra một quyết định nào
đó thì chủ tịch Hoàng Văn Hiêng đều phải mở một hoặc có thể là nhiều cuộc
họp để tham khảo ý kiến của cấp dưới, việc này tốn rất nhiều thời gian và công
sức của ông và các cán bộ, công chức khác.
Không phải lúc nào cũng có thể lấy được ý kiến của các thành viên vì còn
tùy xem vấn đề được nêu ra có thuộc phạm vi hiểu biết và chuyên môn của họ
hay không. Trong nhiều trường hợp, nhân viên không có đủ năng lực để có thể
thảo luận sâu về một vấn đề nêu ra. Khi bàn về những vấn đề khó thì các cán bộ
công chức không vững chuyên môn không có đủ năng lực để đưa ra ý kiến có

tính khả thi cao; khi bàn về công tác khen thưởng, kỉ luật thì vấn đề này không
thuộc phạm vi hiểu biết và chuyên môn của Phòng Văn hóa – Thông tin, vì vậy
những ý kiến mà phòng này nêu ra là chưa thật sự đúng đắn.
Có thể trong quá trình cấp dưới thực hiện công việc, chủ tịch sẽ không kịp
kiểm soát dẫn đến quát trình thực hiện công việc sai hoặc kém hiệu quả. Trong
21


quá trình thực hiện chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ nhân dân trong chương trình di
dân tái định cư để xây dựng thủy điện Bản Chát tại xã Mường Kim, huyện Than
Uyên thì ông đã không kịp kiểm soát được dẫn đến quá trình chi thả tiền bồi
thường cho người dân còn chậm.

22


Chương 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA ÔNG
HOÀNG VĂN HIÊNG – CHỦ TỊCH UBND HUYỆN THAN UYÊN, TỈNH
LAI CHÂU.
3.1. Mục tiêu của giải pháp.
Từ những phân tích về thực trạng cùng những vấn đề tích cực và tiêu cực
trong việc quản lí, lãnh đạo bằng phong cách dân chủ, ta có thể thấy được sự
lãnh đạo của ông Hoàng Văn Hiêng – Chủ tịch UBND huyện Than Uyên, tình
Lai Châu đã đem lại những hiệu quả tích cực, góp phần quan trọng quá trình
phát triển của huyện, tuy nhiên sự lãnh đạo đó còn mắc nhiều khuyết điểm, hạn
chế cần có giải pháp khắc phục nhằm đạt được những mục tiêu như sau:


Nhằm đưa phong cách lãnh đạo của ông Hoàng Văn Hiêng được hoàn thiện hơn,

để huyện có sự phát triển chất lượng và bền vững thì chủ tịch UBND huyện phải
là người nắm chắc văn hóa của người quản lý, không nên chỉ sử dụng phong
cách lãnh đạo dân chủ mà phải kết hợp hài hòa giữa các phong cách lãnh đạo
dân chủ, độc đoán và tự do. Lãnh đạo theo hướng lấy sự phát triển của đời sống
nhân dân làm thước đo cho sự phát triển của huyện, tập trung năng lực quản lý
cho việc thực hiện tốt những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tạo
ra một môi trường làm việc tự chủ, sáng tạo, có văn hóa của tất cả các cán bộ,
công chức trong huyện, phấn đấu để đạt được kết quả tốt nhất trong quá trình
đưa huyện Than Uyên từ một huyện nằm trong số những huyện nghèo nhất nước
trở thành huyện có nền kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được đầy đủ hơn.



Nhằm phát huy có hiệu quả những ưu điểm trong phong cách lãnh đạo dân chủ:
Tính tập trung dân chủ là rất quan trọng trong quản lý, tập trung dân chủ để đưa
ra những quyết định đúng đắn nhất, có tính khả thi cao nhất trong mọi vấn đề
của huyện, tập trung dân chủ để hiểu được lòng dân và phục vụ nhân dân một



cách hiệu quả nhất.
Khắc phục những hạn chế trong phong cách lãnh dân chủ: Không nên chỉ dựa
vào ý kiến của cấp dưới, không nên mất quá nhiều thời gian vào những cuộc họp
cán bộ công chức và thời gian tổng hợp, phân tích ý kiến mỗi khi cần giải quyết
23




một vấn đề nào đó.

Đưa tập thể các cán bộ, công chức, các phòng, ban trong huyện phát triển theo
hướng thân thiện, phát huy được năng lực của mình, chủ tịch UBND huyện trở
thành một nhà lãnh đạo gương mẫu, là tấm gương cho cán bộ, công chức học
tập, đồng thời biết nhận ra khuyết điểm và từ đó hoàn thiện bản thân hơn.
3.2. Giải pháp.
3.2.1. Giải pháp nhằm phát triển ưu điểm trong phong cách lãnh đạo của
ông Hoàng Văn Hiêng – Chủ tịch UBND huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu.
Chủ tịch UBND huyện là người lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở, là người
đứng đầu để chỉ đạo các cán bộ công chức và toàn thể nhân dân trong huyện
thực hiện nghiêm chỉnh, chính xác chủ trương của Đảng, đường lối lãnh đạo của
Nhà nước. Dì nhiên là người thâu tóm tất cả các hoạt động nhưng không thể
kiểm soát hết mọi hoạt động từ nhỏ đến lớn, vì vậy phong cách lãnh đạo dân chủ
là thật sự cần thiết đối với nhà lãnh đạo cấp cơ sở như chủ tịch huyện.
Chủ tịch UBND huyện cần sử dụng phong cách lãnh đạo dân chủ như một
công cụ để phân chia công việc cho cấp dưới, đưa cấp dưới tham gia vào việc
khởi thảo, tránh việc một mình phải đảm nhiệm quá nhiều công việc dẫn đến
quá tải, làm việc không đạt hiệu quả. Trong những cuộc họp giao ban cuối tuần,
chủ tịch Hoàng Văn Hiêng cần tổng kết lại những công việc mà cấp dưới đã
thực hiện được để kiểm soát được tiến trình công việc cũng như nắm được khả
năng của từng cán bộ, công chức trong UBND huyện; ngoài ra việc triển khai
công việc của tuần mới cùng thật sự quan trọng, việc này giúp cấp dưới chủ
động hợp trong việc thực hiện công việc của tuần mới.
Cần tạo ra những điều kiện thuận lợi cho cấp dưới phát huy sáng kiến,
tham gia vào việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch, đồng thời tạo ra bầu
không khí tâm lý tích cực trong quá trình quản lý. Không hành động khi không
có sự đồng thuận của cấp dưới hoặc tự quyết định hành động nhưng có sự tham
khảo ý kiến cấp dưới của mình. Phát huy năng lực và trí tuệ của tập thể, phát
huy được tính sáng tạo của cấp dưới, những quyết định dưa ra phải được cấp
dưới tin tưởng và làm theo.
Tạo không khí thân thiện trong cơ quan UBND huyện, định hướng nhóm,

định hướng nhiệm vụ rõ ràng. Làm cho mỗi thành viên trong ủy ban nhận thấy
24


cần phải gắn bó với nhau để cùng làm việc nhằm đem lại kết quả chung, hiệu
quả công việc cao kể cả khi không có mặt của chủ tịch UBND huyện.
3.2.2. Những giải pháp nhằm khắc phục nhược điểm trong phong cách
lãnh đạo của ông Hoàng Văn Hiêng – Chủ tịch UBND huyện Than Uyên, tỉnh
Lai Châu.
Ngoài phong cách lãnh đạo dân chủ thì chủ tịch Hoàng Văn Hiêng nên kết
hợp cả phong cách lãnh đạo độc đoán.
Bởi vì huyện Than Uyên là một huyện nghèo, người dân tộc thiểu số
sống ở những vùng núi cao, xa trung tâm chiếm phần lớn dân số của huyện, do
vậy mà trình độ dân trí chưa cao, khi tiếp xúc với nhân dân thì ông nên đưa ra
những quyết định độc đoán.
Ngoài ra, trong những cán bộ, công chức, những phòng ban còn có những
người trình độ thấp, năng lực không vững chắc thì ông cần chỉ đạo một cách độc
đoán đối với họ, chỉ ra mục tiêu, tạo ra những bước để thực hiện mục tiêu cho họ
thực hiện.
Những trường hợp khẩn cấp như quyết định về việc phòng tránh thiệt hại
về người và của do thiên tai sạt lở, sói mòn đất, lũ ống, lũ quét, mưa đá thì ông
cần đưa ra những quyết định độc đoán một cách nhanh chóng để kịp thời giải
quyết nhanh chóng những trường hợp khẩn cấp, cần có sự chỉ đạo dứt khoát, độc
đoán.
Khi lãnh đạo UBND cấp xã thì cần kết hợp sử dụng cả phong cách lãnh
đạotự do trong những trường hợp nhất định, cho phép các cán bộ công chức cấp
xã được quyền ra quyết định nhưng chủ tịch huyện vẫn chịu trách nhiệm đối với
những quyết định được đưa ra. Đóng vai trò như đầu mối để UBND cấp xã liên
hệ với UBND cấp tỉnh, phân tán quyền lực ra cho các chủ tịch xã và dành cho
họ mức độ tự do cao. Tạo ra môi trường làm việc mở, mỗi chủ tịch xã và cán bộ

công chức cấp xã đều có khuynh hướng trở thành chủ thể cung cấp những ý
tưởng, ý kiến để giải quyết những vấn đề quan trong do thực tiễn đặt ra.

25


×