Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Tổ chức và hoạt động của các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.11 KB, 32 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Bài tiểu luận với đề tài: “Tổ chức và hoạt động của các
loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay” là kết quả của quá trình tự nghiên
cứu và vận dụng những kiến thức được học qua môn “Quản trị văn phòng doanh
nghiệp” của tôi.
Qua bài tiểu luận này, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến
giảng viên Nguyễn Đăng Việt đã truyền tải một cách rất sâu sắc các kiến thức bộ
môn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện bài Tiểu luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


BẢNG KÊ CHỮ VIẾT TẮT
DN: Doanh nghiệp
VP: Văn phòng
HCNN: Hành chính nhà nước
XH: Xã hội
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
Cty: Công ty
CP: Cổ phần
HD: Hợp danh
TN: Tư nhân


MỤC LỤC


A.PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài.
Doanh nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng của nền kinh tế, là bộ phận



chủ yếu tạo ra tổng sản phẩm trong nước (GDP). Những năm gần đây, hoạt
động của doanh nghiệp đã có bước phát triển đột biến, góp phần giải phóng và
phát triển, huy động và phát huy nội lực vào phát triển kinh tế xã hội, góp phần
quyết định vào phục hồi và tăng trưởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng
thu ngân sách và tham gia giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội như: tạo
việc làm, xoá đói, giảm nghèo...
Doanh nghiệp phát triển đảm bảo cho việc thực hiện các mục tiêu của
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nâng cao hiệu quả kinh tế, giữ vững
ổn định và tạo thế mạnh hơn về năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong quá
trình hội nhập. Có thể nói vai trò của DN không chỉ quyết định sự phát triển
bền vững về mặt kinh tế mà còn quyết định đến sự ổn định và làm giảm các
vấn đề xã hội.
Để làm được như vậy, tổ chức hoạt động và tổ chức bộ máy văn phòng
góp phần không nhỏ giúp DN hoạt động ổn định, có hiệu quả. Mỗi một loại
hình DN khác nhau lại có tổ chức hoạt động và bộ máy VP khác nhau. Bài tiểu
luận này tìm hiểu và chỉ ra sự giống, khác nhau trong tổ chức hoạt động, tổ
chức bộ máy VP các loại hình DN, đồng thời chỉ ra sự giống và khác nhau giữa
VP DN và VP cơ quan HCNN.
Là một sinh viên ngành Quản trị văn phòng, những nhà văn phòng trẻ
tương lai, những người sẽ hoạt động và góp phần đảm bảo cho hoạt động của
một tổ chức, một DN, nhận thức được tầm quan trọng của việc nắm được sự


hiểu biết về các loại hình DN và tổ chức hoạt động của nó, tôi thực hiện bài
Tiểu luận với tên đề tài “Tổ chức và hoạt động của các loại hình doanh
nghiệp ở Việt Nam hiện nay”. Tuy nhiên, do thời gian và tầm hiểu biết của
bản thân còn hạn chế nên bài tiểu luận chắc chắn còn nhiều thiếu sót, tôi rất
mong nhận được những ý kiến góp ý để sửa đổi, hoàn thiện hơn trong những
bài nghiên cứu sau này.

2. Lịch sử nghiên cứu.

Hiện nay, có rất nhiều các đề tài nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của các
loại hình doanh nghiệp, do bài Tiểu luận còn hạn chế phạm vi tìm hiểu tôi xin
liệt kê dưới đây là một số các công trình nghiên cứu tôi đã tìm hiểu và tham
khảo:

-

Giáo trình “Luật kinh doanh”
Giáo Trình “Pháp Luật Kinh Tế”, Ths. Ngô Văn Tăng Phước, Nxb Thống kê,

-

11/2006.
“Doanh nghiệp của thế kỷ 21”, Trần Lê và Kim Kiyosaki và John Fleming và

-

Robert T. Kiyosaki, NXB Trẻ, 2015
3. Mục đích và Nhiệm vụ nghiên cứu.
Đưa ra các cơ sở lý luận của các loại hình doanh nghiệp.
Tìm hiểu cách thức tổ chức và hoạt động của các loại hình doanh nghiệp.
Tìm hiểu tổ chức bộ máy văn phòng của các doanh nghiệp.
So sánh sự giống và khác nhau trong tổ chức hoạt động, trong tổ chức bộ máy
văn phòng của các DN.
4.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.


Đối tượng nghiên cứu: Tổ chức hoạt động, tổ chức bộ máy văn phòng.


Phạm vi nghiên cứu: một số Doanh nghiệp tại Việt Nam.
5.

Phương pháp nghiên cứu.

Để hoàn thành đề tài này tôi đã sử dụng một số phương pháp như:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: sử dụng các thông tin trong sách, báo cáo
thực tập của các sinh viên thuộc Khoa Quản trị văn phòng, qua mạng
INTERNET, các bài nghiên cứu khoa học khác về tổ chức các loại hình DN
tại Việt Nam
- Phương pháp điều tra khảo sát.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: là phương pháp tôi sử dụng trong cả quá
trình làm đề tài. Từ các tài liệu thu thập được và các thông tin có được qua
khảo sát thực tế, tiến hành xử lí, phân tích và đưa ra kết luận.
6. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, bải Tiểu luận được chia làm 3 chương
Chương 1: Khái quát chung về doanh nghiệp và các loại hình doanh
nghiệp ở Việt Nam hiện nay
Chương 2: Tổ chức và hoạt động của các loại hình doanh nghiệp ở Việt
Nam
Chương 3: Tổ chức bộ máy văn phòng doanh nghiệp


B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP VÀ CÁC LOẠI

HÌNH DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Khái quát chung về doanh nghiệp
Khái niệm
1.1.

1.1.1.

Doanh nghiệp là một trong những chủ thể kinh doanh chủ yếu của xã hội.
Theo Luật doanh nghiệp 2005 thì “Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có
tên riêng, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng kí kinh doanh theo qui định của
pháp luật nhằm thực hiện ổn định các hoạt động kinh doanh.”
Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn
của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên
thị trường nhằm mục đích sinh lợi. Như vậy doanh nghiệp là tổ chức kinh tế vị lợi,
mặc dù thực tế một số tổ chức doanh nghiệp có các hoạt động không hoàn toàn
nhằm mục tiêu lợi nhuận.


Sơ đồ khái quát Doanh nghiệp

Nơi sản xuất

DOANH NGHIỆP
Nơi phân chia Nơi hợp tác

Kết hợp với đầu
vào để sản xuất ra
sản phẩm hoặc dịch
vụ


Thu nhập cho
người lao động
và các nhà
cung ứng

1.1.2.Mục

tiêu của doanh nghiệp

Giữa các
CBNV trong
DN tạo ra giá
trị lợi nhuận

Nơi thực hiện quyền
lực
Chủ DN ra quyết định,
các CB cấp trung gian
truyền đạt đến cấp cơ
sở thực hiện


- Mục tiêu lợi nhuận: DN cần có lợi nhuận để duy trì, phát triển, cung cấp lâu dài
hàng hóa và dịch vụ cho cộng đồng. Đây là mục tiêu cuối cùng và là mục tiêu cao
nhất của DN.
- Mục tiêu cung ứng: DN tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ để cung ứng tới khách hàng
nhằm tạo ra lợi nhuận. Mục tiêu này là nghĩa vụ của DN và nhờ đó DN mới có thể
tồn tại. Mục tiêu này phải được thay đổi cho phù hợp với nhu cầu và tính cạnh
tranh trên thị trường.
- Mục tiêu phát triển: bên cạnh việc tạo ra lợi nhuận thì phát triển cũng là mục tiêu

quan trọng mà các DN hướng tới, phát triển giúp không ngừng đem đến sự gia tăng
lợi nhuận cho DN.
- Trách nhiệm với xã hội: DN có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi của công chúng, luôn
có trách nhiệm đảm bảo về các sản phẩm do DN sản xuất ra. Tạo ra sản phẩm, dịch
vụ phải tuân thủ luật pháp và có trách nhiệm bảo vệ môi trường phát triển bền
vững.
1.1.3.

Vai trò của Doanh nghiệp

Thứ nhất: Giúp cho người lao động có được một công việc phù hợp với khả
năng của mình, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người lao động.
Thứ hai: Nâng cao sự cạnh trạnh cao, giúp doanh nghiệp Việt Nam ngày
càng khẳng định được vị thế của doanh nghiệp của chính mình trong vấn đề cạnh
tranh giữa doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp nước ngoài.
Thứ ba: Khi đời sống của người dân ngày càng được ổn định thì các vấn đề
xã hội ngày càng được quan tâm để giữ trật tự ổn định, DN đã giải quyết được cơ
bản các vấn đề XH này, từ đó sẽ giúp cho nền kinh tế của chúng ta ngày càng phát
triển trên thị trường quốc tế
1.2.

Các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay


Theo Luật Doanh nghiệp 68/2014/QH13, các loại hình doanh nghiệp
bao gồm: Công ty TNHH, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh và DN tư nhân.
1.2.1.

Công ty cổ phần


Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:

- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
- Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn
chế số lượng tối đa;
- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh
nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
- Công ty CP có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, số
lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa. Công ty cổ phần có
quyền phát hành chứng khoán ra ngoài theo quy định của pháp luật về chứng
khoán.
VD: Công ty cổ phần điện máy PICO
1.2.2. Công ty Trách nhiệm hữu hạn
• Công ty TNHH một thành viên
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc
một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công
ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong
phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được
cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ
phần.
VD: Công ty TNHH 1TV EPMT
• Công ty TNHH hai thành viên trở lên
Công ty trách nhiệm hữu hạn là doanh nghiệp, trong đó:


- Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá năm
mươi;
- Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh

nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp;
- Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phần.
VD: Công ty TNHH 2TV Tân Cảng-Petro Cam Ranh
1.2.3. Công ty hợp danh
Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:

- Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh
doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh); ngoài các thành
viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn;
- Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của
mình về các nghĩa vụ của công ty;
- Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm
vi số vốn đã góp vào công ty.
- Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh.
- Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
VD: Công ty Luật Hợp danh Danzko
1.2.4. Doanh nghiệp tư nhân
- Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách
nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
- Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.
VD: Doanh nghiệp tư nhân thương mại và sản xuất Nguyễn Tân
 Tiểu kết: Ưu, nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp
Loại hình DN

Ưu điểm


Nhược điểm


Cty TNHH

-Nhiều tv cùng tgia góp vốn
-Không phát hành cổ phiếu
-Có tư cách pháp nhân
-Chịu trách nhiệm hữu hạn về tài sản
theo tỉ lệ vốn góp

Cty Cổ phần

-Nhiều tv cùng tgia góp vốn
-Tính chất mở của công ty
-Có tư cách pháp nhân
-Chịu trách nhiệm hữu hạn về tài sản
theo tỉ lệ vốn góp

Cty Hợp danh

-Nhiều tv cùng tgia góp vốn
-Các tv có thể hoạt động nhân danh
cty
-Cty hoạt động dựa trên uy tín của
các tv

Doanh nghiệp -Một chủ đầu tư
TN


-Các tv cùng chịu trách
nhiệm vô hạn về tài sản
-Không có tư cách pháp
nhân

-Không có tư cách pháp
nhân
-Chịu trách nhiệm vô hạn
về tài sản của Chủ DN


CHƯƠNG 2
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC LOẠI HÌNH DOANH
NGHIỆP Ở VIỆT NAM
2.1. Tổ chức và hoạt động của các loại hình doanh nghiệp ở
Việt Nam hiện nay
2.1.1. Công ty TNHH
2.1.1.1. Công ty TNHH

1TV
 Theo Luật Doanh nghiệp 2014 (LDN 2014), mô hình tổ chức hoạt động của công
ty TNHH một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu:
CHỦ TỊCH/ HỘI ĐỒNG
THÀNH VIÊN

GIÁM
ĐỐC/TGĐ




KIỂM SOÁT
VIÊN

Với trường hợp công ty được tổ chức quản lý theo thì mô hình có hội đồng thành
viên:
Thành viên Hội đồng thành viên do chủ sở hữu công ty bổ nhiệm, miễn
nhiệm gồm từ 03 đến 07 thành viên với nhiệm kỳ không quá 05 năm. Hội đồng
thành viên nhân danh chủ sở hữu công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ
sở hữu công ty; nhân danh công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty,
trừ quyền và nghĩa vụ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; chịu trách nhiệm trước
pháp luật và chủ sở hữu công ty về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao
theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.


Chủ tịch Hội đồng thành viên do chủ sở hữu bổ nhiệm hoặc do các thành
viên Hội đồng thành viên bầu theo nguyên tắc quá bán, theo trình tự, thủ tục quy
định tại Điều lệ công ty. Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì
mỗi thành viên có một phiếu biểu quyết có giá trị như nhau. Hội đồng thành viên
có thể thông qua quyết định theo hình thức lấy ý kiến bằng văn bản.
Như vậy, việc tổ chức bổ nhiệm, miễn nhiệm cũng như phan bổ quyền và
nhĩa vụ của các thành viên trong hội đồng thành viên khá chặt chẽ và rõ ràng. Việc
bổ nhiệm lại hội đồng thành viên theo nhiệm kì 5 năm thể hiện quyền kiểm soát
của chủ sở hữu đối với các hoạt động của công ty. Ngoài ra đó cũng là cách kiểm
soát chất lượng làm việc của các thành viên trong hội đồng thành viên, tránh tình
trạng năng lực không phù hợp.


Với trường hợp công ty được tổ chức, quản lý theo mô hình có chủ tịch công ty:
- Chủ tịch công ty do chủ sở hữu bổ nhiệm.
Chủ tịch công ty nhân danh công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của

công ty, trừ quyền và nghĩa vụ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; chịu trách
nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về việc thực hiện các quyền và nghĩa
vụ được giao.
Như vậy, chế độ làm việc của chủ tịch công ty cũng phụ thuộc vào chủ sở
hữu công ty thông qua các điều lệ công ty do chủ sở hữu đặt ra. Qua đó cũng thể
hiện rõ ràng được quyền làm chủ của chủ sở hữu đối với công ty.

- Giám đốc, Tổng giám đốc
Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty bổ nhiệm hoặc thuê Giám đốc hoặc
Tổng giám đốc với nhiệm kỳ không quá 05 năm để điều hành hoạt động kinh
doanh hằng ngày của công ty. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc chịu trách nhiệm


trước pháp luật và Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty về việc thực hiện
quyền và nghĩa vụ của mình.
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
+ Tổ chức thực hiện quyết định của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;
+ Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày;
+ Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;
+ Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty;
+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý trong công ty.
+ Ký kết hợp đồng nhân danh công ty thuộc thẩm quyền
+ Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty;
+ Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên HĐTV hoặc Chủ tịch công ty;
+ Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;
+ Tuyển dụng lao động;
+ Quyền và nghĩa vụ khác được quy định.

- Kiểm soát viên
Chủ sở hữu công ty quyết định số lượng Kiểm soát viên, bổ nhiệm Kiểm soát

viên với nhiệm kỳ không quá 05 năm và việc thành lập Ban kiểm soát. Kiểm soát
viên chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về việc thực hiện các
quyền và nghĩa vụ của mình.
Kiểm soát viên có các quyền và nghĩa vụ sau đây:


+ Kiểm tra tính hợp pháp, trung thực, cẩn trọng của các cấp trong tổ chức thực hiện
quyền chủ sở hữu, trong quản lý điều hành công việc kinh doanh của công ty;
+ Thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo đánh giá
công tác quản lý và các báo cáo khác;
+ Kiến nghị chủ sở hữu công ty các giải pháp sửa đổi, bổ sung, cơ cấu tổ chức
quản lý, điều hành công việc kinh doanh của công ty;
+ Xem xét bất kỳ hồ sơ, tài liệu nào của công ty tại trụ sở chính hoặc chi nhánh,
văn phòng đại diện của công ty.
+ Tham dự và thảo luận tại các cuộc họp Hội đồng thành viên và các cuộc họp
khác trong công ty;
+ Quyền và nghĩa vụ khác được quy định.

 Công ty TNHH một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu :
Cơ cấu tổ chức quản lý công ty gồm chủ tịch công ty và giám đốc hoặc
tổng giám đốc. Tổng giám đốc, giám đốc có những quyền và nghĩa vụ được quy
định tại điều lệ công ty hoặc tại hợp đồng lao động mà chủ tịch công ty ký với họ.
Bên cạnh đó, luật doanh nghiệp còn quy định quyền và nghĩa vụ của các
thành viên. Họ phải tuân thủ pháp luật, điều lệ công ty, quyết định của chủ sở hữu
công ty. Đồng thời các cá nhân này phải trung thành với lợi ích của công ty và chủ
sở hữu công ty. Không sử dụng thông tin, bí quyết, công nghệ kinh doanh, lạm
dụng chức vụ quyền hạn để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích cho tổ chức khác.

VD: Công ty TNHH 1TV Môi trường-Vinacomin



2.1.1.2.

Công ty TNHH 2TV trở lên

HĐTV

CHỦ TỊCH HĐTV

GĐ/TGĐ



Hội đồng thành viên là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Hội đồng thành

viên có các quyền và nhiệm vụ sau đây:
- Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hàng năm
- Quyết định tăng hoặc giảm vốn điều lệ, quyết định thời điểm và phương thức;
- Quyết định phương thức đầu tư và dự án đầu tư có giá trị trên 50% tổng giá trị tài
sản;
- Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và chuyển giao công nghệ;
thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50%
tổng giá trị tài sản;


-

Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm;
Quyết định mức lương, thưởng và lợi ích khác;
Thông qua báo cáo tài chính hàng năm, phương án sử dụng và phân chia;

Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty;
Quyết định thành lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện;
Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;
Quyết định tổ chức lại công ty;
Quyết định giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty;
Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định.
• Chủ tịch Hội đồng thành viên
- Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, kế hoạch hoạt động;
- Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu họp;
- Triệu tập và chủ trì cuộc họp;
- Giám sát hoặc tổ chức giám sát việc thực hiện các quyết định;
- Thay mặt Hội đồng thành viên ký các quyết định;
- Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định.
• Tổng giám đốc hoặc Giám đốc
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty là người điều hành hoạt động kinh
doanh hàng ngày của công ty

-

Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng thành viên;
Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hàng ngày;
Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;
Ban hành quy chế quản lý nội bộ công ty;
Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty

-

thuộc thẩm quyền;
Ký kết hợp đồng nhân danh công ty thuộc thẩm quyền;
Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty;

Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm;
Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;
Tuyển dụng lao động;
Các quyền và nhiệm vụ khác được quy định.
Công ty Cổ phần

2.1.2.


Công ty CP có 2 mô hình tổ chức hoạt động

- Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu
dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát.
- Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên
độc lập và có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị.
ĐHĐ CỔ ĐÔNG

HĐQT
BKS
GĐ/TGĐ


Đại hội đồng cổ đông là cơ quan tối cao của công ty cổ phần là Đại hội đồng Cổ
đông. Các cổ đông sẽ tiến hành bầu ra Hội đồng Quản trị, Chủ tịch Hội đồng Quản
trị, các Phó Chủ tịch và thành viên hội đồng quản trị (kiêm nhiệm và không kiêm
nhiệm). Sau đó, Hội đồng quản trị sẽ tiến hành thuê, bổ nhiệm Giám đốc (Tổng
giám đốc) và hoặc Giám đốc điều hành. Hội đồng này cũng có thể tiến hành thuê,
bổ nhiệm các Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc) hoặc ủy quyền cho Ban Giám




đốc làm việc này.
Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền
nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty

không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
- Hội đồng quản trị có các quyền và nhiệm vụ quyết định chiến lược, kế hoạch phát
triển.
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng;
- Quyết định mức lương và lợi ích khác của những người quản lý;
- Giám sát, chỉ đạo;


- Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết định thành
lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần
- Hội đồng quản trị trong Công ty cổ phần phải có không ít hơn 3 thành viên và
không quá 11 thành viên
- Chủ tịch Hội đồng quản trị có các quyền và nhiệm vụ về việc lập chương trình, kế
hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị; Chuẩn bị hoặc tổ chương trình, nội dung,
tài liệu phục vụ cuộc họp; triệu tập và chủ toạ cuộc; Tổ chức việc thông qua quyết


định; Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các quyết định.
Ban điều hành: Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có các quyền và nhiệm vụ quyết
định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hàng ngày của công ty;
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý thuộc thẩm quyền;
- Quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao động; Tuyển dụng
lao động; Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh…




Ban kiểm soát: Ban kiểm soát thực hiện việc giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc
hoặc Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty; chịu trách nhiệm
trước Đại hội đồng cổ đông trong thực hiện các nhiệm vụ được giao.
VD: Công ty cổ phần điện máy PICO


2.1.3.

Công ty Hợp danh

Mô hình tổ chức hoạt động của công ty hợp danh:
HĐTV

CTịch HĐTV

GĐ/TGĐ


- Hội đồng thành viên: là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, bao gồm tất cả
các thành viên. Hội đồng thành viên bầu một thành viên hợp danh làm Chủ tịch
Hội đồng thành viên.
- Hội đồng thành viên có quyền quyết định tất cả công việc kinh doanh của công ty
theo nguyên tắc đa số (mỗi thành viên hợp danh có một phiếu biểu quyết như nhau
không phụ thuộc vào phần vốn góp).
- Tất cả các thành viên hợp danh đều là người đại diện theo pháp luật và tổ chức
điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty. Trong điều hành hoạt động
kinh doanh của công ty, thành viên hợp danh phân công nhau đảm nhiệm các chức
danh quản lý và kiểm soát công ty.
- Giám đốc (hoặc Tổng Giám đốc): Nếu điều lệ công ty không có quy định khác

thì Chủ tịch Hội đồng thành viên đồng thời kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
công ty. Giám đốc thực hiện chức năng quản lý hoạt động kinh doanh của công ty
cùng với các thành viên hợp danh.
2.1.4. Doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng
toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

- Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện
-

các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành
hoạt động kinh doanh. Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh
nghiệp thì chủ doanh nghiệp tư nhân phải đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh

và vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Chủ doanh nghiệp tư nhân là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan trước Trọng tài hoặc Toà án trong các tranh chấp liên quan đến doanh
nghiệp.
- Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.


- Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền cho thuê
2.2. Đánh giá sự giống và khác nhau trong tổ chức hoạt động của các doanh
nghiệp
2.2.1.

Công ty hợp danh và Doanh nghiệp tư nhân


-

Sự giống nhau giữa doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh
Thành viên hợp danh và chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn đối với

-

hoạt động của doanh nghiệp.
Thành viên hợp danh chỉ được thành lập 1 công ty hợp danh, và chủ doanh nghiệp



-

tư nhân chỉ được thành lập 1 doanh nghiệp tư nhân.
Không được phát hành chứng khoán hoặc trái phiếu để huy động vốn.
• Sự khác nhau
Cty Hợp danh
Tư cách pháp Có
nhân
Số lượng thành >2 TV hợp danh (có thể có
viên
TV góp vốn)
Đại diện theo có nhiều đại diện theo pháp
pháp luật
luật
Vốn góp trong TV HD phải chuyển quyền sở
doanh nghiệp
hữu tài sản góp vốn
Cơ cấu tổ chức


2.2.2.

DN tư nhân
Không
Một cá nhân thành lập

có 1 chủ sở hữu là đại diện
theo pháp luật
không có sự tách bạch giữa tài
sản của doanh nghiệp và tài
sản chủ sở hữu
phức tạp hơn doanh nghiệp tư đơn giản hơn, gồm Chủ sở
nhân, gồm HĐTV, chủ tịch hữu công ty có thể làm TGĐ,
HĐTV (có thể kiêm TGĐ, GĐ hoặc thuê người khác
GĐ)

Công ty TNHH và Công ty cổ phần
Công ty cổ phần và Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên có

những đặc điểm chung sau đây:
-

Đều là loại hình doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp 2015.


-

Có tư cách pháp nhân.
Do nhiều chủ đầu tư góp vốn (công ty nhiều chủ sở hữu).

Trách nhiệm tài sản của thành viên công ty là trách nhiệm hữu hạn (chỉ chịu
trách nhiệm với hoạt động kinh doanh của công ty trong phạm vi số vốn đã
góp hoặc cam kết góp vào công ty).
• Những điểm khác nhau giữa Cty TNHH và Cty CP:

Đặc

Công ty cổ phần

Điểm

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

- Cá nhân/ tổ chức
- Số lượng: Tối thiểu 03 cổ đông,
không giới hạn số lượng tối đa
- Tên gọi: Cổ đông
- Có các nhóm cổ đông: Cổ đông phổ
thông và Cổ đông ưu đãi

- Cá nhân/ Tổ Chức

Người - Cổ đông phổ thông: Người sở hữu cổ - Số lượng: 2-50
góp vốn phần phổ thông
- Tên gọi: Thành viên
- Cổ đông ưu đãi: Người sở hữu cổ

Không phân biệt các loại thành viên

phần ưu đãi

- Cổ phần ưu đãi gồm: Cổ phần ưu đãi
biểu quyết, cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ
phần ưu đãi hoàn lại
Thời

- Trong vòng 90 ngày kể từ ngày được - Trong vòng 90 ngày kể từ ngày được

hạn góp cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh

cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh

vốn

nghiệp

nghiệp


- Công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ
chức quản lý và hoạt động theo một
trong hai mô hình sau đây, trừ trường
hợp pháp luật về chứng khoán có quy
định khác:
+Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản
trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc
Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ
phần có dưới 11 cổ đông và các cổ
đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng - Công ty trách nhiệm hữu hạn hai
số cổ phần của công ty thì không bắt


thành viên trở lên có Hội đồng thành

buộc phải có Ban kiểm soát

viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên,

Cơ cấu + Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Công

quản lý quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám ty trách nhiệm hữu hạn có từ 11 thành
công ty đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số
thành viên Hội đồng quản trị phải là

viên trở lên phải thành lập Ban kiểm
soát; trường hợp có ít hơn 11 thành

thành viên độc lập và có Ban kiểm toán viên, có thể thành lập Ban kiểm soát
nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị.
Các thành viên độc lập thực hiện chức
năng giám sát và tổ chức thực hiện
kiểm soát đối với việc quản lý điều
hành công ty
- Trường hợp chỉ có một người đại diện
theo pháp luật, thì Chủ tịch Hội đồng
quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng
giám đốc là người đại diện theo pháp
luật của công ty

phù hợp với yêu cầu quản trị công ty



Phát
hành cổ - Được quyền phát hành
phiếu

- Không được quyền phát hành


×